Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.17 KB, 33 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b><small>6.1.2. Hoạt động của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố...3</small></b>
<i><small>6.1.2.1Nhận hồ sơ và nghiên cứu hồ sơ...3</small></i>
<i><small>6.1.2.2 Quyết định truy tố...5</small></i>
<b><small>6.2 XÉT XỬ SƠ THẨM...6</small></b>
<b><small>6.2.1. Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự...7</small></b>
<b><small>6.2.2 Thẩm quyền xét xử sơ thẩm...7</small></b>
<i><small>6.2.2.1 Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo các cấp (Điều 268 BLTTHS 2015)...7</small></i>
<i><small>6.2.2.2 Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo lãnh thổ...8</small></i>
<b><small>6.2.3 Chuẩn bị xét xử...9</small></b>
<i><small>6.2.3.1 Thời hạn chuẩn bị xét xử...9</small></i>
<i><small>6.3.2.2 Những quyết định trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm...10</small></i>
<b><small>6.2.4 Những quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên tòa...12</small></b>
<b><small>6.2.5 Trình tự xét xử sơ thẩm...15</small></b>
<i><small>6.2.5.1 Khai mạc phiên tịa...15</small></i>
<i><small>6.2.5.2 Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa...16</small></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b><small>6.4.4. Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm (Điều 386 BLTTHS 2015)...29</small></b>
<b><small>6.4.5. Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm...30</small></b>
<b><small>6.5 THỦ TỤC TÁI THẨM...31</small></b>
<b><small>6.5.1 Tính chất tái thẩm...31</small></b>
<b><small>6.5.2 Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm...31</small></b>
<b><small>6.5.3 Thẩm quyền xét xử theo thủ tục tái thẩm...32</small></b>
<b><small>6.5.4 Thủ tục mở phiên tòa tái thẩm...32</small></b>
<b><small>6.5.5 Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm...33</small></b>
6.1. TRUY TÔ
<b> 6.1.1. Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của giai đoạn truy tố</b>
<i><b> 6.1.1.1 Khái niệm</b></i>
<i> Truy tố là giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó Viện kiểm sát tiến hành</i>
<i>các hoạt động cần thiết nhằm truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng hoặcra những quyết định tố tụng khác để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.</i>
Viện kiểm sát là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Thực hiện quyền công tố Nhà nước nên Viện kiểm sát có rất nhiều quyền trong hoạt động tố tụng hình sự, trong đó truy tố bị can trước Tòa án là một quyền đặc trưng của Viện kiểm sát. Sau khi Cơ quan điều tra hoàn tất việc điều tra phải chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra cho Viện kiểm sát để Viện kiểm sát thực hiện giai đoạn truy tố.
<i><b> 6.1.1.2 Nhiệm vụ</b></i>
Nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất trong giai đoạn truy tố là:
<i> Thứ nhất, Đảm bảo việc điều tra hoàn toàn tuân thủ pháp luật, khách quan</i>
toàn diện, đầy đủ.
Các hoạt động điều tra do Cơ quan điều tra tiến hành dưới sự giám sát của Viện kiểm sát, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu cơ quan điều tra phải tiến hành những hoạt động điều tra mà Cơ quan điều tra chưa tiến hành hoặc yêu cầu điều tra lại hoạt động điều tra chưa đúng pháp luật.
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">Sau khi Cơ quan điều tra kết thúc điều tra chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát để truy tố bị can ra trước Tòa án, Viện kiểm sát lại phải rà soát lại tất cả các hoạt động điều tra xem đã đúng pháp luật hay chưa, đảm bảo khách quan, toàn diện vụ án hay chưa, đã đủ chứng cứ cho việc giải quyết vụ án hay chưa. Nếu còn thiếu hoạt động điều tra nào hoặc hoạt động nào chưa đúng thì Viện kiểm sát lại có quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc điều tra lại.
Do đó khi Viện kiểm sát đã thực hiện việc truy tố bị can ra trước Tòa án là Viện kiểm sát đã đánh giá quá trình điều tra đã đảm bảo việc điều tra hoàn toàn tuân thủ pháp luật, khách quan toàn diện, đầy đủ.
<i> Thứ hai, Đảm bảo việc ra quyết định truy tố cũng như các quyết định cần</i>
thiết khác là có căn cứ hợp pháp.
Trên cơ sở đã kiểm tra tính hợp pháp của hoạt động điều tra và tính tồn diện, đầy đủ chứng cứ Viện kiểm sát sẽ ra những quyết định tố tụng để giải quyết vụ án một cách chính xác, có đủ căn hợp pháp, đảm bảo truy tố đúng người đúng pháp luật, không truy tố oan sai, không bỏ lọt tội phạm.
<i><b> 6.1.1.3. Ý nghĩa</b></i>
Gia đoạn truy tố có hai ý nghĩa cơ bản sau đây:
<i> Thứ nhất, Tạo cơ sở pháp lí để Tịa án quyết định đưa vụ án ra xét xử, là</i>
tiền đề của giai đoạn xét xử.
Sau khi Viện kiểm sát hoàn thành bản cáo trạng truy tố bị can, hồ sơ vụ án và bản cáo trạng được chuyển cho Tòa án để Tòa án thực hiện nhiệm vụ của giai đoạn xét xử. Có thể nói nếu khơng có việc truy tố thì cũng khơng có hoạt động xét xử, trên cơ sở truy tố bị can về hành vi phạm tội Tòa án mới tiến hành xét xử đối với bị cáo về hành vi phạm tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
<i> Thứ hai, Kịp thời sửa chữa và khắc phục những thiếu sót cũng như vi phạm</i>
pháp luật của cơ quan điều tra trong quá trình điều tra vụ án hình sự
Trong giai đoạn truy tố Viện kiểm sát kiểm tra lại quá trình điều tra vụ án để từ đó phát hiện những sai sót để kịp thời sửa chữa, khắc phục những vi phạm trong giai đoạn điều tra, tránh được những hậu quả có thể xảy ra, như truy tố oan, sai, bỏ lọt tội phạm…
<b> 6.1.2. Hoạt động của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố</b>
<i><b> 6.1.2.1Nhận hồ sơ và nghiên cứu hồ sơ</b></i>
a. Nhận hồ sơ
Sau khi kết thúc điều tra, nếu xác định có tội phạm và cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can thì cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra, đề nghị VKS truy tố.
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">Việc giao nhận hồ sơ phải được tiến hành trực tiếp giữa cơ quan điều tra và VKS để đảm bảo hồ sơ không bị thất lạc, mất mát hoặc sai lệch sự thật đồng thời đảm bảo xác định trách nhiệm của từng cơ quan đối với hồ sơ và vật chứng vụ án. Việc giao nhận hồ sơ được các bên trực tiếp kiểm tra lại. Khi giao nhận phải tiến hành đối với từng tài liệu có trong hồ sơ, nếu phát hiện có sự sai lệch, sửa chữa tẩy xóa tài liệu trong hồ sơ mà khơng xác định được lí do hay khơng có chữ kí xác nhận thì phải ghi rõ biên bản để xác định trách nhiệm giữa các bên.
Đối với vật chứng của vụ án thì tùy từng loại có thể chuyển giao theo hồ sơ hoặc vẫn để ở các cơ quan chuyên trách đã được giao nhiệm vụ bảo quản.
b. Nghiên cứu hồ sơ
Thời hạn nghiên cứu hồ sơ, ra các quyết định khơng q: 20 ngày (tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng); 30 ngày (tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng) kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án. Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng viện kiểm sát có thể gia hạn thêm thời hạn nghiên cứu hồ sơ và ra quyết định.
*Quyết định chuyển vụ án để truy tố và việc ủy quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm.
Trong giai đoạn truy tố, nếu xét thấy vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, VKS phải ra quyết định chuyển vụ án cho VKS có thẩm quyền.
Đối với những vụ án đã hình sự được thụ lí điều tra ở cấp tỉnh, sau khi nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra để nghị truy tố, nếu thấy vụ án thuộc thẩm quyền của tịa án cấp huyện thì VKS cấp tỉnh ra quyết định chuyển vụ án cho VKS cấp huyện có thẩm quyền để làm cáo trạng truy tố.
Đối với những vụ án được thụ lí điều tra ở cấp trung ương, sau khi nhận hồ sơ và bản kết luận điều tra đề nghị truy tố, nếu xác định vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tịa án cấp tỉnh thì Viện kiểm sát nhân dân dân tối cao hoặc Viện kiểm sát quân sự trung ương làm cáo trạng truy tố, ủy quyền cho Viện kiểm sát cấp tỉnh hoặc Viện kiểm sát quân sự quân khu thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm.
*Những vấn đề cần xác định khi nghiên cứu hồ sơ: kiểm sát viên phải tiến hành nghiên cứu hồ sơ nhằm xác định những vấn đề sau:
- Vụ án mà cơ quan điều tra đề nghị truy tố có thuộc thẩm quyền của VKS mình hay khơng?
- Có cần áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn không?
- Việc điều tra đã đầy đủ, đã hoàn toàn tuân thủ pháp luật cũng như các nguyên tắc của tố tụng chưa; có căn cứ để trả lại hồ sơ điều tra bổ sung không? - Có căn cứ để ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án khơng? - Đã có đủ căn cứ để làm quyết định truy tố bị can chưa?...
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">* Đối với các biện pháp ngăn chặn
Sau khi nhận hồ sơ vụ án, kiểm sát viên phải tiến hành xem xét kiểm tra về biện pháp ngăn chặn đã được áp dụng đối với bị can hay chưa để nếu thấy cần thiết thì đề xuất với viện trưởng Viện kiểm sát áp dụng hay tiếp tục duy trì, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn đó.
Trường hợp bị can đang bị tạm giam mà thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hồn thành cáo trạng thì Viện kiểm sát có thể ra lệnh tạm giam nhưng trong thời hạn không quá 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; khơng quá 30 ngày đối với tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Đối với bị can đang tại ngoại, Viện kiểm sát chỉ quyết định bắt bị can để tạm giam phục vụ cho việc truy tố trong những trường hợp nếu xét thấy bị can có thể trốn, gây khó khăn cho việc truy tố hoặc sẽ tiếp tục phạm tội.
Đối với bị can là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì ngồi những điều kiện chung để bắt bị can tạm giam và tạm giam đối với bị can trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Đối với bị can từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi, Viện kiểm sát chỉ quyết định tạm giam khi họ phạm tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng.
Để đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử thật sự khách quan, tồn diện, đầy đủ, trong q trình nghiên cứu hồ sơ vụ án, kiểm sát viên phải kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của quá trình điều tra được thể hiện trong hồ sơ và kết luận điều tra.
*Trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Kiểm sát viên đề nghị viện trưởng Viện kiểm sát ra quyết định trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung khi xác định có 1 trong các trường hợp sau đây: (Điều 245 BLTTHS 2015)
- Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 mà Viện kiểm sát khơng thể tự mình bổ sung được;
- Có căn cứ để khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác;
- Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can;
- Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
*Tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án: Trong giai đoạn truy tố nếu xét thấy có căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ thì Viện kiểm sát có quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ đối với vụ án hoặc với từng bị can.
<i><b> 6.1.2.2 Quyết định truy tố </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">Bản cáo trạng là văn bản áp dụng pháp luật, trong đó Viện kiểm sát quyết định truy tố một hay nhiều bị can, về một hay nhiều hành vi phạm tội mà có căn cứ cho rằng bị can đó đã thực hiện ra trước Tịa án để xét xử.
Khi nghiên cứu hồ sơ nếu xác định có đầy đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can, kiểm sát viên phải làm quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, đây là văn bản pháp lí cơ sở để tịa án quyết định đưa vụ án ra xét xử, cơ sở để bị can, người tham gia tố tụng khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Bản cáo trạng phải được lập theo đúng nội dung quy định tại điều 167, gồm 2 phần cơ bản: Phần nội dung và phần kết luận.
*Phần nội dung: là phần chính, phần cơ bản trình bày tóm tắt nội dung vụ án, nêu ra vấn đề sau:
- Thời gian, địa điểm phạm tội của bị can. Nó đảm bảo cho việc phản ánh các tình tiết diễn biến thực tế của vụ án cơ sở và khách quan.
- Các tình tiết diễn biến của hành vi phạm tội: tập trung làm rõ những hành vi cụ thể của bị can ( không hành động hoặc hành động).
- Các chứng cứ buộc tội đối với bị can: để xác định hành vi mà bị can thực hiện có đủ yếu tố cấu thành tội phạm nào, thuộc khung nào, có cấu thành khung tăng nặng hay giảm nhẹ;
- Các tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can.
*Phần kết luận xác định vấn đề sau:
- Bị can (những bị can) đã phạm tội gì, ở đâu, vào thời điểm nào?
- Lí lịch tư pháp của bị can: họ, tên, tuổi, sinh quán, trú qn, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, trình độ chun mơn của bị can (nếu có), tiền án, tiền sự, bị tạm giam hay tại ngoại; họ, tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp của bố mẹ bị can; - Hành vi phạm tội của bị can và đồng phạm (nếu có) đã phạm vào điều khoản nào của BLHS? Nội dung quy định cụ thể của điều khoản đó tương ứng trong trường hợp phạm tội của bị can.
- Về vấn đề dân sự (nếu có); - Về hình phạt bổ sung;
- Về xử lí vật chứng của vụ án (nếu có).
Những việc cần làm sau khi có bản cáo trạng: Để đảm bảo việc xét xử kịp thời, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, ngay sau khi lập cáo trạng VKS phải chuyển giao ngay toàn bộ hồ sơ vụ án cho tòa án trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày có cáo trạng. Viện kiểm sát giao cáo trạng cho bị can để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị can. Nếu trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày có cáo trạng mà Viện kiểm sát khơng giao cáo trạng cho bị can thì coi đây là sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng của Viện kiểm sát.
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">
6.2 XÉT XỬ SƠ THẨM
<b> 6.2.1. Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của xét xử sơ thẩm vụ án hình sự</b>
<i> Xét xử sơ thẩm là xét xử lần đầu và tồn bộ nội dung vụ án, do Tịa án có</i>
<i>thẩm quyền tiến hành xem xét, giải quyết vụ án, ra bản án, quyết định tố tụng theoquy định pháp luật.</i>
Viện kiểm sát sau khi hoàn tất bản cáo trạng sẽ chuyển hồ sơ vụ án cùng với bản cáo trạng sang Tòa án để thực hiện giai đoạn xét xử sơ thẩm. Trong giai đoạn này Tịa án xem xét lại tồn bộ hồ sơ vụ án, nếu đủ điều kiện thì mở phiên tòa xét xử sơ thẩm để ban hành bản án, quyết định tố tụng giải quyết vụ án.
*Nhiệm vụ của giai đoạn xét xử sơ thẩm.
Xem xét và giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ chế độ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân góp phần đấu tranh và phịng ngừa tội phạm
Tòa án ra bản án quyết định việc bị cáo có tội hay khơng , hình phạt và các biện pháp tư pháp khác căn cứ vào các chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa, ý kiến của kiểm sát viên và người tham gia tố tụng
Nếu không đủ căn cứ để đưa vụ án ra xét xử theo trình tự sơ thẩm, tòa án tiến hành giải quyết vụ án bằng việc đưa ra quyết định đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ vụ án
Đánh giá tịan bộ những chứng cứ, tình tiết của vụ án đã có trong hồ sơ và tại phiên tòa để đưa ra phán quyết cuối cùng
*Ý nghĩa của giai đoạn xét xử sơ thẩm
Giáo dục công dân chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng các quy tắc của đời sống xã hội, nâng cao ý thức đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm cũng như các vi phạm khác
<b> 6.2.2 Thẩm quyền xét xử sơ thẩm</b>
<i><b> 6.2.2.1 Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo các cấp (Điều 268 BLTTHS 2015)</b></i>
Xét xử sơ thẩm thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyên, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Tòa án quân sự khu vực (gọi chùn là Tòa án cấp huyên) và Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự trung ương (gọi chung Tòa án cấp tỉnh). Tòa án cấp cao, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án nhân dân tối cao khơng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự.
Theo điều 268 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì thẩm quyền xét xử sơ thẩm được quy định cụ thể như sau:
*Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:
- Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
- Các tội phá hoại hồ bình, chống lồi người và tội phạm chiến tranh;
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">- Các tội quy định tại: Điều 123 Tội giết người; Điều 125. Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; Điều 126. Tội giết người do vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng hoặc do vượt q mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; Điều 127. Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ; Điều 277. Tội vi phạm quy định điều khiển tàu bay; Điều 278. Tội cản trở giao thông đường không; Điều 279. Tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường khơng khơng bảo đảm an tồn; Điều 280 Tội điều động hoặc giáo cho người không đủ điều kiện điều khiển tầu bay; Điều 282 Tội chiếm đoạt tầu bay, tầu thủy; Điều 284 Tội điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm quy định về hàng hải của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Điều 286 Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử; Điều 287 Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của máy tính, mạng viễn thơng, phương tiện điện tử; Điều 288 Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thơng tin mạng máy tính, mạng viễn thơng; Điều 337 Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước; Điều 368 Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người khơng có tội; Điều 369 Tội khơng truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội; Điều 370 Tội ra bản án trái pháp luật; Điều 371 Tội ra quyết định trái luật; Điều 399 Tội đầu hàng địch; Điều 400 Tội khai báo hoặc tự nguyện làm việc cho địch khi bị bắt làm tù binh.
- Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
*Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án:
- Vụ án hình sự về các tội phạm khơng thuộc thẩm quyền của Tịa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực;
- Vụ án hình sự có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngồi hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài;
- Vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tịa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, người có chức sắc trong tơn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít
<b> Khi bị cáo phạm nhiều tội, trong đó có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử</b>
của Tịa án cấp trên thì Tịa án cấp trên xét xử toàn bộ vụ án.
<i><b> 6.2.2.2 Thẩm quyền xét xử sơ thẩm theo lãnh thổ </b></i>
*Thẩn quyền theo nơi thực hiện tội phạm (Điều 269 BLTTHS 2015)
Tịa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự là Tịa án nơi tội phạm được thực hiện. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tịa án có thẩm quyền xét xử là Tịa án nơi kết thúc việc điều tra.
Bị cáo phạm tội ở nước ngoài nếu xét xử ở Việt Nam thì Tịa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú cuối cùng của bị cáo ở trong nước xét xử. Nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng ở trong nước của bị cáo thì tùy trường hợp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hoặc Tịa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử.
*Thẩm quyền xét xử theo đối tượng phạm tội (Điều 272 BLTTHS 2015) Việc xác định vụ án thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân hay Tòa án quân sự dựa vào đối tượng phạm tội, hậu quả của tội phạm…Nếu không thuộc thẩm quyền của Tịa án qn sự thì thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân.
<b> Theo quy định của Điều 272 thì Tịa án quân sự có thẩm quyền xét xử sơ</b>
thẩm những vụ án sau:
- Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, cơng chức, cơng nhân, viên chức quốc phịng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân;
- Vụ án hình sự mà bị cáo khơng thuộc đối tượng nêu trên nhưng liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, cơng chức, cơng nhân, viên chức quốc phịng, qn nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.
- Tịa án qn sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật.
Trường hợp trong vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân thì thẩm quyền xét xử được thực hiện như sau:
- Trường hợp có thể tách vụ án thì Tịa án qn sự xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự; Tòa án nhân dân xét xử những bị cáo và tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân;
- Trường hợp không thể tách vụ án thì Tịa án qn sự xét xử tồn bộ vụ án.
<b> 6.2.3 Chuẩn bị xét xử</b>
<i><b> 6.2.3.1 Thời hạn chuẩn bị xét xử</b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Sau khi hồ sơ vụ án được chuyển sang Tòa án, Chánh án phân cơng Thẩm phán chủ tọa phiên tịa. Thẩm phán chủ tọa phiên tịa phải tiến hành các cơng việc để chuẩn bị xét xử trong thời hạn luật định. Thời hạn này được quy định như sau:
<i><b> “Điều 277. Thời hạn chuẩn bị xét xử</b></i>
<i>1. Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:</i>
<i>a) Đưa vụ án ra xét xử;</i>
<i>b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;c) Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.</i>
<i>Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tịa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báongay cho Viện kiểm sát cùng cấp.</i>
<i>2. Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này kể từ ngày Tòa án ra quyết định phục hồi vụán.</i>
<i>3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quanthì Tịa án có thể mở phiên tịa trong thời hạn 30 ngày.”</i>
<i><b> 6.3.2.2 Những quyết định trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm</b></i>
<i> Thứ nhất, Quyết định đưa vụ án ra xét xử</i>
Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa phải nghiên cứu hồ sơ vụ án, xem xét hồ sơ vụ án đã có đủ chứng cứ hay chưa, tội mà Viện kiểm sát truy tố đã phù hợp hay chưa…Nếu đã đủ cơ sở để mở phiên tịa xét xử sơ thẩm thì thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho bị cáo hoặc người đại diện của họ; gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa.
Trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho người bào chữa hoặc người đại diện của bị cáo; quyết định đưa vụ án ra xét xử còn phải được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">bị cáo cư trú cuối cùng hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập cuối cùng của bị cáo.
<i> Thứ hai, Quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung (Điều 280 </i>
BLTTHS 2015)
Quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án nếu có căn cứ để trả hồ sơ yêu cầu điều tra bố sung thì thẩm phán chủ tọa phiên tịa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung. Căn cứ để trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, bao gồm:
- Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;
- Có căn cứ cho rằng ngồi hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can cịn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm;
- Có căn cứ cho rằng cịn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can;
- Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng. Sau khi điều tra bổ sung, nếu kết quả điều tra bổ sung dẫn tới phải thay đổi quyết định truy tố thì Viện kiểm sát ban hành bản cáo trạng mới thay thế bản cáo trạng trước đó. Trường hợp Viện kiểm sát khơng bổ sung được những vấn đề mà Tịa án yêu cầu và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Tịa án tiến hành xét xử vụ án.
<i><b> Thứ ba, Quyết định tạm đình chỉ vụ án</b></i>
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử thẩm phán chủ tọa phiên tịa có quyền ra quyết định tạm đình chỉ vụ án hoặc tạm đình chỉ đối với từng bị can, bị cáo khi có căn cứ được quy định tại Điều 281 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, bao gồm:
- Có căn cứ quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 229 của Bộ luật này;
- Không biết rõ bị can, bị cáo đang ở đâu mà đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử; trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can, bị cáo trước khi tạm đình chỉ vụ án. Việc truy nã bị can, bị cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 231 của Bộ luật này;
- Chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà Tòa án kiến nghị.
<i><b> Thứ tư, Quyết định đình chỉ vụ án (Điều 282 BLTTHS 2015)</b></i>
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử Thẩm phán chủ tọa phiên tịa có quyền ra quyết định đình chỉ vụ án trong các trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất, đình chỉ vụ án khi có căn cứ như:
- Vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nhưng người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố;
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">- Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
- Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; - Tội phạm đã được đại xá;
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.
Trường hợp thứ hai, Đình chỉ vụ án vì Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tịa. Trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả bị can, bị cáo thì có thể đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo.
<i> Thứ năm, Quyết định phục hồi vụ án (Điều 283 BLTTHS 2015) </i>
<i> Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ</i>
<i>hoặc đình chỉ vụ án nếu có căn cứ. Khi có lý do để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ</i>
vụ án hoặc có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ vụ án nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì Thẩm phán đã ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án ra quyết định phục hồi vụ án.
<b> 6.2.4 Những quy định chung về thủ tục tố tụng tại phiên tòa</b>
<i> Thứ nhất, Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục</i>
Hội đồng xét xử trực tiếp, bằng lời nói đó là Hội đồng xét xử trực tiếp xét hỏi, nghe ý kiến của bị cáo, bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ, người làm chứng, người giám định, người khác tham gia phiên tòa được Tòa án triệu tập. Hội đồng xét xử trực tiếp xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập; công bố biên bản, tài liệu và tiến hành hoạt động tố tụng khác để kiểm tra chứng cứ; nghe ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.
Thông qua nghe và hỏi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trình bày ý kiến, Hội đồng xét xử kiểm tra, đánh giá chứng cứ để từ đó ra quyết định khách quan, đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.
Việc xét xử phải tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ ngơi và thời gian nghị án, những người tiến hành tố tụng trong phiên tòa sơ thẩm phải tham gia từ khi bắt đầu phiên tòa đến khi kết thúc phiên tòa, trong thời gian đó khơng tham ra vào giải quyết vụ án khác. Hội đồng xét xử phải xét xử hết vụ án này mới đươc xét xử vụ án khác.
<i> Thứ hai, Thành phần của hội đồng xét xử sơ thẩm</i>
Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự bao gồm ba thành viên đó là một Thẩm phán chủ tọa phiên tịa và hai Hội thẩm nhân dân. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng hoặc bị cáo bị truy tố ở khung hình phạt có mức cao nhất là chung thân hoặc tử hình thì hội đồng xét xử gồm năm người, đó là hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân,
<i> Thứ ba, Những người tham gia phiên tòa sơ thẩm</i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">- Hội đồng xét xử và thư ký phiên tòa: (Điêu 288 BLTTHS 2015)
Phiên tịa chỉ được tiến hành khi có đủ thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án. Các thành viên Hội đồng xét xử phải có mặt trong suốt thời gian xét xử. Do đó đối với vụ án phức tạp, thời gian xét xử dự kiến kéo dài thì ngồi thành viên Hội đồng xét xử chính phải có thêm thành viên dự khuyết để có thể thay thế, thành viên dự khuyết cũng phải có mặt trong suốt thời gian xét xử.
- Kiểm sát viên: (Điêu 289 BLTTHS 2015)
Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt để thực hành quyền cơng tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa; nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hỗn phiên tịa. Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì có thể có nhiều Kiểm sát viên. Ngồi ra có thể có kiểm sát viên dự khuyết để có thể thay thế khi cần thiết, kiểm sát viên dự khuyết cũng phải có mặt từ khi khai mạc phiên tịa.
- Sự có mặt của bị cáo; người đại diện cho bị cáo; (Điêu 290 BLTTHS 2015) Bị cáo phải có mặt tại phiên tịa theo giấy triệu tập của Tòa án trong suốt thời gian xét xử vụ án. Bị cáo phải có mặt tại phiên tòa là nghĩa vụ của bị cáo đồng thời cũng là quyền của bị cáo, đó là quyền tự bào chữa của bị cáo trước Hội đồng xét xử. Do đó nếu bị cáo vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì phải hỗn phiên tịa. Tuy nhiên Hội đồng xét xử có thể vẫn tiến hành xét xử mà khơng có mặt của bị cáo trong những trương hợp đã được quy định như: Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả; Bị cáo đang ở nước ngồi và khơng thể triệu tập đến phiên tịa; Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận; Nếu sự vắng mặt của bị cáo khơng vì lý do bất khả kháng hoặc khơng do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử
- Sự có mặt của người bào chữa: (Điêu 291 BLTTHS 2015)
Người bào chữa phải có mặt tại phiên tịa để bào chữa cho người mà mình đã nhận bào chữa. Trường hợp người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tịa án phải hỗn phiên tịa, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa. Nếu người bào chữa vắng mặt khơng vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tịa án vẫn mở phiên tịa xét xử.
Người bào chữa phải có mặt để bào chữa, hỗ trợ pháp lý cho bị cáo và cũng là để thực hiện nghĩa vụ đối với bị cáo theo hợp đồng, theo lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp. Nếu người bào chữa vì lý do khách quan khơng có mặt tại phiên tòa nhưng đã gửi bản bào chữa cho Hội đồng xét xử và bị cáo đồng ý xét xét xử vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử.
Đối với những trường hợp cơ quan tố tụng bắt buộc phải chỉ định người bào chữa (Người phạm tội là người chưa thành niên hoặc bị truy tố với khung hình phạt lên đến chung thân hoặc tử hình...) mà người bào chữa vắng mặt thì Hội đồng xét
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">xử phải hỗn phiên tịa, trừ trường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa.
-Sự có mặt của bị hai, đương sự hoặc đại diện của họ: (Điều 292 BLTTHS 2015)
Người bị hại, đương sự (Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự) hoặc đại diện của họ phải được Tòa án triệu tập đến phiên tòa để cung cấp, tài liệu chứng cứ tại phiên tịa, để bảo vệ quyền lợi của mình trước Tòa án và cũng để Hội đồng xét xử kiểm tra, đánh giá toàn diện tất cả các chứng cứ của vụ án. Tuy nhiên có thể vì các lý do khác nhau họ khơng thể có mặt tại phiên tịa, do đó tùy từng trường hợp Hội đồng xét xử sẽ quyết định hỗn phiên tịa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
- Sự có mặt của người làm chứng: (Điều 293 BLTTHS 2015)
Người làm chứng phải được triệu tập đến phiên tòa, cam kết trước tịa về tính chung thực của lời chứng và nếu để cung cấp những chứng cứ làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, cũng để Hội đồng xét xử trực tiếp kiểm tra, đánh giá chứng cứ tại phiên tịa. Nếu người làm vắng mặt thì tùy từng trường hợp cụ thể Hội đồng xét xử sẽ quyết định hỗn phiên tịa hoặc vẫn tiến hành xét xử. Trường hợp người làm chứng được Tòa án triệu tập nhưng cố ý vắng mặt mà khơng vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể quyết định dẫn giải đến phiên tòa.
- Sự có mặt của người giám định, người định giá tài sản (Điều 294 BLTTHS 2015)
Người giám định, người định giá tài sản được triệu tập đến phiên tòa để trực tiếp trình bày kết luận giám định, định giá tài sản của mình. Nếu họ vắng mặt thì tùy từng trường hợp cụ thể Hội đồng xét xử sẽ quyết định hỗn phiên tịa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
- Sự có mặt của người phiên dịch, người dịch thuật (Điều 295 BLTTHS 2015)
Người phiên dịch, người dịch thuật được triệu tập tham gia phiên tòa, nếu họ vắng mặt mà khơng có người khác thay thế thì Hội đồng xét xử hỗn phiên tịa. - Sự có mặt của Điều tra viên và những người khác (Điều 296 BLTTHS 2015)
Trong quá trình xét xử, khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể triệu tập Điều tra viên, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thụ lý, giải quyết vụ án và những người khác đến phiên tòa để trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án. Ví dụ: Bị cáo khai báo bị ép cung, dùng nhục hình thì Hội đồng xét xử có thể triệu tập Điều tra viên đến phiên tòa để làm rõ vấn đề này…
<i> Thứ tư, Hoãn phiên tòa sơ thẩm (Điều 297 BLTTHS 2015)</i>
Phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hành theo thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tuy nhiên trước khi khai mạc phiên tòa hoặc
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">trong q trình xét xử sơ thẩm phiên tịa có thể bị hoãn khi xuất hiện những căn cứ hoãn phiên tòa đã được quy định trong Điều 297 BLTTHS 2015, như:
- Cần thay đổi thẩm phán hoặc hội thẩm - Cần thay đổi kiểm sát viên tại phiên tòa - Cần thay đổi thư ký tòa án
- Bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng - Kiểm sát viên vắng mặt tại phiên tòa - Người bào chữa vắng mặt
- Người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt tại phiên tòa
- Người làm chứng vắng mặt - Người giám định vắng mặt
- Cần phải xác minh, thu thập bổ sung chứng cứ, tài liệu, đồ vật mà khơng thể thực hiện ngay tại phiên tịa;
- Cần tiến hành giám định bổ sung, giám định lại; - Cần định giá tài sản, định giá lại tài sản.
Thời hạn hỗn phiên tịa sơ thẩm khơng được q 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hỗn phiên tịa.
<i> Thứ năm, Giới hạn của việc xét xử</i>
Trên cơ sở quyết định truy tố bị can của Viện kiểm sát, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định đưa vụ án ra xét xử đối với những bị cáo về những những hành vi phạm tội nào đó. Hội đồng xét xử chỉ xét xử những bị cáo về những hành vi phạm tội đã được viện Kiểm sát truy tố và Tòa án ra quyết định đưa ra xét xử, không được xét xử đối với nhũng người khác, những hành vi chưa được Viện kiểm sát truy tố.
Tuy nhiên Hội đồng xét xử không bị hạn chế bởi quyết định truy tố của Viện kiểm sát mà có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố. Nếu trước khi mở phiên tòa mà Tòa án xét thấy bị cáo phạm tội khác nặng hơn thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát thay đổi cáo trạng.
Trường hợp Tịa án xét thấy cịn có người khác tham gia vào thực hiện tội phạm hoặc có thêm hành vi phạm tội khác mà chưa được Viện kiểm sát truy tố thì Tịa án sẽ trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố thêm người, thêm tội danh.
<b>6.2.5 Trình tự xét xử sơ thẩm</b>
<i><b>6.2.5.1 Khai mạc phiên tòa</b></i>
Trước khai mạc phiên tòa, thư ký phiên tòa phải làm thủ tục chuẩn bị phiên tịa như: Kiểm tra sự có mặt cũng như lý do vắng mặt của những người được Tòa án triệu tập đến phiên tòa; Phổ biến nội quy phiên tòa.
Sau khi Hội đồng xét xử vào làm việc, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa làm thủ tục khai mạc phiên tòa, như:
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">Đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Thư ký Tòa án báo cáo Hội đồng xét xử về sự có mặt, vắng mặt của những người được Tòa án triệu tập và lý do vắng mặt.
Chủ tọa phiên tòa kiểm tra lại sự có mặt của những người có mặt tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án và kiểm tra lý lịch, phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ.
Sau khi giải thích quyền và nghĩa vụ cho người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản thì chủ tọa phiên tịa u cầu những người này phải cam đoan làm tròn nhiệm vụ. Sau khi giải thích quyền và nghĩa vụ cho người làm chứng, chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng phải cam đoan khai trung thực.
Hội đồng xét xử giải quyết trường hợp những người được triệu tập đến phiên tòa mà vắng mặt hoặc giải quyết việc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch.
Chủ toạ phiên tòa phải hỏi Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tịa xem họ có đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật hay không, lý do của việc đề nghị thay đổi. Nếu có người đề nghị thì Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.
<i><b> 6.2.5.2 Thủ tục tranh tụng tại phiên tòa a. Xét hỏi</b></i>
Trước khi tiến hành xét hỏi, Chủ tọa phiên tòa đề nghị Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng đã được chuyển cho Tịa án và người tham gia tố tụng. Ngồi ra Kiểm sát viên có thể trình bày thêm ý kiến bổ sung, tuy nhiên ý kiến bổ sung không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo.
Việc xét hỏi diễn ra theo nguyên tắc chủ tọa phiên tòa là người điều hành hoạt động xét hỏi và là người xét hỏi trước sau đó đến các thành viên Hội đồng xét xửm kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương. Người tham gia tố tụng tại phiên tịa có quyền đề nghị chủ tọa phiên tịa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định, người định giá tài sản được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định, định giá tài sản. Khi xét hỏi, Hội đồng xét xử xem xét vật chứng có liên quan trong vụ án.
*Hỏi bị cáo
-Bị cáo được hỏi trước, nếu vụ án có nhiều bị cáo thì Hội đồng xét xử phải hỏi riêng từng bị cáo. Nếu lời khai của bị cáo này có thể ảnh hưởng đến lời khai của bị cáo khác thì chủ tọa phiên tịa phải cách ly họ. Trong trường hợp này, bị cáo bị cách ly được thông báo lại nội dung lời khai của bị cáo trước và có quyền đặt câu hỏi đối với bị cáo đó.
</div>