Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

tiểu luận đề tài tình hình lạm phát mỹ hiện nay học phần kinh tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.63 KB, 30 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

<b>ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM</b>

<b>KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING</b>

<b>BÀI TIỂU LUẬN</b>

<b>ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT MỸ HIỆN NAYHỌC PHẦN: KINH TẾ VĨ MÔ</b>

Nguyễn Quang Thái - 31231025315 Phạm Nguyễn Thu Hiền - 31231027472

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

đóng góp

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Trần Bá Thọ, đồng thời là giảng viên hướng dẫn học phần “Kinh tế vĩ mô” đã tận tâm dành thời gian giảng dạy trong suốt q trình học và hồn thiện tiểu luận này.

Tiếp theo, với lòng biết ơn và thành kính, chúng em xin gửi lời tri ân đến các thầy cô trực thuộc Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh đã ln hết lịng chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài về những tình trạng vĩ mơ trong xã hội. Sau tất cả, vì năng lực và kinh nghiệm cịn hạn chế nên bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được lời đánh giá và đóng góp ý kiến đến từ các thầy cơ để bài tiểu luận của chúng em hồn thiện hơn.

Em xin kính chúc thầy, cơ ln thành cơng trong sự nghiệp và có nhiều sức khoẻ! Xin trân trọng cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, 23 tháng 3 năm 2024.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>

Mỹ là quốc gia có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa kết hợp với kỹ thuật công nghệ cao. Theo báo cáo hằng năm, tốc độ tăng trưởng của Mỹ trung bình hằng năm đáng kinh ngạc. Đó là những gì mà chúng ta nhìn trực diện vào nền kinh tế và nhận thấy được. Tuy vậy, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa này vẫn ẩn chứa những vấn đề nan giải, gây sức ép lớn đối với sự phát triển trong tương lai. Chính vì sự biến đổi không ngừng từ nhu cầu của con người, nắm bắt tâm lý người tiêu dùng và kiến thức kinh tế học là cần thiết cho sự cạnh tranh của các doanh nghiệp. Có thể nói, hiện tượng “ lạm phát “ đang là vấn đề cấp bách hiện nay.

Bởi lẽ đó, chúng em đã chọn đề tài ‘’Lạm phát của Mỹ trong thời gian gần đây” với mục tiêu tìm hiểu rõ các nguyên nhân, biểu hiện và giải pháp của Chính Phủ trong giai đoạn này. Chúng em hy vọng rằng, bài tiểu luận sẽ trình bày đầy đủ thực trạng và nhằm đánh giá khách quan mức độ ảnh hưởng của lạm phát đối với nền kinh tế có tầm ảnh hưởng trên thế giới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT...1</b>

1.1. Khái niệm và đo lường lạm phát...1

1.1.1.Khái niệm lạm phát...1

1.1.2.Khái niệm giảm phát...1

1.1.3.Khái niệm thiểu phát...1

1.2.2.Phân loại lạm phát theo định tính...3

1.2.2.1.Lạm phát dự đoán trước và lạm phát bất thường...3

1.2.2.2.Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng...3

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

1.3.4.2.Lạm phát do nhập khẩu...5

1.3.4.3.Lạm phát do cầu thay đổi...5

1.4. Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế...5

1.4.1.Ảnh hưởng tiêu cực...5

1.4.1.1.Ảnh hưởng đến lãi suất...5

1.4.1.2.Ảnh hưởng đến thu nhập thực tế của người lao động...5

1.4.1.3.Ảnh hưởng đến phân phối thu nhập...6

1.4.1.4.Ảnh hưởng đến khoản nợ quốc gia...6

1.4.2.Ảnh hưởng tích cực...6

1.4.3.Tác động của lạm phát đến các chi phí xã hội...6

<b>CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA MỸ...7</b>

2.1. Tình hình lạm phát trên thế giới hiện nay...7

2.1.1.Tình hình lạm phát tại Nhật Bản...7

2.1.2.Tình hình lạm phát tại Trung Quốc...8

2.1.3.Tình hình lạm phát tại Ăng-gơ-la...9

2.1.4.Dự báo tình hình lạm phát tồn cầu 2024...9

2.2. Tình hình lạm phát ở Mỹ vừa qua và hiện nay...10

2.3.1.Nguyên nhân lạm phát ở Mỹ vừa qua...16

2.3.1.1.Lạm phát do cầu thay đổi...16

2.3.1.2.Lạm phát do chính sách tăng nguồn cung tiền của chính phủ...17

2.3.1.3.Lạm phát do năng lượng...17

2.3.2.Nguyên nhân lạm phát của Mỹ hiện nay...17

<b>CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT...19</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

3.1. Những thuận lợi và khó khăn của hiện tượng lạm phát...19

3.1.1.Những thuận lợi từ hiện tượng lạm phát...19

3.1.2.Những khó khăn đến từ hiện tượng lạm phát...19

3.2. Kết luận chung...20

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...21</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC HÌNH ẢNH</b>

Hình 1:Tỷ lệ lạm phát của các nước trên thế giới vào tháng 1/2024...7

Hình 2: Dự báo lạm phát tồn cầu năm 2024...10

Hình 3: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở Mỹ từ tháng 1/1965 - 6/2022...11

Hình 4: Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ theo tháng từ năm 2020 đến 2023, chưa điều chỉnh theo mùa...12

Hình 5: Cơ cấu CPI tháng 1/2024 của Mỹ...14

<b>DANH MỤC BẢNG BIỂU</b> Biểu đồ 1: Tỷ lệ lạm phát tại Nhật Bản đến tháng 1/2024 và dự báo năm 2024...7

Biểu đồ 2: Tỷ lệ lạm phát Trung Quốc đến tháng 2/2024 và dự báo năm 2024...8

Biểu đồ 3: Tỷ lệ lạm phát Angola đến tháng 2/2024 và dự báo năm 2024...9

Biểu đồ 4: Tỷ lệ lạm phát theo năm của Mỹ từ 1965 đến 2022...12

Biểu đồ 5: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2024 của Mỹ so với tháng trước...13

Biểu đồ 6: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2024 của Mỹ so với tháng trước...16

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT</b>

<b>1.1.KHÁI NIỆM VÀ ĐO LƯỜNG LẠM PHÁT.</b>

<b>1.1.1. Khái niệm lạm phát.</b>

Theo Mankiw, lạm phát là một hiện tượng của cả nền kinh tế liên quan đến giá trị của phương tiện trao đổi của nền kinh tế; lạm phát liên quan đến giá trị của tiền hơn giá trị hàng hoá. Khi lượng tiền đi vào lưu thông vượt quá mức cho phép, đồng tiền sẽ bị mất giá trị so với các loại hàng hoá khác. Xét trong một nền kinh tế, khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hố và dịch vụ hơn, vì vậy lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

<b>1.1.2. Khái niệm giảm phát.</b>

Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong một khoảng thời gian nhất định.

<b>1.1.3. Khái niệm thiểu phát.</b>

Thiểu phát (hay cắt giảm lạm phát) được dùng để miêu tả tỷ lệ lạm phát giảm dần trong một khoảng thời gian nhất định. Khái niệm này thường được sử dụng để mô tả các trường hợp có tỷ lệ lạm phát giảm nhẹ trong một thời gian ngắn.

<b>1.1.4. Thước đo lạm phát.</b>

Các nhà kinh tế thường dùng hai chỉ tiêu để đánh giá lạm phát của nền kinh tế: chỉ số giá tiêu dùng (CPI<small>1</small>) và chỉ số giảm phát GDP<small>2</small>.

<b>1.1.5. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI).</b>

CPI là thước đo chi phí tổng qt của các hàng hóa và dịch vụ được mua bởi người tiêu dùng. Chỉ số này biểu thị biến động về mức giá chung của một rổ hàng hóa và dịch vụ cố định dùng cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình.

Cơng thức tính CPI:

CPI = <i><sub>chi phí để mua hàng hố thời kỳ cơ sở</sub><sup>chi phí để muahàng hố thời kỳ t</sup>× 100</i>

Cơng thức tính tỷ lệ lạm phát theo CPI:

Nếu P<small>t</small> là mức giá cả trung bình của kỳ hiện tại

và P<small>t-1 </small>là mức giá của kỳ trước, thì tỷ lệ lạm phát của kỳ hiện tại là: Tỷ lệ lạm phát = <i><sup>P</sup><sup>t</sup></i><sup>−</sup><i><sub>P</sub><sup>P</sup><sup>t −1</sup></i>

<b>1.1.6. Chỉ số giảm phát.</b>

<small>1 Consumer price index: chỉ số giá tiêu dùng.2 Gross Domestic Product: tổng sản phẩm quốc nội</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Chỉ số giảm phát GDP là chỉ số tính theo phần trăm, biểu thị sự biến động về mặt bằng giá chung của tồn bộ hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia. Chỉ số này dùng để đo lường mức giá hiện hành so với mức giá năm cơ sở.

Cơng thức tính chỉ số giảm phát: I<small>d</small> = <i><sup>GDP danh nghĩa</sup><sub>GDPthực tế</sub>× 100</i>

Cơng thức tính tỷ lệ lạm phát theo chỉ số giảm phát GDP:

Tỷ lệ lạm phát năm 2 = <i><sup>chỉ số giảm phát GDP năm 2−chỉ số giảm phát GDP năm1</sup><sub>chỉ số giảm phát GDP năm1</sub></i> x 100

<b>1.2.PHÂN LOẠI LẠM PHÁT.</b>

Lạm phát được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau.

<b>1.2.1. Phân loại lạm phát theo mức độ.</b>

Dựa vào độ lớn của tỷ lệ lạm phát người ta chia lạm phát thành 3 loại: Lạm phát vừa phải, lạm phát phi mã và siêu lạm phát.

Ở mức lạm phát này, nền kinh tế hoạt động tương đối hiệu quả. Biểu hiện của mức lạm phát này là giá cả tăng chậm, lãi suất tiền gửi không cao, nền kinh tế tương đối ổn định, mức sống của người dân được đảm bảo. và vì nền kinh tế ổn định nên kích thích vốn đầu tư nước ngồi, góp phần làm tăng GDP. Mức lạm phát này cịn tác động tích cực khác như: kích thích sản xuất, tiêu dùng, làm cho tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống,…

Các nước trên thế giới luôn mong muốn mức lạm phát của quốc gia mình nằm trong mức lạm phát này. Cụ thể đối với các nước phát triển là 2-5%, các nước đang phát triển là dưới 10%.

Lạm phát phi mã hay còn gọi là lạm phát hai (hoặc ba) con số. Mức độ lạm phát này có tỷ lệ lạm phát từ 10% đến dưới 100%. Mức giá chung lúc này tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về mặt kinh tế. Tiền của một quốc gia bị mất giá, lãi suất thực giảm đến mức âm, người dân thay vì giữ tiền mặt thì tăng cường tích trữ hàng hoá và các loại tài sản khác như vàng, ngoại tệ, bất động sản, ... gây ra sự không ổn định trong nền kinh tế. Khi mức độ lạm phát này kéo dài sẽ tác động mạnh đến nền kinh tế, có thể gây ra những biến đổi kinh tế nghiêm trọng.

Siêu lạm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát tăng cao bất thường, tỷ lệ tăng mức giá chung thường ở mức 3 chữ số, khoảng trên 200% một năm, lớn hơn nhiều so với lạm phát phi mã và không ổn định. Lúc này giá cả các loại hàng hóa tăng nhanh, không ổn định dẫn đến các

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

thơng tin khơng chính xác. Sức mua của đồng tiền giảm mạnh. Siêu lạm phát phá hủy nền kinh tế, gây ra tình trạng mất ổn định anh ninh, chính trị trong nước. Hiện tượng này rất ít khi xảy ra, tuy nhiên trên thực tế đã có những vụ siêu lạm phát trầm trọng đã diễn ra trên thế giới như ở Đức vào hồi tháng 10/1923 khi tỷ lệ lạm phát lên tới 29.5%, hay ở Zimbabwe giai đoạn 2000-20009, lạm phát có lúc lên tới đỉnh điểm với tỷ lệ 516 x 10<small>18</small> %.

<b>1.2.2. Phân loại lạm phát theo định tính.</b>

Dựa theo định tính, lạm phát được chia thành 2 loại: Lạm phát dự đoán trước, lạm phát bất thường và lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng.

Lạm phát dự đoán trước là lạm phát diễn ra theo dự đốn của các nhà nghiên cứu kinh tế, có thể dự đoán trước được tỷ lệ lạm phát trong các năm tiếp theo. Loại lạm phát này có tỷ lệ lạm phát tương đối ổn định, xảy ra hằng năm trong thời kỳ dài. Lạm phát này không gây thiệt hại nhiều cho nền kinh tế quốc gia, không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế, đời sống mà thường chỉ tác động điều chỉnh chi phí sản xuất.

Lạm phát này không thể được dự báo trước bởi các nhà kinh tế học được vì nó xảy ra đột ngột. Một vài nguyên nhân dẫn đến lạm phát bất thường có thể kể đến là do chiến tranh, dịch bệnh, hoặc một tai nạn nào đó tương đối lớn làm đứt gãy chuỗi cung ứng,…Vì vậy, con người thường bị ảnh hưởng tâm lý vì khơng kịp thích nghi, gây ra sự phân bổ lại tài sản của nhân dân, biến động đối với nền kinh tế và dẫn đến niềm tin của nhân dân vào chính quyền có phần giảm sút.

Lạm phát cân bằng là loại lạm phát có mức tăng trưởng tiền tệ tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động, phù hợp với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc gia. Loại lạm phát này không ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người lao động và nền kinh tế nói chung.

Lạm phát khơng cân bằng là loại lạm phát có mức tăng trưởng tiền tệ khơng tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động. Loại lạm phát này thường hay xảy ra trên thực tế hơn.

<b>1.3.CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN LẠM PHÁT.</b>

Lạm phát xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng có thể tóm tắt lạm phát xuất phát từ 3 nguyên nhân chính: cung tiền tăng quá mức, giá hàng hóa thế giới trên thị trường tăng cao đột ngột và sức cầu về hàng hóa trong nước tăng trong khi sản xuất chưa kịp đáp ứng.

<b>1.3.1. Lạm phát do cầu kéo.</b>

Sự mất cân bằng trong cung – cầu, cụ thể là lượng cung ít hơn lượng cầu, gây ra tình trạng thiếu hụt làm cho mức giá tăng lên từ đó dẫn đến lạm phát. Lượng cung ít hơn lượng cầu do do tổng cầu của người tiêu dùng tăng nhanh vượt quá khả năng sản xuất của nền kinh tế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Nếu gọi tổng cầu là AD thì: AD = C + I + G + X – M. Trong đó C: chi tiêu hộ gia đình

Trong điều kiện cơ chế thị trường chưa đạt tới tỷ lệ tự nhiên của sản phẩm, khơng có một quốc gia nào có thể duy trì được trong một thời gian dài với công ăn việc làm đầy đủ cho mọi thành viên trong xã hội, giá cả ổn định và có một thị trường hồn tồn tự do.

Lạm phát chi phí đẩy (hay cịn gọi là lạm phát đình trệ) bắt nguồn từ phía cung, khi chi phí các yếu tố đầu vào (nguyên liệu, nhân công,…) tăng lên khiến cho các doanh nghiệp phải tăng giá sản phầm đầu ra để bù lại phần chi phí đầu vào tăng lên. Và được giải tích bằng sự dịch chuyển theo hướng đi lên của đường cung với điều kiện người tiêu dùng sẵn sàng trả giá sản phầm ở mức cao hơn thơng thường.

Như vậy, khi chi phí tăng, doanh nghiệp sẽ tăng gia sản phẩm dẫn đến lạm phát. Mặt khác, theo quy luật cung cầu, giá tăng sẽ làm giảm lượng cầu khi đó các doanh nghiệp cắt giảm sản xuất bằng việc sa thải công nhân. Cuối cùng, nền kinh tế tăng lạm phát, giảm sản lượng và tăng thất nghiệp.

<b>1.3.3. Lạm phát tiền tệ.</b>

Lạm phát tiền tệ là tình trạng xảy ra khi nguồn cung tiền tệ trong nước tăng quá cao. Cung tiền tăng do các ngân hàng trung ương phải thực hiện chính sách mua ngoại tệ để tránh làm mất giá trị của đồng tiền trong nước; hoặc cũng có thể do các ngân hàng mua cơng trái theo yêu cầu của nhà nước cũng góp phần phát sinh lạm phát.

Bên cạnh đó, lạm phát là do lượng cung tiền thừa quá nhiều trong lưu thông gây ra, được giải thích bằng phương trình sau:

<i>M × V =P ×Y</i>

Trong đó: M: lượng cung tiền danh nghĩa V: tốc độ lưu thông tiền tệ P: chỉ số giá

Y: sản lượng thực của nền kinh tế

Với giả thiết này, V và Y không đổi nên chỉ số giá phụ thuộc vào lượng cung tiền danh nghĩa, khi cung tiền tăng thì mức giá cũng tăng theo tỷ lệ, lạm phát xảy ra.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>1.3.4. Một số nguyên nhân khác.</b>

Trên thị trường, khi phần lớn sản phẩm sản xuất trong nước được thu gom để phục vụ xuất khẩu, hàng hóa trở nên khan hiếm làm lượng cung trong nước giảm, mức giá do đó cũng bị đẩy lên. Lượng cung ít hơn lượng cầu dẫn đến tình trạng thiếu hụt, từ đó gây ra lạm phát.

Khi thuế nhập khẩu tăng hoặc giá cả trên thế giới tăng thì dẫn đến giá hàng hóa nhập khẩu tăng theo, giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên, kéo theo mức giá chung tăng lên, từ đó sẽ hình thành lạm phát.

Nếu trên thị trường xuất hiện một doanh nghiệp cung cấp độc quyền một loại sản phẩm không bao giờ giảm giá mà chỉ thấy tăng thì giá của các hàng hóa dịch vụ phụ thuộc vào sản phẩm đó cũng tăng theo (ví dụ như điện). Kết quả là giá thành chung tăng đồng thời làm phát sinh lạm phát.

<b>1.4.ẢNH HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN NỀN KINH TẾ.</b>

Lạm phát có những tác động nhất định đến nền kinh tế của một quốc gia, bao gồm cả tác động tiêu cực và tích cực.

<b>1.4.1. Ảnh hưởng tiêu cực.</b>

Lãi suất là yếu tố chịu tác động đầu tiên của lạm phát. Khi lạm phát xảy ra, người dân có xu hướng rút tiền từ ngân hàng để đầu tư vào các nơi trú ẩn an toàn khác như bất động sản, vàng,…để đảm bảo nguồn vốn, các ngân hàng phải tăng lãi suất lên để bù đắp vào phần lạm phát.

Vì Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát nên khi lạm phát tăng, để giữ cho lãi suất thực trong nước được ổn định thì lãi suất danh nghĩa phải tăng theo mức tăng của lạm phát.

Lạm phát xảy ra, nếu mức lương thực tế của người lao động không đổi, điều này đồng nghĩa với sức mua giảm dẫn đến mức sống giảm. Mức lương thực tế sẽ được chính phủ điều chỉnh tăng lên phù hợp với mức độ lạm phát. Bên cạnh đó, lạm phát cịn làm giảm giá trị của các tài sản khác.

Lạm phát đồng nghĩa với đồng tiền bị mất giá, điều này có lợi cho người vay vốn để đầu cơ làm cho cầu về vốn vay tăng dẫn đến tăng lãi suất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Những người giàu lúc này sẽ đầu cơ tích trữ hàng hóa, làm mất cân bằng trong quan hệ cung - cầu làm cho giá tiếp tục tăng. Hậu quả là làm cho tình trạng lạm phát thêm nghiêm trọng. lúc này những người lao động lâm vào tình trạng khó khăn, học có thể khơng đủ tiền mua các hàng hóa thiết yếu. Tình trạng này làm cho việc phân chia giàu – nghèo trong xã hội thêm phần lớn hơn.

Như đã phân tích ở phần trước, lạm phát đồng nghĩa với đồng tiền mất giá. Các khoản nợ nước ngồi sẽ khó trả hơn vì tỷ giá trao đổi ngoại tệ so với đồng tiền trong nước giảm.

<b>1.4.2. Ảnh hưởng tích cực.</b>

Tuy nhiên lạm phát cũng mang lại lợi ích cho nền kinh tế khi nó ở mức độ vừa phải. Lạm phát kích thích tiêu dùng vì người tiêu dùng có xu hướng mua hàng trước khi giá cả tăng cao hơn. Điều này làm cho các doanh nghiệp tăng cường sản xuất để đáp ứng cho người tiêu dùng.

Khả năng kích thích sản xuất làm tăng đầu tư và giảm tỷ lệ thất nghiệp, tóm lại, khi chính phủ có thể điều chỉnh và duy trì lạm phát ở mức vừa phải, phù hợp với nền kinh tế của mình sẽ góp phần làm nền kinh tế tăng trưởng.

<b>1.4.3. Tác động của lạm phát đến các chi phí xã hội. </b>

Khi lạm phát xảy ra, người ta có xu hướng theo dõi, nghiên cứu phân tích để dự đoán lạm phát trong tương lai. Những việc này làm lãng phí thời gian, nếu khơng có lạm phát, họ sẽ dùng thời gian đó để làm những việc khác mang lại giá trị lớn hơn cho họ. Các nhà kinh tế đã dùng thuật ngữ "chi phí mịn giày" để chỉ những tổn thất phát sinh do sự bất tiện cũng như thời gian tiêu tốn mà người ta phải hứng chịu nhiều hơn so với khơng có lạm phát. Lạm phát làm giá cả các mặt hàng tăng lên, các doanh nghiệp phải tốn chi phí để cập nhật giá cho các sản phẩm bằng cách in lại bảng giá sản phầm

Lạm phát làm thay đổi mức thu thuế của chính phủ theo hướng khơng giống với mong muốn do một số luật về thuế chưa tính đến ảnh hưởng của lạm phát.

Lạm phát gây ra sự nhầm lẫn, bất tiện: Đồng tiền được sử dụng để làm thước đo trong tính tốn các giao dịch kinh tế, khi có lạm phát thước này co giãn và vì vậy các cá nhân khó khăn hơn trong việc ra các quyết định của mình.

[ CITATION NGr1 \l 1033 ]

<b>CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA MỸ</b>

<b>2.1.TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i>Hình 1:Tỷ lệ lạm phát của các nước trên thế giới vào tháng 1/2024</i>

Trên tồn cầu, các nước có tỷ lệ lạm phát cao (tập trung ở khu vực Châu Phi, Đơng Âu và Nam Mĩ) có xu hướng giảm. Ngược lại các nước có tỷ lệ lạm phát thấp (điển hình là Trung Quốc) có xu hướng tăng lạm phát. Chính phủ các nước đang nổ lực đưa tỷ lệ lạm phát vào khoảng 1.5 đến 4%, đây là mức lạm phát được cho là tốt nhất cho một nền kinh tế mạnh. Sau nhiều biến động trong quá khứ, hiện nay mức lạm phát của các nước ổn định và tiến dần về mức lạm phát tốt cho nền kinh tế của mỗi quốc gia.

<b>2.1.1. Tình hình lạm phát tại Nhật Bản.</b>

<i>Biểu đồ 1: Tỷ lệ lạm phát tại Nhật Bản đến tháng 1/2024 và dự báo năm 2024</i>

Tỷ lệ lạm phát ở Nhật Bản giảm xuống 2,20% trong tháng 1 từ mức 2,60% vào tháng 12 năm 2023. Tỷ lệ lạm phát ở Nhật Bản trung bình là 2,85% từ năm 1958 đến năm 2024, đạt mức cao nhất mọi thời đại là 24,90% vào tháng 2 năm 1974 và mức thấp kỷ lục -2,50%. vào tháng 10 năm 2009.

</div>

×