Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

tình hình báo chí truyền thông thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.39 MB, 27 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>II. Tình hình Báo chí -Truyền thông Thành phố Hà Nội...8</b>

<b>III. Báo cáo kết quả thực tế - chính trị...10</b>

<b>1. Tịa soạn Báo Đại Đồn Kết...10</b>

<b>1.1. Lịch sử hình thành Báo Đại Đồn Kết...10</b>

<b>1.2. Tơn chỉ, mục đích của Báo Đại Đồn Kết...11</b>

<b>1.3. Kết quả thu thập trong buổi tham quan tại Báo Đại Đoàn Kết...12</b>

<b>2. Ủy ban Nhân dân xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội...16</b>

<b>2.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân cư...16</b>

<b>2.2. Tình hình các mặt vấn đề tại xã Minh Quang, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội...18</b>

<b>IV. Bài học kinh nghiệm sau chuyến đi Thực tế Chính trị...24</b>

<b>V. Sản phẩm thu hoạch sau chuyến thực tế...26</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI NÓI ĐẦU</b>

Nằm trong kế hoạch đào tạo của Học viện Báo chí & Tuyên truyền dành cho sinh viên khối nghiệp vụ, căn cứ vào tình hình thực tế, chương trình Thực tế Chính trị - Xã hội của lớp Báo in K42 tại thành phố Hà Nội diễn ra ngày 12-13/03/2024.

Đây là hoạt động dành cho sinh viên Viện Báo chí - Truyền thơng nói chung và lớp Báo in K42 nói riêng nhằm giúp sinh viên thâm nhập thực tiễn; thu thập kiến thức chính trị - xã hội, nhất là cơ cấu tổ chức và nguyên tắc vận hành của hệ thống chính trị các cấp. Đây là những kỹ năng và thông tin quan trọng, cơ bản nhất mà mỗi học sinh, sinh viên và những nhà báo, nhà truyền thông tương lai phải trang bị cho bản thân đề có thể sáng tạo ra những tác phẩm có chiều sâu; đem lại những thơng tin hữu ích cho cơng chúng.

Chương trình thực tế được tổ chức khi sinh viên đã được trang bị các kiến thức đại cương và nghiệp vụ cơ bản. Sinh viên được chủ động thu thập thông tin và sáng tạo ra tác phẩm, dự án truyền thông của riêng mình, sau đó sinh viên có cơ hội tự rút kinh nghiệm, bài học cho bản thân trong q trình tác nghiệp.

Thành phố Hà Nội là thủ đơ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam -là một trong những nơi báo chí - truyền thơng phát triển năng động nhất. Việc tìm hiểu về hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội và mơi trường báo chí - truyền thơng của thành phố này đã đem đến cho chúng em nhiều tri thức vô cùng bổ ích, thiết thực.

Được sự đồng hành, hướng dẫn sát sao trong suốt q trình diễn ra mơn học của TS. Lê Thị Nhã và ThS. Trần Minh Tuấn, qua quá trình học tập và lắng nghe chia sẻ của các khách mời, em đã tự rút ra chó mình những bài học kinh nghiệm quý giả. Dưới đây là báo cáo những thu hoạch của em trong môn học thực tế chính trị - xã hội.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Học viện Báo chí và Tun truyền, Viện Báo chí đã đưa mơn học Thực tế chính trị - xã hội vào chương trình giảng dạy và sắp xếp môn học vô cùng hiệu quả. Từ đó khiến buổi thực tế chính trị -xã hội diễn ra thành cơng và có hiệu quả hơn.

Cùng với đó là lời cảm ơn trân trọng nhất đến các cơ chú, anh chị nhà báo, phóng viên tại báo Đại Đoàn Kết và các UBND xã Minh Quang, Huyện Ba

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Vì là những người đã trực tiếp chia sẻ đến chúng em những kiến thức, kinh nghiệm và bài học.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>I. Tình hình Chính trị - Xã hội Thành phố Hà Nội </b>

Thủ đô Hà Nội, là trái tim của đất nước Việt Nam, không chỉ là điểm đến của sự hội tụ giữa chính trị, văn hóa và kinh tế mà còn là biểu tượng của một lịch sử lâu dài kéo dài hơn 1,000 năm, góp phần tạo nên một trong những trung tâm văn hóa và lịch sử quan trọng tại khu vực Đông Nam Á.

(Ảnh sưu tầm)

<b>1. Vị trí địa lý</b>

Thủ đơ Hà Nội nằm ở phía Bắc của đất nước, với tọa độ địa lý khoảng 21°1’ vĩ độ Bắc và 105°51’ kinh độ Đông. Được bao bọc bởi các tỉnh và thành phố lân cận như Hịa Bình, Bắc Giang, Hải Dương, Thái Nguyên, và Hà Nam. Hà Nội nằm bên bờ sông Hồng, một trong những con sông quan trọng nhất của Việt Nam, là một phần của lưu vực sông Hồng lớn. Sông Hồng chảy qua thành phố và chia nó thành hai phần: phía Đơng và phía Tây.

Phần lớn địa hình của Thành phố Hà Nội là đồng bằng, với đất phù sa phong phú từ sơng Hồng. Phần cịn lại của thành phố có địa hình đồi núi nhẹ, với một số đỉnh núi nhỏ và các con suối chảy qua. Các khu vực đồi núi như Ba Vì và Sóc Sơn tạo nên những cảnh quan thiên nhiên đẹp và là nơi lý tưởng cho du lịch và giải trí. Khí hậu của Hà Nội thuộc loại khí hậu nhiệt đới gió mùa, với bốn mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu và Đơng. Mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ khoảng 15 độ C vào mùa đông đến 30 độ C vào mùa hè.

Với vị trí địa lý thuận lợi, Hà Nội đã phát triển thành một trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế quan trọng của Việt Nam, đồng thời là điểm đến lịch sử và văn hóa hấp dẫn cho du khách từ khắp nơi trên thế giới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>2. Tình hình chính trị - xã hội </b>

<b>2.1. Chính trị</b>

<b>2.1.1. Tổ chức hành chính</b>

Hà Nội là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, được xếp vào đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt và cũng đồng thời là đơ thị loại đặc biệt.

Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện, gồm 1 thị xã với 579 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 383 xã, 175 phường và 21 thị trấn. Đây là thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam duy nhất có Thị xã.

<b> </b>

Tổ chức Hành chính (Ảnh sưu tầm)

<b> 2.1.2. Chính quyền</b>

Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội do người dân thành phố trực tiếp bầu nên, là cơ quan quyền lực nhà nước ở thành phố, HĐND Hà Nội nhiệm kỳ

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

2021-2026, gồm 95 đại biểu. Chủ tịch HĐND Hà Nội hiện nay là đ/c Nguyễn Ngọc Tuấn.

UBND thành phố Hà Nội là cơ quan chấp hành của HĐND và là cơ quan hành chính nhà nước ở thành phố. Chủ tịch UBND Hà Nội hiện nay là đ/c Trần Sỹ Thanh. Ngoài các sở, ban như những tỉnh khác, thuộc UBND Thành Phố Hà Nội cịn có thêm Báo Hà Nội Mới, báo Kinh tế và Đơ thị, Đài Phát Thành -Truyền Hình Hà Nội, Ban chỉ đạo 1000 năm Thăng Long, Ban quản lý Khu phố cổ,... và một số tổng công ty trên địa bàn Hà Nội.

Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội là cơ quan xét xử cấp Thành phố. Chánh án TAND Hà Nội hiện nay là đ/c Nguyễn Hữu Chính.

Về phía Đảng ủy, BCH Đảng bộ thành phố Hà Bội là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ Thành phố Hà Nội giữa hai kỳ Đại hội Đại biểu của Đảng Bộ Thành Phố. BCh Đảng bộ HÀ Nội khóa XVII nhiệm kỳ 2020-2025 gồm có 71 Đồng chí, bầu ra Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội 2020-2025 gồm 16 Ủy viên. Bí thư Thành ủy Hiện tại là đ/c Đinh Tiến Dũng.

UBMTTQVN Thành phố Hà Nội nhiệm kỳ XVII 2019-2024 được Đại hội Đại biểu MTTQVN Thành phố Hà Nội lần thứ XVII 2019-2024 bầu gồm 132 Ủy viên, Bầu ra ban thường trực UBMTTQ Thành phố gồm 12 Thành viên. Chủ tịch UBMTTQ Thành phố Hà Nội đương nhiệm là bà Nguyễn Lan Hương.

<b>2.2 Kinh tế</b>

Giai đoạn 2011-2020, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 6,83%/năm (gấp 1,15 lần mức tăng chung của cả nước). CRDP Hà Nội năm 2022 theo giá hiện hành đạt 141,8 VNĐ/người/năm đứng thứ 7 trong Danh sách các đơn vị hành chính Việt Nam theo GDP bình quân đầu người (dựa theo số dân năm 2022), xếp hạng 04 Đồng bằng sông Hồng, Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tăng từ mức 120,3 triệu đồng/người năm 2019 lên 128,2 triệu đồng/người năm 2021 (gấp 1,4 lần so với bình quân cả nước và 1,2 lần so với bình quân

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

vùng). Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều của Hà Nội giảm còn 0,16%.

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 106,0% dự tốn và có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn là 12,2%/năm.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội của thành phố năm 2021 đạt 411.261 tỷ đồng (bảng 40,8% so với tổng số vốn đầu tư toàn xã hội vùng, bằng 13,8% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội cả nước).

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi (FDI) thu hút mới khoảng 4.500 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 32,7 tỷ USD. Hết năm 2021, tổng số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội đạt khoảng 326.000 đơn vị.

<b>2.3 Xã hội2.3.1. Dân cư</b>

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, Hà Nội là đơn vị hành chính cấp tỉnh đơng dân thứ hai Việt Nam - với dân số là 8.053.663 người, trong đó 49,2% dân số (tức 3,96 triệu người) sống ở thành thị, và 50,8% dân số sống ở nông thôn (tức 4,09 triệu người). Về cơ cấu dân số, cư dân Hà Nội chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ khoảng 99%, theo sau là người Mường, người Tày và các dân tộc thiểu số khác. Mật độ dân số của Hà Nội là 2.398 người/km2, cao thứ hai trong tất cả các tỉnh, nhưng phân bố dân số không đồng đều; khoảng cách về dân số giữa quận và huyện, giữa thành thị và nơng thơn cịn lớn với xu hướng tiếp tục gia tăng.

<b>2.3.2. Y tế</b>

Năm 2010, thành phố Hà Nội có 650 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở Y tế thành phố, trong đó có 40 bệnh viện, 29 phòng khám khu vực và 575 trạm y tế. Xảy ra tình trạng nhiều bệnh viện 1 giường bệnh. Do sự phát triển không đồng đều, những bệnh viện lớn của Hà Nội chỉ tập trung trong khu vực nội ơ thành phố và ln trong tình trạng quá tải. Hệ thống bệnh viện, phòng khám tư nhân đang dần phát triển. Điều kiện chăm sóc y tế giữa nội ô và các huyện ngoại thành Hà Nội có sự chênh lệch lớn.

Tại khơng ít khu vực thuộc các huyện ngoại thành, cư dân vẫn phải sống trong điều kiện vệ sinh yếu kém, thiếu nước sạch để sinh hoạt, phải sử dụng nước ao, nước giếng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>2.3.3. Giáo dục</b>

Hà Nội là trung tâm giáo dục lớn nhất tại Việt Nam. Hà Nội có 677 trường tiểu học, 581 trường trung học cơ sở và 186 trường trung học phổ thông. Hệ thống trường THPT, Hà Nội có 40 trường cơng lập, một vài trong số đó có chất lượng giảng dạy và truyền thống lâu đời. Thành phố có 65 trường dân lập và 5 trường bán công. Hà Nội cũng là địa điểm của ba trường trung học đặc biệt, trực thuộc các trường đại học, là trường THPT chuyên ngoại ngữ, THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội. Hệ thống giáo dục của thành phố vẫn duy trì những trường bổ túc và cả các lớp học xóa mù chữ.

<b>II. Tình hình Báo chí -Truyền thông Thành phố Hà Nội</b>

Là Thủ đô của nước Việt Nam, Hà Nội được biết đến như một trung tâm truyền thông lớn của Việt Nam, với sự hiện diện đa dạng của nhiều phương tiện truyền thông như tờ báo, trang tin điện tử, đài truyền hình và đài phát thanh. Từ những tờ báo truyền thống cho đến các trang tin tức trực tuyến và các kênh truyền hình số, mỗi nguồn thơng tin mang đến phong cách riêng và độc đáo, phản ánh sự đa dạng của cộng đồng truyền thơng.

Hà Nội hiện nay có 08 cơ quan báo chỉ Thành phố: 05 báo, 02 tạp chí, 01 Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội. Cụ thể như sau:

<b>• 05 Báo in: Hà Nội mới; Kinh tế và Đô thị Phụ nữ Thủ đô; Lao động</b>

Thủ đơ; Tuổi trẻ Thủ đơ.

<b>• 02 Tạp chí: Khoa học (thuộc trường Đại học Thủ đô); Văn học và Nghệ</b>

thuật Hà Nội

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

• <b>01 Phát thanh Truyền hình</b>: Đài PT-TH Hà Nội.

Năm 2022, có <b>13 cơ quan báo chí Trung ương</b> được Thành phố Hà Nội trao thưởng theo Quyết định số 385/QĐ-UBND. Bao gồm:

<b>• Cơ quan thường trú Thơng tấn xã Việt Nam tại Hà Nội:• Tổ phóng viên thường trú tại Hà Nội, Báo Nhân Dân;</b>

<b>• Phịng Chào buổi sáng, Ban Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam;• Ban Thời sự, Đài Tiếng nói Việt Nam;</b>

<b>• Báo Điện tử Chính phủ;• Tạp chí Cộng sản; • Báo Qn đội nhân dân ;• Báo Đại biểu Nhân dân; • Báo Cơng Thương;• Báo Đầu tư </b>

<b>• Báo Điện tử Tổ quốc; </b>

<b>• Tạp chí Thơng tin và Truyền thơng• Tạp chí Kinh doanh.</b>

Một số cơ quan Báo chí tại Hà Nội (Ảnh sưu tầm)

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>III. Báo cáo kết quả thực tế - chính trị 1. Tịa soạn Báo Đại Đồn Kết</b>

<b>1.1. Lịch sử hình thành Báo Đại Đồn Kết</b>

Ngày 19/5/1941, Trung ương Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc quyết định thành lập tổ chức Mặt trận: Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) nhằm tập hợp đoàn kết

toàn dân tộc. Các tổ chức đoàn thể trong Mặt trận Việt Minh đều mang tên cứu quốc (Công nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Văn hóa cứu quốc...).

Ngày 25/1/1942, Báo Cứu Quốc, cơ quan cổ động của Mặt trận Việt Minh ra số đầu, tại làng Xuân Kỳ, nay thuộc xã Đơng Xn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Là cơ quan cổ động của Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), song Báo Cứu Quốc lại do Tổng Bí thư Trường Chinh thay mặt Đảng trực tiếp phụ trách từ năm 1942 đến năm 1944 và từ năm

1944 do đồng chí Xuân Thủy làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng với sự đùm bọc của nhân dân, của các tổ chức Đảng và Mặt trận, với tư cách là người chiến sĩ cách mạng, những người làm Báo Cứu Quốc đã

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

hoàn thành trách nhiệm lịch sử vẻ vang trong sự nghiệp giải phóng dân tộc mà mốc son chói lọi là Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Đầu năm 1964, trước yêu cầu xây dựng một tờ báo của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Báo Cứu Quốc cử Tổng Biên tập Trần Phong (tức Kỳ Phương) cùng các đồng chí Tống Đức Thắng, Thái Duy (Trần Đình Vân) vào miền Nam để xây dựng Báo Giải Phóng. Ngày 20/12/1964 Báo Giải Phóng ra số đầu tiên vào đúng dịp kỷ niệm 4 năm thàn lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960).

Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, đất nước thống nhất, đầu năm 1977, Báo Cứu Quốc và Báo Giải Phóng sáp nhập thành Báo Đại Đoàn Kết - cơ quan Trung ương của MTTQ Việt Nam. Báo Đại Đồn Kết ln phấn đấu, nỗ lực phản ánh đầy đủ, chân thực đời sống xã hội qua từng giai đoạn lịch sử; kêu gọi, tập hợp quần chúng, góp phần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc nhằm thực hiện những nhiệm vụ mà cách mạng đặt ra, đáp ứng sự tin cậy của bạn đọc trong và ngoài nước, sự tin yêu của những người làm công tác Mặt trận.

82 năm Báo Cứu Quốc Giải Phóng Đại Đoàn Kết (25/1/1942 -25/1/2024), dù dưới

nhiều tên gọi khác nhau nhưng ở giai đoạn nào, tờ báo cũng đứng ở vị trí tiên phong, khơng ngừng phát triển, xứng đáng là tiếng nói của khối đại đoàn kết toàn dân

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Một, Báo Đại Đoàn Kết thuộc cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, với cơng tác chính là cơng tác mặt trận. Vậy nên, báo có tơn chỉ, mục đích cụ thể và đặc trưng của mình.

Hai, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh chống lại những luận điểm xuyên tạc của các thế lực thù địch nhằm phục vụ nhiệm vụ xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc;

Ba, là cầu nối thông tin giữa các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài… với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tập hợp và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;

Bốn, truyền tải thơng tin, bài viết về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội đến độc giả sử dụng Internet trong và ngoài nước.

Năm, phát hiện, biểu dương các tập thể và cá nhân điển hình trong phong trào xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN và thực hiện chính sách đại đồn kết dân tộc.

<b>1.3. Kết quả thu thập trong buổi tham quan tại Báo Đại Đoàn Kết</b>

<b>1.3.1. Đa dạng trong nội dung và chuyên trang của báo</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Thành lập và đi vào hoạt động được 82 năm, Báo Đại Đoàn Kết đã có q trình phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Hai loại hình phổ

biến của Báo chính là báo in và báo mạng, trong đó báo in được coi là thế mạnh của toà soạn. Bên cạnh đó, tịa soạn đang phát triển và đưa vào vận hành hình thức podcast nhằm đa dạng hơn thể thức của mình. 18/06/2015, loại hình báo mạng điện tử được phát hành cùng với sự xuất hiện của nhiều chuyên trang, giúp bạn đọc có sự lựa chọn đa dạng so với trước đây. Một vài chuyên trang có thể nhắc đến như: Chính trị, Mặt trận, Tiếng dân, Xã hội, Pháp luật, Quốc tế, Giáo dục, … trong đó cơng tác mặt trận được xem như nịng cốt của báo.

<b>1.3.2. Xu thế phát triển của Báo Đại Đoàn Kết.</b>

</div>

×