Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Thực tiễn áp dụng pháp luật kinh doanh chứng khoán của các chủ thể kinh doanh chứng khoán hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.8 KB, 16 trang )

Bài tập học kỳ Luật chứng khoán
A – LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời và chính thức đi vào hoạt động từ
ngày 28/7/2000 là sự kiện quan trọng trong quá trình đổi mới nền kinh tế và hội
nhập quốc tế của Việt Nam.Thị trường chứng khoán là công cụ hiệu quả huy động
và phân bổ vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế. Trong những năm qua, hoạt động
kinh doanh chứng khoán đã trở thành giải pháp hiệu quả giúp doanh nghiệp giải
quyết nhu cầu về vốn của mình. Tham gia kinh doanh chứng khoán còn tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp đổi mới hình thức quản lý, quản trị doanh nghiệp, nâng
cao năng lực cạnh tranh. Để bảo đảm hoạt động kinh doanh chứng khoán của các
doanh nghiệp diễn ra đúng pháp luật, thị trường chứng khoán vận hành an toàn,
nghiên cứu pháp luật về kinh doanh chứng khoán là việc làm cần thiết. Từ nhận
thức đó, em chọn đề tài: “Thực tiễn áp dụng pháp luật kinh doanh chứng khoán của
các chủ thể kinh doanh chứng khoán hiện nay – đánh giá và nhận xét”
B – NỘI DUNG
I, MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH DOANH CHỨNG
KHOÁN
1, Khái niệm kinh doanh chứng khoán
Theo cách hiểu thông thường, kinh doanh là hoạt động tổ chức sản xuất,
buôn bán hàng hóa để kiếm lời. Hàng hóa gồm nhiều loại, mỗi loại hàng hóa có
những đặc điểm, đặc tính riêng. Khi gắn hàng hóa đó với hoạt động kinh doanh,
làm phát sinh nhiều loại hình kinh doanh, trong đó kinh doanh chứng khoán là một
loại hình kinh doanh đặc biệt. Tính đặc biệt của hoạt động kinh doanh chứng khoán
ở chỗ hàng hóa kinh doanh là chứng khoán, các dịch vụ gắn với chứng khoán.
Ngoài cách định nghĩa trên, khi nghiên cứu kinh doanh chứng khoán, theo
nghĩa hẹp, khi nghiên cứu kinh doanh chứng khoán chính là đầu tư chứng khoán.
Đầu tư là việc sử dụng vốn để mua chứng khoán nhằm tìm kiếm lợi nhuận, nó bao
gồm cả hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán.
Khái niệm kinh doanh chứng khoán như trên hay còn được hiểu là đầu tư
chứng khoán, còn bao gồm hai hoạt động sau:
+ Thứ nhất là sử dụng vốn mua chứng khoán (cổ phiếu) nhằm thu lợi nhuận


hình thành từ kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hành chứng
khoán (tức là đầu tư chứng khoán theo nghĩa hẹp)
Nguyễn Hương Quỳnh KT33D042
1
Bài tập học kỳ Luật chứng khoán
+ Thứ hai là mua đi bán lại chứng khoán để hưởng chênh lệch khi giá chứng
khoán trên thị trường lên xuống, hoạt động này cũng có thể hiểu là hoạt động kinh
doanh chứng khoán.
Đây là sự tiếp cận khái niệm kinh doanh chứng khoán ở phạm vi hẹp nhất và
cũng là cách hiểu phổ biến nhất.
2, Khái niệm về pháp luật kinh doanh chứng khoán
Thị trường chứng khoán có liên quan chặt chẽ với trình độ phát triển, mức
ổn định, tính bền vững của nền kinh tế vĩ mô. Do đó, việc xây dựng môi trường
pháp lý lành mạnh cho TTCK cũng như cho hoạt động kinh doanh chứng khoán là
nhiệm vụ hết sức quan trọng. Bởi pháp luật kinh doanh chứng khoán là một mảng
quan trọng của pháp luật chứng khoán nói chung và nếu thiếu cơ sở pháp lý hoặc
tồn tại cơ sở pháp lý không phù hợp, chính nó sẽ hạn chế sự phát triển của TTCK.
“Pháp luật kinh doanh chứng khoán là tổng hợp những nguyên tắc, những
quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành, điều chỉnh những quan hệ phát
sinh trong quá trình kinh doanh chứng khoán. Hình thức thể hiện của pháp luật kinh
doanh chứng khoán và pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực khác là các văn bản luật,
nghị định, thông tư, quyết định của các cơ quan có thẩm quyền”.
Mỗi quốc gia có sự can thiệp nhất định vào TTCK và hoạt động kinh doanh
chứng khoán ở mức độ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và thực tế
phát triển TTCK tại quốc gia đó. Ở Việt Nam hiện nay, Luật chứng khoán đã ra đời
được một thời gian và có nhiều quy định mới chặt chẽ hơn về kinh doanh chứng
khoán được áp dụng, giá trị pháp lý của chúng đã tương xứng với tầm quan trọng
của chứng khoán và TTCK.
Các văn bản quy định cụ thể hoạt động KDCK của các chủ thể KDCK bao
gồm:

+ Luật chứng khoán 2006
+ Nghị định của Chính phủ số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán.
+ Nghị định của Chính phủ số 84/2010/NĐ-CP ngày 02/8/2010 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 14/2007/NĐ-CP
+ Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán ban hành kèm
theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007
+ Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 126/2008/QĐ-BTC ngày
26/12/2008 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động
của công ty chứng khoán ban hành kèm theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài
chính số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007
Nguyễn Hương Quỳnh KT33D042
2
Bài tập học kỳ Luật chứng khoán
+ Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ ban hành kèm theo
quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 35/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007
+ Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 125/2008/QĐ-BTC ngày
26/12/2008 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động
của công ty quản lý quỹ ban hành kèm theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính
số 35/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007
3, Các chủ thể kinh doanh chứng khoán và các nghiệp vụ KDCK.
Các chủ thể kinh doanh chứng khoán
Tương ứng với mỗi nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán có các chủ thể tiến
hành nghiệp vụ đó. Ứng với pháp luật của mỗi quốc gia có những chủ thể được
tiến hành các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.
Các chủ thể kinh doanh chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam
được quy định tại chương VI, chương VII của Luật chứng khoán bao gồm: công ty
chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng
khoán. Ngoài ra còn có ngân hàng thương mại.
Trong đó, công ty chứng khoán được phép thực hiện hoạt động môi giới, tự

doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư, lưu ký chứng khoán và các nghiệp vụ tài
chính khác (khoản 3 Điều 60 luật chứng khoán). Đặc biệt, khoản 2 Điều 60 quy
định công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện bảo lãnh phát hành khi được
phép tự doanh chứng khoán. Công ty quản lý quỹ được phép tiến hành quản lý quỹ
và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán (khoản 1 Điều 61 Luật chứng khoán).
Theo pháp luật, các chủ thể kinh doanh chứng khoán được phân biệt rõ ràng
chức năng, có những nghiệp vụ chủ thể này được phép nhưng chủ thể khác không
được phép tiến hành, vì có những nghiệp vụ mà một chủ thể đồng thời tiến hành sẽ
không đảm bảo sự khách quan và tính hiệu quả so với trường hợp chúng được tiến
hành bởi những chủ thể độc lập.
Chủ thể đầu tiên là công ty chứng khoán, là pháp nhân với hình thức tổ chức
là công ty cổ phần, công ty TNHH do hai mô hình này có những ưu thế hơn so với
những loại hình công ty khác về chế độ sở hữu, quản trị, khả năng huy động vốn…
phù hợp với hoạt động kinh doanh chứng khoán hơn cả.
Chủ thể tiếp theo là công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Chức năng của
chủ thể này do pháp luật quy định. Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán là
pháp nhân với hình thức tổ chức là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu
hạn, được phép tiến hành hai nghiệp vụ mà CTCK không được phép tiến hành là
quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
Nguyễn Hương Quỳnh KT33D042
3
Bài tập học kỳ Luật chứng khoán
Cuối cùng là công ty đầu tư chứng khoán. Khoản 1 Điều 96 quy định “công
ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần theo quy định của
Luật doanh nghiệp để đầu tư chứng khoán”. Pháp luật quy định về công ty đầu tư
chứng khoán vì mục đích điều chỉnh của Luật là hướng tới những nhà đầu tư
chuyên nghiệp. Việc chỉ cho phép thành lập công ty đầu tư chứng khoán theo mô
hình công ty cổ phần vì dạng mô hình này phù hợp với lĩnh vực chứng khoán và
đầu tư chứng khoán.
II, THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT KINH DOANH CHỨNG

KHOÁN CỦA CÁC CHỦ THỂ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN
Theo quy định của luật chứng khoán, các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán
mà các chủ thể kinh doanh chứng khoán được phép tiến hành bao gồm các nghiệp
vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, tư vấn chứng khoán, bảo lãnh
phát hành chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và
quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
1, Pháp luật kinh doanh chứng khoán trong hoạt động môi giới chứng
khoán.
“Môi giới chứng khoán là việc công ty chứng khoán làm trung gian thực hiện
mua, bán chứng khoán cho khách hàng” (khoản 20 Điều 6 Luật chứng khoán). Hoạt
động này xuất phát từ nguyên tắc trung gian, theo đó công ty chứng khoán tìm ra
trong số khách hàng của mình những người có nhu cầu mua và bán loại chứng
khoán với giá cả, số lượng và thời điểm mua bán phù hợp. Nếu giao dịch thành
công, công ty chứng khoán thu về một khoản hoa hồng theo thỏa thuận. Tính trung
gian của công ty chứng khoán thể hiện trong hai vai trò: môi giới thuần túy (công
ty chứng khoán là bên thứ ba kết nối hai bên có nhu cầu tương ứng với nhau) và
môi giới nhưng đồng thời làm đại diện cho một trong hai bên giao dịch. Để thực
hiện hoạt động này, giữa công ty và khách hàng tồn tại một hợp đồng gồm các điều
khoản phù hợp tương ứng với vai trò là môi giới đơn thuần hay đại diện, tùy
trường hợp mà mức phí công ty chứng khoán được hưởng là khác nhau.
Hoạt động môi giới chứng khoán luôn được tiến hành bởi chủ thể đặc thù là
các công ty chứng khoán. CTCK phải được cấp giấp phép thành lập và hoạt động
KDCK đồng thời phải đăng kí kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong thực tiễn KDCK ở nước ta, nhiều ngân hàng cũng tham gia vào hoạt
động môi giới chứng khoán nhưng muốn thực hiện được điều đó, họ thường thành
Nguyễn Hương Quỳnh KT33D042
4
Bài tập học kỳ Luật chứng khoán
lập ra công ti chứng khoán độc lập bằng vốn tự có của mình để CTCK này tiến

hành các hoạt động KDCK một cách độc lập và chuyên nghiệp trên TTCK.
Thông thường, công ty chứng khoán tiến hành môi giới chứng khoán cho
khách hàng của mình thông qua các bước: 1. Ký kết hợp đồng mở tài khoản, 2.
Khách hàng ký quỹ tiền mặt và chứng khoán để tiến hành giao dịch, 3. Khách hàng
đặt lệnh mua bán chứng khoán, 4. Khớp lệnh, công ty chứng khoán thanh toán tiền
và chứng khoán cho khách hàng.
Pháp luật chứng khoán nêu rõ công ty chứng khoán mở tài khoản cho khách
hàng trên cơ sở hợp đồng, hợp đồng đó phải bao gồm các điều khoản cơ bản (thông
tin về các bên ký kết, cách thức nhận lệnh của công ty chứng khoán, quyền và
nghĩa vụ của các bên..).
Tuân thủ những quy định này, các công ty chứng khoán hiện nay đều soạn
thảo các mẫu hợp đồng, bao gồm trong đó các điều khoản luật định và điều khoản
bổ sung nhằm thỏa mãn nhu cầu đăng ký tài khoản nhanh, gọn của số lượng lớn
khách hàng và đảm bảo sự bình đẳng giữa họ. Ngoài ra, Luật quy định các trường
hợp đặc biệt, nhân viên kinh doanh của công ty chứng khoán mở tài khoản giao
dịch chứng khoán, khi đó, công ty có trách nhiệm thông báo mã số tài khoản của
nhân viên này cho Ủy ban chứng khoán nhà nước, Trung tâm giao dịch hoặc Sở
giao dịch chứng khoán. Việc kiểm soát này nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu
tư là khách hàng của công ty chứng khoán.
2. Pháp luật kinh doanh chứng khoán trong hoạt động tự doanh chứng
khoán
“Tự doanh chứng khoán theo pháp luật Việt Nam là việc công ty chứng khoán
mua hoặc bán chứng khoán cho chính mình”. Khi thực hiện nghiệp vụ này, công ty
chứng khoán là các nhà đầu tư tiến hành giao dịch để tìm kiếm lợi nhuận. Do đó,
trước khi tiến hành giao dịch, công ty chứng khoán phải đảm bảo có đủ tiền và
chứng khoán để thanh toán. Tuy nhiên, công ty chứng khoán với tư cách là nhà đầu
tư có những đặc điểm khác biệt so với các nhà đầu tư khác. Công ty chứng khoán
được xem là nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường. Hơn nữa, ngoài tự doanh,
công ty chứng khoán đồng thời tiến hành nghiệp vụ môi giới nên trong nhiều giao
dịch công ty không phải chịu phí môi giới.

Thực tế cho thấy, trong tự doanh chứng khoán, vai trò của công ty chứng
khoán không chỉ dừng lại ở vị trí nhà đầu tư đơn thuần, mà hơn thế, họ là các nhà
tạo lập thị trường. Điều này thể hiện ở việc công ty chứng khoán duy trì tính linh
hoạt của thị trường với một loại chứng khoán khi nó được phát hành, tạo sự cạnh
Nguyễn Hương Quỳnh KT33D042
5
Bài tập học kỳ Luật chứng khoán
tranh về giá thông qua giao dịch một chứng khoán nhất định, thu hút sự quan tâm
của các nhà đầu tư tới một loại chứng khoán chưa niêm yết.
Các nhà tạo lập thị trường luôn có xu hướng cạnh tranh lẫn nhau, tạo khả
năng tự điều chỉnh của thị trường, đặc biệt là thị trường OTC. Họ thường được tiếp
cận với các thông tin đặc biệt do họ thường xuyên tiếp cận trực tiếp với các thông
tin trên số lệnh. Đó là lý do đối tượng này cần được kiểm soát chặt chẽ, được áp
dụng một quy chế riêng tương ứng với vai trò quan trọng của nó.
Tuy nhiên, xu thế hiện nay là các công ty chứng khoán sẽ giảm
dần mảng tự doanh. Hiện tượng sụt giảm nghiêm trọng của thị trường chứng khoán
thời gian cuối năm 2008, đầu năm 2009 vừa qua đã khiến rất nhiều công ty chứng
khoán thay đổi chiến lược kinh doanh, hướng tới các dịch vụ tư vấn môi giới và
giảm dần tự doanh.
3, Pháp luật kinh doanh chứng khoán trong hoạt động bảo lãnh phát hành
chứng khoán.
“Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc tổ chức bảo lãnh phát hành cam
kết việc tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán
nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại
hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành,
hoặc hỗ trợ phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng” (khoản 2
Điều 6 Luật chứng khoán). So với phạm vi bảo lãnh chứng khoán quy định tại
Nghị định 144/2003/NĐ-CP, nội dung của luật chứng khoán hiện hành có phạm vi
rộng hơn ở việc hỗ trợ tổ chức phát hành trong phân phối chứng khoán. Khi quy
định như vậy, các bên hoàn toàn có thể tự do lựa chọn các hình thức bảo lãnh phát

hành.
Trong tập quán và thông lệ quốc tế, hoạt động bảo lãnh phát hành chứng
khoán thường được thực hiện bởi các tổ chức chuyên nghiệp như CTCK, các ngân
hàng thương mại hoặc các tổ chức khác được chính quyền cấp phép thực hiện hoạt
động bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Nghiệp vụ này giúp công ty chứng khoán tiếp cận sớm hơn với thông tin
phát hành chứng khoán của tổ chức phát hành, thu phí từ việc cung cấp dịch vụ
này, đồng thời có nhiều khả năng đầu tư vào chính chứng khoán đó. Với tổ chức
phát hành, họ được thuận lợi hơn trong việc chào bán khi được bảo lãnh, khả năng
chào bán thành công và bán hết chứng khoán cao. Hơn nữa, trước khi thực hiện
bảo lãnh, công ty chứng khoán đồng thời có thể tư vấn phát hành cho chủ thể phát
hành, giúp họ không tốn phí tổn lớn và thu về lượng vốn lớn một cách hợp lý từ
đợt phát hành.
Nguyễn Hương Quỳnh KT33D042
6

×