Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.85 KB, 57 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TPHCM </b>

<b>SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC </b>

<b>(Lưu hành nội bộ) </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<i><small>Sổ tay hướng dẫn thực hiện KLTN Khoa Thủy sản </small></i>

<b>GIỚI THIỆU </b>

<small> </small>

<i>Sổ tay hướng dẫn thực hiện khóa luận tốt nghiệp đại học nhằm mục đích hỗ trợ các Thầy/Cơ và sinh viên trong cơng tác hướng dẫn và thực hiện Khóa luận Tốt Nghiệp bậc đại học tại Khoa Thủy sản, trường Đại Học Nơng Lâm TPHCM. Các hình thức thay thế khóa luận tốt nghiệp khác như tiểu luận, chuyên đề (trong chương trình đào tạo đã được Khoa Thủy sản cơng bố chính thức) cũng sử dụng hướng dẫn này để thực hiện chỉ giảm trừ nhiệm vụ bảo vệ trước hội đồng. </i>

<i>Tài liệu này được biên soạn dựa trên “Quy chế học vụ áp dụng cho bậc đại học đào tạo theo hệ thống tín chỉ” ban hành theo quyết định của Hiệu Trưởng Trường đại Học Nông Lâm TPHCM số 2500-QĐ-ĐHNL-ĐT, ngày 18 tháng 8 năm 2021 và “Quy định về định dạng khóa luận tốt nghiệp” ban hành theo quyết định của Hiệu Trưởng Trường đại Học Nông Lâm TPHCM số 1255/2007/QĐ-ĐT, ngày 06 tháng 8 năm 2007. Một số điều khoản đã được cụ thể hóa cho phù hợp với Khoa Thủy sản. Một số khác được điều chỉnh theo những quy định mới của Trường. Các quy định về thực hiện và hướng dẫn Khóa luận Tốt Nghiệp của Khoa Thủy sản trước đây đều khơng cịn hiệu lực. </i>

<i> </i>

<i>Tp Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2023 Trưởng Khoa Thủy sản </i>

<b>PGS TS Nguyễn Như Trí </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<i><small>Sổ tay hướng dẫn thực hiện KLTN Khoa Thủy sản </small></i>

<b>MỤC LỤC </b>

<small>GIỚI THIỆU ... ii </small>

<small>MỤC LỤC ... iii </small>

<small>DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ... iv </small>

<small>SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ... 1 </small>

<small>1. TỔ CHỨC VÀ HƯỚNG DẪN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ... 1 </small>

<small>1.1. Điều kiện nhận khóa luận tốt nghiệp ... 1 </small>

<small>1.2. Quy trình phân công hướng dẫn và nhận đề tài ... 1 </small>

<small>1.3. Tiêu chuẩn GVHD khóa luận tốt nghiệp ... 2 </small>

<small>1.4. Các quy định trong thời gian thực hiện Khóa luận ... 2 </small>

<small>1.5. Bảo vệ Đề cương ... 3 </small>

<small>1.6. Báo cáo giữa kỳ... 3 </small>

<small>1.7. Các qui định về việc nộp KLTN ... 3 </small>

<small>1.8. Quy trình đánh giá kết quả KLTN ... 4 </small>

<small>2. CÁCH TRÌNH BÀY ĐỀ CƯƠNG/KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ... 6 </small>

<small>2.1. Yêu cầu chung về khóa luận tốt nghiệp ... 6 </small>

<small>2.2. Cách đánh số trang, số bảng, hình và các mục trong đề cương khóa luận ... 7 </small>

<small>2.3. Cấu trúc bảng và hình ... 8 </small>

<small>2.4. Đơn vị đo lường ... 11 </small>

<small>2.5. Phương trình tốn học ... 12 </small>

<small>2.6. Các chương trình máy tính ... 12 </small>

<small>2.7. Cách dẫn chứng tài liệu và tác giả trong bài viết ... 12 </small>

<small>2.8. Cách trình bày các phần trong khóa luận tốt nghiệp ... 14 </small>

<small>CÁC BƯỚC CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC, TRONG VÀ SAU BUỔI BẢO VỆ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ... 37 </small>

<small>1. TRƯỚC KHI BẢO VỆ KHÓA LUẬN ... 37 </small>

<small>2. HỘI ĐỒNG BẢO VỆ KHÓA LUẬN ... 37 </small>

<small>3. SAU BUỔI BẢO VỆ KHÓA LUẬN ... 37 </small>

<small>4. SỬ DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 37 </small>

<small>PHỤ LỤC HƯỚNG DẪN VIẾT TÊN KHOA HỌC ... 38 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i><small>Sổ tay hướng dẫn thực hiện KLTN Khoa Thủy sản </small></i>

<b>DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ </b>

<small>Left Margin Lề trái Right Margin Lề phải </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i><small>Sổ tay hướng dẫn thực hiện KLTN Khoa Thủy sản </small></i>

<b>SỔ TAY HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC </b>

<b> 1. TỔ CHỨC VÀ HƯỚNG DẪN KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP </b>

<b>1.1. Điều kiện nhận khóa luận tốt nghiệp </b>

<small>Điều kiện nhận khóa luận tốt nghiệp (KLTN) được ghi rõ trong chương trình đào tạo của Trường Đại học Nông Lâm TPHCM. Kể từ khoá 2020 trở đi, sinh viên (SV) Khoa Thủy sản (KTS) phải tích lũy đủ số tín chỉ theo yêu cầu của chương trình đào tạo của các ngành, chun ngành, khơng tính đến những tín chỉ học để lấy bằng 2 hay tín chỉ thuộc ngành khác. Cụ thể: tích lũy ít nhất 112 tín chỉ (TC) (khơng tính các học phần điều kiện) và có điểm trung bình chung tích lũy hệ 4 từ 2,00 trở lên (được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 19 Chương III của Quyết định số 2500/2021/QĐ-ĐHNL-ĐT). </small>

<small>Thời gian làm KLTN là một học kỳ (27-30 tuần) theo đúng biểu đồ kế hoạch học tập được Ban Giám Hiệu ban hành hằng năm. Biểu đồ học tập có sẵn trên trang web của phòng đào tạo </small>

<small>. </small>

<small>Sinh viên thực hiện các thủ tục đăng ký học phần KLTN với Giáo vụ Khoa (GVK). Thời điểm đăng ký KLTN là tuần đầu của tháng 2 và tháng 8 hàng năm (SV có thể chủ động đăng ký trước thời gian này tối đa 4 tuần). </small>

<b>1.2. Quy trình phân cơng hướng dẫn và nhận đề tài </b>

<small>Quy trình ra đề tài và giao đề tài KLTN do Trưởng Khoa quy định cụ thể và đảm bảo các yêu cầu sau: </small>

<small>• Các đề tài được đề xuất phải được Trưởng Bộ môn (TBM) duyệt qua, nếu thấy cần thiết có thể yêu cầu Giảng viên hướng dẫn (GVHD) điều chỉnh đề tài. Thời gian GVHD gửi tên đề tài về TBM: tuần đầu tháng 1 và tháng 7 hàng năm. </small>

<small>• Trưởng bộ mơn xem xét kiểm tra các đề tài về các góc độ: tính khoa học và thực tiễn của đề tài, tính khả thi về thời gian, điều kiện trang thiết bị, sự trùng lắp đề tài. </small>

<b><small>Đối với Giảng viên: Theo chỉ tiêu khối lượng hướng dẫn được phân công, Giảng viên sẽ đăng </small></b>

<small>ký cho Khoa tên đề tài dự kiến hướng dẫn trong học kỳ </small><i><small>(Mẫu 01. Định hướng nghiên cứu và danh sách các đề tài tốt nghiệp)</small></i><b><small>. </small></b>

<i><b><small>Đối với sinh viên: Trong vòng 2 tuần trước khi bắt đầu học kỳ làm KLTN, Khoa sẽ thông báo </small></b></i>

<small>cho SV đăng ký hai nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên: lĩnh vực, tên đề tài hoặc GVHD </small><i><small>(Mẫu 02. Phiếu đăng ký đề tài Khóa luận/Tiểu luận)</small></i><small>. </small>

<small>Sau khi nhận bảng đăng ký từ GVHD và SV, Khoa sẽ tiến hành phân công hướng dẫn dựa trên </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i><small>Sổ tay hướng dẫn thực hiện KLTN Khoa Thủy sản </small></i>

<small>trường hợp đặc biệt, BCN Khoa sẽ trao đổi thêm với GVHD hoặc SV trước khi có quyết định phân cơng. </small>

<i><b><small>Trong vịng ba (03) ngày sau khi công bố danh sách hướng dẫn, SV phải gặp GVHD để thảo </small></b></i>

<small>luận, thống nhất đề tài và lịch hướng dẫn. Sau đó SV bắt đầu chuẩn bị đề cương chi tiết của KLTN. </small>

<small>Trong quá trình hướng dẫn, nếu có sự thay đổi GVHD thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của Trưởng Khoa. Đối với GVHD mời bên ngoài tham gia hướng dẫn thì cũng phải thực hiện quy trình như GVHD trong Khoa. </small>

<small>Trường hợp đặc biệt có thể bố trí hai SV làm chung một đề tài (đề tài đôi). Khi đó, đề cương chi tiết của KLTN phải được Hội đồng bảo vệ đề cương đánh giá cẩn thận để xác định rõ nhiệm vụ và khối lượng của mỗi SV. GVHD phải có kế hoạch cụ thể để kiểm soát tiến độ và đánh giá từng cá nhân. </small>

<b>1.3. Tiêu chuẩn GVHD khóa luận tốt nghiệp </b>

<small>Tiêu chuẩn giảng viên hướng dẫn đề tài khóa luận </small>

<small>a) Giảng viên cơ hữu đủ tiêu chuẩn lên lớp lý thuyết mới được hướng dẫn đề tài khóa luận; b) Người cơng tác ngồi trường phải có trình độ Thạc sĩ trở lên, công tác trong lĩnh vực nghiên cứu ít nhất 03 (ba) năm trở lên; </small>

<small>c) Mỗi giảng viên hướng dẫn độc lập không quá 04 (bốn) đề tài khóa luận/lớp/đợt phân cơng. Trường hợp đồng hướng dẫn, 01 (một) đề tài được tính quy đổi tương đương hướng dẫn độc lập 0,5 (không phẩy năm) đề tài. </small>

<b>1.4. Các quy định trong thời gian thực hiện Khóa luận </b>

<small>KLTN được thực hiện trong 27 – 30 tuần kể từ khi nhận đề tài. Trong đó các mốc thời gian cần lưu ý như sau: </small>

<b><small>Bảng 1: Quy định về thời gian thực hiện khóa luận </small></b>

<small>Nhận đề tài tốt nghiệp Nộp đề cương chi tiết Bảo vệ đề cương Báo cáo tiến độ giữa kỳ Nộp bản thảo khóa luận GVHD phản hồi cho sinh viên </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i><small>Sổ tay hướng dẫn thực hiện KLTN Khoa Thủy sản </small></i>

<small>GVHD phải có lịch tiếp SV hàng tuần (ít nhất 2 tuần/lần). Sinh viên có nhiệm vụ đến gặp GVHD </small>

<b><small>theo đúng lịch. Trường hợp GVHD muốn thay đổi lịch gặp phải báo trước cho SV. Nếu SV </small></b>

<b><small>không đến 2 lần liên tục theo lịch hẹn thì GVHD có thể đề nghị Trưởng Khoa ra quyết định cảnh cáo hoặc đình chỉ KLTN. </small></b>

<b>1.5. Bảo vệ Đề cương </b>

<small>Khoa sẽ thành lập Hội đồng (03 thành viên) và tổ chức bảo vệ Đề cương chi tiết KLTN vào tuần thứ 4 sau khi nhận đề tài. GVHD là thành viên bắt buộc của Hội đồng thẩm định đề cương. Đề cương chi tiết của SV phải được GVHD đọc duyệt trước khi đưa ra trình bày. Hội đồng đánh giá đề cương của SV theo 3 mức như sau: </small>

<small>• Loại A: Thơng qua hồn tồn, khơng cần chỉnh sửa. </small>

<small>• Loại B: Thơng qua, với điều kiện phải chỉnh đề cương theo góp ý của Hội đồng. Sau khi điều chỉnh, đề cương phải được GVHD và chủ tịch Hội đồng ký duyệt. </small>

<small>• Loại C: Không được thông qua, SV phải chỉnh sửa lại tồn bộ đề cương theo góp ý của Hội đồng, GVHD duyệt và đề nghị cho bảo vệ lại. Thời gian bảo vệ lại không quá hai (02) tuần sau lần bảo vệ thứ nhất. </small>

<i><small>(Mẫu 03. Biên bản bảo vệ đề cương KLTN)</small></i>

<small>Đề cương được thơng qua phải có chữ ký của chủ tịch Hội đồng. Giáo vụ Khoa (GVK) sẽ lưu một bản sao để chuyển cho GV phản biện làm cơ sở để đánh giá KLTN sau này. Nếu trong q trình thực hiện khóa luận cần phải thay đổi nội dung so với đề cương được duyệt thì phải được GVHD, TBM và BCN Khoa đồng ý bằng văn bản </small><i><small>(Mẫu 04. Phiếu đề xuất điều chỉnh nội dung Khóa luận/Tiểu luận)</small></i><small> và thơng báo cho GVK. </small>

<b>1.6. Báo cáo giữa kỳ </b>

<small>GVHD theo dõi tiến độ thực hiện của SV theo mẫu </small><i><small>(Mẫu 05. Phiếu theo dõi tiến độ thực hiện KLTN)</small></i><small>. Ngoài ra, GVHD phải nộp Báo cáo tiến độ giữa kỳ </small><i><small>(Mẫu 06. Báo cáo tiến độ giữa kỳ)</small></i>

<i><b><small>cho Giáo vụ Khoa vào cuối tuần thứ 12; trong đó đề xuất Tiếp tục hay Đình chỉ đối với KLTN </small></b></i>

<small>có chất lượng quá kém hoặc tiến độ không đạt yêu cầu. </small>

<small>Báo cáo giữa kỳ đánh giá tiến độ thực hiện của sinh viên theo đề cương đã được duyệt. Ngoài ra, tại thời điểm này, sinh viên buộc phải hồn tất một số cơng việc chính: Hồn thành phần Mở đầu (Chương 1) và Tổng quan (Chương 2) và phần mô tả phương pháp và kết quả dự kiến, đồng thời báo cáo tiến độ về việc thu thập các số liệu cần thiết của đề tài. </small>

<b>1.7. Các qui định về việc nộp KLTN </b>

<b><small>- Đến thời gian nộp KLTN (cuối tuần 25-28), sinh viên phải nộp cho GVK quản lý: 03 quyển </small></b>

<small>KLTN đóng bìa mềm, in một (01) mặt. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i><small>Sổ tay hướng dẫn thực hiện KLTN Khoa Thủy sản </small></i>

<small>- Sinh viên nộp KLTN theo thời gian quy định của Khoa, nộp trễ sẽ báo cáo đợt sau (06 tháng sau). </small>

<b>1.8. Quy trình đánh giá kết quả KLTN </b>

<small>- Bước 1: Sinh viên nộp ba (03) cuốn báo cáo có xác nhận của GVHD. Sinh viên chỉ được báo cáo kết quả đề tài khóa luận khi được sự đồng ý của GVHD; </small>

<small>- Bước 2: BCN khoa và các TBM đề xuất danh sách hội đồng và lập danh sách sinh viên được đánh giá kết quả khóa luận, Hiệu trưởng ra quyết định. Hội đồng đánh giá kết quả khóa luận có ba (03) thành viên, là những người có chun mơn đúng hoặc gần với đề tài nghiên cứu, gồm: chủ tịch hội đồng, ủy viên phản biện và ủy viên thư ký. Giảng viên hướng dẫn không tham gia hội đồng đánh giá kết quả đề tài khóa luận của sinh viên do mình hướng dẫn. </small>

<small>- Bước 3: Tiến hành đánh giá kết quả khóa luận theo chương trình quy định: + Sinh viên trình bày tóm tắt kết quả trong thời gian không quá 15 phút. </small>

<small>+ Các thành viên hội đồng góp ý, đặt câu hỏi </small><i><small>(Mẫu 08. Phiếu nhận xét KLTN-HĐTN)</small></i><small>. + Sinh viên trả lời câu hỏi trực tiếp. </small>

<small>+ Ủy viên thư ký đọc phiếu nhận xét của giảng viên hướng dẫn có cho điểm </small><i><small>(Mẫu 07. Phiếu đánh giá KLTN-GVHD)</small></i><small>. </small>

<small>+ Các thành viên hội đồng chấm điểm độc lập theo các tiêu chí đã được công bố (tham khảo thêm </small>

<i><small>đề cương đã được duyệt do GVK cung cấp nếu cần) (Mẫu 09. Phiếu chấm điểm HĐ KLTN-HĐTN)</small></i><small>. Việc đánh giá kết quả đề tài khóa luận phải đảm bảo minh bạch, cơng bằng, đánh giá được quá trình thực hiện đề tài của sinh viên </small><i><small>(Mẫu 10. Biên bản họp HĐ KLTN-HĐTN)</small></i><small>. </small>

<small>+ Điểm kết quả khóa luận của sinh viên là điểm trung bình của ba (03) thành viên hội đồng (tỷ lệ 30%/thành viên) và GVHD (10%). Trường hợp các điểm thành phần chênh lệch nhau trên 3 điểm, chủ tịch hội đồng cần tổ chức thảo luận để quyết định. Kết luận của chủ tịch hội đồng là quyết định cuối cùng. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i><small>Sổ tay hướng dẫn thực hiện KLTN Khoa Thủy sản </small></i>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

<b>KHOA THỦY SẢN </b>

<b>HƯỚNG DẪN </b>

<b>CÁCH TRÌNH BÀY ĐỀ CƯƠNG/KHĨA LUẬN </b>

<b>(Lưu hành nội bộ) </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>2. CÁCH TRÌNH BÀY ĐỀ CƯƠNG/KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP </b>

<small>Tài liệu này nhằm giúp SV tham khảo để xây dựng đề cương và viết khóa luận tốt nghiệp (KLTN) đảm bảo tính khoa học, tính thống nhất và thể hiện năng lực của SV thông qua cách chuyển tải kiến thức đã học vào xây dựng đề cương nghiên cứu và viết KLTN. Sự nhất quán trong cách trình bày giúp cho Khoa quản lý tốt dữ liệu khoa học và đóng góp vào sự kế thừa và phát triển mang tính hệ thống trong nghiên cứu khoa học của các thế hệ SV. </small>

<b>2.1. Yêu cầu chung về khóa luận tốt nghiệp </b>

<small>3. Nội dung thực hiện • Chương 2 Tổng quan tài liệu </small>

<small>• Chương 3 Vật liệu và phương pháp nghiên </small>

<b><small>Đề cương được viết theo thứ tự như sau: trang đầu tiên là trang bìa, trang bìa lót/trong, Mục lục, </small></b>

<small>Danh sách các chữ viết tắt, Danh sách các bảng, Danh sách các hình, Chương 1 Mở đầu, Chương 2 Tổng quan tài liệu, Chương 3 Vật liệu và Phương pháp nghiên cứu, Chương 4 Dự kiến tiến độ (theo sơ đồ Grant), Tài liệu tham khảo. </small>

<b><small>Khóa luận tốt nghiệp được viết theo thứ tự như sau: trang đầu tiên là trang bìa, trang bìa lót/trong, </small></b>

<small>Lời cảm ơn, Lời cam đoan, Tóm tắt, Abstract, Mục lục, Danh sách các chữ viết tắt, Danh sách các bảng, Danh sách các hình, Chương 1. Mở đầu, Chương 2. Tổng quan tài liệu, Chương 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu, Chương 4. Kết quả và thảo luận, Chương 5. Kết luận và đề nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục. </small>

<b><small>- Về văn phong: KLTN phải được trình bày chính xác, rõ ràng, mạch lạc và phải tuân thủ theo các </small></b>

<small>quy định trong hướng dẫn này: </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b><small>• Đề cương là báo cáo về một công việc dự kiến sẽ làm nên sử dụng thì tương lai ở Chương 3 </small></b>

<small>Vật liệu và Phương pháp nghiên cứu (Thí dụ: Thí nghiệm sẽ/dự kiến được tiến hành từ... tại...). </small>

<b><small>KLTN là báo cáo về một cơng việc đã hồn thành nên sử dụng thì quá khứ ở Chương 3 Vật </small></b>

<small>liệu và Phương pháp nghiên cứu (Thí dụ: Thí nghiệm đã được tiến hành từ... tại...). </small>

<small>• KLTN được in một mặt trên giấy trắng khổ A4, dày tối thiểu 35 trang và tối đa 50 trang không kể phụ lục. Đánh máy bằng font Unicode, kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 13, dãn dòng 1,5 (24 - 26 dòng/trang), lề trái 3 cm, lề phải 2 cm, lề trên 2,5 cm và lề dưới 2,5 cm, đánh số trang ở giữa của lề dưới, trừ trang tựa các Chương có lề trên là 5 cm. Các đoạn văn được canh đều hai bên. </small>

<small>• Thuật ngữ chun mơn trong KLTN phải được dùng chính xác và thống nhất dựa vào tài liệu </small>

<i><small>tham khảo. </small></i>

<small>• Tên khoa học của các loài động vật thủy sản, vi sinh vật, cây trồng, … phải viết theo đúng quy </small>

<i><small>định (ví dụ Channa striata). (Tham khảo Phụ lục hướng dẫn viết tên Khoa học</small></i><small>). - Các quy ước khác: </small>

<small>• Sau khi sửa chữa hồn chỉnh, KLTN được đóng bìa giấy cứng màu xanh lá cây và dán gáy màu xanh lá cây theo quy định chung của trường. </small>

<small>• Khơng có header và footer, khơng trang trí những hình ảnh khơng cần thiết trong KLTN. • Không tô đậm tên các loại thuốc, biệt dược, các chất hóa học và các danh từ khác. • Không tùy tiện gạch chân, tô đậm, in nghiêng các đoạn văn hoặc các mệnh đề. </small>

<b>2.2. Cách đánh số trang, số bảng, hình và các mục trong đề cương khóa luận 2.2.1 Cách đánh số các mục và tiểu mục </b>

<small>- Các mục, tiểu mục trong các chương của KLTN được trình bày và đánh số với nhiều nhất là bốn chữ số trong đó số thứ nhất chỉ số chương, số thứ 2 chỉ số mục, số thứ 3 là nhóm tiểu mục, số thứ 4 là tiểu mục. Số thứ tự và tên của mục, tiểu mục cách nhau bởi dấu chấm và được tô đậm. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<small>- Các trang của phần chính (gồm năm (05) chương và tài liệu tham khảo) phải được đánh số trang liên tục bằng số Ả Rập (1, 2, 3,...). </small>

<small>- Các trang ở phần phụ (trang bìa lót → Danh sách các Hình) phải được đánh số trang liên tục bằng số La Mã kiểu chữ nhỏ (i, ii, iii,...). </small>

<small>- Trang bìa và phụ lục không đánh số trang. </small>

<b>2.2.3 Cách đánh số thứ tự bảng và hình </b>

<b><small>- Số bảng: Số bảng được tô đậm và gồm chữ số chỉ số chương và số thứ tự của Bảng trong chương </small></b>

<small>tương ứng, cách nhau bởi dấu chấm (.). </small>

<b><small>Ví dụ: Bảng 3.4, nghĩa là bảng thứ 4 trong Chương 3. </small></b>

<b><small>- Số hình: Số hình được tơ đậm và gồm chữ số chỉ số chương và số thứ tự của Hình trong chương </small></b>

<small>tương ứng, và cách nhau bởi dấu chấm (.). </small>

<b><small>Ví dụ: Hình 3.6, nghĩa là hình thứ 6 trong Chương 3. </small>2.3. Cấu trúc bảng và hình </b>

<b>2.3.1 Bảng </b>

<small>- Bảng trình bày các kết quả dạng số liệu, công thức và liệt kê kết quả tổng hợp. Cấu trúc 1 bảng gồm 3 phần: phần trên là tựa bảng, phần giữa là thân bảng chứa dữ liệu và phần cuối là chú thích (nếu có). Các phần tạo thành một khối khơng tách rời nhau, vì vậy khơng có khoảng trống giữa các phần. </small>

<b><small>* Tựa bảng gồm số bảng (xem mục 2.2) và tiêu đề của bảng: xếp phía trên bảng và canh </small></b>

<b><small>trái (Lưu ý tiêu đề của bảng không tô đậm, khơng có dấu chấm (.) ở cuối tựa bảng). </small></b>

<small> + Tiêu đề của bảng diễn tả nội dung của số liệu trong thân bảng, nên viết ngắn gọn từ 1 – 2 hàng, với chiều dài của hàng không vượt quá chiều rộng thân bảng dữ liệu. </small>

<i><small>+ Cỡ mẫu n (lần lặp lại) cần được báo cáo ở đâu đó trong bảng (tiêu đề của bảng, thân bảng </small></i>

<small>+ Bảng được định dạng gồm các đường kẻ ngang (độ dày ½ pt), khơng có đường kẻ đứng và đường viền bao của thân bảng. Số liệu được trình bày có thể đính kèm các giá trị thống kê hoặc các chú giải khác, không tô đậm, in nghiêng và gạch dưới số liệu. </small>

<b><small>* Chú thích (nếu có): câu chú thích đặt bên dưới thân bảng và được in nghiêng, cỡ chữ 10, dãn dòng 1 line, kết thúc bằng dấu chấm câu. Không dùng từ GHI CHÚ để giải thích. </small></b>

<small>- Sau đây là ví dụ về cách trình bày bảng: </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i><b><small>Bảng 4.2 Hàm lượng kim loại nặng (trung bình ± độ lệch chuẩn, mg/kg, n = 3) trong cá ở hai nghiệm </small></b></i>

<small>thức (tính theo khối lượng tươi) </small>

<i><small>Các giá trị trung bình trong cùng một hàng có cùng ký tự chỉ sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05, kiểm định t hai mẫu độc lập). </small></i>

<small>- Bảng/Hình thường được chèn ngay sau đoạn văn luận giải dựa vào dữ liệu trong bảng. Toàn bộ bảng nên trình bày trong một trang để dễ theo dõi, nếu bảng dài hơn 1 trang thì có thể trình bày vào các trang kế tiếp nhưng giống nhau về cấu trúc bảng, ở đầu mỗi trang kế tiếp phải ghi lại tựa bảng và phải </small>

<b><small>thêm cụm (tt) theo sau số bảng. Các mục đề trong bảng dài nhiều trang có thể biểu thị bằng số đã quy </small></b>

<small>ước trong cấu trúc bảng đầu tiên. Tuy nhiên nếu bảng quá dài, quá 4 trang nên được đưa vào phần Nếu bảng dài qua các trang kế tiếp thì ở mỗi trang kế tiếp trình bày như sau: </small>

<b><small>Bảng 4.18 (tt) Hàm lượng của các kim loại nặng (μg/g khối lượng khô) trong bùn đáy thu ở các </small></b>

<i><small>n: số mẫu thu; † trung bình ± độ lệch chuẩn. </small></i>

<i><small>Trong cùng một loại mẫu bùn (qua rây 500 μm hoặc 63 μm), các giá trị trung bình trong cùng một cột có cùng ký tự chỉ sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (p > 0,05, ANOVA một yếu tố, kiểm định Duncan).</small></i>

<small>- Các bảng lớn về chiều rộng có thể được trình bày theo chiều ngang khổ giấy với tựa bảng cũng theo </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<small>- Hình được trình bày gồm hình gốc với liền phía dưới là phần giải thích. Phần giải thích gồm số hình (xem mục 2.2), tựa hình và chú thích (nếu có). Hình có thể gồm một đến nhiều hình khác nhau tạo thành, nên trình bày trong cùng một trang, nên đồng nhất về màu nền, kích thước và cách bố cục. - Nếu các hình trích dẫn từ các tài liệu khác phải ghi rõ nguồn gốc ngay sau tựa hoặc chú thích của hình. </small>

<small>- Tựa hình khơng được viết vượt q chiều rộng của hình (trừ những trường hợp đặc biệt), nếu tựa dài có thể viết thành nhiều hàng với cỡ chữ 12, dãn dòng 1 line và kết thúc bằng dấu chấm câu (.). - Các chú thích (nếu có) được in nghiêng, cỡ chữ 12, dãn dòng 1 line, viết ngay sau tựa hình và cuối cùng là dấu chấm câu. Nếu hình được ghép bởi nhiều hình nhỏ thì các hình nhỏ đều phải đánh dấu bằng chữ a, b, c,…hoặc A, B, C,… và được chú thích sau đó. Các biểu thị dấu mũi tên, dấu sao, hoa thị trong hình đều phải được giải thích. Các hình chụp mẫu vật cần có thanh tỷ lệ. </small>

<small>Ví dụ: </small>

<b><small>Hình 4.6 Ảnh hưởng của nồng độ và thời gian ngâm axít acetic lên hàm lượng (a) protein, (b) </small></b>

<small>phốtpho và (c) sắt trong cơ thịt sị huyết </small>

<b><small>Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống aquaponic thí nghiệm </small></b>

<small>A </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b><small>Hình 4.2 Giải phẫu ấu trùng chuyển gen Tg(vasa:vasa-EGFP) sau 7 ngày thụ tinh. </small></b>

<small>(A) Toàn bộ ấu trùng có tế bào mầm nguyên thủy (PGC) cho thấy cường độ Egfp cao (mũi tên). Các đường chấm chấm biểu thị các vết cắt dọc ở đầu sau của nắp mang và lỗ huyệt tương ứng. </small>

<small>(B) Thân bị cắt bỏ nội tạng với gờ tuyến sinh dục chứa PGC vẫn cịn dính vào khoang bên trong. (C) Thân đã bỏ nội tạng với gờ tuyến sinh dục và PGC, nhưng khơng có đầu. Mũi tên </small>

<small>gắn nhãn PGC trên cả ba hình (Nguồn: Orbán, và ctv, 2021) </small>

<b>2.4. Đơn vị đo lường </b>

<b><small>- Hệ thống đơn vị quốc tế (SI) được dùng trong toàn KLTN. Các ký hiệu khác do tác giả đặt ra không </small></b>

<small>được trùng lắp với các ký hiệu của đơn vị SI (m, km, kg, kPa, kN ...). Viết hoa các đơn vị là tên riêng (Ví dụ: K = Kelvin). Các đơn vị thuộc hệ thống đo lường Anh có thể được trình bày nhưng phải chú thích thêm giá trị được chuyển đổi ra đơn vị SI tương đương, thường giá trị tương đương nằm </small>

<b><small>trong ngoặc. Hạn chế sử dụng các đơn vị đo lường dân gian không thể định lượng so sánh được như </small></b>

<small>1 nhúm, 1 lon sữa bò, 1 thúng,... </small>

<b><small>- Trình bày giá trị (số đo, đếm ...) và đơn vị tính đúng theo từ vựng tiếng Việt. </small></b>

<small>Thí dụ 15,8 cm (khơng được trình bày 15.8 cm hoặc 15.8cm, nghĩa là giữa giá trị và đơn vị tính có một ký tự rỗng (trừ oC, %, ‰), giữa hàng đơn vị và hàng thập phân ngăn cách bởi dấu phẩy). </small>

<b><small>Khoảng biến động của hai giá trị phải cách nhau mỗi bên bằng một ký tự rỗng giữa ký hiệu “-“ , thí </small></b>

<small>dụ 18 - 25 km (khơng được trình bày 18-25 km hay 18-25km). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>2.5. Phương trình tốn học </b>

<small>Các phương trình cần được cung cấp ở dạng định dạng văn bản thay vì ở dạng hình ảnh. Cơng cụ Microsoft Word’s equation được chấp nhận. Các phương trình phải được đánh số liên tiếp, để trong dấu ngoặc trịn, phía bên tay phải của trang. Trong nội dung văn bản chính, chúng sẽ được gọi tương </small>

<small>- Hoặc a = b / c và d = (f + g) / (hj) trong câu văn đang giải thích lập luận. </small>

<small>Khi các ký hiệu nào xuất hiện trong bài viết lần đầu tiên thì ký hiệu đó phải được giải thích và các đơn vị phải đi theo ngay sau phương trình mà chúng xuất hiện trong đó. Nếu cần, ở phần phụ lục phải trình bày một danh sách các ký hiệu đã sử dụng và ý nghĩa của từng ký tự. </small>

<small>Ví dụ: </small>

<small>Tốc độ tăng trưởng chuyên biệt (SGR): </small>

SGR (%. 𝑛𝑔à𝑦<sup>−1</sup>) =<sup>𝑙𝑛𝑀</sup><sup>𝑓</sup> <sup>− 𝑙𝑛𝑀</sup><sup>𝑖</sup>

<i><small>Trong đó: Mi, khối lượng trung bình tơm ban đầu (g); Mf, khối lượng trung bình tơm cuối thí nghiệm (g); ∆T: thời gian thí nghiệm (ngày). </small></i>

<b>2.6. Các chương trình máy tính </b>

<small>Tất cả các chương trình máy tính (như chương trình phân tích thống kê, vẽ hình,...) được dùng trong nghiên cứu nên được đề cập rõ trong Chương 3 Vật liệu và Phương pháp nghiên cứu. Ví dụ: “số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm IBM SPSS Statistics for Windows, version 22”, “phân tích băng trên bản gel sử dụng chương trình ImageJ, version 1.53 (NIH)”. </small>

<b>2.7. Cách dẫn chứng tài liệu và tác giả trong bài viết </b>

<small>- Tất cả tài liệu có dẫn chứng hoặc trích dẫn trong KLTN đều phải được liệt kê trong phần tài liệu tham khảo và ngược lại. Phải trích dẫn đúng nguyên văn trong tài liệu gốc hoặc chuyển ngữ của một đoạn văn phải chuẩn xác và thường được đặt trong dấu ngoặc kép. </small>

<small>- Trong bài viết, bất cứ dẫn chứng nào cũng phải kèm tên tác giả và thời điểm cơng bố. Nếu tác giả người nước ngồi chỉ cần liệt kê HỌ. Nếu tài liệu được chuyển ngữ sang tiếng Việt, cách dẫn chứng như trên. Nếu tác giả là người Việt và tài liệu tiếng Việt hoặc tiếng nước ngồi thì liệt kê đầy đủ như tên tác giả đã ghi trong tài liệu. </small>

<small>Dưới đây là cách trình bày các dẫn chứng tài liệu và tác giả trong bài viết, thường ghi chú ngay phía sau đoạn văn trích dẫn. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b><small>(1) Dẫn liệu của một tác giả: (cách viết này áp dụng chung cho cách viết của đồng tác giả </small></b>

<small>hoặc của nhiều tác giả) </small>

<small>* Theo Nair (1987), kỹ thuật canh tác theo băng có thể giữ vai trị quan trọng ... hoặc: Kỹ thuật canh tác theo băng có thể giữ vai trị quan trọng … (Nair, 1987). </small>

<b><small>* Theo Bùi Xuân An (1996), kỹ thuật túi khí sinh học đã giải quyết … (tài liệu tiếng Việt) hoặc: Kỹ thuật túi khí sinh học đã giải quyết … (Bui, 1997). (trích tài liệu tiếng Anh) </small></b>

<small>* Vào năm 1989, Mercado đã báo cáo rằng... </small>

<b><small>(2) Dẫn liệu của đồng tác giả: thì phải liệt kê đủ hai tác giả, nối với nhau bằng liên từ “và”. </small></b>

<small>Ví dụ: “Vào năm 1972, East và West đã phát triển một kỹ thuật có giá trị...” hoặc “East và West (1972) đã phát triển một kỹ thuật có giá trị...” </small>

<b><small>Không được phép dùng dấu “&” trong bài viết. </small></b>

<b><small>(3) Dẫn liệu nhiều hơn hai tác giả: chỉ cần nêu tên tác giả thứ nhất và dùng ctv thay thế </small></b>

<small>cho các tác giả còn lại. </small>

<small>Ví dụ:.... giúp duy trì lượng hữu cơ và độ phì trong đất (Kang và ctv, 1984). </small>

<b><small>(4) Dẫn liệu từ hai tác phẩm của nhiều tác giả khác nhau: phải liệt kê đủ các tác giả và </small></b>

<small>phân biệt nhau bằng dấu chấm phẩy (;). </small>

<small>Ví dụ: Có nhiều loại mơ hình thủy lợi đã được phát triển trong các hệ thống canh tác khác nhau (Mahbub và ctv, 1975; Krazt, 1975). </small>

<small>Nếu 1 tác giả hay 1 nhóm tác giả có từ 2 tài liệu tham khảo trở lên được xuất bản trong cùng một năm và được trích dẫn trong khóa luận, thì thêm ký hiệu a, b, c, để phân biệt. </small>

<b><small>(5) Nếu dẫn liệu khơng tìm được tài liệu gốc: ghi nhận nhờ một tài liệu khác của tác giả </small></b>

<b><small>khác thì phải dùng cụm từ (trích dẫn bởi...). Hạn chế tối đa hình thức này. </small></b>

<small>Ví dụ: Briskey (1963) cho rằng …… (trích dẫn bởi Nguyễn Ngọc T, 1996). </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>2.8. Cách trình bày các phần trong khóa luận tốt nghiệp 2.8.1 Trang bìa </b>

<b>2.8.1.1 Trang bìa 1: Từ trên xuống, trang bìa 1 gồm các nội dung sau: </b>

<b>1) TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH </b>

<b>4)</b>

<b>TỰA KHĨA LUẬN </b>

Tựa KLTN thể hiện được nội dung và đặc trưng của nghiên cứu, phù hợp với kết quả đạt được, không nên đưa ra một tựa quá chung chung hay quá chi tiết. Không viết tắt trong tựa đề của KLTN. Tựa nên sắp xếp theo dạng tháp ngược với các câu văn trong hàng có đủ ý. Tựa KLTN viết hoa (trừ tên khoa học), in đậm, cỡ chữ 16, dãn dịng 1,5 và khơng dài

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i><b>6) Tháng...năm... (Cỡ chữ 13, in đậm): ghi ở cuối các trang bìa là thời điểm bảo vệ </b></i>

KLTN, canh giữa trang.

<b>2.8.1.2 Trang bìa 2 </b>

Nội dung và định dạng trang bìa 2 giống trang bìa 1, chỉ khác khác ở mục 5. Nội dung mục 5 ở trang bìa 2 như sau:

<b>Giảng viên hướng dẫn </b>

• Họ tên của người hướng dẫn và sinh viên thực hiện được viết in hoa, cỡ chữ 13. • Học vị: GS.TS. (Giáo sư, Tiến sĩ), PGS.TS. (Phó giáo sư, Tiến sĩ), TS. (Tiến

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>Cách trình bày 2 trang bìa (Bìa 1 đóng khung như hình mẫu, khơng hoa văn) </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA THỦY SẢN</b>

<i>(Cỡ chữ 13, in đậm, dãn dịng 1 line) </i>

<b>ĐỀ CƯƠNG/KHĨA LUẬN </b>

<i>(Cỡ chữ 25) </i>

<b>SO SÁNH HAI HỆ THỐNG THỦY CANH: BÈ NỔI VÀ GIÁ THỂ SỎI </b>

<i><b>TRONG MƠ HÌNH NI CÁ LĨC ĐEN (Channa striata) </b></i>

<b>KẾT HỢP TRỒNG RAU CẢI XANH</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA THỦY SẢN </b>

<b>ĐỀ CƯƠNG/KHĨA LUẬN </b>

<b>SO SÁNH HAI HỆ THỐNG THỦY CANH: BÈ NỔI VÀ GIÁ THỂ SỎI </b>

<i><b>TRONG MƠ HÌNH NI CÁ LĨC ĐEN (Channa striata) </b></i>

<b>KẾT HỢP TRỒNG RAU CẢI XANH</b>

<b>Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

- Lời cảm ơn để sinh viên thể hiện lòng biết ơn và cảm tưởng của mình đến các cá nhân, cơ quan, các tổ chức có tham gia giúp đỡ về kiến thức hay tài chính trong quá trình học tập và thực tập tốt nghiệp.

- Lời cảm ơn được viết cô đọng không dài quá một (01) trang đánh máy.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

(Lưu ý: đây là điều kiện bắt buộc cam kết về đạo đức trong nghiên cứu)

<i>Phần này sinh viên tự viết để thể hiện cam kết về tính trung thực của mình về kết quả của Khóa luận. Nếu đề tài được thực hiện là một phần hay toàn phần của một Đề tài/Dự án nào (từ nguồn kinh phí khơng phải của cá nhân) đều phải thể hiện trong phần này…. </i>

Tôi tên ………, MSSV: ………, Lớp: ………. thuộc ngành ………, Trường Đại học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh, xin cam đoan: Đây là khóa luận tốt nghiệp do bản thân tôi trực tiếp thực hiện, các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và khách quan. Kết quả của Khóa luận tốt nghiệp là một phần trong đề tài “Ứng dụng kỹ thuật phân tích thành phần đồng vị bền và nguyên tố để xác định nguồn gốc tôm nước lợ từ các mơ hình ni khác nhau ở tỉnh Cà Mau” cấp cơ sở do TS. Nguyễn Hoàng Nam Kha làm chủ nhiệm (Mã số: CS-CB21-TS-05). Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng về những cam kết này.

<i> Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm </i>

Người viết cam đoan (Ký và ghi rõ họ tên)

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>TÓM TẮT </b>

<b><small>ĐỊNH DẠNG CỦA PHẦN TÓM TẮT (SUMMARY): 250 – 400 TỪ, CHỈ 1 ĐOẠN VĂN </small></b>

Tóm tắt lý do thực hiện đề tài, mục tiêu nghiên cứu (bao gồm chi tiết loài/chủng động vật, vi khuẩn,… sử dụng), các phương pháp nghiên cứu chính yếu, các kết quả quan trọng và kết luận của đề tài.

<b>Mẫu </b>

... bằng kỹ thuật. (Phương pháp nghiên cứu) Để chứng minh/tìm hiểu/ khảo sát (từng mục tiêu nhỏ)..., thí nghiệm /khảo sát... đã được thực hiện bằng phương pháp ... (Kết quả) Kết quả phân tích/khảo sát/thí nghiệm phát hiện/cho thấy/đạt được… (Kết luận) Kết quả nghiên cứu cho thấy/đã đạt

<b>bỏ).……… </b>

<i>Ví dụ: </i>

hai hệ thủy canh lên sự biến động hàm lượng của các chất dinh dưỡng thực vật và

<i>một số nguyên tố trong cá lóc đen (Channa striata) và rau cải xanh (Brassica </i>

<i>juncea) trong mơ hình aquaponic. </i>(Phương pháp nghiên cứu) Hai hệ thủy canh bè nổi (BN) và giá thể sỏi (GTS) được sử dụng để sản xuất cá lóc đen và rau cải xanh. Cá được ni trong vịng 167 ngày với ba đợt trồng và thu hoạch rau. Chất dinh dưỡng thực vật cũng như tích lũy kim loại nặng và nitrát trong cá lóc và rau cải xanh được đánh giá trong ba chu kỳ sản xuất rau. (Kết quả) Kết quả cho thấy hàm lượng của các chất dinh dưỡng thực vật theo dõi hàng tuần (tổng nitơ, phốt pho hòa tan, kali, canxi, magiê, bo và sắt) ở nghiệm thức GTS cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức BN (p < 0,05). Hàm lượng của các kim loại nặng (cadimi, chì và thủy ngân) và nitrát trong cá lóc và rau khi thu hoạch thấp hơn giới hạn cho phép được khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế Thế giới, cộng đồng kinh tế châu Âu và Bộ Y tế Việt Nam. (Kết luận) Kết quả nghiên cứu cho thấy việc ni kết hợp cá lóc và trồng rau thủy canh trong mơ hình aquaponic hồn tồn thân thiện với môi trường và tạo ra sản phẩm cá và rau an tồn. (Kiến nghị) Cần có các nghiên cứu tiếp theo để xác định tỷ lệ tối ưu giữa lượng ăn của cá và diện tích trồng rau cho các đối tượng thủy sản và cây trồng khác.

<b>Từ khóa: Aquaponic, cá lóc đen, cải xanh, kim loại nặng, nitrát. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>ABSTRACT </b>

<b>(Dịch từ phần tóm tắt tiếng Việt) </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

1.2. Mục tiêu của đề tài ... 2 1.3. Nội dung thực hiện ... 2 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 3 2.1. ... 3 2.2. ... 4 CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ... 10 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ………..

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b>DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT </b>

- Trang Danh sách các chữ viết tắt: dùng liệt kê các ký hiệu, các chữ viết tắt sử dụng trong KLTN và được trình bày theo thứ tự ABC và phải được chú dẫn đầy đủ ngay sau chữ viết tắt đó.

- Trang Danh sách các bảng: dùng liệt kê tất cả các Bảng có trong KLTN với vị trí số trang tương ứng, bao gồm số Bảng và tựa Bảng (cách trình bày giống phần mục lục).

- Trang Danh sách các hình: dùng liệt kê tất cả tựa các hình có trong KLTN với số trang tương ứng (cách trình bày giống phần mục lục).

Ví dụ:

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>DANH SÁCH CÁC BẢNG </b>

Trang

<b>Bảng 3.2 Hàm lượng các hợp chất nitơ trong nước ở các nghiệm thức ... 19 Bảng 3.3 Hàm lượng các hợp chất phốtpho và kali trong nước ở các nghiệm thức ... 23 </b>

</div>

×