Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

GIỚI THIỆU HỆ THỐNG GIÁM SÁT DỊCH TỄ HỌC CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM CHỦ YẾU MÃ SỐ KHCN.11.03:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.56 KB, 5 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>GIỚI THIỆU HỆ THỐNG GIÁM SÁT DỊCH TỄ HỌC CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM CHỦ YẾUMÃ SỐ KHCN.11.03:</b>

Sự khác biệt với hệ thống giám sát hiện hành

Các bước thiết lập hệ thống giám sát dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm Tổ chức triển khai hoạt động giám sát các bệnh truyền nhiễm

Kết quả đánh giá hệ thống giám sát dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm Ứng dụng hệ thống giám sát các bệnh truyền nhiễm chủ yếu trong thực tiễn

<b>Giới thiệu:</b>

Hệ thống giám sát các bệnh truyền nhiễm hiện hành đã được thực hiện từ lâu với chức năng báo cáo thường kỳ (hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm). Một số đặc điểm thuận lợi cho hệ thống giám sát các bệnh truyền nhiễm là nước ta có mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp hoạt động từ nhiều năm nay, từ tuyến trung ương đến tận phường xã. Ngoài ra cịn có một số chương trình giám sát dịch tễ học hoạt động khá tốt như chương trình giám sát bại liệt ở trẻ em; chương trình giám sát bệnh uốn ván trẻ sơ sinh (nằm trong chương trình Tiêm chủng mở rộng); chương trình giám sát HIV/AIDS, chương trình phịng chống sốt xuất huyết...

Tuy nhiên do điều kiện kinh tế xã hội và phương tiện thông tin cịn khó khăn, hệ thống GSDTH các bệnh truyền nhiễm hiện hành ở nước ta còn một số hạn chế: (i) Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào lâm sàng, ít dựa vào chẩn đốn phịng xét nghiệm, nên thông tin về mắc bệnh và tử vong chưa chính xác; (ii) Chế độ báo cáo bệnh dịch từ các các cơ sở y tế nhà nước và đặc biệt là y tế tư nhân chưa được quy định thành văn bản có tính pháp luật nhà nước, nên việc báo cáo còn chưa đầy đủ và chậm; (iii) Chưa đưa tin học vào áp dụng cho mạng lưới thu thập và báo cáo thông tin, nên số liệu cịn khơng thống nhất giữa các tuyến, chưa đầy đủ về mặt dịch tễ học; (iv) Thông tin giám sát chưa được truyền tải kịp thời, chưa được sử dụng hiệu quả cho cơng tác phịng chống bệnh tật.

Do vậy, trong thời gian 5 năm (1996-2000), Viện Pasteur TPHCM đã nghiên cứu xây dựng một hệ thống giám sát dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm mới trên cơ sở hệ thống hiện hành sẵn có, tăng cường thêm một số mặt như:

 Củng cố và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cho giám sát, thống kê, báo cáo số liệu cho các tuyến

 Thực hiện chương trình tập huấn về giám sát, phát hiện và báo cáo các bệnh truyền nhiễm cho tất cả các tuyến

 Chuyển giao kỹ thuật chẩn đoán vi sinh vật cho 10 bệnh truyền nhiễm chủ yếu: Tả, Lỵ amip, Lỵ trực trùng, Thương hàn, Sốt xuất huyết, Viêm gan vi rút, Viêm não vi rút, Viêm màng não, Sởi, Leptospirose.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

 Ứng dụng mạng vi tính vào hệ thống báo cáo số liệu giữa huyện, tỉnh và viện.

<b>Sự khác biệt với hệ thống giám sát hiện hành:</b>

Dù được xây dựng dựa trên cơ sở hệ thống hiện hành nhưng hệ thống giám sát dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm chủ yếu có những điểm khác cơ bản như sau:

 Có tập huấn thường xuyên về lâm sàng, xét nghiệm, dịch tễ

 Có sự phối hợp giữa 3 bộ phận dịch tễ, lâm sàng, xét nghiệm trong triển khai giám sát

 Có ứng dụng tin học trong xử lý số liệu và truyền tải thơng tin qua mạng  Có kiểm tra định kỳ thường xuyên của tuyến trên đối với tuyến dưới

<b>Các bước thiết lập hệ thống giám sát dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm:</b>

Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm được xây dựng với sự phối hợp các yếu tố về nhân sự; về kỹ thuật chuyên môn và trang thiết bị; về triển khai thực hiện và kiểm tra đánh giá, cụ thể bao gồm các bước cơ bản như sau (Sơ đồ1):

<b>Bước 1. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách về giám sát ở các tuyếnBước 2. Tập huấn và chuyển giao kỹ thuật</b>

 Tập huấn về giám sát dịch tễ, lâm sàng, xét nghiệm và tin học cho đội ngũ cán bộ chuyên trách

 Chuyển giao kỹ thuật, trang bị máy móc, thiết bị phục vụ giám sát dịch tễ, chẩn đoán lâm sàng, xét nghiệm và công tác tin học (nối mạng)

<b>Bước 3. Triển khai hệ thống giám sát từ tuyến viện - tỉnh - huyện - xã, bao gồm</b>

 phát hiện bệnh qua chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán vi sinh cho một số bệnh truyền nhiễm chủ yếu

 truyền tải thông tin qua việc ứng dụng mạng lưới tin học (Pasteur net)

<b>Bước 4. Kiểm tra của tuyến trên đối với công tác giám sát của tuyến dướiTổ chức triển khai hoạt động giám sát các bệnh truyền nhiễm:</b>

Thông tin giám sát được thu thập từ tất cả các cơ sở y tế của các tuyến xã, huyện, tỉnh và trung ương. Ðối với một số bệnh truyền nhiễm chủ yếu, chẩn đoán được xác định bằng các xét nghiệm vi sinh thực hiện ngay tại các phòng xét nghiệm tuyến huyện và tỉnh. Tất cả cac1 thông tin dịch tễ và xét nghiệm được chuyển về hệ thống y tế dự phịng để tổng hợp, phân tích và báo cáo lên tuyến trên thông qua hệ thống mạng tin học (Sơ đồ 2).

Ðể đảm bảo 3 tính chất của thơng tin giám sát gồm chính xác, đầy đủ và kịp thời, công tác giám sát các bệnh truyền nhiễm đòi hỏi:

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

 Sự phối hợp chặt chẽ cao giữa 3 bộ phận dịch tễ, lâm sàng, xét nghiệm ở tất cả các tuyến xã, huyện, tỉnh và trung ương

 Thu thập đầy đủ thông tin dịch tễ cơ bản của từng ca bệnh

 Tin học hóa tất cả các khâu quản lý dữ liệu, truyền tải thông tin và phản hồi

<b>Kết quả đánh giá hệ thống giám sát dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm chủ yếu:</b>

tỉnh, Ðội YTDP, TTYTDP tỉnh

 Khả năng phát hiện bệnh khá đầy đủ và chính xác. Hệ thống điểm phát hiện bệnh nhiều gấp 2-10 lần hệ thống hiện hành. Số liệu báo cáo dựa vào tiêu chuẩn lâm sàng và có bổ sung một số xét nghiệm cần thiết

 Thông tin được truyền tải kịp thời, phục vụ tích cực cơng tác phịng chống dịch  Số liệu bệnh tật thu được mang tính đại diện khá cao

 Mơ hình giám sát mang tính đơn giản vì cơ bản dựa trên hệ thống giám sát sẵn có, chỉ tăng cường và củng cố một số mặt

 Mơ hình có khả năng duy trì ở các cơ sở đã triển khai và có khả năng nhân rộng sang các địa phương khác nếu được đầu tư một số yêu cầu căn bản gồm tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, một số trang bị cơ bản

<b>Ứng dụng hệ thống giám sát các bệnh truyền nhiễm chủ yếu trong thực tiễn:</b>

Hệ thống giám sát dịch tễ các bệnh truyền nhiễm này đang được ứng dụng trong nhiều chương trình y tế, nhiều đề tài nghiên cứu và ở nhiều nơi như:

 Trong hoạt động giám sát bệnh sốt xuất huyết dengue của chương trình mục tiêu quốc gia phịng chống Sốt xuất huyết

 Trong giám sát bệnh truyền nhiễm lây qua đường nước của đề tài nghiên cứu cấp nhà nước KC.10.11 về "Can thiệp bệnh tả, lỵ, thương hàn ở khu vực đồng bằng sông Cửu long"

 Trong hệ thống giám sat 24 bệnh truyền nhiễm của tồn tỉnh Tiền Giang

<b>Sơ đồ 1: Mơ hình hồn thiện hệ thống giám sát dịch tễ các bệnh truyền nhiễm:</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>Sơ đồ 2. Mơ hình hệ thống thu thập, báo cáo, phản hồi số liệu giám sát dịch tễ học cácbệnh truyền nhiễm</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

[Trở về]

<small>Copyright 2003 by Pasteur Institute In HCM, All rights reserved. Contact us : </small><i><small></small></i>

<small>167 Pasteur Street, District 3, HoChiMinh City, Vietnam. Tel : (84-8) 8200739 - Fax : (84-8) 8231419.</small>

</div>

×