Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

chuẩn bị xét xử vụ án hình sự và việc hoàn thiện các quy định pháp luật về chuẩn bị xét xử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.7 KB, 16 trang )

Mục lục Trang
A. MỞ BÀI
1
B. NỘI DUNG
1
B.1. Chuẩn bị xét xử sơ thẩm
1
I - Thụ lý và nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự
2
1. Thụ lý hồ sơ vụ án hình sự
2
2. Nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự
2
II - Thời hạn chuẩn bị xét xử
3
III - Những quyết định của tòa án trong khi chuẩn bị xét xử
5
1. Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
5
a, Quyết định trả hố sơ vụ án để điều tra trong các trường hợp sau
5
b, Những trường hợp không cần trả lại hố sơ để điều tra bổ sung
6
2. Quyết định tạm đình chỉ vụ án
7
3. Quyết định đình chỉ vụ án
7
4. Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
8
a, Biện pháp tạm giam
8


b, Những biện pháp khác
9
5. Triệu tập những người cần xét hỏi
9
6. Quyết định đưa vụ án ra xét xử
9
B.2. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm
10
I - Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm
10
II - Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
11
1. Biện pháp tạm giam
11
2. Những biện pháp ngăn chặn khác
12
III - Thông báo việc xét xử phúc thẩm
12
B.3. - Những hạn chế và phương pháp hoàn thiện
12
1. Những hạn chế 12
2. Giải pháp hoàn thiện 13
C. Kết luận 14
1
……………………………………………………… .9
5. Triệu tập những người cần xét hỏi……………………………………. 9
6. Quyết định đưa vụ án ra xét xử………………………………………. .9
B.2. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm……………………………………………..10
I - Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm………………………………….10
II - Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn………………………11

III - Thông báo việc xét xử…………………………………………………..12
B.3. - Những hạn chế và phương pháp hoàn thiện………………………….12
1.Những hạn chế……………………………………………………………12
2.Giải pháp hoàn thiện…………………………………………………….13
C. KẾT LUẬN…………………………………………………………….…..14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A – Mở bài
Luật tố tụng hình sự Việt nam năm 2003 thay thế bộ luật tố tung hình sự năm
1989. Trong đó, bộ luật mới đã hoàn thiện những điểm bất cập và hạn chế của bộ
luật tố tụng hình sự năm 1989. Nhưng trong cuộc sống không có gì là hoàn hảo do
vậy mặc dù đã sửa đổi nhưng cũng không tránh khỏi những bất cập và hạn chế.
Trong một quá trình tố tụng hình sự thì gồm bảy giai đoạn: khởi tố vụ án hình sự,
điêu tra vụ án hình sự, truy tố,xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, thi hành án và thủ
tục giám đốc thẩm. Những giai đoạn này thống nhất với nhau, có mối quan hệ
khăng khít nhưng mỗi giai đoạn lại gắn liền với trách nhiệm của từng cơ quan tiến
hành tố tụng do vậy càng không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Trong mỗi
giai đoạn lại có những giai đoạn khác nhau ví dụ như giai đoạn xét xử sơ thẩm thì
bao gồm: chuẩn bị xét xử, xét xử tại phiên tòa, nghị án…Sau đây bài làm của em
2
xin trình bày ý kiến của mình về chuẩn bị xét xử vụ án hình sự và việc hoàn thiện
các quy định pháp luật về chuẩn bị xét xử.
B – Nội dung
Theo nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử hai cấp quy định tại điều 19
BLTTHS năm 2003 thì một vụ án sẽ được xét xử tại hai cấp tòa: sơ thẩm và phúc
thẩm. Do đó tại mỗi cấp sẽ có giai đoạn chuẩn bị khác nhau.
B.1. Chuẩn bị xét xử sơ thẩm.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm thì bao gồm 2 giai đoạn chính: thụ
lý, nghiên cứu hồ sơ và ra các quyết định của thẩm phán được phân công làm chủ
tọa phiên tòa. Đây là giai đoạn diễn ra móc nối giữa Viện kiểm sát cùng quyết định
truy tố và Tòa án cùng quyết định đưa vụ án ra xét xử. Do vậy đây có thể nói là giai

đoạn rất quan trọng và rất cần thiết nên phải được quy định chi tiết đầy đủ rõ ràng
các chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Chuẩn bị xét xử được quy định từ điều 176 đến điều 183 bộ luật tố tụng hình sự
năm 2003. Giai đoạn này gồm những nội dung chính sau:
I - Thụ lý và nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự
Quá trình này được quy định tại khoản 1 điều 176 BLTTHS: “Sau khi nhận
hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ nghiên cứu
hồ sơ; giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng và tiến
hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa”
1. Thụ lý hồ sơ vụ án hình sự
Sau khi nhận được hồ sơ vụ án được chuyển từ viện kiểm sát, người nhận hố
sơ phải đối chiếu bản kê khai tài liệu với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và kiểm
tra việc giao bản cáo trạng cho bị can. Tòa án nhận hồ sơ vụ án và váo sổ thụ lý nếu
các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đầy đủ so với bản kê khai tài liệu và bản cáo trạng
đã được giao cho bị can.
2. Nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự
Sau khi vụ án đã được thụ lý, chánh án tòa án phân công ngay thẩm phán làm
chủ tọa phiên tòa và phân công thẩm phán, hội thẩm, thư ký tòa án tiến hành tố
3
tụng đối với vụ án. Trong trường hợp cần thiết, chánh án tòa án có thể phân công
thẩm phán và hội thẩm dự khuyết theo mục 3 phần I nghị quyết số 04/2004/NQ-
HĐTP: “Để không phải hoãn phiên toà và bảo đảm đúng quy định của BLTTHS
trong trường hợp Hội thẩm được phân công tham gia xét xử vụ án không tiếp tục
tham gia xét xử được sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, thì đồng thời với
việc phân công Hội thẩm chính thức cần phân công Hội thẩm dự khuyết và cùng ghi
họ tên Hội thẩm dự khuyết vào quyết định đưa vụ án ra xét xử.”
Thẩm phán, hội thẩm được phân công xét xử vụ án hính sự nghiên cứu hồ sơ
vụ án trước khi mở phiên tòa. Trong thời hạn ít nhất 7 ngày là việc trước khi mở
phiên tòa, thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa gửi giấy mời hội thẩm
đế trụ sở tòa án để nghiên cứu hồ sơ vụ án và trao đổi các vấn đề cần thiết về

nghiệp vụ xét xử đồi với vụ án theo điều 21 quy chế về tổ chức và hoạt động của
hội thẩm TAND ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2005/NQLT-TAND-BNV-
UBMTTQVN: “Khi được phân công làm nhiệm vụ xét xử, trong thời hạn ít nhất 7
ngày làm việc trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công làm chủ tọa
phiên tòa có trách nhiệm gửi giấy mời Hội thẩm đến trụ sổ Tòa án để nghiên cứu hồ
sơ vụ án và trao đổi các vấn đề cần thiết về nghiệp vụ xét xử đối với vụ án đó”
Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ nghiên cứu
hồ sơ vụ án, tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, yêu cầu của người tham gia tố tụng và
tiến hành những việc cần thiết cho mở phiên tòa.
Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án, thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên
tòa có thể ra quyết định: trả hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ vụ án; tạm đình chỉ
vụ án; đưa vụ án ra xét xử; áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
không phải là tạm gianm. Cũng tren cơ sở đó thẩm phán đó đề nghị chánh án tòa án
ra quyết định áp dụng,thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam; áp dụng hoặc hủy bỏ
biện pháp kê bien tài sản; gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử; thay đổi người tiến
hành tố tụng; chuyển vụ án.
II, Thời hạn chuẩn bị xét xử
Theo quy định tại điều 176 bộ luật TTHS năm 2003 thì thời hạn chuẩn bị xét
xử sơ thẩm được quy định tính kể từ ngày thẩm phán được phân công làm chủ tọa
4
phiên tòa nhận hồ sơ vụ án: “2. Trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít
nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với
tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ
ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một
trong những quyết định sau đây:
a) Đưa vụ án ra xét xử ;
b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn
chuẩn bị xét xử, nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng

và tội phạm nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm
trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải
được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án
phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên
toà trong thời hạn ba mươi ngày.
Đối với vụ án được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lăm ngày sau
khi nhận lại hồ sơ, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định
đưa vụ án ra xét xử.” Ngoài ra thời hạn chuẩn bị xét xử còn được quy định tại 1.2
mục 1 phần I nghị định số 04/2004/NĐ – HĐTP ngày 05/11/2004. Trong trường
hợp ra quyết định tạm đình chỉ vụ án, thời hạn chuẩn bị xét xử tính lại kể từ ngày
tòa án tiếp tục giải quyết vụ án khi lí do tạm đình chỉ không còn nữa. Trường hợp
thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ để điều tra
bổ sung, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử
kết thúc vào ngày ra quyết định.
- Thời hạn chuẩn bị xét xử bao gồm thời hạn để thẩm phán được phân công chủ
tọa phiên tòa ra quyết định cần thiết và thời hạn mở phiên tòa theo quyết định đưa
vụ án ra xét xử
- Thời hạn để chủ tọa phiên tòa ra quyết định trong chuẩn bị xét xử là:
+ 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng
5
+ 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng
+ 60 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng
+ 90 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
- Thời hạn mở phiên tòa kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử là 15 ngày
hoặc 30 ngày trong trường hợp có lý do chính đáng.
- Gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử
Đối với những vụ án phức tạp, chánh án tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn
chuẩn bị xét xử “vụ án phức tạp là vụ án thuộc một trong các trường hợp sau: có
nhiều bị can, phạm tội có tổ chức hoặc phạm nhiều tội; liên quan đến nhiều lĩnh vực

hoặc nhiều địa phương; có nhiều tài liệu, có các chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần
có thêm thời gian để nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án hoặc để
tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn”
(1)
. Khi thời hạn chuẩn bị xét xử còn lại
không quá 5 ngày thì thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra quyết
định ra hạn chuẩn bị xét xử và thông báo ngay cho viện kiểm sát cùng cấp. Thời
hạn gia hạn chuẩn bị xét xử đối với tội ít nghiêm trọng và nghiêm trọng là 15 ngày,
tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng là 30 ngày.
- Như vậy, thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa đối với tội phạm ít nghiêm trọng là 45
ngày, tội phạm nghiêm trọng là 60 ngày, tội phạm rất nghiêm trọng là 70 ngày, tội
phạm đặt biết nghiêm trọng là 120 ngày.
III- Những quyết định của tòa án trong khi chuẩn bị xét xử
Trong khi chuẩn bị xét xử thì tòa án có những quyết định sau: trả hồ sơ để
điều tra bổ sung; tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ vụ án;áp dụng, thay đổi và hủy bỏ
biện pháp ngăn chặn; đưa vụ án ra xét xử
1, Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung
Về quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì luật tố tụng hình sự năm 2003 quy
định tại điều 179: “1. Thẩm phán ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều
tra bổ sung trong những trường hợp sau đây:
a) Khi cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà không thể bổ
sung tại phiên tòa được;
1()
Mai Thành Hiếu, Nguyễn Chí Công. Trình tự thủ tục giải quyết vụ án hình sự, NXB lao động 2007. trang 119
6

×