Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HÓA CHAMPA TỪ THỜI PHÁP THUỘC ĐẾN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.87 KB, 10 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

III. Từ sau năm 1975 ... 14

PHẦN II Nhận diện cổ vương quốc Champa ... 15

IV. Người Champa... 30

1) Các truyền thuyết về sự hình thành tộc người ... 30

1.1) Truyền thuyết về Kaudinay và Soma ... 30

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

III. Hệ thống giao thương dọc theo các con sông... 35

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>Lời mở đầu </b>

Champa là một cổ vương quốc hùng mạnh trong quá khứ với một nền văn hóa rực rỡ những đã dần tàn lụi theo thời gian cùng với những cơng trình đền tháp kỳ bí. Tài liệu khoa học nghiên cứu về cổ vương quốc Champa (quá khứ) và văn hóa dân tộc Chăm (hiện tại) tuy có thể xem là một kho tàng đồ sộ nếu tính về số lượng, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được sáng tỏ để rồi nảy sinh nhiều bất đồng của các nhà nghiên cứu trong cùng ngành lẫn khác ngành; và do quan điểm chính trị, xã hội khác nhau mà có lúc dẫn đến đối đầu gay gắt. Một trong những nguyên nhân chính là do hiện nay chưa tìm thấy nguồn sử liệu chính thống của cổ vương quốc Champa, các nhà nghiên cứu phải dựa trên ba nguồn tư liệu chính là bia ký (của Champa và Angkor, mà phần lớn đều khơng có niên đại chính xác), các ghi chép đến từ bên ngoài Champa (châu Âu, Ấn Độ, Ả Rập và nhất là của Đại Việt và Trung Hoa – nhưng chúng rất rời rạc và mơ hồ) và các nghiên cứu khảo cổ học.

Di sản của cổ vương quốc Champa và bản sắc văn hóa dân tộc Chăm là nội dung du lịch đa dạng, phong phú và hấp dẫn du khách trong nước lẫn ngoài nước, cả hai được kết hợp có thể tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo của ngành du lịch Việt Nam. Nhưng đây là một nội dung rất “chăm”, một chủ đề không dễ “nuốt” ngay cả đối với những người hành nghề du lịch dày dạn kinh nghiệm nếu như họ không phải là “chuyên gia” về khảo cổ, lịch sử, văn hóa, … hay ngay cả thuyết minh viên chuyên môn tại điểm.

Bài viết này giới thiệu những cách nhìn về cổ vương quốc Champa để phục vụ cho công tác nghiệp vụ du lịch mà không đi sâu vào các kiến thức chuyên môn của ngành dân tộc học, xã hội học, khảo cổ học, sử học, ngôn ngữ học hay bất cứ chuyên ngành nào khác.

Với những khó khăn, giới hạn trên, chắc khơng tránh khỏi những sai sót trong bài viết này, rất mong nhận được sự phê bình, chỉ bảo cùng sự góp ý của đồng nghiệp và các bạn.

Nguyễn Quang Toản

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>PHẦN </b>

<b> Sơ lược về việc nghiên cứu Champa </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Từ trước thời hiện đại đã có những ghi chép, nghiên cứu về Champa. Có thể chia lịch sử nghiên cứu Champa làm bốn giai đoạn cơ bản <sup>1</sup>:

1. Giai đoạn 1 với những ghi chép của các tác giả trước thời Pháp thuộc. 2. Giai đoạn 2 với những nghiên cứu dưới thời Pháp thuộc cho đến 1945. 3. Giai đoạn từ 1945 – 1975.

4. Giai đoạn sau 1975.

Tiểu luận này chỉ giới thiệu quá trình nghiên cứu về Champa từ các nghiên cứu gần đây của người Pháp cho đến hiện nay. Quá trình được chia làm ba giai đoạn:

1. Giai đoạn trước 1954 là giai đoạn “mở màng”, với nhiều cơng trình nghiên cứu của hầu hết các tác giả người Pháp đã đạt được nhiều thành tựu lớn, tuy chưa toàn diện và nhiều phần nghiêng về lãnh vực khảo cổ học – nghệ thuật. Những thành tựu này đã trở thành những nền tảng mang tính kinh điển cho tồn bộ q trình nghiên cứu về Champa về sau.

2. Giai đoạn từ 1954 đến 1975 là giai đoạn “chậm” của quá trình nghiên cứu và từ đây đã xuất hiện các cơng trình nghiên cứu của một số tác giả trong nước.

3. Giai đoạn sau 1975 đến nay là giai đoạn “phục hưng”, các tác giả đã kế thừa và khai thác thành quả của các giai đoạn trước; mặt khác đã mở rộng hơn phạm vi và đối tượng nghiên cứu với một số phát hiện mới có ý nghĩa khoa học nhất định. Giai đoạn này đã mở ra triển vọng lớn hướng tới việc nghiên cứu toàn hiện hơn, đầy đủ và sâu sắc hơn về lịch sử văn hóa vật chất – tinh thần Champa xưa<sup>2</sup>.

<b><small>I. </small>Trước 1954 </b>

Khoản thời gian này hầu hết các tác giả nghiên cứu về Champa đều là người

<i>Pháp. Theo Pierre Bernard Lafont </i><sup>3</sup>:

<i><small> Lê Cơng Tâm, Văn hóa Champa trong Giáo trình Các nền văn hóa cổ ở Việt Nam, tài liệu lưu hành nội </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Aymonier, Neis và Septfons, L. P. Lesserteur, J. Moura, A. Landes, Lamire, C. Paris … Đáng chú ý, vào năm 1889 A. Bergaigne đã cơng bố cơng trình nghiên cứu đầu tiên về lịch sử Champa thông qua văn khắc cổ (bia ký).

- Ngoài những người Pháp vừa kể, cịn có các nhà nghiên cứu nước ngoài khác như H. Kern, G. K. Niemann (Hà Lan), E. Kuhn (Đức), C. O. Blagden (Anh) với những nghiên cứu trực tiếp hay gián tiếp.

3. Đầu thế kỷ XX đã xuất hiện nhiều nghiên cứu quan trọng về Champa của các tác giả W. Schmidt, E. M. Durand, L. Cadière, E. Huber, G. Coedès, H. Maspéro, … Có thể kể:

- L. Finot cơng bố danh mục thống kê về các đền đài và cơng trình nghiên cứu về tơn giáo của Champa cổ vào năm 1901.

- H. Parmentier đã điều tra và miêu tả các đền đài, các kho báu của các vị vua và báo cáo kết quả các cuộc khai quật tại vị trí các đơ thị Champa cổ. Hai cơng trình có giá trị nhất của ông khi đề cập đến những hiện vật điêu khắc cổ Champa là “Thống kê khảo tả các di tích Chăm ở An-nam” và “Danh mục bảo tàng Chăm Đà Nẳng” <sup>4</sup>. Nhờ vào các thống kê miêu tả của ông (được công bố tập 1 vào năm 1909, tập 2 vào năm 1918), mà hiện nay người ta cịn có thể hình dung diện mạo của các di tích vào đầu thế kỷ XX nay đã bị hư hỏng, hoặc sụp đổ, hay biến mất hồn tồn. H. Parmentier cịn là người có cơng trong việc lập ra Bảo tàng điêu khắc Chăm ở Đà Nẵng năm 1919.

- A. Cabaton công bố báo cáo đầu tiên về văn học Chăm và một quyển sách về dân tộc học; dù được xuất bản năm 1901 nhưng cơng trình vẫn là tài liệu tham khảo tốt. Đến năm 1906, ông đã cùng với E. Aymonier xuất bản “Từ điển Pháp – Chăm” được xem là công trình cơ bản để hiểu về ngơn ngữ Chăm.

- G. Maspéro xuất bản quyển “Vương quốc Champa” năm 1911 và tái bản vào năm 1928 có sửa chữa, cơng trình chủ yếu về lịch sử Champa thông qua nghiên cứu các sử liệu của Trung Quốc. Tác phẩm này đến năm 1988 tái bản tại Paris có đoạn viết “cuốn

<i>Vương quốc Champa trở thành một tác phẩm cần thiết và không thay thế được…”</i><sup>5</sup>

4. Khoảng thời gian 1915 – 1920, số lượng ấn phẩm về Champa giảm đi một cách rõ rệt do những nhà nghiên cứu Champa tiên phong đã qua đời và do sự hấp dẫn của việc nghiên cứu thế giới người Khơ-me, người Việt và người Thái.

5. Từ 1920 đến Thế chiến II, có cơng trình của các tác giả A. Sallet, P. Ravaisse<sup>6</sup>,

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

A. Nilakanta Sastri, E. D. Edwards và C. O. Blagden, G. Coedès, L. Aurousseau, Nguyễn Thiệu Lâu … Có thể kể một số cơng trình :

- “Các thuộc địa Ấn Độ cổ đại ở Viễn Đông, Champa” mô tả lịch sử và tôn giáo Chăm của R. Majumdar xuất bản năm 1927<sup>7</sup>.

- Về nghệ thuật, vào năm 1942 P. Stern đã làm cuộc cách mạng quan trọng trong việc nghiên cứu nghệ thuật cổ Champa. Trên cơ sở của H. Parmentier (chia lịch sử nghệ

<i>thuật cổ Champa làm hai thời kỳ), Stern đã xếp lịch sử hình thành và phát triển nghệ thuật tuần tự theo sáu phong cách</i><sup>8</sup>.

6. Sau Thế chiến II có cơng trình của các tác giả P. Dupont, R. Linguat, J. Boisselier … Có thể kể đến tác phẩm “Lâm Ấp” của R. Stein xuất bản năm 1947.

*

Những cơng trình nghiên cứu về Champa của những người Pháp trong thời kỳ này tập trung nhiều nhất hiện nay ở Học viện Viễn Đông Pháp (EFEO - École Francaise d’Extrême Orient) tại Paris. Đa số các cơng trình nói trên chưa xuất bản ở Việt Nam. Các cơng trình nghiên cứu của họ được đánh giá cao, nhất là những cơng trình nghiên cứu văn hóa vật thể như kiến trúc, điêu khắc, bia ký; đó là những tư liệu vơ cùng q giá trong việc bảo tồn, trùng tu di tích văn hóa vật thể lẫn phi vật thể.

<b><small>II. </small>Từ 1954 đến 1975 </b>

Thời gian này, các nhà khoa học ngoại quốc ít có điều kiện nghiên cứu và khơng ít di tích kiến trúc Champa còn bị tàn phá, hủy hoại do chiến tranh Việt Nam. Các nhà nghiên cứu có J. Boisselier, R. Linguat, P.Y. Manguin, Carl Heffley … Có thể kể :

- Năm 1968, H. Moussay cho thành lập Trung tâm Văn hóa Chàm tại Phan Rang và cho xuất bản “Từ điển Chăm – Việt – Pháp” năm 1971 (cùng các cộng sự Việt Nam như Thiên Sanh Cảnh, Nguyễn Văn Mạnh, Trương Năng Tốn, Đàm Năng Phương, …<sup>9</sup>)

- Cùng năm, G. Coedès có “Các vương quốc Ấn hóa ở Đông Nam Á”.

- Năm 1973, Manguin công bố một nghiên cứu về các tuyến đường biển và quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Champa trong thế kỷ XIV – XVII.

Trong nước có các tác giả Nghiêm Thẩm, Nguyễn Khắc Ngữ, Nguyễn Văn Luận, Nguyễn Bạt Tụy, Thái Văn Kiểm, Dohamide và Dorohiêm, Nguyễn Đình Tư … với những cơng trình nghiên cứu chủ yếu về người Chăm và văn hóa Chăm đương đại, trong một chừng mực nhất định, đã có những đóng góp quý báu vào kho tàng tư liệu khoa học nghiên cứu về Champa ; tuy vậy vẫn có hạn chế lớn là chưa có những nghiên cứu chuyên sâu<sup>10</sup>.

Cũng cần ghi nhận các cuộc khảo sát của Viện Khảo cổ Sài gòn thực hiện trong thập niên 60, đáng chú ý là cuộc truy tìm kho báu của người Chăm, Churu ở Ninh Thuận, Quảng Đức, v.v…<sup>11</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Champa (Hoa Kỳ), … và nhiều cơ sở khác ở Nhật, Indonesia, Singapore… Đặc biệt là Malaysia gần đây đã bắt đầu quan tâm nghiên cứu về Chăm và cho xuất bản nhiều công trình có giá trị.

Trong nước đã xuất hiện nhiều tổ chức, cá nhân nghiên cứu Champa trong nhiều lĩnh vực đa dạng như dân tộc học, xã hội học, khảo cổ học, văn hóa, lịch sử… tuy chưa hình thành bộ mơn “Champa học” nhưng nội dung về Champa đã được đưa vào nghiên cứu, giảng dạy ở nhiều trường đại học. Thời gian gần đây có khá nhiều sinh viên và nghiên cứu sinh chọn đề tài liên quan đến Champa để bảo vệ luận án đại học và trên đại học.

Có thể kể một số nhà nghiên cứu nổi bật : Po Dharma, Nguyễn Văn Huy (Paris), Inrasara, Lương Ninh, Trần Kỳ Phương, Ngô Văn Doanh, Cao Xuân Phổ… (Việt Nam).

Cần phải kể đến những thu hoạch mới quan trọng trong lĩnh vực khảo cổ học, đó là việc phát hiện thêm nhiều di tích kiến trúc Champa và đặc biệt là nhiều loại hình mới được khảo cứu (thành quách, giếng nước, lò nung gốm sứ, di chỉ cư trú …), nhiều vấn đề khoa học mới được nêu ra (văn hóa tiền Champa – Champa, văn hóa Champa – Angkor, Champa – thế giới hải đảo, …)<sup>12</sup>

*

Hiện nay việc nghiên cứu Champa tập trung ở hai lĩnh vực lớn là Dân tộc học và Khảo cổ học. Các nhà nghiên cứu cũng đang đi sâu tiếp vào những vấn đề về lịch sử và ngôn ngữ Chăm<sup>13</sup>. Tuy đội ngũ nghiên cứu có đơng đảo hơn, được đào tạo tốt hơn nhưng vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi tiếp cận, nghiên cứu về văn hóa cổ Champa. Có nhiều ngun do nhưng việc khơng cịn nhà nghiên cứu hiện đại nào có thể đọc hay giải mã được những bi ký viết bằng chữ Phạn (Sanskrit) cổ và chữ Chăm cổ là một yếu tố đóng vai trị khơng nhỏ trong những khó khăn này.

</div>

×