Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Luận văn thạc sĩ luật học: Kiểm soát suy thoái tài nguyên đất theo pháp luật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.05 MB, 110 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYEN ANH HOANG SƠN

KIEM SOÁT SUY THOAI TÀI NGUYEN DAT THEO PHAP LUAT VIET NAM

LUAN VAN THAC SI LUAT HOC Chuyên ngành: Luật Kinh tế

Mã số: 60380107

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Thu Hạnh

<small>HÀ NOI, NĂM 2016</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

LỜI CAM ĐOAN

<small>Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cánhân, do tự bản thân thực hiện và khơng sao chép các cơng trình nghiên cứu của</small>

cá nhân, tổ chức khác. Các số liệu, thơng tin được trình bày trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và tuân thủ nguyên tắc trích dẫn. Kết quả trình bay trong Luận văn là trung thực. Tác giả hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên

<small>bản của Luận văn.</small>

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn Hà Nội, ngày 22 thang 07 năm 2016 <small>Học viên</small>

<small>PGS. TS. Vũ Thu Hạnh</small>

Nguyễn Anh Hoàng Sơn

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

LỜI CẢM ƠN

Với tam lòng chân thành và sự biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Vũ Thu Hạnh - người thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hồn thiện luận văn.

Tôi xin gửi lời tri ân tới các thầy cô Khoa Pháp luật Kinh tế và các thầy cô bộ môn Luật Môi trường đã trang bị cho tôi kiến thức nên trong suốt hai năm đảo tạo.

<small>Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Sau Dai học - Trường Dai học Luật Ha</small>

Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện Luận văn.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thành viên trong gia đình, bạn bè đã động viên, ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tôi tập trung nghiên

<small>cứu và hồn thành bài luận văn của mình.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT <small>dete</small>

<small>BIN&MT Bộ tài nguyên va Môi trườngBVMT Bảo vệ môi trường</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

DANH MỤC CAC BANG

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<small>MỤC LỤC</small>

PHAN MỞ ĐẦU

CHUONG I: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE KIEM SOÁT SUY THOAI TAI NGUYEN DAT VA PHAP LUAT VE KIEM SOAT SUY THOAI TAI NGUYEN DAT

1.1. Những vấn đề chung về suy thoái tài nguyên đất 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của tài nguyên đất

<small>1.1.2. Khai niệm, nguyên nhân va ảnh hưởng của suy thoái tài</small>

nguyên đất

1.2. Những vấn đề chung về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất 1.2.1. Chủ thể kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

1.2.2. Đối tượng của kiểm soát suy thoải tài nguyên dat

1.2.3. Nguyên tắc của hoạt động kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

1.2.4. Các biện pháp kiểm soát suy thoái tài nguyên đất 1.3. Kiểm soát suy thoái tài nguyên đất theo pháp luật

1.3.1. Nhận thức chung về kiểm soát suy thoái tài nguyên dat theo

1.4. Kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất và bài

<small>học rút ra cho Việt Nam</small>

1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất 1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam trong kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIẾN THI HANH PHAP LUẬT KIEM SOÁT SUY THOÁI TÀI NGUYEN DAT Ở VIỆT NAM

2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

2.1.1. Thực trạng quy định pháp luật về phịng ngừa suy thối tài ngun đất

2.1.2. Thực trạng quy định pháp luật về khắc phục hậu quả của suy thoái tài nguyên đất

2.1.3. Thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lí đối với các hành vi vi phạm pháp luật kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

2.1.4. Thực trạng quy định pháp luật về hệ thống các cơ quan Nhà nước kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất ở Việt Nam

2.2.1. Những kết quả đạt được

2.2.2. Những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân Kết luận chương II

CHƯƠNG III: ĐỊNH HUONG VÀ GIẢI PHAP NÂNG CAO HIỆU QUÁ KIEM SOÁT SUY THOAI TÀI NGUYEN DAT Ở

<small>VIỆT NAM</small>

3.1. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

<small>ở Việt Nam và định hướng hoàn thiện</small>

3.1.1. Sự can thiết nâng cao hiệu quả kiểm soát suy thoái tài nguyên đất ở Việt Nam hiện nay

3.1.2. Định hướng hoàn thiện của Đảng và Nhà nước trong kiểm

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

soát suy thoái tài nguyên đất

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát suy thoái tài nguyên đất ở Việt Nam

3.2.1. Giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên dat

Kết luận chương III

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<small>Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

PHAN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài

Tổng diện tích đất tự nhiên trên thé giới là 14,8x 10° (148 triệu km’), trong đó dat tốt thích hợp cho sản xuất nơng nghiệp (đất phù sa, đất rừng nâu, đất đen) chiếm 12,6%, còn lại là đất xâu (như tuyết, băng hà, đất hoang mạc, đất núi, đất đài nguyên) chiếm đến 40,5%. Toàn bộ đất đai có thé khai khẩn dé dàng cho nhiều mục đích khác nhau hầu như đã được sử dụng hết và chiếm hơn 50% diện tích đất nổi. Hiện tại, tài nguyên đất hiện bị suy giảm do áp lực tăng dân số (200.000 người/ngày), giảm diện tích đất trồng để xây nhà (đơ thị hóa), làm đường cao tốc và nhà máy công nghiệp (tại Mỹ khoảng 2 triệu acre đất trồng được dùng

<small>dé phát triên đô thi, | triệu acre bị ngập nước), dat bị xói mịn do gid và nước.</small>

Khoảng 2/3 diện tích đất nơng nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm

<small>trọng trong 50 năm qua do xói mịn rửa trơi, sa mạc hóa, chua hóa, mặn hóa, ơ</small>

nhiễm mơi trường, khủng hoảng hệ sinh thái đất. Mỗi năm, trên thế giới xói mịn chiếm 15% ngun nhân thối hóa đất, trong đó nước chiếm 55,7% vai trị, gió chiếm 28% vai trị, mat dinh dưỡng đóng góp 12% vai trị. Trung bình đất đai trên thế giới bi xói mịn 1,8 - 3,4 tân/ha/năm. Tổng lượng dinh dưỡng bị rửa trơi xói mon hăng năm là 5,4 - 8,4 triệu tấn. Bên cạnh đó, q trình hoang mạc hóa cũng diễn ra ngày càng trầm trọng. Khoảng 30% diện tích trái đất nằm trong vùng khơ hạn và hằng năm có khoảng 6 triệu ha đất bị hoang mạc, mat khả năng

<small>canh tác do những hoạt động của con người.</small>

Nguy cơ xảy ra suy thoái tài nguyên đất đã và đang diễn biến nghiêm trọng. Môi trường đất phải đối mặt với su ô nhiễm và thối hóa tram trọng. Mặc dù có nhiều giải pháp được tiến hành nhưng hiệu quả thực sự không cao, pháp luật Việt Nam quy định các van dé liên quan đến kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

<small>cịn nhiêu hạn chê và thiêu sót.</small>

Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu vấn đề kiểm soát suy thoái tài nguyên đất theo pháp luật Việt Nam nhằm làm sáng tỏ cơ sở lí luận, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật Việt Nam về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất, chi ra những bat cập, hạn chế dé từ đó đề xuất những giải pháp hoàn

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small>Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về kiểm soát suy thối tài ngun đất là một địi hỏi cấp thiết cả về lí luận và thực tiễn.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Kiểm soát suy thoái tài nguyên đất đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm, đặc biệt khi dân số ngày càng tăng cao thì nhu cầu về đất cũng tăng lên. Vì vậy, có

<small>một sơ dé tài va cơng trình nghiên cứu được cơng bơ liên quan đên lĩnh vực này.</small>

Một số dé tài nghiên cứu nổi bật như: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đánh giá tiềm năng dat dai nhằm góp phan sử dung hợp lý và bảo vệ nguồn tài ngun đất trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” của Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai, do TS. Bùi Văn Sỹ làm Chủ nhiệm; "Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng quy định kỹ thuật về điều tra, đánh giá chat lượng đất phục vụ quy hoạch và sử dung hợp lý tài nguyên dat" của Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai, do KS. Phạm Đức Minh làm Chủ nhiệm....

Nhìn chung, những đề tài trong nước nêu trên đã nghiên cứu về các hoạt động liên quan đến tài nguyên đất, tuy không đề cập trực tiếp đến kiểm soát suy thoái tài nguyên đất nhưng ít nhiều có liên quan và làm cơ sở cho kiểm sốt suy thối tài ngun đất.

Tóm lại, cho đến nay, chưa có một cơng trình nghiên cứu đầy đủ, toàn diện Ở cấp độ thạc sĩ về những vấn đề lí luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật kiểm soát suy thoái tài nguyên đất dé đưa ra những giải pháp hoàn thiện và nâng cao vấn đề này. Đề tài: “Kiểm soát suy thoái tài nguyên đất theo pháp luật Việt Nam” về cơ bản là đề tài mới trong lĩnh vực khoa học pháp lý.

3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những khái niệm về suy thoái tài nguyên đất, kiểm soát suy thoái tài nguyên đất; những vấn đề lí luận về kiểm sốt suy thối tài nguyên đất bằng pháp luật; các quy định của pháp luật Việt Nam về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất và thực tiễn thi hành những quy

<small>định này hiện nay.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<small>Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

<small>3.2. Phạm vi nghiên cứu</small>

Kiểm soát suy thoái tài nguyên đất thuộc phạm vi nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như khoa học quản lí môi trường, kinh tế môi trường đất, xã hội học mơi trường đất,... Kiểm sốt suy thối tài ngun đất thuộc đối tượng điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật khác nhau như pháp luật quốc tế, các điều ước quốc tế có liên quan và hệ thống pháp luật quốc gia. Dưới góc độ pháp lí, kiểm sốt suy thoái tài nguyên đất thuộc phạm vi nghiên cứu của nhiều ngành luật như: Dân sự, Kinh tế, Hành chính,... Mỗi ngành luật lại nghiên cứu

<small>vân đê dưới các nội dung khác nhau.</small>

Trong phạm vi luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu van dé kiểm soát suy thoái tài nguyên đất theo các quy định của pháp luật Việt Nam, đồng thời có tham khảo một số quy định pháp luật của các quốc gia khác về vẫn đề này. Tuy nhiên, luận văn nghiên cứu xem xét các van đề nêu trên đưới góc độ pháp luật kinh tế. Điều này có nghĩa là trên cơ sở tiếp cận toàn điện các nội dung liên quan đến kiểm sốt suy thối tài ngun đất dưới các góc độ khác nhau, luận văn nhấn mạnh đến cách tiếp cận của pháp luật kinh tế được thể hiện qua các chế định pháp lí, các cơng cụ, phương tiện, các cách tiếp cận việc kiểm soát suy thoái tài nguyên đất mang nội dung kinh tế, phản ánh các yêu cầu, quy luật kinh tế.

Trong khoa học pháp lí hiện đại, Luật môi trường là lĩnh vực tương đối phức tạp xét từ đối tượng điều chỉnh của chúng. Theo đó, luận văn “Kiém sốt suy thối tài ngun đất theo pháp luật Việt Nam” được thực hiện trong phạm vi chuyên ngành Luật kinh tế, lấy khía cạnh pháp luật kinh tế làm trung tâm. Đây cũng là cách tiếp cận phù hợp với hướng nghiên cứu của các ngành khoa học liên quan đến mơi trường nói chung như khoa học quản lí mơi trường, kinh tế

<small>học môi trường, xã hội học môi trường...</small>

<small>4. Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu4.1. Mục tiêu nghiên cứu</small>

<small>Việc nghiên cứu đê tài nhăm thực hiện các mục tiêu sau:</small>

<small>Mot là, làm sang tỏ những van dé lí luận về kiêm soát suy thoái tài nguyên</small>

đất và pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất;

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<small>Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật và thực tiễn thi

hành pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất ở Việt Nam;

Ba là, chỉ ra những thiếu sót hoặc hạn chế trong kiểm sốt suy thối tài ngun đất, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thi hành kiểm soát suy thoái tài nguyên đất ở Việt Nam.

<small>4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:</small>

Đề thực hiện các mục tiêu trên, luận văn đề ra nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: Làm rõ sự cần thiết của kiểm soát suy thoái tài ngun đất, nghiên cứu lí luận về kiểm sốt suy thoái tài nguyên đất và pháp luật về kiểm soát suy thối tài ngun đất;

Tìm hiểu một cách đầy đủ và có hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất;

Nhận thức được tình hình thực tiễn thi hành pháp luật kiểm soát suy thoái tài nguyên đất ở Việt Nam và chỉ ra những hạn chế, bất cập còn ton tai;

Luận giải về phương hướng và dé xuất những kiến nghị cu thé nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát suy thoái tài nguyên đất ở Việt Nam.

<small>5. Cac câu hỏi nghiên cứu của luận van</small>

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đặt ra một số câu hỏi khi nghiên cứu Luận văn, bao gồm:

Một là, kiểm soát suy thoái tài ngun dat là gì? Tại sao cần phải có sự điều chỉnh của pháp luật về vẫn đề này?

Hai là, pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất được xây dựng trên

<small>cơ sở va có những nội dung cơ bản nào? Thực trạng quy định của pháp luật ViệtNam có phù hợp với những cơ sở và nội dung đó hay khơng?</small>

Ba là, việc thi hành pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất ở Việt Nam như thế nào? Còn tồn tại những vướng mắc, khó khăn nào?

Bồn là, các quốc gia khác thực hiện kiểm soát suy thoái tài nguyên đất như thé nào? Những kinh nghiệm đó có thé áp dụng ở Việt Nam dé nâng cao hiệu quả kiểm soát suy thối tài ngun đất hay khơng?

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<small>Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

<small>6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu</small>

<small>Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử</small>

của chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyên. Các phương pháp nghiên cứu: phân tích, thống kê, đối chiếu, lich sử, chứng minh, tổng hợp, quy nạp. Trong đó, phân tích, thống kê, so sánh và chứng minh được xác định là những phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn. Cụ thé

<small>như sau:</small>

- Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các chương, mục của luận

<small>văn đê thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đê tài.</small>

- Phương pháp thống kê được sử dụng ở cả ba chương dé tập hợp, xử lí các tài liệu, số liệu,... phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp chứng minh được sử dụng để chứng minh các luận điểm ở chương I, các nhận định về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất ở Việt Nam tại chương II và các yêu cau, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát suy thoái tài nguyên đất ở Việt Nam

<small>tại chương III của luận van.</small>

- Phương pháp tông hợp, quy nạp được sử dụng chủ yếu trong việc đưa ra những kết luận của từng chương và kết luận chung của luận văn.

7. Bồ cục của luận văn

Luận văn gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục. Nội dung được bố cục thành ba chương. Tên của các chương cụ thể như sau:

Chương I: Những van dé lí luận về kiểm sốt suy thối tài ngun dat, pháp luật về kiêm soát suy thoái tài nguyên đất

Chương II: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất ở Việt Nam

Chương III: Dinh hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát suy thoái tài nguyên đất ở Việt Nam

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<small>Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

CHUONG I: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE

KIEM SOAT SUY THOAI TAI NGUYEN DAT, PHAP LUAT VE KIEM SOAT SUY THOAI TAI NGUYEN DAT 1.1. Những van đề chung về suy thoái tài nguyên dat

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của tài nguyên đất

> Khái niệm tài nguyên đất

Tài nguyên thiên nhiên là nguôn của cải vật chất nguyên khai duoc hình thành và ton tại trong tự nhiên mà con người có thé sử dụng dé đáp ứng các nhu câu trong cuộc sống. Con người khai thác tài nguyên thiên nhiên dé sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu của cuộc song. Tuy thuộc vào mục dich sử dung, trữ lượng, chất lượng mà phân ra làm nhiều loại tài nguyên. Trong đó, phải ké đến một tài nguyên rất quan trọng trong cuộc sống cũng như trong các hoạt động sản

<small>xuât của con người - đó là tài nguyên dat.</small>

Cho đến nay đã có nhiều định nghĩa về đất, trong đó định nghĩa về đất được thừa nhận rộng rãi nhất là định nghĩa của nhà thô nhưỡng học người Nga Dacutraep (1879): “Dat là vật thể thiên nhiên được hình thành qua một thời gian dai do kết quả tác động tổng hợp của 5 yếu to: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian”. Đây là định nghĩa đầu tiên và cũng là định nghĩa phản ánh xác thực nguồn gốc hình thành đất". Theo Dai từ điển Tiếng Việt, dat là phan chat rắn làm thành lóp trên cùng của bê mặt trái đất, gom các hat rời, it gắn kết với nhau và có thể trồng trọt được. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện dé sinh tôn, là điều kiện không thé thiếu được dé sản xudt, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp ”. Bởi vậy, néu không có đất dai thì khơng có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thê tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sông và duy tri noi giỗng đến ngày nay. Trải qua một quá trình lịch sử lâu đài con người chiếm hữu đất đai biến đất đai từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia. Luật Dat dai năm 1993 của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Dat dai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phan

<small>' TS. Đỗ Thị Lan, TS. Đỗ Anh Tài (đồng tác giả, 2007), Giáo trình kinh tế tài nguyên đất, Trường Đại hoc</small>

<small>Nông Lâm- Đại học Thái Nguyên, Nxb. Nơng nghiệp, tr.5</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<small>Nguyễn Anh Hồng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

<small>quan trọng hang dau của môi trường song, là địa bàn phán bô các khu dân cư,xdy dựng các cơ sở kinh tê, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiễuthê hệ nhân dán ta đã ton bao công sức, xương mau mới tao lap, bảo vệ được von</small>

đất dai như ngày nay!”

> Đặc điểm của tài nguyên đất

Đất là vật thể tự nhiên được hình thành lâu đời từ khi có sự sống xuất hiện trên Trái đất, là kết quả của một q trình hoạt động tơng hợp của 5 yếu t6 gồm: mẫu thạch, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Sau này nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, cần bổ sung thêm vào một yếu tô khác nữa đó là con người; chính con người khi tác động vào đất làm thay đổi khá nhiều tính chất vật lý, hóa học và sinh học của đất tự nhiên và từ đó đã hình thành nên những loại đất mới khơng thể tìm thấy được trong tự nhiên.

Thứ nhất, dat đai có tính cơ định vị trí, khơng thé di chuyển được, tính cố định vị trí quyết định tính giới hạn về quy mơ theo khơng gian và chịu sự chỉ phối của các yếu tố môi trường nơi có đất”. Mặt khác, đất đai khơng giống các hàng hóa khác có thé sản sinh qua q trình sản xuất. Do đó, đất đai là có hạn. Tuy nhiên, giá trị của đất đai ở các vị trí khác nhau lại không giống nhau. Đất đai là một tài sản khơng hao mịn theo thời gian và giá trị đất đai ln có xu hướng tăng lên theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế, với tác động của con người cùng với một số yếu tô tự nhiên, đất đai đang dần bị hao mòn về cả mặt chất lượng và số lượng”.

Thứ hai, đất đai có tính đa dạng phong phú tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng đất đai và phù hợp với từng vùng địa lý, đối với đất đai sử dụng vào mục đích nơng nghiệp thì tính đa dạng phong phú của đất đai do khả năng thích nghi cua các loại cây, con quyết định và đất tốt hay xấu xét trong từng loại đất dé làm gì, đất tốt cho mục đích này nhưng lại khơng tốt cho mục đích khác. Từ những cách phân loại khác nhau, đất đai cũng được phân chia thành nhiều loại riêng biệt.

<small>? TS. Lương Văn Hinh, TS. Nguyễn Ngọc Nơng, ThS. Nguyễn Đình Thi; Chủ biên: TS. Lương Văn Hinh(2002), Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất đai, Trường Đại học Nông Lâm- Đại học Thái Nguyên, Nxb.</small>

<small>Nông nghiệp Hà Nội.</small>

<small>3 Theo Thư viện Học liệu mở Việt Nam truy cập ngày 15/07/2016, </small>

<small> class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<small>Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

Thứ ba, đất đai là một tư liệu sản xuất gan liền với hoạt động của con người. Con người tác động vào đất đai nhằm thu được sản phẩm để phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống. Tác động này có thê trực tiếp hoặc gián tiếp và làm thay đổi tính chất của đất đai; có thể chuyển đất hoang thành đất sử dụng được hoặc là chuyển mục đích sử dụng đất. Tất cả những tác động đó của con người biến đất đai từ một sản phẩm của tự nhiên thành sản phẩm của lao động. Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ đất đai phong phú hon rất nhiều, quyền sử dụng đất được trao đổi, mua bán, chuyển nhượng và hình thành một thị trường đất đai. Lúc này, đất đai được coi như là một hàng hoá va là hàng hố đặc biệt. Thị trường đất đai có liên quan đến nhiều thị trường khác và những biến động của thị trường này có ảnh hưởng đến nên kinh tế và đời sống dân cư.

> Vai trò của tài nguyên đất

Trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người, con người và tài nguyên đất ngày càng gắn liền chặt chẽ với nhau. Đất trở thành nguồn của cải vô tận của con người, con người dựa vào đó để tạo nên sản phẩm ni sống mình. Đất đai là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định, là thước do sự giàu có của một quốc gia. Đồng thời, đất đai còn là sự bảo hiểm của cuộc sơng, bảo hiểm về tài chính, như là sự chuyên nhượng của cải qua các thế hệ và như là một nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng”.

<small>Như vậy, tài ngun đât có vai trị vô cùng quan trọng đôi với con ngườicũng như tự nhiên, cụ thê:</small>

Thứ nhất, đất là một bộ phận quan trọng của môi trường. Đất đai là cơ sở của mọi hình thái sinh vật song trên luc dia thơng qua việc cung cấp các môi trường sống cho sinh vật và đến đi truyền dé bảo tồn cho thực vật, động vật và các cơ thê sống cả trên đất và đưới mặt nước.

Thứ hai, đất là nền tảng không gian dé phân bố dân cu và các hoạt động kinh tế - xã hội. Vai trò của đất đai càng lớn khi dân số ngày càng đông, nhu cầu về nơi cư trú cũng như sản xuất ngày càng tăng.

Tứ ba, đất là đối tượng sản xuất, tư liệu sản xuất không thé thay thé trong nông nghiệp, lâm nghiệp. Con người sử dụng tài nguyên đất dé khai thác và sử

<small>Tg. Đỗ Thi Lan, TS. Đỗ Anh Tài (đồng tác giả, 2007), tldd chú thích 1, tr.6.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<small>Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

<small>dụng tạo nên của cải vật chât. Đặc biệt ở các qc gia nơng nghiệp, vai trị của</small>

đất càng trở nên quan trọng.

Thứ tư, là chỗ dựa cho tat cả các hệ sinh thái. Dat giữ vai trị tích cực trong việc phát tan nòi giống của các sinh vật, đất cịn là mơi trường sống của nhiều lồi sinh vật. Bên cạnh đó, đất giữ mối quan hệ mật thiết với các hệ sinh thái khác như rừng, nước.... Dat đai và việc sử dụng nó là nguồn và là tam thảm xanh, hình thành một thé cân bang năng lượng trái đất — sự phan xa, hấp thụ và

<small>chun đơi năng lượng phóng xạ từ mặt trời và của tn hồn khí qun địa câu.</small>

Thir năm, tài ngun đất có vai trị đảm bảo an ninh lương thực. Môi trường sống của thực phẩm hau hết là đất dai, cho nên việc khai thác tài nguyên đất cũng đồng nghĩa với việc tạo ra lương thực cho dân cư.

1.1.2. Khái niệm, nguyên nhân và ảnh hưởng của suy thoái tài nguyên đất > Khái niệm suy thoái tài nguyên đất

<small>Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014 quy định: “%⁄y thodi môi</small>

trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xâu đến con người và sinh vật. ””

Từ khái niệm trên có thê định nghĩa, sưy thodi tài nguyên đất là tình trạng dat mat di những đặc tinh và tinh chất vốn có ban đầu do những nguyên nhân tác động nhất định theo thời gian. Suy thoái tài nguyên đất bao gom hai dang là ơ nhiễm mơi trường đất và thối hóa đất. Trong đó, ơ nhiễm mơi trường đất là tất cả các hiện tượng làm nhiễm ban môi trường đất (nồng độ các chất độc hai tăng lên quá mức an toàn) bởi các chất gây ơ nhiễm. Cịn thối hóa đất là các hiện tượng làm suy giảm cả về số lượng và chất lượng của tài nguyên đất. Các loại hình thối hóa đất bao gồm xói mịn, rửa trơi, đất có độ phì thấp và mat cân bằng dinh dưỡng,

<small>chua hóa, mặn hóa, khơ hạn và sa mạc hóa, ngập ung, thối hóa hữu cơ,...</small>

Có thé thấy, suy thối tài nguyên đất được nhận diện ở hai trạng thai: 6 nhiễm đất và thối hóa đất, khác với một số yếu tố mơi trường khác. Ví dụ như khơng khí, suy thối khơng khí thường được hiểu là ơ nhiễm khơng khí. Ơ nhiễm khơng khí là sự có mặt của các chất lạ trong khơng khí hay là sự biến

<small>> Khoản 9 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2014</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<small>Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

đổi quan trọng trong thành phan khí quyển gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và các hệ sinh thái khác”. Chat gây 6 nhiễm mơi trường khơng khí là những chất mà sự có mặt của nó trong khơng khí gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sự sinh trưởng và phát triển của động thực vật,... Còn với tài nguyên rừng, suy thodi rừng được hiểu là việc suy giảm, thối hóa về chất lượng cũng như số lượng rừng, trong đó bao gồm: suy giảm diện tích che phủ của rừng: suy giảm sinh khối và chất lượng của rừng: suy giảm các chức năng của rừng: suy giảm nguồn gen, thành phần loài, số lượng và chất lượng các hệ sinh thái.

> Nguyên nhân suy thoái tài nguyên đất

Dựa theo cách phân loại, nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên đất bao gồm nhiều yếu tố khác nhau. Trong phạm vi bài luận văn nay, nguyên nhân suy thoái tài nguyên đất được phân loại dựa trên tác động của con người. Như vậy, nguyên nhân suy thoái tài nguyên đất sẽ bao gồm: Nguyên nhân từ tự nhiên và

<small>nguyên nhân do con người.</small>

Thứ nhất, nguyên nhân suy thoái tài nguyên đất từ tự nhiên.

Sự phân bồ về đồi núi, sơng ngịi ở từng quốc gia có ảnh hưởng lớn đến tài nguyên đất. Ở vùng nhiệt đới và xích đạo, sự thành lập tầng đất mặt mới ước lượng khoảng 2,5 cm trong 500 năm, trong khi đó sự xói mịn trên đất canh tác có tỉ lệ gấp 18-100 lần sự thành lập tầng đất mặt mới trong tự nhiên. Sự xói mịn của đất cũng xảy ra ở đất rừng nhưng ít nghiêm trọng hơn như ở đất canh tác nông nghiệp, mặc dù vậy nhưng việc quan lý, bảo vệ dé chống lại sự xói mịn đất rừng cũng là điều hết sức được quan tâm vì tỉ lệ tái tạo lại đất rừng thấp hơn 2-3 lần đất canh tác. Hiện trạng thế giới ngày nay, sự xói mịn đất mặt của đất canh tác có tốc độ lớn hơn sự đổi mới thành lập tang đất mặt, phan lớn tầng dat mặt bi rửa trôi được đưa vào sơng hồ, đại dương: người ta ước tính trên thế giới có khoảng 7% lớp đất mặt của đất canh tác bị rửa trôi trong một chu kỳ là 10 năm.

Bên cạnh đó, khí hậu, độ âm, lượng mưa cũng tác động tới chất lượng của tài nguyên đất. Mặt khác do một số nguyên nhân khác như hàm lượng chất hữu

<small>5 Văn Hữu Tập (2016), Tinh hình 6 nhiễm khơng khí, </small>

<small> Mơi trường Việt Nam, truy cập ngày 16/07/2016.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<small>Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

cơ trong đất thấp do khống hóa mạnh và xói mịn, hàm lượng chất dinh dưỡng

<small>kém do bị rửa trơi, tang dat mỏng do bị xói mịn hoặc câu trúc dat bi pha vỡ...</small>

Ngoài ra, tác động từ các nguồn tài nguyên khác cũng gây ra suy thoái tài nguyên đất. Sự vận động không tốt của tài nguyên nước gây lũ lụt, ngập úng, sự phân bố khơng đều của dịng chảy trên đất làm cho đất bị rửa trơi, bào mịn, thối hóa biến chất hay bạc mau,... Mat rừng gây ra lũ lụt, hạn hán tài nguyên nước ngầm suy giảm, mương xói, khe rãnh phát triển mạnh, cân băng sinh thái bị phá hoại dan đến xói mịn đất, đe dọa nghiêm trọng vùng đất dốc khi canh tác nông nghiệp.

Thứ hai, nguyên nhân suy thối tài ngun đất từ con người.

Có thể nói, suy thối tài ngun đất có ngun nhân chủ yếu từ con người bởi con người là chủ thể trực tiếp khai thác, sử dụng ngu6n lợi thiên nhiên này. Áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu cầu tăng lương thực, thực phâm ngày càng nhiều và phải tăng cường khai thác độ phì nhiêu của đất bằng nhiều biện pháp.

Con người tăng cường sử dụng hóa chất như bón phân vơ cơ, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu. Trên thực tế, con người đã phải sử dụng lượng phân bón tăng gấp 9 lần, thủy lợi tăng gấp 3 lần trong các thập niên từ 1950 - 1987, điều này tạm thời đã che dấu được sự suy thối đất. Tuy nhiên, trên thực tế phân bón khơng đủ chất dé làm phục hồi lại độ phì nhiêu của đất như dat tự nhiên được vì có những chất khơng thể tổng hợp được bằng phương pháp hóa học, điều này chứng tỏ nguồn tài nguyên này càng cạn kiệt hơn.

Con người sử dụng chất kích thích sinh trưởng làm giảm thất thoát và tạo nguồn lợi cho thu hoạch. Trong hoạt động nơng nghiệp, khơng có biện pháp bồi dưỡng, bảo vệ đất như bón phân hữu cơ, trồng xen hoặc luân canh các loài cây phân xanh, cây họ đậu, trồng độc canh. Vì vậy, cho dù đất phù sa phì nhiêu màu mỡ, sau một thời gian canh tác độc canh sẽ dẫn đến đất bị thối hóa theo con đường bac màu hóa hoặc bạc điền hóa (đất chua, mat phan tử cơ giới limon và sét trên tầng mặt, mất chất hữu cơ, mất kết cấu đất, kiệt quệ chất dinh dưỡng), làm giảm khả năng sản xuất, năng suất cây trồng thấp và bap bênh.

Đồng thời, việc đây mạnh đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa và mạng lưới giao thơng làm cho đất bị ô nhiễm. Tài nguyên đất không chỉ phải chịu lượng nước thải

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<small>Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

sinh hoạt, mà còn phải gánh chịu chất thải công nghiệp từ nhiều nhà máy, công ty. Trong nhiều trường hop, tài nguyên đất vượt ngưỡng nhiễm chat độc kim loại.

> Ảnh hưởng của suy thoái tài nguyên đất

Với những nguyên nhân trên, suy thoái tài nguyên đất đã và đang diễn ra ngày càng nhanh và phức tạp. Suy thoái tài nguyên đất đã gây ra nhiều ảnh hưởng đến những van dé khác.

Tứ nhất, suy thoái tài nguyên đất ảnh hưởng tới các thành phan môi trường. Đối với tài nguyên nước, sự ô nhiễm tài nguyên đất ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tài nguyên nước. Đặc biệt là van dé nước ngầm, nguồn nước chủ yếu cung cấp nước sạch cho con người.

Đối với tài nguyên rừng, có thể nói sự suy thoái tài nguyên rừng là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới suy thoái tài nguyên đất nhưng mối quan hệ này là quan hệ hai chiều, qua lại lẫn nhau. Bởi lẽ, khi tài nguyên đất bị suy thối thì thảm thực vật bị ảnh hưởng xấu, dẫn đến sự phát triển của rừng

<small>cũng gặp rât nhiêu khó khăn.</small>

Đối với tài ngun sinh vật, diện tích đất suy giảm làm suy giảm tính đa dạng sinh học; SỐ lượng loài động, thực vật bị tuyệt chủng ngày càng tăng. Đồng thời, thực phẩm, lương thực cũng bị ảnh hưởng.

Thit hai, suy thoái tài nguyên đất ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội. Suy thoái tài nguyên đất đồng nghĩa với việc mắt đất, mất đi diện tích hoặc giảm sút chất lượng của lượng đất đó. Như vậy, giá trị kinh tế của tài nguyên đất bị giảm sút và hạn chế các hoạt động sử dụng, khai thác tài nguyên này. Việc thoái hóa đắt, hoang mạc hóa đất sẽ dẫn đến các thiên tai như hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Suy thoái tài nguyên đất gây ra đói kém, dịch bệnh. Đối với nhiều quốc gia đang phát triển, sản phâm nông nghiệp là nguồn thu chính, thì việc tài ngun đất bị suy thối ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế. Đồng thời, khi tài nguyên đất bị suy giảm, an ninh lương thực không được đảm bảo, dẫn tới nạn đói ở nhiều quốc gia.

Thứ ba, suy thoái tài nguyên đất gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

<small>Dat bi ô nhiễm trực tiêp ảnh hưởng đên sức khỏe con người thông qua việc tiép</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<small>Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

xúc trực tiếp với đất hoặc qua đường hô hấp do sự bốc hơi của chất gây ô nhiễm đất. Từ đó, gây ra những tổn thương cho gan, thận và hệ thong thần kinh trung ương. Ảnh hưởng đến sức khỏe như nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, kích ứng mắt và phát ban da. Ngồi ra, thực vật trồng trên đất ô nhiễm sẽ bị nhiễm bệnh, con

người ăn vào cũng sẽ nhiễm bệnh.

1.2. Những vẫn đề chung về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, kiểm soát là kiểm tra, xem xét nhằm ngăn ngừa những sai phạm của các quy định. Hiểu một cách chung nhất, đây là thuật ngữ dùng dé chỉ hoạt động của các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ, quyền hạn dé xem xét, đánh giá, xử lí đối với hành vi trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật. Kiểm sốt nhăm giám sát và đánh giá q trình thực hiện công việc được giao dé hạn chế tối đa các sai sót có thé xảy ra. Day là cách dé các cá nhân, cơ quan thực hiện chức năng quản lí biết được mục tiêu đặt ra có được hay khơng cũng như lí do tại sao khơng đạt được mục tiêu đó để có phương án phù hợp nhằm

<small>cải tiên phương thức làm việc, hoàn thành mục tiêu ban đâu đê ra.</small>

Từ sự phân tích phía trên có thể thấy suy thối tài ngun đất có những tác động xấu tới môi trường, kinh tế- xã hội và con người. Điều này dẫn tới việc con người phải kiểm soát suy thoái tài nguyên đất. Trên phương diện pháp lý, có thé hiểu kiểm sốt suy thối tai nguyên đất là toàn bộ các hoạt động của cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức, cá nhân trong quan lý, khai thác, sử dụng, cải tạo đất nhằm duy trì và cải thiện tình trạng suy giảm cả về số lượng và chất lượng đất trên phạm vi cả nước. Kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

<small>được đặt ra với các nội dung sau:</small>

1.2.1. Chủ thể kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

Chủ thé của hoạt động kiểm soát suy thoái tai nguyên đất bao gồm: Nhà nước, các chủ thể tiến hành các hoạt động trên đất và các tổ chức đồn thé quan

<small>chúng, cộng đơng dân cư.</small>

<small>Nhà nước thực hiện việc kiêm sốt thơng qua hoạt động của các cơ quanquản lí nhà nước vê kiêm sốt suy thối mơi trường. Nhà nước có nhiêu thêmạnh đê tiên hành hoạt động kiêm sốt của mình như ban hành pháp luật và đảm</small>

bảo bằng sức mạnh cưỡng chế, thiết lập hệ thống các cơ quan quản lí, trong đó

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<small>Nguyễn Anh Hồng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

có kiểm sốt suy thối tài ngun đất. Đây là hệ thống cơ quan được tô chức từ Trung ương đến địa phương, từ các co quan có thâm quyền chung cho đến các cơ quan có thâm quyền chuyên môn. Hệ thống các cơ quan này chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện các hoạt động kiểm soát Suy thoái tài nguyên đất của các tổ chức, cá nhân trong xã hội, nhăm đạt được những

<small>mục tiêu đã được Nhà nước xác định. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà</small>

nước khơng thực hiện việc kiểm sốt suy thối theo hình thức đơn lẻ mà cịn phối hợp với nhau đề đạt được hiệu quả cao nhất. Không chỉ các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai tiến hành việc kiểm soát suy thoái tài nguyên dat, mà cũng cần sự thực hiện của các cơ quan có thâm qun trong lĩnh vực mơi trường khác. Bởi lẽ, các yêu tổ môi trường luôn có mối quan hệ gần gũi, chặt chẽ với nhau. Dưới góc độ tiếp cận này, việc kiểm sốt có thé được thực hiện giữa

<small>một hoặc nhiêu chủ thê này với một hoặc nhiêu chủ thê khác.</small>

Cùng với Nhà nước, kiểm sốt suy thối tai ngun đất cịn được thực hiện bởi chính các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động trên đất. Đó là các cá nhân, hộ kinh doanh nông nghiệp, doanh nghiép,... tac động lên đất dé sản xuất, sinh lợi. Đây là nhóm chủ thê tác động trực tiếp lên tài nguyên đất, hưởng những lợi ích từ việc khai thác, sử dụng tài ngun đất; cho nên vai trị kiểm sốt của họ cần được chú trọng nhiều nhất. Nhóm chủ thé này thực hiện kiểm sốt suy thối tai ngun đất thơng qua việc áp dụng các biện pháp dé giảm thiểu mức thấp nhất các

tác động tiêu cực vào đắt, cũng như khắc phục các sự cô trên đất,... Hiệu quả

kiểm sốt suy thối tài ngun đất cũng phụ thuộc khơng nhỏ vào mức độ và khả

<small>năng thực hiện các hoạt động kiêm sốt của nhóm chủ thê này.</small>

Chủ thé của hoạt động kiểm sốt suy thối tài ngun đất cịn có thé bao gồm các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thé quan chúng va cộng đồng dân cư. Nhóm chủ thê này thực hiện nghĩa vụ giám sát việc tuân thủ pháp luật, khả năng thực hiện việc duy trì và cải thiện tài nguyên đất của các chủ thé sử dụng tài nguyên đất. Trên thực tế, sự đấu tranh, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất từ nhóm chủ thể này sẽ khiến cho các chủ thé tiến hành hoạt động sử dụng tài nguyên đất nhận thấy cần phải chấp hành tốt hơn việc kiểm soát suy thoái tài nguyên đất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<small>Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

1.2.2. Đối twong của kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

Đối tượng cần được kiểm sốt chính là tài ngun đất và các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên đất.

Do tài nguyên đất được phân chia thành nhiều loại nên kiểm sốt suy thối tài ngun đất cũng có những sự khác biệt và phù hợp với tính chất của từng loại. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm sốt suy thối tài nguyên đất còn chú trọng tới những khu vực đất đặc biệt như: khu vực đất bị ô nhiễm hóa chất sử dụng trong

<small>chiên tranh, hóa chât bảo vệ thực vật tôn lưu và các chât độc hại khác.</small>

<small>Về thời điêm kiêm sốt, q trình kiêm sốt suy thối tài nguyên đât cânđược tiên hành như sau:</small>

Thứ nhất, tài nguyên đất được kiểm soát ngay từ khi bắt đầu được khai thác. Đặt ra mục tiêu kiểm soát và có kế hoạch kiểm sốt đối với tài ngun đất ngay từ bước đầu sẽ ngăn ngừa những hậu quả xấu có thé xảy ra và tạo tiền đề về sau. Các chủ thể phải chủ động trong công tác phịng ngừa với việc trang bị

<small>kiên thức, máy móc....</small>

Thứ hai, tài nguyên đất phải được kiểm soát trong suốt quá trình sử dụng. Khơng phải mọi tác động lên tài nguyên đất đều theo chiều hướng tích cực cho nên kiểm soát suy thoái tài nguyên đất ở mọi giai đoạn nhằm loại trừ các nguyên nhân gây suy thoái tai nguyên dat.

Với tat cả những đặc thù nêu trên, kiểm sốt suy thối tài ngun dat có thé được định nghĩa như sau: Kiểm soát suy thoái tài nguyên đất là toàn bộ hoạt động của Nhà nước, các tô chức và cá nhân nhằm kiểm tra, xem xét dé ngan ngừa những sai phạm từ đó loại trừ, han chế những tác động xấu đối với tai nguyên dat, phịng ngừa suy thối tài ngun đất, dong thời khắc phục, xử lí hậu

<small>quả do các tác động tự nhiên gáy ra.</small>

1.2.3. Nguyên tắc của hoạt động kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

Dé kiểm soát suy thoái tài nguyên đất đạt được hiệu qua cao nhất, khi tiễn hành thực hiện phải luôn đảm bảo những nguyên tắc sau:

Thư nhất, ln chủ động phịng ngừa trong kiểm sốt suy thoái tài nguyên đất. Mọi hoạt động kiểm soát suy thối tài ngun phải bắt đầu từ cơng tác

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<small>Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

phòng ngừa. Việc chủ động phòng ngừa từ trang thiết bị, kiến thức, kế hoạch.... sẽ giúp cho các chủ thể linh hoạt trong kiểm soát suy thoái tài nguyên đất và ngăn ngừa những hậu quả xấu có thể xảy ra cho tài nguyên đất. Thông qua công tác phịng ngừa, khơng chỉ nhằm mục đích ngăn chặn, góp phần chủ động loại trừ, hạn chế những điều kiện và nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên đất, mà còn tạo thuận lợi cho việc khắc phục hậu quả được nhanh chóng, thuận lợi.

Tứ hai, kịp thời khắc phục hậu quả suy thoái tài nguyên đất. Trong trường hợp suy thoái tài nguyên đất đã xảy ra và gây ra hậu quả thì các chủ thé kiểm sốt phải nhanh chóng tiễn hành các hoạt động nhằm khắc phục hậu quả. Việc làm này phải tiến hành nhanh chóng nhăm phục hồi tài nguyên đất hoặc thay đổi tình trạng tài nguyên đất theo chiều hướng tích cực hơn.

Thứ ba, xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật kiểm soát suy thoái tài nguyên đất. Người thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất phải chịu mọi chi phí để khắc phục hậu quả suy thối tài nguyên đất (do co quan nhà nước có thâm quyên quyết định) để đảm bảo cho môi trường trở lại trạng thái có thé chấp nhận được, đồng thời phải khắc phục mọi hậu quả về tài nguyên đất do mình gây ra. Ngồi ra, nếu hành vi của họ khơng chi gây hại cho tài ngun đất mà cịn gây thiệt hại cho các tổ chức va cá nhân khác thì họ cịn phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Việc làm này khơng chỉ mang tính giáo dục mà còn răn đe cho những chủ thể đang sử dụng, khai thác tài nguyên đất.

Thứ tr, kiêm soát suy thoái tài nguyên đất phải gắn với phát triển bền vững. Thuật ngữ "phái triển bên vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn pham Chién lược bảo tôn Thể giới (công bỗ bởi Hiệp hội Bao tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Su phái triển của nhân loại không thé chỉ chủ trọng tới phát triển kinh té mà cịn phải tơn trọng những nhu câu tat yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học"”. Đất là nguồn tài ngun q giá, có nhiều vai trị quan trọng tới môi trường cũng như con người và là nguồn tài nguyên không thé thay thế. Việc con

<small>7 Phát triển bền vững, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia,</small>

<small> It_trivE1%BB%83n_b%E1%BB%8 ln v%EI%BB%AFng, truycap ngay 16/07/2016.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<small>Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

người khai thác và sử dụng tài nguyên đất làm cho đất bị ô nhiễm và thối hóa. Điều này dẫn tới việc tài ngun đất bị thu hẹp cũng như giảm sút về chất lượng. Do đó, hoạt động kiểm sốt suy thối tài nguyên đất không chỉ dừng lại ở việc ngăn chặn sự suy giảm tài nguyên đất mà còn phải phục hồi tài nguyên đất, tái sinh đất để có thê tiếp tục sử dụng. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên đất phải đảm bảo cho sự phát triển bền vững, không những đáp ứng nhu câu hiện tại mà còn phải đảm bảo dé đủ nhu cầu cho các thé hệ tương lai.

Thứ năm, kiêm soát suy thoái tài nguyên đất phải được thực hiện đồng bộ và thống nhất. Kiểm soát suy thoái tài nguyên đất trong các bước quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng, tai tao,... déu phai tién hanh nhat quan voi nhau. Đồng thời, hoạt động kiểm soát suy thoái tài nguyên đất cũng phải thực hiện thống nhất từ trung ương tới địa phương, có sự phân cấp rõ ràng giữa các cơ quan quản lý nhà nước. Có như vậy, hoạt động kiểm soát suy thoái tài nguyên đất mới phát huy được hiệu quả cao nhất, ngăn chặn sự suy giảm về số lượng cũng như chất lượng đất một cách triệt dé, tồn diện.

1.2.4. Các biện pháp kiểm sốt suy thoái tài nguyên đất

Kiểm soát suy thoái tài nguyên đất có thé được thực hiện băng nhiều biện pháp khác nhau, cụ thể là:

Thư nhất, biện pháp tuyên truyền giáo duc nâng cao ý thức kiểm soát suy thoái tài nguyên nói chung và tài nguyên đất nói riêng. Kiểm soát suy thoái tài nguyên đất được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau, cho nên nếu như các chủ thé đó khơng nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này thì việc kiểm sốt khơng thé mang lại hiệu qua cao. Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất được tiến hành với nhiều hình thức

<small>khác nhau, phong phú đa dạng như: thông qua các phương tiện thơng tin đại</small>

chúng, các hoạt động văn hóa nghệ thuật về bảo vệ tài nguyên, xây dựng chương

<small>trình giáo dục,...</small>

Mục đích của biện pháp này là để các chủ thé hiểu rõ nguyên nhân và tác hại của việc suy thoái tài nguyên đất đối với sức khỏe con người, phát triển kinh tế. Đồng thời giúp họ nhận thức được những lợi ích của việc tự kiểm sốt tài nguyên đất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<small>Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

Tứ hai, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong kiểm soát suy thoái tài nguyên đất. Kiểm soát suy thoái tài nguyên đất cần áp dụng một số các phương tiện khoa học kỹ thuật như các máy móc để xác định nồng độ các chất có nguy cơ gây ơ nhiễm đất, các trang thiết bị, phương tiện để làm giảm độ ô nhiễm.... Các biện pháp kỹ thuật hay máy móc trong biện pháp này có thé từ

kinh nghiệm hay sự hỗ trợ của các quốc gia với nhau.

Mục đích của biện pháp này là dé các chủ thé nhận biết mức độ suy thối tài ngun đất của mình thơng qua kết quả của các thí nghiệm, máy móc, từ đó

<small>các chủ thê có thê điêu chỉnh tự kiêm sốt các hoạt động của mình.</small>

Thứ ba, áp dụng các biện pháp kinh tế trong kiểm sốt suy thối tài ngun đất. Đó là việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế đối với kiểm sốt suy thối tài ngun đất như cơng cụ th, phí, lệ phí về kiểm sốt suy thối tài nguyên...

Như vậy, biện pháp kinh tế này có thé được ap dụng theo hai cách, một là, ap dụng nghĩa vụ tài chính đối với các chủ thê tiễn hành hoạt động với đất có nguy co gây suy thoái. Trong trường hợp này, biện pháp kinh tế được hiểu là “ddnh” trực tiếp vào túi tiền của các chủ thê. Hai là, áp dụng các ưu đãi về tài chính đối với các chủ thé tạo ra các hiệu ứng tốt cho đất. Đây là biện pháp được sử dung rất phố biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong hoạt động bảo vệ mơi trường nói chung và kiểm sốt suy thối tài ngun đất nói riêng. Các công cụ kinh tế được các quốc gia phát triển sử dụng rất nhiều, nhằm mục đích làm cho các biện pháp kiểm

<small>soát trở nên mêm dẻo hơn, hiệu qua hơn và với mức chi phí thâp hon.</small>

Thứ tw, biện pháp pháp ly trong kiểm soát suy thoái tài nguyên đất. Biện pháp này được thé hiện qua việc Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật qui định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan trong hoạt động sử dụng tài nguyên đất. Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc kiểm sốt suy thối tài ngun. Pháp luật mang tính bắt buộc thực hiện đối với các chủ thé liên quan và tính cưỡng chế. Vì vậy, các chủ thể khi tiến hành hoạt động sử dụng đất đều bắt buộc phải tuân thủ những quy định của pháp luật liên quan đến kiểm soát suy thoái tài nguyên đất. Nếu không tuân thủ, các chủ thê sẽ bị cưỡng chế thơng qua

<small>các loại trách nhiệm pháp lí khác nhau.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<small>Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

Một trong những biểu hiện cụ thé của biện pháp pháp lí là áp dung các biện pháp hành chính trong kiểm soát suy thoái tài nguyên đất. Theo nghĩa hẹp, biện pháp hành chính được hiểu là các hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyền dé tô chức việc thi hành pháp luật. Thông qua việc ban hành hoặc ra các quyết định hành chính, thực hiện các hành vi hành chính có liên quan đến việc kiểm soát suy thoái tài nguyên đất. Sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan hành chính nhà nước có thé ngăn chặn ngay lập tức sự hủy hoại tài nguyên dat.

<small>Các cơ quan quản lí hành chính này chỉ thực hiện những hành vi mà pháp luậtcho phép, theo quy định của pháp luật.</small>

1.3. Kiểm soát suy thoái tài nguyên đất theo pháp luật

1.3.1. Nhận thức chung về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất theo pháp luật Như đã phân tích ở trên, một trong những cơng cụ hiệu quả nhất để kiểm sốt suy thối tài ngun đất chính là pháp luật. Các quốc gia thông qua các quy định pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm soát suy thoái tài nguyên. Và hệ thống các quy định đó được gọi là pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên dat.

<small>So với các lĩnh vực pháp luật khác, pháp luật môi trường là một lĩnh vực</small>

pháp luật tương đối mới. Hệ thống pháp luật môi trường được chia thành hai (02) mảng lớn. Mảng thứ nhất bao gồm tất cả các quy định về bảo tồn và sử dụng hợp lí các nguồn tải nguyên thiên nhiên, còn mảng thứ hai gồm các quy định về kiểm sốt, ngăn ngừa ơ nhiễm, suy thối và sự cố môi trường. Các quy định pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất năm trong mảng thứ hai của hệ thống pháp luật môi trường.

Pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất được thực hiện dựa trên hai yêu cầu cơ bản sau đây:

Trước hết, pháp luật kiểm soát suy thoái tài nguyên đất không làm can trở các hoạt động trên đất, đồng thời khơng gây khó khăn khi áp dụng các biện pháp nhằm thúc day sự phát triển nền kinh tế nói chung.

Thư hai, pháp luật kiêm sốt suy thối tài nguyên đất là một bộ phận của pháp luật môi trường, tuân theo những nguyên tắc của pháp luật mơi trường,

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<small>Nguyễn Anh Hồng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

đồng thời tuân thủ và góp phần thực thi nghĩa vụ của Việt Nam được quy định

<small>trong các điêu ước qc tê có liên quan đên kiêm sốt suy thoái tài nguyên dat.</small>

Như vậy, pháp luật kiểm soát suy thoái tài nguyên đất được hiểu như sau: Pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất là tổng hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh và ton tại trong lĩnh vực môi trường giữa các chủ thé nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại xảy ra cho tài nguyên đất, khắc phục và xử lí hậu quả nhằm đảm bảo phát triển bên vững, góp phan duy trì sự ổn định của tài ngun đất.

1.3.2. Vai trị của pháp luật đối với kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

Pháp luật giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lý đời sống đồng thời là phương tiện để người dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của minh. Với tư cách là nhân tố điều chỉnh các mối

<small>quan hệ xã hội, pháp luật đóng vai trị to lớn trong việc bảo vệ mơi trường nói</small>

chung cũng như kiểm sốt suy thối tài ngun đất nói riêng. Cụ thể, vai trò ấy được thê hiện qua những khía cạnh sau:

Tứ nhất, pháp luật quy định những quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác, sử dung tài nguyên dat. Tài nguyên đất không những là yếu tố quyết định đến sự sống con người và nền kinh tế mà còn là đối tượng tác động của các hoạt động của con người. Trong tác động ấy có thé theo chiều hướng tích cực, cũng có thé theo chiều hướng xấu đối với tài nguyên đất. Cụ thé như các hoạt động xả nước thải, dùng phân bón,... con người đã làm cho đất bị ơ

nhiễm. Và chính con người phải gánh chịu hậu quả do hành vi của mình gây ra.

Điều này khiến con người phải thay đổi suy nghĩ và cách hành xử với môi trường. Con người buộc phải khai thác, sử dụng tài nguyên đất theo những cách thức mà các quy phạm pháp luật quy định, không thực hiện những điều cam và hạn chế các hành vi gây hại cho môi trường.

Thứ hai, pháp luật quy định các chế tài hành chính, dân sự, hình sự dé ràng

<small>buộc con người thực hiện những đòi hỏi của pháp luật trong việc khai thác cũng</small>

như sử dụng tài nguyên đất. Trong thực tế, các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật môi trường không tự giác thực hiện các hành vi nhằm bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên đất như pháp luật quy định. Bởi lẽ, mục tiêu hướng đến của

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<small>Nguyễn Anh Hồng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

họ ln là lợi ích của mình, lợi ích trước mắt chứ khơng phải lợi ích lâu dài hay lợi ích của xã hội. Họ có thể bỏ qua những nghĩa vụ đối với môi trường mà lẽ ra họ phải thực hiện chỉ vì khơng muốn bỏ ra các chi phí gây sụt giảm lợi nhuận. Chính vi thé, các chủ thé ln tìm cách lần tránh các nghĩa vụ pháp lí với mơi trường. Lúc đó, các chế tài hành chính dân sự, hình sự của pháp luật mơi trường có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Các chế tài đó nhằm bảo vệ lợi ích của những tổ chức, cá nhân khác và lợi ích chung của tồn xã hội. Với những chế tài này, pháp luật ngồi mục đích trừng phạt chủ thé vi phạm mà còn nhằm ngăn ngừa, cải tạo va giáo dục họ. Bên cạnh đó, các chế tài này còn ran đe các chủ thé khác khiến họ phải tự giác tuân theo các quy tắc xử sự đã được xác định trong các quy phạm

<small>pháp luật môi trường.</small>

Thứ ba, pháp luật bên cạnh việc định hướng xử sự cho các tô chức, cá nhân trong xã hội khi tac động vào tai nguyên đất, còn có tác dụng rất lớn trong việc tạo ra cơ chế hoạt động hiệu quả cho các cơ quan, tô chức bảo vệ môi trường. Thông qua pháp luật, Nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc kiểm soát suy thoái tài nguyên đất như: lập quy hoạch, thanh tra, thấm dinh,...

Bảo vệ mơi trường nói chung và kiểm sốt suy thối tài ngun đất nói riêng được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Và để công tác này đạt hiệu quả cao nhất, phải có sự kết hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên môn về tài nguyên đất với các cơ quan chuyên môn quản lý các thành phần môi trường khác. Bởi lẽ, các thành phần mơi trường có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Thứ tr, van đề môi trường không chi là van đề riêng của quốc gia nào. Hoạt động bảo vệ mơi trường và kiểm sốt suy thối tài ngun đất là hoạt động mang tính chất tồn cầu trong bối cảnh hiện nay. Chính vì vậy, vai trò của pháp luật còn là cơ sở pháp lý và là điều kiện để thực hiện các quan hệ kinh tế quốc tế về kiểm soát suy thối tài ngun đất. Thơng qua nhiều điều ước cũng như các quan hệ hợp tác, việc kiểm soát suy thoái tài nguyên sẽ nhận được sự hỗ trợ về tài chính hoặc cơng nghệ. Việc tiếp thu kinh nghiệm quý báu từ nhiều nước trên thế

<small>giới sẽ ø1úp các quôc gia giải quyét tot hơn vân đê môi trường của nước minh.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<small>Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

1.3.3. Nội dung của pháp luật về kiểm sốt suy thối tài ngun đất

Như đã phân tích ở trên, pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất là tong hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh và tồn tại trong lĩnh vực môi trường giữa các chủ thể nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại xảy ra cho tài nguyên dat, khắc phục và xử lí hậu quả nhằm đảm bảo phát triển bền vững, góp phan duy trì sự 6n định của tài ngun đất. Pháp luật kiểm soát suy thoái tài nguyên đất được xây dựng và thực hiện nhằm để trả lời các câu hỏi: một là, những hoạt động nào chịu sự điều chỉnh của pháp luật kiểm soát suy thoái tài nguyên đất; hai là, những cơ quan Nhà nước nào được giao thẩm quyền quản lí về kiểm sốt suy thoái tài nguyên đất; ba là, những loại trách nhiệm pháp lí nào được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất. Dé có thể giải quyết những câu hỏi trên, cần lưu ý một số đặc điểm trong pháp luật kiểm soát suy thoái tài nguyên đất như sau:

Trước hết, pháp luật kiểm soát suy thoái tài nguyên đất là một chế định của pháp luật môi trường cho nên pháp luật kiểm soát suy thoái tài nguyên đất có đầy đủ những nguyên tắc và nội dung không đi ngược lại pháp luật môi trường.

Tứ hai, pháp luật kiêm soát suy thoái tài nguyên đất quy định cụ thé quyền han và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thâm quyên, quyền và nghĩa vụ

<small>của các tô chức và cá nhân liên quan tới kiêm soát suy thoái tài nguyên đât.</small>

Thứ ba, pháp luật kiểm soát suy thoái tài nguyên đất quy định cụ thé các biện pháp đảm bảo cho việc kiểm soát suy thối tài ngun đất thơng qua các trách nhiệm pháp lý có chứa đựng các chế tài cụ thể tương ứng với hành vi làm suy thoái tài nguyên đất.

Từ những đặc điểm đó, những câu hỏi trên được xác định cụ thể như sau: Một là, những hoạt động chịu sự điều chỉnh của pháp luật kiểm soát Suy thối tài ngun đất là phịng ngừa suy thối tài nguyên đất; khắc phục những hậu quả của suy thoái tài nguyên đất và kiểm soát đối với khu vực đất đặc biệt.

Hai là, hệ thỗng các cơ quan nhà nước về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất bao gồm hệ thống các cơ quan có thâm quyên chung và hệ thống các cơ quan

<small>có thâm qun chun mơn.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<small>Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

Ba là, các loại trách nhiệm pháp lí thường được áp dụng đối với các hành vi vi phạm pháp luật kiểm soát suy thoái tài nguyên đất là trách nhiệm hành chính,

<small>trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.</small>

Theo đó, pháp luật về kiểm sốt suy thối tài nguyên đất bao gồm những

<small>nội dung cơ bản sau đây:</small>

> Phịng ngừa suy thối tài ngun đất

Q trình kiểm sốt suy thoái tài nguyên đất phải được tiến hành từ cơng tác phịng ngừa những tác hại tiềm tàng xảy ra cho tài ngun đất. Khi mà q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đặt ra nhu cầu khai thác ngày càng nhiều tài nguyên đất dẫn đến việc suy thoái tài nguyên này, việc ngăn ngừa và kiểm sốt tốt tài ngun đất ngay từ đầu có vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất

<small>lượng mơi trường tự nhiên hiện nay.</small>

> Khắc phục hậu quả của suy thoái tài nguyên đất, trọng tâm là kiểm soát suy thoái đất ở những khu vực đất đặc biệt

Trong quá trình tiến hành các hoạt động trên đất, khi xảy ra tình trạng suy thối đất, ơ nhiễm mơi trường đất thì các tổ chức, cá nhân cùng các cơ quan Nhà nước cần có biện pháp khắc phục hậu quả. Trước tiên, cần xác định các nguyên nhân gây suy thối đất và có biện pháp hạn chế hoặc loại bỏ nguyên nhân chính. Tiếp theo, phải thực hiện ngay các biện pháp cải tạo đất, làm tăng độ màu mỡ cho đất và các biện pháp khác dé phục hồi mơi trường đất, trong đó các cơ quan chức năng cần hướng dẫn một cách cụ thé cho người dân địa phương về các biện pháp phục hồi đất dé đạt hiệu quả cao nhất.

Bên cạnh những khu vực đất bình thường, trọng tâm của việc khắc phục suy thoái tài nguyên đất là ở những khu vực đất mang tính chất đặc biệt như: khu vực bị ô nhiễm hóa chất độc hại sử dụng trong chiến tranh, hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu và các chất độc hại khác hay khu vực đất ô nhiễm nhưng không xác định được chủ thể vi phạm. Đây là những khu vực đất đã ở trong tình trạng suy thoái, cho nên nghĩa của từ “kiểm soát” trong trường hợp này chỉ mang hàm ý khắc phục hậu quả suy thoái tài nguyên đất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<small>Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

> Trách nhiệm pháp li đỗi với các hành vi vi phạm pháp luật kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

Cũng giống như nhiều lĩnh vực pháp luật khác, chủ thê thực hiện hành vi vi phạm pháp luật kiểm soát suy thoái tài nguyên đất sẽ phải chịu các loại trách

<small>nhiệm pháp lí khác nhau. Nói cách khác, trách nhiệm pháp lí là một loại trách</small>

nhiệm đặc biệt đặt ra đối với các chủ thể khi họ thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Trách nhiệm pháp lí là hậu quả bất lợi (sự trừng phạt) đối với chủ thê vi phạm pháp luật, thé hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa Nhà nước và chủ thé vi phạm pháp luật, được các quy phạm pháp luật xác lập và điều chỉnh. Trách nhiệm pháp lí ngồi mục đích trừng phạt các chủ thé vi phạm thì cịn có tác dụng giáo dục, răn đe những chủ thể chưa vi phạm nhằm giảm bớt tính trạng vi phạm pháp luật xảy ra. Có nhiều loại trách nhiệm pháp lí được áp dụng khi chủ thé thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Đối với các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất chủ thể có thê phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc trách nhiệm hình sự. Nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường theo

<small>quy định của pháp luật dân sự.</small>

> Hệ thong các cơ quan Nhà nước kiểm sốt suy thối tài ngun đất Việc quản lí về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất được tổ chức thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thâm quyên. Xu thé chung của thé giới hiện nay là các quốc gia đều xây dựng và duy trì các cơ quan đặc trách các vấn đề về đất. Việc xây dựng các cơ quan đặc trách này giúp các quốc gia thuận lợi hơn trong việc quản lí các hoạt động kinh tế trên đất cũng như bảo vệ mơi trường, tài ngun đất, xét cả góc độ kinh tế lẫn góc độ mơi trường.

Ở Việt Nam, cũng theo xu thế chung của thế giới, việc quản lí nhà nước về tài nguyên đất được thực hiện bởi các cơ quan có thâm quyền. Những cơ quan này, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình sẽ thực hiện các chức năng có liên quan đến quản lí về kiểm sốt suy thối tài ngun đất. Thơng qua việc ban

hành các văn bản pháp luật, các cơ quan đóng vai trị chỉ dẫn cũng như giám sát

một cách bài bản q trình kiểm sốt suy thối tài nguyên đất. Đồng thời, các cơ quan này thực hiện việc khuyến khích các chủ thé tự giác thực hiện kiểm soát suy thoái tài nguyên đất cho tới các biện pháp cưỡng chế, xử phạt nghiêm minh

<small>với các hành vi vi phạm kiêm soát suy thoái tài nguyên dat.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<small>Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

1.4. Kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất va bai học

<small>rút ra cho Việt Nam</small>

1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

> Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức kiểm soát suy thoái tài nguyên đất của nhiều chủ thể khác nhau

Bên cạnh một hệ thống chính sách kiểm sốt ơ nhiễm nghiêm ngặt, Chính phủ và các cấp chính quyên địa phương, cũng như nhân dân Nhật Bản rất nỗ lực trong việc làm sạch môi trường. Tại Nhật, có hàng nghìn tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực môi trường, hàng trăm tờ báo chuyên về môi trường, về xử lý chất thải và bảo tồn đa dạng sinh học. Khắp nơi đâu đâu cũng có các thơng điệp về BVMT, tràn ngập trên các dãy phố, trên mọi phương tiện thông tin đại chúng, tác động vào nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân Nhật Bản về tình u đơi với mơi trường và cuộc sơng, vì một màu xanh cho thê hệ mai SauŠ.

> Ap dung các biện pháp khoa học kỹ thuật trong kiểm soát suy thoái tai nguyên đất

Nhiều nước phát triển đã thiết lập cơ sở dữ liệu thơng tin ơ nhiễm đất để cơng chúng tìm hiểu. Ví dụ, hệ thống thơng tin Superfund ở Mỹ cung cấp thông tin về hơn 10.000 khu vực đất bị ô nhiễm và công chúng có thể tiếp nhận được thông tin cơ bản về một khu vực bị ô nhiễm qua nhiều hình thức tìm kiếm như tên của khu vực, địa chỉ, thành phó, quận, tiêu bang, khu vực hoặc bưu điện khu vực. Danh mục các khu đất bị ơ nhiễm của liên bang cũng được Phịng Chính sách và Bat động sản của Mỹ phát hành cơng khai từ tháng 7/2002”. Có 6.700 khu vực bị ô nhiễm được liệt kê trong danh mục này. Công chúng có thé biết được thơng tin về một khu vực bị ơ nhiễm, bao gồm cả vị trí, mức độ ô nhiễm, chất gây ô nhiễm và số lượng chat lỏng và chất ran đã được xử lý. Cách này cho phép tat cả

<small>các bên liên quan đêu có thê tiép cận với các thơng tin có săn.</small>

Tháng 11/2009, Tổng thống Obama đưa ra mơ hình tăng trưởng của Mỹ phải chuyển sang mơ hình tăng trưởng bền vững. Trong chiến lược “Tái công

<small>* Aki Nakauchi (2012), Kinh nghiệm từ chính sách kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường của Nhật Bản, Cục Sức</small>

<small>khỏe Môi trường - Bộ Môi trường Nhật Bản, Tạp chí Mơi trường</small>

<small>? Almeida, P and Stearns, L (1998), "Political opportunities and local grassroots environmental movement:</small>

<small>The case of Minamata"</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<small>Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

nghiệp hóa” cho giai đoạn 10 năm tới nhằm phát triển công nghệ mới dự kiến đầu tư 15.000.000 USD hỗ trợ cho các nguồn năng lượng mới, khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới cơng nghệ, tiết kiệm năng lượng, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Mỹ muốn trở thành nhà lãnh đạo sạch trong công nghệ. Hướng tiếp cận mới theo cách “Kinh tế các bon thấp”, giảm thiêu phát thải khí nhà kính'?.

Cách tiếp cận ở Mỹ ln lấy tiêu chí hiệu quả kinh tế để thực thi chính sách, động lực thị trường thúc đây đổi mới công nghệ. Thực thi bảo vệ mơi trường có khoa học và kế hoạch rõ ràng chia theo giai đoạn, trước hết người dân phải hiểu, thứ đến phải có can thiệp khoa học và cuối cùng thực hiện theo chương trình kế hoạch đã có. Tuy nhiên tuỳ theo đặc trưng từng vùng có kế hoạch khác nhau, bảo vệ đất hay duy trì đa dạng sinh học có chương trình cụ thể thích hợp cho từng loại đất.

> Ap dụng các biện pháp kinh té trong kiểm soát suy thoái tài nguyên dat Huy động tài chính là một yếu tố quyết định trong việc bảo vệ mơi trường đất và kiểm sốt ô nhiễm. Đây cũng là một yếu tố quan trọng đối với chính quyền các cấp để thực hiện các chiến lược bảo vệ đất. Các phương thức gây quỹ qua nhiều kênh là một yếu tố quyết định trong việc thúc đây kiểm soát, tái phát triển và sử dụng đất. Các phương thức huy động tài chính hiệu quả bao gồm thuế môi trường, trợ cấp làm sạch, bảo lãnh vay vốn, cấp phép thị trường,... Kinh nghiệm ở các nước phát triển cho thấy, những thách thức do suy thối tài ngun đất sẽ khơng được giải quyết day đủ trừ khi von có sẵn và các bên chịu trách nhiệm về hành vi của họ.

> Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

Bên cạnh, những biện pháp kiểm soát suy thoái tài nguyên đất trên, các quốc gia trên thé giới chủ yêu dùng biện pháp pháp ly dé nâng cao hiệu quả kiêm soát suy thoái đất. Những vấn đề trọng tâm được quy định trong pháp luật các

<small>nước như sau:</small>

<small>La Hồn (tơng hop) (2013), Kinh nghiệm của Mỹ và Nhật Bản trong giải quyết van dé ô nhiễm môi trường</small>

<small>— bài học cho Việt Nam, tâm Thông tin và dự báo Kinh tê- xã hội quôc gia, truy cập ngày 16/07/2016</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<small>Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

Ban hành một đạo luật mang tính thong nhất, quy định chi tiết về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất

Về vấn đề kiểm soát suy thoái tài nguyên đất, Nhật Bản đã ban hành Luật ngăn ngừa ô nhiễm đất tại vùng đất nông nghiệp. Luật đã đưa ra các biện pháp đặc biệt nhằm quản lý tài chính quốc gia cho việc ngăn ngừa ơ nhiễm và quy định về

<small>trách nhiệm của các công ty vận hành, chi phí vận hành; Các biện pháp ngăn ngừa</small>

ơ nhiễm, cũng như các biện pháp xử lý ô nhiễm; Xây dựng hệ thống xử lý đất ô nhiễm dựa vào "Ludt về các biện pháp đặc biệt đối với dioxin", trong đó bao gồm: Xác định biện pháp kiểm soát dioxin; Kế hoạch tay độc đất nhiễm dioxin''.

Hop tác liên Bộ trong việc phát triển các chỉnh sách kiểm sốt suy thối tài ngun đất

Việc xây dựng các chính sách nhằm kiểm soát suy thoái tài nguyên đất theo thé chế và pháp luật là một van dé vô cùng phức tạp. Nó liên quan đến nhiều văn bản pháp luật (ví dụ như xây dựng cơng trình, nơng nghiệp, quy hoạch không gian, nước và quản lý chất thải), với sự tham gia của nhiều Bộ khác nhau. Sự tham gia của hầu hết các Bộ có liên quan là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển chính sách mơi trường đất có hiệu quả. Thiết lập một cơ chế rõ ràng trong quản lý môi trường đất và giao nhiệm vụ cụ thê cho từng Bộ là điều kiện tiên quyết cần thiết dé các chính sách được thực thi hiệu quả trong thực tế. Đây là một cách “Jam việc chung” mà các nước phát triển đã áp dụng trong việc bảo vệ môi trường và kiểm sốt ơ nhiễm đất.

Chi trọng sự tham gia của các bên quan tâm đến giám sát môi trường đất Sự hỗ trợ của các bên liên quan là một yếu tố quan trọng trong việc thiết lập các chính sách giám sat mơi trường đất có hiệu quả. Một trong những nguyên tắc

chính trong quản lý các khu vực bị ô nhiễm ở Mỹ là sự tham gia của toàn bộ các

bên liên quan trong cộng đồng. Nguyên tắc "Người khai thác gây ô nhiễm phải chịu trách nhiệm" đối với đất bị ô nhiễm là rất khó để thực hiện. Tuy nhiên, đây sẽ là một giải pháp hiệu quả mà tất cả các bên liên quan đến đất bị ô nhiễm cùng tham gia dé khắc phục.

<small>!! La Hồn (tổng hợp), (2013), tlđd chú thích 10.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<small>Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

Kiểm soát suy thoái tài nguyên đất trong các đô thị và khu dân cư đông đúc luôn phải di kèm với công tác bảo vệ sức khỏe cộng đồng

<small>Việc bảo vệ môi trường trong các đô thị và khu dân cư đông đúc luôn phải</small>

đi kèm với công tác sức khỏe cộng đồng là kinh nghiệm của Singapore. Điều này cũng là hợp lý, bởi lẽ, tại các khu đô thị tập trung, các điều kiện tự nhiên sẽ khơng cịn nhiều dé phải lưu tâm, trong khi đó, sức khỏe của người dân là mục tiêu quan trọng của công tác bảo vệ môi trường ”.

<small>Dua các quy định về chê tài mang tinh ran de và thông nhất giữa các vănbản pháp luật</small>

Việc đưa các quy định về chế tài vào ngay trong văn bản luật là điểm đáng chú ý theo kinh nghiệm của Trung Quốc và Hàn Quốc. Xét ở một khía cạnh nhất định, việc quy định theo hướng này có thê phần nào tạo điều kiện thuận lợi

hơn cho việc thực thi, áp dụng pháp luật một cách kịp thời trong thực tiễn đặt

trong bối cảnh việc ban hành văn bản quy định chỉ tiết, hướng dẫn thi hành cịn có khơng ít trường hợp chưa bảo dam tính kịp thời như hiện nay3.

Pháp luật mơi trường Singapore lấy chế tài hình sự là công cụ cơ bản để thực thi, biện pháp này được áp dụng đối với người bị kết án phạt tiền, phạt tù, bắt bồi thường và đối với những vi phạm nhỏ thi phạt cải tạo lao động bắt buộc (chi áp dụng với những bị cáo đủ 16 tuổi trở lên và đủ tiêu chuẩn y tế) Ý.

Xây dựng và ban hành một hệ thống tiêu chuẩn hồn chỉnh dé bảo vệ mơi trường đất

Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đất đóng một vai trị quan trọng trong việc phát triển các chính sách bảo vệ môi trường đất. Sau khi xây dựng những quy phạm pháp luật và các quy định đặc biệt về bảo vệ mơi trường đất, các nước phát triển nói chung sẽ thông qua và ban hành các quy định và tiêu chuẩn thực thi có liên quan phù hợp với các van đề môi trường đất của quốc gia mình. Trong khn khổ pháp lý, các nước phát triển đã thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn hoàn thiện dé

<small>'* Ủy ban thường vụ Quốc hội, Viện nghiên cứu lập pháp (2013); Chuyên đề: Kinh nghiệm một số nước trên</small>

<small>thê giới trong xây dựng pháp luật về bảo vệ môi trường</small>

<small>đã Ủy ban thường vụ Quốc hội, Viện nghiên cứu lập pháp (2013); tlđd chú thích 12.</small>

<small>' Ts. Truong Thu Trang (2009), PHAP LUAT VE BẢO VE MOI TRƯỜNG: Kinh nghiệm một số nước châu</small>

<small>A và bài học đôi với Việt Nam, Viện Thông tin Khoa học xã hội.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<small>Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

bảo vệ môi trường đất phù hợp với yêu cầu về quản lý rủi ro đất, sử dụng đất, bao

<small>gôm kiêm tra và đánh gia kha năng phục hôi ở những khu vực bi ô nhiễm.</small>

Thiết lập các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường đất với phương pháp

<small>dựa trên rủi ro</small>

Từ những năm 1980, các nước phát triển phương Tây đã thiết lập các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường đất phù hợp với sức khỏe con người, an tồn với sản phẩm nơng nghiệp, hệ sinh thái và bảo tồn thiên nhiên, xem xét việc sử dụng các loạiđất khác nhau, chăng hạn nhưxây dựng nhà ở, khu công nghiệp, nông nghiép,...; quan tâm đến các van dé về đất va 6 nhiễm nguồn nước ngầm tại các khu công nghiệp trước đây. Theo bảng tiêu chuẩn hướng dẫn đánh giá chất lượng dat trên thé giới hiện nay thì các nước phát triển có xu hướng đưa ra những giá trị về chất lượng đất dé bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người với phương pháp đánh giá rủi ro bằng cách chia ra các loại đất khác nhau phù hợp với mục đích sử dụng kết hợp với việc đánh giá tác động khi khu đất đó bị ơ nhiễm tới sức khỏe con người. Ở Hoa Kỳ, hơn 40 năm qua, Chính phủ nước này đã dành thời gian và nguồn lực đáng ké để xây dựng những tiêu chuẩn về chất lượng đất. Các tiêu chí này được đưa ra dựa trên ý kiến của các chủ sở hữu đất, các khu công nghiệp, các nhà phát triển đất và cả chính phủ dé quyết định xem liệu một khu dat có bi ơ nhiễm hay khơng, những hoạt động nào được phép hoạt động trên khu đất đó và nếu khu đất đó cần được xử lý và phục hồi thì tiêu chuẩn sẽ là gì?

Thiết lập các tiêu chuẩn hướng dân đánh giá chất lượng đất của địa phương và quốc gia

Một hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đất hồn thiện nhăm mục đích bảo vệ mơi trường đất đảm bảo cho việc thực thi các chính sách và cấp chính quyền địa phương có thể xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đất ở địa phương chặt chẽ hơn so với tiêu chuẩn chung của quốc gia. Từ những năm 1990, phần lớn các nước châu Âu và Mỹ đã xây dựng một tiêu chuẩn thống nhất trên cả nước dé từ đó đưa ra những tiêu chuẩn hướng dẫn đánh giá mức độ 6 nhiễm đất và phục hồi các giá trị của đất phù hợp với từng loại đất ở từng địa phương; phù hợp với chức năng và mục đích khai thác và quản lý, sử dụng đất. Ưu tiên trong việc

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<small>Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

thiết lập và sửa đổi các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường đất đã chuyên từ việc cải tiễn các phương thức thống nhất trên cả nước thành những giá trị hướng dan phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Canada và Hoa Kỳ đều đã thiết lập các hướng dẫn về tiêu chuẩn chất lượng đất ở cấp liên bang và quốc gia. Các cấp chính quyền thấp hơn cũng được tự do thiết lập các hướng dẫn hoặc các tiêu

<small>chuân ở mức độ ít hoặc nghiêm ngặt hon so với các giá tri quôc gia.</small>

1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam trong kiểm soát suy thối tài ngun đất

Những năm gần đây, tình trạng vi phạm về suy thoái tài nguyên đất của các tổ chức, doanh nghiệp ngày càng tỉnh vi, gia tăng, diễn biến phức tạp, gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường và đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân. Từ những kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất và

<small>thực tiên nước ta hiện nay có thê rút ra một sơ bài học sau:</small>

Thứ nhất, mơ hình xã hội hóa cơng tác bảo vệ mơi trường nói chung và kiểm sốt suy thối tài ngun đất nói riêng có thé được áp dung và đạt hiệu qua cao. Mơ hình này sẽ nâng cao trách nhiệm của công dân, sự tham gia của các tổ chức dân sự, tổ chức phi chính phủ; thơng qua các hoạt động cụ thể như tăng cường tuyên truyền, giáo dục và thống nhất nhận thức chung về xã hội hóa cơng tác kiểm soát suy thoái tài nguyên đất.

Tư hai, phương thức phát triển kinh tế cũ của mơ hình “Kinh té nấu” nên được thay thể bởi mơ hình phát triển mới, theo một cấu trúc kinh tế mà hiện nay các nước đang tiếp cận, đó là “Kinh tế xanh”, khơng chỉ mang lại phúc lợi cho còn người mà phải duy trì và phát triển hệ sinh thái. Muốn vậy bên cạnh khai thác phải đầu tư trở lại cho tự nhiên dé phục hồi hệ sinh thái. Đồng thời, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào kiểm sốt suy thối tài ngun đất.

Thứ ba, cơng tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được đây mạnh sẽ giúp cho kiểm soát suy thoái tài nguyên đất đạt hiệu quả cao hơn. Cu thé, cần xác định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài nguyên — Môi trường với tư cách là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất, đồng thời cần thể hiện rõ sự phân công rõ ràng thì các bộ mới thấy rõ trách nhiệm của mình trong hoạt động kiểm sốt suy

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<small>Nguyễn Anh Hồng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

thối tài ngun đất, từ đó lãnh đạo các bộ sẽ quan tâm đến việc dành nguồn nhân lực, vật lực cần thiết cho cơng tác kiểm sốt suy thối tài ngun đất. Đây cũng chính là cơ chế hữu hiệu nhằm ngăn chặn tình trạng din day trách nhiệm

<small>giữa các bộ vê các vân đê liên ngành như kiêm soát suy thoái tài ngun dat.</small>

Tht tr, các cơng cụ kinh tế có vai trị quan trọng trong kiểm sốt suy thối tài nguyên đất. Trong điều kiện kinh tế thị trường nếu chỉ áp dụng các biện pháp hành chính, cưỡng chế thì rất khó đưa ra các quy định của pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất vào cuộc sống. Van dé là phải dé cho các doanh nghiệp thay được va có được lợi ích trong việc thực hiện các biện pháp kiểm soát suy thoái tai nguyên đất. Từng bước thực hiện việc thu thuế, phí, ky quỹ kiểm soát suy thoái tài nguyên đất, buộc bồi thường thiệt hại về môi trường; áp dụng các chính sách, cơ chế hỗ trợ về vốn, khuyến khích về thuế, trợ giá đối với hoạt động kiểm soát suy thối tài ngun đất; khuyến khích áp dụng các cơ chế chuyên nhượng, trao đôi quyền phát thải và trách nhiệm xử lý chất thải phù hợp với cơ chế thị trường.

Cuối cùng, pháp luật luôn là một trong những phương tiện dé nâng cao hiệu qua kiểm soát suy thối tài ngun đất. Chính vì vậy, việc xem xét những điểm tiến bộ của pháp luật các nước dé học tập va áp dung đúng cách theo thực tiễn

<small>nước ta là rat cân thiệt.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<small>Nguyễn Anh Hoàng Sơn Luận văn thạc sĩ</small>

KET LUẬN CHƯƠNG I

Trong thời gian vừa qua, kiểm soát suy thoái tài nguyên đất là một trong những vấn đề môi trường rất được quan tâm và chú trọng. Thực tiễn cho thấy, tài ngun đất đang bi 6 nhiễm và thối hóa một cách trầm trọng từ những yếu tô tự nhiên và phần lớn từ hoạt động của con người. Kiểm sốt suy thối tài ngun đất là tồn bộ hoạt động của Nhà nước, các tô chức và cá nhân nhằm kiểm tra, xem xét để ngăn ngừa những sai phạm từ đó loại trừ hạn chế những tác động xấu đối với tài ngun đất, phịng ngừa suy thối tài nguyên đất, đồng thời khắc

<small>phục, xử lí hậu quả do các tác động tự nhiên gây ra.</small>

Việc kiểm soát suy thoái tài nguyên đất được tiến hành theo những nguyên tắc thông qua nhiều biện pháp khác nhau. Như đã phân tích ở trên, một trong những biện pháp hữu hiệu nhăm kiểm soát suy thoái tài nguyên đất là

<small>biện pháp pháp lý.</small>

Pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất là tổng hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh và t6n tại trong lĩnh vực môi trường giữa các chủ thể nhăm hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại xảy ra cho tài nguyên đất, khắc phục và xử lí hậu quả nhằm đảm bảo phát triển bền vững, góp phần duy trì sự 6n định của tài nguyên đất. Pháp luật về kiểm soát suy thoái tai ngun đất vừa là cơng cụ dé phịng ngừa suy thoái tài nguyên đất, vừa giúp nâng cao ý thức, góp phan làm thay đổi nhận thức về bảo vệ và phát triển tai nguyên.

Trên thé giới, nhiều quốc gia như Trung Quốc, Mỹ, Singapore,... đã tiến hành kiểm soát suy thoái tài nguyên đất và đạt được những hiệu quả nhất định thông qua các biện pháp hữu hiệu. Đây là những kinh nghiệm để Việt Nam xây dựng, hồn thiện chính sách và cơ chế kiểm sốt suy thối tài ngun đất.

Q trình nghiên cứu các vấn đề lí luận về kiểm sốt suy thối tài ngun đất, pháp luật về kiểm soát suy thoái tài nguyên đất và kinh nghiệm một số quốc gia trong chương I là cơ sở dé tác giả nghiên cứu những nội dung ở chương II.

</div>

×