Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

tiểu luận cao học triết nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.28 KB, 20 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU</b>

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người anh hùng vĩ đại của dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại của nhân loại. Người đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá, một hệ thống tư tưởng về nhiều mặt. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự tổng hòa và phát triển biện chứng tư tưởng văn hóa truyền thống của dân tộc, tinh hoa tư tưởng văn hóa của phương Đơng và phương Tây với chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng, cùng với thực tiễn của dân tộc và thời đại qua sự tiếp biến và phát triển của Hồ Chi Minh – một con người có tư duy

Thống nhất và biện chứng giữa lý luận và thực tiễn là một trong những tư tưởng cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây vừa là nội dung hành động, vừa là phương pháp nghiên cứu theo quan điểm tử tưởng Hồ Chí Minh.

Lý luận và thực tiễn là một trong những vấn đề cơ bản của khoa học mácxít nói chung và của nhận thức luận mácxít nói riêng. Hồ Chí Minh coi lý luận và thực tiễn có mối liên hệ khăng khít với nhau, khơng thể tách rời. Nó tác động lẫn nhau, chuyển hoá cho nhau. Trong mối liên hệ này, thực tiễn có tác động quyết định và lý luận đến lượt nó lại phản ánh vào thực tiễn. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, lý luận chính là những kinh nghiệm rút ra từ thực tế (thực tiễn) trong mọi hoạt động của con người và xã hội. Cịn thực tiễn lại cũng là tồn bộ những hoạt động của con người để tạo ra những điều kiện cần thiết cho đời sống xã hội.

Quan điểm này của Hồ Chí Minh được phát triển trên cơ sở quan điểm lý luận của C.Mác. C.Mác cho rằng thực tiễn trước hết là hoạt động vật chất, là sản xuất, vì đời sống của xã hội, sự sống của con người do sản xuất quyết định. C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh đều có chung một nhận định là một trong những nhân tố quan trọng nhất hợp thành thực tiễn là hoạt động cách mạng của những giai cấp, những tập đồn xã hội nhằm xố bỏ chế độ xã hội già cỗi, bóc lột, thay thế bằng chế độ xã hội mới, tiến bộ hơn, phát triển hơn. Hồ Chí Minh nói: "Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng, rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính. Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong cơng việc thực tế". Người cịn nói: "Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu khơng biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng sách". Người kết luận: "Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành phải nhằm theo lý luận". Ph.Ăngghen có lần nói rằng: “mọi cái xét cho cùng đều quy công cho sản xuất”. Như vậy, rõ ràng lý luận được đẻ ra trên nền tảng của thực tiễn, là kết quả khoa học của sự khái quát kinh nghiệm thực tiễn của hoạt động đời sống xã hội. Khơng có thực tiễn thì khơng có lý luận khoa học. Thực tiễn phong phú sẽ làm cho lý luận phong phú. Thực tiễn không phong phú thì lý luận cũng khơng thể phong phú. Như vậy, lý luận và thực tiễn bổ sung cho nhau, làm phong phú lẫn nhau. Thực tiễn đề ra những vấn đề yêu cầu lý luận phải giải đáp. Cho nên khơng có thứ lý luận khoa học nào mà "tự nặn ra". Chỉ có lý luận nào gắn chặt với thực tiễn, phục vụ thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm, kiểm tra, thì lý luận đó mới đích thực là lý luận, mới bắt rễ sâu trong đời sống. Quan điểm của Hồ Chí Minh là mọi lý luận xét cho cùng đều quy về thực tiễn. Một nhà khoa học viết một cơng trình có "độ nhuyễn" giữa lý luận và thực tiễn, có tính khả thi, cũng là biết kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Trái lại, một cơng trình nghiên cứu tồn lý luận, khơng liên hệ gì đến thực tiễn, khơng đếm xỉa gì đến thực tiễn, cơng trình ấy cũng chỉ đạt yêu cầu một nửa mà thôi. Tư tưởng của Người có thể được xem như là tư tưởng Việt Nam hiện đại với những giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>PHẦN NỘI DUNG</b>

<b>CHƯƠNG I: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀNGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN</b>

<b>I. Phạm trù lý luận</b>

Trước hết cần khẳng định rằng phạm trù lý luận là phạm trù mang tính trừu tượng, vì vậy từ trước đến nay, đã có rất nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau về lý luận. Lý luận ra đời ngay từ thời cổ đại, khi triết học mới ra đời, lúc đầu chỉ là những tri thức thuần túy trải qua quá trình nhận thức lâu dài cùng với sự xuất hiện của ngành khoa học thì tri thức lý luận hình thành và ngày càng mang tính khái qt trừu tượng hóa cao.

Kế thừa những yếu tố hợp lý đó và phát triển một cách sáng tạo. Mác – Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết biện chứng duy vật về lý luận cho rằng “ lý luận là kinh nghiệm đã được khái quát trong ý thức của con người, là toàn bộ tri thức về thế giới khách quan, là hệ thống tương đối độc lập của các tri thức có tác dụng tái hiện trong lơgíc của khái niệm cái lơgíc khách quan của sự vật. Nói cách khác, lý luận là hệ thống những tri thức được hệ thống hóa, khái quát hóa từ những tài liệu của thực tiễn, kinh nghiệm lịch sử phản ánh mối liên hệ bản chất những quy luật của thế giới khách quan cũng như sự phát triển của tư duy con người.

Để hình thành lý luận, con người phải trải qua quá trình nhận thức kinh nghiệm. Nó giúp con người giải quyết nhanh một số vấn đề cụ thể, đơn giản trong quá trình tác động trực tiếp đối tượng. Lý luận là sản phẩm cao nhất của nhận thức, của sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ não con người. Cho nên, bản chất của lý luận là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nhận thức là cả một quá trình biện chứng từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ nơng cạn đến sâu sắc, từ hiện tượng đến bản chất.

Như vậy có thể thấy, nhận thức là một q trình biện chứng diễn ra rất phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn, trình độ, vịng khâu và hình thức khác

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

nhau. Tuỳ theo tính chất nghiên cứu mà q trình đó được phân chia thành nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.

Nhận thức cảm tính (hay còn gọi là trực quan sinh động) là giai đoạn đầu tiên của q trình nhận thức. Nó được thể hiện ở ba hình thức cơ bản là cảm giác, tri giác và biểu tượng. Nhận thức lý tính được thể hiện ở ba hình thức cơ bản là khái niệm, phán đoán và suy lý.

Xét về bản chất, lý luận là hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, những tính quy luật của thế giới khách quan, lý luận được hình thành khơng phải nằm ngồi thực tiễn mà trong mối liên hệ với thực tiễn. Lý luận phản ánh hiện thực khách quan để làm phương pháp luận nhận thức và cải tạo hiện thực khách quan bằng hoạt động thực tiễn.

Tóm lại, lý luận là một cơng cụ tư tưởng sắc bén có vai trị rất to lớn đối với hoạt động thực tiễn cũng như đối với sự định hướng về nhận thức. . Lý luận cũng có q trình hình thành và phát triển của nó, khơng phải lý luận có khi con người xuất hiện, mà con người phải phát triển đến một giai đoạn nhất định nào đó lý luận mới được xuất hiện. Lý luận không phải sinh ra vốn đã hồn thiện mà nó được bổ sung và hồn thiện dần dần theo tiến trình phát triển của lịch sử xã hội. Hay nói cách khác, lý luận mang tính lịch sử xã hội.

<b>II. Phạm trù thực tiễn</b>

Dựa vào những thành tựu của khoa học nói chung và khoa học tự nhiên nói riêng, cùng với việc kế thừa và phát triển sáng tạo những yếu tố hợp lý trong những quan niệm về thực tiễn của các nhà triết học trước và khắc phục những yếu tố sai lầm của những quan niệm cũ về thực tiễn, cùng với những hoạt động của các ông trong phong trào đấu tranh của quần chúng lao động, C.Mác – Ph. Ăngghen đã có cơng lớn trong việc đưa thực tiễn vào nhận thức luận. Không những thế, cả lý luận và thực tiễn đều được các ơng nâng lên trình độ mới: Thực tiễn cách mạng và lý luận cách mạng. Nhờ đó, lý luận gắn bó chặt chẽ với thực tiễn, trở thành vũ khí nhận thức và cải tạo thế giới. Với

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã thực hiện một bước chuyển biến cách mạng trong lý luận nói chung và trong nhận thức luận nói riêng. Thực tiễn là tồn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con người. Bản chất của hoạt động thực tiễn là sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể, trong đó chủ thể với tỉnh năng động của mình tác động làm biến đổi khách thể.

Hoạt động của con người đều mang tính lịch sử cụ thể, khơng có hoạt động thực tiễn nào tồn tại vĩnh viễn.

Hoạt động thực tiễn mặc dù phải thơng qua từng cá nhân, từng nhóm người nhưng hoạt động thực tiễn của từng cá nhân, từng nhóm người lại không thể tách rời quan hệ xã hội.

Hoạt động thực tiễn mang tính tất yếu, nhưng tất yếu đã có nhận thức, đã có ý thức.

Hoạt động thực tiễn rất phong phú đa dạng, song có thể chia làm ba hình thức cơ bản là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị-xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học.

Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động trực tiếp của con người tác động vào giới tự nhiên, cải tạo tự nhiên bằng các công cụ vật chất nhằm tạo ra của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại và phái triển của con người và của xã hội.

Hoạt động chính trị xã hội là hoạt động của con người trực tiếp tác động vào xã hội cải biến các quan hệ xã hội theo hướng tiến bộ.

Hoạt động thực nghiệm khoa học là hoạt động của các ngành khoa học tác động làm cải biến những đối tượng nhất định trong một điều kiện nhất định, theo một mục đích nghiên cứu nhất định.

Các hình thức hoạt động thực tiễn tuy có sự khác nhau tương đối nhưng chúng thống nhất. Trong mối quan hệ đó hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động cơ bản nhất, đóng vai trị quyết định đối với các hoạt động khác.

Tóm lại, hoạt động thực tiễn là một phạm trù không thể thiếu đối với

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

nhận thức khoa học, với quá trình hoạt động trong lĩnh vực lý luận, nghiên cứu lý luận cần phải hiểu rõ và nắm chắc được tính đúng đắn của thực tiễn đó là yếu tố góp phần làm nên thành cơng trong cơng việc của mỗi người.

<b>III. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn</b>

Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn bắt nguồn từ mối quan hệ giữa con người và thế giới khách quan. Con người ln tác động tích cực vào thế giới khách quan, tự nhiên và xã hội, cải biến thế giới khách quan bằng thực tiễn. Trong q trình đó sự phát triển nhận thức của con người và sự biến đổi thế giới khách quan là hai mặt thống nhất. Điều đó quy định sự thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động sinh tồn của cá nhân và cộng đồng.

Giữa lý luận và thực tiễn giường như hai mặt tương đối độc lập với nhau nhưng lại có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó thực tiễn ln ln giữ vai trị quyết định.

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đựơc thể hiện ở những khía cạnh sau: Thực tiễn là cơ sở và động lực của nhận thức: Nhận thức bắt nguồn từ thực tiễn. Chính là trong hoạt động thực tiễn làm xuất hiện những nhu cầu buộc con người phải nhận thức thế giới. Vì vậy mà con người nhận thức thế giới thông qua thực tiễn.

Thông qua thực tiễn con người làm cho sự vật hiện tượng bộc lộ những thuộc tính, những liên hệ, trên cỏ sở đó con người nhận thức chúng. Như vậy, thực thực tiễn đã đem lại những tài liệu cho quá trình nhận thức, giúp cho nhận thức nắm được bản chất các quy luật của thế giới. Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Tri thức do nhận thức đem lại chỉ trở thành sức mạnh vật chất khi được áp dụng có hiệu quả trong hoạt động thực tiễn. Như vậy, nhận thức không phải là để nhận thức mà có mục đích cuối cùng, đó là giúp cho con người trong hoạt động biến đổi thể giới

Thực tiễn là tiêu chuẩn của nhận thực thực: Nhận thức phải thơng qua thực tiễn mới kiểm tra được tính chân lý của nó.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Thực tiễn chỉ đạo bởi lý luận ngược lại lý luận phải được vận dụng vào thực tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển trong thực tiễn. Lý luận đóng vai trị soi đường cho thực tiễn vì lý luận có khả năng định hướng mục tiêu xác định lực lượng biện pháp thực hiện. Lý luận còn dự báo được khả năng phát triển cũng như các mối quan hệ của thực tiễn, dự báo được những rủi ro có thể xảy ra, những hạn chế những thất bại có thế có trong q trình hoạt động thực tiễn.

Tóm lại, quan hệ giữa lý luận và thực tiễn là một quá trình mang tính lịch sử xã hội cụ thể. Đây là quan hệ thống nhất biện chứng nắm bắt được tính biện chứng của q trình đó là tiền đề quan trọng bậc nhất giúp chúng ta có một lập trường thực tiễn sáng suốt, tránh được chủ nghĩa thực dụng, máy móc và lý luận sng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>CHƯƠNG II: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀNGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT BIỆN CHỨNG GIỮA LÝ LUẬN VÀ</b>

<b>THỰC TIỄN</b>

<b>I. Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về thực tiễn và vai trò củathực tiễn</b>

<b>1. Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về thực tiễn</b>

Quan điểm thực tiễn là quan điểm khởi đầu và xuyên suốt trong cuộc đời và tư tưởng của Hồ chí Minh. Hồ Chí Minh khơng có “phát minh” gì mới về phạm trù thực tiễn và về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn. Người chỉ thực hành cách mạng nhưng thông qua thực hành cách mạng Người đã thể hiện rất sớm một khuynh hướng tối ưu, một khuynh hướng vô cùng đúng đắn cho cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình mà vào thời đó khơng có một nhà cách mạng nào đạt được. Đó là vào năm 21 tuổi Người muốn tận mắt xem nước Pháp và các nước thuộc địa khác, nhưng lại phải xem xét tường tận, cụ thể rồi sau đó phải làm gì là tùy thuộc vào tình hình thực tế.

Ngay từ khi cịn rất trẻ Hồ Chí Minh đã bộc lộ là một con người thực tiễn, con người hành động chính thực tiễn cách mạng và cách mạng thế giới đã hướng dẫn tư tưởng và hành động của Người. Khi vận dụng vào thực tiễn của cách mạng nước ta. Hồ Chí Minh thường dùng các khái niện “ thực tế” hay “ thực hành” cùng với các khái niệm “thực tiễn”

Khái niệm thực tiễn và thực tế tuy có nội dung khác nhau, vì thực tế rộng hơn thực tiễn, nhưng trong một số trường hợp thì Hồ Chí Minh lại dùng khái niệm thực tế thay cho thực tiễn, bởi vì khái niệm thực tế nhân dân ta đã quen dùng, chẳn hạn Người nói: Lý luận phải liên hệ với thực tế, nhưng Người cũng nói: thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Theo Hồ Chí Minh: “thực tế là các vấn đề mình giải quyết, là mâu thuẫn của sự vật. Chúng ta là những cán bộ cách mạng, thực tế của chúng ta là những vấn đề cách mạng đề ra cho ta giải quyết. Thực tế bao gồm rất rộng, nó bao gồm kinh nghiệm cơng tác và tư tưởng của

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

cá nhân, chính sách và đường lối của Đảng, kinh nghiệm lịch sử của Đảng cho đến các vấn đề trong nước và trên thế giới”.

Tuy xác định khái niệm thực tế là rất rộng, nhưng Hồ Chí Minh chỉ khn vào trong các lĩnh vực cụ thể mà người cán bộ cách mạng phải đối mặt, phải giải quyết kể từ công tác trong thực hành cách mạng, kinh nghiệm cách mạng, đường lối, chính sách của cách mạng, đến cơng tác tư tưởng của cán bộ… “ các vấn đề trong nước và thế giới”. Bằng việc làm cụ thể và những lời giáo huấn, Hồ Chí Minh ln đề cao vai trị của thực tiễn, cho dù nhiều lúc nêu cao vai trò của lý luận nhưng bao giờ Người cũng nhấn mạnh lý luận cũng phải gắn với thực tiễn, phục vụ thực tiễn.

Ngay từ năm 1924, khi đọc diễn văn tại đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc nhắc nhở Đảng Cộng Sản Pháp phải có hành động thực tiễn về vấn đề thuộc địa. Người nói: “ Vậy phải hành động thực tiễn như thế nào? Đề ra những luận cương dài dằng dặc và thông qua những nghị quyết rất kêu để sau đại hội đưa vào viện bảo tàng như từ trước vẫn làm thì chưa đủ. Chúng ta cần có biện pháp cụ thể”.

<b>2. Vai trò của thực tiễn trong quan điểm của Hồ Chí Minh</b>

Thực tiễn khơng chỉ được coi là những công việc cụ thể, thực tế, hiện thực của cách mạng, mà còn được hiểu như là “thực hành”, kinh nghiệm rút ra từ trong công tác. Người thường nói: “lý luận gắn liền với thưc hành, lời nói đi đơi với việc làm…”

Xác định vai trị quan trọng của thực tiễn đối với lý luận và nhận thức của con người, nhưng đồng thời chúng ta cần phải nhận thức được rằng thực tiễn không đứng im một chỗ mà thực tiễn luôn luôn vận động biến đổi và chuyển hóa khơng ngừng, cho nên, sự vận động của thực tiễn quyết định sự vận động lý luận và nhận thức của con người.

Khi xác định vai trị quan trọng của thực tiễn, Hồ Chí Minh cịn nêu cao vai trò của việc học tập lý luận trong cách mạng Việt Nam. Trong tác phẩm Đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã mượn câu nói của Lênin để mở

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

đầu cho tác phẩm như một bản tun ngơn: “khơng có lý luận cách mệnh thì khơng có cách mệnh vận động…’”. Hai mươi năm sau, năm 1947 trong sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh định nghĩa: “ Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc đấu tranh, xem xét, so sánh thật kĩ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính”. Mười năm sau, năm 1959 nói chuyện tại Trường Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh xác định thêm: “Lý luận là sự tổng kết kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong q trình lịch sử”.

<b>II. Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về lý luận vàvai trị của lý luận</b>

Hồ Chí Minh xác định lý luận đặc biệt là lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin rất quan trọng, vì nó là kim chỉ nam cho hành động, chỉ phương hướng cho chúng ta trong hoạt động thực tế. Khơng có lý luận thì không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng xử lý cho khéo kết quả thường thất bại. Không có lý luận thì lúng túng nhắm mắt như nhắm mắt mà đi, lý luận quan trọng như vậy nên việc lựa chon lý luận đúng, chủ nghĩa đúng là yếu tố quyết định đưa đến sự thành bại của cách mạng.

Khi xác định vai trò của lý luận Hồ Chí Minh cũng nêu lên ba khuyết điểm mà cán bộ ta thường mắc phải, đó là kém lý luận, khinh lý luận, lý luận suông. Kém lý luận là khơng nắm được lý thuyết chính trị, qn sự, kinh tế, văn hoá để áp dụng vào phong trào, là khơng hiểu biện chứng là cái gì? Nghĩa là:

 Trước hết không chịu học chủ nghĩa duy vật biện chứng, kém lý luận nên không biết nhận rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan, ý nghĩ thế nào làm thế ấy. Kết quả thường thất bại.

 Khinh lý luận là “bệnh” của những cán bộ qua công tác hàng ngày nên có bề dày kinh nghiệm có thành tích, họ thường coi khinh lý luận, coi nhẹ việc học tập lý thuyết, học tập sách vở. Hồ Chí Minh nhắc nhở: “Nếu họ đã có kinh nghiệm mà lại biết thêm lý luận thì cơng việc tốt hơn nhiều. Những anh

</div>

×