Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

đề tài vấn đề bảo lưu kết quả học tập của sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.71 MB, 31 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA XÃ HỘI HỌC VÀ PHÁT TRIỀN

BÀI TẬP KHẢO SÁT XÃ HỘI HỌC NHÓM 1

<b>Đề tài: Vấn đề bảo lưu kết quả học tập </b>

<i>của sinh viên hiện nay</i>

Lớp tín chỉ: XH01001_K42.3

Giảng viên hướng dẫn: ĐỖ ĐỨC LONG

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

<small>Xã hội học đại cương – Vấn đề bảo lưu kết quả học</small>

<small>tập của sinh viên hiện nay</small> <sup>VINA LEGAL</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

……… ……… ………

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

LỜI CẢM ƠN

<i>Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Đỗ Đức Long – người đãtrực tiếp giảng dạy và truyền đạt những kiến thức bổ ích cho chúng em.</i>

<i>Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện bài tập sẽ khơng tránh khỏi những thiếusót về kiến thức, cách diễn đạt, lỗi trình bày, kính mong thầy thơng cảm và đưa ra nhậnxét để chúng em sửa đổi và hoàn thiện hơn trong các bài tập tiếp theo. </i>

<i>Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy! </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>A. Lý do lựa chọn đề tài...5</b>

I. Tính cấp thiết của đề tài...5

II. Đối tượng, phạm vi, mục đích, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa khoa học và thực tiễn...6

<b>B. Nội dung nghiên cứu...6</b>

I. Lý luận cơ bản...6

II. Khảo sát thực tiễn...7

<b>PHẦN A: THÔNG TIN TỔNG QUÁT...7</b>

<b>PHẦN B: MỨC ĐỘ QUAN TÂM VỀ VẤN ĐỀ BẢO LƯU HỌC TẬP...8</b>

<b>PHẦN C: ĐÁNH GIÁ...22</b>

<b>C. Kết quả nghiên cứu và giải pháp...25</b>

I. Kết quả nghiên cứu...25

II. Đề xuất giải pháp...25

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>A. Lý do lựa chọn đề tài</b>

I. Tính cấp thiết của đề tài

Bảo lưu kết quả học tập học tập đã và đang là một xu hướng của sinh viên nói chung và sinh viên Học viện Báo chí và Tun truyền nói riêng. Đây là chính sách quan trọng trong việc quản lý và hỗ trợ sinh viên gặp khó khăn trong học tập và cuộc sống ở các trường đại học hoặc sinh viên muốn dành thời gian ôn thi vào các trường đại học khác trong năm học tiếp theo. Chính sách này được áp dụng rộng rãi nhưng vẫn còn khá mới lạ với các bạn sinh viên. Quy định về bảo lưu kết quả học tập của sinh viên đại học và cao đẳng hệ chính quy được cụ thể hóa và áp dụng thống nhất từ năm 2007. Xu hướng bảo lưu kết quả học tập không quá phổ biến ở cấp trung học nên sẽ còn nhiều thắc mắc đối với các tân sinh viên nói riêng và sinh viên trong Học viện nói chung.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tỷ lệ sinh viên bảo lưu kết quả học tập trong năm học 2022-2023 khoảng 10%. Đây là tỷ lệ tương đối cao, cho thấy tình trạng sinh viên bảo lưu kết quả học tập đang ngày càng phổ biến. Trong giai đoạn hiện nay, “bảo lưu” đang dần trở thành cụm từ được nhiều sinh viên tìm kiếm và lựa chọn. Bên cạnh những bạn có những hiểu biết nhất định và chắc chắn vào lựa chọn của mình thì có khơng ít người vẫn cịn mơ hồ về bảo lưu việc học. Việc thiếu hiểu biết đó có thể dẫn tới những rủi ro khơng đáng có trong q trình sinh viên bảo lưu kết quả học tập như lãng phí thời gian, bỏ lỡ nhiều cơ hội…

Ngồi ra, tình trạng bảo lưu khá phổ biến nhưng hiện nay chưa có tài liệu nào nghiên cứu 1 cách khoa học, thấu đáo nên việc sinh viên tìm hiểu chỉ mang tính tự phát, nhỏ lẻ. Vì vậy, chúng em muốn đem đến cái nhìn tồn diện, đúng đắn hơn cho những sinh viên đang và sẽ có ý định bảo lưu. Giúp các bạn trẻ lựa chọn được hướng đi phù hợp hơn trong hành trình sắp tới.

Dự án là sự quan tâm của chúng em đến vấn đề giáo dục đại học, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ sinh viên. Chúng em muốn đóng góp cho sự phát triển của giáo dục

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

đại học Việt Nam. Việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp chúng em nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về các quy định, thủ tục, tác động của việc bảo lưu kết quả học tập; xác định các nguyên nhân khiến sinh viên bảo lưu kết quả học tập; đánh giá tác động của bảo lưu kết quả học tập đến sinh viên; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách bảo lưu kết quả học tập. Ngoài ra, nghiên cứu về bảo lưu kết quả học tập có ý nghĩa thực tiễn và ứng dụng cao. Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng để nâng cao hiệu quả của chính sách bảo lưu kết quả học tập, giúp sinh viên hiểu rõ hơn và có sự lựa chọn đúng đắn về chính sách này, góp phần thúc đẩy tính linh hoạt trong giáo dục đại học.

II. Đối tượng, phạm vi, mục đích, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2. Mục đích nghiên cứu

- Nhằm cung cấp, đánh giá cái nhìn tồn diện về vấn đề bảo lưu của sinh viên và các quan điểm liên quan đến vấn đề này

- Xác định được nguyên nhân và các yếu tố dẫn tới việc bảo lưu, từ đó đưa ra đánh giá về tác động của bảo lưu đối với cuộc sống của các bạn sinh viên

- Đề xuất giải pháp và chính sách phù hợp nhằm hạn chế tình trạng sinh viên bảo lưu, đồng thời giúp sinh viên sớm quay trở lại trường học và hoàn thành chương trình đào tạo

- Tạo ra sự nhận thức và hiểu biết về vấn đề bảo lưu, cung cấp thơng tin hữu ích cho cộng đồng giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo

3. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp Anket - Lập bảng khảo sát thực tế qua Google Form

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>B. Nội dung nghiên cứu</b>

I. Lý luận cơ bản 1. Khái niệm:

- Bảo lưu được hiểu là việc xác nhận kết quả học tập cùng với số học phần mà sinh viên đã tích lũy trong một kỳ học và đồng ý cho sinh viên tạm gác lại việc học trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khi quay lại trường học sau thời gian bảo lưu, sinh viên có thể đi học lại bình thường cùng khóa học dưới.

2. Thủ tục và quy định

- Theo Khoản 5 Điều 2 quy định về thời gian tối đa để hồn thành khóa học: Thời gian tối đa để hồn thành khóa học đối với sinh viên học hệ chính quy là khơng được phép vượt quá 2 lần so với thời gian đào tạo chuẩn theo từng khóa đối với mỗi ngành nghề đào tạo khác nhau. - Đối với sinh viên liên thơng: thời gian học tối đa được tính trên cơ sở thời

gian đào tạo chuẩn tồn khóa giảm tương ứng với khối lượng tín chỉ được miễn trừ.

- Khoản 4 Điều 15 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về thủ tục bảo lưu kết quả sẽ do quy chế của cơ sở đào tạo quy định. Thông thường, các giấy tờ cần thiết sẽ bao gồm:

Đơn xin nghỉ học tạm thời.

Giấy tờ chứng minh đã hồn thành việc đóng học phí tại các kỳ học trong trường.

Giấy tờ chứng minh các lý do đã nêu để xin nghỉ học tạm thời và thực hiện bảo lưu kết quả học tập.

II. Khảo sát thực tiễn

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>PHẦN A: THÔNG TIN TỔNG QUÁT</b>

Sau 2 ngày thực hiện khảo sát đối với sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền, chúng em đã thu được tổng cộng 57 câu trả lời, trong đó có cả nam và nữ, thuộc các nhóm độ tuổi khác nhau từ 18-25 tuổi và nằm rải rác ở các lớp thuộc các khóa trong trường.

<b>PHẦN B: MỨC ĐỘ QUAN TÂM VỀ VẤN ĐỀ BẢO LƯU HỌC TẬP</b>

Dựa vào biểu đồ trên, ta thấy được đa số sinh viên (98,2%) hiểu bảo lưu học tập là việc tạm dừng việc học trong một thời gian nhất định. Chỉ có 1,8% sinh viên hiểu bảo lưu học tập là việc nghỉ học hoàn toàn. Kết quả khảo sát cho thấy đa số sinh viên hiểu đúng về khái niệm bảo lưu học tập. Bảo lưu học tập là việc tạm dừng việc học trong một thời gian nhất định, nhưng vẫn được giữ kết quả học tập đã đạt được. Đây là một

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

quyền lợi của sinh viên để họ có thể tạm dừng việc học tập khi gặp khó khăn hoặc có nhu cầu.

Đa số sinh viên cho rằng sinh viên có thể được bảo lưu học tập trong các trường hợp sau: Vì các lý do cá nhân, nhưng cả nhận đó đã phải học tập ít nhất 1 học kỳ hoặc 1 năm học; phải nghỉ để đảm bảo các vấn đề về sức khỏe có giấy chứng nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền; được cơ quan có thẩm quyền điều động hoặc tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, thể dục thể thao hoặc các nhiệm vụ khác theo quy định

<b>của pháp luật. Theo khảo sát, trường hợp phổ biến nhất được “Bảo lưu” là vì các lý docá nhân, nhưng cả nhận đó đã phải học tập ít nhất 1 học kỳ hoặc 1 năm học. Số</b>

lượng sinh viên đồng ý với trường hợp này là 50 (87,7%). Đây là trường hợp được bảo lưu học tập theo nhu cầu của sinh viên. Sinh viên có thể được bảo lưu học tập trong trường hợp vì các lý do cá nhân, nhưng cá nhân đó đã phải học tập ít nhất 1 học kỳ hoặc 1 năm học. Có nhiều nguyên nhân khiến sinh viên cần tạm dừng việc học tập, liên quan đến các vấn đề như: sức khỏe, gia đình, cơng việc, các lý do cá nhân khác,... Số lượng

<b>sinh viên đồng ý với trường hợp phải nghỉ để đảm bảo các vấn đề về sức khỏe cógiấy chứng nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền là 43 (75,4%). Đây là trường hợp</b>

được bảo lưu học tập để đảm bảo sức khỏe cho sinh viên. Sinh viên có thể được bảo lưu học tập trong trường hợp phải nghỉ để đảm bảo các vấn đề về sức khỏe có giấy chứng nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền. Trong thời gian học tập, sinh viên có thể mắc các bệnh lý mạn tính hoặc bệnh cấp tính cần thời gian nghỉ ngơi, điều trị hoặc sinh viên có thể gặp tai nạn, chấn thương dẫn đến mất khả năng học tập trong thời gian nhất định. Ngoài ra, sinh viên có thể gặp các vấn đề về tâm lý, chẳng hạn như trầm cảm, lo âu,

<b>stress, dẫn đến khó khăn trong việc học tập. Trường hợp bảo lưu khi được cơ quancó thẩm quyền điều động hoặc tham gia lưu lượng vũ trang và được cơ quan cóthẩm quyền điều động hoặc tham gia các giải thi đấu quốc tế như olympic, họcsinh giỏi,... có số lượng sinh viên đồng ý lần lượt là 38 (68,7% ) và 36 (63,2%). Sinh</b>

viên có thể được bảo lưu học tập trong trường hợp được cơ quan nhà nước, tổ chức

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp điều động hoặc tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, thể dục thể thao hoặc các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.Trong trường hợp này, sinh viên sẽ được bảo lưu học tập trong thời gian tham gia các hoạt động này. Thời gian bảo lưu học tập sẽ được xác định dựa trên thời gian thực tế sinh viên tham gia các hoạt

<b>động này. Trường hợp sinh viên bảo lưu do không muốn tham gia học nữa cần suynghĩ lại có số lượng sinh viên đồng ý là 31(54,4%) .Có nhiều lý do khiến sinh viên có</b>

thể cảm thấy khơng muốn tham gia học nữa, chẳng hạn như: Khơng tìm thấy niềm hứng thú trong việc học, khơng theo kịp chương trình học, chọn sai ngành, có những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.

Hầu hết sinh viên đều nắm rõ về các thủ tục cũng như quy định cần thiết cho việc bảo lưu. Vì vậy qua khảo sát, hai thủ tục bắt buộc của việc bảo lưu là liên hệ với trường học hoặc tổ chức giáo dục hay làm đơn xin bảo lưu học tập được sinh viên chọn nhiều nhất với 78,9%.. Chúng ta có thể nhận thấy rằng hầu hết sinh viên đều nắm rõ về các thủ tục cũng như quy định cần thiết cho việc bảo lưu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Phần trăm sinh viên quan tâm đến vấn đề bảo lưu kết quả học tập đạt mức cao nhất là 22,8% ở mức độ 2 và 3. Một số khác các bạn trẻ không quan tâm hoặc chưa biết chính sách bảo lưu này chiếm tỉ lệ lần lượt là 8,8% và 7% ở mức độ 1,2.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Với 63,2%, đa số sinh viên không có ý định bảo lưu do đã được định hướng nghề nghiệp rõ ràng và kiên định với lựa chọn của bản thân. Sinh viên có ý định bảo lưu cũng chiếm một phần đáng kể (29,8%). Ngoài ra, sinh viên đã/đang bảo lưu chiếm 7%.

1. Câu hỏi dành cho sinh viên đã hoặc đang trong quá trình bảo lưu học tập

chuyên ngành khác là lý do phổ biến nhất, với 75% số người được hỏi lựa chọn. Lý do này có thể là do sinh viên muốn thay đổi chuyên ngành, hoặc muốn học thêm một chuyên ngành khác để nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình. Kiếm thêm thu nhập để tiếp tục việc học vào các kỳ sau được lựa chọn chiếm 50% số người được hỏi lựa chọn. Lý do này có thể là do sinh viên gặp khó khăn về tài chính, hoặc muốn tiết kiệm tiền để trang trải chi phí học tập trong các kỳ sau. Tìm hiểu 1 cơng việc mới, dự định riêng cũng được lựa chọn chiếm tới 50% số người được hỏi lựa chọn. Lý do này có thể là do sinh viên muốn thử sức với công việc thực tế, hoặc muốn dành thời gian để thực hiện các dự định cá nhân. Đi du học với 25% số người được hỏi lựa chọn. Lý do này có thể là do sinh viên muốn tiếp tục học tập tại nước ngoài, hoặc muốn trải nghiệm cuộc sống ở một nền văn hóa mới. Nghỉ ngơi, thư giãn được 25% số người được hỏi lựa chọn. Lý

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

do này có thể là do sinh viên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, hoặc muốn dành thời gian cho gia đình và bạn bè.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Làm giấy tờ thủ tục khó khăn do không đáp ứng được điều kiện bảo lưu là lý do phổ biến nhất, với 50% số người được hỏi lựa chọn. Lý do này có thể là do sinh viên không đáp ứng được các điều kiện bảo lưu học tập, chẳng hạn như điểm trung bình tích lũy dưới mức quy định, hoặc chưa hoàn thành hết các học phần của kỳ học trước. Nhà trường không tạo điều kiện, gây khó dễ cho việc bảo lưu là lý do thứ hai phổ biến nhất, với 25% số người được hỏi lựa chọn. Lý do này có thể là do sinh viên cảm thấy thủ tục bảo lưu học tập quá phức tạp, hoặc nhà trường không giải đáp thắc mắc của sinh viên một cách đầy đủ và rõ ràng. Không kịp hủy học phần đã đăng kí là lý do ít phổ biến nhất, với 25% số người được hỏi lựa chọn. Lý do này có thể là do sinh viên quên hủy học phần đã đăng kí, hoặc khơng nắm rõ quy định về hủy học phần.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Tỷ lệ sinh viên trả lời rằng gia đình, người thân ủng hộ việc bảo lưu của họ là 50%. Điều này cho thấy gia đình, người thân của sinh viên có xu hướng ủng hộ quyết định bảo lưu học tập của con em mình. Lý do có thể là do gia đình, người thân hiểu được những khó khăn mà sinh viên đang gặp phải và muốn con em mình có thời gian để giải quyết những khó khăn đó. Tỷ lệ sinh viên trả lời rằng gia đình, người thân ban đầu phản đối việc bảo lưu của họ, nhưng sau đó đã được thuyết phục là 50%. Đây là tỷ lệ cho thấy gia đình, người thân đang dần có cái nhìn cởi mở hơn đối với việc bảo lưu học tập của sinh viên. Lý do có thể là do gia đình, người thân nhận thấy quyết định bảo lưu học tập của con em mình là hợp lý và có lợi cho con em mình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Biểu đồ khảo sát cho thấy 50% sinh viên đã quay trở lại trường học sau thời gian bảo lưu. Điều này là một tín hiệu tích cực, cho thấy sinh viên đang dần có ý thức hơn về

việc học tập và tương lai của mình. Có nhiều lý do khiến sinh viên quay trở lại trường học sau thời gian bảo lưu như muốn hồn thành chương trình học; Đã có định hướng nghề nghiệp rõ ràng,...50% sinh viên chưa quay trở lại trường học sau thời gian bảo lưu cũng có một số lý do khiến sinh viên chưa quay trở lại trường học như: chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng; Cơng việc và gia đình; Các vấn đề cá nhân,..

Biểu đồ cho thấy tỷ lệ sinh viên gặp khó khăn khi quay lại trường học,Trong đó, 50% sinh viên khơng gặp khó khăn khi quay lại trường học. Đây là tỷ lệ cao, cho thấy thủ tục sau bảo lưu học tập được nhà trường quan tâm, tạo điều kiện cho sinh viên có thể học tiếp sau bảo lưu. 25% sinh viên chọn lúc đầu có khó khăn một chút trong việc hịa đồng với bạn bè, vì hầu hết sẽ là các em nhỏ tuổi hơn mình. Quay trở lại trường học sau thời gian bảo lưu có thể là một trải nghiệm khó khăn, đặc biệt là trong việc hòa đồng với bạn bè. Lúc đầu, bạn có thể cảm thấy lạc lõng và khó khăn trong việc tìm kiếm điểm chung với những người nhỏ tuổi hơn bạn. 25% sinh viên chọn chưa quay lại nên chưa biết, nhưng chắc sẽ không quay lại vì có mơi trường học tốt hơn. Nếu đã tìm

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

được một mơi trường học tập tốt hơn, phù hợp hơn với nhu cầu và mục tiêu của mình, thì việc tiếp tục học tập tại đó là một lựa chọn sáng suốt.

Tất cả 100 % sinh viên bảo lưu đều cho rằng quyết định bảo lưu của mình là đúng đắn và phù hợp. Hầu hết cho rằng quyết định này đã giúp họ có thời gian để suy nghĩ lại về mục tiêu học tập và định hướng nghề nghiệp của mình. Nhận ra rằng mình cần thêm thời gian để chuẩn bị cho việc học tập và phát triển bản thân. Bảo lưu đem lại cho mình những trải nghiệm mới mà ở trong môi trường đại học không dạy bạn. Tham gia các hoạt động ngoại khóa, học thêm các kỹ năng mới và làm thêm để tích lũy kinh nghiệm. Điều này đã giúp trưởng thành hơn và có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng cần thiết cho việc học tập và làm việc sau này.

2. Câu hỏi dành cho các sinh viên có ý định bảo lưu học tập

</div>

×