Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

đề tài mô hình kim cương của nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.93 KB, 35 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCMKHOA KINH TẾ QUỐC TẾ</b>

<b>ĐỀ TÀI </b>

<b>MƠ HÌNH KIM CƯƠNG CỦA NHẬT BẢN</b>

<b>GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: BÙI CÔNG SƠN</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>2.1. Các điều kiện nhân tố...3</b>

<i><b>2.1.1. Tài nguyên con người...3</b></i>

<i><b>2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên...4</b></i>

<i><b>2.1.3. Nguồn vốn...5</b></i>

<i><b>2.1.4. Cơ sở hạ tầng giao thông...6</b></i>

<b>2.2. Bối cảnh chiến lược và sự cạnh tranh của Quốc gia...7</b>

<i><b>2.2.1 Bối cảnh chiến lược...7</b></i>

<i><b>2.2.2 Cạnh tranh của Quốc gia...7</b></i>

<b>2.3. Điều kiện nhu cầu...10</b>

<i><b>2.3.1. Quy mô thị trường tiêu thụ...10</b></i>

<i><b>2.3.2. Nhu cầu thị trường nội địa...13</b></i>

<i><b>2.3.3. Nhu cầu thị trường nội địa trong từng lĩnh vực...14</b></i>

<b>2.4. Các ngành cơng nghiệp hỗ trợ và có liên quan...16</b>

<i><b>2.4.1. Các nhà cung cấp nội địa có năng lực...16</b></i>

<i><b>2.4.2. Các ngành cơng nghiệp cạnh tranh có liên quan...17</b></i>

<b>2.5. Chính phủ...18</b>

<b>2.6. Cơ hội...20</b>

<b>III.LÝ GIẢI LỢI ÍCH CỦA LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA NHẬT BẢN TRONG VIỆC KÊU GỌI ĐẦU TƯ VÀ NÂNG CAO UY TÍN QUỐC GIA...21</b>

<b>3.1. Kêu gọi đầu tư...21</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU</b>

<b>Hình 1. Sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản của Nhật Bản giai đoạn 1960 </b>

<b>-2021 (Đơn vị Triệu tấn)...5</b>

<b>Hình 2. Số lượng ước tính các đối thủ cạnh tranh Nhật Bản trong một số ngành..9</b>

<b>Hình 3. GDP của Nhật Bản giai đoạn 1960 – 2020...11</b>

<b>Hình 4. Dân số Nhật Bản từ năm 2015 và dự báo đến 2045...12</b>

<b>Hình 5. Tần suất tiêu dùng rau quả của người dân Nhật Bản...14</b>

<b>Hình 6. Thành phố hệ sinh thái khởi nghiệp tháng 9/2021...22</b>

<b>Hình 7. Chỉ số năng lực cạnh tranh nhân tài toàn cầu...23</b>

<b>Hình 8. Mạng lưới giao thông Nhật Bản...24</b>

<b>Hình 9. Môi trường chính trị ở các nền kinh tế lớn ở Đông Á & Châu Đại Dương</b> ... 25

<b>Hình 10. Mô hình kim cương của Nhật Bản theo M. Potter...31</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>I.LỜI MỞ ĐẦU </b>

Xuất phát điểm đều là các quốc gia châu Á, nhưng khác với Việt Nam - quốc gia được xem là có vị trí địa lý thuận lợi, cùng với tài nguyên thiên nhiên khoáng sản phong phú thì Nhật Bản là một đất nước có rất ít tài ngun thiên nhiên, các khống sản hay lương thực đều phải nhập khẩu, tuy vậy đất nước này lại có mơi trường chính trị ổn định và nền kinh tế rất phát triển. Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường tự do phát triển, lớn thứ ba thế giới theo GDP danh nghĩa và lớn thứ tư theo sức mua tương đương (PPP). Nhật Bản còn là thành viên của G7 và G20. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương (PPP) của quốc gia này đạt 41.637 Đô la Mỹ (năm 2020). Năm 2018, Nhật Bản là nhà xuất khẩu lớn thứ tư thế giới và xếp thứ 29 về chỉ số thuận lợi kinh doanh, thứ 5 về chỉ số cạnh tranh tồn cầu (WEF). Ngồi ra quốc gia này cịn đứng thứ ba về thị trường người tiêu dùng trên thế giới và sản xuất ô tô. Vậy đâu là nguồn lợi thế cạnh tranh của Nhật Bản, giúp cho đất nước này vươn lên và đứng hàng đầu trong các nền kinh tế lớn trên thế giới. Việc phân tích các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh theo mơ hình kim cương của Michael Porter sẽ làm rõ điều này.

<b>II.PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA NHẬT THƠNG QUA MƠHÌNH KIM CƯƠNG </b>

Từ cơ sở lý thuyết là mơ hình kim cương của Michael Porter, nhóm sẽ phân tích 6 yếu tố sau của nước Nhật: (1) điều kiện các yếu tố sản xuất, (2) điều kiện nhu cầu, (3) các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan, (4) chiến lược, cấu trúc và các yếu tố cạnh tranh trong ngành, (5) cơ hội và (6) chính phủ, từ đó rút ra được kết luận về lợi thế cạnh tranh của nước Nhật.

<b>2.1. Các điều kiện nhân tố</b>

<i><b>2.1.1. Tài nguyên con người</b></i>

Là một trong những nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, q trình cơng

<b>nghiệp hóa của Nhật Bản diễn ra mạnh mẽ trong khi nguồn cung nhân lực luôn trongtình trạng thiếu hụt trầm trọng, đặc biệt lao động chất lượng cao. Dân số giảm, tỉ</b>

lệ dân số ở độ tuổi lao động lao dốc và tốc độ già hoá dân số nhanh là các nguyên nhân chính dẫn đến sự khan hiếm nguồn lao động. Cụ thể, dân số Nhật Bản đã giảm

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

276.000 người, chạm mốc 126,17 triệu người (năm 2019). Đây là năm thứ 10 liên tiếp dân số Nhật Bản giảm và cũng là mức giảm lớn nhất kể từ năm 1950. Ngoài ra, vào năm 2017 tổng lực lượng lao động là 67 triệu người và dự kiến đến năm 2030, con số này sẽ giảm xuống còn 58 triệu người. Dân số trong độ tuổi lao động của Nhật Bản cũng liên tục giảm qua các năm. Theo đó, năm 2015, Nhật Bản có 7,7 triệu người đang độ tuổi lao động trong tổng dân số 127 triệu người, ước tính đến năm 2060, con số này chỉ cịn 4,4 triệu. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số đứng đầu thế giới, số lượng người già tại Nhật Bản nhiều, tạo gánh nặng cho nền kinh tế, làm thiếu hụt lao động trầm trọng trong các ngành nghề, số người già ở độ tuổi từ 65 trở lên chiếm 28,06% dân số (năm 2019). Theo dự báo, Nhật Bản sẽ có hơn 35% dân số trên 65 tuổi và đạt đỉnh dân số già vào năm 2040.

<i><b>2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên</b></i>

Một lời răn dạy thường được người Nhật truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác: “Chúng tơi là một đảo quốc khơng có tài ngun thiên nhiên”. Đó là cách kích thích tinh thần làm việc và sáng tạo của mỗi người dân trong việc giảm thiểu tác động của bất lợi này. Do không dồi dào về nguyên liệu cũng như năng lượng, hằng năm, Nhật Bản được ghi nhận là quốc gia đứng đầu thế giới về việc nhập khẩu khí đốt và than tự nhiên hoá lỏng, đứng thứ 2 tồn cầu về nhập khẩu dầu. Theo ước tính của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), vào năm 2019, mức độ tự chủ năng lượng của quốc gia này chỉ là 12,1%. Thiếu tự chủ năng lượng khiến Nhật Bản dễ chịu tác động khi giá nhiên liệu tăng cao. Tuy nhiên, bằng sự tìm tòi để khắc phục nghịch

<b>cảnh, Nhật Bản đã bắt đầu tập trung đến 2 khu vực đầy tiềm năng khai thác, đó là: lâmnghiệp và thuỷ sản. </b>

Mặc dù Nhật Bản có diện tích đất nhỏ, nhưng phần nhiều lại được bao phủ bởi rừng. Ước tính khoảng 62,8% đất của Nhật là rừng, xếp thứ 4 trên toàn thế giới. Do có diện tích rừng lớn nên cơ hội xuất khẩu và mở rộng việc làm từ lâm nghiệp cũng đáng kỳ vọng, nhất là khi nhu cầu thu mua gỗ chất lượng cao đang tăng, đặc biệt ở các nước trong cùng khu vực như Trung Quốc và Hàn Quốc. Chỉ tính riêng năm 2015, ngành lâm nghiệp Nhật Bản đã sản xuất 20 triệu mét khối gỗ, thu về khoảng 436 tỷ yên. Lâm nghiệp chính thức chiếm 0.04% GDP cả nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Ngoài ra, với bờ biển trải dài 37.000km, tọa lạc ngay vị trí giao lưu của các luồng hải lưu lớn, cùng 4,5 triệu km2 lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới, hoàn toàn không ngạc nhiên khi nơi đây phát triển mạnh mẽ ngành khai thác thủy hải sản. Từ lâu, Nhật Bản nổi tiếng với nghề đánh bắt cá, đặc biệt là ở biển sâu, thực tế đã đạt đến trình độ chun nghiệp và cơng nghiệp hóa. Vào những năm 1980, quốc gia này từng đứng đầu thế giới về sản lượng hải sản. Sản lượng hải sản hiện đã giảm do đánh bắt quá mức, nhưng vẫn đứng vị trí thứ 8 trên thế giới. Nhật sở hữu 1.000 xưởng sản xuất chế biến thủy sản lớn của Châu Á và hơn 2.000 cảng cá bao gồm cả Otaru, Nagasaki, Kushiro và Abashiri. Hiện nay, mỗi ngày có 500 tàu cá cỡ lớn cùng hơn 2.000 tàu cá cỡ vừa của Nhật hoạt động trên biển. Những con số đồ sộ này đã lí giải cho sản lượng tiêu thụ thủy hải sản trong và ngoài nước khổng lồ, chiếm đến

Chính phủ Nhật Bản đã cơng bố kế hoạch tăng cường dòng vốn FDI với mục tiêu thu hút 100.000 tỷ Yên (khoảng 750 tỷ USD) vào năm 2030 (hiện tại FDI vào Nhật Bản là 46.000 tỷ Yên - khoảng 343 tỷ USD). Theo đó, Nhật Bản sẽ đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược trọng điểm, xây dựng lại mạng lưới cung ứng toàn cầu, thực hiện kế hoạch đưa Nhật Bản trở thành trung tâm khởi nghiệp lớn nhất châu Á. Một số

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

xác định như chất bán dẫn, chuyển đổi kỹ thuật số. Chính phủ Nhật Bản sẽ sử dụng ngân sách để hỗ trợ thu hút vốn cho địa phương cũng như hỗ trợ thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ các ngành công nghiệp thông qua cơ chế hợp tác giữa nhà máy - chính phủ - viện nghiên cứu. Dự án xây dựng nhà máy sản xuất chip của TSMC tại tỉnh Kumamoto, phía Tây Nam Nhật Bản, là một ví dụ gần đây về sự chung tay của khu vực cơng và tư nhân, khi chính phủ quyết định mở rộng hỗ trợ tài chính.

<i><b>2.1.4. Cơ sở hạ tầng giao thông</b></i>

<b>Giao thông đường bộ: Nhật Bản hiện đang sở hữu một mạng lưới giao thông</b>

được đánh giá là phát triển nhất thế giới. Theo thống kê của Chính phủ Nhật Bản, hiện quốc gia này đang sở hữu khoảng 1.215.000 km đường bộ, trong đó đường thành phố và các khu vực dân cư sinh sống chiếm tới hơn 1.000.000 km. Ngồi ra, Nhật Bản cịn sở hữu 55.000km xa lộ và 8.000km đường cao tốc quốc gia. Ngoài ra, với việc khánh thành tuyến tàu điện ngầm nối giữa Hokkaido và Honshu vào năm 1988 và việc xây dựng các cây cầu đường sắt, đường bộ giữa Honshu và Shikoku giúp cả bốn hòn đảo chính của Nhật Bản hiện nay đều được kết nối bằng phương tiện giao thông đường bộ. Song song với sự phát triển của ngành vận tải đường bộ hành khách, ngành vận tải hàng hóa đường bộ phát triển nhanh vào những năm 1980, đạt kỷ lục 274,2 tỷ tấn trong năm 1990. Hàng hóa vận chuyển phần lớn bằng xe cơ giới, chủ yếu là xe tải trong năm 1990, đạt hơn 6 tỷ tấn, chiếm 90% khối lượng của vận tải hàng hóa trong nước.

<b>Giao thơng đường sắt: Đường sắt đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong việc đi</b>

lại của người dân Nhật Bản. Năm 1927, tàu điện ngầm đầu tiên được xây dựng ở quận trung tâm thành phố Tokyo và theo thời gian nó được mở rộng thành một trong những hệ thống rộng lớn nhất trên thế giới. Tàu điện ngầm sau đó đã được xây dựng ở hầu hết các thành phố lớn nhất Nhật Bản.

<b>Hàng không: Tất cả các khu vực đô thị ở Nhật Bản đều được kết nối bằng</b>

đường hàng khơng. Tokyo là trung tâm chính của du lịch hàng không nội địa và quốc tế của đất nước, tiếp theo là Osaka cùng với các sân bay lớn khác ở Nagoya, Sapporo và Fukuoka. Cơ sở vật chất rộng khắp, hoạt động hiệu quả và nhiều hãng vận tải quốc tế khiến nơi đây trở thành trung tâm quan trọng cho du lịch hàng không tồn cầu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>Cảng biển: Địa hình dốc do có nhiều đồi núi giúp Nhật Bản xây dựng tới hàng</b>

trăm cảng biển lớn trên khắp đất nước nhằm hỗ trợ hoạt động thương mại. Vị trí của Nhật Bản cũng thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế với trạm trung chuyển từ Bắc Mỹ sang châu Á, từ vùng Viễn Đông giàu tài nguyên của Nga đi những nơi khác. Các cảng lớn của đất nước bao gồm Yokohama, Tokyo, Kobe, Osaka và Nagoya, nằm trong số những cảng bận rộn nhất và có cơng nghệ tiên tiến nhất trên thế giới. Các cảng này xử lý rất nhiều loại hàng hóa, từ hàng container đến ơ tô, nguyên liệu thô,…

<b>2.2. Bối cảnh chiến lược và sự cạnh tranh của Quốc gia</b>

<i><b>2.2.1 Bối cảnh chiến lược</b></i>

<b>Cách tiếp cận của Nhật Bản đối với các chính sách kinh tế và xã hộithường nhấn mạnh sự ổn định và tăng trưởng dài hạn. Ví dụ như Nhật Bản có</b>

truyền thống lập kế hoạch kinh tế dài hạn như "Tầm nhìn 2020" hoặc "Abenomics". Các kế hoạch này đặt ra các mục tiêu và các biện pháp chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh và giải quyết các thách thức về cấu trúc.

Điều này được phản ánh trong các doanh nghiệp Nhật Bản, chúng được thể hiện qua thời gian làm việc dài của nhiều nhân viên, tỉ số của người lao động làm việc liên tục từ 10 năm trở lên ở Nhật Bản là tương đối cao ở mức 44,5%. Tính chun mơn cao được đánh giá cao trong quản lý nên các nhà quản lý thường có nền tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực công ty và đã làm việc từ dưới lên, có kinh nghiệm rộng, được đào tạo kỹ lưỡng.

Trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản, tinh thần đồng đội và hợp tác được ưu tiên nhằm đạt được các mục tiêu chung và duy trì sự hài hịa trong tổ chức, phản ánh khái niệm “kyoudou” (hợp tác) đã ăn sâu vào đặc tính làm việc của đất nước này. Việc ra quyết định chậm hơn nhưng thường mang lại kết quả ổn định và toàn diện hơn. Bối cảnh kinh doanh của Nhật Bản được đặc trưng bởi mối quan hệ chặt chẽ giữa các công ty, thường được tổ chức thành keiretsu - mạng lưới các công ty có mối quan hệ đan xen. Những mối quan hệ này thúc đẩy sự hợp tác và ổn định nhưng cũng có thể dẫn đến sự cơ lập và chống lại sự thay đổi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i><b>2.2.2 Cạnh tranh của Quốc gia</b></i>

Các ngành đứng đầu thế giới của Nhật Bản là những ngành yêu cầu kỹ thuật cao như ơ tơ, điện tử tiêu dùng, máy tính, chất bán dẫn, đồng và sắt thép. Vì vậy mà các công ty Nhật Bản thường nổi tiếng thế giới về các sản phẩm chất lượng cao nhờ sự đổi mới liên tục của người Nhật trong kiểm soát quy trình.

Ví dụ, hệ thống sản xuất tế bào (CPS) do Toyota phát triển và thường được gọi là Hệ thống sản xuất Toyota, hiện là tiêu chuẩn toàn cầu trong các ngành công nghiệp như điện tử tiêu dùng và sản xuất ô tô. Các công ty Nhật Bản thường coi đổi mới là sự mở rộng của tư duy sản xuất truyền thống này. Như một học giả Nhật Bản đã đưa ra trong một cuộc khảo sát về đổi mới ở Nhật Bản, các công ty của họ coi đổi mới là “quá trình và kết quả của mọi nỗ lực nhằm theo đuổi sự hoàn hảo trong từng chi tiết của sản phẩm hoặc dịch vụ”.

Họ đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển để tạo ra các sản phẩm mới và cải tiến, đồng thời duy trì tiêu chuẩn chất lượng cao. Các công ty Nhật Bản đề cao việc tạo ra giá trị cho khách hàng và xã hội, thay vì chỉ tập trung vào lợi ích ngắn hạn, thể hiện qua việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ có tính bền vững và hướng tới mục tiêu lâu dài, thúc đẩy sự hợp tác với các đối tác và nhà cung cấp trong hệ sinh thái của họ để tạo ra giá trị toàn diện cho khách hàng và cộng đồng.

Khơng nơi đâu mà vai trị của sự cạnh tranh khốc liệt lại rõ ràng hơn tại Nhật Bản, nơi có 112 cơng ty cạnh tranh với nhau về cơng cụ máy móc, 34 cơng ty về chất bán dẫn, 25 công ty về thiết bị âm thanh, 15 công ty về máy chụp ảnh - thật vậy, thường có hai con số trong các ngành mà Nhật Bản tạo được ưu thế áp đảo trên toàn cầu nổi tiếng với sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ và điện tử.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i><b>Hình 2. Số lượng ước tính các đối thủ cạnh tranh Nhật Bản trong một sốngành</b></i>

<i>Nguồn: Phỏng vấn tại hiện trường; Nippon Kogyo Shimbun, Nippon Kogyo Nenkan,1987; Yano Research, Market Share Jitan, 1987.</i>

Các công ty như Sony, Panasonic, và Toshiba đã và đang định hình ngành cơng nghiệp này và giành được uy tín quốc tế. Ngành cơng nghiệp ơ tô của Nhật Bản, với các công ty như Toyota, Honda, và Nissan, đã đạt được thành công to lớn trên thị trường thế giới. Sự tập trung vào chất lượng, đổi mới, và hiệu suất là những điểm mạnh của ngành này. Nhật Bản cũng là một trong những quốc gia hàng đầu về phát triển phần mềm và công nghệ thông tin. Các công ty như Nintendo, Sony và các công ty phần mềm như Nintendo, Square Enix và Capcom đã góp phần vào sự phát triển của ngành.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>Trong số tất cả các điểm trên hình thoi, thì sự cạnh tranh trong nước củacác đối thủ hùng mạnh chắc hẳn là yếu tố quan trọng nhất do tác động kích thíchmạnh mẽ của nó đối với tất cả các yếu tố khác, tạo ra và duy trì lợi thế cạnhtranh của Nhật Bản trên thế giới.</b>

Ví dụ như trong ngành cơng nghiệp ô tô của Nhật Bản, có sự hiện diện của nhiều doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân. Tuy nhiên, thị phần chủ yếu thuộc về các doanh nghiệp tư nhân như Toyota, Honda, Nissan, và Suzuki. Tính đến năm 2022, tỷ trọng của các doanh nghiệp tư nhân này chiếm phần lớn thị trường ô tô Nhật Bản. Toyota thường được coi là doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành, với thị phần lớn và vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất và bán hàng trên toàn cầu. Để có được vị trí nhất định trên thị trường thế giới như vậy trước hết họ phải cạnh tranh được với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước, họ đã phải luôn đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển công nghệ ô tô tiên tiến của công ty mình, chú trọng vào chất lượng và cải tiến sản phẩm, không chỉ trong việc nâng cao chất lượng xe hơi mà cịn trong việc phát triển cơng nghệ xe tự lái, ô tô điện. Họ cũng tập trung vào việc xây dựng mạng lưới cộng tác với các nhà sản xuất linh kiện và công nghệ để tăng cường sự cạnh tranh và sáng tạo. Định hướng dài hạn của họ thường là tiên phong trong việc phát triển công nghệ xanh và xe tự lái. Họ tập trung vào việc xây dựng một hệ thống cung ứng và phân phối hiệu quả để đảm bảo chất lượng và dịch vụ khách hàng tốt nhất có thể để cạnh tranh với các hãng khác.

Chính sự cạnh tranh đã tạo động lực cho các doanh nghiệp Nhật Bản. Đó là sự cạnh tranh lành mạnh chứ khơng phải phá hoại. “Ở Nhật Bản mọi người đều hiểu là không nên hủy diệt một đối thủ cạnh tranh xứng đáng mà cần phải để cho đối thủ đó giữ được thể diện và danh dự”. Sự cạnh tranh gay gắt từ trong nước khiến các doanh nghiệp Nhật Bản phải luôn đổi mới sáng tạo và tạo lợi thế cạnh tranh rất hiệu quả khi ở nước ngoài. Việc nhắm đến sự hồn hảo khiến người Nhật ln cải tiến sản phẩm, có lợi thế cạnh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế được biết đến đều là những sản đến với chất lượng và độ tin cậy cao so với mức giá.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>2.3.Điều kiện nhu cầu</b>

<i><b>2.3.1. Quy mô thị trường tiêu thụ</b></i>

<i><b>Hình 3. GDP của Nhật Bản giai đoạn 1960 – 2020</b></i>

<i>Nguồn: Dữ liệu của World Bank</i>

<b> GDP Nhật Bản chứng kiến cú giảm mạnh trong giai đoạn 2014 - 2015 do việc</b>

chính phủ tăng thuế tiêu dùng vào tháng 4/2014, điều này khiến cho khu vực chi tiêu cá nhân, vốn chiếm 60% trong cơ cấu nền kinh tế Nhật Bản bị sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, có thể hiểu sự suy giảm này chỉ mang tính nhất thời khi GDP của Nhật Bản đã tăng trưởng trở lại từ năm 2016 và chỉ ghi nhận lần suy thoai tiếp theo do dịch bệnh corona vào năm 2020.

<b> Chi tiêu tiêu dùng của Nhật Bản trong tháng 1/2024 đã giảm mạnh nhất</b>

trong vòng 35 tháng, theo số liệu của Bộ Nội vụ Nhật Bản. Chi tiêu hộ gia đình trong tháng 1/2024 đã giảm 6,3% so với cùng kỳ năm trước và giảm tháng thứ 11 liên tiếp. Con số này thấp hơn dự báo trung bình giảm 4,3% của thị trường và đánh dấu mức giảm lớn nhất kể từ tháng 2/2021. Trên cơ sở điều chỉnh theo mùa, theo tháng, chi tiêu giảm 2,1% so với mức tăng ước tính 0,4%. Quan chức của Bộ Nội vụ Nhật Bản cho

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

biết sự sụt giảm này là do số lượng mua ô tô mới giảm trong bối cảnh nhà máy ngừng hoạt động, chi phí năng lượng thấp hơn do thời tiết ấm áp. Mặc dù lạm phát đã gây áp lực làm giảm chi tiêu cho thực phẩm và du lịch nhưng nó khơng góp phần làm giảm thêm chi tiêu hộ gia đình trong tháng 1/2024 so với tháng trước đó. Số liệu riêng biệt vừa được công bố cho thấy tiền lương thực tế của Nhật Bản trong tháng 1/2024 đã giảm tháng thứ 22 liên tiếp, nhưng với tốc độ chậm nhất trong hơn một năm do áp lực giá cả suy yếu. Ước tính sơ bộ cho thấy nền kinh tế Nhật Bản rơi vào suy thoái trong giai đoạn từ tháng 10 - 12/2023 do nhu cầu trong nước yếu.

<b>Ảnh hưởng bởi tình trạng già hóa, dân số Nhật Bản được dự báo chỉ còn 106,4</b>

triệu người vào năm 2045, với 55,8 triệu lao động, đặc biệt là những người trong độ tuổi 15 - 64, giảm 24,7% so với năm 2020. Tỷ lệ sinh giảm và dân số già của Nhật Bản vẫn sẽ tiếp diễn, và tình trạng thiếu lao động trong nước được dự báo sẽ còn trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai. Việc này sẽ dẫn đến giảm tiêu thụ nội địa, thị trường tiêu thụ truyền thống của các công ty Nhật Bản chắc chắn sẽ bị thu hẹp. Đây cũng là một trong những lý do khiến các công ty Nhật Bản ngày càng mở rộng việc thanh lập cơ sản sản xuất và kinh doanh tại nước ngoài để giải quyết vấn đề về lao động và nhu cầu nội địa suy yếu.

<i><b>Hình 4. Dân số Nhật Bản từ năm 2015 và dự báo đến 2045</b></i>

<i>Nguồn: Dữ liệu từ Viện nghiên cứu Quốc gia </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>về An sinh Xã hội và các Vấn đề Dân số (Nhật Bản)</i>

<i><b>2.3.2. Nhu cầu thị trường nội địa</b></i>

Nhật Bản ngày nay là một thị trường mở, quy mô lớn với 125,22 triệu dân (năm 2023) có mức sống khá cao và được coi là một trong những thị trường đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm. Xu hướng tiêu dùng và sính đồ ngoại của người Nhật Bản ngày càng gia tăng và sức tiêu thụ của thị trường này rất lớn, vào khoảng 3.000 tỷ yên, bao gồm cả hàng gia dụng, trong đó nhập khẩu chiếm tới 50%, người tiêu dùng Nhật thường bị thu hút bởi các sản phẩm nhập khẩu có thương hiệu như đồng hồ Thụy Sĩ và rượu vang Pháp. Đặc điểm nổi bật của họ là tính đồng nhất, 90% người tiêu dùng cho rằng họ thuộc về tầng lớp trung lưu. Phần lớn các hộ gia đình người Nhật đã được trang bị những thiết bị sở hữu lâu dài như máy giặt, tủ lạnh, TV màu, máy hút bụi (95%), cát sét, lị vi sóng, máy điều hịa (50 - 60%). Người dân Nhật Bản từ lâu đã có xu hướng thích tiêu dùng hàng hóa có chất lượng tuy nhiên, suy thoái kinh tế đã khiến nhiều người tiêu dùng tìm đến các sản phẩm giá rẻ hơn, chỉ cần có thể yên tâm về nguồn gốc xuất xứ.

Nhìn chung người tiêu dùng Nhật Bản có những đặc điểm sau:

<b>- Đòi hỏi cao về chất lượng: Xét về mặt chất lượng người tiêu dùng Nhật Bản có</b>

yêu cầu khắt khe nhất. Họ đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt về độ bền, sự tiện dụng của sản phẩm và sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm có chất lượng tốt. Yêu cầu này còn bao gồm các dịch vụ hậu mãi, như sự thay thế, bảo hành kịp thời của nhà sản xuất khi một sản phẩm bị trục trặc, khả năng và thời gian sửa chữa các sản phẩm đó.

<b>- Nhạy cảm với giá cả tiêu dùng hàng ngày: Người tiêu dùng Nhật Bản không</b>

chỉ yêu cầu hàng chất lượng cao, bao bì đảm bảo, dịch vụ bán hàng và dịch vụ sau bán hàng tốt mà còn muốn mua hàng với giá cả hợp lý. Những năm 1980, người Nhật sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua những hàng hóa cao cấp có nhãn mác nổi tiếng, nhưng từ sau khi nền “kinh tế bong bóng” sụp đổ năm 1991, nhu cầu hàng hóa rẻ hơn đã tăng lên. Tuy nhiên, người tiêu dùng Nhật Bản vẫn có thể trả tiền cho những sản phẩm sáng tạo, chất lượng tốt mang tính thời thượng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>- Thời trang và thị hiếu về màu sắc: Các cửa hàng thời trang nhập khẩu được</b>

ưa chuộng là các nhãn hiệu nổi tiếng và có chất lượng. Tuy nhiên, trong ý thức về sự ưa chuộng các nhãn hiệu ở Nhật vẫn phổ biến thì giới thanh niên Nhật Bản ngày càng thiên về xu hướng căn cứ vào chất lượng và giá cả để mua hàng. Đối với thời trang của nữ thanh niên, màu sắc thay đổi tùy theo mùa.

<b>- Người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm: Hàng hóa</b>

có mẫu mã đa dạng, phong phú mới dễ dàng thu hút được người tiêu dùng Nhật Bản. Tuy vậy, người Nhật lại chỉ thường mua sản phẩm với số lượng ít vì khơng gian chỗ ở của họ tương đối hẹp và còn để tiện cho việc thay đổi mẫu mã mới. Vì vậy các lơ hàng nhập khẩu hiện nay quy mơ có xu hướng nhỏ hơn nhưng chủng loại phải phong phú hơn.

<i><b>2.3.3. Nhu cầu thị trường nội địa trong từng lĩnh vực</b></i>

<b>Thực phẩm: Do dân số đang già đi của Nhật Bản, nên xu hướng chủ</b>

yếu về nhu cầu thực phẩm sẽ liên quan tới sức khỏe và an toàn, người tiêu dùng Nhật Bản thường dùng ít calo hơn những người trẻ tuổi. Cho dù kinh tế có suy giảm hay khơng, những thực phẩm có thành phần tốt cho sức khỏe sẽ tiếp tục là xu hướng chính của người tiêu dùng Nhật Bản. Hiện nay, xu hướng người tiêu dùng của Nhật Bản cũng rất quan tâm đến các mặt hàng nông sản nhập khẩu. Theo khảo sát, tần suất tiêu dùng rau quả của người dân Nhật Bản hiện nay khá cao. Tỷ lệ người tiêu dùng được phỏng vấn tiêu dùng các sản phẩm rau quả hàng ngày hoặc 2, 3 lần/tuần.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i><b>Hình 5. Tần suất tiêu dùng rau quả của người dân Nhật Bản</b></i>

<i>Nguồn: Tạp chí Cơng Thương - Đặc điểm thị trường Nhật Bản và một số giải pháp xuất khẩu rau quả của Việt Nam</i>

<b>Thị trường ô tô: Tỷ lệ sở hữu xe hơi của các gia đình ở Nhật Bản tăng đều đặn</b>

từ cuối thập niên 70. Năm 1985, 65,8% các hộ gia đình người Nhật đã có xe hơi, thậm chí tới 14,6% các hộ gia đình có từ 2 xe trở lên. Trong vòng 10 năm kể từ năm 1987, số lượng xe ô tô các loại sử dụng ở Nhật Bản tăng trung bình 2 triệu chiếc mỗi năm và đến năm 1997 tổng cộng là hơn 70 triệu chiếc.

- Xuất phát từ nhu cầu và sở thích của người dân nên xe hơi ở Nhật thường nhỏ gọn, ít tốn nhiên liệu và giá thành hợp lý. Giá cả giữa xe Nhật và xe nước ngoài cũng như nhau. Tuy nhiên, về mặt ít trục trặc, xe Nhật vẫn đứng đầu thế giới. Hàng năm, Mỹ tổ chức điều tra về các xe trục trặc qua khiếu nại của khách hàng, và theo điều tra này, trong số 10 xe đứng đầu về ít trục trặc, trung bình có 7 xe do Nhật Bản sản xuất. Điều đó chứng tỏ quản lý chất lượng của các cơng ty Nhật rất tốt.

- Ngồi ra xét riêng về kích thước và hình dáng, thì đa phần các xe hơi ở Nhật có thiết kế nhỏ gọn vì hợp với các bà nội trợ hay tâm lý của người dân nơi đây, từ nhà ở của Nhật chúng ta cũng có thể thấy, người Nhật cho rằng khơng gian nhỏ hơn khiến mọi người cảm thấy thoải mái hơn. Những người tụ tập trong cùng một không gian nhỏ dường như có thời gian kết nối dễ dàng hơn. Vì vậy, cuối

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

cùng, có lẽ sự đánh giá cao về cái nhỏ và tinh tế là một trong những thị hiếu của người Nhật.

- Còn một khía cạnh khác cho việc phát triển lĩnh vực ơ tơ trong tương lai của Nhật Bản đó là đất nước này rất coi trọng vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu. Thảm họa động đất - sóng thần gây thiệt hại lên nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi năm 2011 đã khiến nước này phải đóng cửa hầu hết các nhà máy điện hạt nhân và từ bỏ tầm nhìn về "nền kinh tế plutonium" để thay bằng "nền kinh tế hydro", Nhật Bản hướng tới mục tiêu tăng sản lượng hydro gấp 10 lần vào năm 2050.

Từ những phân tích và số liệu trên có thể thấy, tuy thị trường nội địa Nhật Bản vẫn còn nhiều khả năng phát triển với nhu cầu tiêu dùng và thu nhập của người dân cao, nhưng do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid và lạm phát làm cho thị trường địa phương của Nhật Bản ngày một trì trệ và chính vì thế việc mở rộng quy mô thị trường tiêu thụ là điều tiên quyết mà Nhật Bản phải làm để có thể sản xuất và xuất khẩu nhiều hàng hóa hơn để đáp ứng nhu cầu không chỉ cho người tiêu dùng nội địa mà cịn cho cả người tiêu dùng tồn cầu

<b>2.4.Các ngành cơng nghiệp hỗ trợ và có liên quan </b>

<i><b>2.4.1. Các nhà cung cấp nội địa có năng lực </b></i>

Các nhà cung ứng có năng lực cạnh tranh quốc tế tại địa phương tạo ra những lợi thế trong những ngành nội địa theo nhiều cách khác nhau. Đầu tiên họ cung cấp các yếu tố đầu vào với mức giá rẻ, ưu đãi hơn trên thị trường và đôi khi dành quyền ưu tiên đối với doanh nghiệp nước nhà. Lợi thế lớn nhất mà một nhà cung ứng địa phương mang lại là mối quan hệ liên kết gần gũi trong môi trường nội địa. Hai bên có thể liên hệ, thương lượng với nhau một cách thuận lợi, q trình truyền tải thơng tin nhanh chóng và thường xuyên, đảm bảo cho quá trình hợp tác diễn ra hiệu quả nhất.

Nhật Bản có một hệ thống cung ứng nội địa mạnh mẽ, với nhiều ngành công nghiệp khác nhau dựa vào các nhà cung ứng trong nước đạt được hiệu quả cao cả về mặt chi phí và chất lượng.

</div>

×