Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

PHÂN VI SINH PHÂN GIẢI LÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.29 KB, 10 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<small>Bộ môn Bảo vệ thực vật GVHD: Nguyễn Thị Hai Tiểu luận: Phân vi sinh phân giải lân </small>

<b><small>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </small></b>

<b><small>TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CƠNG NGHỆ SINH HỌC </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>Bộ mơn Bảo vệ thực vật GVHD: Nguyễn Thị Hai Tiểu luận: Phân vi sinh phân giải lân </small>

<b>MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU </b>

I./ Đặt vấn đề ... 3

II./ Tổng quan về tình hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh ... 4

<b>PHẦN II: NỘI DUNG </b> I./ Các dạng lân và sự chuyển hóa lân ... 7

II./ Phân vi sinh phân giải phosphate khó tan (phân lân vi sinh) ... 11

1./ Định nghĩa ... 11

2./ Quy trình sản xuất ... 11

2.1/ Phân lập và tuyển chọn giống vi sinh vật phân giải lân ... 11

2.2/ Nhân sinh khối, xử lí sinh khối và tạo sản phẩm ... 13

2.3./ Yêu cầu chất lượng và công tác kiểm tra chất lượng ... 15

3./ Ưu điểm và nhược điểm của phân lân vi sinh trên thị trường hiện nay .... 15

4./ Phương pháp bón phân lân vi sinh ... 19

5./ Hiệu quả của phân lân vi sinh ... 19

<b>PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ </b> I./ Kết luận ... 21

II./ Khuyến nghị ... 22

<b>Phụ lục hình màu ... 23 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>Bộ môn Bảo vệ thực vật GVHD: Nguyễn Thị Hai Tiểu luận: Phân vi sinh phân giải lân </small>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO... 25 </b>

<b>PHẦN I: MỞ ĐẦU </b>

I./ Đặt vấn đề

Trong sản xuất nơng nghiệp, phân bón đóng vai trị quan trọng quyết định cả về chất lượng và sản lượng thu hoạch. Hiện nay có rất nhiều dạng phân bón khác nhau đã được sản xuất sử dụng trong nông nghiệp như: Phân hoá học đa lượng hoặc vi lượng: Phân hữu cơ, phân sinh học, phân vi sinh.

Ngành nông nghiệp nước ta hiện nay chủ yếu sử dụng phân bón hóa học trong canh tác và sản xuất. Tuy nhiên do sử dụng không đúng cách, lạm dụng các loại phân bón và thuốc trừ sâu hóa học làm tăng dư lượng các chất hóa học gây ơ nhiễm môi trường đất, môi trường nước và ảnh hưởng đến sinh vật cũng như con người đồng thời làm đất canh tác bị bạc màu nhanh chóng.

Dưới tác động của việc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước góp phần làm diện tích đất nơng nghiệp ngày một giảm đi. Chính vì vậy để tăng năng suất, sản lượng cây trồng đồng thời phải đảm bảo môi trường phát triển bền vững là một vấn đề cấp thiết hiện nay.

Cùng với chất hữu cơ, vi sinh vật sống trong đất, nước và vùng rễ cây có ý nghĩa quan trọng trong các mối quan hệ giữa cây trồng, đất và phân bón. Hầu như mọi quá trình xảy ra trong đất đều có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của vi sinh vật (mùn hoá, khoáng hoá chất hữu cơ, phân giải, giải phóng chất dinh dưỡng vô cơ từ hợp chất khó tan hoặc tổng hợp chất dinh dưỡng từ môi trường...).

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<small>Bộ môn Bảo vệ thực vật GVHD: Nguyễn Thị Hai Tiểu luận: Phân vi sinh phân giải lân </small>

Phân bón vi sinh do Noble Hiltner sản xuất đầu tiên tại Đức (1896) và được đặt tên là Nitragin. Sau đó phát triển sang một số nước khác như ở Mỹ (1896), Canada (1905), Nga (1907), Anh (1910) và Thụy Điển (1914).

Phân đạm vi sinh, phân vi sinh hỗn hợp, phân vi sinh vật phân giải phosphate khó tan có khả năng chuyển hố các hợp chất phospho khó tan thành dễ tiêu cho cây trồng sử dụng, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông phẩm, không gây hại đến sức khoẻ của người, động thực vật và không ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.

Phân bón vi sinh dựa vào các chủng vi sinh vật sẽ phân giải các chất hữu cơ trong bùn, phế thải, rác thải, phế phẩm công nông nghiệp,…. tạo ra sinh khối, sinh khối này rất tốt cho cây cũng như cho đất, giúp cải tạo làm đất tơi xốp. Vậy phân lân vi sinh có những đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm…. như thế nào? Vai trò ra sao…Nhằm hiểu sâu hơn về vấn đề này chúng em đã tìm hiểu về phân lân vi sinh.

II./ Tổng quan về tình hình sản xuất và sử dụng phân vi sinh

Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón có một vai trò quan trọng quyết định cả về chất lượng và sản lượng thu hoạch. Trên thế giới cũng như ở nước ta đã có nhiều cơng trình nghiên cứu giúp cho nơng dân biết chọn lựa những loại phân có ích nhất và cách sử dụng phân như: bón phân vào thời điểm nào và liều lượng bao nhiêu là có hiệu quả cao nhất.

Hiện nay có rất nhiều dạng phân bón khác nhau đã được sử dụng trong nông nghiệp như: Phân hoá học dưới dạng đa lượng hoặc vi lượng, phân hữu cơ, phân sinh học, phân vi sinh.Trong những năm gần đây, ở nhiều nước trên thế giới, người ta đã tổ chức sản xuất công nghiệp một số loại phân vi sinh vật và đem bán ở thị trường trong nước. Một số loại phân vi sinh vật được bán rộng rãi

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>Bộ môn Bảo vệ thực vật GVHD: Nguyễn Thị Hai Tiểu luận: Phân vi sinh phân giải lân </small>

trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, các loại phân vi sinh vật cịn rất ít và chỉ là bộ

<b>phận nhỏ so với phân hố học trên thị trường phân bón. </b>

Ở Việt Nam, phân VSV cố định đạm cây họ đậu và phân VSV phân giải lân đã được nghiên cứu từ năm 1960 và đến năm 1987 phân Nitragin trên nền chất mang than bùn mới được hồn thiện và đến năm 1991 đã có hơn 10 đơn vị trong cả nước tập trung nghiên cứu phân vi sinh vật. Các nhà khoa học đã phân lập được nhiều chủng vi sinh vật cố định đạm và một số VSV phân giải lân.

Trên cơ sở tính năng tác dụng của các chủng loại VSV sử dụng, phân bón VSV cịn được gọi dưới các tên:

<i>- Phân VSV cố định nitơ (phân đạm vi sinh) chứa các VSV sống cộng sinh </i>

với cây bộ đậu, hội sinh trong vùng rễ cây trồng cạn hay tự do trong đất, nước có khả năng sử dụng N từ khơng khí tổng hợp thành đạm cung cấp cho đất và cây trồng.

<i>- Phân VSV phân giải hợp chất phosphate khó tan (phân lân vi sinh) sản </i>

xuất từ các VSV có khả năng chuyển hố các hợp chất phosphate khó tan thành dễ tiêu cho cây trồng sử dụng.

<i>- Phân VSV kích thích, điều hồ sinh trưởng thực vật chứa các VSV có khả </i>

năng sản sinh các hoạt chất sinh học có tác dụng điều hồ, kích thích q trình trao đổi chất của cây.

<i>- Phân VSV chức năng là sản phẩm có chứa khơng chỉ các VSV làm phân </i>

bón như cố định nitơ, phân giải lân, kích thích sinh trưởng thực vật mà cịn có các loại VSV có khả năng ức chế, tiêu diệt VSV gây bệnh cây trồng.

Phân bón vi sinh vật được sản xuất bằng cách nhân sinh khối VSV trong mơi trường và điều kiện thích hợp để đạt được một mật độ nhất định sau đó xử lý

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<small>Bộ môn Bảo vệ thực vật GVHD: Nguyễn Thị Hai Tiểu luận: Phân vi sinh phân giải lân </small>

bảo quản và đưa đi sử dụng trực tiếp hoặc phối trộn với cơ chất hữu cơ tạo sản phẩm phân hữu cơ vi sinh vật. Trong khuôn khổ các đề tài nghiên cứu thuộc chương trình cơng nghệ sinh học giai đoạn 1991-2000 Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam đã phối kết hợp cùng gần 20 cơ quan nghiên cứu, giảng dạy và công ty chuyên ngành đã xây dựng và triển khai thành cơng các qui trình sản xuất phân vi sinh vật cố định nitơ, phân vi sinh vật phân giải lân, phân vi sinh vật hỗn hợp cố định nitơ và phân giải lân. Sản phẩm phân bón VSV được các hội đồng khoa học nghiệm thu, đánh giá và công nhận là tiến bộ kỹ thuật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<small>Bộ môn Bảo vệ thực vật GVHD: Nguyễn Thị Hai Tiểu luận: Phân vi sinh phân giải lân </small>

<b>PHẦN II: NỘI DUNG </b>

I./ Các dạng lân và sự chuyển hóa lân 1./ Các dạng lân.

Lân hay phospho là một trong những yếu tố rất cần thiết cho cây trồng. Lượng lân dễ tiêu trong đất thường không đáp ứng được nhu cầu của cây nhất là những cây trồng có năng suất cao. Bón phân lân và tăng cường độ hồ tan các dạng lân khó tiêu trong đất là biện pháp quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp. Bón phân hữu cơ, xác động vật vào đất ở mức độ nhất định là biện pháp tăng hàm lượng lân cho đất.

Lân trong đất gồm 2 dạng chính: 1.1. Lân hữu cơ.

Lân hữu cơ có trong cơ thể động vật, thực vật, vi sinh vật thường gặp ở các hợp chất chủ yếu như phytin (phytin và các chất họ hàng: inositol, inositolmonophosphate, inositoltriphosphate), phospholipit, axit nucleic. Trong không bào người ta còn thấy lân vô cơ ở dạng octhophosphate làm nhiệm vụ đệm và chất dự trữ. Cây trồng, vi sinh vật không thể trực tiếp đồng hoá lân hữu cơ. Muốn đồng hoá chúng phải được chuyển hoá thành dạng muối H<sub>3</sub>PO<sub>4</sub>.

1.2. Lân vô cơ.

Lân vô cơ thường ở trong các dạng khoáng như apatit, phosphoric, phosphate sắt, phosphate nhôm... Muốn cây trồng sử dụng được phải qua chế

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<small>Bộ môn Bảo vệ thực vật GVHD: Nguyễn Thị Hai Tiểu luận: Phân vi sinh phân giải lân </small>

biến, để trở thành dạng dễ tan.

Nhờ vi sinh vật lân hữu cơ được vơ cơ hố biến thành muối của axit phosphoric. Các dạng lân này một phần được sử dụng, biến thành lân hữu cơ, một phần bị cố định dưới dạng lân khó tan như Ca<sub>3</sub>(PO<sub>2</sub>)<sub>2</sub>, FePO<sub>4</sub>, AlPO<sub>4</sub>. Những dạng khó tan này trong mơi trường có pH thích hợp, với sự tham gia của vi sinh vật sẽ chuyển hoá thành dạng dễ tan.

2./ Sự chuyển hóa lân.

Trong đất thường tồn tại các vi sinh vật có khả năng hoà tan lân. Các vi sinh vật này được các nhà khoa học đặt tên cho chúng là: HTL (hoà tan lân, tên tiếng anh PSM – phosphate solubilizing microorganisms).

2.1/ Sự chuyển hố lân vơ cơ. 2.1.1/ Vi sinh vật phân giải.

Vi khuẩn phân giải những hợp chất lân vô cơ khó tan thường gặp các

<i>giống: Pseudomonas, Alcaligenes, Achromobacter, Agrobacterium, Aerobacter, </i>

<i>Brevibacterium, Micrococcus, Flavobacterium... </i>

Bên cạnh các vi khuẩn và xạ khuẩn thì nấm cũng có tác dụng trong q

<i>trình hồ tan hợp chất lân khó tan: Penicillium, Aspergillus, Rhizopus, </i>

<i>Sclerotium. </i>

2.1.2/ Cơ chế hoà tan phospho.

Đại đa số nghiên cứu đều cho rằng sự phân giải Ca<sub>3</sub>(PO<sub>4</sub>)<sub>2</sub> có liên quan mật thiết với sự sản sinh axit trong quá trình sống của vi sinh vật. Trong đó axit cacbonic rất quan trọng. Chính H<sub>2</sub>CO<sub>3</sub> và hệ enzim phosphatase do vi sinh vật tiết ra làm cho Ca<sub>3</sub>(PO<sub>4</sub>)<sub>2</sub> phân giải.

Quá trình phân giải theo phương trình sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<small>Bộ môn Bảo vệ thực vật GVHD: Nguyễn Thị Hai Tiểu luận: Phân vi sinh phân giải lân </small>

Ca<sub>3</sub>(PO<sub>4</sub>)<sub>2 </sub> + 4CO<sub>2</sub> + 4H<sub>2</sub>O Ca(H<sub>2</sub>PO<sub>4</sub>)<sub>2 </sub> + 2Ca(HCO<sub>3</sub>)<sub>2</sub> Ngồi ra Phosphate khó tan cũng được chuyển thành dạng dễ tan dưới tác dụng của axit hữu cơ (carboxylic acids) do vi sinh vật tiết ra. Tuy nhiên mỗi loại vi sinh vật tiết ra những loại axit khác nhau và có tác dụng chuyển hóa các phosphate khác nhau.

<i>Một nghiên cứu được tiến hành trên 3 chủng Pseudomonas fluorescens </i>

(CB501, CD511 và CE509). Trên môi trường thạch, hai chủng (CB501 và CE509) có khả năng hòa tan 3 loại phosphate Ca<small>3</small>(PO<small>4</small>)<small>2</small>, AlPO<small>4</small>·H<small>2</small>O hoặc FePO<small>4</small>·2H<small>2</small>O trong khi chủng CD511 cho thấy một vùng quầng chỉ trên một tấm thạch phosphate có bổ sung sắt (Fe-P). Tuy nhiên, trong môi trường lỏng, tất cả các chủng đã có thể huy động một lượng đáng kể phốt pho (P) phụ thuộc vào từng loại phosphate. Calcium phosphate (Ca-P) hòa tan kết quả của sự kết hợp giữa độ pH và carboxylic acids. Tại pH 7, nó đã được hịa tan bởi hầu hết các axit hữu cơ. Tuy nhiên, tổng hợp các carboxylic acids là cơ chế chính tham gia trong q trình hịa tan phosphate nhơm (Al-P) và phosphate sắt (Fe-P). Cả hai đã được huy động ở pH 4 bởi citrate, malate, tartrate, và trên mức thấp hơn nhiều

<b>với gluconate và trans-aconitate. Sau đó, một thử nghiệm được tiến hành trên </b>

giống ngô Zea mays, kết quả thu được sử dụng 5 thơng số trong đó bao gồm cả năng suất và hấp thu P, kết quả cho thấy chủng CB501 là tốt nhất kết quả toàn bộ với +37%, tiếp theo chủng CE509 (+21,2%) và sau đó bởi chủng CD511 (+16,7%).

Ảnh hưởng của carboxylic acids đến sự hòa tan phosphate phụ thuộc vào độ pH. Calcium phosphate Ca-P được hòa tan ở pH trung tính (pH7 cho Ca<small>3</small>(PO<small>4</small>)<small>2</small> ) , trong khi Al-P và Fe-P sẽ được hịa tan trong điều kiện có tính axit (pH4 cho FePO<small>4</small> và AlPO<small>4</small> ). Chỉ citrate hòa tan đáng kể Ca-P, Tartrate và

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small>trans-Bộ môn Bảo vệ thực vật GVHD: Nguyễn Thị Hai Tiểu luận: Phân vi sinh phân giải lân </small>

aconitate có hiệu lực nhẹ. Vì vậy, đặc biệt là sản xuất citrate chủng rất quan trọng để cải thiện khả phosphate trong kiềm đất hoặc trong trường hợp làm màu mỡ với đá phosphate.

Trong đất, vi khuẩn nitrat hoá và vi khuẩn chuyển hoá S cũng có tác dụng quan trọng trong việc phân giải Ca<small>3</small>(PO4)<small>2</small>.

2.1.3. Điều kiện ngoại cảnh.

Độ pH: pH ảnh hưởng không nhiều đến vi sinh vật phân giải lân nhưng chúng ảnh hưởng đến quá trình phân giải lân của vi sinh vật như ví dụ ở phần trên. Nhìn chung ở pH 7,8 - 7,9 ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của hệ vi sinh vật phân giải lân.

Độ ẩm: Ở những nơi ngập nước, hàm lượng axit hữu cơ cao (do hoạt động của vi sinh vật) làm tăng q trình phân giải lân hữu cơ khó tan.

Hợp chất hữu cơ: Hàm lượng chất hữu cơ mùn hố khơng ảnh hưởng đến q trình phân giải lân. Hợp chất hữu cơ tươi làm tăng sự sinh trưởng của hệ vi sinh vật, dẫn đến tăng q trình hồ tan hợp chất lân khó tan.

Hệ rễ: Hệ rễ cây trồng kích thích sự sinh trưởng phát triển của vi sinh vật. Do đó sự phân giải hợp chất lân khó tan cũng được tăng cường.

<i>2.2/ Sự chuyển hoá lân hữu cơ. </i>

2.2.1/ Vi sinh vật phân giải.

<i>Giống Bacillus: B. megaterium, B. subtilis, B. malaberensis. </i>

<i>B. megaterium khơng những có khả năng phân giải hợp chất lân vơ cơ mà </i>

<i>cịn có khả năng phân giải hợp chất lân hữu cơ. Người ta còn dùng B. </i>

<i>megaterium làm phân vi sinh vật. </i>

</div>

×