Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.16 KB, 47 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">
<b>PHẦN BÀI TẬPBài tập 1</b>
<b>Lúc 6 giờ sáng, T gặp cháu N (8 tuổi), đang đứng trong vườn mận. Thấy Nđeo sợi dây chuyền vàng nên T chợt nảy ý định chiếm đoạt. Quan sát chungquanh khơng có ai, T bước qua mé mương lấy một khúc cây còng lớn bằng cổtay. Cầm khúc cây trên tay, T nhanh bước đến phía sau lưng cháu N và vung tayđạp mạnh vào đầu cháu N làm cháu té xuống đất. Cháu N la lên kêu cứu thì Ttiếp tục đánh vào đầu cháu N cái thứ hai khiến N bất tỉnh. T lấy sợi dây chuyềntrên cổ của cháu N. Kế đó, T ơm cháu N dìm xuống mương, nhấn xác cháu xuốngbùn. Sợi dây chuyền T bán được 275.000 đồng. Vụ việc được phát hiện nhanhchóng. T bị bắt giữ. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của T.</b>
Xét các dấu hiệu pháp lý của Tội giết người và Tội cướp tài sản đối với hành vi của T:
<i><b>Đối với Tội cướp tài sản (khoản 1 Điều 168 BLHS)</b></i>
Khách thể
Hành vi cướp tài sản tác động lên hai đối tượng là tài sản và thân thể của con người. Qua đó, xâm phạm đồng thời hai quan hệ xã hội là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.
Mặt khách quan
Hành vi: T có hành vi dùng vũ lực đối với cháu N, cụ thể là, hành vi vung tay đập mạnh vào đầu cháu N làm cháu té xuống đất… tiếp tục đánh vào đầu cháu N cái thứ hai khiến N bất tỉnh” là nhằm đè bẹp sự kháng cự của nạn nhân nhằm phục vụ mục đích chiếm đoạt tài sản của mình.
Mặt chủ quan
Lỗi cố ý trực tiếp và với mục đích là nhằm chiếm đoạt tài sản. Chủ thể
T thỏa mãn hai dấu hiệu: có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS. → Vậy nên, tội danh đối với hành vi của T là Tội cướp tài sản (khoản 1 Điều 168 BLHS).
<i><b>Đối với Tội giết người (Điều 123 BLHS)</b></i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"> Khách thể
Xâm phạm đến tính mạng của cháu N. Đối tượng tác động: cháu N.
Mặt khách quan
Hành vi khách quan: dìm N xuống mương, nhấn xác cháu N xuống bùn (đây là hành vi tước bỏ trái phép tính mạng của cháu N). Việc thực hiện hành vi này của T là nhằm mục đích che đậy tội Cướp tài sản đã thực hiện trước đó. Bên cạnh đó cháu N lúc này chỉ mới 8 tuổi (tức người 16 tuổi). Vì vậy, có thể xác định T có 2 tình tiết định khung tăng nặng đối với tội giết người gồm: “giết người dưới 16 tuổi” tại điểm b khoản 1 và “Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác” tại điểm g khoản 1 Điều 123.
Hậu quả nguy hiểm: cháu N chết.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: hành vi dìm N xuống mương là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của cháu N.
Tội danh đối với hành vi của T: Tội giết người (điểm b, g khoản 1 Điều 123 BLHS) và Tội cướp tài sản (khoản 1 Điều 168 BLHS). Tóm lại, tội danh đối với hành vi của T: Tội giết người (điểm b, g khoản 1 Điều 123 BLHS) và Tội cướp tài sản (khoản 1 Điều 168 BLHS).
<b>Bài tập 2</b>
<b>Tối 11/7/2017, chị X nhận được điện thoại của người quen hẹn đến quán càphê để bàn chuyện làm ăn. Tưởng thật, chị X đến điểm hẹn thì bị một số ngườikhống chế, áp tải lên xe ô tô BMW chở đến một cây xăng bỏ hoang trên đườngNguyễn Văn Quá, Quận 12). Tại đây, những người này đưa chị vào một cănphòng trống và giam giữ chị. Cả nhóm yêu cầu chị liên lạc về nhà để gia đình</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5"><b>mang 5 tỷ đồng đến trả nợ ngay lập tức, nếu không sẽ bị “xử đẹp”, mặc dù chị Xkhơng có nợ. Chị X năn nỉ không thể kiếm được số tiền quá lớn, xin cho chị gọiđiện thoại cho em trai để đem trả trước 500 triệu đồng và được đồng ý. Sau khicó tin báo, Cơng an đã điều tra và bắt giữ những người liên quan. Hãy xác địnhtội danh trong vụ án này? </b>
Tội danh của những người liên quan trong vụ án này là Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với dấu hiệu định khung là có tổ chức (điểm a khoản 2 Điều 169 BLHS).
Xét các dấu hiệu pháp lý của Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản: Khách thể
Xâm phạm đến quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.
Đối tượng tác động: chị X (con tin) và em trai chị X (người quản lý tài sản)
Mặt khách quan
Hành vi: Nhóm người trên nhằm chiếm đoạt tài sản đã có hành vi bắt cóc chị X làm con tin (bằng thủ đoạn lừa dối hẹn bàn chuyện làm ăn) và uy hiếp tinh thần em trai chị X - người trực tiếp quản lý tài sản với việc đe dọa “xử đẹp”. Việc bắt cóc trên khơng được thực hiện bởi một cá nhân mà còn được thực hiện bởi một nhóm người, do đó, có dấu hiệu của việc “có tổ chức” - dấu hiệu định khung tăng nặng của tội này.
Mặt chủ quan
Lỗi cố ý trực tiếp và với mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản (5 tỷ đồng) Mục đích: nhằm chiếm đoạt tài sản
Chủ thể
Thỏa mãn hai dấu hiệu: có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS.
→ Tội danh trong vụ án trên là Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (điểm a khoản 2 Điều 169 BLHS).
<b>Bài tập 3</b>
<b>Ơng X (45 tuổi) đã có vợ con nhưng vẫn lén lút quan hệ tình cảm với A (29tuổi). Sau một thời gian, A nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của ông X và bànbạc kế hoạch với anh trai là B. Theo kế hoạch, khi A và ơng X đang quan hệtrong nhà nghỉ thì B xông vào, tự nhận là chồng của A và đánh ơng X. Ơng X nănnỉ xin B tha, B yêu cầu ông X phải đưa cho B 300 triệu đồng để “bồi thường danhdự”. Ơng X khơng đồng ý nên B tiếp tục đánh ông X và lấy đi toàn bộ tiền bạc,</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6"><b>điện thoại, đồng hồ của ông X, trị giá tài sản là 30 triệu đồng. Sau đó, B chụphình ơng X và A, nói nếu khơng đưa 250 triệu đồng thì sẽ gửi những tấm hình đócho vợ con ơng X. Ơng X đồng ý và hẹn mười ngày sau sẽ đưa tiền. Vụ việc sau đóbị phát giác. Anh (chị) hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội khơng? Nếucó thì phạm tội gì? Tại sao?</b>
A và B có phạm tội, cụ thể là tội Cướp tài sản với dấu hiệu định khung tăng nặng là có tổ chức (Điều 168 khoản 2 điểm a).
Việc xác định tội này được thực hiện thông qua việc căn cứ vào dấu hiệu pháp lý như sau:
Khách thể: xâm phạm quan hệ sở hữu và nhân thân
Đối tượng tác động: tài sản của ông X (trị giá 30 triệu đồng) và thân thể ông X Mặt chủ quan:
Lỗi: cố ý trực tiếp
Mục đích: nhằm chiếm đoạt tài sản Mặt khách quan:
Hành vi: dàn cảnh lừa dối, dùng vũ lực đối với ông B, thể hiện ở chi tiết A và B đã lập kế hoạch với nhau trước đó, dàn cảnh và thực hiện việc đánh ơng X Việc thực hiện hành vi phạm tội này đã được lên kế hoạch từ trước, thỏa mãn dấu hiệu định khung tăng nặng: có tổ chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều 168)
Chủ thể:
A & B: có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi luật định
→ Như vậy, các dấu hiệu pháp lý cho thấy thỏa mãn cấu thành tội Cướp tài sản quy định tại điểm a khoản 2 Điều 168
Tuy hành vi có thể xem xét liên quan đến tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Đ174) nhưng xét thấy, A và B đã có hành vi sử dụng vũ lực với ơng B, do đó, tính chất hành vi cũng khơng cịn thuộc vào phạm trù tội này nữa mà thỏa mãn cấu thành tội Cướp tài sản (Điều 168 khoản 2 điểm a).
<b>Bài tập 4</b>
<b>A và B bàn với nhau tìm cách chiếm đoạt xe gắn máy của người khác. A vàB đến một bãi gửi xe. A đứng ngoài canh chừng để báo động cho B khi cần thiết.B vào trong bãi xe, lựa 1 chiếc xe SUZUKI dắt đi, nổ máy và gài số chạy nhanh</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7"><b>qua nơi kiểm soát mặc cho những người kiểm sốt vé truy hơ. Sau đó, cả hai bịbắt giữ. Hãy xác định A và B phạm tội gì?</b>
Xét dấu hiệu pháp lý nhận thấy: Khách thể của tội phạm
Hành vi phạm tội trộm cắp tài sản của B xâm hại đến quan hệ sở hữu (cụ thể là quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt) chiếc xe SUZUKI của chủ phương tiện. Do đề bài khơng đề cập thêm tình tiết cụ thể nên xét trong điều kiện thường vì là xe gắn máy nên giá trị của tài sản này phải có trị giá từ hai triệu đồng trở lên.
Mặt khách quan của tội phạm Về hành vi
Thực hiện hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt xe gắn máy đang trong sự quản lý của người quản lý tài sản. Hành vi lén lút này thể hiện ở việc A đứng canh chừng, B nhân đó chiếm đoạt xe gắn máy, nổ máy và gài số chạy nhanh qua nơi kiểm sốt.
Trong tính chất hành vi này có sự bàn bạc từ trước giữa A và B, cho thấy tính tổ chức giữa các chủ thể từ trước.
Hậu quả
Người quản lý xe máy này không thể quản lý xe trên thực tế nữa
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi chiếm đoạt xe gắn máy của người khác của B được thể hiện dưới dạng lén lút là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả là người quản lý tài sản mất quyền kiểm soát đối với xe máy. Mặt chủ quan của tội phạm
B thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp vì khi thực hiện hành vi phạm tội B mong muốn chiếm đoạt được chiếc xe gắn máy của chủ sở hữu phương tiện.
Chủ thể của tội phạm
A và B có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, A và B phạm tội “Tội trộm cắp tài sản” với tình tiết tăng nặng “có tổ chức” theo điểm a khoản 2 Điều 173 BLHS 2015.
<b>Bài tập 5</b>
<b>Khoảng 19 giờ 30 ngày 20.7.2016, K (sinh 1987), đạp xe đi chơi cùng nhómbạn là Q (sinh 1988) và H (sinh 1989). Lúc 21 giờ, cả nhóm đang đạp xe đến cây</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8"><b>xăng thuộc phường Y thị xã U thì va chạm với 3 thanh niên khác đi xe ngượcchiều. Sau khi to tiếng cãi vã, hai bên bỏ đi. Đi một đoạn, K rủ cả nhóm quay trởlại đuổi đánh ba thanh niên kia. Khi quay trở lại, họ thấy có 2 thanh niên tên làM và N đang chở nhau trên một chiếc xe đạp. Cho rằng đây là số thanh niên vừamới va chạm với mình, nên cả ba đã lao vào rượt đuổi 2 thanh niên đang đi trênxe đạp. M và N tưởng là cướp nên bỏ xe chạy thoát thân. Thấy M và N bỏ chạy đểlại xe, K, Q, và H liền lấy xe bán được 2.400.000 chia nhau, mỗi người được800.000 đồng.</b>
<b>1. Về việc xác định tội danh trong vụ án này có hai ý kiến:a. Hành vi trên cấu thành tội cướp tài sản (Điều 168)</b>
<b>b. Hành vi trên cấu thành tội trộm cắp tài sản (điều 173 BLHS)</b>
<b>Hãy xác định hành vi do K, Q và H thực hiện cấu thành tội phạm nào? Nêurõ điều khoản cần áp dụng đối với trường hợp này</b>
Xét thấy, tội của K, Q và H không thuộc tội cướp tài sản (Điều 168) hay tội trộm cắp tài sản (Điều 173) bởi:
Xét ở tội cướp tài sản, có dấu hiệu đặc trưng:
Về hành vi: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.
Đối tượng tác động bao gồm: người quản lý tài sản và tài sản Khách thể: quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân
Tuy nhiên ở đây, K, Q và H không thực hiện các hành vi trên nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản mà ý định này hình thành sau khi M và N đã để lại xe.
Như vậy, hành vi của K, Q và H không cấu thành tội cướp tài sản.
Hành vi trong tội cướp giật tài sản khác với hành vi chiếm đoạt ở Tội cướp tài sản (Điều 168) và Tội trộm cắp tài sản (Điều 173) ở hai dấu hiệu là tài sản bị chiếm đoạt một cách “cơng khai” và “nhanh chóng”.
Xét ở tội trộm cắp tài sản, có dấu hiệu đặc trưng:
Ở hành vi là: dấu hiệu chiếm đoạt tài sản một cách lén lút, bí mật đối với người quản lý tài sản, thể hiện mong muốn che giấu hành vi phạm tội
Tuy nhiên ở đây, việc thực hiện hành vi của K, Q và H là cơng khai, khơng có mong muốn che giấu hành vi phạm tội. Do đó, không thỏa mãn dấu hiệu đặc trưng này.
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">Thay vào đó, khi K, Q và H lấy xe của M và N thì khơng lén lút vì ngay khi M và N bỏ xe chạy thoát thân thì K, Q và H liền lấy xe đem đi bán thỏa mãn hai dấu hiệu đặc trưng của tội cướp giật tài sản đó là “cơng khai” và “nhanh chóng”. Do đó, hành vi của K, Q và H cũng không cấu thành tội trộm cắp tài sản (Điều 173).
<b>Các dấu hiệu cấu thành tội cướp giật tài sản:</b>
- Chủ thể: K, Q và H chủ thể thường.
- Khách thể: đối tượng tác động là chiếc xe đạp; quan hệ xã hội bị xâm phạm là quan hệ sở hữu.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: K, Q và H rượt đuổi M và N đang đi xe đạp vì cho rằng M và N là số thanh niên vừa va chạm với mình. Cịn M và N tưởng là cướp nên bỏ xe chạy thoát thân. K, Q và H thấy M và N bỏ lại xe nên lấy xe, bán được 2.400.000 đồng và chia nhau mỗi người 800.000 đồng.
+ Hậu quả: thiệt hại về tài sản là chiếc xe đạp của M và N.
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: hành vi lấy xe đem bán của K, Q và H là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại về tài sản cho M và N.
- Mặt chủ quan: hành vi của K, Q và H là lỗi cố ý trực tiếp.
<b>Bài tập 6</b>
<b>Công ty X được thuê vận chuyển một số container hàng hóa của cơng ty Ytừ cảng Cát Lái về kho hàng của công ty Y. Chiều 14-3, nhân viên điều động củacông ty X nhận được 13 phiếu giao nhận container để thực hiện việc vận chuyển.Sau khi về đến công ty, nhân viên này giao cho tài xế 3 phiếu, còn 10 phiếu đểtrên bàn làm việc. Lợi dụng lúc vắng người, một nhân viên của công ty X là A đãtrộm một phiếu giao nhận và đưa cho B. Sau đó, B thuê xe vào cảng Cát Lái và tựnhận mình là nhân viên do công ty X điều động rồi dùng phiếu giao nhận do Ađưa lấy đi một container hàng xà bông. B bán container hàng này được 400 triệuđồng và chia cho A 200 triệu đồng. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của Avà B trong vụ án này và giải thích tại sao?</b>
B phạm tội “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với tình tiết tăng nặng “có tổ chức” theo điểm a khoản 2 Điều 174 BLHS 2015. Vì:
Khách thể của tội phạm
Xâm phạm quyền sở hữu của công ty Y cụ thể là một container hàng xà bông. Mặt khách quan của tội phạm
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">Hành vi:
B sử dụng thủ đoạn chiếm đoạt container hàng xà phòng bằng cách dùng thủ đoạn gian dối: cố ý tự nhận mình là nhân viên do công ty X điều động và đưa tờ phiếu giao nhận. Hành vi này của B đã làm cho nhân viên cảng tin tưởng B thật sự là nhân viên do công ty X điều động và đã tự nguyện trao tài sản cho B. Hậu quả là công ty Y đã mất một container hàng xà bơng trị giá ít nhất 400 triệu đồng và B nhận được tài sản có tồn bộ các quyền của quyền sở hữu đối với tài sản đó.
Mối quan hệ nhân quả: hành vi gian dối của B làm cho nhân viên cảng tin và giao tài sản cho B là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại của cơng ty Y. Mục đích: nhằm chiếm đoạt tài sản (xe container hàng xà phòng)
Mặt chủ quan của tội phạm
B phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp vì B đã có ý định lừa đảo để chiếm kho hàng trên và đã thực hiện và có ý định để mặc cho hậu quả xảy ra.
Chủ thể của tội phạm
B là chủ thể thường (có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
A phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo khoản 1 Điều 174. Vì:
Mặc dù A không trực tiếp thực hiện hành vi của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng việc A đã tạo các điều kiện vật chất cụ thể là tờ phiếu giao nhận cho B là yếu tố mấu chốt để B thực hiện tội phạm; nếu khơng có tờ phiếu trên thì B khơng thể thực hiện hành vi phạm tội nêu trên nên A cũng phải chịu trách nhiệm về tội này với vai trò là người giúp sức.
<b>Bài tập 7</b>
<b>A là một thanh niên khơng có nghề nghiệp. Hết tiền tiêu xài, A nghĩ cáchkiếm tiền. A đến một ngã tư đường phố và đứng tại bên lề đường chờ cơ hộichiếm đoạt tài sản của người khác. Khi đèn xanh trên hệ thống đèn báo giaothơng bật sáng, A nhanh chóng giật chiếc dây chuyền trên cổ của một phụ nữ vàbỏ chạy. B là người chứng kiến được sự việc, liền bỏ xe đạp của mình trên lềđường và chạy đuổi theo để bắt A. Chạy vào con hẻm cụt, A hết đường nên quaymặt đối diện với B, một tay bỏ dây chuyền vào miệng, tay kia rút dao đâm vàobụng của B và bỏ chạy. B bị thương với tỷ lệ thương tật qua giám định là 27%.Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A. </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">A phạm “Tội cướp tài sản” theo Điều 168 thuộc vào tình tiết tăng nặng định khung tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này (Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% và sử dụng vũ khí). - Khách thể: xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người phụ nữ và xâm phạm nhân phẩm anh T (đe dọa xâm phạm đến sức khỏe)
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: A đã có hành vi giựt dây chuyền của một người phụ nữ và khi bị ngăn chặn thì đã có hành vi chống trả một cách quyết liệt để nhằm chiếm đoạt cho bằng được tài sản bằng cách đâm B bị thương. Đây là hành vi dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm chiếm đoạt tài sản thuộc trường hợp chuyển hóa từ các hình thức chiếm đoạt khác sang tội cướp tài sản.
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp. - Chủ thể: chủ thể thường.
<b>Bài tập 8</b>
<b>Tối 08/7/2016, A và B đi nhậu về và gọi một anh xe ôm tên T chở về với giá 50nghìn đồng. A và B cùng bàn bạc khi gần về đến nhà sẽ kiếm cớ gây sự với anh Tđể anh T không dám lấy tiền xe ơm nữa và sẽ dùng số tiền đó để tiếp tục muarượu về nhậu. Khi anh T chở A và B đến đoạn đường vắng gần nhà, A và B yêucầu anh T dừng xe, A bước xuống trước đầu xe anh T hỏi liên tiếp hai lần: “Cịncó 10 ngàn, lấy khơng?”. Anh T trả lời: “10 ngàn cũng lấy, khi nào hai anh có tiềntrả em thêm cũng được”. Lúc này, B lột chiếc nón bảo hiểm đang đội trên đầuđánh liên tiếp hai cái vào đầu anh T, do anh T đội nón bảo hiểm nên khơng bịthương tích. Thấy T khơng chịu bỏ đi, lúc này, A chạy đến dãy hàng rào gần đónhổ một khúc cây và nói to: “Đánh nó đi”. Thấy A và B quá hung hãn, anh Thoảng sợ bỏ lại chiếc xe máy và chạy bộ nhanh về khu vực có dân cư. Sau khi anhT bỏ chạy, A và B cũng bỏ đi mua rượu để nhậu tiếp. Trong lúc đi mua rượu, Avà B cùng nảy sinh ý định chiếm đoạt chiếc xe máy trị giá 20 triệu đồng của anhT nên cả hai đã quay lại lấy xe của nạn nhân. Vụ việc sau đó bị phát hiện. Anh(chị) hãy xác định hành vi của A có phạm tội khơng? Nếu có thì phạm tội gì? Tạisao?</b>
A có 2 hành vi gồm: (i) “đe dọa dùng vũ lực để không trả tiền xe ôm cho T” và (ii) “lấy xe của anh T”.
Đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực để không trả tiền xe ôm cho T, A phạm tội Cướp tài sản với tình tiết định khung tăng nặng tại điểm a khoản 2 Điều 168 vì:
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">- Khách thể: xâm phạm quyền sở hữu tài sản của anh T và xâm phạm nhân phẩm anh T (đe dọa xâm phạm đến sức khỏe)
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: Số tiền 50.000 là nghĩa vụ phải thực hiện của A sau khi anh T đã thực hiện xong cơng việc của mình (theo khoản 2 Điều 515 BLDS2015) - tức anh T là chủ sở hữu của 50.000 đó. Tuy nhiên, A đã đe dọa dùng vũ lực nhằm không trả số tiền xe ôm cho anh T. Bên cạnh đó, A đã bàn bạc trước với B về việc không trả tiền xe ôm cho anh T - đây là tình tiết tăng nặng “có tổ chức” theo điểm a khoản 2 Điều 168. - Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp.
- Chủ thể: chủ thể thường.
Đối với hành vi lấy xe của anh T, A phạm tội trộm cắp tài sản với tình tiết định khung tăng nặng tại điểm a khoản 2 Điều 173 vì:
- Khách thể: xâm phạm quyền sở hữu tài sản của anh T. - Mặt khách quan:
+ Hành vi: A đã lén lút chiếm đoạt tài sản là chiếc xe máy của anh T (anh T khơng biết về việc A chiếm đoạt xe của mình). Ta có thể thấy, dù anh T đã để lại chiếc xe máy nhưng chiếc xe vẫn thuộc sở hữu của anh (vì đây là động sản cần phải đăng kí mới có thể xác lập quyền sở hữu, do đó, anh T phải thơng báo với cơ quan có thẩm quyền thì anh T mới được xác định là từ bỏ quyền sở hữu đối với chiếc xe đó theo Điều 239 BLDS 2015). Bên cạnh đó, A và B đã cùng nảy sinh ý định và cùng thực hiện việc chiếm đoạt chiếc xe máy của anh T - đây là tình tiết tăng nặng “có tổ chức” theo điểm a khoản 2 Điều 173.
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp. - Chủ thể: chủ thể thường.
<b>Bài tập 9</b>
<b>A là người sống lang thang, không nghề nghiệp, thấy bà C hay đeo sợi dâychuyền có giá trị A nảy sinh ý định chiếm đoạt. Đêm 8/9 khi thấy nhà bà C tắtđèn đi ngủ, A cạy cửa nhà rồi vào phòng ngủ. A đến cạnh giường rạch màn, Athấy bà C còn thức nên đưa tay vào kéo đứt sợi dây chuyền 3 chỉ vàng (trị giá 11triệu) của bà rồi bỏ chạy. Bà C hơ gọi hàng xóm, đuổi theo và tóm được A. Hãyxác định tội danh của A trong các trường hợp sau:</b>
<b>1. A vứt lại sợi dây chuyền, dùng tay đánh mạnh bà C rồi bỏ chạy;</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">A phạm Tội cướp giật tài sản với tình tiết định khung tăng nặng là hành hung để tẩu thoát (điểm đ khoản 1 Điều 170) vì:
- Khách thể: xâm phạm quyền sở hữu tài sản (quyền sở hữu dây chuyền của bà C. - Mặt khách quan:
+ Hành vi: chiếm đoạt tài sản:
. Cơng khai: bà C hồn tồn biết rõ mình bị chiếm đoạt tài sản và A khơng có ý thức che đậy hành vi chiếm đoạt dây chuyền của A.
. Nhanh chóng: A nhanh chóng dịch chuyển tài sản đó ra khỏi sự quản lí của C.
Bên cạnh đó, A có hành vi dùng vũ lực (đánh bà C) để tẩu thốt nên ở đây phải xét thêm tình tiết định khung tăng nặng là “hành hung để tẩu thoát”.
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp. - Chủ thể: chủ thể thường.
<b>2. A nhanh tay bỏ sợi dây chuyền vào túi quần và rút dao mang sẵn trongngười đâm vào ngực bà C làm bà C chết.</b>
A phạm tội cướp tài sản (khoản 1 Điều 168) và tội giết người (khoản 2 Điều 123) vì:
- Khách thể: xâm phạm quyền sở hữu tài sản (quyền sở hữu dây chuyền của bà C) và xâm phạm đến tính mạng của bà C.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: (i) đây là trường hợp chuyển hóa từ tội cướp giật tài sản sang tội cướp tài sản vì A đã có hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt cho bằng được tài sản của bà C; (ii) A có hành vi tước bỏ trái phép tính mạng của bà C (cụ thể là đâm vào ngực bà C khiến bà tử vong)
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp. - Chủ thể: chủ thể thường.
<b>Bài tập 10</b>
<b>A (25 tuổi) khơng có việc làm nên thường xuyên chạy xe máy quanh các xãtrong huyện để tìm gia đình nào có các cụ cao niên ở nhà một mình là vào làmquen rồi vay tiền. Ngày 30/8/2016, A chạy xe tới nhà ông B ở cùng xã. Lúc nàng B ở nhà một mình, A liền bng lời chào ngọt ngào rồi hỏi "có nhận ra cháulà đứa nào không?". Ơng B trí nhớ kém nên trả lời "có phải con mẹ Hiền</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14"><b>không?". A liền nhận "là con mẹ Hiền". A bắt đầu luyên thuyên kể chuyện rồiviện lý do đưa mẹ đi viện nhưng thiếu tiền nên tới vay. Nghe A trình bày, ơng Bliền đưa 2 triệu đồng tiền lương hưu mới lĩnh. Bằng thủ đoạn trên, A tiếp tụcchiếm đoạt được tiền của ông Y 4,5 triệu đồng. Anh (chị) hãy xác định hành vicủa A có phạm tội khơng? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?</b>
A phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (khoản 1 Điều 174) vì:
- Khách thể: xâm phạm quyền sở hữu tài sản (quyền sở hữu tiền của ông B, ông Y) - Mặt khách quan:
+ Hành vi: A đã chiếm đoạt tài sản của ông B và ông Y bằng cách đưa thông tin gian dối (cụ thể là giả làm người quen) để B và Y tin và tự nguyện đưa tài sản (B và Y không biết mình bị lừa và cũng khơng bị cưỡng ép đưa tài sản)
+ Hậu quả: ông B và ông Y bị thiệt hại về tài sản lần lượt là 2.000.000 đồng và 4,5 triệu đồng.
+ Mối quan hệ nhân quả: hành vi lừa đảo của A nhằm chiếm đoạt tài sản là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả trên của ông B và ông Y đều thiệt hại trên 2 triệu đồng.
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp. - Chủ thể: chủ thể thường.
<b>Bài tập 11</b>
<b>Mặc dù khơng có dự án xây dựng nhà ở, khơng có giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất nhưng K là Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn đầu tư xây dựng K-Nvà T là kế tốn Cơng ty K-N đã mạo nhận dự án xây dựng nhà ở của Công tythương mại SG5 và Công ty Nông lâm thủy hải sản TP là của Công ty K-N. K vàT đã lập bản vẽ phân lô đưa cho khách hàng xem. Tin là thật, 11 nạn nhân đã kýhợp đồng mua đất với Công ty K-N với tổng trị giá trên 10 tỉ đồng. Vụ việc sau đóbị phát hiện khi các khách hàng không nhận được nhà đất. Hãy xác định tội danhtrong vụ án này? Giải thích tại sao?</b>
K và T đã phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tình tiết định khung tăng nặng “Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên” (điểm a khoản 1 Điều 174): - Khách thể: xâm phạm quyền sở hữu tài sản.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: K và T đã chiếm đoạt tài sản của 11 khách hàng bằng cách đưa thông tin gian dối (cụ thể là mạo nhận dự án xây dựng nhà ở của Công ty thương mại SG5 và
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">Công ty Nông lâm thủy hải sản TP là của Công ty K-N và lập bản vẽ phân lô cho khách hàng xem) để 11 khách hàng đó tin và tự nguyện đưa tài sản (11 khách hàng khơng biết mình bị lừa)
+ Hậu quả: 11 nạn nhân của vụ việc trên đã bị thiệt hại là 10 tỉ đồng
+ Mối quan hệ nhân quả: hành vi lừa đảo của K và T nhằm chiếm đoạt tài sản là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả trên của 11 vị khách với thiệt hại trên 2 triệu đồng.
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp. - Chủ thể: chủ thể thường.
<b>Bài tập 12</b>
<b>A biết B là người buôn bán hàng cấm nên đã có hành vi sau:</b>
<b>a. A yêu cầu B phải nộp cho y một số tiền 5 triệu đồng thì sẽ khơng tố giácviệc làm của B với công an. B đành chấp nhận và giao đủ số tiền mà A đặt ra.</b>
<b>b. A mặc trang phục công an, đến nơi B buôn bán, ập vào bắt quả tang.Thấy A mặc trang phục công an nên B xin được tha. A giả bộ làm căng, yêu cầuB về trụ sở để lập biên bản. B năn nỉ A nói đưa cho A năm (5) triệu đồng thì A sẽtha. B chấp nhận và giao tiền cho A.</b>
<b>Hãy xác định tội danh cho hành vi của A trong các trường hợp nêu trên.</b>
<i><b>❖ Trường hợp a</b></i>
Nhận thấy, trong trường hợp này, A phạm Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 170 BLHS 2015. Bởi xét các dấu hiệu pháp lý nhận thấy:
Về khách thể, tội phạm này đã xâm phạm đến hai khách thể trực tiếp là quan hệ sở hữu của B - 05 triệu đồng và quan hệ nhân thân - đe dọa xâm phạm đến danh dự, uy tín của B.
Về mặt khách quan. Xét hành vi khách quan của A, đây là hành vi uy hiếp tinh thần của B, thể hiện dưới dạng đe dọa sẽ tố giác hành vi phạm pháp của B. Do đây là quy phạm có cấu thành cắt xén, việc A thực hiện hành vi trên đã cấu thành tội này (không yêu cầu phải chiếm đoạt được tài sản trên thực tế)
Về mặt chủ quan, A có lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích của A sau khi thực hiện hành vi uy hiếp tinh thần trên là nhằm để chiếm đoạt tài sản của B. Mục đích này là dấu hiệu bắt buộc để định tội cho A.
Về chủ thể, A là chủ thể thường, là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự.
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">Với những phân tích trên, ta xác định A phạm tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 khoản 1 BLHS 2015
<i><b>❖ Trường hợp b</b></i>
Trong trường hợp này, A phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 174 BLHS 2015. Cụ thể:
Về khách thể, tội phạm này đã xâm phạm đến quan hệ sở hữu của B, với đối tượng tác động là tài sản - tiền trị giá 5 triệu đồng.
Về mặt khách quan, do quy phạm này có cấu thành vật chất, do đó, nhóm sẽ tiến hành phân tích dưới mặt hành vi khách quan, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Nhận thấy:
(i) Về hành vi khách quan, hành vi của A là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối - giả làm công an để nạn nhân là B tin và tự nguyện trao tài sản của mình - 5 triệu đồng cho A.
(ii) Hậu quả là A đã chiếm đoạt được 5 triệu từ tay B.
(iii) Về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: hành vi cung cấp thông tin sai sự thật về việc mình là cơng an của A đã dẫn đến hậu quả B đã tin và tự nguyện trao 5 triệu cho A.
Về mặt chủ quan, lỗi của A là lỗi cố ý trực tiếp.
Về mặt chủ thể, A thuộc trường hợp chủ thể thường - đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Với những phân tích trên, A phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 1 Điều 174 BLHS 2015
<b>Bài tập 13</b>
<b>A ra tiệm thuê một bộ quần áo đẹp. A mặc bộ quần áo vừa thuê và giả làmmột người sang trọng đi vào chợ Bến Thành. Đến một quầy hàng, A hỏi mua mỹphẩm với tổng số tiền 3 triệu đồng. Sau khi yêu cầu chủ hàng đóng gói, A mượncớ phải mua một số hàng khác nên gởi lại gói hàng, hẹn khi quay lại nhận hàng sẽtrả tiền. A để ý vị trí gói hàng rồi đi qua hàng đồ khơ mua một số hàng trị giá 50ngàn đồng và yêu cầu chủ hàng gói lại giống với gói hàng mỹ phẩm. A đến quầymỹ phẩm, nhân lúc chủ hàng đang tiếp một số khách hàng khác không để ý, Aliền tráo gói hàng đồ khơ lấy gói hàng mỹ phẩm. Vụ việc bị phát giác ngay sau đó.Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A?</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">Nhận thấy, trong trường hợp này, A phạm tội trộm cắp tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS. Cụ thể:
Thứ nhất, về khách thể, xâm phạm quyền sở hữu của chủ hàng đối với gói hàng mỹ phẩm trị giá 03 triệu đồng.
Thứ hai, về mặt khách quan, do đây là quy phạm có cấu thành vật chất, nhóm sẽ tiến hành phân tích dựa trên 03 tiêu chí:
(i) Về hành vi khách quan: hành vi mà A thực hiện là hành vi lén lút đối với chủ sở hữu tài sản - chủ hàng thông qua việc chờ đợi lúc chủ hàng không để ý liền đánh tráo hàng đồ khơ mà mình mua với hàng của chủ hàng mỹ phẩm. Nói cách khác, người
<i>phạm tội - A đã có biểu hiện gian dối trong quá trình chiếm đoạt với người chiếm đoạt</i>
nhằm mục đích tạo sự thuận lợi cho việc chiếm đoạt - gói túi đồ khơ lại giống gói hàng mỹ phẩm, việc thực hiện hành vi này đặt dưới tính chất hành vi lén lút với người quản lý tài sản, do đó, tội phạm này là tội phạm hồn thành do người phạm tội đã thực hiện được hành vi chiếm hữu trên thực tế đối với túi mỹ phẩm thông qua việc A đã đánh tráo và lấy được túi mỹ phẩm.
(ii) Về hậu quả, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản trị giá 03 triệu đồng.
(iii) Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả: hành vi lén lút trộm cắp của A là nguyên nhân dẫn đến việc xâm phạm tài sản trị giá 03 triệu đồng trên.
Thứ ba, về mặt chủ quan, A phạm tội cố ý trực tiếp. Khi A lén lút đánh tráo tài sản trên, A mong muốn chiếm đoạt được tài sản đó.
Thứ tư, về chủ thể, A thuộc trường hợp chủ thể thường - đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Vì những phân tích trên, A phạm tội trộm cắp tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS
<b>Bài tập 14</b>
<b>Nghe thông tin về việc X lấy trộm tài sản của gia đình đem đi bán nên A đãnảy sinh ý định giả danh là công an chiếm đoạt tiền của X. 13h ngày 6-11, A gọiđiện thoại cho X giới thiệu mình là Cảnh sát hình sự Cơng an Quận Y muốn gặpđể làm rõ việc nhà X bị mất trộm. Sau đó, A đến gặp X và giới thiệu là mình đangđiều tra vụ trộm cắp tài sản nhà X. Hé lộ việc mình đã biết X trộm cắp tài sản củagia đình, A đe dọa X phải đưa 10 triệu đồng nếu không sẽ bắt lên công an Quận Yđể điều tra làm rõ. X lo sợ bị bắt nên đã đưa 10 triệu đồng cho A. Hãy xác địnhtội danh đối với hành vi chiếm đoạt tài sản của A và giải thích tại sao?</b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">Hành vi chiếm đoạt tài sản của A đã cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 170 BLHS 2015. Cụ thể:
Thứ nhất, về khách thể, tội phạm này đã xâm phạm đến quan hệ sở hữu của X và quan hệ nhân thân - đe dọa gây thiệt hại đến uy tín, danh dự của nạn nhân.
Thứ hai, về mặt khách quan, do quy phạm này có cấu thành cắt xén, do đó, chỉ cần người phạm tội thực hiện hành vi được quy định trong luật thì tội phạm đã hồn thành.
Nhận thấy, về mặt hành vi, A đã có thủ đoạn đe dọa sẽ tố giác hành vi phạm pháp của nạn nhân nhằm uy hiếp tinh thần nạn nhân ép buộc nạn nhân đưa tiền - 10 triệu đồng cho mình. Hành vi này đã khiến nạn nhân cảm thấy bị đe dọa và dù không tự nguyện, nạn nhân cũng đã đưa số tiền đó cho người phạm tội.
Thứ ba, về mặt chủ quan, lỗi của A là lỗi cố ý trực tiếp. Về mặt mục đích, từ ban đầu, người phạm tội đã bộc lộ ý định muốn chiếm đoạt tiền của nạn nhân nên đã thực hiện hành vi dùng thủ đoạn uy hiếp tinh thần của nạn nhân để đạt được mục đích.
Thứ tư, về chủ thể, A thuộc trường hợp chủ thể thường - đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Vì những phân tích trên, A phạm tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 170 BLHS 2015.
<b>Bài tập 15</b>
<b>A 20 tuổi, B 22 tuổi là bạn cùng xóm. Vào lúc 20 giờ, A và B đi chơi. Đang đitrên phố, thấy bên kia đường có một phụ nữ cùng với một đứa con 9 tuổi đang cúixuống cạnh một chiếc xe đạp sửa lại sên xe đạp, A và B băng qua đường lại gầnchỗ mẹ con chị phụ nữ nọ (tên là Y). Thấy trên cổ chị Y có sợi dây chuyền bằngvàng, chúng liền thống nhất hành động. A tới chỗ chị Y giật mạnh chiếc dâychuyền đồng thời xô vào chiếc xe đạp khiến chị Y mất thăng bằng té xuống chiếcxe đạp. A cầm sợi dây chuyền chạy mất. Chị Y liền la lên thì B giả vờ là ngườiqua đường hỏi chị Y về sự việc đã xảy ra để A có cơ hội thốt thân. A và B đều bịbắt ngay sau đó. Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A và B trong vụ ánnày và giải thích tại sao?</b>
Hành vi của A và B trong vụ án này cấu thành tội cướp giật tài sản được quy định tại khoản 2 Điều 171 BLHS, có dấu hiệu định khung tăng nặng “Có tổ chức”. A và B là đồng phạm trong vụ án này. Trong đó, A là người thực hành và B là người giúp sức. Cụ thể:
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">Thứ nhất, về khách thể, hành vi cướp giật tài sản xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của nạn nhân. Đối tượng tác động trong trường hợp này là dây chuyền của chị Y -nạn nhân.
Thứ hai, về mặt khách quan, tội phạm này có cấu thành vật chất và người phạm tội phải thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản công khai và nhanh chóng. Xét hành vi khách quan của A và B, nhận thấy, trong trường hợp này, A là người đã thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản trên thông qua việc giật mạnh chiếc dây chuyền, khi ấy, chị Y hồn tồn ý thức được việc mình đang bị A giật dây chuyền và A khơng có ý định che giấu điều này. Bên cạnh đó, sự “nhanh chóng” của A đã được thể hiện qua việc A đã nhanh chóng thốt thân sau khi xơ vào chiếc xe đạp làm chị Y té xuống xe . Xét về hành vi của B, B là người giúp sức cho người thực hành là A thông qua việc giả vờ hỏi thăm chị Y để A chạy thoát. Tội phạm của A và B đã hoàn thành vào thời điểm A giật được dây chuyền ra khỏi người chị Y.
Thứ ba, về mặt chủ quan, A và B phạm tội cố ý trực tiếp. Họ đều mong muốn chiếm đoạt được tài sản - dây chuyền của chị Y.
Thứ tư, về chủ thể, A và B đều là chủ thể thường - đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Vì những phân tích trên, A và B phạm tội cướp giật tài sản được quy định tại khoản 2 Điều 171 BLHS
<b>Bài tập 16</b>
<b>A và B đến gặp M tại quán nhậu X để bàn chuyện làm ăn (B khơng quen Mtrước đó). Sau khi bàn bạc cơng việc, A nói có việc phải đi trước và nói B tự đi về.B đề nghị M cho đi nhờ xe một đoạn. M đồng ý và để B chở bằng xe gắn máy củaM. Trên đường đi, B vờ đánh rơi cặp xách để M xuống xe nhặt giúp. Lợi dụng lúcM đang nhặt cặp xách thì B phóng xe đi mất. Sau đó, B đã bị bắt cùng tang vật làchiếc xe gắn máy của M (trị giá 20 triệu đồng). Hãy xác định tội danh đối vớihành vi của B trong vụ án này và giải thích tại sao?</b>
<b>B phạm Tội cướp giật tài sản theo Điều 171 BLHS. Bởi vì anh B thỏa mãn các</b>
dấu hiệu pháp lý sau đây: - Khách thể:
+ Quan hệ sở hữu. Cụ thể, B xâm phạm đến quyền sở hữu chiếc xe máy của M. + Đối tượng tác động: xe máy - của M
- Mặt khách quan: Đây là tội có CTTP hình thức nên nhóm sẽ chỉ xem xét về mặt hành vi khách quan. Cụ thể, về hành vi, B đã đáp ứng đủ hai điều kiện về mặt hành vi để
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">cấu thành tội cướp giật tài sản: cơng khai và nhanh chóng. Cụ thể, về yếu tố công khai, B đã lợi dụng lúc M nhặt cặp xách và phóng xe của M đi mất. Qua đó, có thể thấy B đã thực hiện cơng khai, khơng có ý định che giấu hành vi phạm tội của mình đối với M. M biết và hồn tồn hiểu được rằng mình đã bị cướp mất xe và biết rõ rằng người thực hiện hành vi ấy là B. Về yếu tố nhanh chóng, nhận thấy, trong lúc chiếm đoạt tài sản, B đã nhanh chóng dịch chuyển tài sản - chiếc xe máy ra khỏi người quản lý tài sản - M. Từ hai yếu tố trên, hành vi của B đã đáp ứng điều kiện về mặt hành vi khách quan trong cấu thành tội này
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp.
- Chủ thể: B là chủ thể thường có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
<b>Bài tập 17</b>
<b>A là chủ một xe chở xăng dầu. A đã ký hợp đồng với nhà máy sản xuất bộtngọt T.H vận chuyển dầu chạy máy cho nhà máy từ công ty xăng dầu đến nhàmáy. Sau vài lần vận chuyển, A đã học được thủ đoạn bớt dầu vận chuyển chonhà máy như sau: Khi nhận được dầu A chạy xe tới điểm thu mua dầu của B vànhanh chóng rút dầu ra bán cho B mỗi lần vài trăm lít. Sau đó chất lên xe mấythùng nước có trọng lượng tương đương với số dầu đã rút ra. Đến địa điểm giaodầu, chiếc xe được cân đúng trọng lượng quy định nên được nhập dầu vào kho.Trong thời gian chờ đợi cân trọng lượng của xe sau khi giao dầu, A đã bí mật đổhết số nước đã chất lên xe để khi cân chỉ còn đúng trọng lượng của xe. Với cáchthức như vậy, A đã nhiều lần lấy dầu được thuê vận chuyển của nhà máy bộtngọt T.H với tổng trị giá là 38.565.000 đồng. Sau đó thì A bị phát hiện. Hãy xácđịnh tội danh trong vụ án này.</b>
<b>A phạm Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 BLHS. Bởi</b>
vì hành vi của A thoả mãn các dấu hiệu pháp lý sau đây: - Khách thể:
+ Xâm phạm quyền sở hữu tài sản của nhà máy sản xuất bột T.H.
+ Đối tượng tác động: Dầu chạy máy của nhà máy bột ngọt T.H với tổng trị giá 38.565.000 đồng.
- Mặt khách quan: Đây là tội có CTTP vật chất
+ Hành vi: A sau khi nhận tài sản từ công ty xăng dầu một cách hợp pháp, ngay thẳng để vận chuyển đến nhà máy bột ngọt T.H thì có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản. Cụ thể là có hành vi đánh tráo nước với dầu, sau khi nhận được dầu A
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">chạy xe tới điểm thu mua dầu của B và nhanh chóng rút dầu ra bán cho B mỗi lần vài trăm lít. Sau đó chất lên xe mấy thùng nước có trọng lượng tương đương với số dầu đã rút ra. Đến địa điểm giao dầu, chiếc xe được cân đúng trọng lượng quy định nên được nhập dầu vào kho. Trong thời gian chờ đợi cân trọng lượng của xe sau khi giao dầu, A đã bí mật đổ hết số nước đã chất lên xe để khi cân chỉ còn đúng trọng lượng của xe.
+ Hậu quả: Nhà máy sản xuất bột ngọt T.H đã nhiều lần thiệt hại về tài sản do A có hành vi như trên. Tổng thiệt hại là 38.565.0000 đồng.
+ Mối quan hệ nhân quả: Đơn trực tiếp, bởi vì hành vi trái pháp luật của A là nguyên nhân của hậu quả tội phạm.
- Mặt chủ quan: A có lỗi cố ý trực tiếp. Bởi vì, A mong muốn chiếm đoạt tài sản của nhà máy bột ngọt T.H.
- Chủ thể: A là chủ thể thường người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
<b>Bài tập 18</b>
<b>Ngày 5/7/2016, B (ở Bình Định) đón A cùng bạn gái của A từ An Giang rachơi. Sau khi tay bắt mặt mừng, A cho B biết mình đang làm ăn khá tốt nênmuốn đi du lịch nhiều nơi. Sau đó, A nhờ B thuê giúp cho A một chiếc ô tô 4 chỗđể A chở bạn gái ra Nha Trang chơi trong hai ngày tới. B nhận lời và gọi điệnthoại cho X để thuê xe, thời hạn thuê là hai ngày, mỗi ngày 800 ngàn. Khi đã thuêđược xe, B dùng xe chở A và bạn gái A đi ăn uống. Đến 19h, khi cả ba đang ngồiuống cà phê thì A nói B cho mượn chìa khóa xe để chở bạn gái chạy thẳng vàoTp.HCM rồi đem chiếc xe đi cầm lấy 50 triệu đồng để tiêu xài. Vụ việc sau đó bịphát giác. Anh (chị) hãy xác định hành vi của A có phạm tội khơng? Nếu có thìphạm tội gì? Tại sao?</b>
A đã phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 175 BLHS. Cụ thể:
Thứ nhất, về khách thể, tội phạm này đã xâm phạm quan hệ sở hữu tài sản của B - người có trách nhiệm quản lý tài sản tại thời điểm xảy ra hành vi chiếm đoạt trên.
Thứ hai, về mặt khách quan. do đây là quy phạm có cấu thành vật chất, do đó, nhóm sẽ tiến hành xem xét dựa trên 03 điều kiện:
(i) Về hành vi khách quan: A - bạn của B - nhờ B thuê giúp chiếc xe để chở bạn gái đi du lịch ở Nha Trang. Từ thời điểm thuê được xe đến thời điểm cả ba người ngồi uống cà phê, hành vi của A vẫn chưa cấu thành tội này. Việc A mượn chìa khóa xe
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">làm hình thành hợp đồng mượn tài sản giữa A và B một cách ngay thẳng. Tuy nhiên, sau khi A mượn được tài sản trên, A đã có hành vi bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản đó thể hiện qua việc cùng bạn gái chạy về Tp.HCM để cầm tài sản đó lấy tiền tiêu xài. Việc A có hành vi phạm tội trên khơng nằm trong dự tính của nạn nhân - B, A đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản mà nạn nhân có trách nhiệm quản lý. Như vậy, với các dấu hiệu trên, hành vi của A đã đủ yếu tố trở thành hành vi khách quan cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
(ii) Về hậu quả: Hành vi phạm tội của A đã gây thiệt hại về tài sản - chiếc xe của nạn nhân - người quản lý tài sản (B).
(iii) Về mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả, hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên của A chính là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại về tài sản của B.
Thứ ba, về mặt chủ quan, hành vi của A được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội hoàn toàn ý thức được rủi ro pháp lý sẽ xảy đến với mình nhưng họ vẫn chấp nhận thực hiện hành vi đó.
Thứ tư, về khách thể, A là chủ thể thường.
<b>Bài tập 19</b>
<b>A, B và C cùng một số người bạn ngồi nhậu tại qn T ở huyện Hóc Mơn.Trong lúc ngồi nhậu thì A có hỏi mượn xe mơ tơ của C đi công việc nhưng Ckhông đồng ý. Lúc này, B mới nói với C: “Cho A mượn đi, có gì tao chịu” nên Cđồng ý cho A mượn xe. Sau đó, C giao xe cho A điều khiển chở B đi. Trên đườngđi, cả hai ghé vào nhà của B để B lấy điện thoại sử dụng. Khi B đi vào trong nhà,A nảy sinh ý định chiếm đoạt xe nên đã điều khiển xe đến quận 8 bán cho mộtngười thanh niên không rõ lai lịch với giá 5 triệu đồng rồi bỏ trốn. Sau khi sự việcxảy ra, B đến cơng an trình báo sự việc. Anh (chị) hãy xác định hành vi của A cóphạm tội hay khơng? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?</b>
Hành vi của A phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 175 BLHS. Cụ thể:
Thứ nhất, về khách thể, tội phạm này đã xâm phạm quan hệ sở hữu tài sản của C. Thứ hai, về mặt khách quan. do đây là quy phạm có cấu thành vật chất, do đó, nhóm sẽ tiến hành xem xét dựa trên 03 điều kiện:
(i) Về hành vi khách quan: A - bạn của B - đã mượn được tài sản của C một cách ngay thẳng dựa trên sự tín nhiệm và bảo đảm của B. Quan hệ giữa A và C là quan hệ mượn tài sản dựa trên hợp đồng mượn tài sản được xác lập hợp pháp. Khi A chiếm hữu được tài sản trên, A mới nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản và thực hiện ý định đó,
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">do đó, ngay từ đầu A đã khơng có ý định lừa đảo nên yếu tố lừa đảo không phát sinh trong trường hợp này. Từ những lý do đó, có thể thấy, hành vi khách quan của A đã cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
(ii) Về hậu quả: Hành vi phạm tội của A đã gây thiệt hại về tài sản - chiếc xe của nạn nhân - người bị A lạm dụng tín nhiệm của người khác chiếm đoạt tài sản (C).
(iii) Về mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả, hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trên của A chính là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại về tài sản của C.
Thứ ba, về mặt chủ quan, hành vi của A được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Thứ tư, về khách thể, A là chủ thể thường.
<b>Bài tập 20</b>
<b>S và Đ đang ngồi vá lưới trên bờ biển thì nghe ngư dân truyền miệng nhau:“Ai có ghe lớn ra nhặt ti vi do bọn buôn lậu bị công an phát hiện đã vứt xuốngbiển. 15 giờ chiều cùng ngày, S và Đ chạy ghe ra biển vớt đầy ghe được 200 chiếcti vi, giấu xuống hầm ghe rồi chạy về địa điểm kín đáo để cất giấu. Ngày hôm sauviệc làm của S và Đ bị công an biên phòng phát hiện và yêu cầu giao nộp số ti vinói trên. S và Đ đã giao nộp hết số ti vi nói trên cho cơ quan có thẩm quyền. Cơquan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can đối với S và Đ về tội chiếm giữ tráiphép tài sản. Hãy xác định tội danh mà S và Đ bị truy tố có đúng khơng? Tại sao?</b>
Việc xác định tội danh mà S và Đ bị truy tố là sai. Bởi, xét theo dấu hiệu pháp lý của tội chiếm giữ trái phép tài sản, nhận thấy cần có đặc điểm quan trọng ở hành vi: Chiếm giữ ngay tình tài sản, được yêu cầu trả lại nhưng không trả lại theo yêu cầu của chủ sở hữu hợp pháp tài sản.
Trong khi đó ở đây, hành vi của S và Đ ngay từ đầu đã khơng thỏa mãn điều kiện chiếm giữ ngay tình tài sản, do đó, khơng thể cấu thành tội Chiếm giữ trái phép tài sản. Bên cạnh điều kiện về việc tài sản này là tài sản mà người đó ngẫu nhiên có được, để định về tội danh này cịn phụ thuộc vào việc khi các chủ thể có quyền có u cầu nhận lại tài sản đó thì người ngẫu nhiên có được tài sản có giao trả lại hay khơng.
Nhìn nhận các điều luật được quy định tại chương Tội phạm sở hữu, nhận thấy hành vi của A khơng thuộc vào nhóm tội phạm này, do đó, việc định tội có thể là khơng có tội hoặc có thể ở tội danh khác.
<b>Bài tập 21</b>
<b>A ngồi uống nước trong quán thì phát hiện ra một chiếc cặp của ai đó bỏquên. A kéo chiếc cặp lại gần để kiểm tra thì phát hiện ra trong cặp có 12 triệuđồng và một số tài liệu. A bèn nói với B - chủ quán và chia cho B 6 triệu, còn lại</b>
</div>