Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

tiểu luậnvai trò doanh nghiệp xã hộihọc phần pháp luật về chủ thể kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.61 MB, 37 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ CHÍ MINH</b>

<b>KHOA THƯƠNG MẠITIỂU LUẬN</b>

<b>VAI TRỊ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI</b>

<b>HỌC PHẦN: PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH</b>

<b>Giảng viên: Lê Nhật Bảo</b>

<b>Thành viên bài tiểu luận – Lớp QTL46A</b>

<b>2. Phạm Trần Nhật LyMSSV: 21534010201463. Lê Ngọc Bảo KhanhMSSV: 21534010201114. Võ Trần Đăng KhoaMSSV: 21534010201155. Vũ Lê Tuyết KhaMSSV: 21534010201096. Nguyễn Ngọc Thùy LinhMSSV: 21534010201327. Nguyễn Đỗ Khánh LinhMSSV: 21534010201308. Lâm Vũ Gia MẫnMSSV: 2153401020151</b>

<b>Năm học 2021-2022</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Mục Lục</b>

<b>CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI2</b>

2.1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội: 10 2.1.1. Quy định pháp lý về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội: 10 2.1.2. Thực trạng thực hiện quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp xã hội tại

2.3.1. Tổng quan vai trò của doanh nghiệp xã hội 13 2.3.2. Doanh nghiệp xã hội tại một số quốc gia trên thế giới: 16

2.5.1 Rào cản cho sự thành lập của doanh nghiệp xã hội: 21

2.5.1.4 Hỗ trợ kinh doanh và dịch vụ phát triển: 24

2.5.2 Chính sách doanh nghiệp xã hội ở việt nam các chính sách hiện hành: 25 2.5.3 Kiến nghị về chính sách để hỗ trợ danh nghiệp xã hội: 27 2.5.3.1 Thúc đẩy tinh thần kinh doanh xã hội: 27

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

2.4.3.2 Hoàn thiện khn khổ pháp lý, quy định và tài chính cho phép: 27

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI NÓI ĐẦU1. Lý do chọn đề tài:</b>

Hiện nay, các doanh nghiệp xã hội phải đối mặt với rất nhiều thách thức liên quan đến các lĩnh vực như luật pháp, kinh tế, xã hội…; bên cạnh đó là nhưng khó khăn như thiếu kinh phí, khả năng mở rộng quy mơ, thiếu chiếc lược kinh doanh phù hợp,… Đặc biệt vì đây là doanh nghiệp với mục đích mang lại lợi ích cho xã hội nên sẽ nên sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi cạnh tranh với các doanh nghiệp truyền thống. Về mặt kinh tế doanh nghiệp xã hội không mang lại nhiều hiệu quả, nhưng đem lại rất nhiều lợi ích cho xã hội. Vì vậy “Vai trị doanh nghiệp xã hội” vô cùng quan trọng.

<b>2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài:</b>

Hiểu rõ “Vai trò doanh nghiệp xã hội” đối với lợi ích cộng đồng; các khó khăn, thách thức của doanh nghiệp này, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục khó khăn, phát triển doanh nghiệp.

<b>3. Đối tượng nghiên cứu đề tài:</b>

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài “Vai trò doanh nghiệp xã hội” gồm các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam và ở nước ngoài, các chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với doanh nghiệp này.

<b>4. Phạm vi nghiên cứu đề tài:</b>

Doanh nghiệp xã hội xuất hiện từ rất lâu đời, vì vậy ta cần xem xét “vai trò doanh nghiệp xã hội” từ đó đến bối cảnh kinh tế, xã hội hiện nay.

<b>5. Phương pháp nghiên cứu đề tài:</b>

Đề tài dựa trên cơ sở pháp lý của pháp luật Việt Nam quy định và cơ sở thực tế về các doanh nghiệp xã hội. Đồng thời từng bước thu nhập và chọn lọc thơng tin để có thể hiểu rõ và có góc nhìn khách quan nhất về doanh nghiệp xã hội cũng như vai trị của nó trong nền kinh tế hiện nay và sự đóng góp của doanh nghiệp này cho xã hội.

<b>6. Kết cấu đề tài:</b>

Nội dung bài tiểu luận gồm phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và hai chương, chương những vấn đề chung về doanh nghiệp xã hội, chương vai trò của doanh nghiệp xã hội.

<b>Too long to read onyour phone? Save</b>

to read later on your computer

Save to a Studylist

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI1.1 Khái niệm doanh nghiệp xã hội:</b>

Mặc dù Doanh nghiệp xã hội đã xuất hiện từ lâu đời, tuy nhiên, cho đến nay, khái niệm Doanh nghiệp xã hội vẫn chưa có sự thống nhất chung, do vậy có nhiều khái niệm về Doanh nghiệp xã hội khác nhau trên Thế giới. Hai định nghĩa thường được tham khảo, trích dẫn đó là trong Chiến lược phát triển Doanh nghiệp xã hội 2002, Chính phủ Anh định nghĩa: “Doanh nghiệp xã hội là một mơ hình kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội, và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”. Một định nghĩa khác được Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) phát biểu: “Doanh nghiệp xã hội là những tổ chức hoạt động dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau vận dụng tinh thần doanh nhân nhằm theo đuổi cùng lúc cả hai mục tiêu xã hội và kinh tế. Doanh nghiệp xã hội thường cung cấp các dịch vụ xã hội và việc làm cho các nhóm yếu thế ở cả thành thị và nơng thơn. Ngồi ra, Doanh nghiệp xã hội cịn cung cấp các dịch vụ cộng đồng, trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, mơi trường”.<small>1</small>

Theo quy tại Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp xã hội là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020; có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, mơi trường vì lợi ích cộng đồng; phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký và duy trì mục tiêu, điều kiện này trong suốt q trình hoạt động.

Ví dụ:

- Tại Việt Nam, “Công ty phục vụ năng lượng mặt trời (Solar serve) - từ thiện đến doanh nghiệp xã hội”. Solar Serve đặt ra sứ mệnh cung cấp sản phẩm bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, chống phá rừng và tạo việc làm cho người nghèo và các đối tượng yếu thế. Solar Serve mang bếp miễn phí đến người dân các vùng ven biển và vùng cao chưa có điện được cung cấp miễn phí, đồng thời tạo công việc làm ổn định cho người khuyết tật và dân địa phương.

Trên Thế giới, “Doanh nghiệp xã hội xà phòng tái chế (Soap Cycling) -Biến xà phòng thành hy vọng”. Soap Cycling là một doanh nghiệp xã hội tại Hồng Kông chuyên thu gom và tái chế xà phòng đã qua sử dụng, giúp nâng cao vệ sinh và sức khỏe cho trẻ em tại những khu vực kém phát triển. Soap Cycling có mơ hình kinh doanh độc đáo. Cơng ty khơng bán những bánh xà phòng tái chế cho người tiêu dùng. Thay vào đó, họ nhận được những khoản hỗ trợ hảo tâm, vốn là nguồn thu chính của doanh nghiệp. Nguồn hỗ trợ tài chính này đến từ nhiều tổ chức từ thiện cũng như các tổ chức phi chính phủ khác nhau trên khắp Hồng Kông.

<small>1 Thảo khảo phần “1. Khái niệm và đặc điểm của DNXH”, tr12 sách “Điển hình doanh nghiệp Việt Nam”</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>1.2 Đặc điểm doanh nghiệp xã hội:</b>

Như đã đề cập ở trên, khái niệm về doanh nghiệp xã hội khá phong phú và chủ yếu nó được thành lập để giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường cũng như sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư. Chính vì vậy doanh nghiệp xã hội có những đặc điểm nổi bật sau:

<b>- Hoạt động kinh doanh: đặt mục tiêu xã hội lên hàng đầu</b>

Có thể thấy doanh nghiệp xã hội là loại hình doanh nghiệp sử dụng các hoạt động kinh doanh như một công cụ mang lại lợi nhuận rồi tái sử dụng phần lợi nhuận đó với mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội và đem lại lợi ích cho cộng đồng. Chính sứ mệnh cao cả này của doanh nghiệp xã hội, đã làm cho nó khác hẳn với các doanh nghiệp thông thường và cũng khơng giống với các tổ chức từ thiện, có thể nói doanh nghiệp xã hội mang đặc tính “lai” giữa doanh nghiệp thông thường và các tổ chức từ thiện.

Sẽ có nhiều ý kiến cho rằng, doanh nghiệp truyền thống cũng có những hiệu quả xã hội tích cực trừ một số doanh nghiệp trong các lĩnh vực như sản xuất thuốc lá, rượu, kinh doanh vũ trường, sòng bài, đa số doanh nghiệp còn lại đều làm ra sản phẩm phục vụ đời sống, tạo ra công cụ sản xuất, đem lại việc làm và thu nhập. Tuy nhiên, doanh nghiệp truyền thống là dựa vào thị trường để tìm ra nhu cầu của khách hàng, từ đó lên kế hoạch, chiến lược đầu tư, sản xuất, kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ và thơng qua hàng loạt các hoạt động kinh doanh để đạt được mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Trong khi đó, đối với doanh nghiệp xã hội thì yếu tố “sinh lợi” không phải là yếu tố quyết định đến sự ra đời của doanh nghiệp, mà chính từ các vấn đề đang tồn tại trong xã hội. Các vấn đề xã hội trở thành động lực để doanh nghiệp xã hội tìm kiếm và quyết định mơ hình kinh doanh phù hợp.

<b>Doanh nghiệp truyền thống = phát hiện nhu cầu - Sản phẩm - Lợi nhuậnDoanh nghiệp xã hội = Phát hiện vấn đề XH - Mơ hình kinh doanh - Giải</b>

quyết vấn đề XH.

Rõ ràng, hai quy trình cũng như cách tiếp cận này tương phản nhau về bản chất. Do đó, Doanh nghiệp xã hội có thể có lợi nhuận, thậm chí cần lợi nhuận để phục vụ mục tiêu xã hội, nhưng khơng ‘vì - lợi nhuận’ mà ‘vì - xã hội’.

Đối với các tổ chức từ thiện họ hoạt động bằng cách kêu gọi nguồn viện trợ là chủ yếu với mục đích mang lại lợi ích cho cộng đồng thơng qua các chương trình mang lại phúc lợi cho người dân. Mục đích chính của họ là tạo ra giá trị xã hội giống như doanh nghiệp xã hội nhưng cách thức hoạt động lại khác nhau vì họ phụ thuộc mọi mặt vào nhà tài trợ từ mục tiêu cho đến lựa chọn dự án, còn doanh nghiệp xã hội tạo ra giá trị từ chính mơ hình kinh doanh của họ.

Doanh nghiệp xã hội vừa có hoạt động kinh doanh vừa có mục tiêu xã hội -đây là điều mà các doanh nghiệp thông thường và các tổ chức từ thiện không thể có. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xã hội có thể khơng bù đắp được hết các chi phí cho mục tiêu xã hội nhưng ít nhất việc bù đắp một phần,

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

thường là từ 50-70% nguồn vốn (phần còn lại các doanh nghiệp xã hội vẫn có thể dựa vào nguồn tài trợ), sẽ giúp doanh nghiệp xã hội độc lập hơn trong quan hệ với các nhà tài trợ để theo đuổi sứ mệnh xã hội của riêng mình và quan trọng hơn là tạo điều kiện để doanh nghiệp xã hội mở rộng được quy mô các hoạt động xã hội của họ.

<b>- Tái đầu tư lợi nhuận</b>

Theo Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp xã hội phải sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký. Con số 51% này thể hiện mục đích tạo điều kiện và cơ hội cho doanh nghiệp xã hội huy động vốn từ các nhà đầu tư, cổ đơng khác bằng việc bảo đảm có phần cổ tức nhất định cho các nhà đầu tư từ đó góp phần phát triển bền vững cho doanh nghiệp xã hội.

Mơ hình doanh nghiệp xã hội địi hỏi lợi nhuận phải được tái phân phối trở lại cho hoạt động của tổ chức hoặc cho cộng đồng là đối tượng hưởng lợi. Thực chất, hai đặc điểm ở trên về hoạt động kinh doanh và mục tiêu xã hội là những nét cơ bản nhất về doanh nghiệp xã hội. Yêu cầu tái phân phối lợi nhuận chỉ là tiêu chí để giúp phân định rõ đặc điểm “vì - lợi nhuận” hay “vì - xã hội” mà thôi. Nguyên tắc cơ bản của doanh nghiệp xã hội là không được phân phối lợi nhuận cho cá nhân. Doanh nghiệp xã hội không thể được coi là một con đường làm giàu. Muốn làm giàu cá nhân phải tìm kiếm ở mơ hình kinh doanh truyền thống.

<b>- Phục vụ nhu cầu của nhóm đáy tháp xã hội</b>

Nhóm đáy xã hội bao gồm nhóm đối tượng bị lề hóa bao gồm người dân ở vùng sâu vùng xa, người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, trẻ em mồ côi,…và một trong những sứ mệnh đặc thù của doanh nghiệp xã hội là phục vụ nhu cầu của nhóm đáy tháp xã hội. Bởi trên thực tế kể cả các tổ chức từ thiện hay khu vực chính phủ cũng khơng kham nổi gánh nặng phúc lợi xã hội của nhóm đáy và tất nhiên hầu hết các doanh nghiệp tư nhân cũng bỏ qua nhóm này, thay vào đó doanh nghiệp tư nhân lựa chọn các nhóm có khả năng chi trả cao hơn làm khách hàng mục tiêu. Chính vì vậy, doanh nghiệp xã hội đóng vai trị rất quan trọng để lấp đầy khoảng trống mà cả “thất bại của nhà nước” và “thất bại của thị trường” để lại.

Hiện nay ở Việt Nam cũng có nhiều doanh nghiệp sinh ra để phục vụ cho những người ở nhóm đáy xã hội, chẳng hạn như:

- Cơng ty TNHH Thủ công Mai (Mai Vietnamese Handicrafts - MVH) là một doanh nghiệp xã hội đã tạo ra hàng nghìn việc làm cho những người thợ thủ cơng, trong đó phần lớn là phụ nữ nghèo tại các vùng quê hẻo lánh. Mục tiêu của MVH là tạo thu nhập và nâng cao khả năng tự lập của người nghèo và chịu thiệt thịi thơng qua thương mại cơng bằng.<small>2</small>

- Một ví dụ nữa là Doanh nghiệp xã hội Tị he với mục tiêu tạo ra cơ hội cho trẻ em thiệt thòi, khuyết tật cơ hội sáng tạo nghệ thuật độc đáo, từ đó chọn lọc tạo ra <small>2 Nguồn “ class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

các sản phẩm quần áo, phụ kiện, đồ gia dụng, văn phòng phẩm,…phân phối tại thị trường Việt Nam và quốc tế.<small>3</small>

<b>1.3. Các loại doanh nghiệp xã hội:</b>

Quá trình nâng cao nhận thức cũng như làm chính sách liên quan đến doanh nghiệp xã hội đều đòi hỏi phải phân biệt rõ ràng doanh nghiệp xã hội với các tổ chức lợi nhuận, phi lợi nhuận và các trào lưu xã hội khác nhau.

Định vị doanh nghiệp xã hội trong mối tương quan với doanh nghiệp truyền thống và NGO (Các tổ chức phi chính phủ). Có thể thấy, doanh nghiệp xã hội nằm ở chính giữa các doanh nghiệp và tổ chức NGO truyền thống, là hai tổ chức gần gũi nhất đối với doanh nghiệp xã hội. Nếu ở một cực là các doanh nghiệp hoạt động vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận tài chính, thì ở cực cịn lại là các NGO được thành lập nhằm theo đuổi lợi ích xã hội thuần túy. Ngày càng nhiều doanh nghiệp có nhận thức tốt hơn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và gắn kết các yêu cầu doanh nghiệp vào hoạt động của mình.

Doanh nghiệp xã hội được chia ra làm 3 loại chính mặc dù chúng khơng ngừng phát triển và có thể thay đổi theo thời gian khi các lĩnh vực mới được tạo ra. Bất chấp những khác biệt cá nhân, tất cả các loại hình doanh nghiệp xã hội đều cố gắng hoạt động trong khi cân bằng giữa việc tạo ra lợi nhuận và đạt được các mục tiêu xã hội của mình và ta có thể chia doanh nghiệp xã hội thành 3 loại điển hình đó là:

- Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận - Doanh nghiệp xã hội khơng vì lợi nhuận

- Doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận, định hướng xã hội

Ngồi ra một số nước có nhiều cách phân chia các loại doanh nghiệp xã hội khác như: 1. Trading Enterprises, 2. Financial Institutions, 3. Community Organizations, 4. Non - Governmental Organizations (NGOs) and Charities và cũng có nhiều cách chia khác.

<b>a. Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận: (Non-profit Social Enterprises)</b>

Các doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận thường hoạt động dưới các hình thức như: Trung tâm, hội, quỹ, câu lạc bộ, tổ/nhóm tự nguyện của người khuyết tật, người chung sống với HIV/AIDS, phụ nữ bị bạo hành,… Hầu hết các doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận được phát triển lên từ nền tảng NGO (Các tổ chức phi chính phủ) và các tổ chức từ thiện, bên cạnh đó cũng có một số xác định được mơ hình ngay từ khi thành lập. Do vậy, tuy rất giống với các tổ chức NGO truyền thống, nhưng điểm khác biệt ở các doanh nghiệp phi lợi nhuận là khả năng đưa ra được những giải pháp mới và sáng tạo để giải quyết các vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm. Nói cách khác, họ đưa ra những giải pháp có tính cạnh tranh cao để giải quyết những nhu cầu xã hội <small>3 Nguồn “ class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

cụ thể, do đó có thể thu hút nguồn vốn đầu tư của những cá nhân và tổ chức đầu tư vì tác động xã hội.

Các doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận làm tốt với vai trò là chất xúc tác nhằm kêu gọi nguồn lực từ cộng đồng, các doanh nghiệp xã hội giúp cải thiện đáng kể đời sống cho những tổ chức, câu lạc bộ, cộng đồng hay cổ đông chịu thiệt thòi trong xã hội. Lợi nhuận mà họ thu về được sử dụng để thúc đẩy các mục tiêu xã hội hoặc môi trường của tổ chức hoặc trả lương cho những người cung cấp dịch vụ miễn phí cho các nhóm người cụ thể.

Có thể chia doanh nghiệp xã hội loại này thành ba nhóm dựa trên phương thức hoạt động, mục tiêu, hiệu quả xã hội và nguồn tài trợ:

- Doanh nghiệp xã hội cung cấp dịch vụ, sản phẩm có hiệu quả cao trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và được một một bên thứ ba thường là cộng đồng, hoặc nhà đầu tư xã hội tài trợ cho các hoạt động đó. Nói cách khác, doanh nghiệp xã hội loại này như một người làm thuê độc lập, tự chủ, đóng vai trò xúc tác, kết nối nguồn lực và mục tiêu xã hội.

- Doanh nghiệp nhắm tới mục tiêu đem hàng hóa/dịch vụ cơng tới những người chịu thiệt thời và dễ bị tổn thương nhất về kinh tế, những người không được tiếp cận hay không đủ khả năng chi trả cho các dịch vụ theo mức giá thông thường. Mục tiêu của những doanh nghiệp này là đáp ứng yêu cầu và quyền của người dân đang bị những mơ hình kinh doanh và cơ chế hiện tại bỏ qua.

- Doanh nghiệp tạo việc làm cho những nhóm yếu thế và lề hóa của xã hội như những người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, người mãn hạn tù…phần lớn các doanh nghiệp xã hội thuộc loại này đổi mới từ tổ chức NGO bằng cách thành lập thêm một nhánh kinh doanh bên trong tổ chức, hoặc thành lập một doanh nghiệp kinh doanh, với lợi nhuận được sử dụng để tài trợ một phần chi phí của tổ chức.

<b>b. Doanh nghiệp xã hội khơng vì lợi nhuận: (Not - for - profit Social Enterprises)</b>

Đa số các doanh nghiệp xã hội khơng vì lợi nhuận do các doanh nhân xã hội sáng lập, với sứ mệnh xã hội được công bố rõ ràng. Ngay từ đầu, doanh nghiệp đã xác định rõ sự kết hợp bền vững giữa sứ mệnh xã hội với mục tiêu kinh tế, trong đó mục tiêu kinh tế là phương tiện để đạt mục tiêu tối cao là phát triển xã hội. Lợi nhuận thu được chủ yếu để sử dụng tái đầu tư hoặc để mở rộng tác động xã hội của doanh nghiệp, tức là họ thường là các tổ chức thành viên tồn tại vì một mục đích cụ thể và giao dịch thương mại với mục tiêu hoạt động để tái đầu tư lợi nhuận vào cộng đồng. Việc đưa ra các giải pháp sáng tạo và áp dụng đòn bẩy của thị trường để giải quyết vấn đề xã hội và các thách thức trong lĩnh vực môi trường là điểm khác biệt so với các tổ chức xã hội từ thiện hay các doanh nghiệp thông thường. Phần lớn các doanh nghiệp xã hội thuộc loại này có thể tự vững bằng nguồn thu từ hoạt động kinh doanh và dịch vụ của họ. Có thể nói, đây là lực lượng “tinh túy” của khối doanh nghiệp xã hội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Doanh nghiệp xã hội khơng vì lợi nhuận thường đăng ký hoạt động dưới các hình thức Công ty TNHH hoặc Công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp này đăng ký dưới hình thức cơng ty là họ khơng muốn xã hội nhìn nhận như đơn vị “đi xin” lịng từ thiện của cộng đồng. Họ nhìn thấy cơ hội tạo giá trị vật chất từ những hàng hóa và dịch vụ giàu nhân văn mà họ cung cấp cho cộng đồng. Bên cạnh đó, việc hoạt động như những công ty giúp họ tiếp cận những nguồn vốn và cơ hội kinh doanh đa dạng hơn là một tổ chức từ thiện đơn thuần. Tuy nhiên, do sứ mệnh xã hội mà họ theo đuổi, các doanh nghiệp xã hội loại này đối mặt với một số thách thức đặc thù so với các doanh nghiệp thông thường khác:

- Mục tiêu xã hội không cho phép họ “tối đa” hóa lợi nhuận bằng mọi cách. Thay vào đó, phương châm của họ là “tối ưu” hóa lợi nhuận.

- Bên cạnh đó, những chi phí kinh doanh như những doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp xã hội phải chi những “chi phí xã hội” rất lớn.

- Do bản chất “hỗn hợp” của mình, doanh nghiệp xã hội thường có nguồn vốn đầu tư khá đa dạng. Bên cạnh vốn đầu tư thương mại thơng thường, có thể tiếp nhận các nguồn vốn ưu đãi dưới dạng vay dài lãi suất thấp, vốn cổ tức xã hội, hay vốn tài trợ khơng hồn lại. Mặc dù vậy, việc hiện chưa có quy định rõ ràng trong việc tiếp nhận các khoản vốn tài trợ và vốn vay ưu đãi từ các nhà đầu tư xã hội đang làm cho các doanh nghiệp lúng túng trong giải trình thuế và hạch toán kinh doanh.

- Doanh nghiệp xã hội áp dụng thước đo hiệu quả khác với doanh nghiệp thông thường. Nên cạnh giá trị vật chất, giá trị xã hội mà nó mang lại cho cộng đồng là giá trị tối đa và cần được đo lường và ghi nhận cụ thể.

<b>c. Doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận, định hướng xã hội: (Social Business</b>

Mơ hình này đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực tài chính vi mơ với các ví dụ như Grameen Bank và BRAC ở Bangladesh, SKS Microfinance ở Ấn độ, Bina Swadaya ở Indonesia, KIVA ở Mỹ…Ở Việt Nam, chúng ta cũng có hàng ngàn tổ chức tài chính vi mơ cơ sở mà điển hình nhất là các Quỹ TYM (Trung ương hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) và CEP (Liên đoàn Lao động TP HCM). Các dự án xã hội có xu hướng tận dụng sứ mệnh của họ trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm của họ. Nó cũng có xu hướng tận dụng thị trường, cho nó cái mác “gây ra chủ nghĩa tư bản”. Một số đặc điểm của các doanh nghiệp xã hội loại này là:

- Khác với mơ hình doanh nghiệp phi lợi nhuận và khơng vì lợi nhuận, các doanh nghiệp xã hội ở loại hình thứ ba này ngay từ ban đầu đã nhìn thấy cơ hội và chủ trương xây dựng mình trở thành doanh nghiệp có lợi nhuận với sứ mệnh tạo động lực cho những biến đổi mạnh mẽ trong xã hội hoặc bảo vệ môi trường.

- Mặc dù có tạo ra lợi nhuận và cổ đơng được chia lợi tức, nhưng các doanh nghiệp xã hội này khơng bị chi phối bởi lợi nhuận. Nói cách khác mục đích chính của nó khơng phải là tối đa hóa thu nhập tài chính cho các cổ đơng, thay vào đó là

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

mục tiêu xã hội/môi trường mà mọi cổ đông đều chia sẻ giá trị chung. Một phần đáng kể lợi nhuận thu được dùng để tái đầu tư hoặc để trợ cấp cho các nhóm dân cư có thu nhập thấp khiến cho doanh nghiệp xã hội có thể tiếp cận và mang lại lợi ích cho nhiều người hơn.

- Doanh nghiệp phải tìm kiếm và thực hiện các cơ hội kinh doanh để có thể tự tạo ra lợi nhuận, mục đích cuối là nhằm để tái đầu tư đối với các mục tiêu về môi trường, xã hội. Doanh nghiệp thường tìm những nhà đầu tư quan tâm đến cả lợi ích vật chất và lợi ích xã hội. Họ ít sử dụng các khoản hỗ trợ khơng hồn lại cho các hoạt động chính của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp xã hội loại này thường hoạt động dưới các hình thức: Công ty TNHH, Hợp tác xã, Tổ chức tài chính vi mơ…

- Các doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận đã nhìn ra cơ hội và chủ trương xây dựng mình với vai trị tạo động lực cho sự thay đổi mạnh mẽ trong xã hội hoặc bảo vệ mơi trường. Đó cũng là khác biệt lớn của loại hình doanh nghiệp này với các mơ hình khác. Vẫn tạo ra lợi nhuận và cổ đông được chia lợi tức nhưng doanh nghiệp này không bị chi phối bởi lợi nhuận.<small>4</small>

<b>1.4. Ưu, nhược điểm của doanh nghiệp xã hội:</b>

Người chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật (điểm b Khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2015).

Doanh nghiệp xã hội được nhận viện trợ từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác của Việt Nam để giải quyết các vấn đề mơi trường, xã hội. Ngồi ra, doanh nghiệp xã hội còn được tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam (điểm c Khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2015; Khoản 1,2 Điều 3 Nghị định 96/2015/NĐ-CP). Doanh nghiệp xã hội được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định trong Thông tư 96/2015/TT-BTC.

Một số cá nhân, tổ chức lợi dụng doanh nghiệp xã hội để trục lợi riêng. Bên cạnh đó, có các cá nhân, tổ chức lợi dụng sự ủy quyền của các nhà hảo tâm, các tổ chức viện trợ để kêu gọi tài trợ, quyên góp làm giảm uy tín, sự tin cậy của doanh nghiệp xã hội.

Các quy định pháp lý liên quan đến doanh nghiệp xã hội cịn q ít và chưa được chặt chẽ nghiêm ngặt do đó một số doanh nghiệp khi muốn chuyển đổi mơ hình doanh nghiệp cịn gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ trong vấn đề vận hành.

Việc tiếp cận và huy động vốn của doanh nghiệp xã hội còn nhiều hạn chế. Do doanh nghiệp xã hội được thành lập khơng vì mục tiêu lợi nhuận nên khó khăn trong việc thu

<small>4 Nguồn “Jamviet.com và British council”</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

hút các nhà đầu tư thương mại.

<b>Tiểu kết chương 1:</b>

Trong các loại hình doanh nghiệp hiện nay, mơ hình Doanh nghiệp xã hội đang ngày càng được quan tâm và hỗ trợ phát triển. Thông qua các quan điểm được nêu về khái niệm Doanh nghiệp xã hội, chúng ta có thể tiếp cận dễ dàng hơn định nghĩa của Doanh nghiệp xã hội ở các khía cạnh khác nhau. Một số các doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam nói riêng và nước ngồi nói chung đang hoạt động tích cực như Solar Serve, Soap Cycling giúp chúng ta hình dung dễ hơn về loại hình doanh nghiệp này.

Doanh nghiệp xã hội hiểu một cách chung nhất là những doanh nghiệp hoạt động khơng vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà hướng tới mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, mơi trường vì lợi ích cộng đồng và sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.

Doanh nghiệp xã hội được chia làm 3 loại:

<b>- Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận: Có khả năng đưa ra được những giải</b>

pháp mới và sáng tạo để giải quyết các vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm và thu hút nguồn vốn đầu tư của những cá nhân và tổ chức đầu tư vì tác động xã hội.

<b>- Doanh nghiệp xã hội khơng vì lợi nhuận: Lợi nhuận thu được chủ yếu để</b>

sử dụng tái đầu tư hoặc để mở rộng tác động xã hội của doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp xã hội thuộc loại này có thể tự vững bằng nguồn thu từ hoạt động kinh doanh và dịch vụ của họ.

- <b>Doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận, định hướng xã hội: </b>Mặc dù có tạo ra lợi nhuận và cổ đơng được chia lợi tức, nhưng các doanh nghiệp xã hội này không bị chi phối bởi lợi nhuận. Một phần đáng kể lợi nhuận thu được dùng để tái đầu tư hoặc để trợ cấp cho các nhóm dân cư có thu nhập thấp khiến cho doanh nghiệp xã hội có thể tiếp cận và mang lại lợi ích cho nhiều người hơn.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng bàn về các ưu nhược điểm của mơ hình này. Chủ sở hữu doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp xã hội và các nhà đầu tư cần hiểu rõ những điểm vượt trội để đem lại lợi ích tích cực họ muốn hướng đến cũng như nắm vững những thử thách mà họ cần phải đối mặt khi vận hành loại hình doanh nghiệp này.

<small>5 Nguồn “ và “ class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>Chương II: Vai trò của doanh nghiệp xã hội2.1. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội:</b>

<b>2.1.1. Quy định pháp lý về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội:</b>

Theo quy định tại Điều 10 của Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng đủ các quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Doanh nghiệp xã hội cũng được lựa chọn loại hình doanh nghiệp như các doanh nghiệp khác bao gồm Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần… theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020. Vì vậy, doanh nghiệp xã hội cũng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Luật này. Ngoài ra, do một số đặc thù nên quyền và nghĩa vụ khác của doanh nghiệp xã hội còn được quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020.

<b>a. Quy định về quyền của Doanh nghiệp xã hội:</b>

Một là, chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, theo Nghị định số 80/2021/NĐ-CP về “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”, tại khoản 2 Điều 13 và điểm b khoản 1, điểm b khoản 3 Điều 14 cịn có những quy định hỗ trợ chi phí về các khoản như giá trị hợp đồng tư vấn hay các khóa đào tạo học viên cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp xã hội. Ngoài ra, Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp xã hội có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, mơi trường vì lợi ích cộng đồng. Doanh nghiệp xã hội được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.

Hai là, doanh nghiệp xã hội được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 47/2021/NĐ-CP về “Quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp” cũng đã khẳng định và hướng dẫn cho quyền này của doanh nghiệp xã hội: (1) Doanh nghiệp xã hội tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài để thực hiện mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường theo quy định của pháp luật về tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài. (2) Doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện mục tiêu giải quyết vấn đề xã hội, môi trường từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam. Ngoài ra, Nhà nước cũng có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội.

Các quy định về quyền này sẽ đi đôi với quy định về nghĩa vụ của Doanh nghiệp xã hội sẽ được nêu dưới đây theo đúng quy định của pháp luật.

<b>b. Quy định về nghĩa vụ của Doanh nghiệp xã hội:</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Một là, doanh nghiệp xã hội phải duy trì mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, mơi trường vì lợi ích cộng đồng và sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký trong suốt quá trình hoạt động (điểm b, c khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020). Căn cứ vào quy định tại Điều 5 Nghị định 96/2015/NĐ-CP “Hướng dẫn chi Tiết thi hành Luật Doanh nghiệp” thì trường hợp nội dung Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường có sự thay đổi, doanh nghiệp xã hội phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh về nội dung thay đổi trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi để công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Kèm theo thơng báo phải có Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã được sửa đổi, bổ sung. Theo đó Cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện cập nhật thông tin vào hồ sơ doanh nghiệp và công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo theo các khoản 1 và 2 Điều này. Và theo khoản 3 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020 kết hợp với khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 47/2021/NĐ - CP quy định về “Quy định chi tiết một số điều của luật doanh nghiệp” thì trường hợp chấm dứt mục tiêu xã hội, môi trường trước thời hạn đã cam kết, doanh nghiệp xã hội phải hoàn lại toàn bộ các ưu đãi, khoản viện trợ, tài trợ mà doanh nghiệp xã hội đã tiếp nhận để thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường đã đăng ký nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường và mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư.

Hai là, doanh nghiệp xã hội không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngồi bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký với Cơ quan có thẩm quyền được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020.

Ba là, theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2020 và khoản 2 Điều 4 Nghị định số 47/2021/NĐ - CP thì trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp và lập Văn bản tiếp nhận tài trợ gồm các nội dung: Thông tin về cá nhân, tổ chức tài trợ, loại tài sản, giá trị tài sản hoặc tiền tài trợ, thời điểm thực hiện tài trợ; yêu cầu đối với doanh nghiệp tiếp nhận tài trợ và họ, tên và chữ ký của người đại diện của bên tài trợ (nếu có). Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tài trợ, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan quản lý viện trợ, tài trợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có trụ sở chính về việc tiếp nhận tài trợ; kèm theo thông báo phải có bản sao Văn bản tiếp nhận tài trợ.

Trường hợp Doanh nghiệp xã hội vi phạm các nghĩa vụ trên thì sẽ bị xử phạt hành chính, cụ thể là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo khoản 1 Điều 60 của Nghị định số 122/2021/NĐ-CP về “Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>2.1.2. Thực trạng thực hiện quyền và nghĩa vụ của Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam:</b>

Theo Báo cáo nghiên cứu “Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam - Khái niệm, bối cảnh và chính sách” ngày 16/5/2012, ở nước ta gần 200 tổ chức được xem có đầy đủ các đặc điểm của doanh nghiệp xã hội. Còn theo số liệu từ hệ thống của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến cuối tháng 4 năm 2020, nước ta có khoảng 114 doanh nghiệp xã hội và chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp xã hội đăng ký hoạt động với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Hiện nay, các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam đã và đang hỗ trợ việc xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập, đào tạo nghề và tạo cơ hội việc làm cho người dân và xã hội. Ngồi ra, các doanh nghiệp xã hội cịn đang theo đuổi mục tiêu vì mơi trường như cung cấp các dịch vụ thân thiện với môi trường, nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về vấn đề mơi trường…

Những đóng góp to lớn của các doanh nghiệp xã hội nhưng số lượng doanh nghiệp xã hội cịn q nhỏ về quy mơ cũng như là nguồn lực, các doanh nghiệp xã hội ln gặp khó khăn do những quy định chồng chéo, chưa rõ ràng trong các văn bản pháp luật.

<b>a. Thực trạng thực hiện quyền của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam:</b>

Thứ nhất, các doanh nghiệp xã hội khó tiếp cận với các nguồn hỗ trợ. Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu và quản lý Kinh Tế Trung Ương (CIEM) thì hầu hết các doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam được thành lập từ vốn đầu tư ban đầu đa phần là vốn tự đóng góp của các thành viên với quy mô vừa và nhỏ.

Các doanh nghiệp xã hội gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận, huy động vốn vay của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là với các doanh nghiệp trong giai đoạn mới thành lập, quy mơ nhỏ. Theo nghiên cứu cho thấy thì lãi suất cho vay của ngân hàng sẽ cao hơn với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp xã hội, thời gian hồn vốn kéo dài hơn so với dự tính của chủ doanh nghiệp xã hội. Trong khi đối với các doanh nghiệp thương mại, vốn vay thương mại là nguồn vốn lưu động quan trọng thúc đẩy phát triển kinh doanh thì đối với doanh nghiệp xã hội nguồn tài chính này khơng có ý nghĩa thật sự quan trọng

Mặc dù đã có những văn bản hướng dẫn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xã hội nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp rất nhiều trở ngại trong việc tiếp cận vốn để kinh doanh, đạt mục tiêu duy trì phát triển doanh nghiệp bền vững và vì mục tiêu cộng đồng mà doanh nghiệp đặt ra.

Thứ hai, khó khăn về nguồn nhân lực. Tuy đã có những chính sách để doanh nghiệp xã hội được hưởng các ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo quy định, được tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngồi, tiếp nhận tài trợ từ các tổ chức, cá nhân cả trong và ngoài nước để thực hiện mục tiêu xã hội nhưng những quy định vẫn chưa đầy đủ và cụ thể nên các doanh nghiệp xã hội vẫn còn gặp khó khăn về thủ tục khi tiếp

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

nhận viện trợ và tài trợ. Các quy định này nên được bao quát và cụ thể trong tất cả các lĩnh vực như thuế, đấu thầu, đầu tư…

<b>b. Thực trạng thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam:</b>

Thứ nhất, doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, các khoản tài trợ từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước để tiến hành các mục tiêu xã hội. Theo Nghị định số 93/2009/NĐ - CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngồi và Thơng tư số 07/2010/TT - BKH ngày 30/03/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 93/2009/NĐ - CP thì đối với mỗi khoản tài trợ phi Chính phủ, doanh nghiệp xã hội phải thành lập một ban quản lý dự án bao gồm các bộ phận như bộ phận hành chính, tổ chức hỗ trợ, bộ phận chức năng như kế hoạch, đấu thầu… để quản lý nguồn tài trợ. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho các nhà quản lý doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi cũng như minh bạch trong việc tiếp nhận nguồn tài trợ từ tổ chức phi Chính phủ. Nhưng đối với doanh nghiệp xã hội, khi áp dụng các điều khoản này sẽ khiến bộ máy quản lý của doanh nghiệp trở nên phức tạp đặc biệt là những doanh nghiệp có nhiều nguồn tài trợ khác nhau. Ngoài ra việc tự chủ trong quản lý nguồn vốn của chủ doanh nghiệp xã hội bị giảm đi và phụ thuộc vào nhà tài trợ.

Thứ hai, các doanh nghiệp xã hội gặp rất nhiều trở ngại, lúng túng trong việc vận hành mô hình kết hợp giữa mục tiêu xã hội với hoạt động kinh doanh trong mơi trường pháp lý chưa hồn thiện. Do đặc thù của doanh nghiệp xã hội là kết hợp giữa các hoạt động để đạt mục tiêu xã hội và kinh doanh tạo nguồn doanh thu nên có rất nhiều khoản chi phí doanh nghiệp khơng được xem là khoản chi phí hợp lý khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.<small>6</small>

<b>2.3. Vai trị của các doanh nghiệp xã hội2.3.1. Tổng quan vai trò của doanh nghiệp xã hội</b>

Doanh nghiệp xã hội đã được chứng minh là đóng một vai trị quan trọng trong việc giải quyết các thách thức xã hội, kinh tế và môi trường. Thúc đẩy tăng trưởng toàn diện, tăng cường gắn kết xã hội, hỗ trợ sự tham gia dân chủ và cung cấp những dịch vụ với chất lượng tốt. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tiền được chi để hỗ trợ việc tạo việc làm hoặc cung cấp hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp xã hội đại diện cho một cách sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn so với các phương pháp thay thế.

Trực tiếp giải quyết các vấn đề xã hội và góp phần làm tăng những giá trị tốt đẹp mang bản sắc chung của tồn xã hội thơng qua hàng hóa, dịch vụ hoặc hỗ trợ những người gặp hoàn cảnh khó khăn nhưng được doanh nghiệp tuyển dụng. Các vấn đề xã hội thường được quan tâm là bảo vệ giá trị văn hóa, tơn trọng các quan hệ xã hội, bảo vệ mơi trường, cứu trợ, qun góp, hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn, giải quyết các xung đột trong gia đình, cộng đồng…hoặc làm lành mạnh các quan hệ xã <small>6 Nguồn “ class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

hội. Trong khuôn khổ này, doanh nghiệp xã hội đã nổi lên như một công cụ hiệu quả để thực hiện các mục tiêu chính sách trong hai lĩnh vực chính của chính sách kinh tế và xã hội: cung cấp dịch vụ và hòa nhập xã hội, cụ thể:

- Doanh nghiệp xã hội cung cấp dịch vụ, sản phẩm có hiệu quả cao trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và được một bên thứ ba thường là cộng đồng, hoặc nhà đầu tư xã hội tài trợ cho các hoạt động đó. Nói cách khác, doanh nghiệp xã hội như một người làm thuê độc lập, tự chủ, đóng vai trị xúc tác, kết nối nguồn lực và mục tiêu xã hội.

Ví dụ: Nhận thấy phương tiện vận chuyển người bệnh đến các cơ sở y tế của tỉnh Yên Bái quá thô sơ và cũ kỹ dẫn đến cái chết của nhiều người bệnh không được đưa đến bệnh viện kịp thời, anh Hiệp lúc đó đang là nhân viên lái xe trong Bệnh viện tỉnh, quyết định cùng hai người nữa góp vốn thành lập Cơng ty cổ phần dịch vụ Trí Đức. Họ mua xe cứu thương, đào tạo nhân viên lái xe và đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái cho mượn địa điểm trong Bệnh viện để doanh nghiệp có điểm giao dịch thuận lợi trong khuôn viên của Bệnh viện. Nhận thấy được sự ý nghĩa và hiệu quả của dịch vụ, Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp Xã hội Tia sáng đã hỗ trợ anh Hiệp. Từ kỹ năng lái xe, kế toán, thu thập dữ liệu, phản hồi đến giao tiếp và tiếp thị, chúng tôi đều có thể trợ giúp. Trong một thời gian ngắn, mọi người bắt đầu tin tưởng vào chất lượng và giá cả của Trí Đức và bắt đầu coi trọng Trí Đức hơn. Kết quả là số người sử dụng dịch vụ tăng 160%. Sau một năm (2013-2014), doanh thu tăng hơn gấp đôi và lợi nhuận tăng 30%. Trung tâm Tia Sáng đã giúp Trí Đức quản lý đào tạo và mở rộng phạm vi dịch vụ vận chuyển cấp cứu tại Yên Bái. Ngoài ra, các nhà quản lý và nhân viên của công ty đã được đào tạo thêm, các trường hợp khẩn cấp ngoài bệnh viện đã được thực hiện và một hệ thống quản lý thông tin bệnh nhân đã được thiết lập.

- Doanh nghiệp nhắm tới mục tiêu đem hàng hóa/dịch vụ cơng tới những người chịu thiệt thời và dễ bị tổn thương nhất về kinh tế, những người không được tiếp cận hay không đủ khả năng chi trả cho các dịch vụ theo mức giá thông thường. Mục tiêu của những doanh nghiệp này là đáp ứng yêu cầu và quyền của người dân đang bị những mơ hình kinh doanh và cơ chế hiện tại bỏ qua.

Ví dụ: Cơng ty phục vụ năng lượng mặt trời (Solar Serve), Anh Nguyễn Tấn Bích - chủ doanh nghiệp Solar Serve cùng với 15 lao động tồn thời gian trong đó một nửa là người khiếm thích, khuyết tật và bốn người thuộc dân tộc Ka Tu ở Đà Nẵng đã liên tục cải tiến những chiếc bếp tiết kiệm điện là nhằm phục vụ cộng đồng nghèo và người dân tại các vùng có nạn phá rừng nghiêm trọng, góp phần làm giảm tập quán sử dụng cây rừng làm củi đun, giảm ơ nhiễm khơng khí trong nhà và mang lại lợi ích kinh tế thiết thực cho dân nghèo. Hiện tại, Solar Serve đã ủng hộ hàng nghìn hộ gia đình với nhiều loại bếp năng lượng Mặt Trời khác nhau. Bên cạnh việc sản xuất, doanh nghiệp còn làm các dịch vụ tư vấn cho các dự án lắp đặt hệ thống năng lượng Mặt Trời. Được biết đây là thế mạnh của doanh nghiệp và là nguồn mang lại lợi nhuận phục vụ việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

- Doanh nghiệp tạo việc làm cho những nhóm yếu thế và lề hóa của xã hội như những người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, người mãn hạn tù…phần lớn các doanh nghiệp xã hội đổi mới từ tổ chức NGO bằng cách thành lập thêm một nhánh kinh doanh bên trong tổ chức, hoặc thành lập một doanh nghiệp kinh doanh, với lợi nhuận được sử dụng để tài trợ một phần chi phí của tổ chức.

Ví dụ: Những tấm chăn mang việc làm cho phụ nữ nghèo nông thôn. Mục tiêu chính của dự án chính là tạo việc làm bền vững cho phụ nữ nghèo nông thôn. Câu chuyện của những chiếc chăn ấy bắt đầu khi ba người bạn thực hiện một số dự án làm thầu phụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thơng qua việc thành lập tổ chức phi chính phỉ Mekong Plus. Nhưng họ nhanh chóng nhận ra nhiều trường hợp mà ở đó, người sản xuất trực tiếp - phần lớn là phụ nữ nghèo nông thôn - không được trả cơng vì nhiều lí do khác nhau. Bên cạnh đó, các sản phẩm cũng khơng ổn định về chất lượng. Sau đó vài năm, họ hợp tác với nha sĩ Trương Diễm Thanh thành lập doanh nghiệp xã hội Mekong Quilts với mục tiêu tạo việc làm ổn định cho phụ nữ nghèo nông thôn và dùng lợi nhuận có được để hỗ trợ các chương trình cộng đồng nơi những người phụ nữ này sinh sống.

Trong khi cung cấp dịch vụ và hòa nhập xã hội vẫn là những lý do chính để hỗ trợ phát triển doanh nghiệp xã hội, một môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp xã hội có thể đại diện cho một công cụ khả thi để củng cố sự tham gia của xã hội dân sự trong việc thiết kế và cung cấp dịch vụ.

<b>Phát triển xã hội dân sự: Doanh nghiệp xã hội có thể hỗ trợ tính bền vững</b>

về tài chính và quy định của các sáng kiến xã hội dân sự nhằm hỗ trợ các nhóm thiệt thịi. Doanh nghiệp xã hội có thể đại diện cho một chiến lược cho các tổ chức xã hội dân sự để huy động các nguồn lực cộng đồng, thúc đẩy quyền cơng dân tích cực và phát triển quan hệ đối tác để đổi mới xã hội.<small>7</small>

Nghĩa là các doanh nghiệp xã hội góp phần bảo vệ và phát huy những điều hay, lẽ phải và những giá trị xã hội nhưng chúng không phải là những tổ chức từ thiện hoặc tổ chức “cứu tế cứu đói” thuần túy. Lấy việc mang lại những giá trị tốt đẹp đối với toàn xã hội làm mục tiêu cơ bản và bản chất của doanh nghiệp cũng như lợi thế so với các doanh nghiệp khác. Những giá trị tốt đẹp của toàn xã hội được thể hiện ở phát triển quan hệ tình cảm tốt đẹp giữa người với người trong xã hội, những quy tắc ứng xử, chuẩn mực và đạo đức xã hội…được mọi người tôn trọng và tuân thủ như các hoạt động cứu trợ, từ thiện, quyên góp ủng hộ nhân dân vùng bị thảm họa thiên nhiên…

Ví dụ: Để thấy rõ được vai trị của doanh nghiệp xã hội, ta sẽ tìm hiểu xem việc có mặt của những doanh nghiệp xã hội ở một số quốc gia có ý nghĩa như thế nào?

<b>2.3.2. Doanh nghiệp xã hội tại một số quốc gia trên thế giới:Doanh nghiệp xã hội Italy</b>

<small>7Nguồn “

×