Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Tài Liệu Giáo Dục Địa Phương Lớp 4 Kiên Giang.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.34 MB, 56 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANGSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>

Trần Quang Bảo – Nguyễn Thị Xuân Yến (đồng Chủ biên),

Lê Ngọc Hân <b>− Nguyễn Xuân Niệm − Trương Hách Nhi Ta – Nguyễn Thanh Bình </b>

Trịnh Thị Hương – Phạm Đức Thuận – Trịnh Chí Thâm – Nguyễn Thị Linh Phương

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM

TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG

TỈNH KIÊN GIANG

4

Lớp

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Lời nĩi đầu

Các em học sinh yêu quý!

<i> TàiliệugiáodụcđịaphươngtỉnhKiênGianglớp4 sẽ là</i>

"người bạn" đồng hành, giúp các em tiếp tục tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm về mảnh đất và con người Kiên Giang. Tài liệu được cấu trúc thành sáu chủ đề về thiên nhiên

-

con người; về lịch sử

-

văn hố truyền thống; về danh nhân; về các di tích lịch sử văn hố

-

danh lam thắng cảnh và về làng nghề truyền thống của quê hương. Hai chủ đề “Thiên nhiên và con người tỉnh Kiên Giang” và “Lịch sử và văn hố truyền thống tỉnh Kiên Giang” được thực hiện trong Chương trình mơn Lịch sử và Địa lí lớp 4, mạch nội dung “Địa phương em”. Các chủ đề cịn lại được thực hiện tích hợp trong các mơn học và Hoạt động trải nghiệm.

Thơng qua tài liệu này, các em sẽ thêm yêu quê hương, cĩ những việc làm thiết thực phù hợp với lứa tuổi để gĩp phần bảo vệ và xây dựng quê hương Kiên Giang ngày càng giàu đẹp.

Các em sẽ thực hiện tốt các hoạt động học tập với sự hướng dẫn của thầy cơ và người thân.Chúc các em vui học cùng <i>TàiliệugiáodụcđịaphươngtỉnhKiênGianglớp4</i>.

Các tác giả

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<i><b>Hãy bảo quản, giữ gìn sách để dành tặng các em học sinh lớp sau.</b></i>

<b>KÍ HIỆU VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRONG TÀI LIỆU</b>

<b>KHỞI ĐỘNG</b>

Học sinh huy động kiến thức, kinh nghiệm cá nhân để tham gia hoạt động tạo hứng thú vào chủ đề mới.

<b>KHÁM PHÁ</b>

Học sinh thực hiện các hoạt động quan sát, thảo luận, tìm tịi, tìm kiếm thơng tin nhằm phát hiện và chiếm lĩnh những điều mới, chưa biết của chủ đề.

<b>THỰC HÀNH</b>

Học sinh sử dụng kiến thức, kĩ năng được trang bị để giải quyết các vấn đề, tình huống, bài tập tương tự hay biến đổi,... nhằm khắc sâu kiến thức hình thành kĩ năng, kĩ xảo một cách chắc chắn.

<b>VẬN DỤNG</b>

Học sinh giải quyết các vấn đề của thực tế hoặc vấn đề có liên quan đến tri thức của chủ đề từ đó phát huy tính mềm dẻo của tư duy, khả năng sáng tạo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Mục lục

<b>Chủ đề 1. Thiên nhiên và con người tỉnh Kiên Giang </b>5

<b>Chủ đề 2. Lịch sử và văn hoá truyền thống tỉnh Kiên Giang</b>16

<b>Chủ đề 3. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thị Ràng</b>23

<b>Chủ đề 4. Di tích lịch sử và thắng cảnh núi Mo So</b>30

<b>Chủ đề 5. Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Láng Cát</b>38

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI TỈNH KIÊN GIANG</b>

Chủ đề 11

<b><small>Một góc thành phố Phú Quốc</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b> Chia sẻ những điều em đã biết về thiên nhiên hoặc con người Kiên Giang.</b>

<small>Một gĩc Vườn Quốc gia U Minh Thượng, </small>

<small>huyện U Minh Thượng</small> <sup>Người dân mua bán hải sản,</sup><small>thành phố Phú Quốc</small>

<i><b>Hoạt động 1. Khám phá thiên nhiên của tỉnh Kiên Giang</b></i>

Đọc thơng tin và thực hiện yêu cầu.

THIÊN NHIÊN TỈNH KIÊN GIANG

<i><b> </b></i>Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sơng Cửu Long, nằm ở phía tây nam của Tổ quốc. Diện tích của tỉnh là 629.900 hec-ta.

Về mặt vị trí, Kiên Giang giáp với tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang về phía đơng bắc; giáp với Bạc Liêu và Cà Mau về phía nam. Phía tây nam của tỉnh là bờ biển dài hơn 200.000 mét, trên 144 hịn đảo lớn nhỏ. Trong đĩ, Phú Quốc là đảo lớn nhất Việt Nam.

Về mặt tự nhiên, Kiên Giang cĩ đủ các địa hình đồng bằng, núi rừng và biển đảo. Đây là nét đặc trưng của tỉnh. Khí hậu mát mẻ, ơn hồ với hai mùa: mùa mưa và mùa khơ rõ rệt. Tỉnh cĩ các dịng sơng hiền hồ chảy quanh năm như sơng Cái Lớn, Cái Bé, Dương Đơng,...

<small>Một gĩc đảo Hịn Lớn, huyện Kiên Hải</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Đất đai của Kiên Giang màu mỡ, phì nhiêu do được phù sa của những con sơng bồi đắp. Kiên Giang là nơi cĩ nhiều khống sản như đá vơi, than bùn, đất sét,… Nhiều lồi động vật được ghi trong Sách Đỏ như voọc bạc Đơng Dương, kì tơm, rái cá lơng mũi, bồ nơng chân xám, du-gong (cá cúi hay bị biển),... được bảo tồn. Các lồi cây rừng phổ biến ở Kiên Giang là tràm, đước, dầu, kiền kiền,...

Khơng chỉ đa dạng về địa hình mà cịn giàu đẹp về thiên nhiên nên tỉnh Kiên Giang cĩ nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội.

<i><small>(Theo CổngthơngtinđiệntửtỉnhKiênGiang)</small></i>

<small>Đồng bằng sông Cửu Long:</small><b><small> vùng đồng bằng phía tây nam của Việt Nam.</small></b>

<small>Du-gong: là động vật biển, có vú và sinh con. Thức ăn chủ yếu là cỏ biển. Trọng lượng trung bình khi trưởng thành khoảng 400 kí-lơ-gam và dài khoảng 2,5 mét.</small>

<small>1. 2. 3. </small>

<small>Trình bày vị trí địa lí của tỉnh Kiên Giang.</small>

<small>Thiên nhiên (địa hình, khí hậu, đất đai,…) của tỉnh Kiên Giang cĩ gì đặc biệt?</small>

<small>Nêu cảm nghĩ của em về thiên nhiên của tỉnh Kiên Giang.4. Em cĩ thể làm gì để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên Kiên Giang?</small>

<i><b>Hoạt động 2. Tìm hiểu về con người và các hoạt động kinh tế của tỉnh </b></i>

<b>Kiên Giang</b>

Đọc thơng tin, quan sát hình ảnh và thực hiện yêu cầu.

CON NGƯỜI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA TỈNH KIÊN GIANG

<i><b> </b></i>Theo thống kê năm 2021, dân số của tỉnh Kiên Giang là 1 773 000 người. Tỉnh cĩ nhiều dân tộc anh em sinh sống như Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm, Tày, Mường, Nùng,…

<i><small> (Theo NiêngiámthốngkêViệtNamnăm2021)</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Tỉnh Kiên Giang có 3 thành phố (Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc) và 12 huyện. Trong đó, Kiên Hải là huyện đảo duy nhất của tỉnh, Phú Quốc là thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam. Dân số Kiên Giang phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng, ven biển. Người dân Kiên Giang nhân hậu, thân thiện, phóng khống. Họ cùng nhau sinh sống, chăm chỉ học tập, lao động, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Kinh tế của tỉnh Kiên Giang có nhiều nhóm ngành như Nơng - Lâm - Ngư nghiệp, Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ. Trong đó, kinh tế biển được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn.

Trong nhóm ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp, ngành trồng lúa và khai thác hải sản chiếm ưu thế. Sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông - thuỷ sản là hai ngành chính trong nhóm ngành Cơng nghiệp - Xây dựng. Ngồi ra, nhóm ngành Dịch vụ cũng mang lại việc làm và thu nhập cho người dân. Trong đó, du lịch là thế mạnh của tỉnh.

<i><small>(Theo CổngthôngtinđiệntửtỉnhKiênGiang)</small></i>

<small>Người dân thu hoạch rau màu,huyện Giồng Riềng</small>

<small>Thu hoạch lúa, huyện Gò Quao</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<small>Khai thác đá vôi, huyện Kiên Lương</small>

<small>Nhà máy chế biến thuỷ sản, huyện Châu Thành</small>

<small>Khách du lịch đến tham quan và mua sắm ở chợ đêm, thành phố Hà Tiên</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small>1. Tỉnh Kiên Giang có bao nhiêu dân tộc sinh sống? Kể tên một số dân tộc mà em biết.</small>

<small>2. Tỉnh Kiên Giang có bao nhiêu huyện, thành phố?</small>

<small>3. Người dân Kiên Giang sinh sống và làm việc như thế nào?4. Trình bày một số ngành kinh tế của tỉnh Kiên Giang.</small>

<small>5. Nêu cảm nghĩ của em về con người Kiên Giang.</small>

<b> EM CẦN BIẾT</b>

Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sơng Cửu Long, có địa hình đa dạng.

Thiên nhiên của tỉnh Kiên Giang phong phú và giàu đẹp.

Người dân Kiên Giang nhân hậu, thân thiện và phóng khống; chăm chỉ học tập và lao động.

Kinh tế của tỉnh Kiên Giang có nhiều nhóm ngành như Nơng - Lâm - Ngư nghiệp, Công nghiệp

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

1. Xác định vị trí địa lí tỉnh Kiên Giang trên bản đồ Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

2. Quan sát bản đồ, giới thiệu các huyện và thành phố của tỉnh Kiên Giang.

<small>Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

3. Giới thiệu về thiên nhiên tỉnh Kiên Giang theo gợi ý sau:

– Vị trí địa lí. – Thiên nhiên. – Con người.

– Các ngành kinh tế của tỉnh.

<small>Học sinh Trường Tiểu học Đơng Hồ, thành phố Hà Tiên đang thuyết trình</small>

1. Tham quan (xem video) và chia sẻ về một cảnh đẹp thiên nhiên của tỉnh Kiên Giang.

2. Vẽ tranh mô tả hoạt động sản xuất của người dân tại địa phương em theo gợi ý:

– Người dân đang trồng lúa.

– Người dân đang khai thác hải sản. – Người dân đang nắn nồi đất. – …

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<small>Trường Tiểu học Thị trấn Hòn Đất, </small>

<small>huyện Hòn Đất trưng bày các sản phẩm đất nung</small>

3. Giới thiệu về tranh đã vẽ theo gợi ý:

– Tranh mơ tả hoạt động sản xuất gì? Ở đâu? – Ý nghĩa của hoạt động sản xuất đó.

– Cảm nghĩ của em.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>LỊCH SỬ VÀ VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG TỈNH KIÊN GIANG</b>

Chủ đề 22

<b><small>Chùa Tam Bảo, thành phố Hà Tiên</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b> 2. Quan sát hình ảnh, gọi tên mĩn ăn.</b>

<i><b>Hoạt động 1. Tìm hiểu về lịch sử tỉnh Kiên Giang</b></i>

Đọc thơng tin và thực hiện yêu cầu.

KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TỈNH KIÊN GIANG

<i><b> </b></i>Kiên Giang là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sơng Cửu Long. Tỉnh đã trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển. Trước thế kỉ XVII, vùng đất Kiên Giang chưa được khai phá. Từ khi Mạc Cửu đến Hà Tiên vào thế kỉ XVII, Kiên Giang được khai phá và ngày càng phát triển. Sang thế kỉ XIX, dưới thời nhà Nguyễn, Kiên Giang đã trở thành vùng đất quan trọng phía tây nam của Tổ quốc.

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Nhân dân Kiên Giang đã dũng cảm đứng lên chống quân xâm lược. Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống thực dân Pháp và lập được nhiều chiến cơng. Cuộc khởi nghĩa này đã phát huy truyền thống bất khuất, anh dũng, đồn kết chiến đấu của nhân dân Kiên Giang.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Sang thế kỉ XX, cùng với cả nước, nhân dân Kiên Giang đã giành được thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Từ sau năm 1975, Kiên Giang bước vào thời kì hồ bình, xây dựng và phát triển.

Ngày nay, Kiên Giang là một điểm sáng trong phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phịng, gĩp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

<i><small>(Đức Thuậntổnghợp) </small></i>

<small>1. Tỉnh Kiên Giang được khai phá từ khi nào?</small>

<small>2. Trình bày truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân Kiên Giang.</small>

<small>3. Ngày nay, Kiên Giang cĩ sự phát triển thế nào? 4. Em cĩ cảm nghĩ gì về lịch sử tỉnh Kiên Giang?</small>

<i><b> Hoạt động 2. Khám phá văn hố truyền thống tỉnh Kiên Giang</b></i>

Đọc thơng tin, quan sát hình ảnh và thực hiện yêu cầu.

KHÁI QUÁT VĂN HỐ TRUYỀN THỐNG TỈNH KIÊN GIANG

<i><b> </b></i>Kiên Giang là tỉnh cĩ truyền thống văn hố lâu đời. Nơi đây, nhiều dân tộc anh em đã sinh sống, đồn kết xây dựng quê hương, cùng nhau tạo nên những giá trị văn hố đặc sắc của tỉnh.

Kiên Giang cĩ nhiều lễ hội truyền thống như Lễ hội kỉ niệm ngày hi sinh

của Anh hùng dân tộc <small>Lễ hội Nghinh Ơng, huyện Kiên Hải</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Nguyễn Trung Trực, Lễ hội kỉ niệm ngày thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các, Lễ giỗ Đức khai trấn Mạc Cửu, Lễ hội kỉ niệm ngày hi sinh của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thị Ràng, Ngày hội Văn hoá, Thể thao và Du lịch đồng bào Khơ-me tỉnh Kiên Giang, Lễ hội Nghinh Ông Kiên Hải,…

Bên cạnh các lễ hội, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc như hát bộ, múa lân của người Hoa, hát Dù kê, đờn ca tài tử – cải lương,… đã góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Nhiều di tích lịch sử – văn hoá như Di tích lịch sử Đình Nguyễn Trung Trực, Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Láng Cát, Di tích Dinh Cậu, Di tích lịch sử và thắng cảnh núi Mo So,… đã thu hút nhiều du khách đến tham quan.

Kiên Giang cịn có nhiều nghề truyền thống như nghề làm bánh tráng ở xã Thạnh Hưng (huyện Giồng Riềng), nghề đan đát ở Vĩnh Thuận, nghề làm nước mắm ở Phú Quốc, nghề nắn nồi đất ở Hòn Đất, nghề dệt chiếu ở Châu Thành,... Nhiều món ăn đặc sắc như bún cá, canh chua sả nghệ, xôi Hà Tiên, bún kèn Hà Tiên,… đã thu hút nhiều du khách đến thưởng thức.

Sự đa dạng, độc đáo về văn hoá truyền thống của Kiên Giang đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

<i><small>(Minh Khiêm tổnghợp)</small></i>

<small>1. Kể tên những lễ hội tiêu biểu ở Kiên Giang.2. Mô tả một nghề truyền thống ở Kiên Giang.</small>

<small>3. Những giá trị văn hoá truyền thống của Kiên Giang có ý nghĩa </small>

<small>Nghề đan đát, huyện Vĩnh Thuận</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

1. Giới thiệu khái quát về lịch sử tỉnh Kiên Giang theo gợi ý:

– Thời gian khai phá. – Truyền thống lịch sử. – Kiên Giang xưa và nay.

<small>Nhà thờ Công giáo Rạch Giá xưa</small>

<b> EM CẦN BIẾT</b>

Những giá trị về văn hoá, lịch sử đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.

Tỉnh Kiên Giang đã trải qua hơn 300 năm hình thành và phát triển.

Nhân dân Kiên Giang đoàn kết, anh dũng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm và cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<small>Nhà thờ Công giáo ngày nay, thành phố Rạch Giá</small>

2. Thi kể về một lễ hội của tỉnh Kiên Giang theo gợi ý:

– Tên lễ hội.

– Thời gian, địa điểm tổ chức lễ hội. – Các hoạt động chính của lễ hội. – Cảm nghĩ của em về lễ hội đó.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

1. Sưu tầm sách, báo, tranh, ảnh, video giới thiệu về lịch sử, văn hoá của tỉnh Kiên Giang theo gợi ý:

<small>Nghề đan cỏ bàng, huyện Giang Thành</small>

2. Sử dụng kết quả đã sưu tầm để chia sẻ về lịch sử, văn hoá của tỉnh Kiên Giang theo gợi ý:

– Em sẽ chia sẻ với ai? – Em chia sẻ điều gì? – Cảm nghĩ của em.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b> Quan sát hình ảnh và gọi tên các anh hùng, nhân vật lịch sử.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<i><b>Hoạt động 1. Tìm hiểu về tiểu sử Anh hùng Lực lượng vũ trang </b></i>

<b>nhân dân Phan Thị Ràng</b>

Đọc thơng tin, quan sát hình ảnh và thực hiện yêu cầu.

Phan Thị Ràng (bí danh Tư Phùng) sinh năm 1937 tại xã Lương Phi, huyện Tri Tơn, tỉnh An Giang. Chị sinh ra trong gia đình cĩ truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng.

Khi mới 13 tuổi, chị đã tham gia Đội Thiếu niên Cứu quốc. Với lịng gan dạ và mưu trí, chị được giao làm trinh sát và giao liên tại Tri Tơn (An Giang) và Châu Thành A (Hịn Đất, Kiên Giang).

Trong phong trào Đồng khởi chống giặc ngoại xâm, Phan Thị Ràng đã lãnh đạo nhiều thanh niên đấu tranh với địch, giành được thắng lợi.

Sáng ngày 9 tháng 1 năm 1962, trên đường đi làm nhiệm vụ ở khu vực Hịn Me và Hịn Đất, Phan Thị Ràng bị địch bắt. Chúng đã dụ dỗ và tra tấn, buộc chị phải làm việc cho chúng nhưng chị vẫn kiên quyết đấu tranh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Chiều ngày 9 tháng 1 năm 1962, Phan Thị Ràng bị giặc giết hại tại Hịn Đất khi mới 25 tuổi. Sự hi sinh của chị đã thơi thúc tinh thần đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Kiên Giang.

Để tri ân cơng lao của người nữ anh hùng Phan Thị Ràng, năm 1984, Nhà nước đã truy tặng chị danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Hằng năm, nhân dân Kiên Giang tổ chức lễ dâng hương tưởng nhớ anh hùng Phan Thị Ràng.

<small>- Cách mạng:</small><b><small> đấu tranh nhằm mang đến sự thay đổi tốt đẹp hơn.</small></b>

<small>- Đồng khởi:</small><b><small> phong trào đấu tranh lớn của nhân dân miền Nam diễn ra </small></b>

<small>trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1954 - 1975).</small>

<small>- Giao liên:</small><b><small> làm nhiệm vụ giao hàng hoá, tài liệu phục vụ chiến đấu.</small></b>

<small>- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân:</small><b><small> danh hiệu cao quý của Nhà nước </small></b>

<small>trao tặng cho các anh hùng đã hi sinh trong kháng chiến chống ngoại xâm (từ năm 1930 đến nay).</small>

<small>1. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thị Ràng sinh ra trong một gia đình thế nào?</small>

<small>2. Khi tham gia Đội Thiếu niên Cứu quốc, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thị Ràng đã được giao những nhiệm vụ gì?</small>

<small>3. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thị Ràng hi sinh trong hồn cảnh nào?</small>

<small>4. Vì sao hằng năm nhân dân Kiên Giang tổ chức lễ dâng hương nữ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thị Ràng?</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<i><b>Hoạt động 2. Tri ân Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân </b></i>

<b><small> </small>Phan Thị Ràng</b>

Hằng năm, vào ngày 9 tháng 1, Lễ dâng hương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thị Ràng được tổ chức trang nghiêm, thu hút sự tham gia của đơng đảo nhân dân trong và ngồi tỉnh.

Anh hùng Phan Thị Ràng đã trở thành nhân vật chính trong tác phẩm văn học

<i>Hịn Đất của nhà văn Anh Đức qua hình </i>

tượng chị Sứ.

<i>Tác phẩm Hịn Đất đã khắc hoạ </i>

hình tượng chị Sứ là tấm gương tiêu biểu

<i>của người phụ nữ Việt Nam: anh hùng,</i>

<i>bấtkhuất,trunghậu,đảmđang trong đấu </i>

tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

<small>Khắc hoạ:</small><b><small> làm cho nổi bật.</small></b>

<small>1. Lễ dâng hương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thị Ràng được tổ chức vào thời gian nào và ở đâu?</small>

<small>2. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thị Ràng được khắc hoạ </small>

<i><small>qua hình tượng nhân vật nào trong tác phẩm HịnĐất của nhà văn </small></i>

<small>Anh Đức?</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

gia Đội Thiếu niên Cứu quốc, lập được nhiều chiến công

Phan Thị Ràng hi sinh khi mới 25 tuổi, được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

1. Trình bày về tiểu sử của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thị Ràng theo gợi ý:

– Năm sinh. – Nơi sinh.

– Năm tham gia cách mạng. – Năm hi sinh.

– Danh hiệu được tặng.

2. Tìm hiểu quê hương chị Sứ. Đọc bài và thực hiện yêu cầu.

QUÊ HƯƠNG

Chị Sứ yêu "Hòn Đất" bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt. Chị thương ngơi nhà sàn lâu năm có cái bậc thang, nơi mà bất cứ lúc nào đứng đó, chị cũng có thể nhìn thấy sóng biển, thấy xóm nhà xen lẫn trong vườn cây, thấy ruộng đồng, thấy núi Ba Thê vòi vọi xanh lam cứ mỗi buổi hồng hơn lại hiện trắng những cánh cị.

</div>

×