Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đề bài luận giải cơ sở triết học của tư tưởng sản xuất nhỏ vẫn còn phổ biến ở việt nam làm thế nào để cải tạo tư tưởng đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.2 KB, 15 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN</b>

<b>---***---BÀI TẬP LỚN MÔN THMLN</b>

<i><b>ĐỀ BÀI:</b></i>

<b>Luận giải cơ sở triết học của tư tưởng sản xuất nhỏ vẫn cònphổ biến ở Việt Nam. Làm thế nào để cải tạo tư tưởng đó.</b>

<b>Họ và tên SV: Bùi Nam Khánh</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>-Mục Lục</b>

<b><small>Đặt vấn đề...3</small></b>

<b><small>I. Cơ sở triết học của tư tưởng sản xuất nhỏ vẫn còn phổ biến ở Việt Nam...4</small></b>

<b><small>1.1. Khái niệm, đặc trưng tư tưởng sản xuất nhỏ...4</small></b>

<b><small>1.2. Sự phổ biến của tư tưởng sản xuất nhỏ tại Việt Nam...5</small></b>

<b><small>a) Trong nông nghiệp...5</small></b>

<b><small>b) Trong các hoạt động sản xuất khác...6</small></b>

<b><small>c) Trong hoạt động lãnh đạo, quản lý...6</small></b>

<b><small>1.3. Ảnh hưởng của tư tưởng sản xuất nhỏ tại Việt Nam...7</small></b>

<b><small>a) Ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế...7</small></b>

<b><small>b) Ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện dân chủ...8</small></b>

<b><small>II. Biện pháp cải tạo tư tưởng sản xuất nhỏ tại Việt Nam...10</small></b>

<b><small>2.1. Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền...10</small></b>

<b><small>2.2. Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước...10</small></b>

<b><small>2.3. Không ngừng đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Đặt vấn đề</b>

Ở nước ta, tư tưởng sản xuất nhỏ đã tồn tại xuyên suốt lịch sử hình thành và phát triển đất nước kéo dài hàng nghìn năm. Nó đã ăn sâu vào tiềm thức người dân Việt Nam, biểu hiện không chỉ trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp mà cịn trong các hoạt động sản xuất khác. Tư tưởng sản xuất nhỏ có sức ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội, gây ra nhiều hệ lụy ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu về tư tưởng này là vô cùng cấp thiết, góp phần giúp ta hiểu được nguyên căn, gốc rễ, bản chất của tư tưởng này, tìm hiểu ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội, để từ đó tìm ra hướng giải quyết, cải tạo nó phục vụ thực tiễn đời sống.

Trên đây là lý do em chọn đề tài “Luận giải cơ sở triết học của tư tưởng sản xuất nhỏ vẫn còn phổ biến ở Việt Nam và làm thế nào để cải tạo tư tưởng đó” để thực hiện nghiên cứu. Bài tiểu luận này có các mục tiêu sau:

- Nghiên cứu khái niệm, đặc trưng của tư tưởng sản xuất nhỏ - Nguồn gốc của tư tưởng sản xuất nhỏ tại Việt Nam

- Biểu hiện của tư tưởng sản xuất nhỏ trong đời sống xã hội ở Việt Nam - Mức độ phổ biến của tư tưởng sản xuất nhỏ tại Việt Nam

- Đề xuất một số biện pháp nhằm cải tạo tư tưởng sản xuất nhỏ

- Tìm hiểu thực tế việc triển khai các biện pháp cải tạo tư tưởng sản xuất nhỏ tại Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>I. Cơ sở triết học của tư tưởng sản xuất nhỏ vẫn còn phổ biến ở Việt Nam1.1. Khái niệm, đặc trưng tư tưởng sản xuất nhỏ</b>

Theo tiến sỹ Trần Sỹ Dương, tâm lý sản xuất nhỏ là loại hình tâm lý xã hội nảy sinh một cách tự phát, dưới tác động trực tiếp của những điều kiện sinh sống hàng ngày trong xã hội dựa trên nền tảng kinh tế là nền sản xuất nhỏ. Như vậy tư tưởng sản xuất nhỏ là tư tưởng sản xuất một cách độc lập, nhỏ lẻ, thiếu liên kết, đồng bộ, mang nặng tính tự cung tự cấp. Tư tưởng sản xuất nhỏ xuất phát từ tâm lý tư lợi, chú trọng lo cho công việc cá nhân, không màng đến người khác, theo kiểu “việc ai nấy lo, bè ai nấy chống”. Tâm lý này khiến cho con người ta trở nên ích kỷ, nhỏ nhen, chỉ tính đến những cái lợi trước mắt, ăn ngay, “được đâu hay đó”.

Tư tưởng sản xuất nhỏ nảy sinh và phát triển dựa trên nền tảng kinh tế là nền sản xuất nhỏ. Đó là nền sản xuất tiến hành sản xuất trên quy mô nhỏ, với kỹ thuật lạc hậu, sản xuất phân tán, khả năng hiệp tác và phân công lao động ở mức rất thấp. Năng suất lao động ở nền sản xuất này nhìn chung là thấp, nhằm đáp ứng nhu cầu tự cung tự cấp là chủ yếu. Ph. Ăngghen viết “Trước nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, tức là trong thời trung cổ, khắp nơi đều có nền sản xuất nhỏ…, những tư liệu lao động, đất đai, nông cụ, dụng cụ thủ công – là những tư liệu của cá nhân, chỉ nhằm cho việc sử dụng của cá nhân, do đó chúng nhất định phải nhỏ bé, tí hon, có hạn.”

Từ các đặc điểm kể trên, có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản của tâm lý sản xuất nhỏ như sau:

1. Phản ánh nhu cầu, mục đích sản xuất của người nơng dân hoặc thợ thủ công: sản xuất không phải để tạo ra những giá trị hay hàng hóa

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

lớn, mà chủ yếu để duy sự tồn tại của người sở hữu cá thể, của gia đình họ hay của cơng xã trong một địa bàn hẹp, mang nặng tính tự cấp tự túc.

2. Phản ánh thói quen, tập quán sản xuất ở trình độ thủ cơng với kỹ thuật canh tác đơn giản, công cụ sản xuất thô sơ, lạc hậu chậm phát triển.

3. Phản ánh quan hệ lao động được hình thành một cách tự phát, tự nhiên, truyền thống, thiếu tính hợp lý, mang nặng tính cá thể.

4. Phản ánh quá trình sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, có tính phân tán, khép kín, biệt lập.

5. Phản ánh mối quan hệ quan hệ xã hội mang tính tự nhiên, thân thuộc, giải quyết mọi cơng việc theo tình cảm cá nhân, chịu sự ràng buộc, chi phối bởi các quan hệ họ hàng, làng xã, …

<b>1.2. Sự phổ biến của tư tưởng sản xuất nhỏ tại Việt Nam</b>

Sản xuất tiểu nông vốn là cơ sở của chế độ phong kiến. Trong bộ “Tư Bản”, C.Mác viết: “Nền tiểu nông và nghề thủ công độc lập cùng nhau hợp thành một phần cơ sở của phương thức sản xuất phong kiến, một khi phương thức này tan rã thì cả hai cái đó đều vẫn cịn tồn tại, một phần bên cạnh sự bóc lột của tư bản chủ nghĩa ; cả hai cũng đều là cơ sở kinh tế của những cộng đồng cũ trong những thời kỳ thịnh nhất của những cộng đồng này”.

Ở Việt Nam, tuy phương thức sản xuất phong kiến đã khơng cịn, song sự tồn tại của nền sản xuất nhỏ trong phần lớn lịch sử đã in đậm dấu ấn trong tâm lý con người. Vì lẽ đó, tư tưởng sản xuất nhỏ đã trở thành tư tưởng phổ biến, đã và đang có tác động to lớn đến mọi tầng lớp dân cư trong xã hội.

<b>a) Trong nông nghiệp</b>

Tái sản xuất của sản xuất nhỏ ở nước ta cũng có điểm khác biệt với sản xuất nhỏ của các quốc gia trên thế giới. Sản xuất nhỏ của tiểu nơng ở nước ta là loại hình kinh doanh có tính chất tổng hợp trên cơ sở nơng nghiệp lúa nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Kinh tế tiểu nông, nhìn chung là bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và xã hội. Trong các trường hợp gặp phải thiên tai, hoặc các giai đoạn lịch sử có chiến sự, nó lại bị hạn chế, bị hủy diệt bộ phận. Đó là những lúc tái sản xuất thu hẹp. Song, xuyên suốt lịch sử đất nước, tuy sản xuất tiểu nơng gặp nhiều khó khăn và khơng ổn định thì tái sản xuất vẫn có tính chất mở rộng. Liên quan đến tái sản xuất nhỏ tiểu nông có các vấn đề dân số, di dân và khai hoang. Tái sản xuất nhân khẩu của tiểu nông thường xuyên gắn liền với hoạt động di dân, khai hoang và tái lập làng xã. Đó là quy trình giải quyết vấn đề dân số liên tục gia tăng trong lịch sử.

Mặc dù nông nghiệp là quan trọng nhất, nhưng kinh tế Việt Nam phổ biến từ thuở sơ khai khơng phải duy nhất là nơng nghiệp. Tính chất sản xuất nhỏ vì thế khơng chỉ tồn tại trong nơng nghiệp, dưới hình thức sản xuất nhỏ tiểu nơng, mà cịn được thể hiện trong sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp, sản xuất công nghiệp, trong thương mại, và cả trong hoạt động quản lý, lãnh đạo. Tất cả những đặc trưng của nền sản xuất nhỏ đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự hình thành những đặc điểm về tâm lý như tính cộng đồng làng xã, cục bộ địa phương, tính cá nhân, tư lợi. tính tùy tiện, cảm tính, … của tồn thể người dân cũng như của đội ngũ cán bộ.

<b>b) Trong các hoạt động sản xuất khác</b>

Vấn đề sản xuất nhỏ lẻ, rời rạc không chỉ là câu chuyện của riêng nơng nghiệp, mà ngày nay vẫn là một bài tốn nan giải với các ngành công nghiệp, dịch vụ. Trên trường quốc tế, Việt Nam bị đánh giá là nước có năng lực cạnh tranh thấp, trình độ khoa học - cơng nghệ và trình độ phát triển doanh nghiệp tụt hậu xa so với các đối tác. Ngoài ra, với trình độ quản lý doanh nghiệp cịn hạn chế, cơng nghệ lạc hậu, trình độ lao động tay nghề thấp, quy mô nhỏ... dẫn đến khả năng tham gia vào chuỗi toàn cầu rất yếu. Hiện tại, 96% doanh nghiệp là vừa và nhỏ, trong đó, số doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm đến 70%.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>c) Trong hoạt động lãnh đạo, quản lý</b>

Trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, biểu hiện rõ nhất của tư tưởng sản xuất nhỏ là lối tư duy kinh nghiệm, tầm nhìn thiển cận. Công tác hoạch định, chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách chưa được thực hiện trên cơ sở phân tích chính xác, đầy đủ và khách quan thực tiễn xã hội mà chủ yếu là theo bản năng, kinh nghiệm truyền nối với tầm nhìn ngắn hạn và chủ quan. Bên cạnh đó là thói tự do, tùy tiện, thiếu tổ chức, kỷ luật kém. Cuối cùng, một biểu hiện khác của tư tưởng sản xuất nhỏ là tâm lý cục bộ, địa phương, tức là tuyệt đối hóa lợi ích tập thể, địa phương. Vì lợi ích cục bộ, ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực, cán bộ cấp trên đã chỉ đạo hoặc bao che cho cấp dưới thực hiện những việc làm sai trái, vi phạm lợi ích chung của tồn xã hội, phá vỡ mối liên kết trong quản lý vĩ mơ, kìm hãm sự phát triển chung của đất nước.

Cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh từng chỉ rõ: “Công nghiệp cịn có sự phát triển thiếu đồng bộ, thiếu kết nối giữa các mắt xích trong nội ngành và giữa các ngành công nghiệp dẫn tới sự phát triển thiếu tính bền vững ; thực chất đây là biểu hiện của tăng trưởng năng suất thấp và khả năng cạnh tranh yếu của khu vực kinh tế trong nước. Các doanh nghiệp trong nước đa phần quy mô nhỏ và siêu nhỏ (chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế), có trình độ cơng nghệ khơng cao, năng lực tài chính hạn chế, khả năng tích tụ và đầu tư đổi mới cơng nghệ thấp, hạn chế về nguồn nhân lực chất lượng cao...”

<b>1.3. Ảnh hưởng của tư tưởng sản xuất nhỏ tại Việt Nama) Ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế</b>

Trước tiên, sản xuất ở quy mơ càng nhỏ thì chi phí càng cao, đó là quy luật kinh tế. Việc sản xuất nơng nghiệp nói riêng cũng như sản xuất mọi loại hàng hóa, dịch vụ nói chung ở quy mơ hộ gia đình, nhỏ lẻ khiến việc nhập nguyên liệu đầu vào có giá thành cao hơn do không đủ khả năng mua số lượng lớn. Các công cụ lao động, máy móc cũng dừng lại ở mức cơng nghệ thấp, lạc hậu, thậm chí cịn làm thủ cơng, dẫn đến năng suất rất thấp, đầu ra ít. Các hộ kinh doanh khơng có khả năng nâng cao năng suất lao động cũng vì nhiều lý

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

do. Một phần là do khó tiếp cận vốn vay, nên khơng có khả năng nâng cao cơng nghệ, trang thiết bị hay đầu tư cho việc học tập nâng cao tay nghề. Nhưng lý do chính là do tầm nhìn ngắn hạn, tư tưởng sản xuất nhỏ đã ăn sâu vào tiềm thức, khiến các hộ sản xuất không sẵn sàng mở rộng quy mô, vay vốn, hay liên kết với các hộ sản xuất, các doanh nghiệp khác.

Thứ hai, tư tưởng sản xuất nhỏ dẫn đến hoạt động sản xuất bấp bênh, không ổn định. Ở quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, các đơn vị sản xuất thường phải chịu ảnh hưởng lớn từ các yếu tố thiên tai, khí hậu. Nếu điều kiện thiên nhiên ổn định, thì đầu ra mới được đảm bảo, còn nếu gặp phải các ảnh hưởng xấu của thiên nhiên như bão, lũ, lụt, hạn hán thì mùa ấy gần như mất trắng. Đây khơng cịn là câu chuyện mới, đặc biệt trong nông nghiệp, người nông dân không đủ khả năng ứng dụng công nghệ cao để làm chủ động kiểm soát ảnh hưởng của thiên nhiên. Bên cạnh đó, việc sản xuất manh mún khiến chất lượng sản phẩm không đồng đều, mỗi hộ sản xuất theo quy trình khác nhau, tiêu chuẩn khác nhau, theo kinh nghiệm chứ khơng dựa trên quy trình khoa học bài bản khiến sản phẩm có chất lượng “thượng vàng hạ cám”. Hơn nữa, việc sản xuất manh mún, tự phát cũng khiến người sản xuất chịu cảnh “được mùa mất giá”, vốn khơng cịn là bài tốn mới nổi.

Và cuối cùng, chính vì những điều trên, tư tưởng sản xuất nhỏ đang trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thành nền kinh tế hàng hóa. Sản phẩm của hoạt động sản xuất nhỏ có giá thành cao, trong khi chất lượng không đảm bảo. Điều này cũng trực tiếp ảnh hưởng đến việc hội nhập kinh tế, cạnh tranh với các mặt hàng nhập khẩu, gây khó khăn trong việc xuất khẩu. Như tác giả Phan Đại Doãn viết, “tâm lý sản xuất nhỏ trực tiếp là rào cản, “níu kéo” bước chuyển mình của đất nước hịa nhập vào thời đại mới.

<b>b) Ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện dân chủ</b>

Đầu tiên, đối với người dân nói chung, ảnh hưởng của tư tưởng sản xuất nhỏ biểu hiện ở chỗ, nhiều công việc, quan hệ xã hội được giải quyết theo tình cảm thuần túy, theo ý thức chủ quan cá nhân, theo lối sống kinh nghiệm, xuề

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

xòa, “dĩ hòa vi quý”. Phần lớn vẫn chưa quan với cách ứng xử giải quyết công việc, quan hệ theo Hiến pháp và pháp luật, còn tâm lý ngại họp hành, học tập, nghe thơng tin về chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, trong khi đây là những phương châm được cụ thể hóa rất rõ ràng, chi tiết trong Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Do tư tưởng sản xuất nhỏ, kết quả thực hiện việc phát huy dân chủ ở cơ sở còn nhiều hạn chế.

Thứ hai, đối với cán bộ đội ngũ cán bộ, Đảng viên ở cơ sở, ảnh hưởng của tư tưởng này biểu hiện ở chỗ, nhiều cán bộ vẫn còn lối tư duy lỗi thời, chậm đổi mới, quan niệm bảo thủ, hẹp hòi, nạn quan liêu, hách dịch, tư tưởng bè cánh, cục bộ. Điều này trực tiếp cản trở tinh thần, ý thức tập thể, tính năng động, sáng tạo, “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” của đội ngũ cán bộ, Đảng viên ở cơ sở. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến lối làm việc tùy tiện, thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, gây phiền hà cho người dân, câm hại quyền và lợi ích chính đáng của cơng dân. Thậm chí có nơi cịn xảy ra tình trạng những cơng việc quan trọng của xã, thôn đều do một số cán bộ lãnh đạo chính quyền tự quyết định, khơng đưa ra bàn bạc dân chủ trong cấp ủy Đảng, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân. Điều đó khơng chỉ vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng, vi phạm chính sách, pháp luật Nhà nước, mà cịn vi phạm nghiêm trọng quyền làm chủ của nhân dân.

Thứ ba, do ảnh hưởng của tư tưởng sản xuất nhỏ, cả người dân cũng như cán bộ ở nhiều nơi chưa mạnh dạn thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn – xu thế tất yếu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Họ thường tính tốn thiệt hơn, ngại va chạm, ngại thay đổi, hoặc né tránh, không hợp tác, … làm cản trở sản xuất, ảnh hưởng đến kế hoạch chung của địa phương. Như Bộ trưởng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thông Lê Minh Hoan nói: “Bà con vẫn quen với tư duy "Đèn nhà ai nấy rạng, ruộng nhà ai nấy cày"; "Mỗi huyện là một pháo đài, mỗi xã là một pháo đài". Đó chính là cái bẫy. Nền nơng nghiệp vẫn cịn: manh mún, nhỏ lẻ, tự phát. Nền nơng nghiệp có thể tăng trưởng, phát triển nhưng nếu "lời

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

nguyền" nói trên khơng được giải quyết thỏa đáng thì rất khó mở ra dư địa, cơ hội phát triển mới.”

<b>II. Biện pháp cải tạo tư tưởng sản xuất nhỏ tại Việt Nam2.1. Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền</b>

Việc nâng cao đời sống văn hóa, mặt bằng dân trí cho nhân dân được co là biện pháp quan trọng hàng đầu để mọi người dân có đủ hành trành cần thiết về các tri thức khoa học – kỹ thuật, kiến thức pháp luật, hiểu biết kinh tế - xã hội. Chỉ có như vậy, nhân dân mới có đủ điều kiện để gội rửa tâm lý sản xuất nhỏ, có năng lực thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, mới thực sự phát huy quyền làm chủ của mình ở cơ sở, đồng thời phát triển hoạt động sản xuất kinh tế.

V.I.Lênin đã chỉ rõ, nhiệm vụ cơ bản của các cán bộ công tác giáo dục và của Đảng Cộng sản, đội tiên phong trong cuộc đấu tranh, là phải giúp đỡ việc giáo dục và rèn luyện quần chúng lao động để khắc phục những thói quen cũ, những tập quán cũ do chế độ cũ để lại, những thói quen, những tập quán của người tư hữu đã tiêm nhiễm sâu vào quần chúng. Không bao giờ được quên nhiệm vụ cơ bản ấy của mọi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Do vậy ta có thể thấy việc giáo dục nhân dân từ bỏ tư tưởng sản xuất nhỏ trong suy nghĩ, hành động của mình là một điều vơ cùng quan trọng và cần thiết, góp phần đưa xã hội đi lên, phát triển đất nước.

<b>2.2. Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước</b>

Một hoạt động quan trọng khơng kém trong việc xóa bỏ tư tưởng sản xuất nhỏ ở nước ta là đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đặc biệt trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Cụ thể, cần chú trọng đầy tư xây dựng kết cấu hạ tầng văn hóa – xã hội và cơ sở vật chất – kỹ thuật cho phát triển kinh tế theo hướng sản xuất công nghiệp, chun mơn hóa; tập trung nguồn lực nhằm

</div>

×