Biện chứng giữa lý luận và thực tiễn trong tư
tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới
kinh tế ở Việt Nam
Trần Thị Liên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Khoa học chính trị: 60 31 02 04
Người hướng dẫn : PGS.TS. Lê Trọng Ân
Năm bảo vệ: 2013
99 tr .
Abstract. Luận văn phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí
Minh về lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó, làm hệ tham chiếu để phân tích và làm rõ
sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực
tiễn trong sự nghiệp đổi mới kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
Keywords.Tư tưởng Hồ Chí Minh; Hồ Chí Minh học; Kinh tế Việt Nam
Content.
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm lý luận toàn diện và sâu sắc
về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát
triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh
tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và
giải phóng con người”[27, 19].
Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta. Trong
hệ thống lý luận của Người, một trong những nội dung cốt lõi nhất, xuyên suốt nhất,
chính là nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được qua quá trình đổi mới, chúng
ta đã bộc lộ những khó khăn, hạn chế, thậm chí cả những sai lầm ở một số mặt, một số
lĩnh vực. Những hậu quả nặng nề từ việc duy trì quá lâu nền kinh tế tập trung, quan
liêu, bao cấp đã gây cản trở không nhỏ đến sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Ngoài ra, mặt trái của nền kinh tế thị trường với những tác động hết sức phức tạp của
nó đã làm suy thoái về tư tưởng, tha hóa về đạo đức, lối sống… trong một bộ phận
không nhỏ cán bộ đảng viên và thành phần xã hội, gây tổn thất đến uy tín lãnh đạo của
Đảng, gây bức xúc trong dư luận xã hội và ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối
với chế độ.
Để khắc phục tình trạng trên và đưa đất nước tiến lên, một trong những nhiệm
vụ cơ bản và cấp bách hiện nay là phải tăng cường học tập và làm theo tư tưởng, tấm
gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh; tiếp tục nghiên cứu lý luận, tổng kết thực
tiễn và vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người để góp phần phát triển lý luận, hoàn
thiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình đổi
mới, mà trọng tâm là đổi mới kinh tế để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh. Chính từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Biện chứng giữa lý luận và
thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới kinh tế ở Việt Nam”
cho đề tài Luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Nhận thức sâu sắc giá trị khoa học và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh,
trong những năm qua, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, các nhà khoa học, các
nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trên
nhiều lĩnh vực với những cách tiếp cận cơ bản sau:
- Thứ nhất, tiếp cận nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh dưới góc độ lịch sử.
Theo hướng nghiên cứu này, có thể kể đến các tác phẩm và các tác giả tiêu biểu sau:
Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương với tác phẩm: “Chủ tịch Hồ Chí Minh - tiểu sử
và sự nghiệp”, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1975; Hà Huy Giáp với tác phẩm: “Bác
Hồ - người Việt Nam đẹp nhất”, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 1977; Đại tướng
Võ Nguyên Giáp (chủ biên) với tác phẩm: “Tư tưởng Hồ Chí Minh – quá trình hình
thành và phát triển”, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1993; GS. Trần Văn Giàu với “Sự
hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 1997… Nhìn chung các tác phẩm đã chỉ rõ nguồn gốc, quá trình hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh, từ đó tạo cơ sở, tiền đề cho việc nghiên cứu tư tưởng của Người
sau này.
- Thứ hai, tiếp cận nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh dưới góc độ văn hóa.
Có thể kể đến các tác phẩm tiêu biểu như: Đồng chí Phạm Văn Đồng với tác phẩm:
“Hồ Chủ tịch – tinh hoa của dân tộc, lương tâm của thời đại của, Nhà xuất bản Sự
thật, Hà Nội, 1975; Mấy vấn đề về đạo đức cách mạng của tác giả Vũ Khiêu, Nhà xuất
bản Tp. Hồ Chí Minh, 1978; Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và vấn đề xây dựng
con người trong sự nghiệp đổi mới do Trần Quốc Long và Trương Minh Dục đồng chủ
biên, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1998; Hồ Chí Minh danh nhân văn hóa thế giới của tác
giả Đào Phan, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2000; Tư tưởng Hồ Chí Minh
– Di sản văn hóa dân tộc, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2002; Tư tưởng
Hồ Chí Minh về con người của Lê Quang Hoan, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2002…
- Thứ ba, tiếp cận nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh dưới góc độ triết học.
Theo hướng nghiên cứu này có các tác phẩm tiêu biểu như: Tư tưởng Hồ Chí Minh về
con người và chính sách xã hội do Lê Sĩ Thắng chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 1996; Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh của Đặng Xuân Kỳ, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997; đặc biệt, phải kể đến tác phẩm Tư tưởng
triết học Hồ Chí Minh của tập thể tác giả do GS Lê Hữu Nghĩa chủ biên, Nhà xuất bản
Lao động, Hà Nội, 2000… Ngoài ra còn nhiều bài báo, công trình khác nghiên cứu về
tư tưởng Hồ Chí Minh đăng trên các tạp chí chuyên ngành.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn:
Phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về lý
luận và thực tiễn; trên cơ sở đó vận dụng tư tưởng của Người vào sự nghiệp đổi mới
kinh tế ở nước ta.
Nhiệm vụ của luận văn:
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất, phân tích và làm rõ hoàn cảnh lịch sử - xã hội và những tiền đề hình
thành tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận và thực tiễn.
Thứ hai, phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh
về lý luận và thực tiễn trên cơ sở phân tích các khái niệm “lý luận”, “thực tiễn” và mối
quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng của Người.
Thứ ba, phân tích và làm rõ sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ
biện chứng giữa lý luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi
mới kinh tế; đồng thời đề ra mục tiêu, phương hướng và giải pháp vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh để phát triển kinh tế ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống lý luận toàn diện và sâu sắc, đề cập đến
nhiều lĩnh vực rộng lớn, nhiều nội dung hết sức phong phú. Trong phạm vi luận văn
Thạc sĩ của mình, tác giả chỉ đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận và thực tiễn.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về lý
luận, thực tiễn và sự vận dụng tư tưởng của Người trong sự nghiệp đổi mới kinh tế ở
nước ta.
5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Cơ sở lý luận của luận văn:
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về lý luận, thực tiễn và những vấn đề, những nội dung liên quan đến đề tài của luận
văn.
Phương pháp nghiên cứu của luận văn:
Trên cơ sở lý luận và phương pháp luận chung nêu trên, luận văn kết hợp sử
dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp lịch sử và lôgic, phân
tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh, đối chiếu, lý luận gắn liền với thực
tiễn… trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa khoa học của luận văn:
Luận văn góp phần làm rõ những nội dung cơ bản và khẳng định giá trị khoa
học của tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận và thực tiễn đối với sự nghiệp cách mạng
Việt Nam; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự vận dụng tư tưởng của
Người trong sự nghiệp đổi mới nói chung và đổi mới tư duy kinh tế nói riêng ở Việt
Nam.
Ý nghĩa thực tiễn của luận văn:
Kết quả của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên các
trường Đại học và Cao đẳng trong việc nghiên cứu và học tập môn Hồ Chí Minh học
hoặc làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu chuyên sâu chuyên đề
“nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận
dụng tư tưởng của Người trong sự nghiệp đổi mới tư duy, phát triển kinh tế ở Việt
Nam hiện nay”.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
được kết cấu gồm 2 chương, 6 tiết.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1975): Bốn mươi năm hoạt động
của Đảng Lao động Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
2. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1975): Chủ tịch Hồ Chí Minh tiểu sử và sự nghiệp, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
3. Hoàng Chí Bảo (2005): Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh, Nxb. Lý luận
chính trị.
4. Lương Gia Ban (2004): Tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận và học tập lý luận,
Tạp chí Triết học, số 1.
5. Bộ giáo dục và đào tạo (2006): Giáo trình triết học Mác – Lênin, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
6. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995): Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
7. C.Mác và Ph.Ăngghen (1981): Toàn tập, tập 25, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
8. Trường Chinh (1973): Hồ Chủ tịch - lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân
và nhân dân Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
9. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Thế Nghĩa, Đặng Hữu Toàn (đồng chủ biên)
(2002): Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam – lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Trọng Chuẩn, Đặng Hữu Toàn (đồng chủ biên) (2002): Những vấn
đề lý luận đặt ra từ các văn kiện Đại hội IX của Đảng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
11. Vũ Hy Chương (2002): Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực tiến hành công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Nguyễn Văn Dân (chủ biên) (2001): Những vấn đề của toàn cầu hoá kinh tế,
Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
13. Phạm Tất Dong (2001): Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam
trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ VII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991): Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000): Văn kiện Đảng toàn tập,tập 7, Nxb. Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII,
VIII, IX) (2005): Về phát triển kinh tế - xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Nguyễn Đức Đạt (2005): Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
21. Phạm Văn Đồng (1975): Hồ Chủ tịch – tinh hoa của dân tộc, lương tâm của
thời đại, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
22. Hà Huy Giáp (1977): Bác Hồ - người Việt Nam đẹp nhất, Nxb. Thanh niên,
Hà Nội.
23. Võ Nguyên Giáp (chủ biên) (1997): Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường
cách mạng Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Võ Nguyên Giáp (1993): Tư tưởng Hồ Chí Minh – quá trình hình thành và
phát triển, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
25. Trần Văn Giàu (1997): Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
26. Lê Quang Hoan (2002): Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
27. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa
học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2005): Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Lại Quốc Khánh: Tiếp cận triết học trong nghiên cứu cơ sở hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Triết học, số 10/2009.
29. Vũ Khiêu (1978): Mấy vấn đề về đạo đức cách mạng, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh.
30. Đặng Xuân Kỳ (1997): Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
31. Trần Quốc Long, Trương Minh Dục (đồng chủ biên) (1998): Tư tưởng Hồ Chí
Minh về con người và vấn đề xây dựng con người trong sự nghiệp đổi mới, Nxb. Đà
Nẵng.
32. C.Mác – Ph.Ăngghen (1980): Tuyển tập gồm 6 tập, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
33. Hồ Chí Minh (1999): Sửa đổi lối làm việc, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
34. Hồ Chí Minh (2004): Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
35. Hồ Chí Minh (2004): Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
36. Hồ Chí Minh (2004): Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
37. Hồ Chí Minh (2004): Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
38. Hồ Chí Minh (2004): Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39. Hồ Chí Minh (2004): Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
40. Hồ Chí Minh (2004): Toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
41. Hồ Chí Minh (2004): Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
42. Hồ Chí Minh (2004): Toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
43. Hồ Chí Minh (2004): Toàn tập, tập 10, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
44. Hồ Chí Minh (2004): Toàn tập, tập 11, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
45. Hồ Chí Minh (2004): Toàn tập, tập 12, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
46. Hồ Chí Minh (1972): Bàn về công tác giáo dục, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
47. Hồ Chí Minh (1970): Về xây dựng Đảng, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
48. Nguyễn Chí Mỳ (chủ biên) (1999): Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức
trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước
ta hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
49. Lê Hữu Nghĩa (chủ biên) (2000): Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, Nxb. Lao
động, Hà Nội.
50. Nguyễn Bá Ngọc, Trần Văn Hoan (2002): Toàn cầu hóa: cơ hội và thách
thức đối với lao động Việt Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội.
51. Trần Nhâm (2004): Tư duy lý luận với sự nghiệp đổi mới, Nxb. Chính trị
quốc gia Hà Nội.
52. Đào Phan (2000): Hồ Chí Minh danh nhân văn hóa thế giới, Nxb. Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
53. Bùi Đình Phong: Lý luận gắn với thực tiễn trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp
chí tư tưởng văn hóa, số 12/2003.
54. Lê Doãn Tá (2005): Một số vấn đề triết học Mác – Lê nin về lý luận và thực
tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội.
55. Trần Trọng Tân (1995): Góp phần đổi mới công tác lý luận chính trị, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
56. Nguyễn Thanh (2002): Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
57. PGS. Song Thành (1997): Một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp
nghiên cứu về Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
58. Mạch Quang Thắng (chủ biên) (2009): Hồ Chí Minh – Nhà cách mạng sáng
tạo, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
59. Lê Sĩ Thắng (chủ biên) (1996): Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính
sách xã hội, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
60. Trần Dân Tiên (1975): Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch,
Nxb. Sự thật và Sở thông tin văn hóa Sài Gòn – Gia Định (tái bản).
61. Đặng Hữu Toàn (2002): Chủ nghĩa Mác – Lênin và công cuộc đổi mới ở Việt
Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
62. Tôn Nữ Quỳnh Trân, Lê Văn Năm (đồng chủ biên) (1990): Từ điển Hồ Chí
Minh sơ giản, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
63. Văn Tùng (1999): Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên,
Nxb. Thanh niên, Hà Nội.
64. Tư tưởng Hồ Chí Minh – Di sản văn hóa dân tộc (2002): Nxb. Quân đội nhân
dân, Hà Nội.
65. Từ điển triết học (1986): Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva.
66. Tôn Vũ Viên (2003): Toàn cầu hóa - nghịch lý của thế giới tư bản chủ nghĩa,
Nxb. Thống kê, Hà Nội.
67. V.I.Lênin (1962): Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
68. V.I.Lênin (2005): Toàn tập, tập 18, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
69. V.I.Lênin (1981): Toàn tập, tập 29, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva.
70. V.I.Lênin (1977): Toàn tập, tập 41, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva.
71. V.I.Lênin (1978): Toàn tập, tập 44, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva.
72. PGS.TS. Đức Vượng: Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận
và thực tiễn, Tạp chí thông tin đối ngoại, số tháng 7/2009.
TÀI LIỆU TRÊN INTERNET
73. www.gso.gov.vn.
74. www.tapchicongsan.org.vn.
75. www.vietbao.vn.