Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tiểu luận kỹ năng thuyết trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.29 KB, 11 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG </b>

<b>HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG </b>

---o0o---

<b>BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN Mơn: Kỹ năng thuyết trình </b>

<b>Đề bài: Ứng dụng của công nghệ trong bảo vệ môi trường </b>

<b>Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Minh </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b><small>PHẦN 2: NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH</small></b><small> ...6 </small>

<small>1. Môi trường và các vấn đề của môi trường ...6 </small>

<small>2. Một số công nghệ được sử dụng trong bảo vệ môi trường ...7 </small>

<i><small>a. Công nghệ xanh (Green Technology)...7 </small></i>

<i><small>b. Internet of Things (IoT) và Mơi trường ...8 </small></i>

<i><small>c. Trí tuệ nhân tạo trong bảo vệ môi trường ...9 </small></i>

<small>3. Thành công trong ứng dụng công nghệ vào bảo vệ môi trường ... 10 </small>

<b><small>PHẦN 3: PHẦN KẾT</small></b><small> ... 11 </small>

<small>1. Kết luận chủ đề ... 11 </small>

<small>2. Thông điệp ... 11 </small>

<small>3. Lời chào kết thúc ... 11 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI MỞ ĐẦU </b>

Trong hành trình phát triển bản thân, kỹ năng mềm ln là chìa khóa mở cánh cửa thành công, đặc biệt là đối với chúng em - những sinh viên đang đứng trước ngưỡng

<b>cửa của môi trường làm việc đầy thách thức. Bộ môn Kỹ năng thuyết trình khơng chỉ </b>

là một phần của chương trình học mà cịn là một phần khơng thể thiếu trong quá trình chuẩn bị hành trang cho tương lai của chúng em. Những bài học từ môn học này đã giúp chúng em tự tin hơn trong mỗi lần thuyết trình về một vấn đề nào đó, hiểu rõ từng bước chuẩn bị và cách thực hiện một bài thuyết trình ấn tượng và thuyết phục.

<b>Tất cả đều nhờ vào sự dìu dắt tận tâm của cô Nguyễn Thị Thu Thảo. Cô không </b>

chỉ là người giảng viên truyền đạt kiến thức mà còn là người hướng dẫn, người lắng nghe và đưa ra những phản hồi sâu sắc sau mỗi bài thuyết trình của sinh viên. Nhờ có cơ, em đã có thể vượt qua nỗi sợ hãi và rụt rè để đứng vững và tự tin trước đám đông, trình bày suy nghĩ và ý tưởng của mình một cách rõ ràng và mạch lạc.

Mặc dù bài tiểu luận đã được hoàn thiện với sự cẩn trọng, nhưng em biết rằng vẫn cịn đó những thiếu sót. Em rất trân trọng và mong chờ những góp ý từ cơ để em có thể tiếp tục hồn thiện mình hơn nữa.

Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cơ và tất cả những gì cơ đã dành cho chúng em.

Sinh viên

<b>Nguyễn Văn Minh </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lời chào </b>

Xin chào tất cả các bạn, mình là Nguyễn Văn Minh – một sinh viên đến từ khoa Cơng nghệ thơng tin. Hơm nay mình sẽ đem đến cho các bạn một đề tài không chỉ gần

<i><b>gũi nhưng cịn vơ cùng thiết yếu trong bối cảnh hiện nay - đó là "Ứng dụng của cơng </b></i>

<i><b>nghệ trong bảo vệ môi trường". </b></i>

Đây là một chủ đề mà mỗi chúng ta, như những người trẻ tiên phong trong kỷ nguyên số, cần phải quan tâm và nắm bắt để đóng góp vào việc tạo dựng một tương lai xanh, sạch và bền vững.

Các bạn hãy cùng mình tìm hiểu về chủ đề này nhé.

<b>2. Mục đích thuyết trình </b>

Trước khi bắt đầu, chúng hãy cùng nhau nhìn qua bức hình được công bố bởi Berkley Earth trong Dự án Carbon toàn cầu. Các bạn thấy được điều gì khi nhìn vào làm gì để đảo ngược xu hướng này?

Cơng nghệ, với sức mạnh vơ hạn của mình, liệu có thể trở thành chìa khóa giải quyết vấn đề mơi trường đang cấp bách này khơng?

Để có thể tìm được câu trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta hãy cùng nhau bắt đầu tìm hiểu.

<i><small>Hình 1. Lượng khí thải CO2 tồn cầu từ 1950-2022 </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>PHẦN 2: NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH </b>

Chủ đề này chúng ta sẽ tập trung vào tìm hiểu 3 nội dung chính: 1. Mơi trường và các vấn đề của môi trường

2. Một số công nghệ được sử dụng trong bảo vệ môi trường 3. Thành công trong ứng dụng công nghệ vào bảo vệ môi trường

<b>1. Môi trường và các vấn đề của môi trường </b>

Có thể các bạn đã biết: Mơi trường – đó chính là ngơi nhà chung của chúng ta. Đây là nơi mà chúng ta sống, làm việc và phát triển. Đó là một hệ thống phức tạp bao gồm môi trường tự nhiên và các yếu tố nhân tạo tác động lên nó.

Tuy nhiên, mơi trường đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng nghiêm

<b>trọng. Một trong những vấn đề lớn nhất là biến đổi khí hậu. Sự thay đổi khí hậu tồn </b>

cầu gây ra bởi sự gia tăng của khí nhà kính, chủ yếu là CO2 từ hoạt động cơng nghiệp, giao thơng và đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Biến đổi khí hậu gây ra những hiện tượng như tăng nhiệt đới, sự cạn kiệt tài nguyên nước, sóng biển dâng cao và thay đổi mơi trường sống tự nhiên.

<b>Nhưng khơng chỉ có vấn đề này, ô nhiễm môi trường cũng đang trở thành một </b>

vấn đề đáng lo ngại. Chất thải từ sản xuất công nghiệp, giao thông và nông nghiệp đang gây ra sự ơ nhiễm nghiêm trọng cho khơng khí, nước và đất. Điều này đã gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe đối với con người hay các loài động vật, cũng như gây hại cho hệ sinh thái tự nhiên.

<b>Cùng với đó, sự cạn kiệt tài nguyên đang trở thành một vấn đề ngày càng nghiêm </b>

trọng. Sự khai thác quá mức của nước, khoáng sản và đất đai đang gây ra sự cạn kiệt và suy giảm chất lượng của các nguồn tài nguyên quan trọng này, gây ra sự bất ổn và xung đột xã hội.

<b>Cuối cùng, sự mất môi trường sống tự nhiên và giảm đa dạng sinh học cũng </b>

đang là một thách thức rất lớn. Sự suy giảm của các loài động vật và thực vật quý hiếm do sự phát triển của đơ thị hóa gây mất môi trường sống tự nhiên, sự phá hủy môi trường và sự săn bắt quá mức gây ra sự suy giảm đa dạng sinh học của hệ sinh thái.

Vậy, liệu có ai có thể đưa ra giải pháp để giải quyết những vấn đề này không ạ? Như những ý kiến của các bạn về biện pháp để giải quyết vấn đề này bằng những phương pháp truyền thống như nâng cao ý thức và nhận thức của bản thân cũng như mọi người xung quanh về tầm quan trọng của môi trường. Hay tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường như trồng cây, vệ sinh bãi biển, sông hồ. Nhưng bây giờ chúng ta đang ở

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

thời kì nào ạ? Đúng vậy chúng ta đang ở trong cuộc cách mạng 4.0, thời kì khoa học kĩ thuật đang phát triển vô cùng mạnh mẽ. Vậy tại sao chúng ta không bảo vệ cuộc sống, sức khỏe, tương lai và những thế hệ tiếp theo bằng cách áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến ấy. Và tiếp theo đây, chúng ta cùng tìm hiểu một số cơng nghệ được áp dụng để bảo vệ môi trường.

<b>2. Một số công nghệ được sử dụng trong bảo vệ môi trường </b>

<i><b>a. Công nghệ xanh (Green Technology) </b></i>

Công nghệ xanh là một khái niệm không chỉ đơn thuần là việc sử dụng khoa học và công nghệ để bảo vệ môi trường, mà còn là cách tiếp cận sáng tạo để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động con người đối với môi trường sống chung của chúng ta. Công nghệ xanh bao gồm các phương pháp, sản phẩm và dịch vụ nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm chất thải và phát thải, và khuyến khích tái sử dụng và tái chế. Chúng ta có thể kể đến một số ứng dụng tuyệt vời của công nghệ xanh trong cuộc sống hiện nay:

<i><b>Đầu tiên, chúng ta sẽ nói về việc làm sạch nguồn nước. Công nghệ xanh đã mang </b></i>

lại những giải pháp tiên tiến để lọc và tái sử dụng nước, từ việc xử lý nước thải đến việc thu nước mưa và tái sử dụng trong sản xuất. Điều này giúp giảm ô nhiễm và cung cấp nguồn nước sạch đến từng ngóc ngách của cuộc sống hàng ngày.

<i>Hình 2. Xử lý nước thải bằng công nghệ xanh</i>

<i><b>Tiếp theo là việc thanh lọc khơng khí. Cơng nghệ xanh đã đem lại các giải pháp </b></i>

như máy lọc khơng khí tiên tiến, việc trồng cây xanh trong các khu đô thị, và quản lý khí thải cơng nghiệp hiệu quả. Những biện pháp này đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí mà chúng ta hít thở hàng ngày.

<i><b>Chúng ta cũng không thể không nhắc đến việc tái chế rác thải. Công nghệ xanh </b></i>

đã giúp chúng ta phát triển các hệ thống quản lý rác thải thông minh, từ việc phân loại

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

rác đến việc tái chế hiệu quả, giảm lượng rác thải đổ vào các bãi chôn lấp và tránh được những hậu quả tiêu cực đối với môi trường.

<i><b>Cuối cùng, chúng ta cũng không thể bỏ qua việc tận dụng năng lượng tự nhiên. </b></i>

Cơng nghệ xanh đã khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo như mặt trời, gió và thủy điện, giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và giúp giảm thiểu lượng khí thải gây ơ nhiễm mơi trường.

Tóm lại, cơng nghệ xanh khơng chỉ là một xu hướng, mà còn là một cách tiếp cận thực tiễn để bảo vệ môi trường và tạo ra một cuộc sống bền vững cho chúng ta và cho thế hệ tương lai. Hãy cùng nhau hành động để tạo ra một tương lai xanh sạch và bền vững.

<i><b>b. Internet of Things (IoT) và Mơi trường </b></i>

<i>Bạn đã nghe nói về Internet of Things (IoT) chưa? Đây là một xu hướng công </i>

nghệ đang đem lại nhiều tiềm năng cho việc quản lý và bảo vệ môi trường của chúng ta.

<i>Internet of Things (IoT), hay Internet vạn vật, là một hệ thống kết nối các thiết bị thông </i>

minh qua Internet, cho phép chúng thu thập và trao đổi dữ liệu một cách tự động. Hãy cùng tìm hiểu cách mà IoT có thể được ứng dụng trong mơi trường hàng ngày của chúng ta:

<i><b>Đầu tiên, chúng ta có thể sử dụng IoT để quản lý tài nguyên nước một cách </b></i>

thông minh. Bằng cách sử dụng cảm biến, chúng ta có thể theo dõi mức độ sử dụng nước, phát hiện rị rỉ và tối ưu hóa việc sử dụng nước một cách hiệu quả hơn.

<i><b>Tiếp theo là việc giám sát chất lượng </b></i>

<i><b>môi trường. Các thiết bị cảm biến được lắp </b></i>

đặt để giám sát chất lượng khơng khí, nước và đất, và cung cấp dữ liệu thời gian thực, giúp chúng ta phát hiện và giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường một cách kịp thời và nhanh chóng.

<i><b>Một ứng dụng khác của IoT là quản lý </b></i>

<i><b>rác thải thông minh. Hệ thống IoT có thể </b></i>

giúp phân loại và tái chế rác thải hiệu quả, giảm lượng rác thải đổ vào bãi chôn lấp và giảm tác động tiêu cực lên mơi trường.

<i><b>Ngồi ra, IoT cịn giúp tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng trong các tòa nhà và </b></i>

nhà máy, giảm lượng tiêu thụ và phát thải carbon, đóng góp vào việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

<i>Hình 3. Ứng dụng IoT để giám sát chất lượng khơng khí </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i><b>Cuối cùng, trong lĩnh vực nơng nghiệp, IoT có thể được áp dụng để theo dõi điều </b></i>

<i><b>kiện môi trường, tối ưu hóa việc sử dụng phân bón và nước, giảm tác động đến môi </b></i>

trường một cách hiệu quả.

Nhờ vào IoT, chúng ta có thể quản lý mơi trường một cách thông minh hơn, giảm thiểu tác động tiêu cực và hướng tới một tương lai bền vững.

<i><b>c. Trí tuệ nhân tạo trong bảo vệ môi trường </b></i>

Vâng, chúng ta vừa khám phá những tiềm năng mà IoT mang lại trong việc giám sát và quản lý môi trường một cách thông minh. Bây giờ, hãy cùng chuyển hướng sang

<i>một lĩnh vực công nghệ khác cũng khơng kém phần quan trọng: Trí tuệ nhân tạo (AI). </i>

AI không chỉ cải thiện khả năng phân tích và xử lý dữ liệu mà cịn mở ra những giải pháp sáng tạo để đối phó với các thách thức môi trường ngày càng phức tạp. Từ việc dự đoán và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đến việc quản lý rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, AI đang trở thành công cụ không thể thiếu trong việc bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.

<i><b>Một trong những ứng dụng quan trọng của AI là trong lĩnh vực nông nghiệp </b></i>

<i><b>thông minh. AI giúp tối ưu hóa việc sử dụng nước và phân bón, từ đó giảm thiểu tác </b></i>

động tiêu cực đến mơi trường từ hoạt động nơng nghiệp.

<i><b>AI cịn hỗ trợ trong việc dự đoán </b></i>

<i><b>và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu bằng cách mơ hình hóa và dự đốn khí </b></i>

hậu, cung cấp hiểu biết quan trọng về các kịch bản khí hậu trong tương lai. Hơn nữa,

<i><b>AI còn được sử dụng trong dự báo và </b></i>

<i><b>quản lý thiên tai, tăng cường hệ thống </b></i>

cảnh báo sớm và cải thiện các chiến lược ứng phó.

Cuối cùng, cơng nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) đang đóng vai trị quan trọng trong

<i><b>việc giám sát và bảo vệ đa dạng sinh học, bao gồm việc theo dõi loài động vật, cây cối, </b></i>

và sinh vật biển. AI được sử dụng để phân tích dữ liệu từ các cảm biến và hệ thống camera trên khắp các môi trường tự nhiên, giúp nhận diện và theo dõi các loài, cũng như dự đoán và ngăn chặn các mối đe dọa.

Những ứng dụng này của AI không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống xung quanh mà cịn cung cấp các cơng cụ mạnh mẽ để bảo vệ hành tinh của chúng

<i>Hình 4. AI cảnh báo thiên tai và dự đoán hướng di chuyển của cơn bão</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

ta. AI mở ra những khả năng mới trong việc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường một cách bền vững.

Những gì mình nói đều rất là tuyệt với đúng khơng ạ? Nhưng nếu chỉ nói thì ai cũng làm được cịn thực tế chắc gì đã được như vậy. Chính vì thế để biết được khoa học kỹ thuật đã làm được gì thì hãy cùng mình đi đến phần cuối của bài thuyết trình.

<b>3. Thành cơng trong ứng dụng công nghệ vào bảo vệ môi trường </b>

<small> </small> Phần cuối cùng, chúng ta sẽ cùng nhau đi sâu vào các số liệu và thống kê cụ thể về những thành tựu đáng kể đã được đạt được trong việc bảo vệ môi trường nhờ vào ứng dụng công nghệ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những con số ấn tượng sau đây:

<i><b>Đầu tiên, trong việc giảm thiểu khí thải, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) báo cáo rằng, việc sử dụng năng lượng tái tạo đã giảm 2 tỷ tấn khí thải CO2 vào năm 2020 </b></i>

và chiếm 29% tổng sản lượng điện toàn cầu năm 2021.

<i>Hình 5. Tỷ trọng của năng lượng tái tạo trong tổng nguồn cung năng lượng</i>

<i><b>Trong việc cải thiện chất lượng khơng khí, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), </b></i>

việc áp dụng công nghệ xử lý ơ nhiễm khơng khí đã giảm 25% tỷ lệ tử vong do ơ nhiễm khơng khí vào năm 2020. Ngân hàng Thế giới dự báo rằng, việc cải thiện chất lượng khơng khí có thể làm tăng GDP toàn cầu lên 5% vào năm 2030.

<i><b>Trong việc bảo vệ nguồn nước, theo UNEP, việc áp dụng các công nghệ xử lý </b></i>

nước thải đã giúp giảm 80% lượng ô nhiễm nước từ các nhà máy công nghiệp. UNICEF tin rằng việc sử dụng công nghệ lọc nước có thể cung cấp nước sạch cho 2 tỷ người trên thế giới vào năm 2030.

<i><b>Trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, theo WWF, việc sử dụng công nghệ giám </b></i>

sát vệ tinh đã giúp bảo vệ 10% diện tích rừng trên thế giới và tăng số lượng cá voi lưng gù gấp 3 lần trong 30 năm qua. Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên (TNC) tin rằng việc áp dụng các cơng nghệ bảo tồn có thể ngăn chặn sự tuyệt chủng của 1 triệu loài động thực vật vào năm 2030.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i><b>Trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, UNEP báo cáo rằng, việc áp </b></i>

dụng các công nghệ tái chế đã giúp giảm 70% lượng rác thải rắn sinh hoạt và tỷ lệ tái chế rác thải đơ thị trên tồn cầu đạt 13% vào năm 2022. Theo Ngân hàng Thế giới, việc sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng có thể giúp giảm 20% lượng nước sử dụng trong công nghiệp vào năm 2030.

<b>PHẦN 3: PHẦN KẾT 1. Kết luận chủ đề </b>

Trong suốt chủ đề, chúng ta đã thấy sự cần thiết và tiềm năng của việc kết hợp các giải pháp công nghệ để giải quyết các thách thức môi trường hiện nay. Từ việc sử dụng công nghệ xanh đến ứng dụng của Internet of Things và trí tuệ nhân tạo, chúng ta đã chứng kiến những tiến bộ đáng kể trong việc giảm thiểu tác động của con người đối với môi trường.

Cơng nghệ khơng chỉ đóng vai trị là cơng cụ, mà còn là một phần quan trọng của giải pháp để bảo vệ môi trường. Sự kết hợp giữa sức mạnh của khoa học và công nghệ có thể mở ra cánh cửa cho một tương lai mà con người và tự nhiên có thể sống cùng nhau một cách hài hòa.

Tuy nhiên, để thúc đẩy sự tiếp nhận và triển khai rộng rãi của các giải pháp công nghệ, chúng ta cần sự hợp tác và cam kết từ cả cộng đồng quốc tế và các bên liên quan. Chúng ta cũng cần nhấn mạnh vai trò của giáo dục và tạo ra nhận thức trong cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

Với sự đồng lịng và nỗ lực khơng ngừng, chúng ta có thể xây dựng một tương lai mà mỗi cá nhân, tổ chức và quốc gia đều đóng góp vào việc bảo vệ và bảo tồn môi trường cho thế hệ tương lai.

<b>2. Thông điệp </b>

Trước khi kết thúc, mình có một thơng điệp nho nhỏ muốn truyền tải với mọi

<i>người: Hãy tiếp tục khám phá và áp dụng công nghệ mới để bảo vệ môi trường. Mỗi hành động nhỏ của chúng ta đều có ý nghĩa lớn đối với tương lai của hành tinh. Cùng nhau, chúng ta có thể tạo nên sự thay đổi bền vững. Hãy hành động ngay hơm nay vì một ngày mai xanh hơn! </i>

<b>3. Lời chào kết thúc </b>

Và cuối cùng, bài thuyết trình của mình đến đây là kết thúc. Hy vọng mình đã mang đến những thơng tin bổ ích tới các bạn. Xin cảm ơn mọi người đã dành thời gian

</div>

×