Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

bài thu hoạch tư tưởng hồ chí minh th01001 k43 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 20 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN</b>

<b>BÀI THU HOẠCH</b>

<b>-TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH-TH01001_K43_5</b>

<b>Họ và tên: Phạm Khánh LinhMã sinh viên: 2355350026</b>

<b>Lớp hành chính: Văn hóa phát triển K43Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Minh Tuyết</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Câu hỏi</b>

<i><b>Câu 1: Môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh mang lại cho anh chị những điều gì?Câu 2: Buổi tham quan Lăng Bác vào phủ Chủ Tịch giúp các em nhận ra điều gì?</b></i>

<i><b>Câu 3: Tóm tắt nội dung chương 6 và 7?</b></i>

<b>Bài làm</b>

<i><b>Câu 1: Môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh mang lại cho anh chị những điều gì?</b></i>

Cũng giống như biết bao đứa con đất Việt khác, ngay từ khi còn nhỏ em đã được nghe kể rất nhiều câu chuyện, bài học về tấm gương sáng chủ tịch Hồ Chí Minh. Khi đã trở thành sinh viên năm nhất của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, được tiếp cận và học mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh thì em lại càng cảm thấy kính u và biết ơn vô cùng đối với vị cha già của dân tộc.

Môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh đã giúp em thấm thía hơn về cuộc đời cách mạng của Bác và hiểu rõ hơn về những tư tưởng của Bác trên nhiều lĩnh vực. Qua những luận điểm và tư tưởng ấy, em được mở mang kiến thức về những vấn đề trước đây mình cịn mơ hồ như tại sao nước ta lại chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, nhận thức rõ ràng hơn về tính cấp thiết của một dân tộc, tại sao lại tiến hành giải phóng dân tộc bằng cách mạng vô sản, sự ra đời cần thiết của Đảng Cộng sản Việt Nam, hay vấn đề đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế...

Ngồi ra, mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh cũng giúp em hiểu hơn về lịch sử, văn hóa và phát triển của đất nước Việt Nam, thấy được đi theo định hướng Chủ nghĩa xã hội là một quyết định vô cùng đúng đắn, nhờ có Tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với chủ nghĩa Mác Lênin, cùng sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đất nước ta ngày càng văn minh, giàu đẹp hơn. Từ đó, em càng thấm thía hơn về trách nhiệm của bản thân mình đối với cơng cuộc xây dựng nước nhà, tiếp nối những

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

tinh hoa tư tưởng của Bác, vận dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày, sống một cuộc sống có ích hơn cho xã hội, xóa bỏ lối sống ỷ lại, trì trệ, mà hăng hái; phấn đấu hơn trong sự nghiệp học tập và làm việc của mình.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là ẩn phẩm của thời đại, nó trường tồn bất diệt và đã trở thành một bộ phận của văn hóa dân tộc, có sức hấp dẫn, lâu bền và phổ biến là tài sản vô giá của dân tộc ta. Bởi vì tư tưởng của Người khơng chỉ tiếp thu, kế thừa những giá trị, tinh hoa văn hóa, tư tưởng “vĩnh cửu” của lồi người, trong đó chủ yếu là chủ nghĩa Mác Lênin, mà còn đáp ứng nhiều vấn đề của thời đại, của sự nghiệp cách mạng Việt Nam và thế giới. Tính sáng tạo của Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ: vừa trung thành với những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác Lênin, đồng thời khi nghiên cứu, vận dụng những nguyên lý đó, Người đã mạnh dạn loại bỏ những gì khơng thích hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, dám đề xuất những vấn đề mới do thực tiễn đặt ra và giải quyết một cách linh hoạt, khoa học, hiệu quả. Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh ta có thể thấy rõ sự tiếp thu, kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại và chủ nghĩa Mác Lênin để vận dụng sáng tạo, phù hợp vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam. Người đã căn dặn: ”Lý luận khơng phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo, lý luận ln cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tế sinh động”. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được kiểm nghiệm trong quá khứ. Ngày nay, tư tưởng đó đang soi sáng con đường cách mạng Việt Nam. Trong suốt chặng đường hơn một nửa thế kỷ, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành ngọn cờ dẫn dắt cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tư tưởng hồ Chí Minh là nền tảng vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, là sợ chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tá đi đến thắng lợi.

Tư tưởng Hồ Chí Minh thật sự là một mơn học vơ cùng bổ ích đối với thế hệ trẻ chúng em hiện nay. Môn học đã đem lại cho chúng em bài học về lòng biết ơn, niềm tin yêu và kính trọng đối với Bác, giúp chúng em hiểu hơn về cuộc đời hoạt động và sự nghiệp của Bác cùng những kiến thức lý luận về tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó tin tưởng hơn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng và Nhà nước; tự ý thúc về trách nhiệm của bản thân mình. Bản thân em sẽ khơng ngừng phấn đấu học tập, rèn luyện tu dưỡng đạo đức tốt để xứng đáng với sự cống hiến trọn đời của vị cha già kính yêu của dân tộc

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Em cũng xin gửi lười cảm ơn đến cô Trần Thị Minh Tuyết – giảng viên trực tiếp giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Em xin cảm ơn cơ vì sự tận tụy, tâm huyết, cũng như vô cùng sát sao trong quá trình giảng dạy của mình. Những kiến thức mà cô truyền đạt với sự rõ ràng, mạch lạc đã giúp em hiểu sâu hơn về bài học, nâng cao tầm hiểu biết của bản thân và đó chính là hành trang để em có thể tự tin hơn khi làm những bài nghiên cứu trong tương lai.

<i><b>Câu 2: Buổi tham quan Lăng Bác vào phủ Chủ Tịch giúp các em nhận ra điềugì?</b></i>

Là một sinh viên của lớp Văn hóa phát triển K43 nói riêng hay là một sinh viên của Học viện Báo chí và Tun truyền nói chung, ắt hẳn việc tham quan Lăng Chủ Tịch là một trải nghiệm rất bổ ích khơng chỉ cho q trình học tập mà còn để làm đẹp thêm trong tâm hồn mỗi con người chúng em, đặc biệt là đối với sinh viên của trường Đảng.

Ấn tượng đầu tiên của em khi đến với Lăng Bác chính là sự kỷ luật rất ấn tượng ngay từ những bước đầu tiên bước vào Lăng, từ khâu kiểm tra cho đến khâu hướng dẫn, tất cả đều tốt ra được nét kỷ luật rất cao trong cơng việc. Đi sâu vào bên trong là một khơng khí uy nghiêm bao trùm toàn bộ lớp chúng em, ấn tượng khơng chỉ vì khơng gian bên trong và bên ngồi Lăng mà cịn là sự nghiêm túc trong cơng việc của các chú chiến sĩ canh gác trong và ngồi Lăng. Những giọt mồ hơi tn rơi trên má khơng làm mất đi sự hết mình trong cơng việc của các chú, bởi khơng chỉ vì cơng việc mà đó cịn là sự nhiệt huyết, sự nghiêm túc và cịn cả tình u to lớn của mỗi người dành cho Bác.

Cảnh tượng đắt giá nhất không chỉ đối với em mà chắc chắn đối với toàn bộ du khách tham quan và lớp Văn hóa phát triển đó là hình ảnh Bác nằm an nghỉ trong Lăng. Khung cảnh uy nghiêm của các chú chiến sĩ canh gác cho giấc ngủ ngàn thu của Bác chính là sự tơn trọng, biết ơn sâu sắc mà tồn thể nhân dân Việt Nam kính trọng dành cho Bác.

Hành trình ấy được tiếp tục khi lớp em được gặp gỡ các anh chị, cô chú hướng dẫn viên ở đây – người đã gắn liền nơi đây bao năm để có thể thấu hiểu, thấm nhuần những tư tưởng của Bác, để từ đó những câu chuyện lịch sử hào hùng không kém phần đau thương được truyền đạt lại tới mọi du khách đặt chân đến

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

đây. Đó là những đơi dép Bác đi, hay những gian phòng Bác làm việc, là bờ ao quen thuộc gắn với gian nhà của Bác. Đó là những câu chuyện về Bác, thương dân mà nhịn ăn, thương các em nhỏ mà bảo các đồng chí cán bộ xây gian nhà nhỏ cho các bé khi ghé thăm Bác, hay cả sự đau thương của toàn thể đồng bào cán bộ khi Bác trút hơi thở cuối cùng.

Chân thật và đáng giá nhất phải nói đến chính là thước phim tư liệu trong những tháng năm chống giặc của dân tộc ta, trong những ngày tháng đói khổ, thân là vị Chủ tịch, Bác từ chối được sống trong nhà lầu, thiết kế cao sang đẹp đẽ, Bác từ chối ăn cơm ngày ba bữa đạm bạc dinh dưỡng, Bác từ chối cả việc cán bộ chiến sĩ xây một gian nhà cho Bác đẻ Bác tập trung thoải mái làm việc. Bác từ chối đi không phải vì Bác khơng muốn sống cao sang mà vì ngồi kia, hàng triệu con người đang đói khổ, khơng có gì để ăn qua bữa, bao con người đang bỏ mạng từng giờ vì khơng có gì bỏ bụng, bao con người đang chảy những giọt nước mắt trên hai gị má vì khơng có nhà để ở trong những ngày tháng rét buốt. Bác thướng dân, coi triệu dân như những người con của mình, hi sinh những điều nhỏ nhất, đặt bách tính lên hàng đầu tiên.

Chính vì thấu hiểu được nỗi lịng đó mà mn dân ln coi trọng, kính nể Bác như một vị cha già của dân tộc. Con đường chiến thắng thành công luôn luôn gọi tên Bác lên đầu tiên, hô rõ tên Hồ Chủ tịch lên hàng đầu. Bởi thế, ngày Bác ra đi cũng là ngày đất nước buồn nhất. Cả dân tộc mất đi một vị lãnh tụ vĩ đại, già, trẻ, gái, trai, ai cũng cúi mình trước Lăng Bác mà tn những giọt nước mắt đau thương. Đó là sự tơn trọng kính cẩn của mn dân dành cho con người vĩ đại, suốt đời đi tìm con đường tự do cho dân tộc, cho đất nước. Cuối buổi tham quan Lăng Bác vào phủ Chủ tịch, bọn em được xem một thước phim về Bác. Thước phim chỉ vỏn vẹn mười lăm phút nhưng ắt hẳn đã cho người xem nhiều cảm xúc khó nói thành lời, bởi ai cũng đang nghẹn ngào tuôn rơi nước mắt thương tiếc.

Buổi trải nghiệm thực tế chính là một trải nghiệm đắt giá không chỉ đối với em mà cịn là đối với tồn thể lớp Văn hóa phát triển K43 cho em những cái nhìn mới, những góc nhìn mới về lịch sử Việt Nam trong bối cảnh xã hội đầy biến động, để từ đó mọi người thấy được nét đẹp trong tâm hồn của một con người vì nước quên thân, chưa từng nghĩ tới bản thân mình mà đặt mối quan tâm về dân tộc lên hàng đầu – vị Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khơng chỉ được khám phá những câu chuyện lịch sử gian nan về cuộc đời và con người Bác mà cịn được tìm hiểu những cảnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

quan, những di tích mang đậm tính lịch sử, đối với em đó là một trải nghiệm thật sự đáng giá. Không những thế đây cịn là dịp để em có hoạt động trải nghiệm đầy thú vị bên bạn bè, thầy cô trong năm tháng đầu tiên lên đại học, được tiếp xúc với một phong cách giảng dạy mới: học đi đôi với hành thật sự thu hút được sự chú ý của mọi người để nâng cao thái độ và trình độ học tập. Đồng thời em cũng có cơ hội được lưu lại những dấu ấn, những kỷ niệm đắt giá trong cuộc đời mình.

<i><b>Câu 3: Tóm tắt nội dung chương 6 và 7?</b></i>

<b>Chương 6: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, con người</b>

<i><b>I.Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa</b></i>

- Hồ Chí Minh được tổ chức UNESCO ghi nhận là “Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam” (20/11/1987) với những đóng góp quan trọng về nhiều mặt trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật...

- Nội dung Nghị quyết khẳng định “Hồ Chí Minh để lại một dấu ấn trong quá trình phát triển của nhân loại vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Người có sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật. Tư tưởng của Người là sự kết tinh truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam và hiện thân cho khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”.

<i><b>1. Một số nhận thức chung về văn hóa và quan hệ giữa văn hóa và các lĩnh vực khác</b></i>

<i><b>a. Quan niệm Hồ Chí Minh về văn hóa</b></i>

Hồ Chí Minh có bốn cách tiếp cận chủ yếu về văn hóa:

1) Tiếp cận theo nghĩa rộng, tổng hợp mọi phương thức sinh hoạt của con người. 2) Tiếp cận theo nghĩa hẹp là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng

3) Tiếp cận theo nghĩa hẹp hơn là bàn đến các trường học, số người đi học, xóa nạn mù chữ, biết đọc biết viết (thường xuất hiện trong các bài nói vớ đồng bào miền núi).

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

4) Tiếp cận theo “phương thức sử dụng công cụ sinh hoạt”.

- Nghĩa rộng, “văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và địi hỏi của sự sinh tồn”.

- Theo nghĩa hẹp, với ý nghĩa là kiến trúc thượng tầng, là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội.

<i><b>b. Quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn hóa với các lĩnh vực khác</b></i>

- Quan hệ giữa văn hóa với chính trị:

+ Trước hết phải tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc. Xóa ách nơ lệ, thiết lập nhà nước của dân, do dân, vì dân.

=> Sự giải phóng chính trị để mở đường cho văn hóa phát triển.

+ Văn hóa khơng thể đứng ngồi mà phải ở trong chính trị, tức là văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, đồng thời mọi hoạt động của tổ chức và nhà chính trị phải có hàm lượng văn hóa.

- Quan hệ giữa văn hóa với kinh tế

+ Trong mối quan hệ với kinh tế, Hồ Chí Minh giải thích rằng văn hóa là một kiến trúc thượng tầng. Vì vậy, những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn háo mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được.

+ Văn hóa khơng thể đứng ngồi mà phải đứng trong kinh tế, nghĩa là văn hóa khơng hồn tồn phụ thuộc vào kinh tế, mà có vai trị tác động tích cực trở lại kinh tế.

- Quan hệ giữa văn hóa với xã hội

+ Giải phóng chính trị đồng nghĩa với giải phóng xã hội, từ đó văn hóa mới có điều kiện phát triển.

+ Xã hội thế nào văn hóa thế ấy.

<i><b>c. Quan điểm của Hồ Chí Minh về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thutinh hoa văn hóa nhân loại</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

- Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc: Bản sắc văn hóa dân tộc là những giá trị văn hóa bền vững của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; là thành quả của quá trình lao động, sản xuất, chiến đấu và giao lưu của con người Việt Nam.

- Bản sắc văn hóa dân tộc được nhìn nhận qua hai lớp quan hệ:

+ Về nội dung: Đó là lịng yêu nước, tinh thần độc lập, tự cường, tự tôn dân tộc. + Về hình thức: Cốt cách văn hóa dân tộc biểu hiện ở ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễ hội, truyền thống, cách cảm và nghĩ...

- Bản sắc văn hóa dân tộc chứa đựng giá trị lớn và có một ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nó phản ánh những nét độc đáo, đặc tính dân tộc. Nó là ngọn nguồn đi tới chủ nghĩa Mác Lênin.

- Tiếp thu văn hóa nhân loại: Trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phải biết tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

- Hồ Chí Minh chú trọng chắt lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích tiếp thu văn hóa nhân loại là để làm giàu cho văn hóa Việt Nam, xây dựng văn hóa Việt Nam hợp với tinh thần dân chủ.

<i><b>2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị của văn hóa</b></i>

<i><b>a. Văn hóa là mục tiêu, động lực của sự nghiệp cách mạng</b></i>

- Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

=>Cùng với chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa nằm trong mục tiêu chung của tiến trình cách mạng.

- Văn hóa là mục tiêu – một cách nhìn tổng quát – là quyền sống, quyền sung sướng về quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc: là khát vọng của nhân dân về các giá trị chân, thiện, mỹ.

- Văn hóa là động lực. Động lực là cái thúc đẩy làm cho phát triển. Di sản Hồ Chí minh cho chúng ta một nhìn nhận về động lực phát triển đất nước, bao gồm: động lực vật chất và tinh thân, động lực cộng đồng và các nhân; nội lực và ngoại lực. Tất cả quy tụ ở con người và đều có thể xem xét dưới góc độ văn hóa.

- Động lực có thể nhận thức ở các phương diện chủ yếu sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

+ Văn hóa chính trị là một trong những động lực có ý nghĩa soi đường cho quốc dân đi, lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ. Tư duy biện chứng, độc lập, tự chủ, sáng tạo của cán bộ, đảng viên là một động lực lớn dẫn đến tư tưởng và hành động cách mạng có chất lượng khoa học và cách mạng.

+ Văn hóa văn nghệ góp phần nâng cao lịng u nước, lý tưởng, tình cảm cách mạng, sự lạc quan, ý chí quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng.

+ Văn hóa giáo dục diệt giặc dốt, xóa mù chữ, giúp con người hiểu biết quy luật phát triển của xã hội.

+ Văn hóa đạo đức, lối sống nâng cao phẩm giá, phong cách lành mạnh cho con người, hướng con người tới các giá trị chân, thiện, mỹ.

=>Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đạo đức là gốc của người cách mạng. Nhận thức như vậy để thấy văn hóa đạo đức là một động lực lớn thúc đẩy cách mạng phát triển.

<i><b>b. Văn hóa là một mặt trận</b></i>

- Nói mặt trận văn hóa là nói đến lĩnh vực hoạt động có tính độc lập, có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh vực khác, đồng thời phản ánh tính chất cam go, quyết liệt của hoạt động văn hóa. Mặt trận văn hóa là cuộc đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực văn hóa – tư tưởng.

- Nội dung mặt trận văn hóa phong phú, đấu tranh trên các lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống...của các hoạt động văn nghệ, báo chí, cơng tác, lý luận, đặc biệt là định hướng giá trị chân, thiện, mỹ của văn hóa nghệ thuật.

- Mặt trận văn hóa là cuộc chiến đấu trên lĩnh vực văn hóa: vì vậy anh chị em văn nghệ là chiến sĩ trên mặt trận ấy, cũng như các chiến sĩ khác, chiến sĩ nghệ thuật có nhiệm vụ phụng sự Tổ quốc, phụng vụ nhân dân.

=>Theo Hồ Chí Minh, dân tộc ta là một dân tộc anh hùng, thời đại ta là một thời đại vẻ vang. Vì vậy chiến sĩ văn nghệ phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc anh hùng và thời đại vẻ vang.

<i><b>c. Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Theo Người, mọi hoạt động phải trở về với cuộc sống thực tại của quần chúng, phản ánh được tư tưởng khát vọng của quần chúng

- Chiến sĩ văn hóa phải hiểu và đánh giá đúng quần chúng. Quần chúng là những người sáng tác rất hay. Họ cung cấp cho những nhà hoạt động văn hóa những tư liệu rất q. Và chính họ là những người thẩm định khách quan, trung thực, chính xác các sản phẩm văn nghệ. Nhân dân phải là những người được hưởng thụ các giá trị văn hóa.

<i><b>3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam</b></i>

- Là một nền văn hóa tồn diện, giữ gìn được cốt cách văn hóa dân tộc, bảo đảm tính khoa học, dân chủ, tiến bộ và nhân văn, hướng đến các giá trị chân – thiện – mỹ

<i><b>II.Tư tưởng của Hồ Chí Minh về con người1. Quan niệm về con người</b></i>

- Theo Hồ Chí Minh, con người là một chỉnh thể, thống nhất về trí lực, tâm lực, thể lực, đa dạng bởi mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội (quan hệ gia đình, dịng tộc, làng xã, quan hệ giai cấp, dân tộc...) và các mối quan hệ xã hội (quan hệ chính trị, văn hóa, đạo đức, tơn giáo...). Trong mỗi con người đều có tính tốt và tính xấu. - Trong thực tiễn, con người có nhiều chiều quan hệ quan hệ với cộng đồng xã hội (là một thành viên): quan hệ với một chế độ xã hội (làm chủ hay bị áp bức): quan hệ với tự nhiên (một bộ phận khôn tách rời).

- Xa lạ vớ con người trừu tượng, phi nguồn gốc lịch sử, Hồ Chí Minh nhìn nhận con người lịch sử - cụ thể về giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, đảng viên, công dân, trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

=>Nét đặc sắc trong quan niệm của Hồ Chí Minh về con người là nhìn nhận đặc điểm con người Việt Nam với những điều kiện cụ thể, với những cấu trúc kinh tế, xã hội cụ thể. Cách tiếp cận này đi đến việc giải quyết mối quan hệ dân tộc và giai cấp rất sáng tạo, không chỉ về mặt đường lối cách mạng mà mang cả về mặt con người.

<i><b>2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người</b></i>

</div>

×