Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

skkn mỹ thuật tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.2 MB, 51 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

Dự án hỗ trợ giáo viên mĩ thuật cấp tiểu học SAEPS

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>PHẦN I: ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN</b> 1

<b>1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:</b> 2

<i>1.1. Thực trạng chương trình SGK mơn Mĩ thuật Tiểu học hiện nay. 21.2.Thực trạng qua công tác giảng dạy của giáo viên.</i> 8

<i>2.1. Giải pháp 1: Trải nghiệm trong không gian lớp học.</i> 10

<i>2.2. Giải pháp 2: Trải nghiệm ngoài không gian lớp học – trong khuân viên trường.</i>

<i>2.3. Giải pháp 3: Trải nghiệm lễ hội địa phương.</i> 22

<i>2.4. Giải pháp 4: Trải nghiệm các cơ sở sản suất thủ cơng</i> 26

<i>2.5. Giải pháp 5:Trải nghiệm đền thờ, di tích lịch sử địa phương</i> 31

<b>PHẦN III: . HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI</b> <sup>47</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>BÁO CÁO SÁNG KIẾNI.ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:</b>

Với mục tiêu phát triển năng lực trong học tập, khả năng sáng tạo và kĩ năng sống cho học sinh. Chương trình GDPT 2018 được triển khai từ năm học 2020- 2021 đối với học sinh lớp 1, năm học 2021-2022 với học sinh lớp 2 và năm học 2022-2023 với học sinh lớp 3. Chương trình có nhiều đổi mới về nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng vừa hình thành kiến thức vừa phát triển năng lực phẩm chất của HS.

* Mục tiêu chính của phương pháp dạy học Mĩ thuật mới là truyền cảm hứng và khuyến khích giáo viên kết hợp các kỹ năng mĩ thuật với các phương pháp dạy học mới nhằm phát triển năng lực toàn diện cho học sinh.

* Các năng lực cốt lõi được phát triển: Sáng tạo, biểu đạt bằng ngơn ngữ tạo hình, ngôn ngữ diễn đạt, giao tiếp, đánh giá, vận dụng kiến thức - kĩ năng mĩ thuật vào thực tế qua các chủ đề dựa trên liên kết các phân môn Mĩ thuật.

* Năng lực HS cần đạt được dựa trên chuẩn kiến thức - kĩ năng theo từng chủ đề, có sự tích hợp với kiến thức - kĩ năng của các mơn học có liên quan.

* Phương pháp: Dạy học dựa trên sự trải nghiệm, sự khám phá kiến thức, kĩ năng sáng tạo linh hoạt của HS trong các quy trình mĩ thuật dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

* HS tham gia tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong quá trình hoạt động học tập và sản phẩm, dựa trên năng lực theo hướng dẫn của giáo viên.

Bên cạnh đó, chương trình giáo dục phổ thơng mới chính thức đưa hoạt động trải nghiệm trở thành hoạt động giáo dục bắt buộc của cấp tiểu học, giúpcác em tiếp cận thực tế, khai thác kinh nghiệm đã có, huy động kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề thực tiễn của bản thân.

Con người tự lực hoạt động mới biết kiến thức, kinh nghiệm xã hội tích lũy thành tri thức bản thân. Mục tiêu của nhà trường chính là giúp người học tự lực học tập, giáo dục cho học sinh biết tự giáo dục. Điều đó cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa hoạt động trải nghiệm và hoạt động giáo dục các lĩnh vực khác, đặc biệt là đối với giáo dục Mĩ thuật trong trường tiểu học hiện nay.

Hoạt động tạo hình là một hoạt động mang tính nghệ thuật, hình thành cho các

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

emnăng lực tiếp thu thẩm mĩ và sáng tạo, biết cảm thụ cái đẹp, yêu cái đẹp. Tạo điều kiện cho HS phát triển năng khiếu của mình và giúp các em cảm thụ được cái đẹp trong nghệ thuật, nó có tác dụng to lớn trong việc giáo dục, phát triển nhân cách cho HS. Thông qua hoạt động tạo hình HS được thử sức mình trong việc thể hiện và sáng tạo thế giới riêng theo tư duy của bản thân, nhất là với lứa tuổi tiểu học các em có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn học sinh, các em dễ bị cuốn hút trước cảnh vật đẹp, những bức tranh sinh động hay những con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu...

Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi luôn băn khoăn và cố gắng học hỏi về vấn đề vận dụng việc đổi mới phương pháp phát huy tính tích cực sáng tạo, phát triển được hết năng lực phẩm chất của học sinh thơng qua hoạt động tạo hình mĩ thuật. Từ đó kết quả học tập của học sinh khơng chỉ dừng ở trên giấy mà sản phẩm các em sáng tạo ra là các sản phẩm mĩ thuật mang tính ứng dụng cao trong cuộc sống như trang trí trường lớp, dùng làm quà tặng, đồ lưu niệm... Chính vì lí do đó tơi đã nghiên cứu và áp d<b>ụng sáng kiến: “ Tăng cường các hoạt động trải nghiệm trong dạy học mĩthuật nhằm nâng cao chất lượng bộ môn.” Để chia sẻ những kinh nghiệm của bản </b>

thân trong quá trình dạy học nhằm đem lại hiệu quả cao trong dạy và học môn Mĩ thuật.

<b>II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP </b>

<b>1. Mơ tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:</b>

<b>1.1. Thực trạng chương trình SGK mơn Mĩ thuật Tiểu học hiện nay. 1.1.1. SGK khối lớp 1 thuộc chương trình GDPT 2018.</b>

Khối lớp1 học bộ sách “ Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” của Tác giả: Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Tuấn Cường (đồng Chủ biên), Lương Thanh Khiết, Trần Thị Hương Ly, Hà Thị Quỳnh Nga, Phạm Văn Thuận, Nguyễn Thị Tuệ Thư.

<b>* Thuận lợi:</b>

B<b>ộ sách được biên soạn với triết lí là “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáod</b><i>ục”. Sự Bình đẳng được thể hiện bởi việc tạo cơ hội tiếp cận tri thức và phát triểnnăng lực cho mọi HS, phù hợp với khả năng nhận thức của HS. Sự Dân chủ trong việc </i>

tạo dựng môi trường giáo dục mà ở đó HS và GV được Tự do trong học tập, Tự do

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

trong sáng t<i>ạo và Chủ động trong giải quyết vấn đề.</i>

Các chủ đề, bài học của bộ sách thể hiện đầy đủ các yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 một cách mở, linh hoạt để các địa phương có thể xây dựng kế hoạch giáo dục riêng, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, năng lực HS… theo thực tế địa phương.

Nội dung, hình thức của bộ sách khơng chỉ thể hiện đặc trưng của môn học và hoạt động giáo dục mà còn tập trung thể hiện sự phù hợp với văn hố, lịch sử, địa lí của địa phương và cộng đồng dân cư. Các vùng dân cư trên đất nước đều có thể tìm thấy hình ảnh của mình rất gần gũi, thân thiết qua bộ sách này. Bộ sách tạo điều kiện tối đa cho GV đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá bằng cách xây dựng không gian mở trong mỗi bài học, giúp GV có thể thoả sức lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực như trị chơi, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề...

Cấu trúc bài học trong sách được xây dựng dựa theo mô hình nhận thức của nhà nghiên cứu giáo dục David Kolb. Với 5 hoạt động được thiết kế cho mỗi bài học,

<b>Mĩ thuật 1 là “đứa con tinh thần”, là sản phẩm kết tinh trí tuệ, tâm huyết, sức lực </b>

của tập thể tác giả vốn là các nhà sư phạm nghệ thuật, chuyên gia mĩ thuật của dự án Hỗ trợ giáo dục Mĩ thuật cấp Tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo với Chính phủ Đan Mạch từ năm 2005 – 2015. Với kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và thực tiễn giảng dạy, thử nghiệm thực tế, tham khảo, học hỏi các chuyên gia về mĩ thuật trong và ngoài nước, kết nối thường xuyên với các GV mĩ thuật, các tác giả đã tiếp cận một cách hệ thống dựa trên các cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn đáng tin cậy để lựa chọn, xây dựng nội dung, cấu trúc, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và cách kiểm tra, đánh giá phù hợp. Bộ sách góp phần hình thành, phát triển năng lực sáng tạo, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, các kĩ năng cũng như các phẩm chất cốt lõi cho HS.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

SGK<b>Mĩ thuật 1 đã có sự điều chỉnh thời lượng bài học phù hợp, cấu trúc bài học </b>

mở hơn, không quy định thứ tự chủ đề, bài học, giúp GV có thể chủ động, linh hoạt trong xây dựng kế hoạch và lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương và năng lực của HS.

* Khó khăn: Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi các em mới bước vào mơi trường tiểu học nên HS cịn mải chơi chưa quen với nền nếp học tập. Một số HS chưa tập trung trong học tập, còn làm mất đồ dùng học tập cũng như chưa tự giác trong thực hành.

<b>1.1.2. SGK khối lớp 2 thuộc chương trình GDPT 2018.</b>

Chương trình Mĩ thuật lớp 2 học bộ sách“ Chân trời sáng tạo” Tác giả: Nguyễn Th<b>ị Nhung- Nguyễn Xuân Tiên( đồng Tổng Chủ biên); Nguyễn Tuấn Cường- Hoàng </b>

Minh Phúc( đồng Chủ biên); Lương Thanh Khiết; Vũ Đức Long; Nguyễn Ánh Phương Nam; Lâm Yến Như; Phạm Văn Thuận; Đàm Thị Hải Uyên; Trần Thị Vân

<b>* Thuận lợi:</b>

SGK Mĩ thuật 2 – CTST là sự kế thừa phát triển của bộ sách Học Mĩ thuật nhằm phát triển năng lực học sinh do Vương quốc Đan Mạch tài trợ. Bên cạnh đó, sách được biên soạn theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thơng; cụ thể hóa các u cầu của Chương trình giáo dục phổ thơng 2018; Tư tưởng chủ đạo của bộ sách được thể hiện bằng phương châm Bình đẳng - Dân chủ - Sáng tạo trong giáo dục.

Bộ SGK Mĩ thuật 2 – Chân trời sáng tạo thực hiện yêu cầu của chương trình GDPT 2018, hình thành 5 phẩm chất (Yêu nước, Nhân ái, Trung thực, Chăm chỉ, Trách nhiệm), 3 năng lực chung (Tự chủ và Tự học, Giải quyết vấn đề và Sáng tạo, Giao tiếp và Hợp tác). Bên cạnh đó, mục tiêu chính là hình thành năng lực đặc thù của mơn Mĩ thuật được quy định trong Chương trình là: Quan sát và nhận thức thẩm

<i>mĩ, Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, Phân tích và đánh giá thẩm mĩ.</i>

Bộ sách được biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, giúp các em phát huy năng lực sáng tạo trước thế giới tri thức rộng mở, bao la; đồng thời tạo cơ hội cho các em bình đẳng, tự chủ trong học tập cũng như vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. Đây là sự kết hợp hài hòa giữa khám phá tri thức đến cách tổ chức hoạt động học của bộ sách “Chân trời sáng tạo” và bộ sách “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục” đã được triển khai ở SGK lớp 1 từ năm

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

5 học 2020 – 2021.

Các bài học trong mỗi chủ đề kết nối với nhau theo mạch và có hệ thống: kết quả của hoạt động trước là khởi đầu cho hoạt động sau. Kiến thức, kĩ năng cơ bản trong các bài học được nhắc lại, củng cố và phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, khuyến khích các em bộc lộ khả năng học tập, sáng tạo theo sở thích và năng lực

Sách cũng được biên soạn dựa trên mạch nội dung của từng chủ đề có sự tích hợp với các môn học khác như Tự nhiên và Xã hội, Tiếng Việt, Đạo đức, Toán, Ngoại ngữ, …giúp các em hứng thú học tập, phát huy khả năng quan sát, trí tưởng tượng, kết nối kiến thức, bồi đắp tình cảm với cuộc sống xung quanh.

Khi lập kế hoạch giáo dục môn Mĩ thuật 2, Tổ chuyên môn, giáo viên có thể đảo đổi vị trí các chủ đề cho phù hợp với kế hoạch giáo dục mong muốn của nhà trường mà không ảnh hưởng đến mục tiêu giáo dục. Khi lập kế hoạch bài dạy giáo viên có thể điều chỉnh thời gian thực hiện của mỗi tiết cũng như linh hoạt tổ chức các hoạt động cho phù hợp với năng lực của HS ở từng lớp mà vẫn đạt được yêu cầu của bài học.

* Khó khăn: Bên cạnh việc có nhiều HS u thích học mĩ thuật thì cũng cịn có những em chưa hứng thú trong việc học tập, các em còn mải chơi, chưa thực sự tập trung khi học tập và thực hành. Do mơn Mĩ thuật là mơn chun nên PHHS ít quan tâm đến bộ mơn vì vậy mà các em thường xuyên thiếu đồ dùng học tập cá nhân.

<b>1.1.3. SGK khối lớp 3 thuộc chương trình GDPT 2018.* Thuận lợi</b>

Sách giáo khoa Mĩ thuật 3 – Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, được biên soạn

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

giúp cho học sinh biết chủ động kết nối kiến thức với thực tế cuộc sống, theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực,

Nội dung cuốn sách bao gồm mười chủ đề, tiếp tục hướng dẫn học sinh làm quen với việc sử dụng các yếu tố tạo hình để thể hiện sản phẩm mĩ thuật của mình thơng qua các hoạt động học tập: Quan sát - Thể hiện - Thảo luận - Vận dụng.

Những kĩ năng vẽ, xé – dán, nặn,... cũng như trao đổi, sử dụng vật liệu sẵn có trong thực hành, sáng tạo được trau dồi và phát huy trong mơn học. Điều này góp phần tăng thêm niềm yêu thích, hứng thú của học sinh đối với mơn Mĩ thuật đồng thời góp phần cùng các môn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ý thức giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá nghệ thuật dân tộc phù hợp Với sự phát triển của thời

<b>1.1.4.SGK môn Mĩ thuật khối lớp 4, 5. </b>

Khối lớp 4,5 học theo chương trình sách giáo khoa dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực (sử dụng những quy trình Mĩ thuật của SAEPS).

<b>* Thuận lợi:</b>

Các bài học theo chủ đề dựa trên các phân môn Mĩ thuật, phù hợp với lứa tuổi học sinh từng khối lớp. Mỗi khối lớp có từ 12 đến 14 chủ đề/ 35 tiết học/ năm của chương trình giáo dục mĩ thuật hiện hành.

Mỗi chủ đề có thời lượng từ 2 đến 4 tiết tùy từng nội dung, phương pháp và quy trình được vận dụng. Đảm bảo mỗi tiết học vẫn có mục tiêu riêng biệt của mỗi hoạt động, trong đó kết thúc hoạt động của tiết trước sẽ là khởi nguồn cho hoạt động tiếp theo của tiết sau. Theo hướng lấy HS làm trung tâm.

- Kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức giúp HS có được các khả năng:

+ Biểu đạt sáng tạo và giao tiếp thông qua hình ảnh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

+ Khám phá, hiểu và đề cao văn hố thơng qua nghệ thuật thị giác.

+ Hình thành các kĩ năng sống và phát triển năng lực cá nhân thông qua việc học mơn Mĩ thuật.

+ u thích cái đẹp và biết vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt, học tập hằng ngày. Bộ sách vận dụng các quy trình mĩ thuật theo PPDH mới của dự án PAEPS do Đan Mạch tài trợ được biên soạn theo các chủ đề. Trong mỗi chủ đề, các em được tiếp cận với kiến thức mĩ thuật thông qua các hoạt động tương tác với giáo viên và với các bạn trong lớp bằng các hình thức trải nghiệm, thực hành, vận dụng sáng tạo.

Mỗi chủ đề có các hoạt động dạy học sau:

Các chủ đề được tách riêng chia theo từng nội dung cụ thể nên rất thuận lợi cho giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động cơ bản và hoạt động thực hành khi hướng dẫn các em tìm hiểu kiến thức và yêu cầu cần đạt thơng qua mục tiêu của bài. Hệ thống có sự đan xen giữa các chủ đề với nhau tạo ra các mức độ từ dễ đến khó nhằm: Rèn luyện và phát triển các kỹ năng thực hành thông qua việc quan sát, nhớ lại, tưởng tượng giúp học sinh sáng tạo, linh hoạt trong các cách thể hiện tác phẩm cá nhân hay sản phẩm của nhóm. Phát triển tư duy ngơn ngữ, khả năng thuyết trình nhận xét và đánh giá tác phẩm.

<b>*</b> Khó khăn:Nhiều chủ đề phân bố thời lượng chưa hợp lý, nhiều bài đưa ra mục tiêu cao chưa phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học vì vậy kết quả sản phẩm của học sinh chưa đảm bảo yêu cầu so với lượng kiến thức mà sách giáo khoa đưa ra.

Các hoạt động dạy học được đánh số thứ tự gây cho giáo viên khó chủ động linh hoạt trong tổ chức hoạt động khi có sự kiểm tra.

<b>1.2. Thực trạng qua công tác giảng dạy của giáo viên.</b>

Trong q trình giảng dạy bộ mơn Mĩ thuật bậc Tiểu học tôi nhận thấy:

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Chương trình Mĩ thuật hiện hành cịn nặng về trang bị kiến thức, được biên soạn rất cơ bản, cấu trúc đồng tâm, phát triển nâng cao dần ở từng phân môn, từng khối lớp. Theo định hướng trang bị kiến thức, các em được học cẩn thận về lí thuyết theo hướng học xong học sinh biết được những gì.

Đối với chương trình Mĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS( sử dụng những quy trình Mĩ thuật của SAEPS) thì các quy trình dạy học của chương trình có các hình thức tổ chức hoạt động khác nhau nhưng có điểm chung là học sinh được chia sẻ khám phá tìm tịi sáng tạo và biết kết hợp để tạo ra những sản phẩm mang tính ứng dụng cao. Tuy nhiên việc sử dụng phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học theo chủ đề đều là dựa trên biên soạn của bộ sách giáo viên và sách giáo khoa. Chương trình GDPT 2018 đã chú trọng đổi mới phương pháp, vận dụng đa dạng hình thức, khơng gian học tập, các chất liệu, vật liệu sưu tầm, tái sử dụng trong thực hành, sáng tạo. Thông qua lồng ghép thảo luận nghệ thuật và thực hành nghệ thuật, học sinh đồng thời vừa là “người sáng tạo nghệ thuật” vừa là “người thưởng thức nghệ thuật”. Những đổi mới chương trình khơng có nghĩa là xây dựng lại từ đầu mà kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình hiện hành; đổi mới cũng phải khắc phục những hạn chế, bất cập còn tồn tại trong chương trình hiện nay, đáp ứng yêu cầu mới. Chương trình nhằm phát triển tồn diện năng lực của người học, lấy HS làm trung tâmtheo định hướng học xong chương trình người học làm được những gì. Chương trình tập trung mục tiêu phát triển năng lực thẩm mỹ, cụ thể ở các năng lực thành phần đặc thù của môn học như: Quan sát và nhận thức thẩm mỹ, Sáng tạo và ứng dụng thẩm mỹ, Phân tích và đánh giá thẩm mỹ. Chương trình tiếp cận nội dung dựa trên kiến thức cốt lõi của nghệ thuật thị giác; vừa đảm bảo dạy học tích hợp, vừa đảm bảo dạy học phân hóa và định hướng nghề nghiệp; vừa là mơn học bắt buộc ở giai đoạn giáo dục cơ bản, vừa là môn học tự chọn ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Chương trình xây dựng theo hướng mở, tạo điều kiện để tác giả sách giáo khoa và các cơ sở giáo dục cũng như giáo viên có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy.

Năm học 2022- 2023 Chương trình GDPT 2018 đã được tiếp tục triển khai đối với học sinh khối lớp 3. Chương trình chú trọng đổi mới phương pháp, vận dụng đa

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

dạng hình thức, khơng gian học tập, các chất liệu, vật liệu sưu tầm, tái sử dụng trong thực hành, sáng tạo. Chương trình xây dựng theo hướng mở, tạo điều kiện để tác giả sách giáo khoa và các cơ sở giáo dục cũng như giáo viên có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy.

Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng với những điểm mới cũng như các phương pháp, hình thức tổ chức, kĩ thuật dạy học của chương trình GDPT 2018 đã giúp nhà trường, tổ chun mơn, giáo viên hồn toàn chủ động trong việc xây dựng KHDH, KHBD phù hợp với điều kiện của nhà trường và năng lực của HS. Học sinh phát triển về năng lực, phẩm chất của mình qua mơn học thơng qua các hoạt động sau mỗi chủ đề. Do vậy tơi đã có những giải pháp nhằm thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động và phương pháp dạy học phù hợp với tình hình thực tế tại trường Tiểu học xã Nghĩa Hải, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.

<b>2. Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến </b>

Các hoạt động trải nghiệm có vai trị rất quan trọng trong việc hình thành thái độ và góp phần hình thành những chuyển biến trong hành vi của học sinh, là cơ hội để các em học sinh bộc lộ khả năng độc lập, củng cố những kiến thức đã học được từ các môn học, tìm hiểu các vấn đề trong thực tiễn có liên quan, nối liền kiến thức trong bài học với thực tiễn, vận dụng các kiến thức đã có trong việc nhận ra và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn... Đặc biệt đối với giáo dục mĩ thuật qua các hoạt động trải nghiệm, học sinh có được cách nhìn nhận vấn đề thực tế một cách đầy đủ để hiểu và áp dụng vào các chủ đề cần thiết mà tạo được sản phẩm theo yêu cầu. Đó là cơ sở dạy và học dựa trên giải quyết vấn đề từ thực tế được xem là nhân tố quan trọng trong giáo dục vì sự phát triển bền vững. Điều này tưởng như đơn giản nhưng rất phức tạp do nó địi hỏi những tư duy mới, sáng kiến mới và cách làm mới trong giảng dạy và học tập.

Nhằm phát huy các năng lực của HS và tạo hứng thú trong học tập, giúp các em tạo ra những sản phẩm đẹp, độc đáo. Tôi đã xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tăng cường và phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của học sinh thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học, tôi đã thực hiện các biện pháp “

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>Tăng cường các hoạt động trải nghiệm trong dạy học mĩ thuật nhằm nâng cao chất lượng bộ môn” ở trường tiểu học với các nội dung cụ thể như sau:</b>

<b>2.1. Giải pháp 1 - Trải nghiệm trong không gian lớp học.</b>

<b>2.1.1. Hoạt động trải nghiệm tạo đồ dùng học tập bằng chất liệu sẵn có:</b>

Đặc thù của mơn học là để có sản phẩm đẹp thì việc chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập rất quan trọng. Một số phụ huynh còn chưa chú trọng đến việc học của con em mình với bộ mơn, còn mải làm thiếu quan tâm đến việc chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập môn Mĩ thuật cho con em mình. HS chưa biết sự dụng hiệu quả tối đa các đồ dùng sẵn có. Để khắc phục tình trạng này tơi đã tổ chức cho các em được trải nghiệm tạo ra một số đồ dùng dạy học của môn, các tranh, bộ tranh tham khảo, hướng dẫn. Thông qua trải nghiệm và hoạt động tạo hình sản phẩm mĩ thuật giúp HS phát huy được năng lực tự chủ, hợp tác, chủ động sáng tạo; phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, biết tiết kiệm và giữ gìn đồ dùng học tập...

<i><b>HS trải nghiệm tự tạo đồ dùng học tập mĩ thuật.</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

11

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>2.1.2. Trải nghiệm trong hoạt động học tập:</b>

Ở một số chủ đề để HS chủ động khám phá được kiến thức thông qua thực hành tôi tổ chức cho HS trải nghiệm thực hiện vẽ trước rồi từ đó các em sẽ nêu lại cách mà các em vừa thực hiện. Qua đó HS tự phát hiện tiếp thu được kiến thức mới thông qua việc các em vừa trải nghiệm, giáo viên khái quát lại cách thực hiện HS sẽ nhớ và khắc sâu kiến thức tốt hơn.

Ví dụ ở chủ đề “ Chân dung người thân” lớp 3 tôi sẽ tổ chức cho HS trải nghiệm vẽ theo trí nhớ, vẽ khơng nhìn giấy. Giờ học sẽ trở nên vui vẻ, HS hào hứng, chủ động tiếp nhận kiến thức các em sẽ hiểu và ghi nhớ bài tốt hơn. Sản phẩm của các em thú vị và biểu cảm hơn rất nhiều.

<i><b>HS trải nghiệm vẽ tranh chân dung người thân</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

13

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i><b>Một số sản phẩm của HS sau giờ học trải nghiệm</b></i>

Ở chủ đề “ Vũ điệu của màu sắc” lớp 4 và “ Âm nhạc và màu sắc” lớp 5. Để tạo khơng khí, hứng thú trong học tập cho HS giúp các em tự tin khám phá tìm hiểu được quy trình vẽ theo âm nhạc, thay vì yêu cầu HS quan sát hình trong SGK để hình dung về hoạt động vẽ theo nhạc, tôi tổ chức cho HS được trải nghiệm vẽ tranh theo nhạc ngay từ đầu. Giáo viên dán giấy chuẩn bị bút màu bật nhạc, HS lắng nghe âm nhạc di chyển và vẽ tự do những gì mình thích theo cảm xúc. Như vậy các em đã được trải nghiệm quy trình vẽ theo nhạc tự nhiên từ đó các em khám phá được cách vẽ theo nhạc cũng như tự tin vẽ mà không sợ vẽ sai, vẽ khơng đúng quy trình.

Thơng qua trải nghiệm thực hiện tạo hình sản phẩm sau đó đưa ra cách thực hiện giúp HS ghi nhớ và khắc sâu kiến thức tốt hơn. Đồng thời giúp HS phát triển được các năng lực, phẩm chất cần thiết qua bài học.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i><b>HS trải nghiệm vẽ tranh theo nhạc</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

16

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>2.2. Giải pháp 2 - Trải nghiệm ngồi khơng gian lớp học – trong khuônviêntrường.</b>

Tôi tổ chức cho HS được học ngồi khơng gian lớp học ở một số chủ đề để các em được quan sát về sự vật hiện tượng, nhận biết được các màu sắc tự nhiên và ấn tượng từ môi trường xung quanh. Tại đây các em học sinh thoả sức sáng tạo những sản phẩm của mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên, từ đó phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh theo đinh hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Đổi mới mạnh mẽ phư\ơng pháp dạy học theo hướng hiện đại. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, tạo hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập của học sinh. Học sinh biết tự tìm tịi kiến thức, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực thông qua các hoạt động học tập dưới sự chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Từ đó giúp HS có năng lực quan sát, nhận biết được màu sắc tự nhiên để sử dụng màu vào bài vẽ hay tạo ra các sản phẩm đa dạng, sáng tạo, độc đáo, ấn tượng truyền được cảm nhận tới người xem.

Ví dụ: Cụ thể ở chủ đề “ Những chiếc lá kỳ diệu”, “Cây trong trường em” lớp 1, chủ đề “Sáng tạo với những chiếc lá” lớp 5 và chủ đề “ Cảnh vật quanh em” tôi đã đưa HS ra ngồi vườn, sân trường, với khơng gian thoải mái các em tự tin thực hành cặp, nhóm sôi nổi, HS hào hứng hợp tác với nhau để hoàn thành sản phẩm của nhóm.Được ra thực tế ngoài trời để vẽ, các em vui vẻ, rất tập trung, lắng nghe tìm hiểu bài học. Được ngắm nhìn những bơng hoa rực rỡ, những hàng cây xanh mướt, hay hình ảnh ngơi trường thân u là một cảm nhận lý thú của thầy và trò trong tiết học vẽ, với không gian mở để thêm yêu thiên nhiên, cảnh vật, thêm sự sáng tạo và tạo niềm say mê môn học cho cả thầy và trị. Khơng chỉ thay đổi khơng gian học tập, sự trải nghiệm thực tế còn giúp HS được học thêm được kỹ năng quản lý cảm xúc.

Mĩ thuật là cái đẹp, cịn gì tuyệt vời hơn khi được hịa mình và trải nghiệm cùng với thiên nhiên. Chúng ta không thể dạy hiệu quả bài “Sáng tạovới những chiếc lá” mà chỉ ngồi trong lớp và tưởng tượng ra chiếc lá; hay trong quá trình vẽ theo nhạc, thay vì thực hiện trong khơng gian lớp chật hẹp, gị bó,tơi đã thực hiện di chuyển ra ngồi khơng gian lớp để các em thay đổi khơng khí, được nhảy múa, vẽ hịa mình cùng âm nhạc và thiên nhiên. Tương tự như vậy, tùy vào từng chủ đề

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

mà tôi lên kế hoạch thực hiện với từng khối lớp để các em được trải nghiệm với các tiết học ngồi khơng gian lớp, giúp các em có ý thức bảo vệ môi trường, phát triển phẩm chất và nhân cách một cách tự nhiên.

<i><b>HS trải nghiệm tại vườn trường</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i><b>Các em chia sẻ về sản phẩm của mình sau buổi trải nghiệm trong vườn trường.</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Đối với HS các khối lớp tôi đã tổ chức cho HS học ngồi khơng gian lớp học, các em được trải nghiệm ở vườn cây ăn quả, sân trường ở các bài học: Trái cây bốn mùa, Những chiếc lá đáng yêu, Cây trong sân trường em, thay vì yêu cầu HS tìm các loại lá cây mang vào lớp để chà xát tạo hình sản phẩm thì tơi tổ chức cho các em được trải nghiệm tạo hình ngay ngồi vườn trường. Được nhìn các hình ảnh thực tế, được vẽ theo sở thích, được tự lựa chọn góc nhìn, được hịa mình vào thiên nhiên,… nên tất cả các bạn học sinh đều thích thú và say mê học tập. Từ đó tạo ra được những bức tranh đa dạng màu sắc, chất liệu độc đáo và đầy tính nghệ thuật.

<i><b>Hình ảnh HS thực hành chà xát, in hình lá cây tại sân, vườn trường</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>2.3. Giải pháp 3 - Trải nghiệm lễ hội địa phương.</b>

Bên cạnh các hoạt động chính khóa trên lớp được học qua sách vở thì hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội cho học sinh huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tế ở trường tiểu học cũng hết sức quan trọng. Biết được ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm thực tế, ngay từ đầu năm học 2022-2023 trường tiểu học xã Nghĩa Hải đã xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường cho HS từng khối lớp. Học sinh đi trải nghiệm dưới sự hướng dẫn của giáo viên và phụ huynh, các hoạt động trải nghiệm mang lại cho các em nhiều kiến thức bổ ích.

Ngay sau khi xây dựng xong kế hoạch, tôi đã phối hợp cùng các thầy cô giáo

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

chủ nhiệm. Tổ chức cho các em tham gia trải nghiệm cuộc thi bơi trải làng Ngọc Lâm, xã Nghĩa Hải 2022 trong lễ hội truyền thống kỷ niệm 722 năm ngày mất Đức Thánh Trần hàng năm.

Tôi hướng dẫn các em chú ý vào khơng khí lễ hội, khơng gian trang trí xung quanh. Hình ảnh các đội đua thuyền, trang phục, động tác của các tay chèo.

<i><b>Học sinh trải nghiệm Lễ hội bơi trải – làng Ngọc Lâm xã Nghĩa Hải.</b></i>

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×