Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Theo số liệu thống kê của khoa tâm thần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.2 KB, 14 trang )

Bài viết cuối kỳ
MỤC LỤC
LỞI MỞ ĐẦU
Tự tử là một vấn đề luôn nóng và mang tính thời sự trong xã hội loài
người. Khối lượng đồ sộ của những công trình nghiên cứu liên quan đến tự tử
cho chúng ta có thể hình dung được sức nóng cũng như sự thu hút của vấn đề
đối với xã hội nói chung và các nhà nghiên cứu và thực hành tâm lý nói riêng.
Tỉ lệ tử tự dường như có nguy cơ ngày càng tăng tại hầu hết các quốc gia
trên thế giới, đặc biệt lực lượng tự tử đang ngày càng trẻ hóa. Các nhà nghiên
cứu đã thống kê và kết luận rằng: số lượng nam giới tự tử thành công (tự tử và
chết) là cao hơn nữ giới, mặc dù nữ giới có ý định và hành vi tự tử cao hơn nam
giới; độ tuổi tự tử ngày càng tăng dần, có nghĩa ở các lứa tuổi lớn hơn thì nguy
cơ tự tử cao hơn; những người độc thân có nguy cơ tự tử cao hơn những người
có gia đình; và tỉ lệ tự tử bình quân trong dân số bình thường là ít hơn rất nhiều
so với tỉ lệ tự tử trong nhóm những người có các khó khăn tâm lý hoặc các bệnh
lý tâm thần. Theo số liệu thống kê của Khoa tâm thần, bệnh viện Bạch Mai cho
rằng, 50% các ca tự sát đều xuất phát từ người bị trầm cảm.Trong bài viết này
người viết sẽ phân tích vì sao người bị trầm cảm lại có xu hướng tự sát, từ đó đề
xuất các biện pháp can thiệp đến gia đình người trầm cảm nhằm ngăn chặn hành
vi tự sát ở họ.
Học viên: Bùi Thị Bích Ngọc – Lớp CTXH1 - 2012
1
Bài viết cuối kỳ
I. Khái niệm
1. Khái niệm sức khoẻ
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới (WHO) thì sức khỏe là một
trạng thái thoải mái hoàn toàn về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải
chỉ là trạng thái không bệnh hay tàn tật. Như vậy sức khỏe nói chung gồm 3
thành phần: thể chất (bao gồm thể lực, thể hình), tâm thần (bao gồm trí tuệ, nghị
lực) và xã hội (bao gồm mối quan hệ ứng xử, sự công bằng, bình đẳng và văn
minh). Ba thành phần này quan hệ mật thiết với nhau, luôn tác động qua lại với


nhau.
2. Khái niệm sức khoẻ tâm thần
Sức khỏe tâm thần gắn liền với sức khỏe thể chất, và cũng quan trọng như
sức khỏe thể chất nhằm đem lại sự khỏe mạnh cho các cá nhân, xã hội và đất
nước. Những hành vi liên quan đến sức khỏe tồn tại trên một phạm vi rất rộng,
thường có liên quan đến thể liên tục của sức khỏe – bệnh.
Theo cách hiểu đơn giản nhất, sức khỏe tâm thần là khả năng “đương đầu
và thích ứng với những căng thẳng của cuộc sống theo một cách thức có thể
chấp nhận được” (Anderson, 1994). Những con người có sức khỏe tâm thần lành
mạnh có khả năng thực hiện thành công những hoạt động trong cuộc sống hàng
ngày, giải quyết các vấn đề, thiết lập các mục tiêu, thích ứng với thay đổi và yêu
thích cuộc sống. Họ hiểu được chính mình, tự định hướng và chịu trách nhiệm
về những hành động của mình. Nói tóm lại, người có sức khỏe tâm thần lành
mạnh có khả năng đương đầu tốt.
Học viên: Bùi Thị Bích Ngọc – Lớp CTXH1 - 2012
2
Bài viết cuối kỳ
Một định nghĩa khác “sức khỏe tâm thần là khả năng của bộ máy tâm lý
hoạt động một cách hoàn toàn hợp lý, có hiệu quả và đương đầu một cách mềm
dẻo trước những tình huống khó khăn mà vẫn có thể tìm lại được sự cân bằng
của mình”.
Để đánh giá đúng sức khỏe tâm thần, chúng ta đưa ra 6 tiêu chuẩn: thái độ
tích cực với bản thân, hiểu được giá trị đích thực của mình, có khả năng làm
việc và trao đổi kinh nghiệm của mình với người khác, giữ được sự điều hòa
cảm xúc, phản ứng đúng mức trước các sự kiện, có khả năng tự chủ, tự quyết
định được những công việc cần làm, có khả năng hiểu biết được những gì đã xẩy
ra trong thực tế xung quanh và có khả năng tạo được mối quan hệ tốt với mọi
người, trong gia đình cũng như ngoài xã hội.
Tóm lại, theo ý kiến của người viết: Sức khỏe tâm thần là một trạng thái
không có rối loạn hay dị tật tâm thần mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn

toàn thoải mái.
3. Khái niệm trầm cảm
Trầm cảm là biểu hiện sự ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần. Nó gồm ba
thành phần chủ yếu sau:
a. Cảm xúc bị ức chế
Người bệnh cảm thấy chán nản, buồn rầu vô hạn. Biểu hiện ra nét mặt và
dáng điệu: nét mặt ủ rũ, mắt mở to, đăm chiêu suy nghĩ hoặc rơm rớm nước mắt.
Sự buồn rầu thường kèm theo uể oải, chân tay rã rời, cảm giác khó chịu bất an.
Người bệnh nhìn sự vật trong quá khứ, hiện tại, tương lai với màu sắc ảm đạm,
bi quan về tương lai.
b. Tuy duy bị ức chế
Quá trình liên tưởng chậm chạp, các hồi ức xuất hiện khó khăn, dòng tư
duy bị ngưng trệ, khó diễn đạt ý của mình thành lời nói. Người bệnh thường
chìm đắm trong các chủ đề trầm cảm, rầu rĩ, khóc lóc.
Thường xuyên xuất hiện các ý nghĩ tự ti hay nặng hơn thì xuất hiện các
hoang tưởng tự buộc tội, không xứng đáng. Bệnh nhân tự cho mình có phẩm
Học viên: Bùi Thị Bích Ngọc – Lớp CTXH1 - 2012
3
Bài viết cuối kỳ
chất xấu, nhiều tội lỗi do đó mà không dám ăn uống, không dám nhìn mọi
người.
Trên cơ sở những hoang tưởng buộc tội, người bệnh thường xuất hiện
những ý nghĩ và hành vi tự hủy hoại thân thể.
c. Vận động bị ức chế
Người bệnh ngồi im hàng giờ, đi lại chậm chạp, nằm im co quắp trên
giường, mặt quay vào tường hoặc khúm núm chui vào gầm giường như kẻ trốn
chạy. Có thể có hoạt động nhưng rất hạn chế, đơn điệu, quanh quẩn quanh
phòng. Trên nền của hoạt động ức chế có thể xuất hiện cơ buồn sâu sắc, thất
vọng nặng nề và đột ngột la hét, thổn thức, níu áo, cầu xin khóc lóc thảm thiết và
đột nhiên cũng có những hành vi bất thường, thường là hành vi tự sát. Đây là

trạng thái kích động trầm cảm.
Trạng thái trầm cảm thường nặng hơn vào buổi sáng, đặc biệt là sau khi
ngủ dậy.
Hội chứng trầm cảm có thể gặp trong bệnh rối loạn cảm xúc, tâm thần
phân liệt, rối loạn tâm thần căn nguyên tâm lý.
4. Khái niệm tự sát
Tự sát hành động của một người cố ý gây ra cái chết cho chính mình. Tự
sát thường có liên hệ với trạng thái tuyệt vọng, hoặc do một số rối loạn tâm
thần cơ bản bao gồm trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt, nghiện
rượu và lạm dụng ma túy. Chịu áp lực hoặc gặp những tình cảnh bất hạnh như
khó khăn về tài chính hoặc rắc rối với các mối quan hệ giữa các cá nhân (thất
tình, mâu thuẫn với gia đình, bạn bè ) có thể đóng một vai trò quan trọng gây
ra quyết định tự sát
Học viên: Bùi Thị Bích Ngọc – Lớp CTXH1 - 2012
4
Bài viết cuối kỳ
II. Thực trạng người mắc trầm cảm dẫn đến tự sát
Trong các loại bệnh, trầm cảm khá phổ biến trong cộng đồng. Theo
khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho đến năm 2020, số người tử
vong do trầm cảm sẽ đứng thứ hai chỉ sau bệnh nhồi máu cơ tim.
Ước tính có khoảng 3-5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần
suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong cuộc đời là 15 - 25%. Bệnh trầm cảm
gây ra chi phí to lớn trong xã hội và nhiều người bệnh chưa được phát hiện,
chữa trị kịp thời. Nó gây nguy hiểm cho sức khoẻ, làm suy giảm chức năng xã
hội, nghề nghiệp cho người mắc phải; gây tổn thất cho gia đình người bệnh, cho
xã hội, là nguyên nhân chủ yếu của các trường hợp tự sát, các tai nạn lao động
và giao thông. Có nhiều người không được phát hiện, chữa trị kịp thời nên đã
tìm lối thoát đến rượu, ma tuý, thậm chí đến cái chết. Theo số liệu thống kê của
Khoa tâm thần, bệnh viện Bạch Mai cho rằng, 50% các ca tự sát đều xuất phát từ
người bị trầm cảm.

Nhiều nghiên cứu ở lĩnh vực này cho thấy, trầm cảm cũng rất dễ gặp ở trẻ
em, nhất là tuổi dậy thì là giai đoạn các em có nhiều biến đổi về tâm sinh lý. Trẻ
em bị trầm cảm khó thích nghi với môi trường xung quanh, không còn thấy
hứng thú, thích ứng được với học tập, trở nên khó bảo, có hành vi hỗn loạn ở gia
đình và nhà trường: thích đua xe, bỏ học, dễ bị lôi kéo vào nghiện ngập, dễ
vướng vào các tệ nạn xã hội Các em rất cần được tư vấn, trị liệu kịp thời.
Học viên: Bùi Thị Bích Ngọc – Lớp CTXH1 - 2012
5
Bài viết cuối kỳ
Các điều tra về những trường hợp tự tử ở tuổi thanh thiếu niên tại TP Hồ
Chí Minh cho thấy, gần 40% số đối tượng tự tử có bệnh lý tâm thần kèm theo
như trầm cảm, lệ thuộc ma túy, tâm thần phân liệt, loạn thần cấp và có đến
7,6% số người tự tử lần thứ hai trở lên. Gần 5% số trẻ này có người trong gia
đình tự tử. Hơn 24% trường hợp là trẻ ly tán cha mẹ từ rất sớm.
Ảnh hưởng nhiều nhất là những tác động từ phía gia đình đối với trẻ vì
khoảng 90% trường hợp trẻ tự tử có sang chấn kết hợp, trong đó chủ yếu là sang
chấn trong quan hệ với gia đình (60% trường hợp sang chấn là bị bỏ rơi, ly tán
hay do bất đồng, xung đột tâm lý).
III. Nguyên nhân người mắc trầm cảm dẫn đến tự sát
1. Yếu tố văn hoá - xã hội
Tỉ lệ tự sát thấp nhất ở những người đã kết hôn hoặc đang sống chung và
cao nhất ở những người đã ly hôn. Phụ nữ tự sát nhiều gấp 3 lần đàn ông; ngược
lại, tỉ lệ tự sát thành công ở đàn ông nhiều gấp 3 lần phụ nữ. Khoảng 60% các ca
tự sát xảy ra sau khi cá nhân vừa dùng đồ uống có cồn (Royal College of
Psychiatrists, 1986).
Những vấn đề đẩy cá nhân đến hành vi tự sát đa dạng, tuỳ theo lứa tuổi.
Bản tổng quan của Hawton (1997) cho thấy trong số người trưởng thành đã từng
có ý định hoặc hành vi tự sát, có 72% là những người gặp khó khăn trong các
mối quan hệ liên nhân cách, 26% có vấn đề về việc làm, 26% gặp những khó
khăn với con cái, trong khi 19% có những vấn đề về tài chính. ở tuổi vị thành

niên, sự không ổn định về cảm xúc có thể là nguyên nhân đặc biệt khiến các em
tự sát. Những vấn đề liên quan đến tình dục cũng có thể là một yếu tố nguy cơ
cụ thể đối với vị thành niên. Ví dụ, Remafedi và cs. (1998) đã phát hiện ra rằng:
28% vị thành niên nam đồng tính luyến ái từng tự sát, so với 4% ở vị thành niên
nam bình thường. Đối với phái nữ con số tương đương là 21 và 15%. ở người
già, tự sát có thể xảy ra như hậu quả của việc tăng cảm giác vô dụng/bất tài:
44% người cao tuổi được nghiên cứu tìm đến tự sát để không bị đưa vào viện
Học viên: Bùi Thị Bích Ngọc – Lớp CTXH1 - 2012
6
Bài viết cuối kỳ
dưỡng lão (Loebel và cs.1991). Tự sát ở những người vừa mất đi người thân
cũng hay xảy ra.
Một mô hình xã hội có tính lí thuyết hơn về tự sát được Durkheim ([1897]
1951) phát triển. Ông xác định 3 loại tự sát: do không thuộc về một tổ chức
(anomic), vì người khác (altruistic) và vì mình (egoistic). Theo Durkheim, tự sát
do không thuôc về một tổ chức diễn ra khi cấu trúc xã hội mà cá nhân sống
trong đó thất bại trong việc cung cấp cho cá nhân đầy đủ sự ủng hộ, và cá nhân
mất đi cảm giác thuộc về một nơi nào đó - tình trạng mà Durkheim gọi là vô tổ
chức/loạn cương (anomie). Mức độ cao của sự không có tổ chức xảy ra vào lúc
có cả thay đổi thuộc về xã hội lẫn con người, bao gồm các stress trong những
vấn đề kinh tế, nhập cư và trạng thái bất ổn. Tự sát vì người khác xuất hiện khi
một cá nhân chủ tâm hy sinh bản thân họ vì sự hạnh phúc của người khác hoặc
của cả cộng đồng. Cuối cùng, tự sát vì mình xảy ra ở những người không bị các
mực chuẩn xã hội kìm nén, họ là những người ngoài cuộc và đơn độc trong tình
trạng bị xa lánh thường xuyên, hơn cả những người tìm đến tự sát do do không
thuộc về một tổ chức.
2. Giải thích của trường phái phân tâm
Theo Freud ([1920] 1990), tự sát biểu hiện một ham muốn bị dồn nén -
muốn tiêu diệt vật mình yêu đã mất và là một hành động trả thù. Hendin (1992)
xác định có rất nhiều quá trình phân tâm khác nhau có thể dẫn đến tự sát, gồm ý

tưởng có được tái sinh hoặc tái liên kết với vật đã mất hoặc gặp lại vật đó, cũng
như tự trừng phạt và chuộc tội.
3. Giải thích của trường phái nhận thức
Nhiều người có hành vi tự sát thiếu sót về trí nhớ và các kỹ năng giải
quyết vấn đề, ngay cả khi so sánh với những bệnh nhân trầm cảm không tự sát
(Schotte và Clum, 1987). Những thiếu hụt này khiến cho mỗi cá nhân gặp khó
khăn trong việc đương đầu với những tình huống gây stress một cách thành công
và hiệu quả; nó còn khiến cho cá nhân có xu hướng sử dụng những chiến lược
ứng phó không thích hợp, bao gồm cả tự sát.
Học viên: Bùi Thị Bích Ngọc – Lớp CTXH1 - 2012
7
Bài viết cuối kỳ
Rudd (2000) đã phát triển mô hình nhận thức về trầm cảm công phu hơn,
dựa trên những kinh nghiệm lâm sàng của chính ông và mô hình của Beck về rối
loạn cảm xúc. Theo Rudd, các thành tố của bộ ba nhận thức tiềm ẩn bao gồm:
bản thân (sự vô giá trị, không được yêu thương, kém cỏi và tuyệt vọng), người
khác (sự từ chối, lạm dụng, phán xét) và tương lai (sự tuyệt vọng). Mấu chốt là
những giả định thuộc chủ nghĩa cầu toàn(perfectionism) (“Nếu tôi hoàn hảo,
người ta sẽ chấp nhận tôi”), dẫn đến hệ quả về mặt hành vi là trở thành nô lệ cho
các mối quan hệ và sự cầu toàn thái quá. Ngược lại với trầm cảm, ở đâu mà nỗi
buồn chiếm ưu thế, cá nhân tự sát có thể trải qua một chuỗi các cảm xúc, bao
gồm buồn bã, tội lỗi và giận dữ. Các ý nghĩ có thể tập trung vào việc trả thù,
nhưng điều này không trực tiếp dẫn đến hành vi tự sát. Suy nghĩ và cảm xúc liên
quan đến tự sát xuất hiện cùng lúc với sự kích động và khuấy động cao về mặt
sinh lí: những cá nhân không bị khuấy động sự chán nản một cách sâu sắc sẽ
không có động cơ để tự sát. Nguy cơ tự sát thay đổi theo thời gian, trong những
giai đoạn nguy cơ cao lại xuất hiện rải rác nguy cơ thấp. Nguy cơ cao khi nhiều
yếu tố nguy cơ cùng tác động một lúc. Những yếu tố này có thể bao gồm stress
do hoàn cảnh, sự hoạt hoá những sơ đồ nhận thức tiêu cực, sự lẫn lộn về mặt
cảm xúc và thiếu hụt các kỹ năng đương đầu/ứng phó.

Dưới đây là những lời nói tuyệt vọng của một người phụ nữ đã lập gia
đình, đang muốn tự sát; đối với người này, những sự kiện trong nhiều năm trước
đây tiếp tục có ảnh hưởng bất lợi:
“Tôi không thể tiếp tục được nữa…Tôi hư hỏng… Tôi bẩn thỉu…Những
gì tôi đã làm trước đây thật tồi tệ…Tôi đã làm những việc không nên làm với
đàn ông ngay khi tôi mới 6 tuổi… tôi là một con điếm Vì vậy lúc 11 tuổi tôi đã
bị cưỡng hiếp…Tôi bẩn thỉu…tồi tệ… một con điếm…và tôi không thể tử tế
được. Yêu ai tôi cũng khiến họ cảm thấy kinh tởm vì tôi là tôi…vì tôi bẩn thỉu.
Tôi không thể làm gi để thay đổi… vì tôi hư hỏng, bẩn thỉu…”
“Tôi không thể tìm được lối thoát cho mọi chuyện. Tôi đã cố gắng trong
suốt 30 năm, để không trở nên tồi tệ. Nhưng tôi không dừng được chuyện đó. Có
Học viên: Bùi Thị Bích Ngọc – Lớp CTXH1 - 2012
8
Bài viết cuối kỳ
quá nhiều thứ tôi đã làm khiến tôi trở nên tồi tệ…Tôi không thể làm cho bản
thân tốt hơn.”
“Chẳng có gì đáng sống nữa. Chồng và con gái tôi…Họ sẽ sống tốt hơn
nếu không có tôi. Họ không cần tôi. Tôi khiến họ bất hạnh và khi tôi ra đi họ sẽ
lại hạnh phúc. Họ không đáng để bị tôi làm khổ. Cho nên việc tốt nhất có thể
làm là tự tử…kết thúc đau khổ cho cả tôi và họ.”
Con người thể chất và con người tâm thần đều có vai trò và vị trí đến sức
khoẻ của con người. Tuy nhiên, thông thường mọi người thường để ý chăm sóc
đến con người thể chất nhiều và bỏ quên mất con người tâm thần.
IV. Biện pháp can thiệp đến gia đình người trầm cảm nhằm ngăn
chặn hành vi tự sát ở họ
1. Nhận biết người có nguy cơ tự tử
Hiểu biết ai có nguy cơ tự tử cao có thể giúp ngăn ngừa bi kịch. Trong khi
bạn không nhất thiết cần thường xuyên kiểm soát một người có nguy cơ cao, bạn
có thể cảnh giác hơn đối với các vấn đề có thể. Các yếu tố có thể tăng nguy cơ
tự tử của ai đó bao gồm:

Mưu toan tự sát trước đây
Có rối loạn tâm thần, như là trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân
liệt hoặc rối loạn nhân cách
Lạm dụng rượu hoặc thuốc
Có lịch sử gia đình về rối loạn tinh thần hay lạm dụng thuốc
Có lịch sử gia đình về tự tử
Bạo hành gia đình, bao gồm thể chất hay lạm dụng tình dục
Có súng trong nhà
Bệnh nặng, như là bệnh ung thư hay đau mãn tính
Học các dấu hiệu cảnh báo về tự tử
Học viên: Bùi Thị Bích Ngọc – Lớp CTXH1 - 2012
9
Bài viết cuối kỳ
Bạn không thể biết được khi nào người thân yêu hay bạn của bạn
đang có ý định tự tử. Nhưng đây là một số dấu hiệu báo trước điển hình :
Nói về tự tử, bao gồm nói những câu như "Tôi sắp giết chính tôi", "Tôi
ước tôi chết” hoặc "Lẽ ra tôi không nên được sinh ra"
Bảo đảm cho các cách thức tự tử, như là mua súng hoặc dự trữ thuốc
Tách ra khỏi tiếp xúc xã hội và muốn được còn lại một mình
Biến đổi tâm trạng thất thường, như cảm xúc tốt một lúc nào đó và sau đó
lại cực kỳ nản chí
Quan tâm đến cái chết hoặc bạo lực
Cảm giác bị mắc kẹt hoặc tuyệt vọng về một tình huống
Tăng sử dụng rượu hoặc thuốc
Thay đổi thói quen bình thường hàng ngày, như là việc ăn ngủ
Tham gia các hành vi mạo hiểm hoặc tự huỷ hoại bản thân, như là sử
dụng thuốc hoặc lái xe bạt mạng
Cho đi đồ đạc cá nhân hoặc thu xếp cho mọi công việc đều ổn thoả
Nói lời từ biệt với mọi người như thể sẽ không còn gặp lại nữa
Sự phát triển nhân cách thay đổi, ví dụ như trở thành rất cởi mở sau khi

đã rất nhút nhát.
Hơn nữa, không phải lúc nào cũng hy vọng có thể thấy các dấu hiệu cảnh
báo về tự tử. Một vài người giữ bí mật ý định tự tử của họ hay phủ nhận thậm
chí ngay cả khi bị hỏi trực tiếp. Và nhiều người sẽ xem xét hay mưu toan tự sát
khi bạn nghĩ rằng họ đã cảm thấy khá hơn – ví dụ trong cái cách như là có vẻ hết
bị trầm cảm. Đó là vì cuối cùng họ đã có thể tập trung sức mạnh tinh thần để
biến những suy nghĩ về tự sát của họ thành hành động.
2. Các cách can thiệp
2.1. Đối với người trầm cảm có hành vi tự sát
Đối với người có hành vi tự sát và có một rối nhiễu tâm thần, có thể tận
dụng điều trị của chính rối nhiễu này mà không cần bận tâm đến ảnh hưởng của
nó đối với khí sắc hay hành vi của họ. Hoặc trị liệu có thể hướng trực tiếp đến
những yếu tố thúc họ đẩy tự sát. Một trong những tiếp cận trị liệu là thông qua
Học viên: Bùi Thị Bích Ngọc – Lớp CTXH1 - 2012
10
Bài viết cuối kỳ
sự phát triển các chiến lược ứng phó có hiệu quả với những vấn đề mà họ đối
diện. Thành tố mấu chốt trong cách tiếp cận này bao gồm:
Cả thân chủ và nhà trị liệu đều có được sự hiểu biết chính xác về bản chất
của vấn đề.
Xác định xem có thể cải thiện được hoàn cảnh ở khía cạnh nào: xác định
mục tiêu mong muốn (như mối quan hệ tốt hơn với bạn trai chẳng hạn).
Xác định chiến lược để có thể đạt được các mục tiêu này (ví dụ, nói
chuyện nhiều hơn, cùng đi chơi…).
Cách tiếp cận này có thể áp dụng cho cá nhân cũng như hai vợ chồng và
thậm chí là cả gia đình. Có thể duy trì tần số cao cho các buổi trị liệu ở giai đoạn
đầu, sau đó từ từ nới dần khoảng cách giữa các buổi khi cá nhân bắt đầu ứng phó
tốt hơn với vấn đề của họ. Liệu pháp này đòi hỏi số buổi trị liệu vừa phải: một
phần bởi đây có lẽ là hình thức trị liệu duy nhất có thể chấp nhận được đối với
những người có hành vi tự sát, một phần để thúc đẩy tính độc lập của thân chủ

ngay từ đầu (Hawton, 1997).
Nhìn chung những đánh giá về tính hiệu quả đã ủng hộ việc sử dụng
phương pháp tiếp cận này. Trên thực tế, trong một siêu phân tích về sự can thiệp
tâm lí-xã hội đối với hành vi tự sát, van der Sande (van der Sande và cs. 1997)
đã thấy rằng can thiệp nhận thứchành vi và tập trung vào vấn đề là những
phương pháp duy nhất tỏ ra có hiệu quả đối với nhóm này. Salkovskis và cs.
(1990) đã tiến hành một so sánh nhỏ: một bên là quá trình trị liệu gồm 5 buổi áp
dụng phương pháp tiếp cận nhận thức-hành vi và giải quyết vấn đề; một bên là
điều trị bệnh nhân ngoại trú thông thường hàng ngày. Trong 6 tháng tiếp theo,
25% số người trong nhóm can thiệp tích cực có thêm ít nhất một hành vi tự sát
nữa, so với 50% ở nhóm những người không nhận được sự can thiệp.
2.2. Đối với gia đình người trầm cảm có hành vi tự sát
Gia đình cần tạo mối quan hệ thân thiết, khăng khít và quan tâm tới các
thành viên trong gia đình cả về sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.
Việc đầu tiên khi biết người thân có ý định tự tử, đó là phải đưa họ vào
môi trường an toàn: tránh xa các vật dụng có thể tự sát (dao, kéo, vật nhọn, dây,
Học viên: Bùi Thị Bích Ngọc – Lớp CTXH1 - 2012
11
Bài viết cuối kỳ
vải, súng, vật cứng…), có thể quan sát họ 24/24 (tốt nhất là nhập viện). Tuy vậy,
điều quan trọng là giúp họ có thể nói về vấn đề tự tử: ý định tự tử, cách thức
thực hiện mong muốn, nguyên nhân dẫn đến ý định tự tử. Đó là sự quan tâm cần
thiết mà trẻ đang thực sự thiếu thốn trong giai đoạn này. Việc nói lên ý định tự tử
giúp họ dễ dàng bộc lộ những cảm xúc bị kềm nén, những lo âu do stress, những
căng thẳng khi quyết định tự tử… cũng như giúp mọi người trong gia đình có
thể cho họ thấy sự quan tâm, yêu thương của người thân dành cho trẻ.
Tuy vậy, cách giải quyết trên chỉ có tính tạm thời. Thói quen giao tiếp,
cách giao tiếp trong gia đình lại là yếu tố có tính trọng yếu hơn trong việc ngăn
chặn người có ý nghĩ tự tử. Việc giao tiếp tốt trong gia đình giúp họ dung hòa
được những căng thẳng nội tại của bản thân, ảnh hưởng lớn đến sự thích ứng của

trẻ trong việc tiếp xúc với những yếu tố từ môi trường xã hội. Việc tạo lập mối
quan hệ công bằng giữa mọi người trong gia đình, giúp họ có thể dễ dàng bộc lộ
những cảm xúc, những căng thẳng tâm lý dù nhỏ nhất.
2.3. Đối với cộng đồng xã hội
Tăng cường giáo dục, truyền thông về tự sát. Tự sát là một cấp cứu tâm
thần, có thể điều trị được. Nếu bạn hoặc người nào đó có ý nghĩ tự sát, hãy tới
bệnh viện chuyên khoa tâm thần để được khám và điều trị.
Xây dựng nếp sống tích cực, lành mạnh nhất là trong lứa tuổi trẻ em và
thanh thiếu niên.
Đối với các tự sát do nguyên nhân về bệnh tật, phải đảm bảo bệnh nhân
được sử dụng thuốc đầy đủ, nhất là các bệnh lý cần phải điều trị thuốc duy trì.
Cần lưu ý là nhóm đối tượng người nhà của những người bệnh cũng có
thể tự sát.
Nhóm người già, người không nơi nương tựa, người có trí tuệ kém cần
phải có người chăm sóc và theo dõi.
Theo dõi đặc biệt với các nhóm nguy cơ cao: Các bệnh rối loạn tâm thần,
trẻ em, người già, người nghiện chất, nghiện cờ bạc, người đã từng có ý tưởng/
hành vi tự sát trước đó.
Học viên: Bùi Thị Bích Ngọc – Lớp CTXH1 - 2012
12
Bài viết cuối kỳ
Không được bỏ sót các dấu hiệu của tự sát dù là nhỏ nhất. Nếu nghi ngờ,
hãy hỏi thêm ý kiến của các bác sỹ và chuyên gia tâm lý.
Lập các đường dây nóng phòng ngừa tự sát tập thể. Chế tài bằng pháp luật
đối với các hành vi tự sát kèm theo mưu đồ gây tổn thương về tính mạng và tài
sản cho người khác.
Đặt biển báo, các đội cứu hộ, cứu nạn tại những địa điểm nguy cơ cao về
tự sát: các tòa nhà cao tầng, các cây cầu lớn …
KẾT LUẬN
Tự tử là đã và đang là vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội. Người có sức

khỏe tâm thần bình thường có thể có khả năng vượt qua các biến cố tốt hơn
người có sức khỏe tâm thần yếu hơn. Chính vì vậy gia đình và cộng đồng xã hội
cần có những quan tâm sâu sát và có biện pháp phòng chống tự tử thiết thực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS Nguyễn Hồi Loan, Bài giảng môn học Công tác xã hội trong
lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần
2. Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, Hướng dẫn phát hiện,
chăm sóc, quản lý người mắc bệnh tâm thần, người rối nhiễu tâm trí tại cộng
đồng, 2013
3. website: www.dieutri.vn
4. website: www.thamvantamly.wordpress.com
Học viên: Bùi Thị Bích Ngọc – Lớp CTXH1 - 2012
13
Bài viết cuối kỳ
Học viên: Bùi Thị Bích Ngọc – Lớp CTXH1 - 2012
14

×