Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 11 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>1. E-Learning là gì? </b>
Trong xã hội tồn cầu hóa ngày nay, học tập là việc cần được tiến hành trong suốt cuộc đời. Việc học giúp cho con người có thể tiếp cận được những tri thức và nắm bắt được những kỹ năng mới, bồi dưỡng nâng cao những kỹ năng sẵn có nhằm đáp ứng được các nhu cầu về công việc cũng như cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, khơng phải dễ dàng để có thể dành ra một khoảng thời gian theo học các lớp học truyền thống, vì điều này làm gián đoạn công việc của họ. Phương pháp đào tạo eLearning ra đời chính là nhằm mục đích giải quyết những vấn đề này.
<i>Phương pháp đào tạo eLearning (Electronic Learning) là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học </i>
tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. eLearning hướng tới việc tự học và sinh viên có thể tự bố trí giờ học của mình tại bất kỳ đâu, bất kể thời gian nào trong ngày. Sự tiến bộ của phương tiện điện tử, cơng nghệ viễn thơng như máy tính, điện thoại, TV internet,… giúp cho việc truyền đạt những kiến thức cần thiết trở nên dễ dàng, sinh động hơn thơng qua hình ảnh, âm thanh, các đoạn phim ngắn,... Các công nghệ này cũng giúp cho việc giao tiếp từ xa giữa người dạy và người học, nâng cao khả năng tự theo dõi, giám sát q trình học tập của mỗi người, từ đó đưa được ra lộ trình học tập một cách hiệu quả hơn. Sinh viên không chỉ học theo những giáo trình sẵn có mà cịn học được qua kinh nghiệm của những người thành công đã chia sẻ, giúp xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">
<b>2. Ưu điểm của phương thức đào tạo eLearning đối với người học </b>
<b>3. Phương pháp học tập trên công nghệ đào tạo trực tuyến E-HOU </b>
<b>3.1. Quá trình học tập </b>
Trước khi tham gia học tập trên hệ thống công nghệ E-HOU, sinh viên được tư vấn, hướng dẫn phương pháp học e-learning, hướng dẫn sử dụng hệ thống e-learning và chuẩn bị các thiết bị học tập. Sinh viên đăng ký kế hoạch học tập và được cấp tài khoản học tập.
Phương tiện học tập chủ yếu là máy tính kết nối mạng. Trong quá trình học tập, sinh viên được đội ngũ cán bộ của Trung tâm Đào tạo E-Learning quản lý, theo dõi quá trình học tập, hỗ trợ phương pháp học, các thủ tục hành chính, các vấn đề kỹ thuật.
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">Sinh viên học tập theo phương thức đào tạo eLearning tại Trường Đại học Mở Hà Nội, với mỗi môn học sẽ tham gia quá trình học tập gồm 4 hoạt động cơ bản sau:
a <sup>Sinh viên được học với học liệu đa dạng trên hệ thống (bài giảng điện tử, giáo trình điện </sup> tử) và giáo trình in ấn (đăng ký mua).
Sinh viên trao đổi, đặt câu hỏi với giảng viên và thảo luận với các thành viên trong lớp thông qua Diễn đàn thảo luận lớp môn hoặc tại các buổi học trực tuyến trên mạng (VClass). Mỗi lớp mơn có các bài Luyện tập (trắc nghiệm, tự luận), sinh viên cần làm bài trực tiếp trên hệ thống để nắm rõ kiến thức về môn học và tính điểm Chun cần.
Mỗi lớp mơn có các bài Kiểm tra (trắc nghiệm, tự luận), bài tập nhóm sinh viên cần hồn thành để tính điểm kiểm tra. Kết thúc mỗi mơn học có bài thi kết thúc học phần (sinh viên tập trung đến địa điểm thi làm bài thi trực tiếp).
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><b>3.2Cách đánh giá kết quả học tập: </b>
Trung tâm E-learning thực hiện đánh giá thường xuyên việc học tập của sinh viên. Kết quả học tập của sinh viên (điểm tổng kết học phần) được đánh giá qua các điểm thành phần gồm: điểm chuyên cần (10%), điểm giữa kỳ (20-30%) và điểm thi hết học phần (60-70%).
• Điểm thi kết thúc học phần được tính tùy theo u cầu của mỗi mơn học, chiếm 60% đến 70% điểm tổng kết học phần.
• Điểm chun cần được tính căn cứ vào quá trình tự học, làm bài luyện tập của sinh viên trên hệ thống.
• Điểm giữa kỳ được tính căn cứ vào kết quả làm bài kiểm tra hoặc bài tập nhóm giảng viên giao cho sinh viên cần hoàn thành trên hệ thống.
• Sinh viên khơng đủ điều kiện về chuyên cần, giữa kỳ theo qui định của từng học phần sẽ không được thi kết thúc học phần và phải học lại.
Cuối khóa học, sinh viên phải hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp và đạt từ 5 điểm trở lên.
<b>3.3. Thi kết thúc học phần</b><i> </i>
<i>➢ Thời gian thi kết thúc học phần: </i>
Sau khi kết thúc học từ 01- 02 tuần, nhà trường sẽ tổ chức kỳ thi kết thúc học phần. Trước ngày thi 01 tuần, sinh viên được thông báo lịch thi cụ thể cho từng môn và danh sách thi.
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><small>➢ </small> <i>Hình thức thi kết thúc học phần: </i>
Sinh viên làm bài thi tập trung tại các <i>địa điểm học và thi trên toàn quốc</i>.
Đối với một số học phần đặc thù của ngành Ngôn ngữ Anh, sinh viên nộp bài thi kết thúc học phần trên hệ thống.
<i>➢ Điều kiện dự thi kết thúc mơn học: </i>
• Sinh viên hồn thiện hồ sơ, có quyết định trúng tuyển
• Sinh viên hồn thành nhiệm vụ học tập theo yêu cầu trên Kế hoạch học tập lớp môn; • Nộp đầy đủ học phí, đúng thời gian quy định.
<i>➢ Kết quả thi kết thúc học phần </i>
Sinh viên được thông báo kết quả thi kết thúc học phần sau khi thi 20 ngày.
<b>3.4. Tốt nghiệp</b>
<i><b>Điều kiện xét tốt nghiệp: </b></i>
<small>• </small> Sinh viên đã được xét tuyển vào hệ đại học từ xa của Trường Đại học Mở Hà Nội và đủ thời gian đào tạo tối thiểu theo qui định;
<small>• </small> Hồ sơ đăng ký xét tốt nghiệp hợp lệ (theo thông báo của Trung tâm E-learning);
<small>• </small>Hồn thành chương trình học tập đại học theo quy định;
<small>• </small>Nộp đầy đủ học phí, lệ phí theo qui định.
Hội đồng xét tốt nghiệp của Trường Đại học Mở Hà Nội ra quyết định công nhận tốt nghiệp cho sinh viên đủ điều kiện. Kết quả xét tốt nghiệp được thông báo trên website của Trường Đại học Mở Hà Nội (http://hou/edu/vn), website của Trung tâm Đào tạo E-learning () hoặc thông qua Cố vấn học tập.
<b>3.5 Các hỗ trợ và dịch vụ dành cho sinh viên</b>
<i><b>3.5.1 Cố vấn học tập/Chủ nhiệm lớp: </b></i>
Cố vấn học tập/Chủ nhiệm lớp có nhiệm vụ:
a. Tư vấn và hướng dẫn sinh viên trong q trình học tập:
• Phổ biến các <i>quy chế, quy định </i>về đào tạo, các quy định của nhà trường liên quan đến quyền và nghĩa vụ của sinh viên;
• Tư vấn, hướng dẫn sinh viên về phương pháp học tập trực tuyến;
• Hướng dẫn sinh viên tìm hiểu <i>kế hoạch học tập </i>tồn khóa và đăng ký kế hoạch học tập; • Trả lời các câu hỏi của sinh viên liên quan đến việc học tập của sinh viên trong phạm vi
thẩm quyền; (không chỉ dẫn, giải đáp các câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức của môn học hoặc can thiệp vào nội dung chuyên môn của giảng viên).
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">b. Quản lý quá trình học tập của sinh viên:
• Quản lý q trình học tập của sinh viên trong từng kỳ học, nhắc nhở sinh viên thực hiện nhiệm vụ học tập;
• Quản lý kết quả học tập của sinh viên.
• Giải quyết các thủ tục hành chính cho sinh viên.
• Cử Ban cán sự lớp, chia nhóm, cuối mỗi kỳ học tổ chức sinh hoạt lớp, họp cán bộ lớp; hỗ trợ cho sinh viên tham gia các hoạt động của Trung tâm và nhà trường.
• Đề xuất hình thức khen thưởng, kỷ luật sinh viên với Trung tâm, Nhà trường.
<i><b>3.5.2 Học liệu và môi trường học tập trực tuyến: </b></i>
Với tài khoản học tập của mình, sinh viên được truy cập vào hệ thống học trực tuyến để tham gia học tập các môn học theo kế hoạch học tập đã đăng ký. Sinh viên được cung cấp đầy đủ các
<i><b>Học liệu cho sinh viên E-learning: </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Kế hoạch học tập, tài liệu hướng dẫn học tập môn học
Giáo trình, bài giảng phiên bản điện tử (ebook) Bài giảng đa phương tiện (Rich Media)
<i><b>Giáo trình, bài giảng phiên bản Audio </b></i>
Giáo trình, bài giảng in ấn (sinh viên đăng ký mua)
File ghi toàn bộ bài giảng trên lớp học trực tuyến VClass.
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến
<i><b> </b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><i><b>Môi trường học tập trực tuyến với: </b></i>
Lớp học trực tuyến đăng tải các nội dung học tập (học liệu), nhiệm vụ học tập
Diễn đàn trên mạng để trao đổi, thảo luận với giảng viên và các bạn trong lớp
Lớp học trực tuyến đồng bộ VClass theo lịch học
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Các hình thức hỗ trợ kỹ thuật: hệ thống H113, điện thoại, thư điện tử (email), tin nhắn
Trang web thông tin
Trang thông tin cá nhân
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10"><i><b>3.5.3 Quản lý sinh viên: </b></i>
<i>• Lớp quản lý: Hình thành từ đầu khố học cho đến cuối khoá học dưới sự quản lý của Cố vấn </i>
học tập/Chủ nhiệm lớp. Mục đích của lớp quản lý là để duy trì những sinh hoạt đồn thể, lao động, xét kết quả rèn luyện, xét kết quả rèn luyện, phổ biến những thông tin của nhà trường đến sinh viên.
<i>• Nhóm: Các lớp quản lý được chia thành các nhóm. Mục đích để các thành viên trong nhóm </i>
hỗ trợ nhau trong việc học tập, duy trì các hoạt động đồn thể, xét khen thưởng trong nhóm làm căn cứ xét khen thưởng toàn lớp, hỗ trợ nhau trong việc hoàn thành bài tập nhóm.
<i>• Lớp mơn học: Những sinh viên theo học cùng một học phần trong cùng một học phần trong </i>
cùng một khoảng thời gian, cùng một giảng viên.
<i><b>3.5.4 Cung cấp và hỗ trợ thông tin </b></i>
Từ khi đăng ký đến khi vào học, sinh viên được cung cấp, tư vấn và hỗ trợ đầy đủ thông tin liên quan đến khoá học và việc học tập.
Sinh viên được thông báo các thông tin về lớp học, nhiệm vụ học tập, về kế hoạch, lịch học tập và thi hết môn,... Sinh viên được giải đáp các thắc mắc trong vòng 72 giờ về kiến thức chuyên môn, thủ tục giáo vụ và vấn đề kỹ thuật. Sinh viên được cung cấp các công cụ để trao đổi và học tập như Diễn đàn thảo luận lớp môn, Hệ thống hỗ trợ H113, thư điện tử, tin nhắn, thông báo trên hệ thống.
<i><b>3.5.5 Hỗ trợ kỹ thuật </b></i>
Trước khi bắt đầu khoá học, sinh viên được cán bộ hỗ trợ kỹ thuật hướng dẫn: - Cách đăng nhập, sử dụng công nghệ eLearning (hướng dẫn trực tiếp trên lớp); - Chuẩn bị phương tiện học tập (máy vi tính, đường truyền, thiết bị...);
- Cách sử dụng phương tiện học tập hiệu quả.
Trong quá trình học tập, sinh viên được cán bộ hỗ trợ kỹ thuật hỗ trợ, giải đáp.
<i><b>3.5.6 Giải quyết các thủ tục hành chính </b></i>
Sinh viên đăng ký kế hoạch học tập vào đầu khoá học và trước mỗi kỳ học, nộp cho Cố vấn học tập/Chủ nhiệm lớp.
Sinh viên được giải quyết các thủ tục hành chính: chuyển lớp, chuyển ngành học, chuyển địa điểm học, đăng ký xét miễn học phần, xác nhận sinh viên, bảo lưu kết quả học tập, tiếp tục theo học, hoãn thi, đăng ký thi lại, đăng ký ngành học thứ hai, chuyển đổi phương thức học tập, đăng ký địa điểm thi kết thúc học phần … (<i>theo mẫu đơn của Trung tâm</i>) sau 01 tuần đăng ký.
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><i><b>3.5.7 Chuyển đổi phương thức học tập </b></i>
Trung tâm E-learning tiếp nhận các sinh viên học tập theo phương thức từ xa truyền thống chuyển sang học theo phương thức E-learning.
Sinh viên đang theo học phương thức E-learning nếu có nhu cầu và nguyện vọng được tạo điều kiện đăng ký chuyển đổi phương thức đào tạo từ xa truyền thống.
Thủ tục: Sinh viên làm đơn xin chuyển đổi phương thức học tập theo hướng dẫn, có xác nhận của nơi đang học, kèm theo quyết định đầu vào, bảng điểm xác nhận các môn đã học.
<b>CHÚC ANH/CHỊ HỌC TẬP TỐT! </b>
</div>