Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

tiểu luận cuối kỳ vai trò của triết học mác lênin trong đời sống xã hội và ý nghĩa của vấn đề ngiên cứu trong sự nghiệp đổi mới ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 28 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCMKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ</b>

<b>- - - </b> <b></b><b> </b>

<b>-MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNINTIỂU LUẬN CUỐI KỲ</b>

<b>VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN TRONG ĐỜISỐNG XÃ HỘI VÀ Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ NGIÊN CỨUTRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.</b>

<b> GVHD: Nhóm thực hiệnSV thực hiện:</b>

<i><b><small> …., tháng… năm….</small></b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Tiểu luận có thể được xem là một cơng trình nghiên cứu khoa học nhỏ. Do vậy để hoàn thành một đề tài tiểu luận là một việc không dễ dàng đối với sinh viên chúng em. Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Quyết, người đã dùng những tri thức và tâm huyết của mình để có thể truyền đạt cho chúng em vốn kiến thức quý báu, cảm ơn Cô đã giúp đỡ và hướng dẫn chúng em tận tình trong suốt thời gian viết bài tiểu luận này, tạo cho chúng em những tiền đề, những kiến thức để tiếp cận, phân tích giải quyết vấn đề.

Thành cơng ln đi kèm với nỗ lực, trong vịng nhiều tuần, nghiên

<i>cứu đề tài “Vai trò của triết học Mác-Lênin trong đời sống xã hội và ý nghĩa của các vấn đề nghiên cứu trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay” </i>

chúng em cũng đã gặp khơng ít khó khăn, thử thách nhưng nhờ có sự giúp đỡ của Cô chúng em đã vượt qua. Chúng em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được trong học kỳ qua để hoàn thành bài tiểu luận này nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Cơ để bài tiểu luận được hồn thiện hơn.

Chúng em cũng xin cảm ơn bạn bè, anh chị đã tận tình chỉ bảo chúng em trong q trình hồn thành bài tiểu luận, tạo điều kiện cho chúng em hiểu thêm về những kiến thức thực tế.

Một lần nữa, nhóm chúng em xin cảm ơn Cơ vì đã giảng dạy và trang bị kiến thức cần thiết để phục vụ cho môn học cũng như làm hành trang cho cuộc sống của chúng em sau này.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>MỞ ĐẦU:...2</b>

<b>CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN:....3</b>

1. Khái niệm về triết học Mác-Lênin...3

2. Nguồn gốc của triết học...4

3. Sự ra đời của chủ nghĩa Mác-Lênin...4

4. Đối tượng của triết học Mác-Lênin...6

5. Đặc điểm của triết học Mác-Lênin...7

<b>CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VÀ Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY:...9</b>

1. Vai trị của triết học Mác-Lênin đói với đời sống xã hội...9

2. Vai trò của triết học Mác-Lênin trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay...15

3. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay...18

<b>KẾT LUẬN...23</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...24</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>MỞ ĐẦU</b>

Will Durant- nhà sử học, triết gia người Hoa Kỳ từng nói: “ Science gives us knowledge, but only philosophy can give us wisdom”- Khoa học cho chúng ta tri thức, nhưng chỉ có triết học mới cho chúng ta sự thông thái. Không phải ngẫu nhiên mà từ thời cổ đại, triết học được coi là” khoa học của mọi khoa học” và các triết gia xưa nay đều được coi là các nhà thông thái, hiểu biết, uyên thâm.Điều này khiến cho triết học trở thành một môn khoa học thú vị, hấp dẫn, lôi cuốn, thôi thúc con người tìm hiểu và say mê nghiên cứu. Tuy nhiên ngày nay quan điểm đó khơng cịn đúng đắn nữa bởi triết học vốn là một môn khoa học độc lập , không đồng nhất với bất kỳ khoa học cụ thể nào, nhưng nó vẫn cho chúng ta thấy được tầm quan trọng và to lớn của triết học. Chính vì vậy vai trị của triết học rất là quan trọng, nó đã có những đóng góp trong đời sống xã hội và đặc biệt là trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay. Và làm rõ hơn về vấn đề này nhóm

<i>chúng em đã quan tâm và chọn đề tài: “Vai trò của triết học Mác-Lênin trongđời sống xã hội và ý nghĩa của các vấn đề nghiên cứu trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay”.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>CHƯƠNG 1</b>

<b>KHÁI QUAT VỀ TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN1.Khái niệm về triết học Mác-lênin</b>

Triết học Marx-Lenin là một trong ba bộ phận cấu thành của Chủ nghĩa Mác – Lenin; đầu tiên là Triết học Mác, do Mác và Enghen sáng lập ra, được Lenin và các nhà mácxít khác phát triển thêm. Triết học Mác ra đời vào những năm 40 thế kỉ 19 và được phát triển gắn chặt với những thành tựu khoa học và thực tiễn trong phong trào cách mạng công nhân. Sự ra đời của Triết học Mác là một cuộc cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng loài người, trong lịch sử triết học. Nhưng cuộc cách mạng ấy bao hàm tính kế thừa, tiếp thu tất cả những nhân tố tiên tiến và tiến bộ mà lịch sử tư tưởng loài người đã để lại.

Triết học Mác là triết học duy vật. Nhưng các nhà sáng lập của triết học đó khơng dừng lại ở chủ nghĩa duy vật của thế kỉ 18 mà những thiếu sót chủ yếu nhất của nó là máy móc, siêu hình và duy tâm khi xem xét các hiện tượng xã hội. Các ông đã khắc phục những thiếu sót ấy, đưa triết học tiến lên một bước phát triển mới bằng cách tiếp thu một cách có phê phán những thành quả của triết học cổ điển Đức, nhất là phép biện chứng trong hệ thống triết học của Hegel. Tuy nhiên, phép biện chứng của Hegel là phép biện chứng duy tâm, vì vậy, các nhà sáng lập Triết học Mác đã cải tạo nó, đặt nó trên lập trường duy vật. Chính trong q trình cải tạo phép biện chứng duy tâm của Hegel và phát triển tiếp tục chủ nghĩa duy vật cũ, trên cơ sở khái quát hoá những thành tựu của khoa học tự nhiên và thực tiễn cho đến giữa thế kỉ 19, Mác và Enghen đã tạo ra triết học của mình.

Triết học ấy sau này đã được Lenin phát triển thêm và trở thành Triết học Mác - Lenin. Triết học Mác - Lenin là triết học duy vật biện chứng triệt để. Lenin hy vọng khắc phục được những thiếu sót của chủ nghĩa duy vật trước Mác. Trong Triết học Mác - Lenin, các quan điểm duy vật về tự nhiên và về xã hội,

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau thành một hệ thống lý luận thống nhất.

Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ VII trước công nguyên).

Tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, Ân Độ, Hi Lạp.

Theo người Trung Quốc, thuật ngữ triết học có nguồn gốc ngôn ngữ là chữ triết và khoa học này hiểu theo nghĩa là sự truy tìm bản chất của đối tượng, triết học chính là trí, là sự hiểu biết sâu sắc của con người.

Theo người Ấn Độ, triết học được coi là Danshana, có nghĩa là chiêm ngưỡng nhưng mang hàm ý là trí thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải.

Ở phương Tây thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hi Lạp, theo tiếng Hi Lạp triết học là Philosophia, nghĩa là u mến sự thơng thái, nó là khoa học vừa mang tính định hướng vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người.

Như vậy, cho dù ở phương Đông hay phương Tây, ngay từ đầu triết học đã là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thía ý thức xã hội.

<b>3.Sự ra đời của chủ nghĩa Mác-Lênin.</b>

Quá trình ra đời và phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin có thể chia thành hai giai đoạn lớn: Giai đoạn hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác, do

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện và giai đoạn bảo vệ và phái triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác – Lênin, do V.I.Lênin thực hiện.

Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác -Điều kiện kinh tế - xã hội:

Chủ nghĩa Mác ra đời vào những nãm 40 của thế kỷ XIX. Đây là thời kỳ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở các nước Tây Âu đã phát triển mạnh mẽ trên nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp đưực thực hiện trứơc tiên ở nước Anh vào cuối thế kỷ XVIII. Cuộc cách mạng công nghiệp không những đánh dấu bước chuyển biến từ nền sản xuất thủ công tư bản chủ nghĩa sang nền sản xuất đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, mà còn làm thay đổi sâu sắc cục diện xã hội, trước hết là sự hình thành và phát triển của giai cấp vô sản. Mâu thuẫn sâu sắc giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa với quan hệ sản xuất mang tính tư nhân tư bản chủ nghĩa đã bộc lộ qua cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1825 và hàng loạt cuộc đấu tranh của công nhân chống lại chủ tư bản. tiêu biểu là: cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Lyông (Pháp) năm 1831, 1834; cuộc khởi nghĩa của công nhân ở Xilêdi (Đức) năm 1844, V.V.. Đó là những bằng chứng lịch sử thể hiện giai cấp vô sản đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập, tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ, công bằng và tiến bộ xã hội.

-Tiền đề lý luận:

Chủ nghĩa Mác ra đời không chỉ xuất phát từ nhu cầu khách quan của lịch sử, mà còn là kết quả của sự kế thừa tinh hoa di sản lý luận của nhân loại, trong đó, trực tiếp nhất là triết học cổ điển Đức, kinh tế học chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng ở các nước Pháp và Anh.

C.Mác và Ph.Ăngghen đã phê phán nhiều hạn chế cả về phương pháp, cả về quan điểm, đặc biệt những quan điểm liên quan đến việc giải quyết các vấn đề xã hội của L.Phoiơbắc, song, hai ông cũng đánh giá cao vai trò tư tưởng

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

của L.Phoiơbắc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, khẳng định giới tự nhiên là tính thứ nhất, tồn tại vĩnh viễn, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Chủ nghĩa duy vật, vô thần của L.Phoiơbắc đã tạo tiền đề quan trọng cho bước chuyển biến của C.Mác và Ph.Ăngghen từ thế giới quan duy tâm sang thế giới quan duy vật, một tiền đề lý luận của quá trình chuyển từ lập trường chủ nghĩa dân chủ - cách mạng sang lập trường chủ nghĩa cộng sản.

-Tiền đề khoa học tự nhiên:

Cùng với những điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề lý luận, những thành tựu khoa học tự nhiên cũng là những tiền đề, luận cứ và những minh chứng khẳng định tính đúng đắn về thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác; trong đó, trước hết là quy luật bảo tồn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tiến hóa và thuyết tế bào. Quy luật bảo tồn và chuyển hóa năng lượng đã chứng minh một cách khoa học về mối quan hệ không tách rời nhau, sự chuyển hóa lẫn nhau và được bảo tồn của các hình thức vận động của vật chất trong giới tự nhiên. Thuyết tiến hóa đã đem lại cơ sở khoa học về sự phát sinh, phát triển đa dạng bởi tính di truyền, biến dị và mối liên hệ hữu cơ giữa các loài thực vật, động vật trong quá trình chọn lọc tự nhiên. Như vậy, sự ra đời của chủ nghĩa Mác là hiện tượng hợp quy luật; nó vừa lả sản phẩm của tình hình kinh tế - xã hội đương thời, của tri thức nhân loại thể hiện trong các lĩnh vực khoa học, vừa là kết quả của năng lực tư duy sáng tạo và tinh thần nhân văn của những người sáng lập ra nó.

<b>4.Đối tượng của triết học Mác-Lênin.</b>

Đối tượng của triết học Mác - Lênin là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên quan điểm về duy vật biện chứng và nghiên cứu những hình thái vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, đồng thời giải quyết mối quan hệ giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Con người cũng nằm trong đối tượng nghiên cứu của triết học Mác – Lênin, bởi vốn dĩ triết học Mác – Lênin được khởi nguồn từ con người, từ sự vận động, phát triển và tư duy lồi người. Mục đích của triết học Mác – Lênin là phát triển khả năng nhận thức và hoạt động nhằm phục vụ lợi ích con người.

<b>5.Đặc điểm của triết học Mác-Lênin</b>

Triết học Mác-Lênin là một học thuyết khoa học và tiến bộ, nó mang trong mình 3 đặc điểm chính sau:

Thống nhất giữa tính Đảng và tính khoa học:

Tính đảng của triết học Mác-Lênin: Lập trường CNDV biện chứng, đấu tranh kiên quyết chống CNDT, siêu hình, bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, bảo vệ và mang lại lợi ích cho giai cấp vơ sản và quần chúng nhân dân lao động.

Tính khoa học của triết học Mác-Lênin (TH MLN): phản ánh đúng đắn hệ thống các quy luật vận động và phát triển của thế giới.

Vì sao có sự thống nhất giữa tính đảng và tính khoa học trong TH MLN: Do mục tiêu lý tưởng chiến đấu, lợi ích giai cấp vơ sản phù hợp tiến trình khách quan của lịch sử.

Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn:

Gắn nhận thức thế giới với cải tạo thế giới là nguyên tắc cơ bản của triết học Mác: triết học MLN ra đời từ nhu cầu thực tiễn, nhu cầu của phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và quần chúng lao động. Nó trở thành vũ khí lý luận của giai cấp vô sản…

Thông qua tổng kết kinh nghiệm thực tiễn mà phát triển triết học. Triết học lại trở lại chỉ đạo, hướng dẫn cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản mà bổ sung và phát triển, mà làm tròn sứ mệnh của mình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Chỉ có thơng qua hoạt động thực tiễn thì triết học MLN mới trở thành sức mạnh vật chất, mới phát triển và đổi mới khơng ngừng.

Tính sáng tạo của TH MLN:

Sáng tạo là bản chất của triết học Mác: những nguyên lý, quy luật phổ biến khi vận dụng vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể phải đúng đắn, sáng tạo.

Hiện thực khách quan không ngừng vận động và biến đổi, tư duy và ý thức phản ánh chúng cũng không ngừng bổ sung và phát triển. Triết học với tư cách là một khoa học cũng không ngừng được bổ sung, phát triển và vận dụng một cách sáng tạo, sao cho phù hợp với từng hồn cảnh.

Tính sáng tạo của TH MLN đòi hỏi chúng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của từng nguyên lý và vận dụng nó trên quan điểm thực tiễn, lịch sử, cụ thể. Nghĩa là phải xuất phát từ khách quan, đúng thực tiễn sinh động làm cơ sở cho nhận thức và vận dụng lý luận.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>CHƯƠNG 2</b>

<b>VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN TRONG ĐỜISỐNG XÃ HỘI VÀ Ý NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ NGIÊN CỨUTRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY</b>

<b>1. VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI<small>. </small></b>

Triết học Mác - Lênin đã kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy triết học nhân loại, mục đích của triết học Mác - Lênin là nâng cao hiệu quả của quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn, phục vụ lợi ích của con người. Triết hợp Mác - Lênin mang lại thế giới quan duy vật biện chứng, là hạt nhân của thế giới quan cộng sản. Nó giúp cho con người có cơ sở khoa học để đi sâu nhận thức bản chất của tự nhiên, xã hội và nhận thức được mục đích ý nghĩa cuộc sống nâng cao vai trị tích cực, sáng tạo của con người

Triết học có chức năng thế giới quan và phương pháp luận, chức năng nhận thức và giáo dục, chức năng phê phán… Tuy nhiên, chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận là hai chức năng cơ bản của triết học nói chung, đặc biệt là triết học Mác - Lênin nói riêng. Với hai chức năng chính là phương pháp luận và chức năng thế giới quan đem lại vai trò lớn đối với đời sống xã hội:

Chức năng, vai trò của thế giới quan: Để nhận thức đúng đắn về chức năng, vai trò của thế giới quan, trước tiên cần phải hiểu thế giới quan là gì? Theo đó: Thế giới quan là một hệ thống các quan niệm, quan điểm tổng quát của con người về thế giới, về vai trị, vị trí của con người trong thế giới đó. Thế giới quan đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người và xã hội lồi người. Hoạt động của con người ln chịu sự chi phối bởi một thế giới quan nhất định, chính vì thế muốn tồn tại trong thế giới này dù muốn hay không con người cũng phải nhận thức thế giới và nhận thức bản thân mình. Bởi vì trên thực tế, muốn tồn tại và phát triển, con người cần phải có

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

mối quan hệ sâu sắc với thế giới xung quanh mình, ln tìm kiếm khơng ngững thay đổi để có thể phù hợp với xã hội và với những mục tiêu mình đã đề ra. Những yếu tố hình thành nên thế giới quan như tri thức, niềm tin, lý chí, tình cảm ln có sự thống nhất với nhau và thống nhất trong các hoạt động của con người, cả trong tiềm thức lẫn thực hành. Thế giới quan đóng vai trị là nhân tố định hướng cho quá trình hoạt động sống của con người. thế giới quan thống nhất trong mình vũ trụ quan, ý thức hệ và nhân sinh quan của con người cụ thể. Với tính cách là cơ sở thế giới quan, triết học vừa là cơ sở vũ trụ quan, vừa là cơ sở ý thức hệ, vừa là cơ sở nhân sinh quan. Thế giới quan như một " Thấu kính" qua đó con người xác định mục đichs, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách thức đạt mục đích đó.

Từ việc nhìn nhận thế giới quan đúng đắn, con người sẽ có khả năng nhận thức, quan sát, nhận thức mọi vấn đề trong thế giới xung quanh. Từ đó giúp con người định hướng thái độ và cách thức hoạt động sinh sống của mình. Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các nhà khoa học đưa lại. Triết học giữ vai trò định hướng cho quá trình củng cố và phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch sử. Trang bị thế giới quan đúng đắn mới chỉ là một mặt của triết học Mác - Lênin. Với tư cách là hệ thống tri thức chung nhất của con người về thế giới và vai trò của con người trong thế giới đó, triết học thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất. Dó chính là chức năng thế giới quan của triết học.

Chung quy lại, thế giới quan có những vai trị trong đời sống xã hội cụ thể như sau:

Giúp con người định hướng ra mối quan hệ chung giữa thế giới và vị trí của con người trong thế giới giúp con người xác định được chính xác mục tiêu, phương hướng hoạt động của bản thân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Chi phối hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người, giúp con người có thể nhìn nhận hiểu đúng ý nghĩa cuộc sống, con người sẽ có ý chí và quyết tâm tích cực hoạt động vì sự tiến bộ của xã hội và của bản. Cịn nếu con người khơng tìm được niềm vui và ý nghĩa tích cực trong cuộc sống thì con người sẽ trở nên tiêu cực, cản trở tính chủ động thậm chí cịn hủy hoại trách nhiệm và ý thức của con người đối với các mối quan hệ cũng như công việc mà con người đang hướng đến.

Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là cơ sở lý luận của hai thế giới quan cơ bản đối lập nhau. Chính vì vậy chúng đóng vai trị là nền tảng thế giới quan của các hệ tư tưởng đối lập. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết học biểu hiện bằng cách này hay cách khác cuộc đấu tranh giữa những giai cấp, những lực lượng xã hội đối lập nhau. Thế giới quan có điểm sau:

Thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực giúp cho con người sáng tạo trong hoạt động.

Thế giới quan sai lầm làm cho con người sống thụ động hoặc sai lệch trong hoạt động.

Việc nghiên cứu triết học giúp ta định hướng hoàn thiện thế giới quan. Chức năng, vai trò của phương pháp luận: Nắm vững triết học Mác -Lênin không chỉ là tiếp nhận một thế giới quan đúng đắn mà còn là xác định một phương pháp luận khoa học. Phương pháp luận phổ biến là học thuyết triết học về các nguyên tắc, quan điểm hướng dẫn hành vi con người trong hoạt động thực tiễn và nhận thức. Phương pháp luận phổ biến vừa là lý luận về cách xây dựng phương pháp, đồng thời là nghệ thuật vận dụng phương pháp trong những điều kiện tình hình hoạt động cụ thể. Phương pháp luận của triết học Mác - Lênin đã góp phần quan trọng, chỉ đạo, định hướng cho con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Như vậy, phương pháp luận phổ biến thống nhất trong mình học thuyết về phương pháp phổ biến

</div>

×