Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tieu luan cao học mon triet hoc tư tưởng pháp trị của pháp gia và sự vận dụng vào sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.69 KB, 22 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TIỂU LUẬN</b>

<b>MÔN: TRIẾT HỌC</b>

<b>Đề tài:</b>

<b>Tư tưởng pháp trị của Pháp gia và sự vận dụng vào sự nghiệpxây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài.</b>

Tư tưởng và quan điểm trị nước luôn là một vấn đề quan trọng trong đời sống chính trị của nhân loại kể từ khi nhà nước và giai cấp xuất hiện đến nay. Trong lịch sử xã hội cổ đại, đã có nhiều hệ thống quan điểm, tư tưởng chính trị về phương thức trị nước, trong đó nổi bật là các nhà tư tưởng Hy Lạp và Trung Quốc cổ đại. Đặc biệt là các nhà tư tưởng chính trị của Trung Quốc cổ đại, trong đó có thể kể đến tư tưởng của Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia... đã mang lại sự phong phú về phương thức trị nước cho nhà cầm quyền.

Tuy nhiên, khơng phải cách trị nước nào cũng hồn hảo và có thể được sử dụng. Trong xã hội Trung Quốc cổ đại, mặc dù những tư tưởng về cách trị nước của Khổng Tử, Lão Tử, Tuân Tử, Mạnh Tử, Mặc Tử... đã có những giá trị nhất định trong lịch sử, song sự thành cơng mà nó mang lại không được như ý muốn trong một xã hội loạn lạc và luôn xảy ra chiến tranh như xã hội Trung Quốc cổ đại. Trong bối cảnh đó, tư tưởng Pháp trị của Pháp gia, đặc biệt là tư tưởng của Hàn Phi Tử đã được Tần Thủy Hoàng sử dụng có hiệu quả trong việc thống nhất Trung Quốc và có vai trị nhất định trong việc trị nước trong những năm sau đó.

Những giá trị của tư tưởng pháp trị có tác dụng thiết lập pháp luật nhằm ổn định chính trị và xã hội. Chính vì vậy, trong điều kiện lịch sử hiện nay, chúng ta nên tham khảo, tiếp thụ những hạt nhân tiến bộ của học thuyết này, như: đề cao pháp luật; pháp luật phải phù hợp với đời sống xã hội; và, pháp luật phải được thi hành triệt để, nghiêm minh. Việc nghiên cứu, tham khảo và sử dụng tư tưởng pháp trị một cách phù hợp là điều rất cần thiết trong quá trình xây dựng và đổi mới đất nước ta trong giai đoạn hiện nay nhằm tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam và quản lý xã hội bằng pháp luật.

Trên tinh thần đó, tơi lựa chọn đề tài “Tư tưởng Pháp trị của Pháp gia và sự vận dụng vào sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền” làm đề tài

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

nghiên cứu cho tiểu luận của mình. Trong khn khổ của một bài tiểu luận của bộ mơn Triết học (chương trình cao học), khơng cho phép tơi khảo sát, tìm hiểu sâu về những tư tưởng trong học thuyết Pháp trị của Hàn Phi Tử, cũng như việc vận dụng vào sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, mà chỉ có thể nêu một cách khái quát các tư tưởng tiến bộ trong học thuyết này, và giá trị thực tiễn của nó trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền trên cả góc độ tích cực và tiêu cực, nhằm mục đích giúp cho việc nghiên cứu sau này được thực hiện sâu và khoa học hơn.

<b>2. Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận:</b>

<i>- Mục đích: Nghiên cứu để có sự hiểu biết đầy đủ hơn về lịch sử ra đời</i>

của Pháp gia, những tư tưởng cơ bản của học thuyết và sự vận dụng vào quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền trong điều kiện hiện nay.

<i>- Nhiệm vụ: Trình bày một cách có hệ thống về hồn cảnh ra đời,</i>

những nội dung cơ bản của tư tưởng pháp trị của Pháp gia; sự vận dụng vào quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền trong điều kiện hiện nay.

<b>3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.</b>

Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là những tư tưởng pháp trị tiến bộ của Pháp gia.

<b>4. Phương pháp nghiên cứu.</b>

Tiểu luận dựa vào phương pháp lịch sử - logic kết hợp với phương pháp phân tích - tổng hợp.

<b>5. Cấu trúc của tiểu luận:</b>

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung của tiểu luận gồm 2 chương và danh mục tài liệu tham khảo, mục lục.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>CHƯƠNG I</b>

<b>NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN</b>

<b>TRONG TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA PHÁP GIA</b>

<b>I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦAPHÁP GIA.</b>

<b>1. Hoàn cảnh lịch sử và cuộc đời của Hàn Phi Tử.</b>

<i><b>1.1. Bối cảnh xã hội Trung Hoa cổ đại thời Hàn Phi Tử.</b></i>

Lịch sử Trung Hoa cổ đại có hai thời kỳ được nói đến nhiều nhất: Xuân thu và Chiến quốc. Thời Chiến quốc (403-221 TCN) từ gần cuối đời Uy Liệt Vương, tới khi nhà Tần diệt nhà Tề thống nhất đất nước, đó là thời kỳ sinh sống của Hàn Phi Tử (280-233 TCN).

So với thời Xuân Thu thì Chiến Quốc loạn lạc và bất ổn định hơn về chính trị, nhưng lại phát triển hơn về kinh tế. Trong thời Xuân Thu, công cụ sản xuất và khí giới chủ yếu là bằng đồng. Sắt bắt đầu được dùng cuối thời kỳ này và trở nên thông dụng vào thời Chiến Quốc, do đó, thúc đẩy việc mở rộng đất đai nông nghiệp, tăng năng suất lao động. Đây là thời kỳ đạo đức suy đồi, người ta chỉ tìm mọi cách để tranh lợi. Quan lại tham nhũng, ăn chơi xa hoa truỵ lạc; chiến tranh kéo dài liên miên khiến cho đời sống của nhân dân càng thêm đói khổ cùng cực. Trước tình cảnh xã hội như vậy, tầng lớp quý tộc và tầng lớp trí thức có sự chia rẽ về tư tưởng. Xã hội Trung Quốc lâm vào cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng: nền chính trị Thiên Tử của nhà Chu suy vong, các chư hầu cùng nổi lên tranh giành bá chủ. Trung Quốc bước vào thời kỳ loạn lạc chưa từng thấy với hơn năm trăm năm chiến tranh đau thương "người chết đầy đồng, thây chất đầy thành" (Mạnh Tử). Hiện thực nóng bỏng đó là tiền đề tích cực cho ra đời hàng loạt các học thuyết tư tưởng, nhằm lý giải hiện thực và đề xuất những quan điểm, đường lối chính trị - những phương thuốc cứu đời từ xã hội loạn lạc về trị.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Lịch sử Trung Quốc đã từng kiểm nghiệm vai trị các học thuyết "Đức trị", "Vơ vi trị ", "Kiêm ái "... song chúng đều tỏ ra bất lực vì khơng đáp ứng được u cầu thời cuộc. Vào lúc tưởng chừng bế tắc đó, học thuyết pháp trị đã xuất hiện trên vũ đài lịch sử với tư cách là đường lối chiến lược chính trị lấy pháp luật làm công cụ chủ yếu, nhanh chóng trở thành ngọn cờ tư tưởng góp phần đưa sự nghiệp thống nhất của nhà Tần đi đến thắng lợi, thúc đẩy sự chuyển biến xã hội Trung Quốc từ phong kiến sơ kỳ sang quân chủ chuyên chế, đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử Trung Quốc.

<i><b>1.2. Một vài nét về Hàn Phi Tử (280 – 233 TCN).</b></i>

Hàn Phi (280-233 trước công nguyên) là công tử nước Hàn, là con vua nhưng không phải người thừa kế ngai vàng. Hồn cảnh đó giúp ơng thấu hiểu các quan hệ giữa vua tôi và cách trị nước. Thầy học của Hàn Phi là Tuân Tử -học giả lớn nhất thời bấy giờ. Ông đã nhiều lần dâng kế sách trị nước lên vua Hàn song chưa từng được sử dụng. Ơng nhận thấy vua Hàn “khơng sửa đổi làm rõ pháp chế” (bất vụ tu minh kỳ pháp chế), từ đó tạo nên tình trạng “các nhà Nho dùng văn làm rối loạn pháp luật, bọn hiệp sĩ dùng võ phạm vào điều cấm”. Về lý luận chính trị, ơng tiếp thu điểm ưu trội của ba trường phái trong Pháp gia: “pháp” (Thương Ưởng), “thuật” (Thân Bất Hại), “thế” (Thận Đáo); từ đó, phát triển và xây dựng một hệ thống lý luận pháp trị tương đối hoàn chỉnh và tiến bộ so với đương thời.

Khi Tần Thủy Hoàng sắp cất quân đánh Hàn, Hàn Phi Tử được cử làm sứ giả sang nước Tần với nhiệm vụ cứu nước Hàn khỏi họa diệt vong. Nhưng ông sang Tần không phải để sống, mà là để chết.

<i>Hàn Phi chết đi nhưng đã để lại tác phẩm Hàn Phi Tử, tác phẩm đề cao</i>

pháp luật và thuật trị nước. Khi đọc tác phẩm này, Tần Thủy Hoàng thốt lên thán phục: “Ta được làm bạn với con người này thì có chết cũng khơng uổng!”.

<b>2. Tư tưởng cơ bản của Hàn Phi Tử.</b>

Như đã nói ở trên, Hàn Phi Tử tuy là học trò của Tuân Tử, nhưng đã bỏ đạo Nho theo đạo Pháp. Hàn Phi phủ định đức tính Nhân nghĩa của nhà Nho,

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

tự sáng lập ra triết lý chính trị riêng, có giá trị rất đáng kể. Triết lý chính trị của Hàn Phi, bắt nguồn từ tư tưởng "Phú quốc cường binh" của Ngô Khởi cùng Thương Quân, hình thành một hệ thống gồm ba chủ điểm là: Pháp, Thuật và Thế.

<i><b>- Pháp: Hàn Phi Tử định nghĩa "Pháp" có ba điểm chính: (1) Là pháp</b></i>

lệnh do cửa quan ban ra, mọi người đều phải tuân theo. (2) Nội dung chính yếu của pháp lệnh là thưởng và phạt. (3) Pháp ví như tấm gương sáng có thể soi thấu tà gian; pháp ví như cán cân, tiêu biểu cho lẽ công bằng.

Theo Hàn Phi Tử, nội dung chính yếu của Pháp là thưởng và phạt. Sở dĩ phải nhấn mạnh vấn đề thưởng và phạt, là vì có ba nguyên nhân sau đây: Một là: Người ta có tâm lý ham thưởng sợ phạt, nên áp dụng luật thưởng phạt, là phương pháp cai trị hữu hiệu nhất. Hai là: Nếu vua chúa để mắt nhìn, để tai nghe và dùng đầu óc suy tư thì rất dễ bị thần thuộc a dua lừa bịp. Một khi đã áp dụng luật lệ thưởng phạt, thì sẽ tránh được tệ hại đó bởi điều thưởng phạt là phán xét theo sự kiện khách quan, việc gì đáng thưởng, điều nào đáng phạt, đều được định sẵn bằng luật lệ minh bạch, khỏi bị ảnh hưởng bởi tình cảm chủ quan. Ba là: Thưởng phạt là lợi khí sắc bén, để vua chúa kiểm soát thần thuộc. Bá Di, Thúc Tề vì tưởng niệm cố quốc, bất mãn chính trị mà chịu chết đói trên núi hoang, được Khổng Tử tôn là hiền sĩ, nhưng với Hàn Phi Tử thì cho rằng, những người chẳng ham thưởng, khơng sợ phạt như vậy, là "hạng thần dân vơ ích", theo tiêu chuẩn giá trị chữ "Pháp".

<i><b>- Thuật: Là một quan niệm rất quan trọng, trong tư tưởng của Hàn Phi</b></i>

Tử, ln ln gắn liền với "Pháp", chỉ có khác ở chỗ, Pháp để trị dân, cịn Thuật thì để nhà vua kiểm soát thần thuộc. Vậy Thuật của vua là thuật gì? Một là, "Cách tắc nhi bất thơng, chu mật nhi bất hiện". (Ngăn cách đừng thơng nhau, kín đáo đừng lộ liễu); Hai là, giấu kỹ tình cảm ghét thương. Về điểm một là bảo, kẻ làm vua nên sống cách biệt với quần thần, đừng để họ thấy cử chỉ của mình, mà đốn biết ý định chân chính của mình; điểm hai là bảo, người làm vua phải tập làm sao cho tình cảm ái lạc hỷ nộ của mình,

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

chẳng bao giờ biểu lộ ra ngồi, có vậy thì đám thần thuộc sẽ khơng cách nào khai thác, lợi dụng cảm tình của mình.

<i><b>- Thế: Với Hàn Phi Tử, "Quyền lực tối thượng" có một danh từ riêng,</b></i>

gọi là "Thế”. Nguyên quan niệm về Thế, là do Thân Đáo khởi xướng, kịp đến tay Hàn Phi Tử, thì càng coi đó là điều kiện căn bản nhất của nhà lãnh đạo. Nếu chúa mà thiếu cái Thế mạnh thì Pháp khơng thể hành, và sở dĩ chúa phải dùng đến Thuật, là nhằm bảo vệ cái Thế. Tóm lại, Pháp, Thuật, Thế là ba mặt của quyền lực tối thượng, tuy có khác nhau, nhưng liên đới vơ cùng chặt chẽ với nhau.

Trong tư tưởng của Hàn Phi, quyền lực là tất cả, như đã viết trong thiên "Hiển học": "Thị cố lực đa tắc nhân triều, lực quả tắc triều ư nhân, cố minh quân vụ lực". (Bởi vậy cho nên, quyền lực nhiều thì người ta đến chầu mình, quyền lực kém thì phải đi chầu người ta. Do đó, minh chúa phải nắm lấy quyền lực) và "Quyền thế bất khả dĩ tá nhân, thượng thất kỳ nhất, hạ dĩ vi bách". (Quyền thế chớ có chia sẻ cho người ta, khi bề trên chia mất một quyền, thì kẻ dưới sẽ lạm dụng thành trăm). Hàn Phi khơng những coi trọng quyền lực, cịn là kẻ sùng bái quyền lực. Đó là ý nghĩ chung của kẻ chủ trương độc tài, chuyên chế từ cổ chí kim, từ đơng chí tây, họ coi quyền lực như là chân lý, có quyền lực là có tất cả.

<b>II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG PHÁPTRỊ CỦA PHÁP GIA.</b>

<b>1. Tư tưởng pháp gia của Hàn Phi Tử.</b>

Tư tưởng của Hàn Phi Tử: là “dùng pháp trị nhưng lại trọng dân”. Trước khi đặt ra luật lệ mới, ông để cho dân tự phê bình. Cịn lập pháp thuộc về nhà vua; quy tắc lập pháp phải lấy tính người và phép trời làm tiêu chuẩn. Hành pháp thì phải công bố luật cho rõ ràng, thi hành cho nghiêm chỉnh, tránh thay đổi nhiều, phải “chí cơng vơ tư”, vua tôi, sang hèn đều phải theo pháp luật”, thưởng phạt phải nghiêm minh, “danh chính, pháp hồn bị thì bậc minh qn chẳng có việc gì phải làm nữa, vơ vi mà được trị”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Chính sách cai trị phải dựa vào ý dân, dân muốn thì gì thì cấp cho cái đó, khơng muốn cái gì thì trừ cho cái đó. Hàn Phi Tử lại đưa ra quan điểm: bản chất con người là ác, muốn quản lý xã hội phải khởi xướng ra lễ nghĩa và chế định ra pháp luật để uốn nắn tính xấu của con người; theo các ơng quản lý xã hội là vị Pháp chứ không vị Đức.

Chúng ta có thể khẳng định rằng, Hàn Phi Tử là một người duy lý, duy lợi theo chủ nghĩa thực dụng. Song cũng phải thừa nhận rằng ơng có một trí tuệ rất sâu sắc. Và chính ơng đã vì sự tồn vong của đất nước mình mà phải chịu chết thảm, tuy rằng ơng biết trước đó là số phận chung của các pháp gia có tài và có tâm, nhiệt thành yêu nước.

<b>2. Những giá trị tư tưởng tiến bộ trong học thuyết pháp trị.</b>

Học thuyết pháp trị với vai trò Tập đại thành của Hàn Phi Tử (-280-234) được hình thành trên cơ sở thống nhất của 3 học phái:

+ Pháp của Thương Ưởng (?- 338) + Thế của Thận Đáo (-370-290) + Thuật của Thân Bất Hại (-401-337)

Học thuyết pháp trị đã phát triển rực rỡ ở thời kỳ tiên Tần và tuy không được bổ sung phát triển liên tục trong lịch sử như các học thuyết khác, song hơm nay dưới góc độ của khoa học pháp lý hiện đại để tìm hiểu về học thuyết này chúng ta vẫn thấy toát lên những giá trị tư tưởng bổ ích.

<i><b>2.1. Pháp luật là cơng cụ của quyền lực chính trị.</b></i>

Theo Hàn Vi Tử, việc trị nước, quản dân không thể dựa theo lễ nghi truyền thống mà phải được thực hiện trên cơ sở những đạo luật cụ thể và chặt

<i>chẽ. Pháp luật, theo Hàn Phi " là hiến lệnh công bố ở các công sở, thưởng hay</i>

<i>phạt đều được dân tin chắc là thi hành thưởng người cẩn thận giữ pháp luật,phạt kẻ phạm pháp, như vậy bề tôi sẽ theo pháp".</i>

Sự cần thiết của pháp luật ở chỗ là mẫu mực để an dân, làm cho nước trị vì nó có mục đích xố nguồn gốc của sự rối loạn "làm cho trị là pháp luật, gây ra loạn là cái riêng tư ".

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Đặc trưng nổi bật của pháp luật là những quy tắc xử sự chung, làm khuôn mẫu hành vi cho mọi người trong xã hội. Sức mạnh của pháp luật được bảo đảm bằng chính sức mạnh quyền lực chính trị để buộc mọi người phải tuân theo. Và ngược lại, pháp luật được thực thi để củng cố và duy trì uy thế nhà vua. Cho nên, pháp luật là cẩm nang và phương tiện đặc biệt đảm bảo cho sự cai trị thành cơng. Ngồi pháp luật là chỗ dựa duy nhất để nhà vua tin cậy, tất cả các quan hệ khác như: vua tôi, cha con, anh em, vợ chồng... đều tuyệt đối không thể tin tưởng và luôn phải cảnh giác. Theo họ thì mọi tình cảm như: sự kính trọng, thuỷ chung, trung hiếu... đều là huyễn hoặc xa vời.

Khơng chỉ thế, các nhà pháp trị cịn chủ trương lấy pháp luật làm chuẩn mực duy nhất áp đặt cho các giá trị của đạo đức, tình cảm, văn hố... trong đời sống xã hội. Có thể nói, Hàn Phi đã cực đoan khi độc tôn pháp luật.

<i><b>2.2. Pháp luật phải phù hợp với đời sống xã hội.</b></i>

Theo Hàn Vi Tử, việc pháp luật thay đổi hay không đổi không phụ thuộc vào vấn đề cổ hay kim, cũ hay mới mà cái chính là ở chỗ việc đó có hợp thời hay khơng: Thánh nhân khơng nhất định phải theo cổ, giữ cựu lệ mà phải xét việc đương thời rồi tuỳ nghi tìm biện pháp: Điều đó cho thấy, trong quan điểm của các nhà Pháp trị ln thống nhất giữa tính ngun tắc với sự linh hoạt cần thiết của tư duy biện chứng sâu sắc.

Vì vậy, Hàn Phi Tử cho rằng: pháp luật phải công bằng, bênh vực kẻ yếu, số ít, như vậy mới tạo nên trật tự trong nước: "... trị nước thì mình định pháp luật, đặt ra hình phạt nghiêm khắc để cứu loạn cho dân chúng, trừ hoạ cho thiên hạ, khiến cho kẻ mạnh không lấn kẻ yếu, đám đơng khơng hiếp đáp số ít, người già được hưởng hết tuổi trời, bọn trẻ con được nuôi lớn, biên giới không bị xâm phạm, vua tôi thân nhau, cha con bảo vệ nhau, không lo bị giết hay bị cầm tù, đó cũng là cái cơng cực lớn vậy". Pháp luật được quan niệm như là mẫu số chung để điều chỉnh các mối quan hệ khác nhau trong xã hội quy về một trật tự thống nhất theo ý chí của giai cấp thống trị

<i><b>2.3. Pháp luật phải được thi hành triệt để.</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Việc ban hành pháp luật mới chỉ đáp ứng về điều kiện cần để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đồng thời, những quy định pháp luật đó được tổ chức thực hiện trong cuộc sống để trở thành pháp luật trên thực tế và mới đáp ứng được yêu cầu của chính trị. Nhận thức rõ điều này, Hàn Phi không chỉ coi trọng việc xây dựng pháp luật trên cơ sở khoa học mà cịn địi hỏi nó phải được thực thi một cách triệt để: trong xã hội từ trên xuống dưới, từ vua quan cho đến thần dân đều phải tuân thủ nghiêm minh.

Khác với Đức trị lấy chủ trương vua nêu gương nhân đức, Pháp trị lại lấy chủ trương vua nêu gương tuân thủ pháp luật. Quan điểm này trái ngược với các nhà đức trị là luôn chủ trương không phổ biến pháp luật nhưng thể hiện tính hợp lý ở chỗ: việc phổ biến, tuyên truyền là bước đi đầu tiên trong tổ chức thực thi, bảo đảm cho pháp luật đi vào cuộc sống với mục đích cuối cùng làm cho ý chí của giai cấp thống trị trở thành hiện thực trong thực tế đời sống xã hội.

Có thể khẳng định, học thuyết pháp trị do phản ánh đúng quy luật khách quan nên đã đáp ứng được yêu cầu của lịch sử. Ngày nay, chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân thì một yêu cầu quan trọng là phải xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, tạo môi trường pháp lý ổn định cho phát triển kinh tế- xã hội. Những hạt nhân tiến bộ của Học thuyết pháp trị chắc chắn sẽ cho chúng ta nhiều suy nghĩ trong cơng tác xây dựng và hồn thiện bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật hiện nay.

<b>3. Những hạn chế trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử.</b>

Mặc dù vậy, cần phải thấy rằng, pháp luật mà Hàn Phi đề cao là thứ pháp luật hà khắc, tàn bạo, khác xa với pháp luật ngày nay; con người phải vì pháp luật, chứ pháp luật khơng vì con người; mặt khác, pháp luật dù ở vị trí thượng tôn, trên muôn dân, nhưng lại dưới một người (nhà vua). Đó là hạn chế của học thuyết Pháp trị.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Thực tế đã chứng minh, sở dĩ Pháp gia thất bại là do bản thân cách làm của Pháp gia (trong đấy có Hàn Phi Tử) tồn tại nhiều điểm quá cực đoan như: Sự đồng nhất việc cai trị dựa trên pháp luật với việc cai trị dựa vào các hình phạt nghiêm khắc; Quan niệm về pháp luật của Pháp gia nói chung và Hàn Phi nói riêng quá máy móc và cứng nhắc, hồn tồn khơng có tính đàn hồi trong việc sử dụng pháp luật,…

Đặc biệt, Hàn Phi Tử quan niệm vua phải tuân theo pháp luật, song trên thực tế, vua là người siêu vượt lên trên pháp luật, vì mọi quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đều nằm trong tay nhà vua.

Tóm lại, tư tưởng của Hàn Phi Tử hết sức sâu rộng, bao gồm chính trị, pháp luật, triết học, xã hội, kinh tế, quân sự, giáo dục,...; trong đó, then chốt chính là tư tưởng chính trị. Ơng để tâm suy nghĩ làm sao cho vị vua trong điều kiện xã hội đương thời có thể vận dụng vô số các phương pháp khác nhau để đạt được cục diện chính trị ổn định, để cho nước giàu quân mạnh.

</div>

×