Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

tiểu luận xây dựng đảng đề tài nội dung và phương thức lãnh đạo của đảng đối với lĩnh vực kinh tế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 32 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN</b>

<b>---TIỂU LUẬN XÂY DỰNG ĐẢNG</b>

<b>ĐỀ TÀI: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠOCỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC KINH TẾ HIỆN NAY</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>MỤC LỤC...1NỘI DUNG...4</b>

<b><small>1 . Khái lược về khái niệm và đặc điểm lãnh đạo kinh tế của Đảng</small></b> <small>4</small>

1.1 Khái niệm kinh tế...4 1.2 Đặc điểm lãnh đạo kinh tế của Đảng...4

<b><small>2. Nội dung của đảng lãnh đạo đối với kinh tế</small></b> <small>6</small>

2.1. Đảng xây dựng tư duy lý luận về kinh tế làm cơ sở xây dựng đường lối phát triển kinh tế - xã hội...6 2.2. Đảng quyết định đường lối, chính sách, chiến lược và những chủ trương lớn về kinh tế, đồng thời tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách đó...8 2.3. Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước làm tốt chức năng quản lý và tổ chức có hiệu quả nền kinh tế quốc dân ... 10 2.4. Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và nguồn nhân lực có chất lượng (lao động có tay nghề cao) cho nền kinh tế...13

<b><small>3. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với kinh tế</small></b> <small>15</small>

<b><small>4. Giải pháp tăng cướng sự lãnh đạo của Đảng đối với kinh tế 18</small></b>

<b>KẾT LUẬN...23TÀI LIỆU THAM KHẢO...24</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỞ ĐẦU</b>

Lãnh đạo phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, nhiệm vụ chủ yếu của đảng cầm quyền trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Hoạt động kinh tế ở các quốc gia luôn giữ vai trị to lớn, có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Phát triển kinh tế theo hướng bền vững, tạo cơ sở vật chất vững chắc để ổn định xã hội luôn là nhiệm vụ trọng tâm của các Đảng cầm quyền, đồng thời là mối tâm thường xuyên của tất cả các lực lượng xã hội, các giai cấp và các tầng lớp nhân dân. Kinh tế phát triển chậm, đời sống nhân dân khó khăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín chính trị của đảng cầm quyền và sẽ quyết định lá phiếu tín nhiệm của nhân dân dành cho đảng cầm quyền. Vì vậy, các chính sách kinh tế ln giữ vị trí trung tâm trong số các chính sách của các chính đảng cầm quyền.

Cuộc cạnh tranh gay gắt do các nước phát động nhằm khẳng định tính ưu việt và sức mạnh của hệ thống chính trị - xã hội mà nước đó theo đuổi, thể hiện ở sự phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học và cơng nghệ của đất nước. V.I.Lênin đã từng chỉ ra rằng, xét đền cùng, một hệ thống chính trị này đánh bại một hệ thống chính trị khác bởi vì hệ thống chính trị này đã đưa ra một phương thức sản xuất hiệu quả hơn. Ngày nay, không chỉ là sự cạnh tranh phát triển giữa các nước có hệ tư tưởng khác nhau, mà còn là sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước “anh em” có cùng hệ tư tưởng phát triển. Thắng lợi quan trọng nhất thể hiện tính ưu việt của dân tộc là thắng lợi của cạnh tranh kinh tế. Đất nước có nền kinh tế mạnh, phát triển bền vững, từng bước bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội thì đất nước đó có nền quốc phịng, an ninh vững chắc, có bản lĩnh văn hóa phong phú.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Tuy nhiên trong bối cảnh Đảng ta tích cực nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các thế lực thù địch, phản động tăng cường cơng kích, xun tạc, phủ nhận quan điểm, đừng lối, chính sách trong các Văn kiện Đại hội XIII của Đảng ta. Chúng rêu rao, tuyên truyền luận điệu cho rằng đường lối, chính sách phát triển kinh tế trong Văn kiện Đại hội là chủ quan, duy ý chí, phi thực tế, thiếu nguồn lực,… Từ đó quy chụp cho rằng đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng ta trước đây và hiện nay là sai lầm, phi thực tế nhằm làm giảm uy tín của Đảng, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đất nức ta trong bối cảnh hiện nay.

Đề tài “Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề kinh tế hiện nay” mang tính cấp thiết giúp nâng cao nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của vấn đề kinh tế trong bối cảnh tồn cầu hóa, hội nhập hóa hiện nay; đồng thời góp phần củng cố niềm tin của sinh viên về sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước trong các lĩnh vực đời sống xã hội nói chung và kinh tế nói riêng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>NỘI DUNG</b>

<b>1 . Khái lược về khái niệm và đặc điểm lãnh đạo kinhtế của Đảng</b>

<b>1.1 Khái niệm kinh tế</b>

Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất ngày càng cao của con người trong một xã hội nhất định.

Kinh tế gồm của cải vật chất, nguồn thu nhập, nhân lực, việc làm và thất nghiệp, giàu - nghèo, phúc lợi, điều kiện sống, môi trường và môi sinh, tiết kiệm và lãng phí cũng như các hoạt động xã hội nhằm thu và sử dụng của cải cho việc tạo ra hạnh phúc và sức khỏe của con người, sự ổn định và phát triển bền vững của các quốc gia.

<b>1.2 Đặc điểm lãnh đạo kinh tế của Đảng</b>

Một là, Đảng lãnh đạo kinh tế chịu sự tác động của những đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Lãnh đạo kinh tế là một trong những lĩnh vực lãnh đạo trọng yếu của Đảng. Đây là lĩnh vực hoạt động đa dạng, phức tạp, quan hệ đến tất cả các mặt của đời sống xã hội. Mỗi một thay đổi nhỏ trong đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước đều có thể có những tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ thể kinh tế và cuộc sống

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

của người dân. Thực tiễn lãnh đạo kinh tế của Đảng ta cho thấy, do hoạt động kinh tế ln có quan hệ mật thiết đến toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội nên lãnh đạo kinh tế của Đảng luôn chịu những tác động của các đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị... của đất nước. Để bảo đảm lãnh đạo kinh tế thắng lợi, việc xác định nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng phải tính tới sự chi phối của các đặc điểm nói trên.

Hai là, tính chất phức tạp và đa dạng trong lãnh đạo nền kinh tế đất nước. Nền kinh tế và hoạt động kinh tế nói chung chịu sự tác động nhiều chiều, nhiều nhân tố khác nhau, rất khó nắm bắt. Có những nhân tố chủ quan, ở bên trong đất nước, thuộc tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên con người Việt Nam, nằm trong phạm vi lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có khơng ít những nhân tố khách quan không thể nắm bắt và kiểm sốt được, nằm ngồi khả năng của chúng ta như: các tác động kinh tế, chính trị thế giới; thiêm tai, dịch bệnh; sự chống phá của các thế lực thù địch ... Mặt khác, xây dựng kinh tế là nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp, nền kinh tế luôn vận động thông qua rất nhiều quy luật kinh tế khách quan đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải có tri thức khoa học và kinh nghiệm phong phú. Phát triển kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa tất yếu có sự tham gia hoạt động của nhiều thành phần kinh tế khác nhau, từ đó tạo ra tính đa dạng, phức tạp cho nhiệm vụ lãnh đạo kinh tế. Mỗi thành phần kinh tế có chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm sở hữu và lợi ích khác nhau, vì thế sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước phải nhằm thỏa mãn những yêu cầu cơ bản của tất cả các thành phần kinh tế là rất khó khăn và phức tạp.

Ba là, Đảng thực hiện sự lãnh đạo kinh tế chủ yếu thông qua Nhà nước. Đây là đặc điểm nối bật của Đảng. Khi lãnh đạo cách mạng giành được chính quyền về tay nhân dân, trở thành Đảng cầm quyền, Đảng không trực tiếp thực hành việc tổ chức, quản lý, điều hành nền kinh tế mà lãnh đạo thông qua các tổ chức của hệ thống chính trị, đặc biệt là thơng qua bộ máy nhà nước. Nhà nước với chức năng là cơ quan quản lý, tổ chức, điều hành nền kinh tế, Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng thành luật pháp và chính sách của Nhà nước. Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực kinh tế là thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng thông qua Nhà nước.

<b>2. Nội dung của đảng lãnh đạo đối với kinh tế2.1. Đảng xây dựng tư duy lý luận về kinh tế làmcơ sở xây dựng đường lối phát triển kinh tế - xã hội.</b>

Để lãnh đạo cách mạng nói chung, lãnh đạo kinh tế nói riêng, trước hết Đảng phải có tư duy lý luận đúng đắn, đủ sức thuyết phục trong nội bộ Đảng và sau đó thuyết phục quần chúng nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Có tư duy lý luận đúng mới có cơ sở để xây dựng đường lối, chính sách đúng. Tại Đại hội lần thứ VI, Đảng ta xác định: “Đảng phải đổi mới nhiều Để lãnh đạo cách mạng nói chung,

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

lãnh đạo kinh tế nói riêng, trước hết Đảng phải có tư duy lý luận đúng đắn, đủ sức thuyết phục trong nội bộ Đảng và sau đó thuyết phục quần chúng nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Có tư duy lý luận đúng mới có cơ sơ để xây dựng đường lối, chính sách đúng, Tại Đại hội lần thứ VI, Đảng ta xác định: “Đảng phải đổi mới nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế"!. Do đó với vai trò lãnh đạo kinh tế của Đảng cầm quyền, nội dung lãnh đạo đầu tiên của Đảng phải là xây dựng tự duy lý luận về kinh tế của thời kỳ đổi mới. Trải qua hơn 30 năm đổi mới toàn diện sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng ta đã tổng kết được những bài học kinh nghiệm có giá trị trên tất cả các lĩnh vực, qua đó hình thành lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Có làm rõ được lý luận về mơ hình kinh tế và thể chế kinh tế, Đảng ta mới có cơ sở để định ra chủ trương, đường lối, nhiệm vụ kinh tế - xã hội đúng đắn và chỉ đạo, điều hành nền kinh tế vận hành tuân thủ quy luật khách quan.

Kể từ năm 1986, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, về cơ bản đã hội đủ các yếu tố của nền kinh tế thị trường hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế. Khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2001 rằng “Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

chủ nghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Cùng với việc xác định rõ mô hình kinh tế, Đảng ta cũng khẳng định bước đầu xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế đó. Tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, vấn đề hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng : hội chủ nghĩa được xem xét, quyết định rõ hơn nữa. Tại Hội nghị này, Đảng ta đã đưa ra khái niệm và chỉ rõ nội hàm của khái niệm về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội ch nghĩa, thế hiện trên những quan hệ cơ bản sau:

Một là, hoàn thiện các hình thức và lĩnh vực sở hữu. Qua hệ sở hữu trong lĩnh vực ruộng đất là lĩnh vực quan hệ sở hi quan trọng trong các nền kinh tế. Đảng ta khẳng định: Đất 4 thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện quyền sở hữu; x định rõ trong thời kỳ quá độ còn tồn tại nhiều thành phần kinh với các loại hình sở hữu khác nhau, trong đó thành phần kinh nhà nước giữ vai trị chủ đạo.

Hai là, hồn thiện quan hệ phân phối. Đảng ta cho rằng, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế cịn tồn tại nhiều hình thức phân phối khác nhau: phân phối theo lao động; phân phối theo hiệu quả của sản xuất kinh doanh; phân phối theo quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng, miền; phân phối qua phúc lợi xã hội..., trong đó phân phối theo lao động là hình thức phân phối chủ yếu, các hình thức phân phối này còn tồn tại lâu dài.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Ba là, xây dựng đủ, đồng bộ và hoàn thiện các loại thị trường. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần đến rất nhiều loại thị trường và vận hành tốt các loại thị trường đó nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế. Đó là các loại thị trường: hàng hóa tiêu dùng; hàng hóa phục vụ sản xuất (vật tư, nguyên, nhiên liệu); lao động; công nghệ; tài chính, tiền tệ; bất động sản; dịch vụ; đầu tư, v.v..

Bốn là, nâng cao tính hiệu quả của các thành phần kinh tế. Tính hiệu quả là quy luật cơ bản của kinh tế học. Sản xuất không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp là tự đào thải mình trong nền kinh tế. Vấn đề tính hiệu quả trong nền kinh tế nói chung, trong các tập đồn kinh tế thuộc sở hữu nhà nước nói riêng đang là vấn để nóng hiện nay, khi mà tình trạng nợ xấu của thành phần kinh tế nhà nước đứng hàng cao nhất hiện nay.

Năm là, hồn thiện các chính sách của Nhà nước đối với nền. kinh tế. Để lãnh đạo kinh tế, Đảng chủ yếu lãnh đạo bằng và thông qua Nhà nước. Nhà nước tác động nhằm điều tiết các cân đối vĩ mô của nền kinh tế chủ yếu bằng các chính sách, trong đó có các chính sách như: tài khóa, tiền tệ, đầu tư, kinh tế đối ngoại, đất đai...

Sáu là, xác định địa vị chính trị của Đảng cầm quyền trong nền kinh tế. Đảng là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị và xã hội, do đó đương nhiên Đảng lãnh đạo tất cả các thành phần kinh tế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Bảy là, mục tiêu của nền kinh tế là tăng trưởng bền vững gắn với tiến bộ và cơng bằng xã hội. Tồn bộ việc hoàn thiện thể chế phải hướng vào mục tiêu đó của nền kinh tế.

<b>2.2. Đảng quyết định đường lối, chính sách, chiếnlược và những chủ trương lớn về kinh tế, đồng thời tổchức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách đó</b>

Sự phát triển kinh tế của mỗi nước có nhiều con đường và khả năng khác nhau, các đảng cầm quyền phải có đường lối, chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện của nước mình. Đường lối và chiến lược kinh tế của Đảng ta được hình thành trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn cách mạng Việt Nam, tiếp thu tinh hoa trí tuệ và kinh nghiệm quý báu của nhiều nước phát triển đi trước. Tại Đại hội lần thứ VI, Đảng ta xác định: “nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo"': Trên cơ sở nhiệm vụ, mục tiêu, chiến lược đó, Đảng ta đề ra ba chương trình kinh tế lớn là sản xuất lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, xem đó là mũi nhọn phát triển kinh tế trong thời kỳ mới. Đến Đại hội lần thứ VII, Đảng ta bổ sung vào mục tiêu tổng quát nói trên nội dung “đến năm 2000 là: ra khỏi khủng hoảng... phần đâu vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển".

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Tại Đại hội lần thứ VIII (6-1996), Đảng ta khẳng định, nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và thực hiện chiến lược “đấy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" với mục tiêu, trong vòng từ năm 1996 đến năm 2020 “xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Đến năm 2001, tại Đại hội lần thứ IX, Đảng ta xác định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010) nhằm “đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển... đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại". Đến Đại hội lần thứ X (2006), Đảng ta bố sung thêm vào chiến lược nói trên chữ "sớm", trong "sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển...". Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược kinh tế - xã hội 2011-2020 (thông qua tại Đại hội lần thứ XI), Đảng ta xác định: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị -xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững ;"

vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau". Đến đại hội XII, Đảng lại xác định mục tiêu là “ Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn 5 năm trước. Đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh,...Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại".

So với Đại hội XII, Đại hội XIII bổ sung "năng lực cầm quyền" vào nội dung "nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng"; bổ sung "hệ thống chính trị", " tồn diện", "tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa"; xác định "đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Mục tiêu cụ thể là :Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất đất nước: Là nước đang phát triển, có cơng nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có cơng nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Việc xác định mục tiêu như trên theo cách tiếp cận mới: Trình độ phát triển, trình độ cơng nghiệp và thu nhập bình qn đầu người. Đây là tổng hợp cách tiếp cận của Đảng ta trong 35 năm đổi mới và phù hợp với cách tiếp cận của thế giới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>2.3. Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước làm tốtchức năng quản lý và tổ chức có hiệu quả nền kinh tếquốc dân</b>

Một là, Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách, chiến lược kinh tế - xã hội của Đảng thành luật pháp, chính sách, sắc lệnh, nghị định... và kế hoạch của Nhà nước để toàn dân thực hiện. Đồng thời, Đảng lãnh đạo xây dựng, kiện toàn bộ máy nhà nước; tổ chức và phối hợp hoạt động của các cơ quan nhà nước, bảo đảm sự vận hành thông suốt của bộ máy đó.

Hai là, Đảng lãnh đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có đủ năng lực thực hiện chức năng quản lý và tổ chức xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bộ máy nhà nước trước thời kỳ đổi mới được tổ chức tương thích với nền kinh tế quản lý tập trung, kế hoạch hóa cao độ. Trong nền kinh tế đó, bộ máy nhà nước từ Trung ương đến các địa phương vừa là chủ thể quản lý nền kinh tế theo pháp luật, vừa là người điều hành sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Vì vậy, cơ chế cấp phát vốn, tài nguyên phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế, tử phía người có quyền cấp phát đối với người xin cấp (cơ chế xin -cho) là cơ chế đương nhiên và cần thiết để vận hành nền kinh tế ấy.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, những nguyên tắc, quy luật vận hành của kinh tế thị trường đỏi hỏi việc tổ chức và vận hành bộ máy quản lý nhà

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

nước phải theo hướng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhà nước phải là người tạo ra mơi trường chính trị, pháp lý, văn hóa - xã hội dân chủ, bình đẳng cho các thành phần kinh tế cạnh tranh phát triển. Nhà nước thực hiện vai trò “người trọng tài", người tổ chức quy hoạch, kế hoạch tổng thể cho nền kinh tế. Trong nền kinh tế này, Nhà nước tác động vào các hoạt động kinh tế chủ yếu thơng qua các chính sách, cơng cụ điều tiết vĩ mơ. Từ địi hỏi khách quan đó, Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước đủ năng lực làm tốt chức năng quản lý, chức năng lập quy hoạch, kế hoạch mang tầm chiến lược. Một trong những mâu thuẫn đang làm hạn chế sự phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay là nền kinh tế đã chuyển mạnh theo hướng thị trường, nhưng xây dựng bộ máy nhà nước theo hướng pháp quyền xã hội chủ nghĩa còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp và kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp" dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng Cộng sản cầm quyền.

Ba là, Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý và tổ chức xây dựng kinh tế.

Đối với cơ quan lập pháp, Đảng lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thông qua các bộ luật đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đảng cho chủ trương và định

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

hướng việc xây dựng các bộ luật theo đúng quan điểm của Đảng, tuy nhiên Đảng không can thiệp vào trình tự và thẩm quyền ban hành luật của các cơ quan nhà nước. Đảng lãnh đạo các cơ quan nhà nước xây dựng và ban hành luật theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật. Làm rõ vai trò chủ sở hữu thành phần kinh tế nhà nước của các cơ quan nhà nước, với vai trò quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phải tách bạch vai trò của chủ sở hữu với vai trò của hội đồng quản trị và vai trò của giám đốc điều hành doảnh nghiệp. Trong các thành phần kinh tế tư nhân, vai trò của hội đồng quản trị đồng nhất với vai trò của chủ sở hữu, nhưng trong thành phần kinh tế nhà nước, hội đồng quản trị chưa đủ điều kiện đại diện chủ sở hữu tài sản doanh nghiệp. Đây là vấn đề cần tách bạch rõ để trao trách nhiệm quản lý tài sản cơng, chống thất thốt, lãng phí.

Đối với các cơ quan hành pháp từ Trung ương đến cơ sở, Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thông các cơ quan này trong sạch, vững mạnh theo hướng làm tốt chức năng: chấp hành, soạn thảo dự án luật, quản lý đất nước bằng luật pháp. Thực hiện vai trò quản lý và tổ chức xây dựng nền kinh tế quốc dân. Tiến hành cải cách toàn diện nền hành chính quốc gia, bao gồm cải cách bộ máy, cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hoạt động trong bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy cơng chức hoạt động trong bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy hành chính nói riêng có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu xây dựng kinh tế trong thời kỳ mới.

</div>

×