BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN HIỆP HƯNG
H
H
O
O
À
À
N
N
T
T
H
H
I
I
Ệ
Ệ
N
N
C
C
H
H
Í
Í
N
N
H
H
S
S
Á
Á
C
C
H
H
T
T
H
H
U
U
Ế
Ế
Đ
Đ
Ố
Ố
I
I
V
V
Ớ
Ớ
I
I
N
N
H
H
À
À
T
T
H
H
Ầ
Ầ
U
U
N
N
Ư
Ư
Ớ
Ớ
C
C
N
N
G
G
O
O
À
À
I
I
T
T
Ạ
Ạ
I
I
V
V
I
I
Ệ
Ệ
T
T
N
N
A
A
M
M
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh - Năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
TRẦN HIỆP HƯNG
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ
ĐỐI VỚI NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM
Chuyên Ngành: Kinh tế - Tài chính - Ngân Hàng
Mã số: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC ĐỊNH
TP.Hồ Chí Minh - Năm 2011
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
THUẾ ĐỐI VỚI NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM” là
công trình nghiên cứu của bản thân, được đúc kết từ quá trình học
tập và nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua, dưới sự hướng dẫn
của Thầy PGS. TS. Nguyễn Ngọc Định.
Tác giả luận văn
Trần Hiệp Hưng
L
ỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường
Đại học Kinh Tế TP.HCM đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi học tập và nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn các Thầy Cô đã tham
gia giảng dạy chương trình Cao học trong thời
gian qua.
Chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn
Ngọc Định đã tận tình hướng dẫn. Những ý kiến
đóng góp quý báu của Thầy đã giúp tôi hoàn
thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn.
Tác giả luận văn
Trần Hiệp Hưng
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ THUẾ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI
1.1. Tổng quan về thuế đối với nhà thầu nước ngoài Trang 1
1.1.1.
1.1.2.
1.1.3.
Sự hình thành thuế nhà thầu nước ngoài
Khái niệm thuế nhà thầu nước ngoài
Vai trò của thuế nhà thầu nước ngoài
Trang 1
Trang 2
Trang 3
1.2. Đặc điểm thuế nhà thầu nước ngoài Trang 6
1.3.
1.3.1.
1.3.2.
1.3.3.
1.3.4.
1.3.5.
1.3.6.
1.3.7.
1.3.8.
1.3.9.
Thuế nhà thầu nước ngoài tại một số nước
Thuế nhà thầu nước ngoài tại Nhật Bản
Thuế nhà thầu nước ngoài tại Đài Loan
Thuế nhà thầu nước ngoài tại Malaysia
Thuế nhà thầu nước ngoài tại Singapore
Thuế nhà thầu nước ngoài tại Trung Quốc
Thuế nhà thầu nước ngoài tại Thái Lan
Thuế nhà thầu nước ngoài tại Anh
Thuế nhà thầu nước ngoài tại Philippines
Bài học kinh nghiệm và nhận xét chung
Trang 10
Trang 10
Trang 12
Trang 13
Trang 16
Trang 18
Trang 20
Trang 22
Trang 23
Trang 24
Kết luận chương I
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG THUẾ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
2.1. Quá trình hình thành chính sách thuế nhà thầu nước ngoài
tại Việt Nam
Trang 27
2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.
2.2.4.
2.2.5.
2.2.6.
2.2.7.
Nội dung cơ bản thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam
hiện nay
Đối tượng và phạm vi áp dụng
Đối tượng và phạm vi không áp dụng
Đối tượng chịu thuế GTGT, thu nhập chịu thuế TNDN
Phương pháp nộp thuế
Một số thay đổi về doanh thu tính thuế
Một số trường hợp xác định doanh thu tính thuế
Quy định về đăng ký, kê khai, quyết toán thuế
Trang 28
Trang 30
Trang 31
Trang 32
Trang 32
Trang 33
Trang 34
Trang 35
2.3.
2.3.1.
2.3.2.
Thực trạng thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam
Đặc điểm thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam
So sánh thuế NTNN của Việt Nam và các nước
Trang 32
Trang 32
Trang 42
2.3.3. Các hạn chế của chính sách thuế NTNN tại Việt Nam Trang 43
Kết luận chương II
CHƯƠNG III:
HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI CỦA
VIỆT NAM
3.1. Định hướng hoàn thiện chính sách thuế nhà thầu nước
ngoài tại Việt Nam
Trang 51
3.2.
3.2.1.
3.2.2.
3.2.3.
Các giải pháp hoàn thiện chính sách thuế nhà thầu nước
ngoài tại Việt Nam
Các giải pháp vĩ mô
Các giải pháp cụ thể
Các giải pháp hỗ trợ
Trang 52
Trang 52
Trang 58
Trang 61
Kết luận chương III
KẾT LUẬN
ĐỀ XUẤT CHO NHỮNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NTNN Nhà thầu nước ngoài
BTC Bộ Tài Chính
TCT Tổng Cục thuế
DNNN
Doanh nghiệp nước ngoài
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
TNCN Thu nhập cá nhân
GTGT Giá trị gia tăng
XNK Xuất nhập khẩu
TTĐB Tiêu thụ đặc biệt
NĐT Nhà đầu tư
CSTT Cơ sở thường trú
WTO Tổ chức thương mại thế giới
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FII Đầu tư gián tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm nội địa
G4 4
cường quốc về thương mại, gồm: Mỹ, Liên hiệp
Châu Âu, Brazil và Ấn Độ
G8 8 quốc gia dân chủ & công nghiệp hàng đầu thế giới,
gồm: Pháp, Đức, Ý, Nhật, Anh, Mỹ, Canada và Nga
APEC
Diễn đàn kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
NTA Cơ quan thuế quốc gia Nhật Bản
OECD Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế Châu Âu
UN Liên hiệp Quốc
USD Đô la Mỹ, đơn vị tiền tệ của Mỹ
RM Ringgit, đơn vị tiền tệ của Malaysia
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
BẢNG
Bảng 1.1: Bảng thuế suất NTNN Malaysia tr. 14
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp văn bản pháp quy về thuế NTNN tr. 29
Bảng 2.2: Số thu NSNN năm 2010 các tỉnh thành phố tr. 37
Bảng 2.3: ĐTNN phân theo địa phương tr. 38
BIỂU ĐỒ:
Biểu 1.1: Tổng thu thuế Singapore 2006-2010 tr. 15
Biểu 1.2: Tỷ trọng các loại thuế 2009/2010 Singapore tr. 16
Biểu 2.1: Tỷ lệ các khoản thuế năm 2010 tr. 36
Biểu 2.2: Số thu thuế nhà thầu nước ngoài 2005-2011 tr. 36
Biểu 2.3: Tỷ trọng thuế NTNN của các địa phương năm 2010 tr. 39
Biểu 2.4: Thuế NTNN năm 2010 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tr. 40
PHẦN MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng với
kinh tế thế giới, chúng ta đã chứng kiến sự gia tăng của dòng vốn đầu tư trực
tiếp và không trực tiếp nước ngoài (FDI & FII), dòng vốn viện trợ (ODA).
Gắn liền với dòng vốn FDI, FII, ODA là sự xuất hiện hoạt động kinh doanh
của các nhà thầu nước ngoài (NTNN). Nhằm đảm bảo việc thực hiện quản lý
thuế đối với hoạt động kinh doanh tại Việt Nam của các nhà thầu, nhà thầu
phụ nước ngoài, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật thuế trong
lĩnh vực này. Số thuế thu từ các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài cũng đã
góp phần không nhỏ trong tổng số thu ngân sách Nhà nước tại các địa phương
nói riêng cũng như trong tổng thu ngân sách Nhà nước toàn quốc nói chung.
Đơn cử, năm 2011 số thu từ thuế NTNN trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
dự kiến là 2.000 tỷ đồng, chiếm 9% tổng thu ngân sách trên địa bàn (không kể
số thu từ dầu thô); số thu thuế NTNN toàn quốc dự kiến gần 13.000 tỷ đồng,
đóng góp đáng kể vào tổng thu chung của ngân sách Nhà nước.
Chính sách thuế đối với nhà thầu nước ngoài về cơ bản cũng dựa trên
các quy định chung của Pháp luật thuế như đối với doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên, do hoạt động của các Nhà thầu nước ngoài không theo Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam có nhiều điểm đặc thù, khác biệt với các doanh
nghiệp hoạt động theo nội luật, cần có nghiên cứu xây dựng chính sách thuế
cho phù hợp với đối tượng này. Mặt khác, ngành thuế Việt Nam đang trong lộ
trình cải cách hệ thống thuế từ năm 2011 - 2020. Chính sách thuế NTNN
được xây dựng từ năm 1991, tới nay cũng đã bộc lộ một số hạn chế. Do vậy
cũng cần nghiên cứu những hạn chế trong chính sách thuế NTNN, tìm ra
những giải pháp để hoàn thiện hơn chính sách thuế đối với đối tượng này, phù
hợp với lộ trình cải cách chung của ngành thuế, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế
trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu trên, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài:
“ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ
ĐỐI VỚI NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM”
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Vấn đề trọng tâm mà đề tài muốn giải quyết là trên cơ sở xem xét thực
trạng, phân tích những vấn đề còn hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra
các giải pháp phù hợp để hoàn thiện chính sách thuế đối với NTNN tại Việt
Nam. Thông qua đó, giúp cho chính sách thuế NTNN nói riêng, và hệ thống
chính sách thuế nói chung đạt hiệu quả cao, góp phần vào công cuộc phát
triển nền kinh tế quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách thuế đối với NTNN và
những giải pháp hoàn thiện chính sách thuế này ở Việt Nam.
Về không gian, luận văn nghiên cứu trên địa bàn cả nước, trong đó tập
trung vào số liệu của thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà rịa - Vũng Tàu.
Đây cũng là ba địa phương dẫn đầu về ĐTNN, cũng như số thuế NTNN của
Việt Nam.
Về thời gian, giới hạn nghiên cứu của đề tài là các văn bản pháp quy
thuế đối với Nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam tới thời điểm hiện tại.
Về nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu chính sách thuế nhà thầu nước
ngoài của Việt Nam trong thời gian qua, có so sánh với chính sách thuế của
các nước khác trên thế giới. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp hoàn
thiện chính sách thuế đối với nhà thầu nước ngoài trong thời gian tới. Các giải
pháp này nhằm:
• Đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa mọi đơn vị kinh doanh trong và ngoài
nước;
• Đảm bảo thu ngân sách nhà nước;
• Tạo thuận lợi trong thu hút đầu tư nước ngoài;
• Xây dựng chính sách thuế nhà thầu nước ngoài minh bạch, dễ áp dụng,
phù hợp xu hướng cải cách ngành thuế trong thời gian tới.
IV. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đã tổng hợp tương đối hệ thống và đầy đủ hệ thống chính sách
thuế đối với nhà thầu nước ngoài, số liệu thu thuế nhà thầu nước ngoài ở Việt
Nam từ năm 2005 đến nay.
Nội dung của đề tài, các vấn đề giải quyết:
- Đặc điểm của thuế nhà thầu nước ngoài; Các nguyên tắc đánh thuế áp dụng
trong việc xây dựng chính sách thuế đối với nhà thầu nước ngoài; Kinh
nghiệm của các nước;
- Chính sách thuế đối với nhà thầu nước ngoài ở Việt Nam hiện nay;
- Thực tiễn áp dụng chính sách thuế đối với nhà thầu nước ngoài tại Việt
Nam;
- Các kết luận và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách thuế đối với nhà thầu
nước ngoài
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để giải quyết các mục đích mà đề tài hướng đến, tác giả đã vận dụng lý
thuyết các môn học Tài chính công, Phân tích chính sách thuế làm nền tảng lý
luận; Bên cạnh đó tác giả sử dụng phương pháp thống kê lịch sử và phương
pháp tổng hợp số liệu để đánh giá về chính sách thuế đối với Nhà thầu nước
ngoài tại Việt Nam; Vận dụng kinh nghiệm của các nước làm cơ sở đề xuất
các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật thuế
của Việt Nam trong lĩnh vực này.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành ba chương:
Chương 1: Tổng quan về thuế nhà thầu nước ngoài.
Chương 2: Thực trạng thuế nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế nhà thầu nước ngoài
tại Việt nam.
-
1
-
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ THUẾ NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI
1.1. Tổng quan về thuế đối với nhà thầu nước ngoài
1.1.1. Sự hình thành thuế nhà thầu nước ngoài
Sự ra đời và phát triển của thuế là một tất yếu khách quan của lịch sử,
gắn liền với sự ra đời và tồn tại của Nhà nước và Pháp luật. Sự xuất hiện Nhà
nước đòi hỏi cần phải có của cải vật chất cần thiết chi cho hoạt động thường
xuyên của bộ máy Nhà nước nhằm đảm bảo cho Nhà nước tồn tại, duy trì
quyền lực và thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình. Và để duy trì sự
tồn tại thì cần thiết phải có những nguồn tài chính để chi tiêu, chính vì vậy, sự
hình thành nguồn thu từ thuế là tất yếu và khách quan.
Do ảnh hưởng của toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới hiện nay đang
chuyển thành một hệ thống liên kết ngày càng chặt chẽ thông qua các mạng
lưới công nghệ thông tin. Từ cuối thế kỷ XX trở lại đây, sự chuyển dịch hàng
hóa, dịch vụ và các nguồn vốn đầu tư giữa các nước gia tăng ngày càng
nhanh, tạo ra sự biến đổi về chất so với trước đây. Động lực của toàn cầu hóa
chính là lợi ích mà các lực lượng tham dự có thể thu được nhờ vào sự mở
rộng thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Quá
trình toàn cầu hóa còn được diễn ra bằng quá trình mở rộng hoạt động đến các
quốc gia thông qua các hoạt động đầu tư vào các ngành đa dạng và phong
phú. Quá trình đầu tư của các quốc gia chính là quá trình thực hiện hoạt động
sản xuất kinh doanh tại các nước khác. Các nước sẽ đem vốn của mình đến
đầu tư thông qua các hình thức khác nhau, trong đó có hình thức các tổ chức,
cá nhân thể hiện qua tư cách là các nhà thầu để tham gia quá trình này. Từ đó,
các quốc gia sẽ phải suy nghĩ đến quá trình quản lý các hoạt động nêu trên,
mà trong đó công cụ chủ yếu chính là chính sách thuế. Và các nước này sẽ
phải đưa ra các quy định về thuế đối với các nhà thầu nước ngoài khi đến
-
2
-
nước mình thực hiện kinh doanh nhằm đem lại nguồn thu ngân sách cho quốc
gia đó, đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp nước ngoài và
doanh nghiệp trong nước. Đây cũng là việc thực hiện nguyên tắc lãnh thổ của
thuế: Trong phạm vi chủ quyền của mình, mỗi quốc gia sẽ có quyền đánh thuế
đối với các sự kiện pháp lý làm phát sinh nghĩa vụ thuế xảy ra trên lãnh thổ
đó, ví dụ như sự kiện phát sinh thu nhập, sự kiện tọa lạc tài sản hay chuyển
dịch tài sản, việc tiến hành các hoạt động kinh doanh thương mại v.v Do
vậy, hình thành nên chính sách về thuế đối với nhà thầu nước ngoài.
1.1.2. Khái niệm thuế nhà thầu nước ngoài
Như tên gọi của nó, thuế nhà thầu nước ngoài là loại thuế đánh vào hoạt
động kinh doanh của các nhà thầu nước ngoài. Nhà thầu nước ngoài ở đây là
các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại
một nước trên cơ sở hợp đồng hoặc thoả thuận bằng văn bản giữa họ với tổ
chức, cá nhân của nước đó mà không hình thành nên một pháp nhân tại nước
có thu nhập phát sinh. Như vậy, nhà thầu nước ngoài là một hình thức kinh
doanh của các tổ chức, cá nhân nước ngoài khác biệt với các hình thức đầu tư
trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng
Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn
của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở
sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản
lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Còn đầu tư gián tiếp nước ngoài (tiếng Anh:
Foreign Indirect Investment, viết tắt là FII) là hình thức đầu tư vốn của cá
nhân hay công ty nước này vào nước khác mà nhà đầu tư không trực tiếp điều
hành cơ sở sản xuất kinh doanh, thường là qua thị trường tài chính như thị
trường trái phiếu, thị trường chứng khoán. Còn nhà thầu nước ngoài chỉ hoạt
động theo các hợp đồng đã ký với bên ký hợp đồng của nước sở tại. Sau khi
kết thúc hợp đồng, hoạt động của nhà thầu nước ngoài cũng chấm dứt.
-
3
-
Trong các quy định về thuế của các nước, thuế NTNN thường được gọi
là Foreign Contractor Tax (FCT), Foreign Contractor Withholding Tax
(FCWT). Nó còn được gọi là thuế khấu trừ tại nguồn (withholding tax), do
cách thu chủ yếu là được bên ký hợp đồng khấu trừ tiền thuế phải nộp của
nhà thầu nước ngoài trước khi trả tiền cho nhà thầu. Từ điển Oxford
Dictionaries định nghĩa: “Thuế NTNN là loại thuế được khấu trừ tại nguồn,
do các quốc gia đánh trên tiền lãi vay hoặc cổ tức của người cư trú bên ngoài
nước đó”. Các nước thường không có một định nghĩa riêng về thuế đối với
nhà thầu nước ngoài. Các điều khoản về thuế đối với nhà thầu nước ngoài
thường được quy định trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuộc phần
thuế khấu trừ tại nguồn. Chẳng hạn, Luật thuế Malaysia định nghĩa thuế
NTNN như sau: “Thuế NTNN là một khoản tiền được bên chi trả khấu trừ lại
đối với thu nhập của người được trả tiền không cư trú và nộp cho Cục thu nội
địa Malaysia. Bên trả tiền là cá nhân/tổ chức hoạt động kinh doanh tại
Malaysia. Bên trả tiền phải giữ lại thuế NTNN đối với các khoản chi trả cho
dịch vụ, tư vấn kỹ thuật, tiền thuê hoặc các khoản chi trả khác thực hiện dưới
bất kỳ hình thức thỏa thuận nào đối với việc sử dụng bất kỳ động sản nào trả
cho người nhận tiền không cư trú. Người nhận tiền là cá nhân/tổ chức không
cư trú tại Malaysia nhận các khoản chi trả trên”. Theo Luật quản lý thuế của
Australia năm 2004 (Taxation Administration Amendment Regulations 2004)
thì thuế nhà thầu là loại thuế đánh vào các khoản chi trả cho các tổ chức nước
ngoài thường trú tại nước này được hình thành từ các hợp đồng thầu xây
dựng.
Như vậy, với tên gọi của mình, có thể thấy thuế nhà thầu nước ngoài
thuộc loại thuế thu theo đối tượng, mà ở đây là các nhà thầu nước ngoài.
1.1.3. Vai trò của thuế nhà thầu nước ngoài
Thuế nhà thầu nước ngoài có các vai trò sau:
-
4
-
Huy động nguồn thu từ hoạt động kinh doanh của các nhà thầu nước
ngoài;
Khi nhà thầu nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh tại một nước,
đồng thời xuất hiện nghĩa vụ nộp thuế của họ. Các nước đều có quy định về
việc thu thuế đối với hoạt động kinh doanh của nhà thầu nước ngoài tại nước
mình. Đối với các nước phát triển, số thuế thu từ hoạt động của các nhà thầu
nước ngoài không lớn, do các lý do sau:
Các nước phát triển đã đạt tới trình độ cao về các lĩnh vực, khả năng
của các doanh nghiệp trong nước đáp ứng được các nhu cầu về xây
dựng, cung cấp máy móc thiết bị;
Trình độ về công nghệ cao, ít phải nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài,
do vậy ít xuất hiện thuế nhà thầu nước ngoài đối với tiền bản quyền;
Lượng vốn đầu tư trong nước lớn, đáp ứng được nhu cầu đầu tư, do vậy
ít xuất hiện thuế nhà thầu nước ngoài đối với lãi vay.
Ngược lại với các nước phát triển, đối với các nước đang phát triển như
Việt Nam, số thu thuế nhà thầu nước ngoài đóng góp một phần khá quan
trọng trong tổng thu của ngân sách nhà nước từ thuế, do các nguyên nhân sau:
Các nước đang phát triển cần một nguồn vốn rất lớn trong quá trình đầu
tư của mình, do vậy cần vay từ các nguồn bên ngoài, làm xuất hiện thuế
nhà thầu nước ngoài đối với lãi vay;
Trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp, cần nhập khẩu khoa học công
nghệ, do vậy xuất hiện thuế nhà thầu nước ngoài đối với tiền bản
quyền;
Khả năng của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, do vậy cần các
nhà thầu nước ngoài cung cấp nhiều dịch vụ, hàng hóa trong nước chưa
sản xuất được, đặc biệt đối với việc xây dựng các nhà máy, công trình
-
5
-
trọng điểm. Do vậy xuất hiện thuế nhà thầu nước ngoài trong lĩnh vực
cung cấp hàng hóa dịch vụ, xây dựng;
Các nước đang phát triển thường áp dụng mô hình Hiệp định tránh đánh
thuế hai lần của UN, trong khi các nước phát triển thường áp dụng mô
hình Hiệp định tránh đánh thuế hai lần của OECD. Mô hình UN áp
dụng nguyên tắc đánh thuế tại nguồn, ưu tiên cho các nước đang phát
triển quyền được đánh thuế đối với các thu nhập có nguồn phát sinh từ
nước mình;
Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và
ngoài nước;
Trong quá trình hội nhập, xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, các nước
thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức FDI, các công ty
nước ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không hình thành pháp
nhân đòi hỏi phải được đối xử bình đẳng về nhiều lĩnh vực, trong đó có thuế.
Chính sách thuế đối với nhà thầu nước ngoài cũng dựa trên một mặt bằng
chung như đối với các doanh nghiệp trong nước, xây dựng một sân chơi
chung cho các doanh nghiệp hoạt động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
hoạt động trên phạm vi toàn cầu.
Ðiều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý và định hướng
phát triển kinh tế.
Thuế NTNN, cũng như các loại thuế đánh vào đối tượng khác, có vai
trò điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của các NTNN, xây dựng các
quy định quản lý hoạt động của các NTNN, định hướng phát triển nền kinh tế.
Bên cạnh vai trò chung của thuế, thuế NTNN còn có vai trò riêng, thể hiện ở
các điểm sau:
-
6
-
Điều chỉnh hoạt động của NTNN theo hướng: tạo điều kiện thuận lợi
cho NTNN hoạt động, tuy nhiên vẫn đảm bảo cho các doanh nghiệp
trong nước hoạt động và phát triển tốt;
Trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, thuế suất đối với tình
loại hình sản xuất, kinh doanh có thể được điều chỉnh nhằm thực hiện
chức năng điều chỉnh kinh tế của thuế, mà cụ thể là điều chỉnh thuế suất
các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của NTNN cho
phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế từng thời điểm.
1.2. Đặc điểm thuế nhà thầu nước ngoài
Thuế NTNN là loại thuế đánh vào đối tượng là nhà thầu nước ngoài. Nó
bao gồm nhiều loại thuế khác nhau: thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN,
thuế XNK v.v tương tự như đối với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, thuế
NTNN có các đặc điểm chính sau:
Về lĩnh vực thu: Thuế NTNN chỉ xuất hiện chủ yếu ở một số loại hình hoạt
động sau:
Đầu tư dự án mới hoặc mở rộng đầu tư phải nhập khẩu máy móc, thiết
bị loại trong nước chưa sản xuất, chế tạo được, kèm theo dịch vụ đào
tạo, lắp đặt, chạy thử, bảo hành, …
Chuyển giao công nghệ, mua bản quyền công nghệ từ nước ngoài (ví
dụ: qui định hợp đồng chuyển giao công nghệ dây chuyền sản xuất sản
phẩm: trả phí cho bên chuyển giao trên giá bán tịnh của sản phẩm; hoặc
tiền chuyển giao công nghệ dạng nhãn hiệu thương mại tính phần trăm
trên doanh thu thuần…); trả tiền bản quyền xuất bản phẩm
Vay ngân hàng nước ngoài (lãi tiền vay)
Quảng cáo (tiền bản quyền) hoặc dịch vụ
Cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện công nghiệp, thiết bị khoa học,
thiết bị thương mại, phương tiện vận tải và các động sản khác dưới mọi
-
7
-
hình thức, kể cả các phần mềm đi kèm như phần mềm điều khiển, thiết
bị phụ trợ
Tư vấn, thiết kế (kể cả thiết kế qua Internet)
Dịch vụ thuê/mua dịch vụ
Về thời gian hoạt động của nhà thầu nước ngoài:
Đặc điểm lớn nhất của NTNN là hoạt động kinh doanh chỉ trong một
thời gian ngắn, theo các hợp đồng ký với các doanh nghiệp hoặc cá nhân của
nước sở tại. Các hợp đồng này thường là ngắn hạn, phần lớn dưới một năm,
có hợp đồng chỉ trong thời gian rất ngắn. Tuy nhiên cũng có những hợp đồng
kéo dài vài năm, đặc biệt là các hợp đồng trong lĩnh vực dầu khí: thuê giàn
khoan, tàu chứa dầu v.v ; trong lĩnh vực xây dựng: xây nhà máy điện, xi
măng, nhà máy đường, nhà máy chế biến thực phẩm v.v ; các hợp đồng vay
để thực hiện các dự án đầu tư mua sắm máy móc thiết bị v
Về sự hiện diện của NTNN tại nước ký hợp đồng:
Khác với các công ty nước ngoài hoạt động đầu tư trực tiếp (FDI), các
NTNN có thể có hiện diện hoặc không có hiện diện tại nước ký kết hợp đồng.
Đối với các hợp đồng thuộc dạng sau có thể không có sự hiện diện của NTNN
ở nước ký kết hợp đồng:
Hợp đồng vay;
Hợp đồng chuyển giao công nghệ;
Hợp đồng tư vấn v.v
Tuy không hiện diện tại nước ký kết hợp đồng, NTNN vẫn có thể phải
nộp thuế tại nước ký hợp đồng, và thuế NTNN trong trường hợp này thường
là thuế TNDN.
Về cách thu:
Do đặc điểm hoạt động của các NTNN là ngắn hạn, có thể không có
hiện diện tại nước ký kết hợp đồng đã dẫn tới cách thu thuế NTNN cũng khác
-
8
-
biệt. Thuế NTNN được thu chủ yếu tại bên ký hợp đồng nước sở tại, đó cũng
là đặc điểm dẫn tới tên gọi của thuế NTNN là thuế khấu trừ tại nguồn, trong
đó nguồn được hiểu là nguồn thu nhập, tức là thu tại đơn vị chi trả thu nhập.
Cách thu này đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, hiệu quả, tiết kiệm chi phí
thu thuế. Tuy nhiên, cách thu này cũng có nhược điểm là ràng buộc nghĩa vụ
kê khai và nộp thuế của đối tượng nộp thuế - các NTNN - sang bên ký hợp
đồng. Các chế tài về thuế: phạt vi phạm kê khai, khai sai, khai thiếu, nộp
chậm tờ khai v.v chuyển qua bên ký hợp đồng. NTNN khi ký hợp đồng có
thể chỉ cần biết số tiền mình nhận được khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ, còn
các vấn đề về thuế do bên ký hợp đồng nước sở tại chịu trách nhiệm.
Về thuế suất:
Do đặc điểm của NTNN chỉ hoạt động trong thời gian ngắn, không thực
hiện chế độ sổ sách kế toán như các doanh nghiệp trong nước nên việc kê
khai, tính thuế không áp dụng như đối với các doanh nghiệp trong nước. Để
tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình hành thu, thuế suất đối với các hoạt
động kinh doanh của NTNN thường được gộp lại theo từng nhóm có hoạt
động kinh doanh tương tự. Cũng do không thực hiện chế độ sổ sách kế toán,
việc xác định thuế TNDN thường theo tỷ lệ % trên doanh thu NTNN nhận
được. Tỷ lệ này cũng được xác định theo từng nhóm hoạt động kinh doanh
tương tự nhau, chẳng hạn: hoạt động dịch vụ; hoạt động xây dựng, hoạt động
thương mại v.v
Quan hệ với Hiệp định tránh đánh thuế hai lần:
Thuế NTNN có quan hệ chặt chẽ với Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
Các quy định về thuế đối với NTNN đều đề cập đến quan hệ giữa thuế NTNN
và Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Quan hệ giữa thuế NTNN và Hiệp định
tránh đánh thuế hai lần thể hiện ở các điểm sau:
-
9
-
Về nghĩa vụ nộp thuế: Trong các quy định về thuế NTNN đều khẳng
định việc áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đối với hoạt động
của NTNN. Trường hợp NTNN hoạt động tại nước ký kết hợp đồng
hình thành một Cơ sở thường trú theo định nghĩa tại từng Hiệp định
tránh đánh thuế hai lần (Permanent Establishment - PE), các NTNN sẽ
nộp thuế như các doanh nghiệp trong nước. Ngược lại, các NTNN có
thể chỉ phải nộp thuế tại nước đăng ký kinh doanh mà không phải nộp
thuế tại nước ký hợp đồng.
Về loại thuế áp dụng: như trên đã phân tích, thuế NTNN bao gồm nhiều
loại thuế khác nhau (GTGT, TNDN, TNCN v.v ). Tuy nhiên, đối với
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần chỉ áp dụng đối với thuế thu nhập. Đó
là các loại thu nhập như: thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh,
thu nhập từ vận tải quốc tế, thu nhập từ tiền lãi cổ phần, thu nhập từ
tiền cho vay, thu nhập từ tiền bản quyền, thu nhập từ hoạt động dịch vụ
kỹ thuật, thu nhập từ hoạt động cá nhân phụ thuộc v.v Các loại thuế
gián thu như: thuế GTGT, TTĐB v.v áp dụng theo nội luật.
Về thứ tự áp dụng quy định Luật đối với NTNN: Trường hợp có sự
khác nhau giữa các quy định tại Hiệp định và các quy định tại luật thuế
trong nước thì sẽ áp dụng theo các quy định của Hiệp định. Như vậy,
thường là có sự ưu tiên áp dụng quy định tại Hiệp định hơn là áp dụng
quy định nội luật đối với thuế NTNN. Hiệp định không tạo ra các nghĩa
vụ thuế mới, khác hoặc nặng hơn so với luật thuế trong nước. Ví dụ:
trường hợp tại Hiệp định có các quy định theo đó Việt Nam có quyền
thu thuế đối với một loại thu nhập nào đó nhưng Luật thuế Việt Nam
chưa có quy định thu thuế đối với thu nhập đó hoặc quy định thu với
mức thấp hơn thì áp dụng theo quy định của Luật thuế Việt Nam.
-
10
-
1.3. Chính sách Thuế nhà thầu nước ngoài tại một số nước: Nhật Bản,
Đài Loan, Malaysia, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Anh Quốc,
Philipines.
1.3.1. Thuế nhà thầu nước ngoài tại Nhật Bản
1.3.1.1. Tổng quan về Nhật Bản và Tổng Cục Thuế Nhật Bản
Nhật Bản có diện tích tổng cộng là 377.834 km² nằm xoải theo bên
sườn phía đông lục địa châu Á. Nhật Bản là quốc gia có dân số lớn thứ mười
thế giới với ước tính khoảng 128 triệu người. Quốc gia này là thành viên của
tổ chức Liên Hiệp Quốc, G8, G4 và APEC.
Tổng Cục Thuế Nhật Bản thành lập từ năm 1949, bao gồm Văn phòng
Tổng Cục thuế, 12 Cục thuế vùng và 524 Chi Cục thuế quận huyện với
56.240 nhân viên (số liệu năm 2009 - NTA). Tổng thu NSNN năm 2009 là
88.548 tỷ Yên, trong đó thu từ thuế và phí là 46.143 tỷ Yên (tương đương 660
tỷ USD), chiếm 52,1% tổng thu NSNN. Thuế thu nhập, thuế công ty và thuế
tiêu thụ hàng hóa (như thuế GTGT) chiếm khoảng 80% tổng thu thuế. Cơ
quan thuế Nhật Bản đã đạt đến trình độ cao về áp dụng công nghệ thông tin
trong quản lý thuế. Cơ chế quản lý thuế đang áp dụng là cơ chế tự khai tự nộp
(Self-Assessment). Số cán bộ thuế làm công tác thanh tra, kiểm tra chiếm tới
80% tổng số cán bộ công chức ngành thuế.
1.3.1.2. Thuế NTNN tại Nhật Bản
Nhật Bản có 2 sắc thuế đánh vào đối tượng doanh nghiệp nước ngoài
đến kinh doanh tại Nhật Bản:
- Corporation tax (tạm gọi là “thuế thu nhập doanh nghiệp”)
- Withholding income tax (tạm gọi là “thuế khấu trừ tại nguồn”)
Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm vào đối tượng nhận thu
nhập, thuế khấu trừ tại nguồn nhằm vào đối tượng chi trả thu nhập. Trong một
số trường hợp, đối với khoản thu nhập phát sinh từ Nhật Bản (ngoài khoản thu
-
11
-
nhập từ hoạt động kinh doanh chính), nếu doanh nghiệp có giấy chứng nhận
của phòng thuế chứng minh rằng những khoản thu nhập này có liên quan đến
CSTT và sẽ được tính vào thu nhập từ hoạt động kinh doanh chính để đánh
thuế thu nhập doanh nghiệp thì sẽ được miễn thuế khấu trừ tại nguồn.
Về thuế suất và cách tính thuế Thu nhập doanh nghiệp có sự chênh lệch
tùy theo địa phương và quy mô doanh nghiệp (vốn và lượng nhân viên), mức
thuế suất cao nhất vào khoảng 45%. Thuế suất thuế khấu trừ tại nguồn cố định
là 20% trên tổng số thu nhập chịu thuế
Theo hệ thống thuế điều chỉnh đối tượng DNNN của Nhật Bản, cơ sở
để tính thu nhập chịu thuế và thuế suất không chỉ dựa trên việc tồn tại “cơ sở
thường trú” mà là sự kết hợp của hai yếu tố là loại thu nhập phát sinh tại Nhật
và loại cơ sở thường trú DNNN có tại Nhật Bản. Việc quản lý nhà thầu nước
ngoài đều được tin học hóa cao độ.
1.3.2. Thuế nhà thầu nước ngoài tại Đài Loan
1.3.2.1. Tổng quan về Đài Loan và Tổng Cục thuế Đài Loan
Đài Loan là một đảo ở khu vực Đông Á, ngoài khơi đông nam Đại lục
Trung Quốc, phía nam Nhật Bản và phía bắc Philippines. Diện tích: 35.980
km
2
. Tính đến cuối năm 2009, dân số Đài Loan là 23 triệu người. GDP danh
nghĩa 2008: 391 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người: 17.083 USD.
Tổng thu NSNN của Đài Loan năm 2008 là 52 tỷ USD năm, trong đó
thu từ thuế là 39,4 tỷ USD, chiếm 75.75% tổng thu NSNN chính phủ. Tại Đài
loan, tồn tại nhiều loại thuế : thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,
thuế thu nhập cá nhân, thuế quà tặng, thuế rượu thuốc lá, thuế dịch vụ, thuế
thừa kế….
Hệ thống thuế Đài Loan gồm có: Tổng Cục thuế (Tax Agency), 06 Cục
thuế khu vực. Hệ thống thuế được chia thành 2 loại:
-
12
-
+ Thuế Trung ương (National taxes): Thuế thu được sẽ đưa vào Ngân sách
trung ương.
+ Thuế Địa phương (Metropolitan, country & city taxes): Do địa phương thu
để phục vụ phát triển địa phương. Trước đây Thuế VAT do địa phương thu,
nhưng sau số thu từ VAT lớn nên thuế VAT đã được chuyển về Trung ương
quản lý.
Hiện nay, trong tổng số thu từ thuế, 70% số thu là thuế Trung ương,
30% là thuế Địa phương. Các dữ liệu về thuế do trung ương quản lý hay do
địa phương quản lý đều được tập trung về trung tâm dữ liệu tài chính. Tại Đài
loan có 3 loại thuế chiếm 50% tổng số thu của cả nước là: Thuế TNDN, thuế
TNCN, thuế VAT.
1.3.2.2. Thuế NTNN tại Đài Loan
Thuế NTNN được quy định tại Luật thuế TNDN, theo đó doanh nghiệp
thành lập theo luật pháp nước ngoài (doanh nghiệp nước ngoài) có hay không
có tồn tại cơ sở thường trú tại Đài Loan sẽ phải nộp thuế NTNN tại Đài Loan.
Thuật ngữ “cơ sở kinh doanh cố định” trong Luật thuế thu nhập của Đài Loan
nhằm chỉ một địa điểm cố định thực hiện hoạt động kinh doanh, bao gồm các
văn phòng điều hành, chi nhánh, xí nghiệp, cửa hàng, nhà kho, mỏ, công
trường xây dựng; không bao gồm nhà kho với chỉ sử dụng với mục đích mua
hàng và các cửa hàng không sử dụng cho việc chế biến hoặc sản xuất sản
phẩm.
Doanh nghiệp Đài Loan ký hợp đồng với doanh nghiệp nước ngoài sẽ
khấu trừ số thuế doanh nghiệp nước ngoài phải nộp trước khi trả tiền cho
doanh nghiệp nước ngoài. Số tiền thuế NTNN được tính trên toàn bộ số tiền
doanh nghiệp Đài Loan phải trả cho doanh nghiệp nước ngoài. Đối với thuế
GTGT, trong trường hợp doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ cho đối
tác Đài Loan mà không có cơ sở kinh doanh cố định tại Đài Loan thì công ty
-
13
-
Đài Loan - với vai trò là người sử dụng dịch vụ sẽ là đối tượng phải nộp thuế
GTGT. Thuế NTNN được khấu trừ khi doanh nghiệp Đài Loan thực hiện chi
trả thu nhập và được nộp vào kho bạc vào ngày 10 đầu tháng sau tháng phát
sinh hoạt động chi trả thu nhập. Chứng nhận khấu trừ thuế NTNN được phát
hành vào ngày 10 tháng 02 hàng năm. Thuế suất thuế TNDN phổ thông đối
với NTNN tại Đài Loan là 20% và có thể thấp hơn, tùy thuộc vào các quy
định tại Hiệp định tránh đánh thuế hai lần ký giữa Đài Loan và các nước.
1.3.3. Thuế nhà thầu nước ngoài tại Malaysia
1.3.3.1. Tổng quan về Malaysia và Tổng Cục thuế Malaysia
Malaysia là một liên bang gồm mười ba bang tại Đông Nam Á. Tổng
diện tích: 329.845 km
2
; dân số: 28.310.000 (ước tính năm 2009); GDP danh
nghĩa năm 2009: 383,6 tỷ USD; Thu nhập bình quân đầu người: 8.100 USD.
Năm 2007, nền kinh tế Malaysia xếp thứ 3 trong các nước Đông Nam Á (sau
Singapore và Brunei), xếp thứ 29 trên thế giới (tính theo sức mua ngang giá).
Hiện nay, Malaysia được xếp vào các nước công nghiệp mới (newly
industrialized country).
Tổng Cục thu nội địa Malaysia (Inland Revenue Board of Malaysia -
IRBM) thành lập năm 1967, gồm Văn phòng Tổng cục, 12 Cục thuế vùng, 54
Chi cục thuế địa phương. Tổng số nhân viên khoảng 10.100 người. Tổng số
thuế năm 2009 là 50,66 tỷ USD, chiếm 56,11% tổng thu NSNN của Malaysia.
1.3.3.2. Thuế NTNN tại Malaysia
Luật thuế thu nhập 1967 Malaysia quy định khi bên chi trả thực hiện trả
tiền cho bên nhận tiền không cư trú, bên chi trả sẽ khấu trừ tiền thuế NTNN
theo các tỷ lệ thuế suất quy định và nộp cho Cục thu Nội địa Malaysia trong
vòng một tháng kể từ thời điểm chi trả. Tất cả khác khoản thuế NTNN phải
được thực hiện theo mẫu quy định, đúng hạn, cùng với bản photo chứng từ do
bên nhận tiền phát hành và chứng từ thanh toán. Tổng thu thuế NTNN năm