Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Báo cáo thực tập khoa kinh tế đại học thương mại công ty cổ phần mediamart việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 35 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

<b>KHOA KINH TẾ &KINH DOANH QUỐC TẾ </b>

<b>BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP </b>

Đơn vị thực tập

<b>CÔNG TY CỔ PHẦN MEDIAMART VIỆT NAM </b>

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện TS. PHẠN THỊ HUYỀN PHÍ VŨ QUANG HƯNG Lớp: K56LQ1

Mã sinh viên : 20D300028

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>

Qua 4 năm học tập và rèn luyện về chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại Trường Đại học Thương Mại, em đã được trang bị những kiến thức về ngành nghề này. Và để có được một sự chuẩn bị tốt nhất trước khi ra trường đi làm và tìm kiếm các cơ hội việc làm, nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em được đi thực tập để tiếp cận với thực tiễn kết hợp với lý thuyết đã được học ở trường để chúng em có những nhận thức khách quan nhất đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động logistics và quản trị chuỗi cung ứng tại một doanh nghiệp. Sau thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần MediaMart Việt Nam cùng với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các anh chị trong công ty và đồng thời được sự giúp đỡ của nhà trường và các thầy cô, em đã tìm hiểu, đi sâu hơn vào công việc của cơng ty nói chung và công tác quản trị logistics và chuỗi cung ứng nói riêng. Bên cạnh đó, em đã tích lũy thêm cho mình những kiến thức thực tế để viết bài “Báo cáo thực tập tổng hợp”. Do thời gian thực tập chưa nhiều cũng như vốn kiến thức thực tế còn hạn hẹp nên bài viết của em vẫn cịn nhiều thiếu sót. Kính mong thầy cô giúp đỡ, chỉ bảo để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

Báo cáo tổng hợp gồm 3 phần:

Phần I: Tổng quan về đơn vị thực tập

Phần II: Bối cảnh và thực trạng hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần MediaMart Việt Nam

Phần III: Một số vấn đề cấp thiết và đề xuất khóa luận tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên Công ty Cổ phần MediaMart Việt Nam và chi nhánh MediaMart Thái Bình đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình thực tập.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy Phạm Văn Kiệm và cô Phạm Thị Huyền đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>LỜI MỞ ĐẦU ... i</b>

<b>MỤC LỤC ... ii</b>

<b>DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ... iv</b>

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MEDIAMART VIỆT NAM ... 1</b>

<b>1.1 Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp ... 1</b>

<b>1.2. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm thị trường ... 2</b>

<b>CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MEDIAMART VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÁI BÌNH... 10</b>

<b>2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp ... 10</b>

<b>2.1.1. Yếu tố môi trường vĩ mô ... 10</b>

<b>2.1.3. Yếu tố môi trường ngành ... 13</b>

<b>2.1.4. Yếu tố nội tại doanh nghiệp ... 14</b>

<b>2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ... 15</b>

<b>2.3. Thực trạng hoạt động logistics của doanh nghiệp ... 16</b>

<b>2.3.1. Thực trạng chuỗi cung ứng của doanh nghiệp ... 16</b>

<b>2.3.1. Thực trạng dịch vụ khách hàng và quá trình đáp ứng đơn hàng ... 16</b>

<b>2.3.2. Thực trạng quản lý kho và trung tâm phân phối ... 18</b>

<b>2.3.3. Thực trạng hoạt động vận chuyển và bao bì đóng gói ... 19</b>

<b>2.3.4. Thực trạng hoạt động mua và quản lý nguồn cung ... 21</b>

<b>2.3.5. Thực trạng quản lý dự trữ ... 22</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT VÀ ĐỀ XUẤT ĐỀ TÀI KHÓA </b>

<b>LUẬN TỐT NGHIỆP ... 25</b>

<b>3.1. Đánh giá về thực trạng hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp ... 25</b>

<b>3.1.1. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh... 25</b>

<b>3.1.2. Đánh giá tình hình hoạt động logistics và quản trị chuỗi cung ứng ... 25</b>

3.2. Định hướng khóa luận tốt nghiệp ... 28

<b>KẾT LUẬN ... 29</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU </b>

Bảng 1.1: Các nhân tố tác động tới thị trường điện máy Việt Nam ... 3

Bảng 1.2: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần MediaMart Việt Nam ... 6

Bảng 1.3: Tổng mức và cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần MediaMart Việt Nam . 7 Bảng 1.4: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần MediaMart Việt Nam... 8

Bảng 1.5: Tình hình lao động của Cơng ty Cổ phần MediaMart Việt Nam ... 8

Bảng 2.1: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng từ năm 2019 - 2023 ... 11

Bảng 2.2: Sơ đồ chuỗi cung ứng MediaMart ... 16

Bảng 2.3: Quy trình hồn thiện một đơn hàng ... 17

Bảng 2.4: Chính sách Giao hàng và Lắp đặt ... 20

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MEDIAMART VIỆT NAM </b>

<b>1.1 Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp </b>

Tên công ty: Công ty Cổ phần MediaMart Việt Nam được thành lập ngày 16/01/2008.

Logo:

Trụ sở chính: 29F Hai Bà Trưng, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Mã số thuế: 0102516308

Giấy phép ĐKKD: 0102516308 - Ngày cấp: 19/11/2007 - Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội – Ngày hoạt động: 15/11/2007

Fax: 0243 933 0766

Website: Email:

Công ty Cổ phần MediaMart Việt Nam là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh bán lẻ các sản phẩm điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, công nghệ tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2008 với tiền thân là Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ MediaMart.

Sự kiện ngày 16/1/2008, MediaMart khai trương Siêu thị điện máy đầu tiên tọa lạc tại 29F Hai Bà Trưng - Hoàn Kiếm - Hà Nội chính thức tham gia vào lĩnh vực kinh doanh bán lẻ điện máy, tạo ra một phong cách mua sắm hoàn toàn mới với người dân thủ đô, thông qua cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tới người tiêu dùng. Sau 16 năm đi vào hoạt động đến nay MediaMart đã sở hữu chuỗi gần 400 siêu thị điện máy tại 32 tỉnh/ thành phố lớn trên cả nước với thị phần chiếm khoảng 20%. 06 năm liên tiếp MediaMart được vinh danh trong Top 10 Công ty Bán lẻ uy tín Việt Nam, Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500). Có được kết quả này là nỗ lực không ngừng của tập thể hơn 5000 cán bộ nhân viên công ty trong việc xây dựng một thương hiệu uy tín, tin cậy và có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Tại Thái Bình, cơ sở đầu tiên được chính thức khai trương tại 368 Lý Bôn, phường Tiền Phông, thành phố Thái Bình vào ngày 03/11/2017, đồng thời là cơ sở thứ 65 của MediaMart trên cả nước.

<b>1.2. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm thị trường 1.2.1. Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh </b>

Ngành nghề kinh doanh chính của Cơng ty Cổ phần MediaMart Việt Nam là kinh doanh bán lẻ các sản phẩm điện tử, điện lạnh, điện gia dụng, công nghệ.

Cụ thể, MediaMart kinh doanh các sản phẩm sau:

- Điện tử: Tivi, tủ lạnh, máy giặt, điều hòa, máy lọc khơng khí,... - Điện lạnh: Tủ lạnh, máy giặt, điều hịa, máy lọc khơng khí,... - Máy tính: Máy tính xách tay, máy tính để bàn, máy tính bảng,... - Điện thoại: Điện thoại di động, điện thoại thông minh,...

- Đồ gia dụng: Nồi cơm điện, bếp điện, lò nướng, máy xay sinh tố,... - Nội thất: Sofa, giường, tủ, bàn ghế,...

<b>1.2.2. Đặc điểm thị trường </b>

Thị trường bán lẻ điện máy và công nghệ tại Việt Nam trong năm 2023 đã trải qua nhiều khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế. Các nhà phân tích từ Counterpoint Research và TrendForce đã chỉ ra sự sụt giảm đáng kể trong lượng smartphone bán ra trên toàn cầu, với mức giảm lên đến 13,3% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường Việt Nam, với việc tổng thị trường giảm khoảng 33% so với trước đại dịch năm 2020.

Đối với một số công ty lớn như CTCP Thế giới số (DGW), doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đều chứng kiến sự giảm sút đáng kể trong năm 2023, với doanh thu giảm 11% và lợi nhuận giảm 40% so với năm trước. Các công ty trong lĩnh vực này đối mặt với thách thức từ sức mua yếu, tồn kho lớn, và cạnh tranh gay gắt . Cũng trong năm 2023, doanh thu từ mảng online của MWG sụt giảm 40% so với cùng kỳ, với việc doanh thu của hầu hết các sản phẩm điện thoại và điện máy giảm từ 25% đến 35%, trong khi máy tính bảng và máy tính xách tay giảm mạnh đến khoảng 40-50%. Trước tình hình này, các nhà bán lẻ lớn như FRT đang thận trọng trong việc mở rộng hệ thống cửa hàng và đang chủ động đưa ra các chính sách,

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

hy vọng sẽ có sự cải thiện trong năm 2024, với kỳ vọng sự phục hồi của thị trường và nhu cầu thay thế sản phẩm trong giai đoạn dồn nén từ năm 2021 - 2022. Tuy nhiên, việc lấy lại đà tăng trưởng 2 con số không phải là một quá trình ngắn hạn.

Nhìn chung, tình hình kinh doanh của thị trường bán lẻ điện máy và công nghệ tại Việt Nam trong năm 2023 đã chịu nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô và thách thức từ thị trường. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy sự khởi sắc có thể xảy ra trong năm 2024.

<b>1.2.3. Các nhân tố tác động tới thị trường điện máy Việt Nam </b>

<i><b>Bảng 1.1: Các nhân tố tác động tới thị trường điện máy Việt Nam </b></i>

1.2.3.1. Nhân tố kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một sự phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Sự phát triển này đã tạo ra nhiều cơ hội cho thị trường bán lẻ điện máy, với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong nhu cầu của người tiêu dùng. Khi tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng sản phẩm điện máy cũng tăng lên. Điều này tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp điện máy mở rộng thị trường và tăng doanh số. Tuy nhiên, khi nền kinh tế có sự suỵt giảm, lạm phát có thể xuất hiện và đem đến những ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng khi giá cả điện máy leo thang, từ đó xảy ra tình trạng giảm sức mua khi người dân đã thắt chặt chi tiêu. Ngoài ra, tỉ giá tăng cũng gây ra việc tăng giá bán điện máy khi giá nhập khẩu từ các nước khác sẽ tăng theo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

1.2.3.2. Nhân tố chính trị pháp luật

Các chính sách hội nhập kinh tế như mở cửa thị trường, xóa bỏ các rào cản thương mại đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp điện máy nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn lớn từ các nước phát triển, tham gia vào thị trường Việt Nam. Điều này đã góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ và giá cả sản phẩm điện máy, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã tạo điều kiện cho hàng điện máy nhập khẩu từ các nước đối tác được hưởng ưu đãi thuế, giúp giảm giá thành sản phẩm, thu hút người tiêu dùng. Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp điện máy tiếp cận khách hàng ở khắp mọi nơi, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Luật pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định rõ ràng các thông tin bắt buộc mà tổ chức, cá nhân kinh doanh phải cung cấp cho người tiêu dùng, như: thông tin về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, tính năng, cơng dụng, giá cả,... Từ đó, người tiêu dùng có thêm thông tin để lựa chọn sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. Ngồi ra, điều này cũng giúp người tiêu dùng dễ dàng hơn trong việc khiếu nại, tố cáo khi gặp phải sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng bằng cách quy định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng trong việc khiếu nại, tố cáo khiến các doanh nghiệp bán lẻ điện máy cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Luật pháp về cạnh tranh đã quy định rõ ràng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, giúp ngăn chặn các hành vi này, như: hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, thực hiện hành vi độc quyền,... Điều này đã góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy các doanh nghiệp bán lẻ điện máy cạnh tranh một cách cơng bằng, bình đẳng, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Luật pháp về cạnh tranh đã quy định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quyền lợi của mình, qua đó góp phần nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về cạnh tranh, giúp họ tự tin hơn trong việc kinh doanh, phát triển.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

1.2.3.3. Nhân tố công nghệ

Công nghệ đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức mua sắm. Trước đây, người tiêu dùng phải đến cửa hàng để mua sắm, nhưng giờ đây họ có thể mua sắm trực tuyến từ bất kỳ đâu, bất cứ khi nào. Điều này không chỉ thuận tiện hơn cho người tiêu dùng, mà còn mở ra cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận với một lượng khách hàng lớn hơn. Tiếp theo, cơng nghệ thanh tốn di động đã tạo ra sự tiện lợi đáng kể cho người mua sắm. Không cần phải mang theo tiền mặt hoặc thẻ tín dụng, người tiêu dùng có thể thanh tốn mua sắm của mình một cách dễ dàng và nhanh chóng thơng qua điện thoại di động của họ. Cuối cùng, dịch vụ giao hàng tận nơi đã giúp tiết kiệm thời gian và công sức của người tiêu dùng. Họ không cần phải tự vận chuyển hàng hóa từ cửa hàng về nhà, mà chỉ cần đặt hàng và chờ đợi hàng hóa được giao đến tận nơi. Tất cả những yếu tố công nghệ trên đều đã tạo ra những thay đổi lớn trong cách tiếp cận và phục vụ khách hàng trong thị trường bán lẻ điện máy Việt Nam, đồng thời cũng đẩy mạnh sự phát triển của thị trường này.

1.2.3.4. Nhân tố văn hóa - xã hội

Các giá trị văn hóa có thể ảnh hưởng đến sự tiếp nhận và ưa chuộng sản phẩm điện máy. Mỗi xã hội có những giá trị văn hóa riêng, điều này có thể tạo nên những thói quen tiêu dùng khác biệt, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu và sự lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng. Những thói quen tiêu dùng của người dân đối với sản phẩm điện máy có thể phụ thuộc vào mức thu nhập, mức độ giáo dục, và xu hướng cơng nghệ của người dân. Ví dụ, trong một xã hội có mức thu nhập cao và mức độ giáo dục tốt, người tiêu dùng thường có nhu cầu mua sắm các sản phẩm điện máy hiện đại và chất lượng cao hơn. Họ cũng dễ dàng tiếp cận và chấp nhận các công nghệ mới hơn. Ngược lại, trong những xã hội kém phát triển, nhu cầu mua sắm các sản phẩm điện máy thường giới hạn ở mức cơ bản. Người dân ở đây có thể khơng có đủ thu nhập để mua sắm các sản phẩm cao cấp, hoặc khơng có đủ kiến thức để tiếp nhận các sản phẩm công nghệ cao. Do đó, các nhà bán lẻ điện máy cần phải hiểu rõ văn hóa, thói quen tiêu dùng và những yếu tố khác của xã hội để phát triển thị trường và đưa ra các sản phẩm phù hợp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>1.3. Cơ cấu tổ chức </b>

<i><b>Bảng 1.2: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần MediaMart Việt Nam </b></i>

<i>(Nguồn: Phịng Hành chính – nhân sự Cơng ty Cổ phần MediaMart Việt Nam) </i>

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phân:

- Ban Kiểm soát: Thực hiện việc giám sát Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc trong quản lý và điều hành nhóm cơng ty và các nhiệm vụ theo quy định pháp luật và điều lệ công ty như xem xét phạm vi, kết quả kiểm toán độc lập, thẩm định các báo cáo tài chính, báo cáo hệ thống kiểm sốt nội bộ,…

- Phòng mua hàng: Chịu trách nhiệm làm việc cùng các nhà cung cấp để lựa chọn hàng có chất lượng và giá cả hợp lý nhất. Lưu và đánh giá, lựa chọn nhà cung ứng tốt nhất về mặt hàng, chất lượng, uy tín, tiến độ, giá cả,…

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

- Phịng tài chính – kế tốn: Chịu trách nhiệm tồn bộ thu chi tài chính của công ty, đảm bảo đầy đủ các hoạt động lương, thưởng, mua máy móc, vật liệu,… và lập phiếu thu chi cho tất cả những chi phí phát sinh. Lưu trữ đầy đủ và chính xác các số liệu về xuất, nhập theo quy định của công ty. Chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có, lập chứng từ về sự vận động của các loại tài sản trong cơng ty, thực hiện các chính sách, chế độ theo đúng quy định của Nhà nước. Lập báo cáo, kế hoạch hàng tháng, hàng quý, hàng năm để trình Ban Giám đốc.

- Phịng hành chính – nhân sự: Lập báo cáo hàng tháng về tình hình biến động nhân sự. Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý nhân sự, tổ chức tuyển dụng, bố trí lao động đảm bảo nhân lực cho sản xuất, sa thải nhân viên và đào tạo nhân viên mới. Chịu trách nhiệm soạn thảo và lưu trữ các giấy tờ, hồ sơ, văn bản, hợp đồng của công ty và những chỉ số liên quan đến công ty. Tiếp nhận và theo dõi các công văn, chỉ thị, quyết định,…Tổ chức, triển khai, thực hiện nội quy lao động của công ty, theo dõi quản lý lao động, đề xuất khen thưởng. Thực hiện các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động như lương, thưởng, trợ cấp, phúc lợi,…

- Phòng marketing: Nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường. Lập kế hoạch marketing theo yêu cầu của giám đốc.

<b>1.4. Các nguồn lực của doanh nghiệp </b>

<i><b>Bảng 1.3: Tổng mức và cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần MediaMart Việt Nam </b></i>

<i>(Nguồn: Phịng Kế tốn – tài chính Cơng ty Cổ phần MediaMart Việt Nam) </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i><b>Bảng 1.4: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần MediaMart Việt Nam </b></i>

<i>(Nguồn: Phịng Kế tốn – tài chính Cơng ty Cổ phần MediaMart Việt Nam) </i>

1.4.2. Nguồn nhân lực

Hiện nay cơng ty có khoảng 5000 nhân viên làm việc tại nhiều bộ phận, chức vụ khác nhau. Tỷ lệ nhân viên có sự cân bằng giữa nam và nữ, với số lượng nam là 2365 người, chiếm 47.07%, và nữ là 2659 người, chiếm 52.92%. Điều này cho thấy MediaMart có chính sách tuyển dụng khơng phân biệt giới tính, tạo cơ hội ngang nhau cho cả hai giới cùng với đội ngũ nhân sự trẻ trung năng động, đa dạng về trình độ và đều có trình độ văn hóa từ khá trở lên, phù hợp với các công việc khác nhau trong cơng ty.

<i><b>Bảng 1.5: Tình hình lao động của Cơng ty Cổ phần MediaMart Việt Nam </b></i>

<i>(Nguồn: Phịng Hành chính – nhân sự, cơng ty cổ phần MediaMart) </i>

1.5. Một số kết quả kinh doanh chủ yếu

1.6. Vị trí và nhiệm vụ của sinh viên tại đơn vị thực tập

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

- Lập kế hoạch nhập hàng hóa: Theo dõi số liệu và báo cáo doanh thu theo ngày để nắm rõ số lượng hàng hóa bán ra, tồn kho từ đó lập kế hoạch nhập hàng hóa theo ngày.

- Quản lý hàng hóa và vật tư: Kiểm kê chất lượng và số lượng hàng hóa hàng ngày để đảm bảo hàng hóa khơng bị hỏng hóc, khiếm khuyết hay thất lạc, đồng thời sắp xếp hàng hàng hóa theo từng gian hàng.

- Thực hiện thủ tục xuất, nhập hàng hóa: Tiếp nhận hàng hóa được vận chuyển từ kho tổng; kiếm tra thơng tin, chất lượng và tình trạng hàng hóa trước xác nhận nhập hàng. Lập hóa đơn xuất hàng hóa, kiểm tra tình trạng hàng hóa, thơng tin khách hàng trước khi hàng hóa được vận chuyển đi, hỗ trợ bốc xếp hàng hóa lên xe để vận chuyển.

- Phối hợp với các bộ phận khác như sales, thu ngân, bảo hành để thực hiện các công việc khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MEDIAMART </b>

<b>VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÁI BÌNH </b>

<b>2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng của doanh nghiệp </b>

<b>2.1.1. Yếu tố môi trường vĩ mô </b>

2.1.1.1. Môi trường kinh tế

Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê, GDP năm 2023 ước tính tăng 5,05% so với năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 2,87% và 2,55% của các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023. Quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD. GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284,5 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Hoạt động thương ma ̣i và di ̣ch vu ̣ tiêu dùng tháng cuối năm diễn ra sơi động góp phần hồn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023. Khu vực dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng khá tích cực so với năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vu ̣ tiêu dù ng quý 4/2023 tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,6% so với năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12 năm 2023 ước đa ̣t 565,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 9,3% so vớ i cùng kỳ năm trước. Trong quý 4/2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu di ̣ch vu ̣ tiêu dù ng ước đạt 1.662,7 nghìn tỷ đồng và tăng 7,2% so với quý trước và tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2023, tởng mức bán lẻ hàng hó a và doanh thu di ̣ch vu ̣ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 6.231,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm trước (năm 2022 tăng 20%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,1% (năm 2022 tăng 15,8%). Doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2023 ước đạt 4.858,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 78% tổng mức và tăng 8,6% so với năm trước (loại trừ yếu tố giá tăng 6,9%).

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i><b>Bảng 2.1: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng từ năm 2019 - 2023 </b></i>

<i>(Nguồn: Tổng cục Thống kê) </i>

Thị trường bán lẻ điện máy và cơng nghệ nói chung và MediaMart nói riêng đã bị ảnh hưởng phần nào bởi suy thoái kinh tế. Hai năm gần đây, doanh nghiệp đã có sự sụt giảm trong các chỉ số kinh doanh. Sức mua điện thoại, điện máy trong năm 2023 đang giảm mạnh hơn dự báo. Nhất là tâm lý thận trọng, trì hỗn trong quyết định chi tiêu đối với các sản phẩm lâu bền và giá trị cao đang diễn ra. Ngay cả với nhóm khách hàng trung cao cấp do suy giảm niềm tin tiêu dùng trước những thách thức của nền kinh tế. Điều này khiến MediaMart phải giảm sản lượng, giảm nhập hàng đồng thời giảm lượng hàng hóa lưu kho. Việc trở lại đà tăng trưởng mạnh mẽ như giai đoạn trước đại dịch Covid-19 phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài, nhất mức độ cải thiện của kinh tế vĩ mô nhanh hay chậm. Hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng đã bị ảnh hưởng không hề nhỏ bởi tình hình kinh tế và hoạt động kinh doanh không mấy khả quan trong hai năm trở lại đây. Các chi phí như nguyên vật liệu, thuê mặt bằng, vận tải, lưu kho,... tăng cao ảnh hưởng.

2.1.1.2. Mơi trường cơng nghệ - kĩ thuật

Ngồi ra, môi trường công nghệ - kĩ thuật có tác động không nhỏ đến hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần MediaMart Việt Nam. MediaMart đã áp dụng mạnh mẽ công nghệ vào quản lý với đầu tư 5 tỷ đồng nâng cấp hệ thống Navi và Eoffice, đầu tư làm mới hệ thống báo cáo Tablean nhằm

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

chuyên nghiệp hóa hoạt động kiểm sốt và hỗ trợ nghiệp vụ chuyên môn… Để giải quyết triệt để bài tốn về cơng tác thu thập và phân tích dữ liệu, MediaMart cũng lựa chọn phần mềm Lotus ERP – Business Intelligence (BI). Có thể nói, BI được ví như cánh tay nối dài và đắc lực cho các cấp quản trị của MediaMart. Với hệ thống này, MediaMart sẽ hồn tồn kiểm sốt được mọi hoạt động của đội ngũ nhân viên thị trường, giám sát lượng khách hàng và bán hàng thông qua các thiết bị điện tử như smartphone, ipad, laptop, … đồng thời quản trị tồn diện và kiểm sốt được tồn kho hàng hóa tại tất cả các chi nhánh trên toàn quốc. MediaMart hiện đang sử dụng hệ thống nghiệp vụ quản lý riêng do Naviworld cung cấp, dữ liệu được đẩy hoàn toàn qua web services. Đến năm 2020, MediaMart lựa chọn chuyển đổi sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice của ThaisonSoft qua đó nâng cao tính chính xác và tốc độ xử lý nhanh trong các điểm giao dịch bán và kênh online, xuất hóa đơn, vận chuyển nội bộ, kho vận.

2.1.1.3. Môi trường chính trị - pháp luật

Vào năm 2020, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 100/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Nghị định này đã bổ sung thêm nhiều quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải, chẳng hạn như quy định về mức xử phạt vi phạm quy định về thời gian lái xe liên tục, thời gian nghỉ ngơi giữa ca lái xe,... Những quy định mới này đã tác động đến hoạt động logistics của MediaMart, đặc biệt là hoạt động vận tải. MediaMart đã phải thực hiện các biện pháp để tuân thủ các quy định mới này, chẳng hạn như tăng cường kiểm tra, giám sát thời gian lái xe và thời gian nghỉ ngơi của lái xe,... Cụ thể, theo Nghị định 100/2020/NĐ-CP, lái xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa chỉ được lái xe liên tục tối đa 4 giờ 30 phút và phải có thời gian nghỉ ít nhất 45 phút sau 4 giờ 30 phút lái xe liên tục. Nếu lái xe vi phạm quy định này, sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Đến năm 2021, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 98/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới. Nghị định này đã quy định rõ ràng các yêu cầu đối với các sàn giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới, chẳng hạn như yêu cầu kê khai thông tin, yêu cầu cung cấp thông tin về hàng hóa,...

</div>

×