Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

tiểu luận môn đường lối cmxhcn cải tạo xhcn 75 86

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.93 KB, 12 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết, cải tạo xã hội chủ nghĩa là một trong những vấn đề cốt lõi của xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở thời kỳ 1958 – 1975, đất nước ta tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và đạt được những thành tựu bước đầu, ở giai đoạn này, giai đoạn 1975 – 1986, trên nền tảng của giai đoạn 1958 – 1975 Đảng ta tiếp tục tiến hành lãnh đạo công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu rằng cải tạo xã hội chủ nghĩa ở đây là cải tạo về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Khi đề cập tới vấn đề cải tạo xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa Mác – Lê nin đã khẳng định cuộc cải tạo về quan hệ sản xuất có vai trị chủ yếu và then chốt vì xét cho cùng thì chính chế độ sở hữu sẽ quyết định tồn bộ kiến trúc thượng tầng xã hội; cải tạo xã hội chủ nghĩa về mặt quan hệ sản xuất chính là tạo ra cơ sở hạ tầng cho kiến trúc thượng tầng mới, thực hiện quy luật sự phù hợp của kiến trúc thượng tầng với cơ sở hạ tầng; tạo ra sự thống nhất về chính trị - tinh thần trong toàn xã hội; sự phát triển cân đối, có kế hoạch của nền kinh tế đồng thời với những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa thì cải tạo xã hội chủ nghĩa nhằm giúp họ từ bỏ những cơ sở và điều kiện sinh ra áp bức, bóc lột, để tự họ cải biến mình theo lập trường xã hội chủ nghĩa và tham gia tích cực vào q trình tự giải phóng, xây dựng xã hội mới.

Chúng ta có thể hiểu cải tạo xã hội chủ nghĩa là quá trình cải biến nhằm thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới xã hôi chủ nghĩa theo những hình thức, quy mơ, bước đi thích hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Cải tạo xã hội chủ nghĩa là điều kiện tất yếu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội – cải tạo để xây dựng và xây dựng để cải tạo. Cải tạo xã hội chủ nghĩa đã thực hiện ở các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

trước đây và được tổng kết như một quy luật trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước.

Ở nước ta, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đã được tiến hành từ trước năm 1975 trên miền Bắc qua hai giai đoạn là từ năm 1958 – 1960 và từ năm 1961 đến năm 1975. Qua 21 năm cải tạo và xây dựng, miền Bắc đã bước đầu kiến lập được hình thái kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa với quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng mới, đem lại nhiều thay đổi trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tuy nhiên vẫn có những hạn chế nhất định.

Trên tinh thần của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa giai đoạn 1958 – 1975, Đảng tiếp tục lãnh đạo đất nước ta tiến hành tiếp tục công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước từ năm 1975 – 1986.

Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa giai đoạn này được tiến hành trong bối cảnh đât nước có những thay đổi, chuyển biến quan trọng bao gồm cả thuận lợi và khó khăn.

Về thuận lợi, đại thắng mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã mở ra một thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam: thời kỳ hịa bình, độc lập, thống nhất, cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Miền Bắc đã qua gần 20 năm tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, đạt được những thành tựu có ý nghĩa về cải tạo xã hội chủ nghĩa, về xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được xác lập. Cách mạng tư tưởng và văn hóa, xây dựng nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa được tiến hành. Cả nước hịa bình, độc lập, thống nhất với khí thế cách mạng hừng hực của một dân tộc vừa chiến thắng tên đế quốc xâm lược đầu sỏ. Nước ta có đủ điều kiện về tài nguyên, lực lượng lao động và trí tuệ để xây dựng chủ nghĩa xã hội, lại trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đang lớn mạnh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Khó khăn, phức tạp chính là nền kinh tế nước ta phổ biến là sản xuất nhỏ, bị chiến tranh tàn phá nhiều năm để lại hậu quả vô cùng nặng nề, chua có đủ thời gian để khơi phục, hàn gắn. Một số nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ phải tiếp tục hoàn thành như thống nhất đất nước về mặt nhà nước, thống nhất chính quyền, đồn thể, văn hóa… trong khi nguy cơ chiến tranh do các thế lực đế quốc, phản động tiến hành đã bùng phát. Các nước đế quốc thù địch bao vây cấm vận kinh tế nước ta. Sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em đối với nước ta bị cắt giảm. Tính chất xã hội, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, nhận thức về cách mạng xã hội chủ nghĩa ở hai miền vẫn cịn có sự khác nhau. Đấu tranh để giải quyết vấn đề ai thắng ai giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đang diễn ra quyết liệt. Điều khó khăn là cơng cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đã từng có những lý do hợp lý trong thời kỳ cả nước có chiến tranh 1954 – 1975, nhưng khi đất nước chuyển sang giai đoạn mới – “xây dựng, hịa bình”, thì chưa có sự nhìn nhận, tổng kết quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc một cách thẳng thắn, khách quan để từ đó triển khai trên cả nước.

Trong bối cảnh ấy, Đảng nhận định xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước đòi hỏi phải phát huy cao độ tính chủ động, sáng tạo và tự giác của nhân dân, của Đảng lãnh đạo; đồng thời phải tiến hành khẩn trương từ xây dựng đường lối, chủ trương đến tổ chức phong trào cách mạng để nhanh chóng xóa bỏ cái cũ, xây dựng cái mới từ gốc đến ngọn cho một chế độ xã hội mới – từ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội đến con người.

Về chủ trương cỉa tạo ở giai đoạn này, Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa III (Tháng 9 – 1975) xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta là “Hoàn thành thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Miền Bắc phải tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn thiện quan hệ

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

sản xuất xã hội chủ nghĩa; miền Nam phải đồng thời tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Nội dung cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước là nắm vững chun chính vơ sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Hội nghị cịn đề ra nhiệm vụ cho từng miền Bắc, Nam.

Hội nghị lần thứ 25 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa III tiếp tục khẳng định lại những nội dung của Hội nghị lần thứ 24.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12 – 1976) đề ra đường lối chung về cách mạng xã hội chủ nghĩa; đường lối xây dựng kinh tế ở nước ta; phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch 5 năm 1976 – 1980 về phát triển và cải tạo kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật; phương hướng phát triển từng ngành của nền kinh tế quốc dân; phương hướng cải tạo xã hội chủ nghĩa là cải tạo quan hệ sản xuất cũ, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trên cả nước. Trong đó, miền Bắc mở rộng thành phần kinh tế quốc doanh, củng cố và tăng cường hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, quản lý kinh tế cá thể phát triển phù hợp với kế hoạch nhà nước. Miền Nam xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với tư sản mại bản và tư bản tư doanh, kết hợp ba cuộc cách mạng đó là cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học – kỹ thuật và cách mạng tư tưởng – văn hóa, gắn với q trình tổ chức lại sản xuất, lưu thông trong cả nước, đưa miền Nam tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.

Chủ trương cải tạo mà đại hội IV đề ra về cơ bản vẫn theo lối tư duy cũ của 20 năm trước. Do chưa tổng kết kinh nghiệm cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nên cùng với việc coi thời kỳ quá độ chỉ là một bước phát triển ngắn, chưa thấy được tính chất lâu dài của thời kỳ quá độ qua nhiều

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

chặng đường khác nhau, chưa xác định được mục tiêu của chặng đường đầu tiên, chủ trương đẩy mạnh cơng nghiệp hóa khi chưa đầy đủ điều kiện cần thiết, chua thấy hết tác dụng của nền kinh tế nhiều thành phần cùng tồn tại và phát triển, nên quan điểm, chủ trương, biện pháp cải tạo xã hội chủ nghĩa cũng cịn hạn chế. Điều đó thể hiện tư tưởng nóng vội, chủ quan, duy ý chí, bảo thủ muốn sớm hồn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa để tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3 – 1982) đã xác định: chặng đường trước mắt bao gồm cả thời kỳ 5 năm 1981 – 1985 và kéo dài đến năm 1990 là chặng đường có tầm quan trọng đặc biệt. Làm rõ hơn một bước nội dung cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa lúc này là chưa đẩy mạnh mà chỉ mới là giai đoạn chuẩn bị điều kiện để đẩy mạnh công nghiệp hóa; tập trung phát triển nơng nghiệp, coi nơng nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dung; tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng mũi nhọn. Kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dung và công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất trong một cơ cấu hợp lý. Trong thời kỳ này miền Bắc có 3 thành phần kinh tế là quốc doanh, tập thể và cá thể; miền Nam có 5 thành phần là quốc doanh, tập thể, công tư hợp doanh, cá thể và tư bản tư nhân.

Đại hội V của Đảng đã đề cập đến kinh tế nhiều thành phần nhưng trong nhận thức cịn lúng túng, một mặt muốn xóa bỏ nhanh các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, mặt khác muốn duy trì các thành phần kinh tế đó nhưng khơng rõ là sẽ duy trì trong bao lâu.

Quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa trên cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng diễn ra qua hai thời kỳ 1975 – 1980 và 1981 – 1985 gắn với hai nhiệm kỳ Đại hội Đảng khóa IV và khóa V.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Trong thời kỳ 1975 – 1980, miền Bắc tiếp tục củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa với hai hình thức quốc doanh và tập thể hợp tác xã. Phát triển hợp tác xã bậc cao trong nông nghiệp, năm 1980 miền Bắc có 11.088 hợp tác xã thu hút 96,9 % hộ nơng dân. Mơ hình tổ chức và quản lý tập trung, bao cấp của hợp tác xã nơng nghiệp theo hướng ổn định tình hình, phục vụ kháng chiến không cho phép thực hiện các hình thức khốn hộ, khốn chui. Những bất hợ lý về cơ chế quản lý của hợp tác xã đến thời kỳ này cũng bộc lộ rõ rệt. Ở miền Nam lúc này được áp dụng theo kinh nghiệm miền Bắc, gấp rút tiến hành và định thời gian hoàn thành trong 5 năm.

Đối với công nghiệp tư bản tư doanh chủ yêu tập trung ở thành phố Sài Gòn – Gia Định và các thành thị miền Nam. Với tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp đã tổ chức được 4000 tổ đoàn kết sản xuất.

Đối với thương nghiệp, Hội đồng chính phủ ban hành chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thương nghiệp tư nhân ở các tỉnh phía Nam dưới hình thức thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp hợp tác xã, thực hiện xóa bỏ thương nghiệp tư bản chủ nghĩa, xây dựng thị trường xã hội chủ nghĩa thống nhất, trong đó thương nghiệp quốc doanh giữ vai trị chủ đạo.

Trong nông nghiệp, từ cuối năm 1975, Đảng chủ trương điều chỉnh ruộng đất coi đó là bước chuẩn bị để đưa nông dân miền Nam đi dần vào con đường làm ăn tập thể. Từ tiến hành thí điểm một số hợp tác xã nông nghiệp, phong trào hợp tác xã đã phát triển mạnh. Ở Nam Bộ đến năm 1979 thành lập được 12.246 tập đoàn sản xuất.

Trong những năm 1981 – 1985,công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trên cả nước vẫn tiếp tục nhưng đã có điều chỉnh quan trọng về cơ chế quản lý kinh tế cả trong công – nông nghiệp. Thực hiện chủ trương của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IV (8/1979) với tư tưởng nổi

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

bật là điều chỉnh một số chính sách kinh tế làm cho sản xuất bung ra. Chỉ thị số 100-CT/TW ngày 13/1/1981 của Ban bí thư thực hiện cải tiến cơng tác khốn, mở rộng khốn sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp; thực hiện kế hoạch ba lợi ích trong các xí nghiệp, doanh nghiệp… đã tạo ra khơng khí mới trong phát triển kinh tế. Sản xuất nông nghiệp được khôi phục và phát triển ổn định. Gía trị sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp chuyển biến tích cực.

Những cải tiến, cải cách, đổi mới cục bộ đã dần dần bộc lộ những hạn chế và không đủ sức làm ngăn chặn khủng hoảng kinh tế - xã hội làm cho sản xuất và đời sống gặp nhiều khó khăn.

Như vậy, từ năm 1975 – 1986, trong quá trình thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng qua hai thời kỳ Đại hội IV và Đại hội V, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa do Đảng ta lãnh đạo đã đạt được một số thành tựu mà nổi bật là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa được xác lập và củng cố trong cả nước. Cơ cấu kinh tế công, nơng nghiệp hợp lý hơn. Phong trào hợp tác hóa phát triển. Cơ sơt vật chất – kỹ thuật trong hợp tác xã ở nông thôn, trong các ngành công nghiệp, thương nghiệp và giao thông vận tải được tăng cường. Tư tưởng văn hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa được thực hiện.

Đến năm 1985, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trên cả nước căn bản hoàn thành. Cùng với q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, cơng cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa góp phần vào những thành tựu quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các lĩnh vực khác của thời kỳ 1981 – 1985, đã tạo ra những điều kiện căn bản để Đảng ta tiến hành sự nghiệp đổi mới.

Tuy nhiên, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa thời kỳ 1975 – 1986 vẫn còn những hạn chế nhất định như trong những năm 1981 – 1983, công cuộc

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở các tỉnh Nam Bộ tiến hành chậm; cải tạo công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa và tư nhân bị buông trôi để cho giai cấp tư sản phục hồi và phát triển làm hỗn loạn trật tự kinh tế - xã hội. Việc củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất trên cả 3 mặt bị xem nhẹ. Đến những năm 1983 – 1985, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa mới được đẩy mạnh với tinh thần kiên quyết.

Kết luận Hội nghị bàn về cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế miền Nam, ngày 5 tháng 4 năm 1978 đã có những kết luận quan trọng:

Để đánh giá những thành tựu về cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế miền Nam, phải đặt công cuộc cải tạo trong khuôn khổ chung của thời kỳ miền Nam bước vào giai đoạn mới của cách mạng, kể từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Về thắng lợi:

1. Trước hết phải nói đến thắng lợi của việc kết thúc chiến tranh giải phóng, đem lại hịa bình; xóa bỏ chia cắt, thực hiện thống nhất; xoá bỏ chế độ thực dân mới, đem lại độc lập tự do cho miền Nam và cho cả nước.

Đây là một bước nhảy vọt lịch sử đối với dân tộc ta, đồng thời là sự đổi đời vĩ đại đối với từng người và từng gia đình: từ thân phận nơ lệ, nhân dân lao động

<i>bắt đầu trở thành người làm chủ tập thể. Quyền làm chủ tập thể đó được thể</i>

hiện ngày càng rõ trong thể chế chính trị và cơ cấu kinh tế của đất nước.

2. Chuyển được một bước nền kinh tế lệ thuộc nước ngoài đi theo

<i>hướng độc lập, tự chủ và xã hội chủ nghĩa. Nhà nước đã nắm và thực tiếp quản</i>

lý các ngành kinh tế then chốt và nhiều cơ sở sản xuất quan trọng. Hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa đã được thiết lập và dần dần được củng cố, mở rộng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>Công nghiệp được khôi phục, một số cơ sở phát triển hơn trước. Công</i>

nghiệp quốc doanh đã chiếm trên 65% giá trị sản lượng công nghiệp, tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp.

<i>Nông nghiệp có bước tiến rõ rệt về khai hoang, phục hố, làm thủy lợi</i>

bước đầu tăng vụ và thâm canh. Việc tổ chức các hình thức làm ăn tập thể đã

<i>bắt đầu ở nông thôn. Ngành vật tư đã cung ứng được 85% vật tư cơ bản cho</i>

các cơ sở sản xuất.

<i>Thương nghiệp xã hội chủ nghĩa bảo đảm cung ứng những mặt hàng</i>

thiết yếu nhất cho đời sống nhân dân: lương thực, muối, vải, cá, rau, thịt, sữa, đường, bột ngọt, giấy, thuốc chữa bệnh...

<i>Nhà nước đã thống nhất kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu; thống nhấtquản lý phần lớn lương thực hàng hoá; độc quyền kinh doanh vận tảiđường</i>

sắt, đường biển và đường không; độc quyền phát hành tiền; thống nhất quản lý việc mua bán vàng, bạc...

Nhân dân lao động đang được sắp xếp việc làm; nạn thất nghiệp đã giảm bớt rõ rệt.

3. Xóa bỏ các tàn tích văn hố thực dân mới, khơi phục nhân phẩm con

<i>người; tổ chức đời sống văn hoá lành mạnh, bảo đảm việc học hành cho trẻ</i>

em, bước đầu đổi mới quan hệ giữa người và người.

<i>4. Trật tự xã hội ngày càng được ổn định, an ninh chính trị được giữ vững.</i>

Về Khuyết điểm:

1. Chưa làm tốt việc phát động quần chúng làm cho nhân dân lao động hiểu sâu sắc sự đổi đời của mình từ địa vị người nô lệ, người bị áp bức trở

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

thành người tự do, người làm chủ xã hội, để động viên họ đứng lên xây dựng chế độ làm chủ tập thể.

Chưa đi sâu nghiên cứu, làm sáng tỏ nội dung và cách thức xây dựng quyền làm chủ tập thể về chính trị kinh tế, văn hố và xã hội trong từng

<i>phường, xã, quận, huyện .., để làm cho mỗi người dân tự thấy có nghĩa vụ và</i>

có quyền tham gia vào mọi cơng việc của xã hội.

Chưa xác lập được một cơ cấu các tổ chức Đảng, Nhà nước và đoàn thể quần chúng, nhất là ở cơ sở, đáp ứng được nhiệm vụ cải tạo và xây dựng, bảo đảm quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động.

Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho nhân tố tích cực chưa được phát huy, nhân tố tiêu cực chậm được khắc phục.

2. Chưa nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng về cải tạo kinh tế ở miền Nam, nhất là chưa thấu suốt mục đích của cải tạo là xây dựng cơ cấu kinh tế mới, tạo điều kiện phát triển sản xuất; nội dung và phương châm cải tạo kinh tế là cải tạo phải kết hợp chặt chẽ với xây dựng. Do đó, trong cách tiến hành cải tạo, chỉ nghĩ đến hoặc nặng về mặt thay đổi chế độ sở hữu, không quan tâm hoặc xem thường việc tổ chức lại sản xuất và phát triển sản xuất, xây dựng mạng lưới phân phối mới.

3. Đối với các ngành và các cơ sở sản xuất công nghiệp thì chậm tiến hành kiểm kê, nắm khơng vững năng lực sản xuất, chưa xây dựng được các phương án tổ chức lại sản xuất theo ngành, kết hợp ngành với địa phương và cơ sở, để tạo ra cơ cấu sản xuất mới với cách thức quản lý thích hợp, nhằm phát triển sản xuất, làm phong phú mặt hàng, nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm.

</div>

×