Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 19 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2===</b><b>===</b>
<b>BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TIỂU HỌC</b>
Ngày sinh : 07/07/1995
Nơi sinh: xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Bắc Sơn B, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
STT: 53
1
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><i><b> 1. Lý do tham gia khóa bồi dưỡng:</b></i>
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng mới, Bộ GD&ĐT đã và đang đẩy mạnh công tác bồi dưỡng cho giáo viên ở các tỉnh, thành trong cả nước. Bên cạnh tham gia các lớp bồi dưỡng, đội ngũ nhà giáo cũng chủ động trong việc tự bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng để tiệm cận với chương trình Chương trình giáo dục phổ thơng năm 2018.
Ngoài việc bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình mới, việc bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực người thầy theo chuẩn giáo viên, mà Bộ đã ban hành cũng được các Sở GD&ĐT, các quận, huyện (Phòng GD) chú trọng. Đặc biệt, đội ngũ nhà giáo ln chủ động tìm tịi, sáng tạo trong cách dạy, cách học, không ngừng nỗ lực học hỏi, nâng cao chuyên môn. Từ nhiều năm nay, các trường học đã chủ động triển khai cho giáo viên trong đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá học sinh, triển khai kế hoạch dạy các tiết học trải nghiệm ngoài nhà trường, tiết học STEM..., tổ chức cho học sinh tự khám phá, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Bên cạnh đó, ngành giáo dục cũng triển khai xây dựng mơ hình trường Tiểu học tiên tiến theo xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế.
Sự chủ động của các trường đặt ra yêu cầu đối với người giáo viên là luôn đổi mới, sáng tạo. Chúng ta đang đứng trước một thực tế rằng: nghề giáo đòi hỏi mỗi giáo viên học hỏi, sáng tạo hằng ngày, học từ đồng nghiệp, tài liệu, các mô hình trong và ngồi nước với phương pháp, kỹ năng dạy học hay, hiệu quả và áp dụng phù hợp với học sinh của mình. Được bồi dưỡng và tự bồi dưỡng là hai yếu tố quan trọng giúp người giáo viên ln chủ động, sẵn sàng thích nghi với bất cứ sự thay đổi nào, giáo viên cũng linh hoạt tiếp cận tốt nhất.
Đối với giáo dục, điều cốt lõi vẫn là năng lực, kỹ năng của người thầy. Nếu giáo viên chuẩn bị tốt tâm thế, tìm hiểu kĩ về tổng thể chương trình mới, mục tiêu, định hướng, có nền tốt, khi tham gia tập huấn, bồi dưỡng, các thầy cô sẽ nắm gọn tinh thần, cách thức, nội dung… của chương trình nên việc tiếp cận, triển khai chương trình mới sẽ
<i>rất thuận lợi. </i>
Có thể nói, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng là một nhiệm vụ rất quan trọng, đòi hỏi người tham gia vào cơng tác bồi dưỡng phải ý thức được vai trị và sứ mệnh của mình để cống hiến một cách nghiêm túc. Mỗi cán bộ tham gia vào công tác bồi dưỡng cần phải
2
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">nhận thức rằng, việc thay đổi về tư duy, thái độ, thói quen, cách làm… trong bồi dưỡng và tự bồi dưỡng giáo viên là một thách thức lớn, cần sự đồng thuận, quyết tâm và phối hợp chặt chẽ của các bên liên quan. Vì vậy, mỗi cá nhân, tập thể được phân công trách nhiệm phải nhận thức đầy đủ, quan tâm sát sao tới công việc quan trọng này và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng khách quan, khoa học, đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Chỉ có như vậy mới đáp ứng bối cảnh biến động của thời đại, xu thế tồn cầu hóa và phân hóa, cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0, u cầu của thị trường lao động, xu thế giáo dục quốc tế, đào tạo theo chuẩn đầu ra về năng lực và yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông ở Việt Nam.
<i><b>2. Nội dung lựa chọn: </b></i>
Hiện nay, bên cạnh việc chú trọng kiến thức chuyên môn, kĩ năng nhà giáo thì việc
<i>hỗ trợ giúp đỡ nhau trong cơng tác là vấn đề được quan tâm bức thiết. “Một cây làmchẳng nên non/ ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, bởi vậy mà việc cùng hỗ trợ đồng</i>
nghiệp sẽ là yếu tố góp phần hồn thanh tốt nhiệm vụ trong công tác giảng dạy, nâng cao
<b>hiệu quả giáo dục. Do vậy, tôi lựa chọn chuyên đề 5: Năng lực hỗ trợ đồng nghiệptrong phát triển chuyên môn giáo dục tiểu học làm bài thu hoạch cuối khóa của mình. </b>
Bài thu hoạch cịn nhiều thiếu xót, kính mong thầy cơ tạo điều kiện. Tơi xin chân thành cảm ơn!
<i><b>3. Nhiệm vụ đặt ra</b></i>
- Tổng quan kiến thức về chun đề
- Giải thích năng lực là gì? Phân tích, đánh giá năng hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn giáo dục tiểu học.
- Đề xuất, kiến nghị các giải pháp để phát triển chương trình bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
<b>NỘI DUNG</b>
<i><b>1. Kết quả thu hoạch được từ nội dung đã lựa chọn</b></i>
<b>1.1. Giới thiệu tổng quan về các chuyên đề trong khóa bồi dưỡng và chuyênđề Năng lực hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn giáo dục tiểu học:</b>
<b>1.1.1. Giới thiệu tổng quan về các chuyên đề trong khóa bồi dưỡng.</b>
<i>* Chun đề 1: Quản lí nhà nước về giáo dục phổ thông.</i>
<i>* Chuyên đề 2: Xu thế phát triển giáo dục phổ thông trên thế giới, chiến lược phát</i>
3
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><i>triển giáo dục phổ thông của Việt Nam.</i>
<i> * Chuyên đề 3: Các quy định của pháp luật về chính sách phát triển đội ngũ giáodục phổ thông.</i>
<i> * Chuyên đề 4: Phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học.</i>
<i> * Chuyên đề 5: Năng lực hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chyên môn giáo dụctiểu học.</i>
<i> * Chuyên đề 6: Năng lực tự học và nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quảnghiên cứu khoa học trong giáo dục học sinh tiểu học.</i>
<i> *Chuyên đề 7: Chuyển đổi số trong hoạt động dạy học và giáo dục học sinh Tiểuhọc.</i>
<i> * Chuyên đề 8: Năng lực thích ứng với sự thay đổi trong hoạt động nghề nghiệpcủa giáo viên Tiểu học.</i>
<b>1.1.2. Giới thiệu tổng quan về chuyên đề năng lực hỗ trợ đồng nghiệp trongphát triển chuyên mơn giáo dục tiểu học:</b>
a. Mục tiêu
- Tìm hiểu được những vấn đề chung về hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn cấp tiểu học
- Phân tích được nguyên tắc, ý nghãi của hoạt động hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn cấp tiểu học
- Liệt kê được các mơ hình phát triển hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn ở nhà trường tiểu học
- Xác định qui trình hỗ trợ đồng nghiệp cấp tiểu học
- Rèn luyện được một số kĩ năng hỗ trợ đồng nghiệp trong nhà trường tiểu học - Xây dựng được kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn cấp tiểu học
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">4. Lập kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn trong nhà trường tiểu học
<b>1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của Chuyên đề 5: Năng lực hỗ trợ đồng nghiệptrong phát triển chyên môn giáo dục tiểu học.</b>
<b>1.2.1. Cơ sở lí luận. </b>
Năng lực chuyên môn của giáo viên tiểu học là tổ họp các đặc điểm tâm lí cá nhân của nhân cách đáp ứng các yêu cầu của hoạt động sư phạm và quyết định sự thành công trong việc nắm vững và thực hiện hoạt động sư phạm.
Năng lực nghề nghiệp của người giáo viên tiểu học là khả năng thực hiện một hoạt động chuyên môn nghề nghiệp nhất định; là tổ hợp các thuộc tính tâm lý cá nhân đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp đảm bảo cho hoạt động nghề nghiệp đạt kết quả cao
Năng lực chuyên môn của người giáo viên tiểu học là sự tổng hợp của kiến thức, kĩ năng, thái độ và đặc điểm tâm sinh lý có tác dụng thúc đẩy giúp người giáo viên chuyển hóa nhận thức thành hành động cụ thể, hiệu quả trong hoạt động nghề nghiệp của bản thân. Năng lực chuyên môn của người giáo viên tiểu học giúp giáo viên có thể làm được những cơng việc của hoạt động dạy học và giáo dục học sinh tiểu học. Giáo viên tiểu học có năng lực sư phạm là người đã tích luỹ được vốn tri thức, hiểu biết và kĩ năng nhất định để thực hiện tốt cơng việc của mình, được thể hiện ở đặc trưng của một việc người giáo viên sử dụng hiệu quả hệ thống kiến thức, kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ và thực hiện các chuẩn mực về đạo đức, văn hóa nghề nghiệp trong tất cả các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh tại trường tiểu học. Trước yêu cầu đổi mới của giáo phổ thông hiện nay, để phát triển năng lực chuyên môn người giáo viên tiểu học ngoài việc tự học, tự bồi dưỡng, cần phải tổ chức các hoạt động hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, của ngành.
Chất lượng của giáo viên đóng vai trị rất quan trọng trong việc năng cao chất dạy học và giáo dục học sinh. Do đó việc chú trọng phát triển chun mơn cho giáo viên là việc làm cần thiết và vô cùng quan trọng.
Có nhiều hình thức để phát triển chun môn cho người giáo viên tiểu học như: Bồi dưỡng thường xuyên hàng năm do yêu cầu của các cấp quản lí, hội thảo, tự học tự bồi dưỡng, hỗ trợ từ đồng nghiệp. Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn, đây là cách
5
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">tiếp cận được thực hiện ngay trong trường tiểu học hoặc được diễn ra ở các cụm trường, huyện, tỉnh, quốc gia.
Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn là một quá trình hợp tác giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với cán bộ quản lí và ngược lại nhằm giúp đỡ lẫn nhau hoặc làm giảm đi những khó khăn trở ngại trong quá trình thực hiện hoạt động chun mơn. Điều này sẽ giúp GV tiểu học có nhiều cơ hội thảo luận, dễ dàng chia sẻ và hỗ trợ chuyên môn cho nhau. Khi người giáo viên chủ động, tích cực tham gia các hoạt động hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn tại cơ sở giáo dục sẽ giúp giáo viên tiểu học mở rộng được kiến thức, kĩ năng dạy học và giáo dục của giáo viên cũng như CBQL. Điều này sẽ tạo ra sự thay đổi trong cách tổ chức các hoạt động và sử dụng đồ dùng đồ chơi và trong cách họ tương tác với học sinh tại lớp học, giúp cải thiện mức độ thoải mái và sự tham gia của học sinh và do đó chất lượng giáo dục được cải thiện.
Khi tổ chức hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn chúng ta cần làm rõ mục tiêu chúng ta mong muốn được nhìn thấy, khảo sát được nhu cầu của đồng nghiệp, tạo ra môi trường hỗ trợ hiệu quả, khuyến khích đồng nghiệp tham gia chủ động, tích cực. Chúng ta cần đảm bảo duy trì và tích hợp được trong các văn hóa và các qui định của nhà trường.
Trong đổi mới giáo dục tiểu học, phát triển chun mơn cho giáo viên có vai trị quan trọng. Để việc phát triển chun mơn cho giáo viên phù hợp với thời đại công nghệ số, sự thay đổi của các phương tiện truyền thông đang ảnh hưởng rất nhiều đến việc chăm sóc, giáo dục học sinh mầm non thì cần phải thay đổi về nội dung, phương pháp và hình thức nhằm năng cao chất lượng hỗ trợ phát triển chuyên môn. Bên cạnh đó CBQL và GV tiểu học cốt cán cần giúp cho giáo viên đại trà có cơ hội học tập, thực hành để năng cao kiến thức, phát triển kĩ năng phù hợp với nhu cầu cảu giáo viên và bối cảnh tực tiễn
Bồi dưỡng năng lực hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn được thực hiện sẽ tạo ra sự thay đổi trong cách CBQL và GV tiểu học cốt cán quản lí về chun mơn và cách thức tương tác giữa các thành viên với nhau. Điều này sẽ cải thiện được thái độ, động cơ làm việc cũng như chất lượng chuyên môn và chất lượng chăm sóc, giáo dục học sinh được cải thiện rõ ràng
Phát triển nghề nghiệp giáo viên không chỉ tạo khả năng thích ứng của giáo viên với những thay đổi trong lao động nghề nghiệp của họ cũng như những qui chuẩn đặt ra
6
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">đối với họ trong lao động nghề nghiệp (chẳng hạn như Chuẩn nghề nghiệp giáo viên) mà cịn có ý nghĩa như một yếu tố tạo động lực làm việc đối với giáo viên, vì ở đó họ có được cơ hội và thành tựu thực tiễn của sự thăng tiến nghề nghiệp. Vì lẽ đó, quản lí phát triển đội ngũ giáo viên cần phải quan tâm thỏa đáng đến phát triển nghề nghiệp liên tục cho họ.
Với quan niệm trên, hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn cần đảm bảo những yêu cầu sau đây:
+ Phát triển đầy đủ các mặt và yêu cầu trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học + Đảm bảo sự phát triển về phẩm chất và năng lực của giáo viên đáp ứng các tiêu chí đã được xây dựng trong từng lĩnh vực
+ Đảm bảo năng cấp dần năng lực và phẩm chất của giáo viên đáp ứng yêu cầu cảu thực tiễn giáo dục.
<b>1.2.2. Cơ sở thực tiễn</b>
- Hỗ trợ đồng nghiệp phát triển năng lực chuyên môn là hệ thống những năng lực chuyên môn về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục học sinh của giáo viên tiểu học cần phải có theo qui định của chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học và yêu cầu thực tiễn phát triển giáo viên tiểu học.
- Nội dung hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn là hệ những năng lực được qui định tại Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/05/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mức của tiêu chí là cấp độ đạt được trong phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi tiêu chí; có ba mức đối với mỗi tiêu chí theo cấp độ tăng dần: Mức đạt, mức tốt, mức cao hơn, bao gồm các yêu cầu ở mức thấp hơn liền kề.
Hỗ trợ phát triển chuyên môn cho giáo viên được qui định trong các thông tư: Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ban hành quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục tiểu học, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Quy chế này hướng dẫn về mục đích bồi dưỡng thường xuyên, hình thức tổ chức, tài liệu bồi dưỡng …. Thông tư số 26/2018/TT-BGDDT ban hành các tiêu chuẩn giáo viên tiểu học, đề cập tới việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học cần được dựa trên kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Các thông tư và kế hoạch (như 33/QD-TTg 2019) đưa ra các chương trình bồi
7
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">dưỡng thường xuyên. Quyết định số 1065/QD – BGDDT cũng đề cập tới bồi dưỡng chuyên môn như một phần của việc thực hiện dự án “Phát triển giáo dục tiểu học giai đoạn 2018-2025”.
<b>1.3. Kết quả thu hoạch về kiến thức và kỹ năng.1.3.1. Kết quả về kiến thức.</b>
<i><b>1. Hình thức hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn</b></i>
<i>a.Thông qua sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học</i>
SHCM theo nghiên cứu bài học là hoạt động giáo viên cùng nhau học tập từ thực tế việc học tập của học sinh tại lớp. Ở đó, giáo viên cùng nhau thiết kế bài học, cùng dự giờ quan sát, suy ngẫm và chia sẻ bài học (tập trung chủ yếu vào việc học của học sinh). Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra,... có ảnh hưởng đến việc học của học sinh.
SHCM theo chủ đề có ưu thế thực hiện các hoạt động hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn theo nhóm năng lực mà nghiều GV tiểu học cịn hạn chế. Để Tổ chức SHCM có hiệu quả cần thực hiện theo các bước sau đây:
1/ Công tác chuẩn bị 2/ Tiến hành dạy và dự giờ 3/ Suy ngẫm, thảo luận về bài dạy 4/ Áp dụng
<i>b. Hỗ trợ đồng nghiệp thơng qua mơ hình viết sáng kiến kinh nghiệm</i>
<i><b>Sáng kiến kinh nghiệm là những tri thức, kĩ năng mà người viết tích luỹ được</b></i>
<b>trong hoạt động, bằng những biện pháp mới đã khắc phục được những khó khăn,hạn chế của những biện pháp thơng thường, góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệttrong hoạt động.</b>
<b>Sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục tiểu học là những tri thức, kĩ năng màngười viết (giáo viên tiểu học, cán bộ quản lí giáo dục tiểu học) tích luỹ được trongcơng tác chăm sóc, giáo dục học sinh em bằng những biện pháp mới đã khắc phụcđược những khó khăn, hạn chế của những biện pháp thơng thường, góp phần nângcao rõ rệt hiệu quả giáo dục tiểu học. </b>
<b>Để thực hiện tốt mơ hình này cần:</b>
<b>+ Lựa chọn những sáng kiến kinh nghiệm điển hình mà đã áo dụng có hiệu</b>
8
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><b>quả, đưa ra để các đồng nghiệp học hỏi</b>
<b>+ Tạo điều kiện thuận lời để tác giả của các sáng kiến kinh nghiệm được chiasẻ bài học của bản thân với tinh thần học hỏi, chia sẻ.</b>
<i><b>c. Hỗ trợ đồng nghiệp thơng qua mơ hình xây dựng cộng đồng học tập</b></i>
Khái niệm cộng đồng được hiểu dựa trên 4 thành tố: thành viên
<i>(membership), sự ảnh hưởng (influence</i>), sự thoả mãn nhu cầu của mỗi thành viên
<i>(fulfillment of individuals needs) và những mối liên kết cảm hứng và các sự kiện chung(shared events and emotional connections) (McMillan and Chavis, 1986). Các thành viên</i>
tham gia cộng đồng học tập có nhu cầu và cảm hứng gắn bó với cộng đồng, giúp đỡ các thành viên trong cộng đồng và được giúp đỡ từ các thành viên khác thuộc cộng đồng cũng như được tham gia vào xây dựng, duy trì và phát triển cộng đồng mình tham gia.
<b>Các thành viên trong cộng đồng học tập gắn bó, liên kết với nhau trong cùngmột nhóm với nhu cầu. Có nhiều hình thức khác nhau do nhóm chủ động lựa chọnđể xây dựng và ứng dụng để trao đổi với nhau về chun mơn, về phương pháp,hình thức phát triển chuyên môn theo hướng năng cao chất lượng giáo dục, chămsóc học sinh tại nhà trường.</b>
<b>Để thực hiện mơ hình này có hiệu quả cần đảm bảo các điều kiện sau:</b>
+ Yêu cầu đặt ra đó là mỗi giáo viên trước hết phải xác định rõ công việc và những hoạt động mà mình phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức; mỗi giáo viên trong tập thể biết học hỏi không được sống và làm việc riêng lẻ, một mình mà sống và làm việc trong tình tương thân, tương ái.
<b>+ Mọi thành viên trong nhà trường có một quan điểm chung, thống nhất về mục</b>
đích chung, một cam kết chung cũng như một kế hoạch tổng thể về sự phát triển đơn vị.
<b>+ Mọi người ln có tình thần học hỏi lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau pháttriển, thăng tiến</b>
<b>Xây dựng được cộng đồng học tập sẽ tạo ra văn hóa nhà trường phát triển,năng cao chất lượng và hiệu dạy học, giáo dục học sinh.</b>
<i><b>d. Hỗ trợ đồng nghiệp thơng qua mơ hình hướng dẫn trực tiếp</b></i>
Phát triển chuyên môn cho giáo viên tiểu học có hiệu quả nhất đó là hướng dẫn trực tiếp hàng ngày giữa các giáo viên đứng lớp cùng nhau, cùng thực hiện các hoạt động hàng ngày cho học sinh tiểu học. Đây là mơ hình tương tác giữa giáo viên – giáo viên,
9
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">giữa người có kinh nghiệm truyền đạt lại cho người chưa có kinh nghiệm về dạy học, giáo dục học sinh tiểu học. Mơ hình này thực hiện trên nhóm/lớp thơng qua việc phân tích các trường hợp cụ thể, những khó khăn ở học sinh trong các hoạt động hàng ngày, đưa ra các giải pháp áp dụng kịp thời cho học sinh.
Mơ hình này có thể thực hiện thường xun hàng ngày trước, trong và sau khi thực hiện các hoạt động dạy học và giáo dục học sinh theo chế độ sinh hoạt hoặc trong các chủ đề lớn tại lớp các thầy cô giáo đang phụ trách. Mô hình này có thể thực hiện theo phương thức kèm cặp (một – một), cũng có thể theo nhóm, trao đổi trị chuyện chun mơn trong giờ sinh hoạt chun môn dựa trên nhu cầu cụ thể của giáo viên hoặc thông qua quan sát, đánh giá một hoạt động đột xuất, cải thiện năng suất lao động hoặc một chiến lược mới theo yêu cầu của nhà trường, nhu cầu của học sinh. Mơ hình này sẽ giúp tạo động lực mạnh mẽ cho giáo viên chủ động, tích cực trong phát triển năng lực nghề nghiệp của bản thân.
Để thực hiện mơ hình này cần chú ý những điều sau:
- Mỗi người giáo viên cần có trách nhiệm, chủ động với cơng việc của mình trong lớp chủ nhiệm và của nhà trường
- Khi được nhận xét, góp ý, kèm cặp thì cả chủ thể và đối tượng được hướng dẫn cần có thái độ chân thành, hợp tác vì sự phát triển của học sinh để bỏ qua cái tôi của bản thân
- Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên có thời gian dành riêng cho sinh hoạt chun mơn
- Khuyến khích, động viên, tạo cảm giác an toàn, mong muốn được chia sẻ, được hướng dẫn đồng nghiệp của mình.
<i><b>2. Các con đường hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn tại đơn vị</b></i>
<i>a. Hỗ trợ trực tiếp</i>
Thực hiện hoạt động hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn trực tiếp giữa cán bộ quản lí – giáo viên; GV tiểu học cơt cán – Giáo viên đại trà cùng làm việc, trao đổi với nhau về một nội dung cần thiết tại một địa điểm, thời gian theo kế hoạch bồi dưỡng của phòng, sở hoặc của nhà trường. Hoạt động này cũng có thể diễn ra đột xuất khi có vấn đề cần được hỗ trợ.
Hỗ trợ trực tiếp theo mô hình: 1 – 1 hoặc 1 – n. Mơ hình cặp đôi (1- 1 mang lại 10
</div>