Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

skkn toán thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 32 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>B/ BÁO CÁO SÁNG KIẾN </b>

<b>I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:</b>

Xuất phát từ mục tiêu giáo dục và đào tạo của đất nước hiện nay, cần phải đào tạo được một thế hệ trẻ thành người lao động làm chủ đất nước, có trình độ văn hố cơ bản, có kỹ năng sống tương đối, có khả năng giao tiếp tối thiểu đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Đào tạo thế hệ trẻ thành những con người có trí tuệ và năng lực sáng tạo, có phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt, tiến kịp với bước đi của thời đại. Để đạt được mục tiêu đó, thơng qua các tiết dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp, các buổi sinh hoạt chuyên môn cụm, miền bản thân thấy rằng trong một số tiết dạy, giáo viên chưa thực sự phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo cũng như chưa đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho h<i>ọc sinh, dẫn đến tiết dạy chưa đạt hiệu quả cao. Một trong những nguyên nhân </i>

đó là giáo viên chưa chú ý vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, làm cho tiết học diễn ra còn tẻ nhạt, nhàm chán, và tất nhiên là các tiết dạy đó khơng thể tạo sự hứng thú cho học sinh cũng như hiệu quả tiết dạy không cao.

Quan điểm về đổi mới phương pháp dạy học là “Phối hợp linh hoạt giữa các phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học mới; đổi mới phương pháp dạy học cần đi đôi với đổi mới đánh giá kết quả học tập và sử dụng thiết bị dạy học; đa dạng hóa các hình thức dạy - học; chú ý tới đặc trưng về nội dung và phương pháp của môn học; dạy cách tự học cho học sinh”.

Tốn học nói chung và tốn 7 nói riêng vốn được cho là mơn học khơ khan, vì vậy việc sử dụng kĩ thuật dạy học như thế nào để thật sự hiệu quả trong những giờ dạy – học tốn. Đó là vấn đề khiến tơi ln băn khoăn suy nghĩ và tìm tịi. Qua q trình tự học, tự bồi dưỡng, bằng những trải nghiệm trong q trình dạy học, tơi mạnh dạn đưa ra sáng kiến “Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy mơn Tốn 7 sách cánh diều”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP</b>

<b>1. GIẢI PHÁP TRƯỚC KHI TẠO RA SÁNG KIẾN1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN</b>

Ngày nay, nhiều thành tựu khoa học và công nghệ xuất hiện một cách hết sức bất ngờ và đổi mới một cách nhanh chóng. Theo đó hệ thống giáo dục cũng đặt ra những yêu cầu cần phải đổi mới một cách tồn diện. Trong đó, kĩ thuật dạy học là một trong những khía cạnh cần được vận dụng.

Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh để giải quyết nhiệm vụ học tập. Kĩ thuật dạy học có vai trị to lớn trong q trình dạy học, nó là phương tiện hỗ trợ giáo viên tổ chức các hoạt động học tập, khơi gợi, tạo hứng thú cho học sinh. Đồng thời, kĩ thuật dạy học cũng tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm, được tham gia, được hợp tác với các bạn trong lớp để giải quyết các nhiệm vụ học tập.

Việc vận dụng kĩ thuật dạy học là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc vận dụng nó như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất mới là quan trọng. Hiện nay, đổi mới giáo dục địi hỏi khơng chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức mà cịn phải bồi dưỡng, hình thành ở học sinh tính năng động, óc tư duy sáng tạo, kĩ năng thực hành, áp dụng… Bởi vậy, việc vận dụng các kĩ thuật dạy học cũng phải hướng đến phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh.

Kĩ thuật dạy học tích cực là những kĩ thuật dạy học có tác dụng phát huy tính tích cực của học sinh. Nó tạo điều kiện cho học sinh được học tập, trải nghiệm, tăng tính tích cực. Ngồi ra, kĩ thuật dạy học tích cực cịn giúp học sinh được rèn luyện kĩ năng làm việc cá nhân, nhóm, cả lớp một cách linh hoạt, hiệu quả.

Việc vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học đã được sử dụng từ rất sớm ở nhiều nước trên thế giới và mang lại hiệu quả rất cao. Ở Việt Nam, việc vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực đã được vận dụng từ lâu nhưng vẫn chưa được sử dụng và vận dụng một cách linh hoạt, hợp lí; một bộ phận giáo viên vẫn chưa nhận thấy hết được vai trò của kĩ thuật dạy học tích cực trong hoạt động giảng dạy, những hiệu quả do kĩ thuật dạy học tích cực mạng lại… Vì thế mà chất lượng dạy học chưa được nâng cao. Do đó, một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra là ỗi giáo viên phải hiểu và biết vận dụng một cách linh hoạt, hợp lý các kĩ thuật

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

dạy học tích cực vào trong từng bài học sao cho đem lại hiệu quả cao nhất cho từng bài học, cho học sinh.

<b>1.</b>2. CƠ SỞ THỰC TIẾN

<b>1.2.1. </b>Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện sáng kiến:

- Đề tài này được tơi thực hiện trong q trình cơng tác giảng dạy tại trường THCS Đồng Sơn. Một ngôi trường có cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ, đa phần học sinh chăm ngoan, hiền lành và ham học hỏi.

-Ban giám hiệu nhà trường luôn luôn chăm lo tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên yên tâm giảng dạy. Với bộ mơn Tốn ngồi trang thiết bị hiện có nhà trường tạo điều kiện mua sắm thêm tivi, máy chiếu thuận lợi mang tính thực tiễn, tính sáng tạo cho công tác dạy và học.

-Song bên cạnh đó, vẫn cịn một bộ phận học sinh ở với ông bà, bố mẹ đi làm ăn xa nên phụ huynh chưa sát sao trong việc học tập của con em mình. Đa phần, học sinh chưa được thường xuyên vận dụng các kĩ thuật dạy học tích hợp vào trong các tiết dạy, nên đơi khi các em cịn gặp nhiều bỡ ngỡ và lúng túng.

<b>1.2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến. </b>

- Thực trạng SGK mới đòi hỏi giáo viên phải hiểu được cách viết của tác giả từ đó có cách dẫn dắt học sinh đến nội dung bài học hiệu quả. Đồng thời giáo viên luôn luôn không ngừng nâng cao, học hỏi, bồi dưỡng và sáng tạo trong từng tiết dạy cụ thể phù hợp với đặc điểm tình hình lớp dạy của mình. Song bên cạnh đó, nhiều giờ dạy vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn, do nhiều yếu tố như sau:

- Sự chuẩn bị của giáo viên chưa chu đáo, chưa phù hợp với lớp mình dạy. - Học sinh chưa chủ động tích cực, chưa chuẩn bị kĩ bài học, chưa hiểu nội dung yêu cầu, chưa chuẩn bị trước khi tới lớp...

- Sự phân phối thời gian trong các hoạt động chưa hợp lí.

- Quản lí lớp chưa bao quát, sắp xếp và phân nhóm khơng chú ý tới tâm lí, đối tượng của học sinh.

- Trang thiết bị hỗ trợ không đầy đủ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

- Cách thức tổ chức hoạt động của các kĩ thuật dạy học tích cực chưa hợp lí, chưa định hướng đúng nội dung hoạt động, chưa nắm bắt đúng kĩ thuật dạy học tích hợp nên hướng dẫn học sinh không đạt kết quả như mong muốn.

- Sự hỗ trợ từ phía đồng nghiệp cịn hạn chế.

- Khả năng sử dụng cơng nghệ thơng tin cịn chưa thành thục, còn lúng túng, chưa khai thác vận dụng các phần mềm điện tử.

<b>2. GIẢI PHÁP SAU KHI CÓ SÁNG KIẾN2.1. MỤC ĐÍCH CỦA GIẢI PHÁP</b>

- Vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.

- Thực hiện được định hướng đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

<b>-</b>Chia sẻ ý nghĩ của bản thân với đồng nghiệp để giảng dạy tốt hơn.

<b>2.2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG GIẢI PHÁP</b>

-Phương pháp tra cứu tập hợp hồ sơ tài liệu: Để thực hiện tốt đề tài này tôi đã nghiên cứu các kĩ thuật dạy học tích cực sau:

+ Kĩ thuật mảnh ghép. + Kĩ thuật khăn trải bàn. + Kĩ thuật sơ đồ tư duy. + Kĩ thuật học tập hợp tác. + Kĩ thuật phòng tranh.

-Phương pháp kiểm tra, thực hành.

-Phương pháp tổng hợp so sánh, phân tích kết quả. -Phương pháp thực nghiệm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>2.3. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI</b>

<i><b>Đề tài “Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy mơn Tốn 7 sách </b></i>

cánh diều” đã:

-Xây dựng được một số bài áp dụng kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy mơn Tốn 7 sách cánh diều góp phần phát triển năng lực tự học, tính sáng tạo, tư duy của học sinh, định hướng hoạt động thực hành, làm việc nhóm trang bị kĩ năng của người lao động trong thời đại 4.0.

<b>2.4. TIẾN HÀNH GIẢI PHÁP</b>

Hi<b>ện nay, các nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra nhiều phương pháp dạy học </b>

<b>tích cực nhằm giúp học sinh khơng chỉ tiếp thu kiến thức tốt mà còn phát triển </b>

năng lực. Tuy nhiên, để áp dụng giáo viên cần linh hoạt tuỳ vào bài học để chọn được kỹ thuật phù hợp. Bên cạnh các kỹ thuật dạy học thường dùng, có thể kể đến một số kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học.Trong q trình giảng dạy mơn tốn 7 bản thân tơi đã tích cực sử dụng tối đa các kĩ thuật dạy học tích cực để nâng cao chất lượng giảng dạy. Các kĩ thuật dạy học chủ yếu được áp dụng là: Kĩ thuật mảnh ghép, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật sử dụng sơ đồ tư duyvà kĩ thuật học tập hợp tác.

<b>2.4.1. Kĩ thuật mảnh ghép:</b>

<b>a)Tóm tắt về kĩ thuật mảnh ghép:</b>

<i><b>*Khái ni</b></i><b>ệm:</b>

Kĩ thuật mảnh ghép là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm mục tiêu:

* Giải quyết một nhiệm vụ phức hợp.

* Kích thích sự tham gia tích cực của học sinh trong hoạt động nhóm. * Nâng cao vai trị của cá nhân trong q trình hợp tác (khơng chỉ nhận thức hồn thành nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hoàn thành nhiệm vụ ở vịng 2).

-Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của mỗi cá nhân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>* Cách tiến hành:</b>

Kĩ thuật mảnh ghép được tiến hành qua 2 giai đoạn:

-Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên gia”: Lớp học được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao nhiệm vụ tìm hiểu sâu 1 vấn đề. Sau 1 thời gian nhất định thảo luận, mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững và trình bày được kết quả của nhóm.

-Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”: Sau khi hồn thành nhiệm vụ ở giai đoạn 1, mỗi học sinh ở các nhóm chuyên sâu khác nhau lại tập hợp lại thành nhóm mới là nhóm mảnh ghép. Và nhóm “mảnh ghép” nhận được một nhiệm vụ mới, nhiệm vụ này mang tính khái qt, tổng hợp tồn bộ nội dung đã được tìm hiểu từ các nhóm “chuyên gia”.

Khi áp dụng kĩ thuật mảnh ghép nếu chia nhóm như ở trên thì học sinh khơng phải thay đổi chỗ ngồi nhiều gây lộn xộn lớp. Đồng thời tham gia tích cực q trình thảo luận và nắm vững nội dung bài học.

Hình ảnh cách phân chia nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép:

<b>b) Vận dụng kĩ thuật “mảnh ghép” trong giảng dạy toán 7 cánh diều:</b>

Trong q trình giảng dạy mơn tốn 7 cánh diều có thể vận dụng kĩ thuật m<i>ảnh ghép vào các bài học sau: (Những bài học tôi đã vận dụng)</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Nhân hai số hữu tỉ.

Chia hai số hữu tỉ

§3. Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên của một số hữu tỉ.

Tích và thương của hai lũy thừa

S<i>ử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong chương VII. Tam giác ( Toán 7 – Tập 2cánh diều). §1. Tổng các góc của một tam giác. </i>

<b>Hoạt động 1: Tổng các góc của một tam giáca, Mục tiêu:</b>

- Rèn cho học sinh kĩ năng thực hành đo góc, cắt ghép hình, suy luận và chứng minh định lí tổng ba góc của một tam giác.

- HS ghi nhớ về quy ước về tổng số đo của các góc.

- HS giải thích được định lí về tổng ba góc trong một tam giác.

- HS ghi nhớ về các khái niệm tam giác vuông, tam giác nhọn, tam giác tù.

<b>b) Nội dung:</b>

HS thực hiện tìm hiểu về tổng các góc của một tam giác thơng qua các hoạt động giáo viên yêu cầu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>c) Sản phẩm: HS ghi nhớ các kiến thức về tổng các góc của một tam giác và làm </b>

được các bài tập liên quan.

<b>d) Tổ chức thực hiện: Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép trong mục : Tổng ba góc của </b>

một tam giác.

-Giai đoạn 1: Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm (mỗi nhóm 6 học sinh) là 1, 2, 3, 4, 5, 6. Yêu cầu các nhóm dựa vào hoạt động phần khởi động trong sách hướng dẫn làm vào phiếu học tập trong thời gian 5 phút.

Các nhóm lẻ : Cho tam giác bất kì, dùng thước đo góc đo ba góc của tam giác vừa vẽ rồi tính tổng số đo của ba góc đó. Có nhận xét gì về kết quả trên? Phiếu học tập của nhóm lẻ:

Nhóm chẵn: Làm bài tập ở hoạt động 1 (Học sinh đã chuẩn bị sẵn tam giác ở nhà).

HĐ1:

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Cắt các góc của tam giác ABC thành ba mảnh (hình 2a) và ghép các góc A, B, C lại như hoạt động đã nêu (hình 2b):

Dự đốn tổng số đo ba góc trong một tam giác:

- HS thực hiện HĐ1 theo nhóm đo góc, cắt, tạo dựng hình theo yêu cầu.

- HS quan sát kết quả của trải nghiệm cắt, ghép giấy, đưa ra dự đoán về tổng ba góc của một tam giác. Từ đó hình thành niềm tin về tổng ba góc của một tam giác.

- GV chú ý với HS nội dung phần lưu ý trong SGK – tr70.

Giai đoạn 2: ( Thời gian 3 phút)

Yêu cầu học sinh nhóm 1 và 2; 3 và 4; 5 và 6 quay lại với nhau tạo thành một nhóm và tạo thành 3 nhóm mới. Từ kết quả mà học sinh đã tìm ra trong quá trình thảo luận chuyên sâu, nhóm mới sẽ thảo

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

luận một vấn đề chung có liên quan đến hai vấn đề mà hai nhóm đã thảo luận đó là chứng minh định lí: “ Tổng ba góc trong một tam giác bằng 180<small>0 </small>”. ( Các nhóm thảo luận và trình bày vào bảng nhóm của

Để chứng minh định lí: “Tổng ba góc trong một tam giác bằng 180<small>0”</small>ta phải làm thế nào?

Sau 3 phút đại diện một nhóm sẽ lên bảng báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung.

Tổng ba góc của một tam giác bằng 180<small>0</small>.

<i>Chứng minh:</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Kết quả hoạt động nhóm

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Từ đó học sinh có thể vẽ được đường phụ và chứng minh định lí.

HS lên bảng chứng minh định lí về tổng ba góc trong một tam giác.

GV cho hs khác nhận xét bổ sung.

HS ghi nhớ định lí và chứng minh lại định lí về tổng ba góc trong một tam giác vào vở.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

- HS sử dụng tính chất về tổng ba góc của một tam giác để tính số đo góc chưa biết thơng qua việc

<i><b>hồn thành Ví dụ 1. </b></i>

<i>-</i>GV lưu ý với HS nội dung phần chú ý trong SGK – tr72 về các loại tam giác.

HS làm ví dụ 1 vào phiếu học tập cá nhân.

- GV yêu c<i>ầu HS nhắc lại nội dung phần chú ý để</i>

nhận biết và ghi nhớ các khái niệm về tam giác vuông, tam giác nhọn, tam giác tù.

một góc vng. Tam giác như vậy gọi là tam giác vng.

Hình 5b)

<i>• Tam giác ở Hình 5c có </i>

một góc tù. Tam giác như vậy gọi là tam giác tù.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

- HS củng cố định lí về tổng ba góc của một tam giác thông qua vi<b>ệc thực hành làm LT1 HS ghi </b>

nhớ thêm số đo các góc của tam giác đều.

BT củng cố:

<i><b>BT1. Cho tam giác ABC có </b>= 30°, ̂ = 35°. Số</i>

đo góc C là bao nhiêu?

<i>A. 125<small>0</small></i>

<i>B. 115<small>0</small></i>

<i>C. 25<small>0</small></i>

<i>D. 95<small>0</small></i>

<i><b>BT2. Cho tam giác ABC có ba góc b</b>ằng nhau. Hỏi mỗi góc có số đo bằng bao nhiêu? </i> Vậy số đo mỗi góc của tam giác đều ABC đều bằng 60<small>0</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

- Hoạt động nhóm đơi: Đại diện HS giơ tay trình bày câu trả lời.

GV tổng quát, nhận xét quá trình hoạt động của các HS, HS nhắc lại tính chất tổng ba góc của một tam giác và tính chất tổng hai góc nhọn trong một tam giác vuông.

<b>d) Đánh giá việc áp dụng kĩ thuật mảnh ghép:</b>

* Ưu điểm:

- Qua áp dụng kĩ thuật mảnh ghép trong chương trình tốn 7 cánh diều tại lớp 7A4, có thể thấy rõ kĩ thuật này tạo ra hoạt động đa dạng, phong phú, học sinh được tham gia vào các nhiệm vụ khác nhau và các mức độ yêu cầu khác nhau.

-Trong kĩ thuật mảnh ghép địi hỏi học sinh phải tích cực nỗ lực tham gia và bị cuốn hút vào các hoạt động để hồn thành vai trị, trách nhiệm của mỗi cá nhân. - Thông qua hoạt động này hình thành ở học sinh tính chủ động, năng động, linh hoạt, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm cao trong học tập.

Đồng thời hình thành ở học sinh các kĩ năng giao tiếp, trình bày, hợp tác, giải quyết vấn đề…

* Hạn chế:

- Nếu giáo viên khơng theo dõi sát sao q trình hoạt động của các nhóm thì sẽ khơng nắm bắt được các nhóm đều đã hiểu nhiệm vụ được giao hay chưa, làm ảnh hưởng đến q trình sau đó.

- Ở giai đoạn 2, mọi thơng tin ở các nhóm “chun sâu” đều phải được trình bày, cung cấp đầy đủ. Nếu một thành viên nào đó trình bày khơng rõ ràng, đầy đủ thì phần thơng tin đó bị khiếm khuyết, điều đó ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của nhóm khi thực hiện nhiệm vụ tiếp theo và chắc chắn hoạt động sẽ không đạt hiệu quả tốt nhất nếu khơng có sự can thiệp, hỗ trợ kịp thời của giáo viên.

- Khó tổ chức, khó bao quát lớp học, các nhóm di chuyển có thể gây mất trật tự, khó ổn định lớp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

* Đề xuất biện pháp khắc phục:

-GV đề xuất nhà trường bố trí bàn hai chỗ ngồi cho HS dễ dàng sử dụng kĩ thuật mảnh ghép mà không gây mất trật tự lớp học.

- Nhiệm vụ nêu ra phải hết sức cụ thể, đảm bảo tất cả mọi học sinh đều hiểu rõ và có khả năng hoàn thành nhiệm vụ.

- Khi học sinh thực hiện nhiệm vụ tại các nhóm “chuyên sâu”, giáo viên cần quan sát và hỗ trợ kịp thời để đảm bảo các nhóm hồn thành nhiệm vụ đúng thời gian quy định và các thành viên đều có khả năng trình bày lại kết quả thảo luận của nhóm.

- Thành lập nhóm mới “nhóm mảnh ghép” cần đảm bảo có đủ thành viên của các nhóm “chuyên sâu”.

- Khi các nhóm “mảnh ghép” hoạt động, giáo viên cần quan sát, hỗ trợ để đảm bảo các thành viên nắm được đầy đủ nội dung từ các nhóm “chuyên sâu”. Sau đó, giáo viên giao nhiệm vụ mới, nhiệm vụ mới phải mang tính khái quát, tổng hợp kiến thức trên cơ sở nội dung kiến thức học sinh đã nắm được từ các nhóm “chuyên sâu”.

<b>2.4.2.</b>Kĩ thuật “khăn trải bàn”

<b>a)Tóm tắt về kĩ thuật khăn trải bàn:*Khái niệm:</b>

Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm:

Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh. Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh. Phát triển mơ hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh.

<b>*Cách tiến hành:</b>

- Chia học sinh thành các nhóm và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0. - Trên giấy A0 chia thành các phần gồm phần chính giữa và các phần xung quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi người ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh.

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×