Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Triết học hy lạp cổ Đại về tư tưởng con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.49 KB, 29 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>

<b>CHƯƠNG I – KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI...4</b>

1.1. Điều kiện – hoàn cảnh ra đời...4

2.1. Tư tưởng con người...13

2.2. Tư tưởng xã hội...17

<b>CHƯƠNG III. SO SÁNH TƯ TƯỞNG CON NGƯỜI, XÃ HỘITRONG TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌCPHƯƠNG ĐÔNG...22</b>

3.1 Quan điểm về con người trong triết học phương Đông...22

3.2 Quan điểm về xã hội trong triết học phương Đông...25

<b>KẾT LUẬN...29</b>

<b>TÀI LIỆU THAM THẢO...30</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI MỞ ĐẦU</b>

Triết học được xem là một hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức về thái độ của con người đối với thế giới, là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Triết học là hình thái ý thức xã hội ra đời từ khi chế độ cộng sản nguyên thuỷ được thay thế bằng chế độ chiếm hữu nô lệ. Những nền triết học đầu tiên trong lịch sử xuất hiện vào khoảng thế kỷ VIII – VI trước công nguyên ở Ấn Độ cổ đại, Trung Quốc cổ đại, Hy Lạp và La Mã cổ đại và ở các nước khác.

Triết học Phương Tây từ cổ đại đến cận đại là một bộ phận quan trọng trong hệ thống triết học thế giới, trong đó triết học Hy Lạp cổ đại là một trong những điểm xuất phát của lịch sử triết học thế giới. Cho đến ngày nay, triết học Hy Lạp vẫn sáng lên ánh hào quang của những trí tuệ bách khoa kỳ diệu, của những khả năng tư duy triết học thiên tài như Mác nói “người Hy Lạp mãi mãi vẫn là bậc thầy của chúng ta”.

Đối tượng của triết học phương Tây nói chung và triết học Hy Lạp nói riêng ngoài phần học bàn về những ý niệm trừu tượng như bản thể, ý thức, hư vơ... cịn đi sâu vào các vấn đề cụ thể có liên quan tới con người như cảm giác, nhận thức, ký ức, hạnh phúc, đạo đức…. Các vấn đề về con người nhận thức thế giới xung quanh, vai trò của con người trong quá trình nhận thức… hay những vấn đề về xã hội như quan hệ giữa các nhân và xã hội, quan hệ giữa cá nhân và nhà nước, việc hình thành và phát triển nhân sinh quan của con người (quan điểm, tư tưởng về con người, cuộc sống và hành vi ứng xử của con người trong cuộc sống)… là trọng tâm trong quan điểm của các triết gia phương Tây.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Bài tiểu luận này sẽ tập trung tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng con người và xã hội được thể hiện trong quan điểm của các triết gia thuộc các trường phái triết học khác nhau trong triết học Hy Lạp cổ đại để khái quát những đặc trưng, quan niệm chủ yếu của nền triết học với nhiều triết gia vĩ đại này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>CHƯƠNG I – KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI1.1. Điều kiện - Hoàn cảnh ra đời </b>

Hy Lạp cổ đại bao gồm một vùng đất đai rộng lớn: miền Nam bán đảo Ban căng thuộc châu Âu, nhiều hòn đảo ở biển Ê giê và ven biển của bán đảo Tiểu Á. Điều kiện địa lý như vậy thuận lợi cho người Hy Lạp cổ phát triển rất sớm về kinh tế - xã hội.

Triết học Hy Lạp hình thành vào khoảng thế kỷ thứ VI trước công nguyên trên cơ sở kinh tế là quyền sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và người nô lệ. Xã hội có sự phân chia giai cấp, có sự phân cơng giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Năng lực sản xuất tiến bộ mạnh mẽ trong thời kỳ thế kỷ VIII-VI trước công nguyên cùng với những mơ hình nhà nước thành bang cũng góp phần tạo nền tảng cho triết học Hy Lạp ra đời và phát triển nhanh chóng.

Mặt khác, khoa học thời bấy giờ chưa phân ngành nên các nhà triết học đồng thời cũng là các nhà Toán học, nhà Vật lý học... Từ các yếu tố đó có thể khẳng định rằng, triết học Hy Lạp cổ đại ngay từ khi ra đời đã có sự gắn bó với nhu cầu thực tiễn và gắn với khoa học.

Triết học Hy Lạp cổ đại chia ra làm 3 thời kỳ chính:

- Thời kỳ hình thành chế độ chiếm hữu nơ lệ (với sự phát triển từ phái Milê đến Hêraclít, sau đó đến Pitago và cuối cùng là phái Ê lê).

- Thời kỳ phồn vinh của chế độ nô lệ Hy Lạp. Nổi bật trong thời kỳ này là triết học Platon và Aritxtôt.

- Thời kỳ tan rã của chế độ nô lệ Hy Lạp cổ đại đánh dấu bằng triết học Êpiquya, rồi đến trường phái Platon mới. Tiếp đó là trường phái hoài nghi, kết thúc bằng triết học của chủ nghĩa khắc kỷ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>1.2 Đặc trưng cơ bản</b>

Triết học Hy Lạp cổ đại xuất hiện vào lúc xã hội này đã phát triển lên chế độ chiếm hữu nô lệ với hai giai cấp chủ yếu là chủ nơ và nơ lệ nên nó là hệ tư tưởng, là thế giới quan của giai cấp chủ nơ thống trị, đồng thời nó cịn là cơng cụ bảo vệ, duy trì địa vị, quyền lợi của giai cấp chủ nô, là công cụ nô dịch, đàn áp các giai cấp khác về mặt tư tưởng. Bên cạnh tính giai cấp rõ rệt đó, triết học Hy Lạp cổ đại coi trọng, đề cao vai trò của con người, coi con người là tinh hoa của tạo hoá. Do là một trong những nền triết học mở đường trong lịch sử triết học nhân loại hơn nữa các quan niệm triết học được rút ra trên cơ sở suy luận, suy đoán từ sự quan sát trực tiếp các sự kiện xảy ra trong tự nhiên, trong xã hội nên triết học Hy Lạp cổ đại mang nặng tính sơ khai, chất phác, ngây thơ. Tuy nhiên, từ trong sự khởi đầu đó, các nhà triết học sau này đã nhìn thấy ở triết học Hy Lạp cổ đại mầm mống của tất cả các kiểu thế giới quan sau này và xem nó là một đỉnh cao của triết học nhân loại. Tuỳ thuộc vào từng thời kỳ lịch sử, tuỳ từng không gian địa lý cụ thể mà triết học Hy Lạp cổ đại chia thành các trường phái và các giai đoạn phát triển khác nhau.

Có thể coi triết học Hy Lạp cổ đại là đỉnh cao của văn minh Hy Lạp, với các đặc trưng cơ bản:

- Khoa học tự nhiên và triết học gắn bó chặt chẽ với nhau, các nhà khoa học tự nhiên đồng thời là các nhà triết học. Các khái quát triết học thường tập trung hướng về các vấn đề tự nhiên, đi sâu vào giải quyết các vấn đề bản thể luận của triết học, bên cạnh đó, những tư tưởng biện chứng với tư cách là những tư tưởng triết học về sự phát triển mà điển hình là những tư tưởng của Hê rac lít đã trở thành nét khác biệt giữa triết học Hy Lạp với nền triết học phương Đông cổ đại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

- Nền triết học cổ đại Hy Lạp nói chung cịn ở trình độ trực quan, chất phác, đặc biệt là đối với các hệ thống triết học duy vật biện chứng. Tuy vậy nó đã đặt ra hầu hết các vấn đề căn bản của triết học, bao chứa tất cả thế giới quan về sau.

- Sự phân chia và đối lập giữa các trường phái triết học: duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình, vơ thần và hữu thần là nét nổi bật của quá trình phát sinh phát triển triết học Hy Lạp cổ đại.

- Thể hiện tính giai cấp sâu sắc, đã thể hiện nó là thế giới quan và ý thức hệ của giai cấp chủ nô thống trị trong xã hội bấy giờ.Vì thế dễ hiểu tại sao phần lớn các nhà triết học thời kì này đều coi nô lệ không phải là con người mà chỉ là cơng cụ biết nói.

- Triết học Hy Lạp đặc biệt quan tâm đến vấn đề con người, khẳng định con người là vốn quý, là trung tâm hoạt động của thế giới, là tinh hoa cao quý nhất của tạo hóa.”Con người là thước đo tất thảy mọi vật” (Pitago). Mặc dù vậy, con người ở đây cũng chỉ là con người cá thể, giá trị thẩm định chủ yếu ở khía cạnh đạo đức, giao tiếp và nhận thức.

<b>1.3. Các triết gia tiêu biểu</b>

Hy Lạp là một trong những chiếc nôi của nền văn minh nhân loại. Ở đó xuất hiện rất sớm và đạt được những thành tựu rực rỡ mà ảnh hưởng của nó cịn in đậm đối với sự phát triển của tư tưởng triết học sau này. Thời kỳ này nổi bật với nhiều tên tuổi triết gia lớn, họ tập trung lý giải không chỉ về tự nhiên, thế giới mà còn để lại nhiều quan điểm con người, xã hội có giá trị. Trong nội dung của bài tiểu luận này, chúng ta sẽ xem xét những thành tựu của nền triết học này thơng qua sự đóng góp của các triết gia tiêu biểu như Hêraclit, Đêmơcrit, Platon và Arixtôt, Socrates.

<i><b>a) Hêraclit (520 – 460 trước CN)</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Hêraclit đã đứng trên lập trường duy vật cổ đại để giải quyết vấn đề “cơ sở đầu tiên” của thế giới từ một dạng vật chất cụ thể. Ơng cho rằng lửa chính là bản ngun của thế giới, là cơ sở duy nhất và phổ biến của tất cả mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên. Lửa là cơ sở làm nên sự thống nhất của thế giới. Thế giới vận động theo trật tự mà ông gọi là logos: logos khách quan và logos chủ quan quan hệ với nhau như là quan hệ giữa khách thể và nhận thức. Sự phù hợp với logos khách quan là tiêu chuẩn để đánh giá tư duy con người. Đây là một đóng góp có giá trị của Hêraclit cho phép biện chứng sau này.

Nhận thức luận của Hêraclit thấm nhuần tư tưởng biện chứng. Chúng ta nhận thức là nhận thức thế giới khách quan, nhận thức phải bắt đầu từ cảm giác. Ông coi cảm giác là cái đáng quý vì cảm giác ai cũng có, nó cho chúng ta những hiểu biết đầu tiên về thế giới để có những nhận thức tiếp theo. Tuy nhiên, nhận thức có tính tương đối. “Tùy từng điều kiện, hoàn cảnh mà thiện, ác, tốt, xấu, lợi, hại có thể chuyển chỗ cho nhau”. Tuy chưa được trình bày dưới dạng một hệ thống các luận điểm như sau này nhưng phép biện chứng của Hêraclit đã đề cập tới hầu hết những luận điểm cốt lõi của phép biện chứng dưới dạng các câu danh ngơn mang tính thi ca và triết lý. Ơng chính là tác giả của câu nói nổi tiếng “Khơng ai có thể tắm hai lần trên cùng một dịng sơng”. Quan niệm về vận động của ơng có nội dung cốt lõi là tư tưởng về sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.

Theo Hêraclit, con người được tạo thành từ hai phần: linh hồn và thể xác. Cả hai phần này đều do lửa tạo thành và tồn tại song song với nhau. Tuy nhiên, ông chủ trương phản dân chủ, thù địch với nhân dân. Hạn chế này của ông sau này đã được Mác và Ăng ghen chỉ ra trong quá trình kế thừa phép biện chứng cổ đại.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i><b>b) Đêmôcrit (khoảng 460 – 370 trước CN)</b></i>

Đêmôcrit là triết gia tiêu biểu của phái nguyên tử luận. Theo quan điểm của ơng, cơ sở để hình thành thế giới là các hạt nguyên tử và chân không. Các nguyên tử vận động trong chân không kết hợp với nhau theo những trật tự, hình thức, tư thế khác nhau, từ đó tạo thành các sinh vật khác nhau. Quan niệm này được cho là cơ sở đầu tiên của chủ nghĩa duy vật. Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa duy vật Đêmôcrit là quyết định luận (thừa nhận sự ràng buộc theo luật nhân quả và tính quy luật của các hiện tượng tự nhiên) nhằm chống lại mục đích luận (là quan điểm duy tâm cho rằng cái thống trị trong tự nhiên khơng phải là tính nhân quả mà có tính mục đích). Sự thừa nhận tính nhân quả, tính tất yếu và tính quy luật trong giới tự nhiên là một trong những thành quả có giá trị nhất của triết học duy vật Hy Lạp cổ đại.

Đêmocrit có nhiều cơng lao trong việc xây dựng lý luận về nhận thức. Ông cho rằng đối tượng của nhận thức là thế giới khách quan, chúng ta nhận thức là nhận thức nguyên tử và chân không.

Nét đặc sắc trong triết học duy vật của Đêmôcrit là chủ nghĩa vơ thần. Ơng cho rằng sở dĩ con người tin vào thần thánh là vì con người bất lực trước những hiện tượng khủng khiếp của tự nhiên. Theo ơng, thần thánh chỉ là sự nhân cách hố những hiện tượng tự nhiên hay là những thuộc tính của con người. Thí dụ, mặt trời mà tơn giáo Hy Lạp đã thần thánh hố thì ơng cho đó chỉ là một khối lửa.

Đêmôcrit quan niệm, hạnh phúc không phải ở của cải mà hạnh phúc là ở trí tuệ. Tư tưởng về con người của ơng có nhiều sự tiến bộ. Ông bảo vệ cho bộ phận chủ nơ cấp tiến hơn đó là chủ nơ dân chủ.

<i><b>c) Platon (427 – 347 trước CN)</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Platon là một nhà triết học duy tâm khách quan. Ông là người đầu tiên xây dựng hệ thống hoàn chỉnh đầu tiên của chủ nghĩa duy tâm khách quan, đối lập với thế giới quan duy vật.

Ông đã tiến hành đấu tranh gay gắt chống lại chủ nghĩa duy vật đặc biệt là chống lại những đại biểu của chủ nghĩa duy vật thời bấy giờ như Hêraclit, Đêmôcrit. Theo Platon, thế giới bao gồm vô vàn ý niệm. Ý niệm là cái có trước, sinh ra các sự vật cảm tính. Các sự vật cảm tính chỉ là cái bóng, bản sao, mơ phỏng ý niệm.

Cũng giống như Đêmôcrit, Platon cho rằng con người bao gồm hai phần linh hồn và thể xác, tuy nhiên linh hồn cũng giống như ý niệm tồn tại bất tử. Phương pháp để con người nhận thức thế giới là sự hồi tưởng lại hay nói cách khác linh hồn sẽ nhớ lại quá khứ để tạo thành tri thức cho thể xác. Đây được xem là phương pháp biện chứng tự giác của người Hy Lạp.

Platon bảo vệ tầng lớp chủ nô quý tộc, phản đối tư tưởng dân chủ cũng như chế độ Nhà nước cộng hòa dân chủ của phái Đêmôcrit. Theo ông, nhà nước chủ nô quý tộc là hợp lý nhất, thể hiện cho công lý được thực hiện trong xã hội. Con người sống trong xã hội phải phục tùng nhà nước, phục vụ nhà nước.

Trong xã hội, tầng lớp cai trị là các nhà triết học, quý tộc, tầng lớp giữ trật tự xã hội là chiến binh, vệ quân và tầng lớp thấp nhất là tầng lớp sản xuất để nuôi xã hội gồm những người lao động chân tay.

Platon là người đầu tiên thiết lập được một chế độ xã hội hoàn chỉnh và xây dựng các phương pháp để duy trì chế độ xã hội đấy. Mặc dù xã hội được phân chia đẳng cấp rõ rệt nhưng ông lại chủ trương bình đẳng với tất cả những người được sinh ra. Con người sẽ tự quyết định số phận, tầng lớp của mình thơng qua việc học hành, thi cử và năng lực của chính bản thân. Điều này đảm bảo xã hội, đặc biệt tầng lớp cai trị, sẽ được cai

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

quản bởi những người xuất sắc nhất, đồng thời nâng cao chỉ số phát triển của con người.

Quốc gia lý tưởng của Platon là một quốc gia cộng sản triệt để trong đó, tất cả mọi cái đều được gom vào thành của chung. Tất cả lợi ích là vì xã hội, nhà nước. Tuy nhiên, người lãnh đạo lý tưởng tất nhiên không ai khác hơn là giai cấp quý tộc nhưng những người quý tộc này không được sở hữu bất cứ tài sản nào, kể cả vợ con riêng. Có như vậy họ mới dốc toàn tâm toàn ý cho quốc gia xã hội. Khi họ thực hiện như vậy thì đời sống của họ phải được bảo đảm bởi các quân nhân và những người bn bán.

Ngồi ra ơng cũng chủ trương cần phải tin vào một đấng tối cao mặc dù đấng tối cao theo ơng chưa chắc là có thật nhưng nó có tác dụng làm kích thích tinh thần của tất cả mọi người từ làm việc cho tới chiến đấu, khiến họ có thể dằn nén lịng ích kỷ, kiềm hãm sự đam mê mà phục vụ cho quốc gia ngay cả đối với cái chết. Và trong các trường hợp ấy, theo ơng, chỉ có thượng đế. Dẫu sao, theo ơng “tín ngưỡng khơng đem lại những điều gì có hại mà chỉ đem lại những điều lợi cho con em chúng ta”.

<i><b>d) Socrates (469 – 399 trước CN)</b></i>

Có thể nói Socrate là người ảnh hưởng lớn đến cả cuộc đời và tư tưởng của Platon. Từ những vấn đề học hỏi cho đến cái chết bất cơng của Socrate đã hình thành nên tư tưởng chính trị xã hội của ơng.

Socrates khác với các nhà triết học khác, ông không hướng về nghiên cứu tự nhiên. Ơng dành phần lớn cơng sức nghiên cứu triết học về nhân bản, về con người và về đạo đức, ơng đã nói với các học trị rằng khơng nên đặt vấn đề nghiên cứu tự nhiên, vì giới tự nhiên đã được thần thánh an bài cả rồi, nếu cố công phá khám phá giới tự nhiên là xúc phạm đến thần thánh, thần thánh ở khắp mọi nơi, có sức mạnh kỳ diệu, sáng tạo ra thế giới, có thể nhìn thấy tất cả, nhưng khơng thích con người phát hiện ra mình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Do vậy Socrates cho rằng triết học khơng có gì khác hơn là sự nhận thức của con người về chính bản thân mình, từ đây con người trở thành một trong những chủ đề trọng tâm nghiên cứu về triết học. Socrates tìm cách khám phá ra các chân lý chung cho con người trong các cuộc đàm thoại, theo ơng để có cuộc đàm thoại được, những người tham gia cuộc đàm thoại phải có “ngơn ngữ chung” nhất định, ngơn ngữ đó mang tính khách quan, nhờ đó con người mới khám phá ra chân lý một cách đích thực mà ai cũng phải thừa nhận. Theo ông ý thức của con người trong cuộc đàm thoại, ngồi yếu tố chủ quan, cịn có một nội dung khách quan, có tri thức phổ biến mang tính tổng quát. Đó là những tri thức chung mà mỗi con người chúng ta có được bằng nỗ lực của mình. Socrates cho rằng tri thức chung đó là chân lý khách quan thu được trong các cuộc đàm thoại mà ai cũng phải thừa nhận. Theo ông khám phá ra chân lý đích thực về bản chất sự vật tức là phải hiểu nó có khái niệm. Nếu khơng có khái niệm xem như khơng có tri thức. Một vấn đề được lý luận rõ ràng, có lơgíc dễ thuyết phục.

Về phần chính quyền theo ơng, là giai cấp lãnh đạo thì phải lo an dân, chăm sóc đời sống và bảo vệ họ, cịn ngược lại thì đó chỉ là một nhóm ơ hợp hỗn độn và khơng xứng đáng. Do vậy ông chủ trương chống chế độ chủ nô dân chủ mà ủng hộ chủ nô quý tộc và đó là lí do mà ơng đã bị kết án tử hình sau khi đám chủ nơ dân chủ lên nắm quyền. Để xây dựng một xã hội lớn mạnh tốt đẹp thì mọi người phải nhận thức được đâu là quyền lợi chính đáng, thấu triệt được luật nhân quả, kiểm sốt được lịng ham muốn và chịu trách nhiệm đối với bản thân mình (cái chết của ông là một lời khẳng định về tính trách nhiệm đó) để khỏi cảnh hỗn độn tự diệt và đi đến một xã hội kỷ cương. Và tất nhiên, con người phải luôn cố gắng học hỏi và phát triển trí tuệ để ngăn ngừa những tham vọng, si mê bởi tất cả tội lỗi từ vô minh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<i><b>e) Arixtôt (384 – 322 trước CN)</b></i>

Arixtôt được xem là cuốn bách khoa toàn thư vĩ đại nhất lịch sử. Ông đã nêu lên học thuyết bốn nguyên nhân, trong đó ơng cho rằng bất kỳ sự vật nào, nếu tồn tại bao giờ cũng xuất phát và được tạo thành từ bốn nguyên nhân: nguyên nhân hình dạng, nguyên nhân mục đích, nguyên nhân vật chất, nguyên nhân vận động. Bên cạnh học thuyết bốn nguyên nhân, Arixtôt còn xây dựng học thuyết về linh hồn và nhận thức luận. Ông phê phán quan niệm của Platon về linh hồn bất tử, ơng cho rằng khơng chỉ có con người mà mọi thực thể sống đều có linh hồn và không phải mọi linh hồn đều bất tử. Lý luận nhận thức của Arixtôt chứa đựng nhiều tư tưởng hợp lý và nhiều yếu tố duy vật. Theo ông, đối tượng của nhận thức là ở bên ngoài con người, quá trình nhận thức là quá trình phản ánh đối tượng bên ngoài ấy và trải qua nhiều cấp độ từ thấp đến cao, chưa hoàn thiện đến hồn thiện. Đạo đức học của Arixtơt phản ánh rõ nhất lập trường giai cấp của ơng. Ơng cho rằng, đạo đức phải phục vụ quyền lợi của nhà nước, hành vi nào làm suy yếu nhà nước là không có đạo đức. Đạo đức phải gắn liền với hành vi của con người, tiêu chuẩn đánh giá một cá nhân có đạo đức khơng phải ở lời nói mà là ở hành động.

<b>1.4 Nhận định chung</b>

Có thể nói, triết lý Hy Lạp cổ đại là những viên gạch đầu tiên xây nên tồn bộ ngơi nhà văn minh của Châu Âu ngày nay. Ta có thể thấy cả bề mặt và bề trái của Châu Âu ngày nay qua nền triết học Hy Lạp cổ đại. Điều đó làm cho nó sáng rực rỡ trên vũ đài triết học nhân loại và trở nên bất hủ. Mác nói: “Dại dột cho ai không thấy giá trị Hy Lạp cổ đại”.

Nền triết học duy vật Hy Lạp cổ đại đã đạt những thành tựu rực rỡ về mọi mặt và đã có những cống hiến lớn lao vào kho tàng văn học của loài người. Hơn hai mươi lăm thế kỉ đã qua, thời đại nô lệ Hy Lạp đã lùi xa trong quá khứ của lịch sử loài người, nhưng cho đến ngày nay, triết học

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Hy Lạp cổ đại vẫn không hề mất đi giá trị của nó. Nền văn minh hiện đại Châu Âu bắt nguồn từ nền văn minh Hy Lạp và chúng ta đã khơng thể hiểu đầy đủ văn hóa Châu Âu ngày nay nếu không đi ngược thời gian để tìm hiểu những thành tựu huy hồng của văn hóa Hy Lạp cổ đại.

<b>CHƯƠNG II. TƯỞNG CON NGƯỜI, XÃ HỘI TRONG TRIẾTHỌC HY LẠP CỔ ĐẠI</b>

<b>2.1. Tư tưởng con người </b>

Triết học phương Tây nói chung đã tập trung nghiên cứu con người một cách khá toàn diện, mà đặc biệt là đề cao con người, coi “con người là trung tâm của vũ trụ”, là “thước đo của vạn vật”; chú ý đến những phẩm chất tự nhiên và tự do của con người. Quan điểm về con người trong triết học phương Tây thể hiện rõ nét qua các thời kỳ với hai khuynh hướng duy vật và duy tâm rất rõ nét, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển rực rỡ của Triết học Hy Lạp cổ đại. Chúng ta có thể lược khảo các quan điểm về con người trong triết học Hy Lạp cổ đại qua tư tưởng của các triết gia tiêu biểu sau đây.

<i><b>2.1.1. Heraclit </b></i>

Heraclit quan điểm rằng con người được tạo nên từ linh hồn và thể xác, hai phần này đều sinh ra từ lửa. Linh hồn của con người là biểu hiện của lửa. Lửa đưa con người đến điều thiện, làm cho con người trở nên hoàn hảo, lửa là thôi thúc ở trong tim để ngăn ngừa những cám dỗ vì chống lại khối cảm cịn khó hơn chống lại sự giận dữ.

Theo ông, nhận thức khởi đầu từ cảm tính thơng qua các giác quan để con người nhận thức các sự vật cụ thể. Ông chia nhận thức thành hai cấp độ là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính chỉ là sự tiếp cận với logos nhưng không chắc chắn. Nhận thức lý tính là con đường đạt tới chân lý nên ông đề cao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i><b>2.1.2. Đêmôcrit </b></i>

Theo ông, con người là một loại động vật, nhưng về khả năng có thể học được bất kỳ cái gì nhờ có tay chân, cảm giác và năng lực trí tuệ trợ giúp. Đêmơcrit đứng trên lập trường vô thần phủ nhận thượng đế và thần linh; thần chỉ là sự nhân cách hóa hiện tượng tự nhiên hay thuộc tính của con người. Theo ơng, con người được tạo nên từ phần linh hồn và phần thể xác. Linh hồn do những nguyên tử hình cầu, nhẹ nóng tạo nên. Linh hồn khơng phải là cái siêu vật chất, mà là cái bản nguyên bằng lửa trong cơ thể; nó cũng được cấu tạo từ các ngun tử hình cầu giống như lửa và có tốc độ vận động lớn hơn các nguyên tử khác. Khi người ta chết, linh hồn sẽ khơng cịn, chúng rời thể xác và tồn tại như những nguyên tử khác. Sự sống và con người không phải do thần thánh tạo ra mà là kết quả của quá trình biến đổi của chính tự nhiên, được phát sinh từ những vật thể ẩm ướt dưới tác động của nhiệt độ. Trong đó, nhận thức của người ta bắt nguồn từ cảm giác. Nhờ sự vật tác động vào các giác quan mà ta có cảm giác về chúng. Những cảm giác này có nội dung chân thật, nhưng khơng đầy đủ, khơng sâu sắc, nó chỉ là sự phản ánh cái vỏ bên ngoài của sự vật, chưa phản ảnh được bản chất của sự vật. Bởi vì, nó chỉ phản ánh được mùi vị, âm thanh, mầu sắc, hình dáng của sự vật, mà khơng phản ánh được ngun tử và chân khơng.

<i><b>2.1.3 Platon </b></i>

Platon hình dung linh hồn có 3 bộ phận là lý tính, ý chí và nhục dục. Lý tính là cơ sở của sự thơng thái, ý chí là cơ sở của sự dũng cảm, nhục dục hay cảm tính là cơ sở cho mọi hoạt động bản năng của con người. Nếu cả ba yếu tố này kết hợp hài hòa với nhau dưới sự chi phối của lý tính sẽ tạo nên đức tính thứ tư là chính nghĩa. Đức tính này hướng con người tới ý niệm tối cao là cái thiện. Chỉ có tầng lớp quý tộc và các nhà triết học mới thể hiện được đức tính cao cả đó, cịn các tầng lớp bình dân cần có tính khuất phục để chế ngự dục vong chống lại nhà nước quý tộc chủ nô. Đặc

</div>

×