Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

tiểu luận cuối kì lý luận của triết học mác về con người và vấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.38 MB, 33 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP.HCM</b>

<b>KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ</b>

<b>Tiểu luận cuối kì</b>

<b>Lý luận của triết học Mác về con ngườivà vấn đề con người trong sự nghiệp</b>

<b>cách mạng ở Việt Nam hiện nay.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT </b>

<b>DANH SÁCH NHÓM VIẾT TIỂULUẬN CUỐI KỲ MƠN TRIẾT HỌCMÁCLÊ NIN HỌC KÌ I NĂM 2022 </b>

<b>-20231. Mã môn học LLCT130105_22_01_502. Giáo viên hướng dẫn: Cô Đỗ Thị Thùy Trang</b>

3. Đề tài: Lý luận của triết học Mác-Lê Nin về con người và vấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam hiện nay.

4. Danh sách nhóm viết tiểu luận cuối kỳ: ST

Họ và tên Mã số sinh viên Tỉ lệ tham gia

2 Lê Quỳnh Nhựt Vinh 22133066

4 Nguyễn Yên Khang 22133030

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

5 Phù Ngọc Dương 22133010

<b>Mục lục</b>

<b>Mở đầu:... 4</b>

Tính cấp thiết của đề tài... 4

Mục đích và nhiệm vụ của đề tài...6

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...7

Phương pháp nghiên cứu...7

<b>Kết quả nghiên cứu:...7</b>

Chương 1: Quan điểm của Triết học Mác- LêNin cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vai trò của con người trong việc phát triển sản xuất xã hội...7

1. Quan điểm của Triết học Mác- LêNin về con người...7

1.1) Một số quan điểm triết học trước Mác về con người...7

1.2) Quan niệm của Triết học Mác- LêNin về con người...9

1.3) Quan niệm của Triết học Mác- LêNin về bản chất con người...10

2. Quan điểm của Triết học Mác- LêNin về vai trò của con người trong sự phát triển sản xuất xã hội...14

3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người và con người trong xây dựng CNXH...15

Chương 2: Quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tố con người và việc phát huy nhân tố con người trong xây dựng đất nước ở Việt Nam hiện nay...17

1. Một số vấn đề về đổi mới ở nước ta...17

1.1) Tính tất yếu của sự nghiệp đổi mới ở nước ta...17

1.2) Những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đối với con người...17

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

2. Quan điểm của Đảng về nhân tố con người và việc phát huy nhân tố con người trong xây dựng đất nước ở Việt Nam...19 2.1) Quan điểm của Đảng về nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta...19 2.2) Quan điểm của Đảng về việc phát huy nhân tố con người...20 3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về nhân tố con người và việc phát huy nhân tố con người trong xây dựng đất nước...22 Chương 3: Thực trạng về các vấn đề con người và giải pháp phát huy nhân tố con người trong xây dựng đất nước ở Việt Nam hiện nay...26 1. Thực trạng về các vấn đề phát huy nhân tố con người...26 2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy nhân tố con người trong xây dựng đất nước ở Việt Nam hiện nay...28

<b>Kết Luận:...30Tài liệu tham khảo:...32</b>

<b>Mở đầu:</b>

<b>Tính cấp thiết của đề tài.</b>

Hiện nay, thế giới xung quanh của chúng ta đang thay đổi một cách khủng khiếp, với một tốc độ cực kì nhanh chóng, cùng với đó là sự sâu sắc và ngày một phức tạp. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay đang phát triển như vũ bão. Đặc biệt trong đó khơng thể khơng kể đến chính là cuộc cách mạng thông tin đang tạo ra sự biến đổi về chất chưa từng có trong lực lượng sản xuất của thế giới. Điều đó từng bước mang lại sự tiến bộ vượt bậc cho loài người, giúp cho thế giới chúng ta đang sống nhanh chóng phát triển và dần tiến tới một nền văn minh mới hoàn hảo hơn – văn minh trí tuệ. Các quốc gia trong đó đang dần chuyển đổi dần từ nền kinh tế cơng nghiệp hóa sang nền kinh tế tri thức và khoa học thơng tin tồn cầu. Hay nói một cách đơn giản, các quốc gia khác đã đang hoàn thành hai cuộc cách mạng công

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

nghiệp và đang thực hiện cách mạng thơng tin. Khi đó, chúng ta chỉ mới đang từng bước một, chậm rãi phát triển tập trung vào sự phát triển đổi mới nền kinh tế lạc hậu của quốc gia bằng các biện pháp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa. Tất cả chỉ nhằm một mục tiêu:” Xây dựng nước ta thành một nước cơng nghiệp có cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Với mục tiêu được đặt ra ở đại hội 13 năm 2021, Đảng ta đã hộp và đặc ra mục tiêu tới năm 2045 Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia phát triển, cơng nghiệp có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để làm được điều đó cần có sự kết hợp của rất nhiều yếu tố, nhưng đặc biệt nhất chính là phải coi trọng các vấn đề về con người. Thực chất những hướng đi trên của Đảng đều tập trung vào một vấn đề duy nhất phát triển vì con người, vì cuộc sống ấm no hạnh phúc cho quần chúng nhân dân lao động.

Có thể thấy, đất nước chúng ta đang đứng trước các vận hội lớn để thay đổi, nhưng cũng phải đối đầu với các khó khăn thử thách rất lớn và quyết liệt để giải quyết những mâu thuẫn giữa trình độ yếu kém của lực lượng sản xuất với yêu cầu rất cao của nền sản xuất hiện đại, hay nói cách khác là của chủ nghĩa xã hội để không ngừng nâng cao đời sống về cả vật chất và tinh thần của nhân dân. Tiếp cận với rất nhiều thứ công nghệ hiện đại của thế giới nhưng trình độ của lao động Việt Nam chỉ dừng lại ở mức chăm chỉ và có hiểu biết cơ bản thì chưa đủ. Vì vậy, nhận thấy sự cấp thiết về vấn đề sống còn của đất nước hiện giờ chính là tập trung cao độ vào sự nghiệp đổi mới, cải thiện đất nước Việt Nam, để xây dựng một đất nước với các tiêu chí dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh, đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa. Chính sự nghiệp đổi mới ấy có thành cơng hay khơng hồn tồn phụ thuộc vào việc chúng ta nói chung, hay Đảng và chính phủ nỏi riêng, có biết vận dụng triệt để, khai thác tối đa và phát huy nguồn lực nội tại sẵn có của dân tộc hay khơng?

Thêm vào đó, thời đại hiện tại khi mà khoa học và kĩ thuật dần chiếm chỗ, trở thành lực lượng sản xuất chính, trực tiếp tạo nên năng suất lao động vượt bậc thì nhân tố con người bây giờ càng chứng minh được vai trò thực tiễn quan trọng của

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

mình trong quá trình phát triển ấy của xã hội. Trong suốt tiến trình lịch sử, một điều hiển nhiên khơng cần phải tranh cãi đó chính là việc con người là mắt xích quan trọng nhất trong tồn bộ q trình phát triển. Về cả lí luận, thực tiễn về mâu thuẫn và kháng mâu thuẫn, con người chính là thứ tạo nên xu hướng vận động của thế giới trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Thế giới vận hành theo quy luật của tự nhiên, nhưng con người đang dần tìm cách để tận dụng cái tự nhiên có sẵn ấy để phục vụ cho chính bản thân họ, xã hội vận động theo hướng mà họ muốn. Tri thức mà họ nắm giữ ảnh hưởng đến tồn bộ sự phát triển sẵn có, cải thiện con người và các vấn đề về con người của quốc gia chính là một trong rất nhiều cách để tham gia vào cuộc chạy đua tìm đến sự hồn mĩ này. Con người, sau cùng chính là “nguồn lực của mọi nguồn lực”, là tài nguyên quý báu, đóng góp vai trị to lớn nhất của mọi quốc gia.

Tất cả những điều trên cùng nhau tạo lại, khơi gợi cho chúng tôi ý tưởng, bao qt tồn diện tất cả các khía cạnh chọn đề tài:” Lý luận của triết học Mác- LêNin về con người và vấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam hiện nay”.

<b>Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.</b>

Mục đích: dựa trên các cơ sở hiện có phân tích khái quát những quan điểm của Triết học Mác – LêNin về con người, đề tài này sẽ làm rõ, góp phần cụ thể hơn về lý luận của Triết học về con người bằng việc trình bày nhân tố con người thơng qua các lăng kính góc nhìn của các tư tưởng Triết học khác nhau, thực trạng phát huy nhân tố con người, cùng với đó ra nêu ra các vấn đề về con người trong sự nghiệp cách mạng hiện nay. Các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực trong đời sống xã hội, có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển của quốc gia chủ nghĩa xã hội. Thông qua các điều trên, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp hướng khắc phục cụ thể nhằm mục đích phát huy tới mức cao nhất nhân tố con người, cũng như cải thiện các vấn đề liên quan đến con người, cũng qua đó góp phần vào sự nghiệp đổi mới, hỗ trợ xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời buổi hiện nay.

Nhiệm vụ:

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

- Trình bày quan điểm của Triết học Mác- LêNin về con người, vai trò của nhân tố con người trong sự phát triển của xã hội, cùng với góc nhìn của tư tưởng Hồ Chí Minh về các khái niệm trên.

- Trình bày quan điểm cảu Đảng ta về con người, thông qua một số vấn đề đổi mới ở nước ta, từ đó nêu lên quan điểm về nhân tố con người, phát huy việc đó trong xây dựng đất nước, cùng với góc nhìn của tư tưởng Hồ Chí Minh về các khái niệm trên.

- Trình bày thực trạng về các vấn đề con người, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục các vấn đề về con người, phát huy nhân tố con người trong thời buổi hiện nay thơng qua góc nhìn Triết học.

<b>Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.</b>

-Đối tượng của tiểu luận là quan điểm của Triết học Mác- LêNin về con người và các vấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam hiện nay. Dùng đó làm kim chỉ nam xuyên suốt phần kết quả nghiên cứu.

-Phạm vi nghiên cứu: thông qua các cơ sở được đưa ra, tiểu luận của chúng tôi tập trung nghiên cứu con người trong thời kì đổi mới và phát triển đất nước từ năm 1986 đến giai đoạn hiện tại.

<b>Phương pháp nghiên cứu.</b>

Trong tiểu luận, tác giả có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử, phương pháp lịch sử Đảng, kết hợp với phương pháp logic, phân tích - tổng hợp, diễn dịch quy nạp, so sánh đối chiếu thống kê số liệu, kết hợp giữa lí luận và thực tiễn.

<b>Kết quả nghiên cứu:</b>

<b>Chương 1: Quan điểm của Triết học Mác- LêNin cùng với tư tưởng HồChí Minh về con người và vai trị của con người trong việc phát triểnsản xuất xã hội.</b>

1. Quan điểm của Triết học Mác- LêNin về con người.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

1.1)Một số quan điểm triết học trước Mác về con người.

Từ trước tới nay con người luôn là vấn đề được các nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu một cách sâu sắc nhất. Có thể nói, từ trong lịch sử xa xưa đề tài con người đã được quan niệm định nghĩa theo nhiều hướng khác nhau. Mỗi lĩnh nghiên cứu đó đều có một ý nghĩa về con người.

Khi nhắc về con người, có rất nhiều quan điểm khác nhau của từng thời kỳ mà định nghĩa về chúng. Ta có thể nhìn rõ nhiều quan điểm khác nhau qua Triết học phương Đông và phương Tây.

-Trường phái Triết học tôn giáo phương Tây: Ki tô giáo là điều ta phải nhắc đến khi nói về trường phái triết học tơn giáo phương Tây. Đối với Ki tô giáo cho rằng: Cuộc sống của mỗi con người là do đâng tối cao an bài và sắp đặt. Bản chất của con người là kẻ có tội. Và con người ln tồn tại gồm hai thành phần là linh hồn và thể xác, trong đó linh hồn là thứ luôn tồn tại vĩnh cữu và có giá trị cao nhất. Chính vì thế mà trong cuộc sống, Ki tô giáo luôn luôn hướng con người đến những việc tốt lành để mang cho mình một tâm hồn đẹp trong sáng hướng về nơi Thiên đường chứ khơng phải địa ngục tàn khốc. Từ đó, suy ra được triết học phương Tây đã nhận thức con người thế giới duy tâm.

– Triết học Tây Âu trung cổ : Tây Âu trung cổ quan niệm con người là do Thượng đế ban tặng và tạo nên. Thượng đế là vị thần thiêng đã sắp xếp định mệnh, số phận, tính cách, cuộc sống của con người. Do đó, Thượng đế được xem như là bậc tối cao, trí tuệ con người được coi thấp hơn Thượng đế anh minh.

– Triết học Hy Lạp cổ đại:Khác với Tây Âu trung cổ, Triết học Hy Lạp cổ đại cho rằng con người là điểm xuất phát của tư duy triết học. Thế giới xung quanh và con người luôn tồn tại song song với nhau. Và cũng có nguồn cho rằng tin rằng chỉ có tâm hồn, tư duy, trí nhớ, ý chí và nghệ thuật mới có thể khiến con người trở nên nổi bật, và con người là nấc thang cao nhất trong vũ trụ. Như vậy, ban đầu triết học Hy Lạp cổ đại đã phân biệt con người với tự nhiên. Tuy nhiên, sự hiểu biết của con người chỉ dừng lại ở hình thức bên ngoài.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

– Triết học thời kỳ phục hưng – cận đại : Triết học thời kỳ này đề cao con người về trí tuệ, xem trí trí tuệ chỉ con ở con người và đó là điều đặc biệt.

– Triết học cổ điển Đức: Trong Triết học cổ điển Đức, nhiều nhà triết học nổi tiếng như đã phát triển quan niệm con người theo nhiều quan điểm khác nhau. Hegel tin rằng con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối. Khái niệm tuyệt đối được hình thành trong quá trình tự nhận thức tư tưởng của con người, nó làm cho con người trở về với giá trị cao nhất của tinh thần, bản thể và đời sống. Ngoài ra, Hegel còn đưa ra một cách hệ thống các quy luật về quá trình tư duy của con người, đồng thời làm rõ cơ chế hoạt động của đời sống tinh thần cá nhân trong mọi hoạt động của con người. Từ đó, khẳng định vai trị chủ thể của con người trong lịch sử. Ngược lại, Feuerbach phê phán bản chất siêu nhiên, phi vật chất, phi vật chất của bản chất con người trong triết học Hegel, đồng thời khẳng định con người được tạo ra từ sự vận động của thế giới vật chất. Feuerbach nhấn mạnh vai trị và trí tuệ của con người với tư cách là một cá nhân. Giải phóng cá nhân từ đó. Tuy nhiên, quan điểm này cũng bộc lộ một hạn chế là nó chưa phản ánh đúng bản chất xã hội của đời sống con người.

1.2)Quan niệm của Triết học Mác- LêNin về con người.

Con người là một thực thể tự nhiên mang các đặc tính xã hội; hai mặt tự nhiên và xã hội thống nhất biện chứng với nhau. Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người là tự nhiên, vì vậy bản chất tự nhiên là mặt cơ bản của con người. Tự nhiên có thể nói chính là mặt cơ bản khi nói về con người . Qua đó, con người được xem là một thực thể tự nhiên mang các đặc tính xã hội. Đó là sự thống nhất biện chứng với nhau giữa mặt tự nhiên và xã hội. Vì vậy mà tiền đề quy định sự hình thành cũng như sự tồn tại và phát triển của con người chính là tự nhiên.

Ngoài ra, dựa vào sự phát triển tổng thể của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên, và đặc biệt là học thuyết tiến hóa lồi của Đác-uyn đã chứng minh và khẳng định rằng con người là kết quả của quá trình tiến hóa và phát triển lâu dài của tự nhiên. Đồng thời, cho rằng con người là một bộ phận không nhỏ của tự nhiên, và tự

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

nhiên cũng tác động đến con người. Dường như con người và tự nhiên ln gắn chặt, có mối liên hệ với nhau

Về tính xã hội của con người, khi ta giác ngộ được nguồn gốc hình thành cũng như biết rằng con người có nguồn gốc từ q trình tiến hóa và phát triển từ yếu tố tự nhiên, thì con người con có nguồn gốc xã hội, mà cụ thể đó là chính là lao động. Lao động là nguyên nhân tạo nên sự tiến hóa vượt bậc của con người và khác xa với biết bao nhiêu lồi khác. Dường như chính sự phát hiện mởi mẻ này của chủ nghĩa Mác – Lênin, góp phần tạo nên sự hồn thiện về học thuyết nguồn gốc hình thành lồi người mà trước đây ta ln đặt dấu chấm hỏi, chưa giải thích được hoặc chưa có câu trả lời đúng đắn.

Ngồi ra , khi nói về khía cạnh về sự tồn tại và phát triển của con người, sự tồn tại của con người luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội. Nếu như có tác nhân nào đó gây nên sự thay đổi xã hội, thì con người cũng thay đổi theo và điều này cũng có thể diễn ra ngược lại. Xã hội và con người có mối liên hệ với nhau, sự phát của con người và xã hội là tiền đề của nhau.

Hạn chế cơ bản của chủ nghĩa duy vật trực quan và siêu hình là ở chỗ trừu tượng hóa, tuyệt đối hóa mặt tự nhiên của con người, thường bỏ qua việc lý giải con người dưới góc độ lịch sử xã hội, nên về cơ bản chỉ nhìn thấy bản chất con người. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, bản chất xã hội, sự hình thành, phát triển của con người và khả năng sáng tạo lịch sử của họ cần được nhìn nhận dưới góc độ phân tích, lý giải sự hình thành và phát triển của các quan hệ xã hội của họ trong lịch sử xã hội. Vì vậy, với tư cách là một thực thể xã hội, con người tác động vào giới tự nhiên và làm thay đổi những nhu cầu của giới tự nhiên đối với sự tồn tại và phát triển của mình thơng qua hoạt động thực tiễn của con người trong hoạt động thực tiễn. Đồng thời loài người cũng sáng tạo ra lịch sử của mình và phát triển giới tự nhiên.

1.3)Quan niệm của Triết học Mác- LêNin về bản chất con người. Bản chất con người được thể hiện trên những nội dung sau:

a. Con người là một thực sinh học - xã hội

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Khi tiếp cận bản chất con người ở góc độ này cần theo hướng:

Thứ nhất, con người là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của tự nhiên, nhưng là sản phẩm cao nhất của tự nhiên. Vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của tự nhiên. Như vậy, tiền đề vật chất đầu tiên qui định sự tồn tại của con người là giới tự nhiên. Con người là động vật cao cấp, là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả của q trình tiến hố lâu dài của giới sinh vật, như thuyết tiến hoá của Đác uyn đã chứng minh. Vì vậy, con người là bộ phận của giới tự nhiên, giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ xuất hiện một số giả thuyết cố chứng minh học thuyết của Đác uyn là khơng có cơ sở như: con người hiện tại là sự lai tạp giữa người ngoài hành tinh với con người ở trên trái đất, y học đã tạo ra được con người trong ống nghiệm và thực tế đã thành công như trước kia chúa tạo ra con người bằng cách đó… Trên thực tế, con người hiện đại có cấu trúc cơ thể khơng khác gì con người cách đây 50 vạn năm. Nhưng về mặt xã hội thì con người hiện đại có bước tiến xa hơn về năng lực, sự sáng tạo, lối sống.

Thứ hai, là một bộ phận của tự nhiên, con người cũng có như động vật khác như nhu cầu về sinh lý và cũng có các hoạt động bản năng: đói phải ăn, khát phải uống, sinh hoạt tình dục… Nhưng giải quyết những nhu cầu đó ở con người có bước tiến xa hơn so với động vật, kể cả so với khi con người mới thốt thai khỏi động vật. Chính quá trình sinh thành, phát triển và mất đi của con người qui định bản tính sinh học trong đời sống con người. Như vậy, con người là một sinh vật có đầy đủ bản tính sinh vật.

Thứ ba, con người là một thực thể xã hội với nhiều hoạt động khác nhau. Hoạt động xã hội quan trọng nhất của của con người đó là lao động sản xuất. Nhờ có lao động sản xuất mà con người về mặt sinh học có thể trở thành thực thể xã hội, thành chủ thể của “lịch sử có tính tự nhiên”, có lý tính, có “bản năng xã hội”.

Thứ tư, trong hoạt động của con người không chỉ có các mối quan hệ qua lại với nhau trong sản xuất mà cịn có hàng loạt các mối quan hệ xã hội khác. Các mối quan hệ này ngày càng trở nên phong phú, đa dạng thể hiện tác động qua lại của chúng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Con người khác con vật ở chỗ có suy nghĩ và hoạt động có mục đích. Mác đã bác bỏ ý kiến cho rằng những thứ duy nhất tạo nên bản chất con người là những đặc tính sinh học. Con người là những sinh vật sống, nhưng họ khác với những sinh vật sống theo nhiều cách. Vậy con người khác với động vật như thế nào? Trong suốt lịch sử, nhiều nhà tư tưởng vĩ đại đã đề xuất các tiêu chí thuyết phục để phân biệt con người với động vật, chẳng hạn như:

Theo quan điểm của C.Mác, mặt xã hội của con người là nổi bật, ưu việt và khác với động vật, đó là con người có hoạt động sản xuất vật chất và lao động. Thông qua quá trình lao động sản xuất: con người sản xuất ra của cải vật chất để phục vụ cuộc sống của mình và đồng loại. Tạo ra giá trị tinh thần và làm phong phú thêm cuộc sống của bạn. Lao động là nhân tố cấu thành nên tính xã hội của con người và nhân cách của con người.

b. Bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội

Mác đã viết:”Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”.

Bản chất con người ln được hình thành và biểu hiện ở con người hiện thực, nhất là trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Các quan hệ xã hội cấu thành bản chất con người, nhưng không phải là sự kết hợp hay tổng hợp giản đơn của chúng mà là sự tổng hợp của chúng; mỗi quan hệ xã hội có một vị trí, vai trị khác nhau, tác động lẫn nhau, không thể tách rời. Quan hệ giữa người với người trong xã hội đương đại qui định bản chất của con người thì suy đến cùng quan hệ vật chất, quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất là yếu tố quyết định nhất. Bởi vì đời sống vật chất quyết định đời sống tinh thần, động cơ chi phối hoạt động của con người là lợi ích, trong đó lợi ích kinh tế là quyết định nhất.

Bản chất con người phải đặt trong quan hệ đồng loại (cộng đồng) với cá nhân trong đó mặt cộng đồng có xu hướng xích lại gần hơn. Con người hoà nhập vào cộng đồng, mang bản chất của nó vào và thể hiện bản sắc của nó. Hồ nhập vào cộng đồng khơng có nghĩa là đánh mất bản sắc cá nhân mà ngược lại củng cố thêm bản sắc cá nhân. Khi đề cập tới yếu tố cộng đồng thì cộng đồng dân tộc, cộng đồng giai cấp là

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

những cộng đồng cơ bản nhất chi phối con người. Nhấn mạnh vấn đề trên khơng có nghĩa là bỏ qua cộng đồng nhân loại, cộng đồng người.

Bản chất con người vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời đại. Con người ln bị chi phối bởi điều kiện sinh hoạt vật chất, điều kiện sinh hoạt tinh thần của thời đại. Thời đại nào có con người ấy. Tuy nhiên không được quá nhấn mạnh, đi đến chỗ tuyệt đối hoá thực tế của con người trong những điều kiện nhất định sẽ dẫn tới sai lầm vì khơng thể giải thích nổi những hiện tượng phức tạp của đời sống xã hội.

c. Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử

Khơng có tự nhiên, khơng có lịch sử xã hội thì con người khơng xuất hiện và tồn tại. Vì vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, là sản phẩm của q trình tiến hóa sinh học lâu dài. Nhưng quan trọng nhất, con người luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội.

Engels cũng khẳng định trong tác phẩm "Phép biện chứng tự nhiên" của mình rằng động vật cũng có lịch sử phát triển dần dần đến trạng thái hiện tại. Nhưng lịch sử này không phải do họ tạo ra, trong chừng mực họ tham gia vào việc tạo ra nó, nó được tạo ra mà họ không hề hay biết và khơng có ý chí của họ. Ngược lại, theo nghĩa hẹp, con người càng xa lồi vật bao nhiêu thì con người càng sáng tạo lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu. "

Vì vậy, với tư cách là một thực thể xã hội, con người tác động, cải tạo tự nhiên thông qua hoạt động thực tiễn, đồng thời thúc đẩy lịch sử xã hội phát triển. Giới động vật phụ thuộc vào điều kiện của giới tự nhiên, còn xã hội lồi người thì ngược lại, chúng tạo ra thiên nhiên thứ hai thông qua hoạt động thực tiễn.

Trong quá trình cải tạo tự nhiên, con người cũng sáng tạo ra lịch sử của mình. Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính mình. Trên cơ sở hiểu biết các quy luật lịch sử xã hội, con người thúc đẩy xã hội phát triển từ trình độ thấp lên trình độ cao thông qua các hoạt động vật chất và tinh thần theo mục tiêu và nhu cầu thực tế của mình.

Khơng có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể ở những giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử. Vì vậy, mối quan hệ giữa bản chất con người với lịch sử

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

và các điều kiện xã hội luôn biến đổi và tất yếu sẽ biến đổi. Bản chất con người không phải là một hệ thống khép kín mà ngược lại, nó là một hệ thống mở tương ứng với những điều kiện sống của con người.Có thể nói, sự vận động, tiến bộ của lịch sử sẽ dội lại (tuy không trùng khớp) với sự vận động, biến đổi của bản chất con người. Vì vậy, việc để nhân loại phát triển theo chiều hướng tích cực một cách tồn diện thì cần phải làm cho hồn cảnh trở nên nhân văn và tốt đẹp hơn. Hoàn cảnh ở đây đó chính là mơi trường vật chất và xã hội tác động đến định hướng phát triển của con người nhằm đạt được mục đích, ý thức, ý nghĩa và giá trị giáo dục. Thơng qua đó, người ta có thể chấp nhận tình huống một cách tích cực và tác động đến nó theo nhiều cách khác nhau.

2. Quan điểm của Triết học Mác- LêNin về vai trò của con người trong sự phát triển sản xuất xã hội.

C. Mác là người đầu tiên phát hiện ra các quy luật của lịch sử nhân loại. Theo quan điểm của ông, khi con người sản xuất ra phương tiện sinh hoạt để đáp ứng nhu cầu của con người, thì chính anh ta bắt đầu phân biệt mình với động vật. Ơng viết: “Người ta phải có khả năng sống trước khi có thể 'làm nên lịch sử'. Nhưng để sống, trước hết bạn cần có thức ăn, đồ uống, chỗ ở, quần áo và một số thứ khác. Do đó, hành động lịch sử đầu tiên là sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn nhu cầu đó, tức là sản xuất ra chính đời sống vật chất. Do đó, điều kiện tiên quyết đầu tiên cho sự tồn tại của con người là sản xuất các chất đáp ứng nhu cầu cơ bản. Đó là sản xuất ra đời sống vật chất của con người. Đồng thời với quá trình này, con người cũng sáng tạo ra nhiều mặt của đời sống xã hội. C. Mác viết: “Việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp và từng giai đoạn phát triển kinh tế cụ thể của một dân tộc, một thời đại tạo ra cơ sở để từ đó con người xây dựng các thể chế nhà nước, các tư tưởng pháp quyền, nghệ thuật, và thậm chí cả những ý tưởng về tơn giáo".

Theo quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, trong lịch sử phát triển của q trình sản xuất vật chất của lồi người đã hình thành và phát triển một mối liên hệ phổ biến, khách quan: con người muốn sản xuất thì một mặt phải có mối quan hệ với và biến thiên nhiên. Mối quan hệ này thể hiện ở lực lượng sản xuất. Mặt khác, giữa

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

con người với nhau phải có mối quan hệ để tiến hành sản xuất, và mối quan hệ này được thể hiện trong quan hệ sản xuất. Năng suất và quan hệ sản xuất là hai kháng thể biện chứng đối lập nhau tách rời khỏi chỉnh thể thống nhất của nền sản xuất xã hội, tức là phương thức sản xuất xã hội.

Phân tích lực lượng sản xuất của xã hội tư bản chủ nghĩa, Mác viết: "Trong tất cả các tư liệu sản xuất, lực lượng sản xuất mạnh nhất là bản thân giai cấp cách mạng". Như vậy, C.Mác khẳng định con người là nhân tố quyết định nhất của lực lượng sản xuất. Cũng về vấn đề này, Lênin đã viết: “Lực lượng sản xuất chủ yếu của nhân loại là giai cấp công nhân”.

Cũng như Mác, Lênin đặt con người lên hàng đầu, lên hàng đầu, coi con người là công nhân, là giai cấp tiên tiến, tức là đều nhấn mạnh đến “phẩm chất” của cơng nhân-năng suất. Ngồi ra, C. Mác cịn cho rằng, năng suất thể hiện khả năng thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên. Trong sản xuất vật chất, con người sử dụng tư liệu lao động để tác động vào giới tự nhiên và tạo ra của cải vật chất nhằm thoả mãn những nhu cầu cơ bản của mình. Cũng trong q trình đó, con người đã nắm vững các quy luật tự nhiên, biến thế giới tự nhiên từ một nơi hoang vu, đơn sơ trở thành một “thế giới thứ hai” với sự tham gia của bàn tay, khối óc con người. . Sản xuất vật chất luôn biến đổi nên năng suất là yếu tố động và là q trình khơng ngừng đổi mới và phát triển. Vì vậy, trong lực lượng sản xuất, cơng cụ lao động có vai trị quan trọng, là thước đo sự chinh phục tự nhiên của con người.

3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người và con người trong xây dựng CNXH.

Đối với Hồ Chí Minh, tư tưởng về con người trong Người là vô cùng phong phú và đa dạng. Hồ Chí Minh đưa ra khái niệm chữ “người” trong bài báo đăng trên tờ “Cửu quốc nhật báo” năm 1949: “Chữ “người” chỉ người trong gia đình, anh em, họ hàng, bạn bè theo nghĩa hẹp, nghĩa rộng là chỉ người. đến đồng bào cả nước, rộng hơn Nói cách khác là con người.” Theo cách hiểu này, con người là sinh vật xã hội, xã hội, là thành viên của một cộng đồng xã hội. Nói cách khác, Hồ Chí Minh coi con người trong các mối quan hệ xã hội của mình. Trong tư tưởng của Người khơng có

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

con người trừu tượng mà ln nói đến con người cụ thể trong lịch sử. Như vậy, người dùng có nhiều khái niệm khác nhau để chỉ “người” trong các mối quan hệ lịch sử, xã hội. Chẳng hạn, trong công cuộc tìm đường cứu nước, trong phong trào giải phóng dân tộc và phong trào công nhân quốc tế, Người thường dùng các từ “người bản xứ”, “người lao động bản xứ”, “người da vàng”, v.v. Sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh thường dùng các khái niệm “nhân dân”, “quốc dân”, “đồng bào” để chỉ những người Việt Nam tự do trong một nước độc lập.

Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật mácxít, Hồ Chí Minh khẳng định bản chất con người là xã hội và lịch sử, con người vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể của lịch sử, con người vừa là mục tiêu của lịch sử, vừa là động lực của lịch sử. lịch sử và phát triển xã hội. Khi nói về vai trò của con người và chất lượng tri thức của con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến việc xây dựng nước Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa. Người luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục con người như một sách lược: “Trồng cây mười năm, trăm năm dạy người, trăm năm làm lợi”. Quan điểm về con người, về con người mới của Hồ Chí Minh là toàn diện và sâu sắc. Sự hiểu biết sâu sắc về bản chất con người, vai trò của con người đối với sự nghiệp cách mạng, xây dựng chế độ mới là cơ sở để Người kiên trì giáo dục con người. Thời kỳ cách mạng. Tư tưởng này của người với quan điểm của chủ nghĩa Mác Đảng đã góp phần mở đường cho cách mạng Đảng của nước ta.

Tầm nhìn lý tưởng và mục tiêu cao cả của Hồ Chí Minh đối với chế độ mới xã hội chủ nghĩa rất gần với triết lý sống của nhà Phật: ““Dĩ chúng tâm vi kỷ tâm”” (lòng người và lòng người đều bình đẳng). Vì vậy, cách nói, cách nói này dễ ăn sâu vào lòng người và cũng dễ được chấp nhận, bởi nó khơng hồn tồn xa lạ với nếp nghĩ truyền thống của người Việt Nam. Qua việc xác định mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh cho thấy Người vẫn trung thành với cội nguồn truyền thống của Việt Nam khi đề cập đến các vấn đề đương đại, tạo ra một dòng chảy văn hóa thơng suốt. Từ q khứ, đến hiện tại và hướng tới tương lai hình thành một hệ giá trị mạch lạc, nhân bản và nhân văn. Hồ Chí Minh cho rằng, mục đích tìm hiểu chủ nghĩa xã hội là nắm nội dung cốt lõi của con đường đã chọn và bản chất thực tế của xã hội mà chúng

</div>

×