SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP
BÀI THU HOẠCH
Cuối khóa bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông
theo hình thức liên kết Việt Nam – Singapore
Họ và tên học viên: Nguyễn Tấn Tài.
Hiện công tác tại trường: THCS Thạnh Lợi.
Chức vụ: Hiệu trưởng.
Chủ đề: Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường phổ thông
Xã hội chúng ta đang sống, đang không ngừng thay đổi để tiến tới xã hội
thông tin và tri thức, nền kinh tế toàn cầu, đòi hỏi phải xây dựng được lực lượng
tư duy. Đối với trường học, điều này có nghĩa là bối cảnh của việc dạy học đã
thay đổi, có sự quan tâm lớn và yêu cầu cao của cộng đồng, các nhà trường phải
cho ra các học sinh có thể thể hiện được sự hiểu biết tri thức và kỷ năng, nghĩa là
đòi hỏi có một sự thay đổi quan trọng trong tư duy và trong hoạt động thực tiển
điều hành của nhà trường. Như vậy bối cảnh trách nhiệm lớn đòi hỏi phải có sự
tổ chức lại của các nhà trường phổ thông, thể hiện ở sự thay đổi trong cơ cấu
điều hành, trong việc dạy học, trong việc xác định rõ chuẩn về nội dung và kết
quả giáo dục. Như vậy lãnh đạo và quản lý sự thay đổi là thật sự cấp thiết và tất
yếu.
Qua chủ đề ta thấy sự thay đổi là quá trình vận động do ảnh hưởng, tác
động qua lại của sự vật, hiện tượng; là thuộc tính chung của bất kỳ sự vật hiện
tượng nào. Trong nhà trường phổ thông đào tạo phải đáp ứng nhu cầu xã hội, đáp
ứng kinh tế thị trường, kinh tế tri thức, xu thề hội nhập toàn cầu hóa, sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mục tiêu ngày càng cao mục tiêu ngày càng đa
dạng, đặt ra yêu cầu mới cho giáo dục cho mỗi thầy cô giáo, người học và các
nhà quản lí giáo dục đòi hỏi thay đổi phải có hoạch định, phải có tính chiến lược
và mang tính ổn định, kế hoạch phải mang tính khả thi tổ chức thực hiện cần có
sư phối hợp nhịp nhàng, trong kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện, phải có tổ
chức sơ tổng kết và cũng cố đối với những nội dung cần thay đổi.
Mô hình nhà trường phổ thông tỉnh Đồng tháp cũng tương tự như mô hình
nhà trường phổ thông chung trong thế kỷ 20 và đang chuyển dần về mô hình nhà
trường phổ thông thế kỷ 21. Tức là chuyển từ chú trọng phát triển kiến thức cơ
bản sang phát triển thái độ và kỷ năng tư duy, từ truyền tải kiến thức sang tìm tòi
học hỏi, từ học tập theo kiểu đồng loạt sang phương thức học nhóm, hợp tác, từ
chú trọng lý thuyết sang mang nặng tính thực tiển, phát huy tối đa cách tư duy,
tự học của tất cả mọi đối tượng học sinh. Như vậy lãnh đạo và quản lý sự thay
đổi là chấp nhận rũi ro nhưng có ý nghĩa rất to lớn trong việc phát triển học sinh,
nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Tở chức thực hiện và phát triển chương
trình giáo dục, phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ và đồng bộ,
từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và cải thiện đời sống, phát
triển nguồn lực tài chính, xậy dựng, sử dụng, bảo quản trường sở, thiết bị
phương tiện, xây dựng và không ngừng hoàn thiện các tổ chức chính quyền,
Đảng và các tổ chức đoàn thể, quần chúng để xây dựng nhà trường vững mạnh,
phát triển các mối quan hệ giữa nhà trường với xã hội để làm tốt công tác giáo
dục và phát triển giáo dục nhằm đào tạo một thế hệ có đủ đức tài phụng sự tổ
quốc và phục vụ nhân dân đưa giáo dục tỉnh Đồng Tháp lên một tầm cao mới.
Thạnh Lợi là một xã vùng sâu thuộc huyện Tháp Mười, lãnh đạo chính quyền địa
phương và cấp lãnh đạo ngành quan tâm sâu sát trong vấn đề giáo dục và chất
lượng giáo dục tại địa phương, các bàn ngành đoàn thể hỗ trợ tích cực trong việc
huy động và duy trì số lượng học sinh hàng năm đạt 95% trở lên. Lực lượng cha
mẹ học sinh và các tổ chức cá nhân đang ngày càng chú ý và quan tâm đến vấn
đề đầu tư cho giáo dục, ý thức trong quá trình quản lí học tập con em của lực
lượng cha mẹ học sinh đã được nâng cao, công tác xã hội hóa giáo dục từng
bước ổn định và phát triển mạnh. Tình hình học sinh ổn định về số lượng và đảm
bảo về chất lượng, tham gia, đạt giải các phong trào ngày càng nhiều có học sinh
đạt giải nhì cấp tỉnh. Đội ngũ giáo viên trẻ nên nhiệt tình năng động có tay nghề
khá vững vàng, biết vận dụng và thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp, có
nơi ăn chốn ở ổn định yên tâm rất nhiều trong công tác. Bên cạnh những mặt
mạnh và những thách thức đó đơn vị cũng còn những hạn chế về đội ngũ nhà
giáo tuy trẻ, nhiệt tình nhưng kinh nghiệm chưa nhiều do số lượng giáo viên ở
mỗi môn học chỉ một hoặc hai giáo viên, đội ngũ tuy có vững nhưng chưa mạnh,
cơ sở vật chất còn thiếu rất nhiều, học sinh vùng sâu nên nhận thức về việc học
chưa cao … ngoài ra đơn vị đang được xây dựng mới có đủ điều kiện về cơ sở
vật chất có phòng học, phòng chức năng, phòng thực hành thí nghiệm, thư viện,
nhà vệ sinh, khu hiệu bộ cổng rào sân bãi …đây có thể nói là một cơ hội khá
quan trọng trong vấn đề thay đổi bộ mặt của nhà trường. Với những mặt mạnh,
mặt yếu, cơ hội và thách thức như trên nhà trường có thể vương tới một tầm cao
mới, vận dụng thay đổi về tổ chức, thay đổi về đội ngũ giáo viên nhân viên, học
sinh, chương trình, sách giáo khoa, cơ sở vật chất, tài chính và cả môi trường
giáo dục để thay đổi bộ mặt của nhà trường, thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu
tư, quảng bá thương hiệu, thu hút học sinh từ nơi khác đến, thu hút giáo viên có
tay nghề, có kinh nghiệm phục vụ và giáo dục cho học sinh đặc biệt nhà trường
có cơ hội phát triển đội ngũ với năng lực chuyên môn, có năng lực quản lý, có
tinh thần trách nhiệm cao, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học,
phát huy khả năng sáng tạo và tích cực tư duy học tập cho học sinh, huy động
được nhiều nguồn lực, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, không
còn tình trạng học sinh bỏ học, hạn chế tình trạng học sinh yếu kém, xây dựng
thành công mô hình “Trường học thân thiện học sinh tích cực” một cách đúng
nghĩa, học sinh được hình thành và rèn luyện về kỷ năng sống, có trình độ và
năng lực đáp ứng nhu cầu xã hội.
Chủ đề lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường phổ thông có thể nói là một
chủ đề đáng quan tâm và thực sự tất yếu đối với hiệu trưởng các trường phổ
thông tỉnh Đồng Tháp, tổ chức thực hiện lãnh đạo và quản lý sự thay đổi trường
phổ thông thành công sẽ mang lại hiệu quả rất lớn về phát triển chất lượng giáo
dục toàn diện học sinh, chất lượng đội ngũ thầy cô giáo có chiều sâu và đi vào ổn
định, diện mạo của các trường phổ thông tỉnh đồng tháp sẽ thay đổi toàn diện.
Như vậy các nhà trường cần có sự hỗ trợ tận lực, đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và trong quản lý
của các cấp lãnh đạo, các ngành chức năng trong việc đổi mới nhà trường. Bên
cạnh đó hiệu trưởng các nhà trường phổ thông phải có mong muốn thay đổi,
chấp nhận rũi ro và hoạch định sứ mạng, tầm nhìn trong việc lãnh đạo và quản lý
sự thay đổi nhà trường phổ thông để tiến tới một xã hội cộng nghệ và tri thức.