Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

lhstp buổi 2 bài tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.52 KB, 53 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>CỤM 2 CÁC TỘI XÂM PHẠM CON NGƯỜIPHẦN BÀI TẬP</b>

<b>Bài tập 1</b>

<b>Khoảng 19 giờ, T ra sân kho HTX xem biểu diễn ca nhạc. Khi đi, T dắt một lưỡilê tự tạo (lưỡi lê dài 15cm rộng 2cm). Chưa tới giờ biểu diễn nên một số thanhniên túm lại với nhau nói chuyện ở phía cổng vào khu vực biểu diễn, khiến một sốcháu nhỏ không thể đi qua được. Thấy vậy, T liền nói: “Sao các anh đứng ngangthế?”. Hai bên va chạm, chửi nhau. A và B trong tốp thanh niên đó đã chạy gọithêm bạn bè để gây sự. Cả bọn quay trở lại gặp T thì ngay lập tức C túm áo T vàthúc gối vào bụng của T, còn A và B đấm vào mặt T làm môi T bị sưng. Các trậttự viên đã kịp thời ngăn cản và chấm dứt sự va chạm. Một lát sau, T lại đến gầnchỗ đứng của A, B và C để đôi co dẫn đến tiếp tục xô xát. Trong lúc xô xát, T rútlưỡi lê ở thắt lưng đâm một nhát vào ngực C rồi bỏ chạy. Kết luận giám địnhpháp y xác định: “C chết do vết thương sắc gọn, thấu ngực trái, rách phổi, thấulách, đứt động mạch, mất máu cấp tính”.</b>

<b>Hãy xác định tội danh đối với hành vi của T. </b>

Bài làm

<b>Tội danh đối với hành vi của T là Tội giết người theo khoản 2 Điều 123BLHS. Bởi vì, xét theo các dấu hiệu pháp lý:</b>

Hậu quả nguy hiểm: Anh C chết (do vết thương sắc gọn, thấu ngực trái, rách phổi, thấu lách, đứt động mạch, mất máu cấp tính).

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi T đâm một nhát vào ngực C, do vết thương sắc gọn, thấu ngực trái, rách phổi, thấu lách, đứt động mạch, mất máu cấp tính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của anh C.

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. T biết việc thực hiện hành vi đâm vào ngực của anh C có thể dẫn đến chết người.

Công cụ: Lưỡi lê

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

- Chủ thể: T là chủ thể thường, thỏa mãn hai dấu hiệu: có năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS.

<b>Vậy nên, tội danh đối với hành vi của T là Tội giết người theo khoản 2 Điều123 BLHS</b>

<b>Bài tập 2</b>

<b>Chị N sinh con nhưng đứa bé sinh ra bị dị tật bẩm sinh, khơng có chân tay. Lầnđầu nhìn thấy con, chị N đã bị sốc và ngất xỉu. 10 ngày sau khi sinh, do khônglàm chủ được mình, chị N lấy tay chùm chăn, bịt mặt đứa bé cho đến khi khơngcịn thấy nhịp tim đập nữa mới bỏ ra. Hậu quả đứa bé chết. </b>

<b>Anh (chị) hãy xác định hành vi của N có phạm tội khơng? Nếu có thì phạm tội gì?Tại sao?</b>

Bài làm

Hành vi của chị N có phạm tội. Chị N phạm Tội giết người có cấu thành định

<b>khung tăng nặng là giết người dưới 16 tuổi - con chị N 10 ngày tuổi (điểm b khoản 1Điều 123 BLHS) . Vì, xét theo các dấu hiệu pháp lý:</b>

- Khách thể: Xâm phạm đến tính mạng đứa bé con chị N

Đối tượng tác động: đứa bé con chị N - con người đang sống, là một thực thể tự nhiên.

- Mặt khách quan:

Hành vi khách quan: Chị N lấy tay chùm chăn, bịt mặt đứa bé cho đến khi khơng cịn thấy nhịp tim đập mới bỏ ra. Có thể thấy, đây là hành vi cố ý tước bỏ tính mạng trái pháp luật. Ngồi ra, ta có thể thấy con của chị N mới 10 ngày tuổi (tức người dưới 16 tuổi), do đó, đây là tình tiết định khung tăng nặng “giết người dưới 16 tuổi”

<b>được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 123.</b>

Hậu quả nguy hiểm: Đứa bé chết.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi chị T cố ý tước bỏ tính mạng trái pháp luật nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của đứa bé.

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. Nhận thấy, chị T biết việc thực hiện hành vi chùm chăn, bịt mặt vào trẻ sơ sinh là hành vi nguy hiểm, có thể dẫn đến ngạt thở, tử vong nhưng chị T biết nhưng vẫn làm và mong muốn hậu quả chết người xảy ra.

- Chủ thể: Chị N là chủ thể thường, thỏa mãn hai dấu hiệu: có năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Vậy nên, hành vi của chị N phạm Tội giết người với tình tiết định khung tăng

<b>nặng là giết người dưới 16 tuổi (điểm b khoản 1 Điều 123 BLHS). </b>

Bên cạnh đó, khơng thể xác định tội của chị N là Tội giết hoặc vứt bỏ con mới

<b>đẻ (Điều 124 BLHS) vì căn cứ theo cấu thành tội phạm ghi nhận: “do ảnh hưởng nặng</b>

nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi”, như vậy, dù cùng là người mẹ vừa sinh con, nhưng thời điểm thực hiện hành vi, chị đã ngoài 7 ngày đầu sau khi sinh (cụ thể là 10 ngày), cho nên không thể áp dụng tội danh này. Hơn nữa, xét thấy, bên cạnh yếu tố về thời điểm thực hiện tội danh, hành vi khách quan này cũng không được đặt trong trường hợp khách quan đặc biệt hoặc do bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu được quy định trong Điều này. Cho nên, không thể định tội chị N là Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ

<b>theo Điều 124 BLHS 2015 mà xác định tội danh của chị là Tội giết người với tình tiếtđịnh khung tăng nặng “giết người dưới 16 tuổi” theo điểm b khoản 1 Điều 123 BLHS2015.</b>

<b>Bài tập 3</b>

<b>A và B là vợ chồng. Trước khi cưới, B đã có người u, nhưng do gia đình ép gảnên phải lấy A. Vì thế, dù đã có chồng nhưng B vẫn gặp C - người yêu cũ của B.Biết vậy, nên gia đình B khuyên A đưa vợ lên làm ăn ở TP. Hồ Chí Minh. A nghelời đem vợ lên sống ở TP. HCM. Dù vậy, B vẫn lén lút quan hệ với C bằng cáchviện lý do đi khám bệnh và lưu lại bệnh viện để điều trị ít ngày, nhưng thực chấtlà 2 người hẹn hò nhau tại một khách sạn và sống với nhau. Gia đình B biết đượcnên đã báo cho A biết mối quan hệ giữa B và C, đồng thời cho A biết số xe Hondacủa C. Một hơm, vì mất điện nên A về nhà sớm hơn thường lệ thì thấy B chuẩnbị quần áo nói là đi chữa bệnh tại bệnh viện. A không tin nên chạy nhanh rađường cái, cách nhà khoảng 200m thì thấy một thanh niên đang ngồi trên mộtchiếc xe Honda có biển số như gia đình B đã báo trước. Quá tức giận, A nhặt mộtkhúc gỗ bên lề đường to bằng cổ tay, dài 60cm, phang thẳng vào đầu anh thanhniên đang ngồi trên xe gắn máy nhiều nhát cực mạnh khiến anh thanh niên nọ bịchấn thương sọ não, chết trên đường cấp cứu tới bệnh viện. Khi kiểm tra căncước của người bị hại thì mới xác định được nạn nhân khơng phải là C mà chínhlà bạn của C. Do không biết mặt C nên A đã đánh nhầm người. Lúc đó, C đangmua thuốc lá gần đó. </b>

<b>Hãy xác định tội danh đối với hành vi của A.</b>

Bài làm

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>Tội danh đối với hành vi của A là Tội giết người (khoản 2 Điều 123 BLHS).</b>

Vì, xét theo các dấu hiệu pháp lý:

- Khách thể: Xâm phạm đến tính mạng của anh thanh niên (bạn của anh C) Đối tượng tác động: Anh thanh niên - bạn của anh C

- Mặt khách quan:

Hành vi khách quan: Hành vi sử dụng khúc gỗ dài 60cm và phang thẳng vào đầu nạn nhân - bạn của C đang ngồi trên xe gắn máy nhiều nhát một cách dứt khoát. Nhận thấy, đây là hành vi quyết liệt mang tính nguy hiểm nhằm tước đoạt một cách trái phép mạng sống nạn nhân.

Hậu quả nguy hiểm: Nạn nhân chết (do bị chấn thương sọ não, chết trên đường cấp cứu tới bệnh viện).

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi nhặt dùng khúc gỗ to phang thẳng vào đầu anh thanh niên đang ngồi trên xe gắn máy nhiều nhát cực mạnh là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của anh thanh niên.

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. A hồn tồn có thể nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật, A hoàn toàn biết được đầu là bộ phận dễ bị tổn thương dễ gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng vẫn cố tình tác động nhiều lực mạnh lên vị trí này của

<b>nạn nhân, theo khoản 1 Điều 10 BLHS 2015.</b>

- Chủ thể: Anh A là chủ thể thường, thỏa mãn hai dấu hiệu: có năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS.

Ngồi ra, ta có thể thấy tại thời điểm xảy ra vụ án, nạn nhân chỉ đang ngồi trên xe máy và khơng hề có hành vi nào trái pháp luật nghiêm trọng đối với A hoặc đối với người thân thích của A để khiến A có phản ứng kích động về tinh thần. Cho nên, ta có

<b>thể thấy trong trường hợp này A khơng rơi vào trạng thái bị kích động theo Điều 125BLHS 2015.</b>

<b>Vậy nên, tội danh đối với hành vi của anh A là Tội giết người (khoản 2 Điều123 BLHS). </b>

<b>Bài tập 4</b>

<b>Hai gia đình là hàng xóm của nhau. Trong một gia đình có bà mẹ là K và cậu contrai tên là H. Gia đình bên kia có ơng cụ là A cùng hai con trai tên là B và C. Banngày các con đều đi làm nên ông A thường hay qua nhà bà K chơi. Sau một thờigian, ông A mang gạo góp với bà K nấu cơm chung. B và C khơng đồng ý vì cholà cha mình bị bà K dụ dỗ, đem tài sản cho bà K nên yêu cầu cha mình chấm dứtquan hệ với bà K nhưng ông A không nghe và vẫn tiếp tục làm theo ý mình. B và</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>C cho là sự bất đồng trong gia đình mình là do bà K gây ra nên quyết định gâyán.</b>

<b>Vào 3 giờ sáng, B cầm đuốc và C cầm một con dao lớn đến trước sân nhà bà K. Bvà C châm lửa đốt nhà, đồng thời chặn cửa đón đầu hai mẹ con bà K. Bà K và Hchạy ra đến cửa thì thấy B đang quơ đuốc xông tới, C cầm dao lao vào tấn côngH. H xông tới C, giành được con dao từ tay C và chém đứt bàn tay C. Ngay lúcđó, B dùng đuốc xơng tới gần H. H nhanh chóng chém tiếp vào đầu C khiến Cchết tại chỗ, đồng thời H quay sang đối phó với B thì bà con vừa kịp đến.</b>

<b>Hãy xác định hành vi của H có phạm tội khơng? Nếu có thì phạm tội gì?</b>

Bài làm

<b>Hành vi của H có phạm tội và phạm Tội giết người theo khoản 2 Điều 123BLHS 2015. Bởi vì, hành vi của H thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu pháp lý để cấu thành</b>

Tội giết người.

- Khách thể: Xâm phạm đến tính mạng của C Đối tượng tác động: Anh C

- Mặt khách quan:

Hành vi khách quan: H cầm dao (hung khí nguy hiểm) chém vào đầu C (vị trí trọng yếu), đây là hành vi có khả năng thực tế gây nên cái chết của C.

Hậu quả nguy hiểm: C chết tại chỗ

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi cầm dao chém vào đầu C của H là nguyên nhân trực tiếp gây nên cái chết cho C.

- Chủ thể: H thỏa mãn điều kiện là chủ thể của tội giết người (chủ thể thường), H đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự.

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. Hành vi gây nên cái chết cho C của H là hành vi với lỗi cố ý trực tiếp, khi thực hiện hành vi dùng dao chém vào đầu C, H nhận thức được hậu quả chết người tất yếu xảy ra với C và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Khơng định tội danh của H là Tội giết người do vượt q phịng vệ chính đáng

<b>hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội theo Điều 126 BLHS2015. Bởi vì, điều kiện phát sinh quyền phòng vệ phải thoả mãn cả 3 điều kiện. Thứ</b>

nhất, phải có sự tấn cơng nguy hiểm từ nạn nhân. Thứ hai, phải xâm phạm đến quyền được bảo vệ tính mạng của người phạm tội. Thứ ba, sự tấn cơng nguy điểm đó phải đang hiện hữu. Trong trường hợp này, ta nhận thấy hành vi của H thoả mãn cả 3 điều kiện về quyền phịng vệ thơng qua việc C cầm dao xông tới xâm phạm đến quyền

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

được bảo vệ tính mạng của H và hành vi tấn cơng nguy hiểm đó của C là đang hiện hữu. Tuy nhiên, hành vi tấn cơng nguy hiểm đó của C đã chấm dứt kể từ khi H giành dao từ tay C. Cho nên, quyền phòng vệ đã phát sinh cùng với đó là chấm dứt. Thêm vào đó, lúc này H cịn có thêm hành vi chém nhiều nhát vào đầu C, đầu là bộ phận trọng yếu dẫn đến C chết. Cho thấy, H mong muốn hậu quả xảy ra đối với C nên H

<b>phạm Tội giết người theo khoản 2 Điều 123 BLHS 2015.Bài tập 5</b>

<b>A là đối tượng khơng có việc làm ổn định, thường uống rượu, gây gổ, đánh nhauvà bị cha mẹ rầy la.</b>

<b>Khoảng 17 giờ 30, sau một chầu nhậu về, A bắt đầu chửi ông Th (bố đẻ của A)với những lời lẽ hết sức hỗn láo: “Ngày trước tao còn nhỏ mày đánh tao, bây giờtao đã lớn, thằng nào há miệng tao bóp cổ chết tươi”. Đúng lúc đó, B (anh ruộtcủa A) đi làm về nghe A chửi cha nên rất bực tức, đã chỉ mặt A răn đe: “Nếu cịnhỗn láo với cha mẹ, có ngày tao đánh chết”.</b>

<b>Dù vậy, A vẫn tiếp tục chửi ông Th. Thấy A hỗn láo quá mức, không coi lời nóicủa mình ra gì nên B chạy ngay vào bếp rút con dao lưỡi bầu mũi nhọn (kíchthước 25 cm x 7 cm) đâm liên tiếp 4 nhát vào bụng A khiến A gục chết tại chỗ.Khi định tội cho vụ án có 2 quan điểm:</b>

<b>a. B phạm tội “giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” (Điều125 BLHS);</b>

<b>b. B phạm tội “giết người” (Điều 123 BLHS).Theo anh (chị), B đã phạm tội gì? Tại sao?</b>

Bài làm

Theo quan điểm của nhóm, B đã phạm tội "giết người" với tình tiết định khung

<b>tăng nặng là “có tính chất côn đồ” (điểm n khoản 1 Điều 123 BLHS). Xét theo các</b>

dấu hiệu pháp lý:

- Khách thể: Xâm phạm đến tính mạng của anh A

Đối tượng tác động: Anh A - con người đang sống. - Mặt khách quan:

Hành vi khách quan: B đã dùng con dao lưỡi bầu mũi nhọn đâm liên tiếp 4 nhát vào bụng của A. Nhận thấy, đây là hành vi cố ý tước bỏ trái pháp luật tính mạng của anh A, bởi lẽ, hành vi này thỏa mãn các yếu tố: vị trí tấn cơng trọng yếu - bụng nạn nhân, sức mạnh mãnh liệt của hành vi - đâm liên tiếp 4 nhát, công cụ sử dụng - dao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Nhận thấy, hành vi của B mang tính chất cơn đồ, mà, để giải thích ý này, xét

<b>theo Cơng văn số 38/NCPL, ngày 06/01/1976 của Tịa án nhân dân tối cao và Kết</b>

luận của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tại Hội nghị tổng kết cơng tác ngành Tịa

<b>án năm 1995. Cơng văn số 38/NCPL và Kết luận của Chánh án Tòa án nhân dân tối</b>

cao giải thích về cơn đồ như sau: “Khái niệm côn đồ được hiểu là hành động của những tên coi thường pháp luật, luôn luôn phá rối trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và hay dùng vũ lực để uy hiếp người khác phải khuất phục mình, vơ cớ hoặc chỉ vì một dun cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người. Hành động của chúng thường là xâm phạm sức khoẻ, tính mạng, danh dự người khác, gây gổ hành hung người khác một cách vơ cớ hoặc vì một dun cớ nhỏ nhặt...”. Như vậy, rõ ràng, với nguyên nhân thực hiện hành vi của B: “Thấy A hỗn láo quá mức, khơng coi lời nói của mình ra gì” mà “B chạy ngay vào bếp rút con dao lưỡi bầu mũi nhọn (kích thước 25 cm x 7 cm) đâm liên tiếp 4 nhát vào bụng A khiến A gục chết tại chỗ”, là vì duyên cớ nhỏ nhặt mà thực hiện hành vi vũ lực để gây đến hậu quả chết người. Do đó, nhận thấy thể hiện rõ tính chất cơn đồ trong hành vi, thể hiện cấu thành định khung tăng nặng của tội này.

Hậu quả nguy hiểm: Anh A chết.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Hành vi dùng con dao lưỡi bầu mũi nhọn đâm liên tiếp 4 nhát vào bụng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của anh A.

- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. Anh B biết hành vi đâm vào bụng nạn nhân của mình có thể dẫn đến hậu quả làm chết người. Đã vậy, anh B còn thực hiện liên tiếp 4 nhát đâm vào bụng của anh A.

- Chủ thể: anh B là chủ thể thường, thỏa mãn hai dấu hiệu: có năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS.

Vậy nên, anh B đã phạm tội giết người với tình tiết định khung tăng nặng là “có

<b>tính chất côn đồ” (điểm n khoản 1 Điều 123 BLHS)Bài tập 6</b>

<b>S là một đối tượng hay rượu chè, đã nhiều lần say rượu và gây gổ, đập phá đồ đạccủa gia đình. Trong một lần say, S đến nhà anh rể (tên là N) đập phá nhiều tàisản (01 máy cassette, 01 TV, 01 tủ kính, 4 két bia…). Bố mẹ S đến can, khuyênbảo nhưng vô hiệu. S còn hùng hổ hơn, hai tay cầm hai dao xẻ thịt đuổi chém bấtkỳ ai. Bà Hai là mẹ S biết H là du kích và có súng nên sang nhờ H can thiệp giúpngăn chặn S. H nói là phải có ý kiến của chính quyền và ấp đội chứ khơng tự canthiệp được. Bà Hai tìm đến nhà ông M (ấp đội trưởng) và ông Đ (phó công an ấp)</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>báo cáo đề nghị giúp đỡ. Ông M và Đ đã huy động H và một công an viên nữa tớinhà anh N để làm nhiệm vụ. Cả 2 người tới nơi đã khuyên ngăn và ra lệnh cho Sbỏ dao xuống, S không chấp hành lại dùng cả 2 dao đuổi chém các cán bộ. Đểtránh hậu quả xấu, anh ruột S (tên là Đ) đã lấy 1 khúc cây so đũa bất ngờ đánhvào tay S cho rớt dao ra nhưng chỉ là cây gỗ mục nên càng làm cho S hung hănghơn. Tất cả mọi người đều bỏ chạy, chỉ còn H và anh công an viên kia đứng lại.Thấy H cầm súng thì S càng hùng hổ xơng tới. H ra lệnh S bỏ dao xuống nhưng Svẫn tiếp tục chạy tới với cả 2 dao vung lên. H lùi lại sau nhưng vì phải đi giật lùinên S đã đứng trước mặt H cách chừng 2 mét, H chúc nòng súng xuống, bắn vàochân làm S ngã xuống. S đã chết trên đường đi cấp cứu vì mất quá nhiều máu.Hãy xác định TNHS của H trong vụ án này.</b>

Bài làm

Trong vụ án này, hành vi của H không cấu thành tội phạm. Bởi lẽ:

Thứ nhất, H được xác định là du kích - hay cịn gọi là dân qn tự vệ. Căn cứ

<b>theo điểm b khoản 1 Điều 18 Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụhỗ trợ 2017, H thuộc đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng. Trong trường hợp</b>

này, H (cùng với cơng an viên) cịn là người thi hành công vụ - được sự cho phép của ấp đội trưởng - ơng M và phó cơng an ấp - ông Đ.

Thứ hai, xét hành vi bắn vào chân S của H. Nhận thấy, H - người thi hành nhiệm vụ độc lập đã nhiều lần ra lệnh cho S bỏ dao xuống và S thì khơng chấp hành mệnh lệnh của H và càng hùng hổ cầm cả 2 dao xơng tới. Bên cạnh đó, đề bài không thể hiện rõ về việc anh H đã cảnh báo bằng lời nói về việc mình sẽ nổ súng nếu S không chấp hành mệnh lệnh mà chỉ lệnh cho S bỏ vũ khí xuống. Do đó, xét theo tình thế lúc ấy, S là đối tượng đang sử dụng vũ khí đe dọa trực tiếp đến tính mạng của

<b>người thi hành công vụ - anh H và công an viên. Như vậy, căn cứ theo điểm d khoản2 Điều 23 Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 2017, anh H</b>

được quyền nổ súng vào đối tượng - S mà không cần cảnh báo.

<b>Bài tập 7</b>

<b>Bà X cho các con cất nhà ở riêng trên phần đất của nhà bà, cụ thể là: A (con ruột)ở cuối hẻm, B (con rể) cất nhà ở phía trước nhà A. Tất cả sử dụng con hẻm chungrộng 1,2m để làm lối đi vào nhà. Do B thường để bếp lò trong đường hẻm nướngđồ nhậu gây vướng đường đi lại, nên bà X nhiều lần kêu B dọn bếp vào trongnhà. Ngày 15/7/2016, bà X lại nhắc nhở B, B cho rằng A xúi bà X đến nói, B hétto: “Tao đâm chết mẹ mày rồi về ngoài quê ở, xem ai làm gì tao”. Lúc này, A ởtrong nhà đang cầm con dao Thái Lan gọt cắt trái xoài ăn. B cầm khúc cây tầm</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>vông (dài 1m, đường kính 3,5cm, một đầu vót nhọn) xơng vào nhà đập A một cáitừ trên xuống nhưng A đưa tay trái lên đỡ nên trúng cổ tay bị thương nhẹ phầnmềm. Ngay sau đó, B cầm chiếc ấm nhơm ném trúng vào vai A rồi lao vào dùngtay chân đấm đá vào người A. A chụp được con dao trên bàn, đâm một nháttrúng vào ngực của B, rồi vứt con dao bỏ chạy. B chết trên đường đi cấp cứu. Anh (chị) hãy xác định hành vi của A có phạm tội hay khơng? Nếu có thì phạmtội gì? Tại sao?</b>

Bài làm

Hành vi của A có phạm tội. Tội giết người do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng

<b>(khoản 1 Điều 126 BLHS). Vì, xét theo các dấu hiệu pháp lý ta thấy:</b>

- Khách thể của tội phạm: xâm phạm tính mạng của người khác (B)

- <b>Đối tượng tác động: nạn nhân B - người đang có hành vi xâm phạm đến lợi ích</b>

chính đáng của A.

- Mặt khách quan:

Hành vi: tước đoạt trái pháp luật tính mạng của B trong trường hợp chống trả rõ ràng q mức cần thiết, khơng phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Cụ thể: theo đề bài, các hành vi của B tác động đến A bao gồm hành vi đe dọa, tấn công A bằng khúc cây tầm vông, ném ấm nước vào A và dùng tay chân đấm đá. Như vậy, với các hành vi này, nhận thấy, đã kích khởi các điều kiện cần thiết của phịng vệ chính đáng theo

<b>Điều 22 BLHS, bao gồm:</b>

(1) Có sự tấn công nguy hiểm đáng kể và trái pháp luật;

(2) Sự tấn cơng xâm phạm quyền hoặc lợi ích chính đáng của người bị tấn công, của người khác hoặc lợi ích của nhà nước, của cơ quan, tổ chức;

(3) Sự tấn công phải đang hiện hữu.

Ở đây, hành vi đe dọa, tấn công của B với A là mang tính nguy hiểm đáng kể và trái pháp luật, đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của A. Hành vi này xâm phạm đến quyền bảo toàn thân thể và mạng sống của A. Hơn nữa, sự tấn công này của B với A là đang hiện hữu và khơng có ý định dừng lại với một loạt các phương tiện và hành vi sử dụng liên tiếp nhau: gậy tầm vông đến ấm nước và các hành vi đấm đá vào người A. Như vậy, đã kích khởi quyền phịng vệ của A.

Tuy nhiên, việc kích khởi quyền phịng vệ của A khơng tương đương với việc

<b>khơng phát sinh trách nhiệm hình sự bởi nó thỏa mãn các dấu hiệu tại Nghị quyết số</b>

<b>02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

một số quy định của BLHS 1985 (Nghị quyết 02) là nguồn tài liệu tham khảo cũng như người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét áp dụng tinh thần của quy định khi ra quyết định. Theo đó, mục II của Nghị quyết 02 quy định:

Hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là phịng vệ chính đáng khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội.

b) Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.

c) Phịng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn cơng, mà cịn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.

d) Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là khơng có sự chênh lệch q đáng giữa hành vi phịng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.

Ở dấu hiệu thứ 2, trước sự tấn công của B, A với hành vi của mình là nhằm vào mục đích gạt bỏ sự tấn cơng của B chứ khơng phải vì mục đích khác.

Xét đến dấu hiệu thứ 3, nhận thấy: Với các hành vi tấn công của B kích khởi quyền phịng vệ của A nhưng A sử dụng con dao đâm vào ngực của B là hành vi quá mức cần thiết để phòng vệ, hành vi đâm vào ngực là một bộ phận trọng yếu của cơ thể con người có thể dẫn đến việc chết người.

- Hậu quả pháp lý: B chết

- Mối quan hệ nhân quả: hành vi giết người vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng của A là ngun nhân dẫn đến hậu quả giết người.

- Lỗi của tội phạm: cố ý. Việc A dùng dao đâm vào vị trí trọng yếu của B (ngực) cho thấy đây là hành vi thực hiện với lỗi cố ý.

<b>- Chủ thể: A là người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS. </b>

Như vậy, xem xét các dấu hiệu pháp lý và tình tiết vụ án, nhận thấy A phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng khoản 1 Điều 126 BLHS năm 2015.

<b>Bài tập 8</b>

<b>Một năm trước, P được tuyển vào làm bảo vệ cho nông trường X chuyên trồngthơm xuất khẩu. P đã được trang bị một khẩu súng trường và được học cách sửdụng súng trong thời gian 2 tuần.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>Một buổi sáng chủ nhật, P phát hiện có 3 em (gồm A-17 tuổi, B-15 tuổi, và C-11tuổi) đang hái trộm thơm của nơng trường. P khốc súng lên vai và lấy xe đạpchạy theo đường đá đón đầu 3 em nhỏ. Tới nơi, P bỏ xe chạy bộ đuổi bắt. Khi đó,A và B đã vứt bao tải đựng thơm và chạy thoát. C do cố mang theo bao thơm nênbị P bắt được và bị dẫn về Ban quản lý để xử lý.</b>

<b>Trên đường đi, P dùng một tay giữ bao thơm (tang vật), tay kia nắm chặt tay củaC. Khi vượt qua một cây cầu khỉ thì C đã vùng chạy thốt, cịn đẩy làm P mấtthăng bằng và té xuống nước. Khi C chạy được chừng 30m thì P kê súng lên bờmương, nhắm về phía C lên đạn và bóp cị. Súng nổ và viên đạn xuyên qua cuốngtim làm cho C chết ngay tại chỗ. P liền đến công an tự thú.</b>

<b>Anh (chị) hãy cho biết quan điểm về tội danh trong vụ án này.</b>

Bài làm

Quan điểm của nhóm về tội danh của P trong vụ án là P phạm hai tội: Tội giết người với tình tiết định khung tăng nặng là “giết người dưới 16 tuổi” (điểm b khoản 1 Điều 123 BLHS)

Xem xét các dấu hiệu pháp lý, nhận thấy:

- Khách thể: quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người. - Mặt chủ quan:

+ Lỗi: Cố ý gián tiếp. Khi thực hiện hành vi, với việc sử dụng súng và nhận thức khả năng sử dụng súng của mình, P hồn tồn ý thức được hành vi của mình có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng cho nạn nhân, nhưng vẫn thực hiện hành vi để mặc hậu quả xảy ra.

- Mặt khách quan: Do đây là cấu thành tội phạm vật chất, nên mặt khách quan bao gồm các dấu hiệu bắt buộc hành vi, hậu quả chết người và mối quan hệ nhân quả.

+ Hành vi: Bắn súng vào trúng cuống tim nạn nhân (tước đoạt trái phép tính mạng của nạn nhân C). Ngồi ra, có thể thấy lúc này C là người dưới 16 tuổi (cụ thể là 11 tuổi) nên đây là tình tiết định khung tăng nặng “giết người dưới 16 tuổi”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>Bài tập 9</b>

<b>Chị V sinh con đầu lòng ở trạm y tế xã. Người đỡ đẻ là bác sĩ N. Đây là ca đẻngược. Do có những sai sót về chuyên môn và kỹ thuật của bác sĩ N nên khi lọtlòng mẹ, cháu bé đã bị gãy xương cánh tay trái, tình trạng rất yếu, thở thoi thópvà khơng khóc được. Điều đó khiến cho N luống cuống nên cắt rốn của bé quá sátda, gây mất máu khá nhiều. Ngay lúc đó N dùng vải màn quấn quanh người đứabé, để nằm trên bàn và không cho ai trong số người nhà vào nhìn mặt. N nói vớingười nhà chị V là đứa bé đã chết. </b>

<b>Khoảng 10 phút sau bà T (mẹ của chị V) tông cửa xơng vào thì thấy cháu bé hãycịn thở. Bà kêu N tới nhưng N nói: "Chỉ cịn thoi thóp, cứu sao được nữa!”. Bấtchấp lời N, bà T vẫn đưa cháu lên bệnh viện tuyến trên cấp cứu. Tại bệnh việnnày các bác sĩ có kết luận: cháu bị gãy kín xương cánh tay do sang chấn sản khoa,cuống rốn bị cắt sát da, chỉ buộc rốn bị tuột ra, mất nhiều máu. Dù được các bácsĩ cấp cứu tận tình nhưng qua ngày thứ 5 thì bé chết.</b>

<b>Hãy định tội danh đối với hành vi của N trong vụ án này?</b>

Bài làm

Tội danh đối với hành vi của chị N: Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác. Xem xét các dấu hiệu pháp lý, nhận thấy:

- Khách thể của tội phạm: Xâm phạm chế độ về khám bệnh, chữa bệnh gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của người khác.

- Mặt khách quan: Do đây là tội có cấu thành vật chất, do đó, xem xét trên ba dấu hiệu: hành vi khách quan, hậu quả chết người và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả chết người:

+ Hành vi khách quan: hành vi của bác sĩ N vi phạm quy định về về khám bệnh chữa

<b>bệnh, cụ thể là ở khoản 3 Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009: “Kịp thời và</b>

tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật". Điều này thể hiện ở hành vi có những

<b>sai phạm trong chun mơn, kỹ thuật; khoản 5 Điều 3 Bộ luật này: “Bảo đảm đạođức nghề nghiệp của người hành nghề”, dẫn chiếu Quyết định 1854/QĐ-BYT năm2015, cho thấy: N tuy là bác sĩ nhưng đã khơng tận tụy hết mực vì bệnh nhân, khơng</b>

đặt sự an toàn, quyền lợi của bệnh nhân làm trung tâm, khi thấy cháu bé “bị gãy xương cánh tay trái, tình trạng rất yếu, thở thoi thóp và khơng khóc được” N khơng nhanh chóng tìm giải pháp và thơng báo gia đình mà quyết tâm che giấu, để mặc hậu quả. + Hậu quả: chết người đã diễn ra.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: Do hành vi vi phạm quy định khám chữa bệnh của N dẫn đến việc cháu bé chết.

- Mặt chủ quan: Lỗi vô ý do cẩu thả.

- Chủ thể của tội phạm: N là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có nghĩa vụ phải tuân thủ quy tắc nghề nghiệp (cụ thể ở đây là quy tắc về khám chữa bệnh).

Xem xét các dấu hiệu pháp lý và tình tiết vụ án, nhận thấy N phạm tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác (điểm a khoản 1 Điều 315 BLHS).

<b>Bài tập 10</b>

<b>Chị H là người mồ côi mẹ từ nhỏ. Bố chị lấy vợ khác là bà Y. Trong cuộc sốngthường ngày, bà Y thường có hành vi ngược đãi, ức hiếp đối với chị H. Vì vậy, Hđã sớm yêu một thanh niên. Do nhẹ dạ nên H đã có thai với anh thanh niên này.Khi biết được tình trạng trên, người yêu của H lánh mặt khơng gặp H nữa và tìmcách chối bỏ trách nhiệm làm cha. Quá thất vọng vì bị bội tình, H viết thư tuyệt</b> • Với người yêu H

- Nếu như hành vi quan hệ tình dục giữa H và người u là khơng có sự tự

<b>nguyện của H, dẫn đến việc H có thai và tự sát: Hiếp dâm (Điều 141 BLHS). </b>

- Nếu như hành vi quan hệ tình dục giữa H và người yêu là khơng có sự tự nguyện của H, dẫn đến việc H có thai và tự sát, đặt trong giả thuyết H dưới tuổi vị thành niên:

<b>+ Từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi: Hiếp dâm (Điều 141 BLHS). </b>

<b>+ Dưới 16 tuổi: Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 BLHS). </b>

- Ngồi ra, tùy vào tình tiết cụ thể có thể có các tội liên quan như: cưỡng dâm;

<b>cưỡng dâm người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi (Điều 144 BLHS); giao cấu hoặc</b>

thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16

<b>tuổi (Điều 145 BLHS). </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

• Với mẹ kế của H: Tùy vào tình huống cụ thể mà có thể xem xét tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có cơng ni dưỡng mình

<b>(Điều 185 BLHS). Bài tập 11</b>

<b>A dùng dây điện trần giăng xung quanh luống mía ở trong vườn mía trước nhàmình để diệt chuột vì mía đã lên cao khoảng 0,80m–1m, nhưng bị chuột cắn phárất nhiều ở phần ngọn. Xung quanh ruộng mía có tường bao quanh cao 1m 40đến 1m 50 và khơng có lối đi tắt, đi qua cho hàng xóm. Thường thường, A cắmđiện vào lúc 22 giờ đêm và ngắt điện vào 5 giờ sáng. Việc cắm điện đã được Athơng báo cho bà con trong xóm biết. Những con chuột bị chết do điện giật, Athường đem cho những người trong xóm nấu cho heo ăn. Khoảng 24 giờ, có mộtthanh niên khác xã trèo qua tường để vào vườn mía và bị điện giật chết. </b>

<b>Hãy xác định tội danh đối với hành vi gây chết người của A.</b>

Bài làm

<b>Tội danh đối với hành vi gây chết người của A: Tội vô ý làm chết người (Điều128 BLHS). Xét các dấu hiệu pháp lý liên quan:</b>

<b>- Khách thể: Tội vô ý làm chết người xâm phạm đến tính mạng của người khác.Trong trường hợp này là xâm phạm đến tính mạng của anh thanh niên xã khác. </b>

- Mặt khách quan: Do đây là cấu thành vật chất nên mặt khách quan xem xét đến ba dấu hiệu: hành vi khách quan, hậu quả chết người và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả chết người.

<b>Hành vi khách quan (mục 12 Công văn số 81/2002/TANDTC)</b>

Hành vi của A sử dụng điện trái pháp để diệt chuột, có thời gian tắt - mở cụ thể (cắm điện lúc 22 giờ và ngắt điện lúc 5 giờ), có thơng báo cho bà con trong xóm.

Cụ thể qua các chi tiết nêu trong bản án, nhận thấy, hành vi của A thuộc trường

<b>hợp quy định tại điểm b mục 12 Công văn số 81/2002/TANDTC trong đó quy định</b>

Đối với trường hợp sử dụng điện trái phép để diệt chuột, chống súc vật phá hoại mùa màng: “Nếu người sử dụng điện mắc điện ở nơi họ tin rằng khơng có người qua lại, có sự canh gác cẩn thận, có biển báo nguy hiểm và tin rằng hậu quả chết người không thể xảy ra..., nhưng hậu quả có người bị điện giật chết, thì người phạm tội bị xét xử về tội vô ý làm chết người.”

Hậu quả: Chết người xảy ra.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả chết người: Việc mắc điện trái phép của A dẫn đến hậu quả chết người.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

- Mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của tội phạm là lỗi vơ ý vì q tự tin. A không mong muốn hậu quả chết người xảy ra và tin rằng hậu quả không thể xảy ra (do đã thông báo thời gian tắt mở điện cụ thể với bà con trong xóm).

- Chủ thể của tội phạm: A là người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS.

Như vậy, với các dấu hiệu pháp lý và tình tiết được phân tích, có thể xác định A phạm tội vô ý làm chết người quy định tại khoản 1 Điều 128 BLHS năm 2015.

<b>Bài tập 12</b>

<b>A, B và H là ba người bạn kết thân từ thời còn học ở Đại học Cảnh sát nhân dân.Khoảng 13 giờ 30 phút ngày 25/7/2016, A, B, C và D (đã uống rượu) rủ nhau raNhà Bè nhậu tiếp. Trên đường đi, A và B ghé vào cơ quan để rủ H cùng đi. B vàC đứng ngoài cổng trơng xe, cịn A và B lên phịng để tìm H. Gặp H ở hành lang,A liền đùa, rút súng K54 mang theo và cười lớn. H cũng đùa lại, vờ nấp vào cánhcửa. Anh T ở cùng phòng thấy vậy bảo: “Không được đùa với súng”. A tháo băngđạn, kéo quy lát, lấy nốt viên đạn trong nòng súng ra. B đi vào phòng H. A lắp lạibăng đạn vào nòng súng rồi cũng đi vào phòng theo. A và B rủ H đi chơi nhưng Htừ chối vì đã có hẹn. Nghe vậy, B bảo A: “Đưa súng đây để tao ép nó đi”. </b>

<b>A lấy súng đưa cho B. Vì nghĩ rằng súng khơng có đạn (B đã thấy A lấy viên đạnra ở hành lang) nên B cầm súng bằng tay trái, kéo quy lát rồi rê nịng súng vềphía H, ngón tay vẫn cịn đặt trong vịng cị thì bất ngờ súng nổ. Viên đạn bắntrúng vào trán H làm H chết ngay tại chỗ.</b>

<b>Hãy xác định tội danh đối với hành vi của B trong vụ án. </b>

Bài làm

Tội danh đối với hành vi của B: Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính quy định tại khoản 1 Điều 129 BLHS.

Xem xét các dấu hiệu pháp lý, ta có:

- <b>Khách thể: Xâm phạm đến tính mạng của người khác. Trong trường hợp này là</b>

xâm phạm đến tính mạng của H.

- Mặt khách quan:

<b>Hành vi khách quan: Hành vi vi phạm quy tắc sử dụng súng, thể hiện qua chi</b>

tiết “cầm súng bằng tay trái, kéo quy lát rồi rê nịng súng về phía H, ngón tay vẫn cịn

<b>đặt trong vịng cị”. Với hành vi này, tại Thơng tư liên tịch ý 2 đoạn 3 mục 4 Phần</b>

<b>III Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA-BQP ,</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

ngày 11/8/2003 của TANDTC, VKSNDTC, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và Bộ Quốc phòng về hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XXIII “Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân” của BLHS năm 1999 có nêu: “Người dùng vũ khí qn dụng đùa nghịch… gây hậu quả nghiêm trọng thì... theo thiệt hại xảy ra mà truy cứu trách nhiệm hình sự về… tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành

<b>chính (Điều 99 BLHS 1999 nay là Điều 129 BLHS năm 2015)”.</b>

Hậu quả: chết người.

Mối quan hệ nhân quả: Hành vi sử dụng súng của B dẫn đến thiệt hại tính mạng của H

- Mặt chủ quan:

Lỗi: Lỗi vơ ý vì q tự tin. B khơng mong muốn hậu quả xảy ra, không cho rằng hậu quả sẽ xảy ra, vì xét thấy ở đây, xuất phát từ bối cảnh là A, B, H là những người bạn với nhau và trong tình huống trên, A và B đang đùa giỡn. Thêm nữa, với tình tiết “vì nghĩ rằng súng khơng có đạn (B đã thấy A lấy viên đạn ra ở hành lang)” cho thấy, B hoàn toàn tin rằng hành vi của mình khơng dẫn đến thiệt hại. Với xuất thân là quân nhân, B hiển nhiên đã được đào tạo các quy tắc sử dụng súng đạn. Do đó, bản thân B phải tự ý thức được hậu quả của việc vi phạm các quy tắc này, nhưng vì quá tự tin (do thấy A lấy viên đạn ra ở hành lang) nên B cho rằng hậu quả không thể xảy ra.

- Chủ thể: B là người có năng lực hành vi hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và là người phải có nghĩa vụ tuân theo các quy tắc nghề nghiệp về việc sử dụng vũ khí quân dụng.

Như vậy, kết luận, B đã phạm tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành

<b>chính tại khoản 1 Điều 129 BLHS. </b>

<b>Bài tập 13</b>

<b>A, B, C và D chơi bài tại nhà ông T. Cả bọn chơi bài đến khoảng 12 giờ thì chị L(vợ của B) đến gọi B về. Thấy chồng đang đánh bài, chị L đã nói lời xúc phạmkhiến B nổi cáu, đứng lên đá chị L. Thấy B đánh vợ, chị A vội vào can ngăn thì bịB đá 1 cái. Chị A té ngửa xuống sân nhà và ngất xỉu. Mọi người đưa chị A đi cấpcứu nhưng chị A đã chết sau đó. Biên bản giám định kết luận: A chết là do chấn</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Xét các dấu hiệu pháp lý nhận thấy:

- Khách thể: xâm phạm đến tính mạng của người khác. Trong trường hợp này là xâm phạm đến tính mạng của chị A.

- Mặt khách quan:

Hành vi khách quan: Đá chị A. Đây là hành vi vi phạm quy tắc chung về đảm bảo tính mạng, sức khỏe (xâm phạm sức khỏe chị A).

Hậu quả: Chết người.

Mối quan hệ nhân quả: Hành vi đá vào chị A của B làm chị A té ngửa xuống sân và chết do chấn thương sọ não.

- Mặt chủ quan: Lỗi vô ý do cẩu thả. Do khi thực hiện hành vi, B không mong muốn hậu quả (chết người) xảy ra, không thấy trước được hậu quả, dù rằng thực tế, khi thực hiện hành vi, lẽ ra B phải nhìn nhận được khả năng tác động nguy hiểm của hành vi mình với chị A.

- Chủ thể: B là người đủ năng lực hành vi hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, xem xét các dấu hiệu pháp lý, nhận thấy B phạm tội vô ý làm chết người quy định tại khoản 1 Điều 128 BLHS năm 2015.

<b>Bài tập 14</b>

<b>A và B cùng đi săn. A nhìn thấy một con gà rừng liền giơ súng lên ngắm bắn. Bthấy gần đó có một người đang bẻ măng nên ngăn đừng bắn và nói rằng: “Thơiđừng bắn nữa, nhỡ trúng người ta thì chết”. A tiếp tục rê súng theo con gà rừngvà đáp lại: “ Mày chưa biết tài bắn của tao à! Chưa bao giờ tao bắn trượt cả”.Nói xong, A bóp cị, khơng ngờ đạn trúng vào người bẻ măng.</b>

<b>Hãy xác định A phạm tội gì nếu:a. Nạn nhân chết;</b>

<b>A phạm tội vô ý làm chết người, căn cứ theo khoản 1 Điều 128 BLHS. Bởi lẽ:</b>

- Về mặt khách thể: xâm phạm đến tính mạng của người khác - Xét về mặt khách quan, bao gồm 03 dấu hiệu:

Hành vi khách quan: Vơ ý bóp cị trúng vào người bẻ măng Hậu quả: chết người

Mối quan hệ giữa hành vi - hậu quả: hành vi bóp cị vơ ý trên đã dẫn đến hậu quả người bẻ măng chết.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

- Xét về mặt chủ quan: Lỗi vơ ý vì q tự tin. Bởi lẽ, A tuy thấy hành vi bắn súng của mình có thể gây hại cho người bẻ măng nhưng quá tự tin cho rằng hậu quả đó sẽ khơng xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện được và đã gây ra hậu quả nguy hại làm người bẻ măng chết.

- Chủ thể: Giả sử A là người trên 16 tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự. Nếu A là người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thì khơng phải chịu TNHS về tội này.

<b>b. Nạn nhân bị thương nặng;</b>

Nhận thấy, hành vi của A là hành vi vơ ý gây thương tích, xâm phạm đến sức khỏe của người bẻ măng. Theo đó, để xác định xem A có phạm tội vơ ý gây thương

<b>tích - được quy định tại Điều 138 BLHS - hay khơng cịn phụ thuộc vào mức độ thiệt</b>

hại về mặt sức khỏe vĩnh viễn được đánh giá bằng tỉ lệ tổn thương cơ thể (tính theo đơn vị %) thông qua trưng cầu giám định. Như vậy, nếu tỷ lệ thương tật trên cơ thể của nạn nhân từ 31% trở lên, A sẽ phạm tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

<b>c. Nạn nhân bị thương với tỷ lệ thương tật 21%.</b>

Hành vi của A là hành vi vơ ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, nhưng A không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì tỷ lệ thương tật dưới

<b>31% - nạn nhân bị thương với tỷ lệ thương tật là 21%. Do đó, căn cứ theo điểm dkhoản 1 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi của A được xem là hành vi vi</b>

phạm quy định về trật tự công cộng và sẽ bị xử phạt hành chính cho hành vi này.

<b>Bài tập 15</b>

<b>Ơng M và bà H lấy nhau đã được 30 năm nhưng hai người khơng có con chung.Ơng M thường xun vắng nhà, có khi nhiều ngày không hề về nhà. Quan hệ củaM và H cứ như thế đã nhiều năm. Cuộc sống tẻ nhạt của bà H thật sự trở thànhđịa ngục khi bà biết ông M lừa dối bà: ông M đang có vợ bé và đang có một conchung với người vợ này. </b>

<b>Đúng vào ngày sinh nhật thứ 53 của bà H, ơng M trở về nhà chìa vào mặt bà H tờđơn xin ly hôn. Bà H buồn rầu nói qua hai hàng nước mắt: “Ơng thật tàn ác, hômnay là sinh nhật tôi cơ mà! Tôi hận ông đã lừa dối tôi suốt bấy nhiêu năm. Khôngcần đơn chi hết. Tôi sẽ chết cho ông rảnh nợ mà đi lấy người ta. Ơng đừng có cảntơi, tơi đã quyết vậy rồi”.</b>

<b>Ơng M bng lời lạnh lùng: "Bà làm gì mặc xác bà. Tơi cần một chữ ký của bà vơtờ đơn gửi tịa thơi".</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<b>Nghe vậy bà H leo lên thành cửa sổ (đang mở sẵn), ông M vẫn ngồi yên ở ghếsalon mà khơng nói gì thêm. Khoảng cách giữa chỗ ơng M ngồi và thành cửa sổ là5m. Bà H nhảy xuống, đầu đập xuống nền xi măng, vỡ hộp sọ và chết. (Nhà ôngM và bà H ở tầng 5 chung cư T). Theo tin báo của nhân dân, công an đã tạm giữông M để làm rõ cái chết của bà H.</b>

<b>Hãy xác định ơng M có tội khơng? Nếu có là tội gì?</b>

Bài làm

Hành vi của ơng M đã cấu thành Tội xúi giục - bà H - tự sát quy định tại điểm a khoản 1 Điều 131 BLHS:

Về mặt khách thể, tội phạm này xâm phạm đến tính mạng của bà H

Về mặt khách quan, hành vi của ơng M - thể hiện qua câu nói "Bà làm gì mặc xác bà. Tơi cần một chữ ký của bà vơ tờ đơn gửi tịa thơi" cùng thái độ dửng dưng, khơng có biểu hiện hịa hỗn hay trấn an tâm lý bà H - người đang bị kích động khi thấy bà H leo lên thành cửa sổ chuẩn bị nhảy xuống đã thể hiện hành vi cố ý kích động bà H tự sát. Hậu quả là bà H đã thực sự tự sát và chết.

Về mặt chủ quan, lỗi của ông M là lỗi cố ý

Về mặt chủ thể, ông M là người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS.

<b>Bài tập 16</b>

<b>H và B là chiến sĩ công an nghĩa vụ công tác tại đội A vệ binh thuộc Ban thammưu Trung đồn cảnh sát cơ động – Cơng an tỉnh X. Theo sự phân công của đơnvị, H và B được giao nhiệm vụ trực bảo vệ đơn vị từ 4 giờ đến 6 giờ sáng. H và Btự phân công nhau: B trực từ 4 giờ đến 5 giờ, H trực từ 5 giờ đến 6 giờ.</b>

<b>Sau khi trực xong, B vào gọi H dậy để bàn giao ca trực. B giao cho H một khẩusúng ngắn loại K54 và băng đạn gồm 08 viên. Theo quy định, súng và hộp tiếpđạn được để riêng trong bao da, chung một dây thắt lưng, khi nhận bàn giao phảikiểm tra súng đạn. Khi nhận súng, H không kiểm tra theo quy định mà đeo súngvào và ra cổng trực gác. </b>

<b>Đến 5 giờ 45 phút H đánh kẻng báo thức đơn vị dậy tập thể dục rồi vào gọi C (làngười phụ trách ca trực tiếp theo) dậy để bàn giao việc trực. C tỉnh dậy xếp chănmàn xong nhưng khơng ra trực. H từ ngồi trở vào thấy C vẫn ngồi xếp bằng haichân trên giường, bèn tiến lại đứng ngay đầu giường C và rút súng K54 ra cầmtrên tay phải, kéo súng lên đạn rồi chĩa nòng súng vào nách trái của C vừa cườiđùa, đồng thời bóp cị làm đạn nổ. C ơm ngực ngã ngửa xuống giường. H hoảng</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>hốt la lên: “Ai bỏ đạn vào súng?”. Thấy máu trên người C ra nhiều, H đưa C đếnbệnh viện cấp cứu, nhưng C đã chết trên đường đi.</b>

<b>Kết luận giám định pháp y là:“C chết do đạn bắn ở tầm kề, xuyên ngực và hai láphổi, từ hõm nách phía trước bên trái đến vùng lưng phải, gây choáng mất máucấp”.</b>

<b>Anh (chị) hãy xác định hành vi của H có phạm tội khơng? Nếu có thì phạm tội gì?Tại sao?</b>

Bài làm

<b>Nhận thấy, hành vi của H có phạm tội. Căn cứ theo khoản 1 Điều 129 BLHS2015, hành vi của H cấu thành Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề</b>

nghiệp hoặc quy tắc hành chính. Bởi lẽ:

Thứ nhất, về mặt khách thể, tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính xâm phạm đến tính mạng của người khác - ở đây là C.

Thứ hai, về mặt khách quan, do đây là tội phạm có cấu thành vật chất, cần xem xét đến 03 yếu tố:

(i) Về hành vi khách quan, hành vi vô ý làm chết người của H do vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp. Xét nghề nghiệp của người phạm tội, H có nghề nghiệp là cơng an, do vậy, H có nghĩa vụ phải tuân thủ các quy tắc nghề nghiệp của mình - quản lý việc bảo quản, sử dụng vũ khí quân dụng.

(ii) Về hậu quả, nạn nhân là C đã chết do đạn bắn.

(iii) Về mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả, nhận thấy, chính bởi hành vi vơ ý vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp của H đã dẫn đến hậu quả làm chết người - là C. Cụ thể H đã không kiểm tra súng và đạn mà để nguyên như vậy đến khi bắn thì mới biết là trong súng có đạn.

Thứ ba, về mặt chủ quan, lỗi của tội phạm là lỗi vô ý do cẩu thả. Vì ở đây H đã gây ra hậu quả nguy hại cho C nhưng do cẩu thả nên khơng thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả được, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả này.

Thứ tư, về mặt chủ thể, H là người đủ tuổi chịu TNHS và có năng lực chịu TNHS.

<b>Bài tập 17</b>

<b>Khoảng 23h ngày 18/11/2016, M cùng vợ là N đi bộ từ nhà mẹ ruột về nhà trọ.Khi ra đến đầu đường thì N ngất xỉu. Hay tin, mẹ M từ trong nhà chạy ra chạy</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>đến chăm sóc chị N; cịn M chạy đi tìm người nhờ phụ chở vợ đi bệnh viện cấpcứu. Lúc này, M nhìn thấy anh T là người chạy xe ôm đang ngồi trong quán nhậugần đó liền đến năn nỉ anh này chở vợ mình đi cấp cứu nhưng bị từ chối. Thấy vợmình đang trong tình trạng nguy kịch mà anh T khơng thèm quan tâm nên M lớntiếng với anh T dẫn đến cãi nhau rồi M dùng tay đánh T. Sau đó, anh T bỏ đi rađến lề đường thì bị M chạy theo dùng tay nắm cổ áo đẩy ra đường. Lúc đó, anh Kđi xe máy (khơng bật đèn xe) đã tông phải anh T làm T chết.</b>

<b>Anh (chị) hãy xác định hành vi của M có phạm tội khơng? Nếu có thì phạm tộigì? Tại sao?</b>

Bài làm

Hành vi của M là hành vi phạm tội, cấu thành Tội vô ý làm chết người, căn cứ

<b>theo khoản 1 Điều 128 BLHS 2015. Cụ thể:</b>

Thứ nhất, về mặt khách thể, Tội vơ ý làm chết người xâm phạm đến tính mạng của người khác - trong tình huống này là anh T.

Thứ hai, về mặt khách quan, cần phải xem xét trên 03 dấu hiệu sau:

Xét hành vi khách quan, hành vi của anh M đã vi phạm quy tắc chung về bảo đảm tính mạng. Trong ý thức của những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đều nhận thức được rằng việc xô đẩy người khác từ lề đường xuống lịng đường có thể sẽ dẫn đến hậu quả chết người và điều này đã được thừa nhận chung.

Xét hậu quả, anh T - nạn nhân đã bị người đi xe máy không bật đèn xe là anh K tông chết.

Xét mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả, hành vi khách quan của anh M đã dẫn đến hậu quả anh T chết.

Thứ ba, về mặt chủ quan, lỗi của tội phạm này là lỗi vơ ý do cẩu thả. Vì ở đây M đã gây ra hậu quả nguy hại cho T nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả được, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả này.

Thứ tư, về mặt chủ thể, anh M đủ tuổi chịu TNHS và có năng lực TNHS.

<b>Bài tập 18 </b>

<b>A và B là vợ chồng có một đứa con chung là C (8 tháng tuổi). Cuộc sống gia đìnhkhó khăn, vợ chồng thường xun mâu thuẫn. A thường nhậu nhẹt say xỉn vềđánh đập mẹ con chị B. Đêm 29/10/2016, sau khi đi nhậu về, A tiếp tục đánh đập,chửi bới chị B rồi vứt quần áo đuổi hai mẹ con ra khỏi nhà mặc dù ngoài trờiđang mưa bão. Chị B khóc van xin A mở cửa nhưng A kiên quyết không chịu.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>Quá tuyệt vọng, chị B bế con ra bờ sông gần nhà nhảy xuống sông tự sát. Lúcnày, ông X đi ngang qua thấy vậy nhảy xuống sông cứu hai mẹ con nhưng chỉ cứuđược chị B, cháu C chết do ngạt nước. </b>

<b>Trong tình huống trên, ai phạm tội? Nếu có phạm tội gì? Tại sao?</b>

Bài làm

Trong tình huống trên, theo ý kiến của nhóm, cả anh A và chị B đều là người phạm tội.

<b>● Người phạm tội thứ nhất - anh A.</b>

<b>Hành vi của A cấu thành Tội bức tử, căn cứ theo khoản 1 Điều 130 BLHS. Cụ</b>

Thứ nhất, về mặt khách thể, tội bức tử xâm phạm đến tính mạng con người. Đối tượng tác động trong tình huống này là người có quan hệ lệ thuộc với người phạm tội -quan hệ hôn nhân giữa chị B (vợ) và anh A (chồng)

Thứ hai, về mặt khách quan, do tội phạm này là tội phạm có cấu thành vật chất, do đó cần được xem xét dưới các góc độ sau:

Về mặt hành vi khách quan, anh A đã đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp người lệ thuộc mình. Sự tàn ác của anh A thể hiện qua việc thường xuyên nhậu xỉn rồi đánh đập mẹ con chị B, còn hành vi cho thấy sự thường xuyên ức hiếp, ngược đãi thể hiện qua việc sẵn sàng vứt quần áo, đuổi hai mẹ con chị B ra khỏi nhà, dù chị B khóc lóc, van xin, cho thấy sự bất cơng, bất bình đẳng trong mối quan hệ hơn nhân - quan hệ cần phải có sự bình đẳng theo quy định của pháp luật hơn nhân và gia đình.

Về mặt hậu quả, chị B đã tự sát

Về mặt mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả, nhận thấy, hành vi đối xử tàn ác của anh A là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc chị B tự sát.

Thứ ba, về mặt chủ quan, tội bức tử được thực hiện với lỗi vơ ý phạm tội vì trong trạng thái say rượu - không tỉnh táo A đã không nhận thức rõ hành vi của mình có thể khiến chị C tự sát.

Thứ tư, về mặt chủ thể, mối quan hệ giữa anh A và chị C (vợ - chồng) là mối quan hệ lệ thuộc do có yếu tố gia đình.

<b>● Người phạm tội thứ hai - chị B</b>

Dù là một nạn nhân của Tội bức tử, tuy nhiên, xét dưới góc độ của cháu C, hành vi của chị B đã đủ yếu tố cấu thành Tội giết người thuộc tình tiết tăng nặng (giết

<b>người dưới 16 tuổi), căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 123 BLHS. Cụ thể:</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Thứ nhất, về mặt khách thể, tội giết người đã xâm phạm tính mạng của người khác - cháu C. Mặc dù chị B đã tự sát vì hành vi sai trái của anh A, nhưng bé C còn quá nhỏ (8 tháng tuổi), khơng thể nhận thức được và khơng vì bị anh A đối xử tàn nhẫn nên nảy sinh ý định tự sát cùng mẹ mình là chị B. Việc chị B ôm con cùng nhảy sông tự sát là hành vi cố ý tước bỏ trái pháp luật tính mạng của cháu C.

Thứ hai, về mặt khách quan, vì tội phạm này có cấu thành vật chất, do đó, cần xem xét dưới các góc độ sau:

Xét hành vi của chị B, đây là hành vi giết người, cố ý tước bỏ tính mạng cháu C.

Xét hậu quả, cháu C vì được mẹ - chị B ơm nhảy xuống sơng tự sát nên đã chết vì ngạt nước

Xét mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả, nhận thấy, chính hành vi ôm bé C nhảy sông tự sát của chị B - tước bỏ tính mạng con mình trái pháp luật - là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của cháu C.

Thứ ba, về mặt chủ quan, lỗi của chị B là lỗi cố ý trực tiếp. Chị B hoàn toàn ý thức được hành vi cùng ơm con tự sát của mình có thể dẫn đến hậu quả cháu C sẽ chết nhưng chị B vẫn để mặc hậu quả xảy ra - mong muốn cháu C chết cùng mình.

Thứ tư, về mặt chủ thể, chị B có năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS. Xét trong trường hợp này bé C là người dưới 16 tuổi (8 tháng tuổi) vì vậy chị B phải chịu thêm tình tiết tăng nặng giết người dưới 16 tuổi.

<b>Bài tập 19</b>

<b>A và B yêu nhau nhưng bị cha mẹ B phản đối vì cho rằng khơng mơn đăng hộđối. Sau nhiều lần thuyết phục nhưng cha mẹ vẫn không thay đổi ý kiến, thấtvọng, A và B bàn nhau cùng tự sát. Họ chuẩn bị sẵn hai sợi dây thừng rồi cùngnhau đến khúc sông vắng người. A giúp B trói người lại, sau đó tự trói mình đểcùng nhau nhảy xuống sơng. Hãy xác định A có phải chịu TNHS hay khơng trongcác tình huống sau và nếu có thì phạm tội gì?</b>

<b>1. A và B cùng nhảy xuống sơng sau khi đã bị trói. Do A tự trói nên dây thừngtrói A lỏng ra nên A khơng chết.</b>

Trong tình huống này, A phải chịu TNHS. Cụ thể, hành vi của A đã đủ yếu tố

<b>cấu thành Tội giúp người khác tự sát, căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 131 BLHS.</b>

Bởi lẽ:

Thứ nhất, về mặt khách thể, hành vi của A đã xâm phạm đến tính mạng của người khác - B.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Thứ hai, về mặt khách quan. Tội phạm này là tội phạm có cấu thành hình thức, do đó, xét hành vi khách quan, hành vi trói B của A là hành vi tạo ra những điều kiện vật chất để A thực hiện hành vi tự sát. Nói cách khác, hành vi của A đóng vai trị là điều kiện để B sử dụng điều kiện đó mà tự sát.

Thứ ba, về mặt chủ quan, lỗi của A là lỗi cố ý trực tiếp thơng qua tình tiết cả hai đã lên kế hoạch bàn bạc với nhau sẽ cùng tự sát và A trói giúp B cho thấy dù A biết rõ hành vi của mình đang gây nguy hiểm cho B nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra.

Thứ tư, về mặt chủ thể, người phạm tội là người có đủ năng lực TNHS và có năng lực TNHS.

<b>2. Do bị trói quá chặt, B không thể tự nhảy được nên đã nhờ A đẩy mình xuốngsơng trước. Kế đến A cũng nhảy xuống sơng. B chết, A được cứu sống.</b>

Trong tình huống này, A phải chịu TNHS. Cụ thể, hành vi của A đã đủ yếu tố

<b>cấu thành Tội giết người căn cứ theo khoản 2 Điều 123 BLHS. Bởi lẽ,</b>

Thứ nhất, về mặt khách thể, hành vi của A đã xâm phạm đến tính mạng của người khác - B.

Thứ hai, về mặt khách quan, tội phạm này là tội phạm có cấu thành vật chất, do đó: Xét về hành vi khách quan mà A thực hiện là hành vi đẩy B xuống sông.

Hành vi khách quan: Xét thấy mặc dù B nhờ A đẩy mình xuống sơng tuy nhiên đây là hành vi tước đoạt tính mạng của người khác theo yêu cầu của nạn nhân vẫn được coi là tước đoạt tính mạng của người khác trái phép.

Hậu quả: B chết.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả là: Do chính hành vi đẩy B xuống sông là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của B.

Thứ ba, về mặt chủ quan, A đã cố ý thực hiện hành vi đẩy B xuống sông và mong muốn hậu quả B chết xảy ra. Do đó, có thể thấy A có lỗi cố ý trực tiếp.

Thứ tư, về mặt chủ thể, A có năng lực TNHS và đạt độ tuổi chịu TNHS.

<b>Bài tập 20</b>

<b>Ông K mắc bệnh hiểm nghèo nằm liệt giường gần 1 năm. Ơng mong cho cái chếtsớm đến nhưng khơng biết làm cách nào. Ơng đem tâm sự của mình than thở vớiB là một y tá thường chăm sóc sức khỏe cho ơng. Sau đó ơng đề nghị B giúp ơngsớm kết thúc sự sống của mình. B đồng ý và thống nhất cùng với ơng K về việcchích cho ơng một liều thuốc độc. Sau khi nhất trí, B mang xi-lanh và hai ống</b>

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×