Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận - lịch sử văn minh thế giới - đề tài - Điều kiện ra đời của Cách Mạng Chủ Nghĩa (Nguyên nhân, những cuộc phát kiến lớn về địa lý trong giai đoạn đó, Thắng lợi của PTCM Tư Sản thế kỉ 16-18 của Pháp, Hà Lan, Anh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.54 KB, 14 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BÀI LÀM THUYẾT TRÌNH LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

Điều kiện ra đời của Cách Mạng Chủ Nghĩa (Nguyên nhân, những cuộc phát kiến lớn về địa lý trong giai đoạn đó,

16-18 của Pháp, Hà Lan, Anh)

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

CÔNG CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ

<b>Nguyên nhân của những cuộc phát kiến địa lý: Thế kỉ XV, kinh</b>

tế hàng hoá ở Tây Âu đã khá phát triển, nhu cầu về thị trường tăng cao. Giai cấp tư sản Tây Âu muốn mở rộng thị trường sang phương Đông, mơ ước tới những nguồn vàng bạc từ phương Đông. Tại Tây Âu, tầng lớp giàu có cũng tăng lên do đó nhu cầu về các mặt hàng đặc sản, cao cấp có nguồn gốc từ phương Đông như tiêu, quế, trầm hương, lụa tơ tằm, ngà voi... tăng vọt hẳn lên. Trong khi đó, con đường tơ lụa mà người phương Tây đã biết từ thời cổ đại lúc đó lại đang bị đế quốc Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi chiếm giữ, đi qua chỉ có mất mạng, vì vậy chỉ có cách tìm một con đường đi mới trên biển. Lúc đó người Tây Âu đã có nhiều người tin vào giả thuyết Trái đất hình cầu. Họ cũng đã đóng được những con tàu buồm đáy nhọn, thành cao, có khả năng vượt đại dương, mỗi tàu lại đều có la bàn và thước phương vị, điều đó đã tăng thêm sự quyết tâm cho những thuỷ thủ dũng cảm.

<b>Những cuộc phát kiến địa lý lớn: Trong thời kì cổ đại và sơ kì </b>

trung đại, người châu Âu vẫn chưa dám vượt qua các đại dương. Những nơi mà thương nhân và các nhà hàng hải châu Âu quen thuộc chỉ là những bờ biển quanh châu Âu và Địa Trung Hải. Nhưng từ nửa sau thế kỉ XV trở đi, người châu Âu đã tổ chức nhiều cuộc thám hiểm vượt đại dương với mục đích tìm ra con đường biển sang phương Đông. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai nước đi đầu trong phong trào phát kiến địa lí. Năm 1415 một trường hàng hải do hoàng tử Henri của Bồ Đào Nha sáng lập và bảo trợ. Từ đó, hàng năm người Bồ Đào Nha tổ chức những cuộc thám hiểm men theo bờ biển phía tây Châu Phi.

<i>B. Dias</i>

Năm 1486, đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha do B. Dias chỉ huy đã tới được cực nam Châu Phi, họ đặt tên mũi đất này là mũi Hy Vọng . Năm 1497, Vascô đơ Gama (Vasco de Gama ) đã cầm đầu đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha tới được Ấn Độ. Người Tây Ban Nha lại đi tìm Ấn Độ theo hướng Mặt trời lặn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<i>C. Colombus</i>

Năm 1492, một đoàn thám hiểm do C. Colombus chỉ huy đã tới được quần đảo miền trung Châu Mĩ, nhưng ông lại tưởng là đã tới được Ấn Độ. Ông gọi những người thổ dân ở đây là Indians. Sau này, một nhà hàng hải người Ý là Amerigo Vespucci mới phát hiện ra Ấn Độ của Colombus không phải là Ấn Độ mà là một vùng đất hoàn toàn mới đối với người Châu Âu. Amerigo đã viết một cuốn sách để chứng minh điều đó. Vùng đất mới đó sau này mang tên America.

<i>F. Magienlan</i>

Năm 1519 - 1522, F. Magienlan đã cầm đầu đoàn thám hiểm Tây Ban Nha lần đầu tiên đi vòng quanh thế giới. Một hạm đội gồm 5 tàu với 265 người đã vượt Đại Tây Dương tới bờ biển phía đơng của Nam Mĩ. Họ đã đi theo một eo biển hẹp gần cực nam Châu Mĩ và sang được một đại dương mênh mơng ở phía bên kia. Suốt q trình vượt đại dương mênh mơng đó, đồn tàu buồm của Magienlan hầu như khơng gặp một cơn bão đáng kể nào. Ơng đặt tên cho đại dương mới đó là Thái Bình Dương. F.Magienlan đã bỏ mạng ở Philippin do trúng tên độc của thổ dân. Đồn thám hiểm của ơng cũng chỉ có 18 người sống sót trở về được tới quê hương. 247 người bỏ mạng trên tất cả các vùng biển và các hịn đảo trên thế giới vì những nguyên nhân khác nhau. Nhưng thành công lớn nhất mà chuyến đi đạt được là lần đầu tiên con người đã đi vòng quanh thế giới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b> Vai trò và ý nghĩa của những cuộc phát kiến địa lý: Các nhà</b>

thám hiểm bằng những chuyến đi thực tế đầy dũng cảm của mình đã chứng minh cho giả thuyết Trái đất hình cầu. Họ còn cung cấp cho các nhà khoa học rất nhiều hiểu biết mới về địa lí, thiên văn, hàng hải, sinh vật học... Sau những cuộc phát kiến này, một sự tiếp xúc giữa các nền văn hoá trên thế giới diễn ra do các cá nhân có ngn gốc văn hố khác nhau như các giáo sĩ, nhà buôn, những người khai phá vùng đất mới, những quân nhân... Một làn sóng di chuyển dân cư lớn trên thế giới trong thế kỉ XVI-XVIII với những dòng người Châu Âu di chuyển sang Châu Mĩ, Châu Úc. Nhiều nô lệ da đen cũng bị cưỡng bức rời khỏi quê hương xứ sở sang Châu Mĩ . Hoạt đông buôn bán trên thế giới trở nên sôi nổi, nhiều công ti buôn bán tầm cỡ quốc tế được thành lập. Những cuộc phát kiến địa lí này cũng gây ra khơng ít hậu quả tiêu cực như nạn cướp bóc thuộc địa, bn bán nơ lệ da đen và sau này là chế độ thực dân.

Phát kiến địa lí được coi như một “cuộc cách mạng thực sự” trong lĩnh vực giao thông và tri thức: lần đầu tiên con người hình dung được hình ảnh chính xác về hành tinh, về bề rộng và hình thái Trái Đất. Nó có đóng góp quyết định về lí luận cũng như thực tiễn cho sự phát hiện ra loài người ở mọi nơi trên thế giới đều giống nhau. Như thế, phát kiến địa lí đã đem lại cho loài người những hiểu biết về những con đường mới, những vùng đất mới, những dân tộc mới. Một nền văn hố thế giới bắt đầu hình thành do việc xuất bản và truyền bá của các loại sách, các tập du kí và bản đồ địa lí giữa các châu lục. Đó là sự tiếp xúc giữa nhiều nền văn hoá và văn minh khác nhau. Phát kiến địa lí cịn đem về cho tầng lớp thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý giá vô tận, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ mà chúng cướp được ở châu Mĩ, châu Á và châu Phi. Nó cũng thúc đẩy nền thương nghiệp ở châu Âu phát triển, làm cho đời sống thành thị ở khu vực này trở nên phồn vinh.Tuy nhiên, các cuộc phát kiến địa lí cịn dẫn đến nạn buôn bán nô lệ và chế độ thực dân, gây nhiều đau khổ cho nhân dân các nước thuộc địa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>Nạn buôn bán nô lệ da đen</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Một vài nét khái quát về thắng lợi của cách mạng tư sản và sự xác lập của CNTB trên thế giới

<i>Bối cảnh:</i>

- Từ hậu kì trung đại, trong lòng xã hội phong kiến Tây Âu đã xuất hiện mầm mống phương thức sản xuất TBCN. Sau phát kiến địa lý phương thức sản xuất mới ngày càng phát triển dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư sản. Bắt đầu xuất hiện những phong trào thể hiện khuynh hướng tự do dân chủ của tư sản chống lại sự trói buộc của chế độ phong kiến chuyên chế như phong trào văn hố phục hưng, cải cách tơn giáo, nhưng giai cấp tư sản chưa có đủ điều kiện giành chính quyền.

- Sang thế kỉ XVI, phương thức sản xuất TBCN càng phát triển nhất là ở Nêđéclan, giai cấp tư sản ở nước này lớn mạnh, họ đã làm cuộc cách mạng tư sản sớm nhất thế giới và lập ra nhà nước cộng hoà đầu tiên. Cuộc CM này báo hiệu sự diệt vong tất yếu của chế độ phong kiến, mở đầu thời cận đại.

<i>Cách mạng tư sản Hà lan giữa thế kỷ XVI</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

- Thế kỉ XVII, CMTS Anh bùng nổ đã khẳng định xu hướng tất yếu của thời đại mới. CMTS Anh đã tạo ra mơ hình nhà nước tam quyền phân lập là một cống hiến vĩ đại cho nhân loại.

<i>Biểu đồ cuộc cách mạng tư sản Anh 1642</i>

- Cuối thế kỉ XVIII, chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ và CMTS Pháp nổ ra gần như đồng thời đã tạo nên sức mạnh tổng hợp giáng cho chế độ phong kiến những địn chí tử. Đây là thời kì phát triển đi lên của CMTS.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

- Nửa đầu thế kỉ XIX, hầu khắp các nước châu Âu đều nổ ra CMTS, sôi nổi nhất là cao trào cách mạng 1848 - 1849. Tuy không thu được thắng lợi nhưng cũng làm tan rã các liên minh phong kiến, làm cho giai câp quý tộc phong kiến run sợ, nhiều nước phải triệu tập quốc hội, ban bố hiến pháp.

- Những năm 50 - 60 của thế kỉ XIX, ở Bắc Mĩ và châu Âu đã tiến tới hoàn thành nốt nhiệm vụ CMTS trước đây chưa thực hiện được, tiêu biểu là cuộc thống nhất Italia, Đức, cải cách nông nô ở Nga, nội chiến Mĩ.

- Cuối thế kỉ XIX đầu XX, CMTS diến ra hàng loạt ở các nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ...Như vậy CMTS đã lan rộng toàn thế giới, CNTB bao trùm các lục địa Á- Âu- Mĩ trỏ thành hệ thống thế giới.

<i>Ý nghĩa thắng lợi:</i>

- CMTS đã xác lập quan hệ sản xuất TBCN thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển khiến cho "giai cấp tư sản trong quá trình thống trị chưa đầy một thế kỉ đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia cộng lại".

- Nó tạo ra nền dân chủ và các thể chế dân chủ. Từ nền dân chủ đó lồi người mới sáng tạo ra những thành tựu vĩ đại,

chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công nghiệp. Sự ra đời nền dân chủ là nấc thang quan trọng trong lịch sử phát triển của loài người "nền dân chủ là giá trị nhân loại chung, việc sáng tạo ra nó chỉ có thể đem so sánh với phát minh ra lửa và tìm cách trồng lúa mì để sống".

- Đối với từng nước, mỗi cuộc CMTS là một bước ngoặt vĩ đại đối với lịch sử nước đó, đưa dân tộc đó bước vào thời kì thăng hoa, mỗi dân tộc có kiểu thăng hoa khác nhau, sự thăng hoa về kinh tế là lâu dài, sự thăng hoa về quân sự hầu như rất ngắn ngủi.

+ CMTS Anh co ảnh hưởng rất lớn đối với thế giới vì nó khai sinh ra chế độ dân chủ tam quyền phân lập, đây là gợi ý cho Môngtexkiơ sáng lập ra học thuyết tam quyền phân lập.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

+ Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ đã khai sinh ra nước Mĩ và ảnh hưởng trực tiếp đến các nước Mĩ la tinh.

+ Trào lưu khai sáng của CM Pháp là bó đuốc so đường khơng chỉ cho nhân Pháp mà cho cả nhân dân thế giới trong suốt thế kỉ XIX sang đầu thế kỉ XX.

+ Cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản có ảnh hưởng rất lớn đối với các nước châu Á...

PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở PHÁP

<i><small>Gánh nặng bóc lột của tầng lớp tăng lữ và quý tộc lên nhân dân Pháp</small>Nguyên nhân</i>:

- Về kinh tế:

+ Sự bóc lột vô hạn độ của nhà nước phong kiến tăng lữ đã kìm hãm sự phát triển trong nơng nghiệp ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân cũng như ngăn cản sự phát triển của công thương nghiệp Tư Bản Chủ Nghĩa.

+ Từ thế kỷ XVIII nền Cơng thương nghiệp Pháp đã có bước phát triển mới đòi hỏi phá bỏ sự ràng buộc của chế độc phong kiến thể hiện qua: Pháp có quan hệ mậu dịch với nhiều nước Châu Âu và khu vực khác, công nghiệp nhẹ phát triển như các ngành làm đường, dệt vải, sản xuất hàng xa xỉ. Cơng nghiệp nặng: cơ khí, mỏ, đóng tàu, bước đầu được cơ khí hóa. Xuất hiện các công trường thủ cộng.

+ Quan hệ sản xuất phong kiến là trợ lực chính cho sự phát triển của lực lượng sản xuất Tư Bản Chủ Nghĩa và mâu thuẫn giữa chúng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ cách mạng Pháp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Về chính trị:

+ Xã hội Pháp chia thành 3 giai cấp: tăng lữ, quý tộc và quảng đại quần chúng nhân dân (gồm tư sản, nông dân, dân nghèo thành thị, thợ thủ công, ….), khác nhau về địa vị Kinh tế - Chính trị và thái độ chính trị trong cách mạng.

+ Giai cấp tư sản Pháp đứng đầu giai cấp thứ 3 ra đời trên nền tảng của một nền kinh tế hàng hóa. Do vậy mâu thuẫn với chế độ phong kiến. Tuy nhiên giai cấp này thể hiện tính khơng đồng nhất, chí thành mấy tầng lớp khác nhau: Đại tư sản, tư sản vừa và nhỏ, tư sản tài chính, tư sản cơng thương. Tính khơng đồng nhất này cùng với sự tồn tại vững chắc của chế độ phong kiến Pháp đã ảnh hưởng rất lớn đến xã hội Pháp lúc đó.

- Về tư tưởng:

+ Sự xuất hiện trào lưu tư tưởng ánh sáng. Mục đích của con người là đi tìm hạnh phúc ngay trong cõi đời mình. Dựa vào những tiến bộ Khoa Học – Kỹ Thuật tin rằng con người sẽ chiến thắng được thiên nhiên và làm cho xã hội phát triển khơng ngừng, họ đề cao ý chí, đề cao tự do, chống mọi hình thức áp bức của vương quyền, thần quyền (nhà vua và giáo hội).

+ Những đại diện xuất sắc của trào lưu tư tư tưởng ánh sáng bao gồm: Vonte, Motes quieu, JJ. Roussear, Meshes Mably, Morelly, Diderot, nhóm Bách khoa toàn thư, tuy khác nhau về quan điểm nhưng họ có đóng góp quan trọng cho cách mạng Tư sản Pháp về mặt tư tưởng,…

+ Trào lưu tư tưởng ánh sáng chính là ngọn đuốc soi đường cho các nhà chính trị của Pháp trong thời kỳ diễn biến cách mạng, là tiền đề tư tưởng cho sự bùng nổ cuộc cách mạng Tư sản Pháp.

<i>Kết quả:</i>

- Là một cuộc cách mạng TS đã phá tan chế độ phong kiến quét sạch tàn dư lạc hậu của thời trung cổ, mở đường cho sự phát triển Chủ nghĩa tư bản ở Pháp và trên lục địa châu Âu. - Trong tiến trình cách mạng giai cấp tư sản Pháp là giai cấp lãnh đạo cách mạng nhưng cùng quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đến thắng lợi.

- Tính chất hạn chế của cách mạng tư sản pháp được thể hiện rõ nét trong việc duy trì chế độ tư hữu và khơng có ý định thủ tiêu chế độ bóc lột. Tuy vậy, cách mạng tư sản là cuộc cách mạng đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong chính sách nước Pháp cũng như lịch sử phát triển nền văn minh nhân loại.

- Thắng lợi của cách mạng Tư sản Pháp góp phần rất lớn trong việc truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản, tinh thần phản kháng của nhân dân các nước Châu Âu đứng lên chống lại vương quyền. Đồng thời nó đã thức tỉnh những lực lượng dân chủ tiến bộ đứng lên chống chế độ phong kiến, chế độ thực dân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TƯ SẢN Ở HÀ LAN

Hà Lan, một lãnh thổ nằm trên bờ biển bắc Âu là vùng hạ lưu của 3 con sông Escault, Meuse, Rhin. Lãnh thổ Hà Lan xưa kia bao gồm cả phần đất nước Bỉ ngày nay. Ðến năm 1831, Bỉ mới tách khỏi Hà Lan. Cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới nổ ra ở Hà Lan, mở đầu cho thời kỳ cận đại của lịch sử thế giới.

<i>Nguyên nhân:</i>

Cách mạng tư sản Hà Lan nổ ra là vì nguyên nhân vùng đất

Netherlands (vùng đất thấp hơn mực nước biển). Thời trung đại, lãnh thổ Netherlands bị chia thành một số lãnh địa phong kiến, một số thuộc Pháp, một số thuộc Ðức. Cuối thế kỷ XV, Netherlands trở thành lãnh thổ của dòng Habsburg. Lúc Charles Quint còn thống trị thì Netherlands vẫn cịn vị trí nhất định, nhưng khi con ông ta là Philippe II cai trị thì Netherlands được xem như một lãnh địa phụ thuộc chặt chẽ vào Tây Ban Nha. Mọi quyền hành trong nước đều nằm trong tay viên toàn quyền Tây Ban Nha là Marguerite và viên phụ chính là Hồng y Giáo chủ Granvella. Chúng đã thi hành một chính sách cai trị hết sức hà khắc.

Trên lãnh vực tôn giáo, Tây Ban Nha đã thi hành một chính sách đàn áp tơn giáo khốc liệt, đặc biệt là tân giáo. Những học thuyết của Luther, Calvin đều bị cấm phổ biến, những người theo tân giáo đều bị truy lùng. Chính quyền Tây Ban Nha đã lập ra tịa án tơn giáo ở Netherlands để xét xử các tín đồ tân giáo. Tuy chính

quyền ban hành các sắc lệnh cấm đạo và những cuộc hành hình ngày càng nhiều, nhưng số người theo tân giáo ngày vẫn đông.

Trên lĩnh vực kinh tế, Tây Ban Nha thi hành chính sách thuế khóa hết sức nặng nề. Năm 1560, Philippe II tăng thuế xuất khẩu lông cừu của Tây Ban Nha làm cho số lượng lông cừu nhập vào Netherlands hàng năm giảm 40%. Ngồi ra vua Tây Ban Nha khơng cho phép Netherlands quan hệ buôn bán với các thuộc địa của Tây Ban Nha ở Châu Mỹ và cản trở sự buôn bán giữa Netherlands và Anh.

Sự nơ dịch về chính trị, sự đàn áp về tơn giáo và sự kìm hãm về kinh tế đã làm cho các tầng lớp trong xã hội Netherlands đều bất mãn với chế độ cai trị của Tây Ban Nha. Ngồi ra, trong xã hội Netherlands cịn tồn tại mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất T.B.C.N với chế độ phong kiến. Do vậy, cuộc cách mạng Netherlands bùng nổ là nhằm giải quyết hai mâu thuẫn trên, trong đó mâu thuẫn thứ nhất là

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy cuộc đấu tranh sớm bùng nổ, còn mâu thuẫn thứ hai là yếu tố quyết định tính chất của cuộc đấu tranh cách mạng ấy.

<i>Hoàng tử Maurice tại trận chiến Nieuwpoort bởi Pauwels vanHillegaert</i>

<i>Kết quả:</i>

Cuộc đấu tranh của nhân dân Netherlands lúc đầu chỉ là những yêu cầu giảm nhẹ sự cai trị của chính quyền Tây Ban Nha, nhưng thái độ ngoan cố của chính quyền Tây Ban Nha làm cho nhân dân bất mãn. Họ đã đứng dậy tự vũ trang, chống lại sự thống trị của Tây Ban Nha một cách kiên quyết. Cuộc khởi nghĩa này biến thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Cuộc đấu tranh này đồng thời còn là cuộc cách mạng tư sản vì nó đã lật đổ phong kiến nước ngoài, phát triển tinh thần dân tộc, dân chủ, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Tuy nhiên cuộc cách mạng vẫn còn nhiều hạn chế: cách mạng chỉ thắng lợi ở tỉnh miền Bắc, các tỉnh miền nam vẫn nằm trong khuôn khổ của Netherlands thuộc Tây Ban Nha. Ngay sau khi thắng lợi, giai cấp tư sản miền bắc vẫn chưa trưởng thành. Chính quyền thực tế nằm trong tay tầng lớp trên của giai cấp tư sản gồm những chủ công trường thủ công, thương nhân và bọn cho vay nặng lãi liên kết với một bộ phận q tộc để nắm chính quyền. Ở nơng thơn, nơng dân vẫn khơng có ruộng đất, quyền hành và sự bóc lột của địa chủ vẫn cịn.

</div>

×