Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tieu luan truyen hinh talk show “góc nhìn trẻ” và “như chưa hề có cuộc chia ly”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.09 KB, 16 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU</b>

<b>1. Lí do chọn đề tài: </b>

Talk show “góc nhìn trẻ” là chương trình truyền hình trò chuyện cùng các nhân vật trẻ điển hình về mọi vấn đề trong đời sống xã hội. Chương trình ra mắt số đầu tiên với chủ đề: “Trò chuyện cùng Bạch Dương – nhân vật trẻ điển hình cho việc đọc và sưu tầm sách”.

“Như chưa hề có cuộc chia ly” là một talk show mang tính nhân đạo, đồng thời cũng là một dự án nhân đạo nhằm đoàn tụ thân nhân.

Bài tập này nhằm làm rõ, so sánh hai chương trình để thấy được dặc điểm của hai chương trình, đồng thời thấy được điểm mạnh, hấp dẫn cũng như những hạn chế.

<b>2. Đối tượng nghiên cứu:</b>

Talk show “Góc nhìn trẻ” và “Như chưa hề có cuộc chia ly” là đối tượng nghiên cứu của bài tập này.Những đác điểm cũng như ưu ddiemr hạn chế của 2 chương tyrinhf sẽ được cụ thể ở phần nội dung.

<b>3. Phương pháp nghiên cứu:</b>

<b>- Vận dụng, tham khảo các tài liệu có liên hai chương trình “góc nhìn</b>

trẻ” và “Như chưa hề có cuộc chia ly”

<b>- Phân tích, nhận xét, đánh giá talk show và hai chương trình truyền hình</b>

<b>- Thống kê, tổng hợp những sự kiện, mốc thời gian quan trọng , những</b>

ưu – nhược điểm cho chương trình góc nhìn trẻ và bài học rút ra sau những hạn chế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>PHẦN NỘI DUNG</b>

<b>1. Vài nét về talk show:</b>

Talk show xuất hiện đầu tiên ở Mỹ hay chat show ra đời ở Anh là một chương trình truyền hình hoặc phát thanh mà một nhóm người ngồi lại với nhau để thảo luận một số chủ đề mà người dẫn chương trình đưa ra. Thông thường, các talk show có một ban (panel) khách mời hiểu biết rõ hoặc có nhiều kinh nghiệm liên quan đến vấn đề đang được thảo luận trong chương trình đó.

Ngoài ra còn có call-in show để nhận điện thoại trực tiếp của người tham gia từ nhà, trong xe hơi, v.v.

Talk show xuất hiện từ những ngày đầu của truyền hình. Các chương trình talk show buổi đêm có lẽ là những chương trình đầu tiên mà "cao niên" nhất là The Late Late Show của RTÉ. Các chương trình buổi đêm được ưa chuộng hiện nay như The Tonight Show with Jay Leno và TheLate Show with David Letterman được phát sóng đã nhiều năm, thường xuyên mời những vị khách là các nhân vật nổi tiếng. Nhân vật tiên phong về tin tức truyền hình là Edward R. Murrow đã dẫn một chương trình talk show có tên gọi Small World vào cuối thập niên 1950 và kể từ đó các chương trình talk show chính trị chi phối làn sóng ở Mỹ vào các buổi sáng Chủ Nhật.

Talk show có nhiều "cấp", từ những chương trình do các nhân vật tiếng tăm dẫn và đoạt giải Emmy như TheOprah Winfrey Show hay The Ellen DeGeneres Show, cho đến những chương trình bị coi là "vớ vẩn" như The Jerry Springer Show.

Talk show gần đây bắt đầu xuất hiện nhiều trên đài phát thanh Internet.

<b>2. Những talk show lớn được lấy làm điển hình xuất hiện ở Anh –Mỹ:</b>

<b>- 1955: Marilyn Monroe và “Person to Person”</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Chương trình “Person to Person” của Edward R. Murrow đã đề ra những chuẩn mực đầu tiên cho các chương trình phỏng vấn người nổi tiếng trên truyền hình sau này.Trong chương trình “Person to Person”, Murrow cùng nhóm quay phim đã tới nhà của diễn viên Marilyn Monroe thực hiện một buổi phỏng vấn trực tiếp. Vì đây là một trong những thử nghiệm đầu tiên, nên khán giả đã nhìn thấy một diễn viên trẻ trung, trong sáng, vừa hứng thú được nói về bản thân vừa xen lẫn sự lo lắng, hồi hộp vì xuất hiện trước máy quay mà không có kịch bản trước. Trong video này, Murrow có lẽ là người dẫn chương trình hiếm hoi vừa phỏng vấn vừa hút thuốc.

<b>- 1957: Salvador Dali và “What’s My Line”</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Talk-show lúc này không chỉ còn là talk (nói chuyện) mà còn có gồm cả Quiz-show, trong đó nhân vật chính sẽ bị “truy hỏi” không ngừng và phải trả lời thật nhanh và ngắn gọn. Salvador Dali, họa sĩ, nhà văn, nhà làm phim theo trường phái siêu thực nổi tiếng thời bấy giờ là một trong những thử nghiệm đầu tiên của thể loại Quiz-show. Người phỏng vấn được phép đặt ra hàng loạt câu hỏi, đáp ứng trí tò mò và sự mong đợi của người xem, vì vậy Quiz-show đã từng một thời làm nghiêng ngả khán giả xem truyền hình.

<b>- 1974: Peter Sellers và “Parkinson”</b>

Khi người dẫn chương trình Micheal Parkinson nhắc diễn viên hài Peter Sellers “Hãy là chính mình” tới vài lần trong một buổi phỏng vấn, Sellers đã trả lời hơi khó chịu rằng: “Tôi chẳng là ‘chính mình’ nào hết. Tôi có tồn tại

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

đâu.” Câu trả lời nghe hơi ngớ ngẩn nhưng người dẫn đã khôn khéo mà hài hước đáp lại: “Anh đã là chính mình rồi đấy. Cứ thế nhé.” Thực sự trong buổi phỏng vấn này, Parkinson đã làm được điều kỳ diệu mà những người dẫn chương trình talk-show luôn cố gắng phấn đấu: Nhân vật chính đã chia sẻ những chương buồn bã nhất trong cuộc đời với khán giả, về nội tâm, về những gì anh đã trải qua trong những cuộc hôn nhân đổ vỡ.

<b>- 1987: Crispin Glover và “Late Night with David Letterman”</b>

Trong chương trình phỏng vấn với diễn viên kiêm đạo diễn Crispin Glover, mọi chuyện đã diễn ra ngoài sức tưởng tượng của người dẫn chương trình.Glover xuất hiện trong vẻ ngoài hết sức kỳ quái với những hành động và lời nói khó hiểu mà người ta chỉ có thể giải thích là chắc anh ta bị ảo giác

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

hoặc... phê thuốc, cũng có thể là nam diễn viên đa tài này đang đóng kịch để gây cười cho khán giả.Nhưng cách cư xử kỳ quái đó của anh đã khiến người dẫn chương trình bị “bể sô”. Không thể phỏng vấn nhân vật như thường lệ, người dẫn chương trình đành bỏ vào cánh gà để lại khách mời ngơ ngác trên sân khấu, tuy buổi phóng vấn diễn ra ngắn ngủi nhưng nó vẫn thu hút sự chú ý lớn của khán giả một cách bất ngờ.

- 1991: Nhóm tình nguyện Queer Nation và “The Arsenio Hall Show”

Trong show này có sự xuất hiện của diễn viên Paul Hogan nhưng một số thành viên của nhóm hoạt động xã hội Queer Nation đã xen ngang vào show với tư cách khán giả rồi đặt ra những câu hỏi rất thách thức dành cho người dẫn chương trình. Họ không phải nhân vật chính của cuộc phỏng vấn nhưng

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

người dẫn chương trình Arsenio Hall khi mới khởi đầu show truyền hình đã dành quá nhiều thời gian và sự tập trung vào việc đối đáp lại những vị khán giả quấy rối trong trường quay và dần dần anh ta trở nên quá khích đến nỗi quên mất việc mình ở đó là để phỏng vấn Hogan.

<b>- 1993: Marilyn Manson và “The Phil Donahue Show”</b>

Manson xuất hiện cùng các ca sĩ trong nhóm Twiggy Ramirez và Madonna Wayne Gacy để “phản pháo” lại những lời phàn nàn về thể loại âm nhạc mà họ chơi gây ảnh hưởng tiêu cực lên tâm lý và lối sống của giới trẻ. Người ta vẫn tranh cãi liệu show này có được dàn dựng trước hay không vì trong khi người dẫn chương trình Donahue và các khán giả dành cho Manson những câu hỏi rất gai góc, hy vọng anh sẽ bị “cứng họng” nhưng những câu trả lời thông minh và bình tĩnh của anh thực sự khiến những người muốn tấn công anh bằng lý lẽ phải bối rối.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>- 1996: Bee Gees và “Clive Anderson All Talk”</b>

Nhóm nhạc Bee Gees mà đặc biệt là thành viên Barry Gibb dường như không thèm để tâm đến thái độ và những cử chỉ tế nhị của người dẫn chương trình Anderson khi anh này muốn kết thúc buổi phóng vấn.Khán giả và người dẫn chương trình thực sự đã thờ phào nhẹ nhõm khi ba anh em nhà Gibb chịu rời khỏi ghế khách mời.Khi hai người em trai đã đứng lên đi vào cánh gà, Barry Gibb vẫn còn ngồi lì trên ghế một lúc.

<b>- 2001: David và Victoria Beckham và “Comic Relief: Say Pants</b>

to Poverty”

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Chương trình của đài BBC nhân dịp kỷ niệm Ngày Mũi Đỏ, một hoạt động thường niên nhằm kêu gọi người dân Anh quyên góp cho quỹ từ thiện, trong đó nhà sản xuất cho ra những chương trình hài hước thú vị trong ngày dành tặng khán giả. Chương trình năm 2001 mời vợ chồng Beckhams tới làm khách mời phỏng vấn. Trước đó, họ đã mời sẵn diễn viên hài Sacha Baron Cohen tới để đảm bảo ý tưởng của chương trình là đem lại sự hài hước và gây cười cho khán giả trong Ngày Mũi Đỏ. Nhưng họ không ngờ rằng gia đình nhà Beckhams quá hài tới mức họ mới là những người khiến khán giả cười lăn cười bò trong suốt buổi phỏng vấn. Số tiền quyên góp thu được trong ngày hôm đó là một trong những kỷ lục của chương trình.

<b>- 2007: Paula Abdul và buổi phỏng vấn trên Q13 Fox News</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Ca sĩ Paula Abdul được phỏng vấn qua cầu truyền hình trong tình trạng lâng lâng mà người ta chỉ có thể nhận định là cô đang ngà ngà say với giọng nói nghèn nghẹt, thái độ và cử chỉ hơi quá khích.

<b>- 2005: Tom Cruise và “The Oprah Winfrey Show”</b>

Sự xuất hiện này của Tom Cruise đã khiến người hâm mộ vô cùng sửng sốt thậm chí có rất nhiều phiên bản nhái lại buổi phỏng vấn hôm đó với mục đích gây cười nhưng không ai có thể diễn đạt bằng chính khổ chủ Tom Cruise.Đây thực sự là một trong những hành động kỳ quặc nhất của nam tài tử điện ảnh Hollywood.Anh nhảy phóc lên ghế khách mời và liên tục có những câu nói, hành động kỳ quặc trong buổi phỏng vấn, thực sự chưa từng có nghệ sĩ nổi tiếng nào lại hành động như vậy trong một buổi phóng vấn nghiêm túc với Oprah Winfrey.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>3. Vài nét về chương trình “góc nhìn trẻ”: </b>

“Góc nhìn trẻ” là chương trình trò chuyện cùng các nhân vật trẻ điển hình thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.

Chương trình “góc nhìn trẻ” số đầu tiên được ra mắt khán giả với chủ đề “Trò chuyện cùng Bạch Dương – nhân vật trẻ điển hình cho việc đọc và sưu tầm sách” bàn về văn hoá đọc của giới trẻ.

Chương trình hướng đến các bạn trẻ có độ tuổi từ 18 – 25 tuổi.

“Góc nhìn trẻ” có nội dung hướng đến các vấn đề của cuộc sống ngày nay trên nhiều lĩnh vực (văn hoá, xã hội,…), nhưng được phân tích, bàn luận dưới góc nhìn của những người trẻ, gần gũi với số đông khán giả của chương trình.

Chương trình được thưc hiện dưới hình thức Talk show bàn về một vấn đề trong cuộc sống, mỗi chương trình bàn luận một vấn đề khác nhau.

Nội dung của “Góc nhìn trẻ” số đầu tiên là văn hoá đọc sách của giới trẻ.

<b>4. Đặc điểm của chương trình “Góc nhìn trẻ” số ra đầu tiên: </b>

Là mợt chương trình trò chuyện, giao lưu, chia sẻ những hiểu biết, kinh nghiệm đọc sách dành cho độ tuổi từ 18 – 25 tuổi.

Ưu điểm và hạn chế: Ưu điểm:

<b>- Chương trình hướng đến đối tượng trẻ nên viêc tiếp cận cũng như nhìn</b>

nhận những vấn đề trong cuộc sống dễ dàng hơn, nhiều góc nhìn khác nhau của cuộc sống.

<b>- Với thời giqan ngắn chuẩn bị nhưng chương tình khá công phu và</b>

hoàn thiện từ khâu kĩ thuật đến nội dung.

<b>- Chương trình có nội dung hướng đến người xem với chủ đề gần gũi,</b>

sát với thực tế đời sống. Hạn chế:

<b>- Chưa thật sự chủ động trong việc nội dung chương trình còn bị phụ</b>

thuộc vào khách mời.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>- Chưa có quy mô.- Lỗi kĩ thuật.</b>

Tính hấp dẫn của chương trình:

Chương trình cung cấp những kiến thức thực sự cần thiết và bổ ích cho giới tẻ nói chung và mọi lứa tuổi nói riêng.

Thông qua chương trình để truyền đạt những thông điệp và những xu hướng mới của xã hội.

<b>5. Liên hệ thực tế với chương trình Talk Show “Như chưa hề cócuộc chia ly”: </b>

Đăc điểm của chương trình talk show “Như chưa hề có cuộc chia ly”: Mỗi cuộc đời, mỗi số phận đều chứa đựng nhiếu yếu tố mang tính bước ngoặt. “Như chư hề có cuộc chia ly” đã thắp lên hy vọng và niềm tin cho những người không may bị rơi vào hoàn cảnh người thân thất lạc, ly tán có được những giây phát đoàn tụ trong hạnh phúc.

Chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly là chương trình talk show truyền hình nhân đạo được phối hợp thực hiên giữa Đài truyền hình Việt Nam và công ty truyền thông Sài Gòn Buổi sáng. Đồng thời, đây cũng là một dự án xã hội nhằm đoàn tụ thân nhân, do Tổng công ty Quân Đội – Viettel tài trợ, và được hỗ trợ từ Tập đoàn VNG, Cục Hồ sơ Nghiệp vụ C53, Trung tâm công nghệ Di truyền và AND, Ngân hàng Seabank, và được báo Tuổi trẻ phối hợp thông tin.

Cuối năm 2007, khán giả cả nước lần đầu tiên biết đến chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly”. Điểm đặc biệt của chương trình này là đến một thời khắc nào đó, hầu hết những người có mặt trong trường quay đều… khóc! Và hàng triệu khán giarxem truyền hình cũng không cầm được nước mắt.

Số đầu tiên của chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ky” phát sóng lúc 20h ngày 1.12.2007 trên VTV1 đã làm xcs động hàng triệu khán giả. “Như chưa hề có cuộc chia ly” – một chương trình thấm đẫm chất nhân

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

văn.Những gia đình, những con người tìm lại được nhau sau bao nhiêu năm ly biệt được đoàn tụ vỡ oà trong nước mắt,niềm vui. Niềm hạnh phúc không tả hết. Đã ra mắt khán giả truyền hình hơn một năm, mặc dù lịch lên sóng mỗi tháng chỉ có một lần nhưng 130 trường hợp được đoàn tụ thì ý nghĩa nhân văn của chương trình này hết sức lớn lao.

Mọi trường hợp đăng kí tìm kiếm thân nhân với chương trình đều không phải trả bất kì một khoản chi phí nào. Trong trường hợp tìm ra, các cuộc đoàn tụ sẽ được tổ chắc tại trường quay tại Đài truyền hình Việt Nam

Hiện tại chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” đang sử dụng webside: để làm cầu nối với người có nhu cầu qua Internet và webside này cũng đang thực hiện tốt nhiệm vụ này .

Bài học kinh nghiệm:

Sự chuẩn bị đối với chương trình talk show là vô cùng quan trọng. Phải chủ động về nội dung cũng như vấn đề khách mời.

Mở rộng hơn nữa nhưng vấn đề bàn bạc trong chương trình để thu hút hơn nữa lượng khán giả, hơn thế nữa là cung cấp cho người xem những thông tin bổ ích.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>PHẦN KẾT LUẬN</b>

“Góc nhìn trẻ” là chương trình Talk Show mới lạ.Tuy còn những hạn chế nhưng “Góc nhìn trẻ” là sự cố gắng của 1 ekip còn “non trẻ”. Nhằm cung cấp thông tin và bàn về những vấn đề, những khía cạnh khác nhau của cuộc sống, hi vọng “Góc nhìn trẻ” sẽ thu hút đông đảo hơn nữa lượng khan giả. Và sẽ hoàn thiện hơn trong những số tiếp theo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>MỤC LỤC</b>

PHẦN MỞ ĐẦU...1

1. Lí do chọn đề tài:...1

2. Đối tượng nghiên cứu:...1

3. Phương pháp nghiên cứu:...1

4. Phạm vi nghiên cứu:...2

PHẦN NỘI DUNG...3

1. Vài nét về talk show:...3

2. Những talk show lớn được lấy làm điển hình xuất hiện ở Anh – Mỹ:...3

3. Vài nét về chương trình “góc nhìn trẻ”:...12

4. Đặc điểm của chương trình “Góc nhìn trẻ” số ra đầu tiên:...12

5. Liên hệ thực tế với chương trình Talk Show “Như chưa hề có cuộc chia ly”:...13

PHẦN KẾT LUẬN...15

</div>

×