Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

BÁO CÁO VĨ MÔ THÁNG 82023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (884.69 KB, 12 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BÁO CÁO VĨ MƠ THÁNG 8/2023</b>

PHỊNG PHÂN TÍCH VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>NỘI DUNG</b>

❑Chỉ số SXCN trong tháng 8/2023 tăng 2,87% so với tháng 7/2023 và 2,62% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng đầu năm, chỉ số SXCN vẫn đang giảm 0,45% so với cùng kỳ. Chỉ số SXCN của nhiều ngành khác nhau đã ghi nhận tín hiệu khởi sắc, bao gồm trang phục, dệt, sợi, sản xuất kim loại, sắt thép gang, sản xuất gỗ, giường tủ, bàn ghế,…;

❑Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (TMBL) trong tháng 8/2023 ước đạt 515,41 nghìn tỷ đồng, tăng 7,42% YoY và 0,88% MoM. Doanh thu từ mảng du lịch lữ hành trong tháng 8 đã tiến sát tới mặt bằng trước dịch Covid-19. Với nhiều sự hỗ trợ trong các tháng cuối năm, chúng tôi cho rằng tăng trưởng tiêu dùng sẽ khởi sắc hơn trong các tháng tới;

❑Về đầu tư công, vốn đầu tư từ NSNN trong tháng 8/2023 đạt 61,326 tỷ đồng, tăng 30% YoY và 5,31% MoM. Như vậy, lũy kế 8 tháng đầu năm, giải ngân vốn NSNN đạt 352.155 tỷ đồng, tăng 23,89% YoY và hoàn thành 49,5% kế hoạch cả năm. Với số lượng dự án lớn đã được phê duyệt chủ trương đầu tư và có kế hoạch triển khai cụ thể, chúng tơi cho rằng đầu tư công sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực trong các tháng tới;

❑Chỉ số CPI tăng 2,96% YoY trong tháng 8. Giá xăng dầu, lương thực, thực phẩm sẽ tiếp tục tạo áp lực lớn hơn đối với lạm phát trong các tháng tới. Dù vậy, với dư địa còn lớn (8 tháng đầu năm mới chỉ tăng 3,1%), chúng tơi duy trì quan điểm cho rằng chỉ số CPI cả năm 2023 sẽ chỉ ở mức 3-3,5%;

❑Tính tới ngày 30/8/2023, đồng VND giảm 2,2% YTD so với đồng USD. Tỷ giá đang chịu áp lực từ biến động của đồng USD, nhưng rủi ro không lớn như giai đoạn cuối năm 2022. Việc giảm giá của đồng VND, theo quan điểm của chúng tôi, có thể cịnhỗ trợ cho xuất khẩu hàng hóa trong các tháng còn lại của năm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Chỉ số sản xuất công nghiệp

<b>Chỉ số SXCN tiếp tục cải thiện</b>

<small>Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu</small>

❑ <b>Chỉ số SXCN trong tháng 8/2023 tăng 2,87% so với tháng 7/2023 và 2,62% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng đầu năm, chỉ số SXCN vẫn đang giảm 0,45% so với cùng </b>

kỳ. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo – động lực chính của SXCN tăng 4,52% MoM và 3,48% YoY trong tháng 8, trung bình giảm 0,65% YoY trong 8 tháng đầu năm.

❑ Như vậy, nhiều khả năng trong quý 3, chỉ số SXCN sẽ ghi nhận tăng trưởng dương so với cùng kỳ, và có thể kéo tăng trưởng trung bình trong 3 quý đầu năm quay trở lại mức tăng trưởng dương. Yếu tố này sẽ có đóng góp tích cực đối với tăng trưởng GDP trong quý 3 khi ngành công nghiệp chiếm tới hơn 30% trong tỷ trọng GDP của Việt Nam. Với mức tăng khoảng 3,5% YoY, ngành công nghiệp có thể đóng góp khoảng 1 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP trong quý 3 này (quý 1 cơng nghiệp giảm 0,75%, q 2 tăng 1,56%, góp phần khiến tăng trưởng GDP 2 quý đầu năm ghi nhận ở mức thấp, lần lượt là 3,32% và 4,14%). Chúng tôi cho rằng với diễn biến hồi phục tích cực hơn của chỉ số SXCN trong quý 3, tăng trưởng GDP sẽ khởi sắc hơn so với 2 quý đầu năm.

❑ Trong số các ngành sản xuất, chúng tôi nhận thấy chỉ số SXCN của các ngành dệt, sản xuất sợi, sản xuất kim loại, sản xuất sắt thép gang, sản xuất giường, tủ, bàn, ghế đã có diễn biến tăng mạnh trở lại so với cùng kỳ. Chỉ số SXCN của các ngành sản xuất gỗ, sản xuất trang phục đã quay trở lại tăng trưởng dương trong tháng 8 này. Trong khi đó, đà giảm so với cùng kỳ của chỉ số SXCN ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học cũng tiếp tục được thu hẹp lại và tăng trưởng MoM dương tháng thứ 3 liên tiếp. Những diễn biến này cũng phần nào cho thấy các đơn hàng sản xuất, xuất khẩu đã quay trở lại, đặc biệt là khi giá trị nhập khẩu (với xấp xỉ 94% là tư liệu sản xuất) ghi nhận mức cao nhất kể từ tháng 4/2023 trong bối cảnh các đơn hàng xuất khẩu chuẩn bị cho dịp lễ cuối năm đang được thực hiện.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

<b>Tiếp tục tăng ở mức thấp trong tháng 8 (7,42% YoY).</b>

<b>❑ TMBL trong tháng 8/2023 ước đạt 515,41 nghìn tỷ đồng, tăng 7,42% YoY và 0,88% MoM.</b>

❑ <b>Về cơ cấu, doanh thu bán lẻ hàng hóa vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (77,61%). Tất cả các mảng đều </b>

duy trì tăng trưởng so với cùng kỳ nhưng đà tăng tiếp tục ở mức thấp. Điểm tích cực tới từ mảng du lịch lữ hành, khi bật tăng trở lại hơn 20% YoY và quay sát trở lại mặt bằng trước dịch Covid-19. ❑ Tiêu dùng vẫn đang cho thấy khó khăn khi tăng trưởng ở mức thấp (trước dịch tăng trung bình

11-12%). Trong các tháng cuối năm, chúng tơi cho rằng tăng trưởng tiêu dùng vẫn đang được hỗ trợ bởi: i) thuế VAT chính thức giảm từ 10% xuống còn 8% đối với một số mặt hàng từ ngày 1/7/2023; ii) lương cơ bản tăng từ ngày 1/7/2023; iii) mặt bằng lãi suất huy động giảm nhanh giúp lãi suất cho vay tiêu dùng kỳ vọng giảm thêm, qua đó có thể kích thích tiêu dùng trong nước; và iv) kinh tế tăng trưởng tích cực hơn giúp tăng niềm tin tiêu dùng và sức tiêu thụ. Do đó, chúng tơi kỳ vọng tăng trưởng tiêu dùng sẽ khởi sắc hơn trong các tháng tới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Vốn đầu tư

<b>Giải ngân đầu tư công tiếp tục được đẩy mạnh</b>

❑ Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư từ NSNN trong tháng 8/2023 đạt 61,326 tỷ đồng, tăng 30% YoY và 5,31% MoM. Như vậy, lũy kế 8 tháng đầu năm, giải ngân vốn NSNN đạt 352.155 tỷ đồng, tăng 23,89% YoY và hoàn thành 49,5% kế hoạch cả năm. Với số lượng dự án lớn đã được phê duyệt chủ trương đầu tư và có kế hoạch triển khai cụ thể (60/64 dự án của Bộ GTVT giai đoạn 2021-2025, với 12 dự án đang được đẩy mạnh các công tác liên quan để sẵn sàng khởi công trong năm nay), chúng tôi cho rằng đầu tư công sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực trong các tháng tới.

❑ Dù vậy, tỷ lệ giải ngân tới thời điểm hiện tại vẫn đang thấp hơn khá nhiều so với cùng kỳ các năm trước (trung bình giai đoạn 2014-2022 đạt 55%). Quan sát những năm lượng giải ngân trong 8 tháng

<b>đầu năm đạt từ 50% trở xuống, chúng tôi thiên về kịch bản giải ngân cả năm nay sẽ hoàn thành </b>

<b>85-95% kế hoạch. Điều này cũng tương ứng với mức giải ngân trung bình mỗi tháng cịn lại là </b>

<b>Lượng giải ngân nửa đầu năm trong các năm gần đây (Tỷ VND)</b>

<small>8MGiải ngân cả nămKế hoạch</small>

Mức độ đóng góp vào tăng trưởng GDP cả năm

<b>Tăng trưởng giải ngân đầu tư cơng đóng góp tích cực cho tăng trưởng GDP</b>

<b><small>Khối lượng giải ngân trung bình mỗi tháng trong 4 tháng cịn lại (Tỷ đồng) trong các kịch bản</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Vốn đầu tư

<b>Đầu tư FDI tiếp tục tập trung vào ngành Công nghiệp chế biến chế tạo</b>

Riêng trong tháng 8, tổng vốn FDI đăng ký đạt 1,91 tỷ USD, tăng 54,53% YoY, giúp vốn FDI lũy kế từ đầu năm đạt 18,15 tỷ USD, tăng 8,17% YoY. Đây là mức tăng lũy kế so với cùng kỳ lớn nhất kể từ năm 2021 cho tới nay.

❑ Về lĩnh vực, công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục là ngành được quan tâm nhất trong tháng 8, khi tổng vốn đăng ký vào ngành này chiếm hơn 83% tổng vốn đăng ký FDI. Lũy kế từ đầu năm tới nay, tổng vốn đăng ký vào ngành này tăng 14,74% YoY, trong đó, vốn ĐK cấp mới tăng tới 77,65% YoY, đạt 7,55 tỷ USD, vượt qua lượng đăng ký hàng năm của 3 năm gần nhất. Kết quả này kỳ vọng sẽ tạo động lực tích cực đối với xuất khẩu trong dài hạn.

❑ Về đối tác, Singapore tiếp tục là quốc gia có vốn đăng ký vào Việt Nam lớn nhất, 3,83 tỷ USD từ đầu năm tới nay, chiếm 21,13%. Trong khi đó, nếu chỉ tính riêng trong tháng 7, Hồng K ông, Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan mới là những đối tác FDI lớn nhất, với tổng tỷ trọng lên tới hơn 66%.

❑ Về địa phương, Hà Nội và Hải Phòng tiếp tục là địa phương thu hút lượng vốn FDI đăng ký lớn nhất từ đầu năm tới nay, lần lượt ở mức 2,34 tỷ USD, chiếm 12,9% và 2,08 tỷ USD, chiếm 11,48%.

❑ Chúng tôi cho rằng với lợi thế về chi phí, bao gồm phí vận hành, phí thuê đất và phí nhân cơng cạnh tranh, nền kinh tế mở với nhiều hiệp định thương mại xuyên biên giới (16 FTA) và môi trường kinh doanh liên tục được cải thiện và cơng nhận, Việt Nam vẫn có tiềm năng lớn để thu hút vốn FDI trong dài hạn. Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 9 tới đây kỳ vọng cũng sẽ mang thêm những dự án FDI mới tới với Việt Nam (như sau chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc vào cuối tháng 6 vừa qua, đã có thêm hơn 1,1 tỷ USD vốn FDI đăng ký từ Hàn Quốc vào Việt Nam chỉ trong 1 tháng, đưa Hàn Quốc lên thành đối tác FDI lớn thứ 2 của Việt Nam).

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

❑ Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 8/2023 ước đạt 32,37 tỷ USD, tăng 6,87% MoM và giảm 7,94% YoY, trong khi nhập khẩu ước đạt 28,55 tỷ USD, giảm 8,84% YoY, giảm ở mức thấp nhất trong 5 tháng trở lại đây, và tăng 5,74%

<b>MoM, lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2023. Như vậy, giá trị xuất khẩu đã ghi nhận ở mức cao nhất trong 1 năm </b>

<b>trở lại đây và là tháng thứ 4 liên tiếp ghi nhận tăng trưởng.</b>

❑ Cán cân thương mại theo tháng cũng tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu, ở mức 3,82 tỷ USD trong tháng 8. Lũy kế từ

<b>đầu năm tới nay, Việt Nam ghi nhận thặng dư ở mức 20,19 tỷ USD.</b>

❑ <b>Đà giảm so với cùng kỳ của xuất khẩu và nhập khẩu tiếp tục thu hẹp. Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu vào một số </b>

<b>đối tác lớn trong top 10 như Trung Quốc, EU, Hàn Quốc, Ấn Độ, Anh, đã tăng trưởng dương trở lại trong tháng 7 vừa qua. Trong khi đó, ở thị trường xuất khẩu lớn nhất là Mỹ, tăng trưởng kinh tế vẫn đang tích cực hơn dự </b>

báo, nên kỳ vọng sẽ duy trì được nhu cầu tiêu dùng trong nửa cuối năm. Nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu chính khơng kém đi, cùng với các yếu tố như nền so sánh thấp trong các tháng cuối năm 2022, đặc biệt là quý 4 và một số tín hiệu ngắn hạn gần đây như xuất khẩu vào một số thị trường lớn tăng trở lại, chúng tơi kỳ vọng xuất khẩu sẽ có những tín hiệu khởi sắc hơn và có thể có tăng trưởng dương trở lại trong quý cuối năm.

<b>Tăng trưởng XNK và cán cân thương mại hàng tháng</b>

Cán cân thương mại (Triệu USD)

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Xuất khẩu

<b>Diễn biến xuất nhập khẩu một số mặt hàng chính</b>

❑ <b>Về các mặt hàng, nhóm cơng nghiệp chế biến tiếp tục là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong </b>

kim ngạch xuất khẩu cả nước (88,4%). Một số mặt hàng chủ lực trong nhóm hàng hóa này đã có diễn

<b>biến tăng trở lại so với cùng kỳ trong tháng 8, như phương tiện vận tải, sắt thép, và xơ, sợi dệt các </b>

<b>loại. Với tình hình sản xuất của các mặt hàng này cũng đã có diễn biến cải thiện, chúng tơi cho rằng </b>

đơn hàng xuất khẩu đã bắt đầu quay trở lại, và kỳ vọng giá trị xuất khẩu những mặt hàng này sẽ tiếp tục khởi sắc trong các tháng cuối năm.

❑ <b>Tương tự, với các sản phẩm máy móc và điện tử, mặt hàng Điện tử, máy tính và linh kiện tiếp tục </b>

duy trì được đà tăng, ở mức 10,24%.

❑ <b>Đối với các mặt hàng nông sản, gạo và rau quả là những điểm sáng lớn nhất, khi tăng lần lượt</b>

71,68% và 52,99% YoY trong tháng 8 này. Với việc giá lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang được hưởng lợi do nhiều quốc gia thắt chặt xuất khẩu gạo, chúng tôi cho rằng xuất khẩu mặt hàng này sẽ tiếp tục có diễn biến tích cực từ nay tới cuối năm. Điện thoại và linh kiện Điện tử, máy tính và linh kiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Lạm phát

<b>Áp lực gia tăng từ các các mặt hàng xăng dầu, lương thực, thực phẩm</b>

<b>Chỉ số CPI tăng 2,96% YoY trong tháng 8, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 3 cho tới</b>

<b>nay, đồng thời tăng mạnh 0,88% MoM, cao nhất từ tháng 2/2022. Dù vậy, tính chung 8</b>

<b>tháng đầu năm, chỉ số CPI trung bình tăng 3,1% YoY.</b>

- Nhóm Nhà ở và vật liệu xây dựng tiếp tục tăng mạnh nhất so với cùng kỳ, 7,14% YoY do giá nguyên vật liệu, giá thuê nhà, và giá điện đã có diễn biến tăng. Xét về mức đóng góp, nhóm này tiếp tục tạo áp lực tăng lớn nhất lên chỉ số CPI, ở mức 1,34 điểm phần trăm vào mức tăng chung của chỉ số CPI.

- Ngược lại, nhóm bưu chính viễn thơng và nhóm giao thông tiếp tục giúp giảm áp lực tăng lên chỉ số CPI, khi giảm lần lượt 1,11% và 0,31% YoY. Đà giảm của nhóm giao thơng đã thu hẹp đáng kể, từ 11,98% trong tháng 6 xuống còn 0,31%.

Giá một số loại lương thực tăng trở lại và mức giảm giá xăng thu hẹp trong tháng 8 đã khiến chỉ số CPI có diễn biến tăng cao hơn so với một vài tháng trước. Giá xăng đã tăng lên mức cao nhất từ tháng 9/2022, nên có thể sẽ quay trở lại tạo áp lực tăng lên CPI, trong khi giá lúa gạo đang có diễn biến tăng mạnh, và giá thực phẩm cũng ở mặt bằng cao hơn so với cuối năm 2022. Điều này sẽ tạo ra áp lực lớn hơn với lạm phát trong các tháng cuối năm và đầu năm 2024.

Dù vậy, chỉ số lạm phát trung bình vẫn được hỗ trợ ở mặt bằng cao của chỉ số CPI cơ bản trong các tháng cuối năm 2022 và mức trung bình thấp của chỉ số CPI tổng thể trong 8 tháng đầu năm (3,1%). Với quan điểm thận trọng, khi dự báo CPI các tháng cuối năm có thể tăng trở lại lên trên 3%, chúng tôi vẫn dự báo chỉ số CPI cả năm 2023 sẽ chỉ ở khoảng 3-3,5%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu Chính phủ đặt ra (4,5%).

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Tỷ giá

<b>Áp lực tỷ giá hiện hữu nhưng kỳ vọng không kéo dài</b>

❑ So với cuối năm 2022, tính tới ngày 30/8/2023, đồng VND giảm 2,2% so với đồng USD.

❑ <b>Nhiều đồng tiền vẫn duy trì diễn biến giảm so với đồng USD trong tháng 8 này. Trong đó, đồng Yên của</b>

Nhật Bản là đồng tiền có mức mất giá lớn nhất 10,1% YTD. Ngược lại, đồng Bảng Anh vẫn đang lên giá mạnh (4,7% YTD).

❑ Lạm phát thế giới, đặc biệt là giá nhóm thực phẩm có dấu hiệu tăng trở lại, khiến lo ngại Fed phải duy trì mặt bằng lãi suất cao trong thời gian dài hơn, thậm chí có thể thực hiện thêm 1 lần tăng lãi suất từ nay tới cuối năm. Điều này đã khiến cho chỉ số DXY tiếp tục có diễn biến tăng (tăng thêm 1,74% so với cuối tháng trước và đang ở vùng đỉnh 5 tháng). Dù vậy, với việc Fed đã có kế hoạch hạ lãi suất trong năm 2024, chúng tôi cho rằng diễn biến tăng của USD sẽ chỉ có tính ngắn hạn và khơng tạo ra áp lực lớn với tỷ giá USD/VND như trong năm 2022. ❑ Chúng tôi cho rằng ưu tiên hiện tại của NHNN là hạ mặt bằng lãi suất, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng để hỗ trợ

tăng trưởng kinh tế, có phẩn ngược lại với các NHTW lớn trên thế giới, đặc biệt là Fed, nên có thể khiến đồng VND ở một số thời điểm có diễn biến giảm nhanh. Nhưng với áp lực từ đồng USD không lớn như năm 2022, chúng tôi đánh giá rủi ro với tỷ giá sẽ không mạnh như giai đoạn cuối năm ngoái. Việc giảm giá của đồng VND, theo quan điểm của chúng tơi, có thể cịn hỗ trợ cho xuất khẩu hàng hóa trong các tháng cịn lại của năm.

<b>Biến động hàng năm của đồng VND</b>

<small>Dải dao động trong năm</small>

<small>Biến động thời điểm cuối năm/hiện tại</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Lãi suất

<b>Lãi suất huy động tiếp tục giảm sâu</b>

❑ Trong tháng 8, lãi suất huy động (LSHĐ) 12 tháng (mẫu theo dõi của BVSC) trung bình đạt 6,08%, đã giảm trở lại 10 điểm cơ bản (bps) so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 92 bps so với trung bình hồi tháng 7 và giảm tới 235 bps so với cuối năm 2022. Mặt bằng lãi suất huy động hiện tại đã tiến sát xuống mức thấp trong giai đoạn đại dịch Covid-19.

❑ Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng vẫn diễn ra rất chậm. Theo thông tin từ NHNN, tới cuối tháng 7, tăng trưởng tín dụng ghi nhận ở mức 4,56%, thấp hơn mức 4,73% vào cuối tháng 6. Diễn biến này làm tăng thêm áp lực giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng tín dụng và qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong các tháng còn lại của năm. NHNN cũng đã yêu cầu các NHTM giảm thêm mặt bằng lãi suất cho vay thêm 1,5-2% trong tháng 8 vừa qua. Lãi suất huy động duy trì đà giảm kỳ vọng sẽ tạo điều kiện cho lãi suất cho vay tiếp tục giảm từ nay tới cuối năm.

❑ Dù vậy, với việc lạm phát có dấu hiệu tăng trở lại cùng rủi ro tỷ giá lớn hơn, chúng tôi cho rằng mặt bằng lãi suất thời gian tới có thể sẽ giảm chậm hơn so với các tháng vừa qua. Ngoài ra, hiện mặt bằng lãi suất điều hành và lãi suất huy động đều đã giảm gần tới mức thấp nhất trong giai đoạn đại dịch Covid-19, chúng tôi cho rằng dư địa giảm lãi suất điều hành và huy động sẽ khơng cịn lớn.

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×