Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội. Võ Đình Toàn chủ biên, Vũ Văn Cương (Phần 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.63 MB, 204 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

GIÁO TRÌNH

LUẬT NGAN HÀNG VIỆT NAM

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>41-2017/CXBIPH/133-01/CAND</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

. (Giáo trình

LUẬT NGAN HANG VIỆT NAM

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN HÀ NỘI - 2017

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<small>Chủ biên</small>

TS. VÕ ĐÌNH TỒN

<small>Biên soạn</small>

1. TS. VÕ ĐÌNH TỒN Chương I, II, II (mục I) 2. TS. VŨ VĂN CUONG Chương II (mục II, II, IV, V) 3. TS. NGUYEN VĂN TUYẾN Chương IV, V, VI,X 4. ThS. NGUYEN DUC NGỌC Chương VII

5. PGS.TS. NGUYEN THỊ ANH VÂN Chương VIII <small>6. TS. TRƯƠNG THI KIM DUNG Chương IX</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

LỜI NÓI ĐẦU

Thực tiên kinh tế thé giới ngày nay đã chỉ ra rằng sự 6n định và phát triển của hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng là một trong những điều kiện cơ bản của sự phát triển. Để tạo lập hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng hoạt động an tồn và phát huy vai trị tích cực đối với nên kinh tế và đời sống xã hội, doi hỏi nhà nước phải sử dung dong bộ nhiễu biện pháp, trong

<small>đó có biện pháp sử dụng pháp luật.</small>

Ở nước ta, cùng với qua trình xây dựng và phát triển hệ thống ngân hàng, tơ chức tín dụng, pháp luật ngân hàng cũng

<small>được Nhà nước ta quan tâm xây dựng và hoàn thiện. Pháp luậtngân hàng được Nhà nước sử dung làm cơng cụ quan lí và duy</small>

trì trật tự cho các hoạt động ngân hàng trong nên kinh tế.

<small>Do vai tro quan trọng của pháp luật ngân hàng nên doi hoi</small>

người làm nghề luật phải có kiến thức về bộ phận pháp luật này. Từ năm 1999 Truong Đại học Luật Hà Nội đã xuất bản cuốn "Giáo trình luật ngân hàng Việt Nam".

Dé đáp ứng yêu cẩu doi mới chương trình giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo, đến nay Giáo trình luật ngân hàng Việt Nam được biên soạn, chỉnh li nhiễu lần trên cơ sở chit

<small>trọng việc tham khảo mơ hình giáo trình luật ngân hàng của</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

nhiễu cơ sở đào tạo luật có uy tín trên thé giới va cập nhật các

<small>văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Tuy vậy, Giáo trình</small>

khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tập thể tác giả mong nhận được những đóng góp của độc giả để Giáo trình luật

<small>ngân hàng Việt Nam ngày càng được hoàn thiện.</small>

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

CHUONG I

NHUNG VAN DE LÍ LUẬN CƠ BAN VE LUAT NGAN HANG VIET NAM

I. KHAI NIEM HOAT DONG NGAN HANG VA CAU TRUC HE THONG NGAN HANG, TO CHUC TIN DUNG

<small>1. Khái niệm hoạt động ngân hang</small>

Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, khi sản xuất hàng hố phát triển thì kéo theo sự hình thành và phát triển của các quan hệ thương mại giữa các khu vực, giữa các quốc gia sử dụng các đồng tiền khác nhau. Việc mua, bán, trao đối hàng hoá giữa các khu vực, giữa các quốc gia sử dụng đồng tiền khác nhau làm nảy sinh nhu cầu đổi tiền. Các thương nhân phải đôi các loại tiền của mình dé lấy các loại tiền khác thích

ứng với từng quan hệ mua, bán, trao đơi hàng hố, dịch vụ. Dé

dap ứng nhu cầu đổi tiền của các thương nhân, xã hội xuất hiện tầng lớp thương nhân mới đó là những người làm nghề đổi tiền. Ban đầu tầng lớp thương nhân mới này chỉ thuần tuý làm nghề đổi tiền nhưng dần dần do yêu cầu của khách hàng mà họ thực hiện thêm các dịch vụ khác như nhận tiền gửi, cho vay... Cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, nghề đổi tiền và các dịch vụ kinh doanh tiền tệ cũng phát triển trở thành một

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

nghề kinh doanh và được gọi là nghề ngân hàng.

Nhiều cơng trình nghiên cứu cho răng, nghề ngân hàng xuất hiện đầu tiên ở miền Bac Italia vào thời kì trung cơ. Người Italia gọi nghề kinh doanh này bằng từ “Banco”.

Ngày nay, để đáp ứng sự phát triển đa dạng của nền kinh tế ở mỗi quốc gia và tính tồn cầu hoá của kinh tế thế giới, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, hoạt động ngân hàng ngày càng mang tính đa dạng và tinh xảo về các nghiệp vụ kinh doanh. Đồng thời, cơ câu chủ thê hoạt động trong lĩnh vực ngân hang

<small>cũng đa dạng như: ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương</small>

mại, ngân hàng chính sách, các tổ chức tin dụng phi ngân hang

<small>v.v.. Tuy vay, trong các tai liệu nghiên cứu và trong van bản pháp</small>

luật của nhiều nước, khái niệm “hoạt động ngân hàng” thường được dùng dé chỉ hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Trong hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật, việc chuẩn

<small>hoá khái niệm “hoạt động ngân hàng” có tác dụng lớn trong việc</small>

xác định phạm vi áp dụng đạo luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh ngân hàng. Chính vì vậy, trong đạo luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh ngân hàng của nhiều nước có điều luật ghi

<small>nhận hoạt động nào là hoạt động kinh doanh ngân hàng.</small>

Ở nhiều nước, pháp luật không đưa ra định nghĩa tông quát về hoạt động ngân hàng mà liệt kê các hoạt động được coi là hoạt động ngân hang. Chang han, Luật các tổ chức tài chính và

<small>ngân hàng của Malaysia năm 1989 liệt kê các dạng hoạt độngđược coi là hoạt động ngân hàng như:</small>

- Huy động tiền gửi của khách hàng:

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Cấp tín dung;

<small>- Thực hiện các dịch vụ thanh toán;</small>

Ở Việt Nam, tại Điều 6 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam và tại Điều 4 Luật các tổ chức tin dụng được Quốc hội

<small>khố XI, kì họp thứ 7 thơng qua ngày 16 thang 6 năm 2010giải thích khái niệm hoạt động ngân hàng như sau: Hoạt độngngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một</small>

hoặc một số nghiệp vụ sau đây: a) Nhận tiền gửi;

b) Cấp tín dung;

<small>c) Cung ứng dịch vụ thanh tốn qua tài khoản.</small>

Tiền tệ là vật trung gian trong trao đổi hang hố, thực hiện

<small>chức năng phương tiện thanh tốn.</small>

Cấp tín dụng là việc thoả thuận dé tô chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu,

<small>cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các</small>

nghiệp vụ cấp tín dụng khác (khoản 14 Điều 4 Luật các tổ chức

<small>tín dụng năm 2010).</small>

<small>Việc cung ứng dịch vụ thanh tốn với tính cách là hoạt</small>

động ngân hàng được thực hiện dưới nhiều hình thức như: thực

<small>hiện dịch vụ thanh toán séc, thẻ ngân hàng...</small>

Dịch vụ ngân hàng là các loại cơng việc tổ chức tín dụng phục vụ khách hàng liên quan tới hoạt động tiền tệ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small>Như vậy, hoạt động ngân hàng là loại hình hoạt động kinh</small>

doanh trong nền kinh tế có đối tượng kinh doanh là tiền tệ. Day là dấu hiệu quan trọng dé phân biệt hoạt động kinh doanh ngân hàng với các hoạt động kinh doanh khác trong nền kinh tế như với hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, hoạt động kinh doanh dịch vụ đời sống V.V..

2. Cấu trúc hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng

Xem xét cau trúc hệ thống ngân hàng, t6 chức tin dụng là xem xét các bộ phận bên trong hợp thành nó. Hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng ở mỗi quốc gia bao gồm nhiều bộ phận hợp thành. Mỗi bộ phận trong hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng có vi trí và vai trị khác nhau đối với đời song kinh tế-xã hội ở mỗi nước.

Ngày nay phổ biến ở các quốc gia, hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng gồm ngân hàng trung ương và các tơ chức tín dụng.

<small>2.1. Ngân hàng trung wong</small>

Khi đánh giá về vai trò của ngân hàng trung ương, Samuelson nhà kinh tế học người Mỹ cho rằng: “Tir khi thoi gian bắt ddu có, cho đến nay, đã có ba phat minh lon: lửa,

<small>bánh xe và ngân hàng trung ương”. Mặc dù ngày nay ngầnhàng trung ương được nhìn nhận với vai trị to lớn như vậy</small>

nhưng sự ra đời của thực thé này trong lich sử gắn liền với quá trình phát triển lâu dài của nghề kinh doanh tiền tệ và yêu cầu quản lí nhà nước đối với các hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng ở các quốc gia.

Đến thé ki XVII, hoạt động kinh doanh ngân hàng không

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

cịn là hoạt động kinh doanh mang tính cá thé của thương nhân mà ở nhiều nước đã xuất hiện các tổ chức kinh doanh tiền tệ có

<small>quy mơ lớn như Ngân hàng Amsterdam (Hà Lan) thành lậpnăm 1609, Ngân hàng Hambourg (Đức) thành lập năm 1619,</small>

Ngân hàng Anh quốc (Bank of England) thành lập năm 1694 v.v.. Tuy vậy, cho đến cuối thé ki XVII, ở các quốc gia, hoạt động của các ngân hàng mang 2 đặc điểm phổ biến sau:

Thứ nhất, hoạt động kinh doanh ngân hàng mang tính đơn lẻ. Điều này thể hiện ở chỗ, các ngân hàng tồn tại độc lập, khơng có quan hệ liên kết theo hệ thống:

Thứ hai, các ngân hàng đều có quyền thực hiện các hoạt động kinh doanh giống nhau như nhận tiền gửi, cho vay, phát hành tiền cho lưu thơng v.v..

Tình trạng các ngân hàng đều có quyền phát hành tiền đã dan tới tình trạng “thừa tiền” trong nền kinh tế và tác động xấu tới sản xuất và lưu thơng hàng hố. Do đó, đến đầu thế kỉ XVIII, các nước đều thực hiện chính sách chỉ cho phép một số ngân hàng hội đủ điều kiện do nhà nước quy định mới được phép phát hành tiền. Thực tế đó đã dẫn tới sự hình thành hai loại hình ngân hàng: Các ngân hàng được phép phát hành tiền

<small>gọi là ngân hàng phát hành, cịn các ngân hàng khơng được</small>

phép phát hành tiền gọi là ngân hàng trung gian.

Sự vận động của nền kinh tế chịu ảnh hưởng to lớn của hoạt động phát hành tiền. Do đó, cùng với việc tăng cường sự can thiệp, điều tiết đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, ở các quốc gia, nhà nước dan dan tiễn tới kiểm soát chặt chẽ hoạt động phát hành tiền.

<small>II</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Đến cuối thế ki XIX dau thế ki XX, ở châu Âu, nhiều nước

<small>ban hành đạo luật quy định chỉ cho phép một ngân hàng duy</small>

nhất được phát hành tiền.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thời kì 1929 - 1933 đã buộc nhà nước ở các nước tư bản phải cải cách căn bản cơ chế

<small>sử dụng ngân hàng phát hành. Một mặt, nhà nước xác lập cơ</small>

chế kiểm soát chặt chẽ tổ chức và hoạt động của ngân hàng

<small>phát hành. Mặt khác, nhà nước giao cho ngân hàng phát hành</small>

thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và quản lí nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh ngân hàng trong nền kinh tế.

<small>Sau thời kì 1929 - 1933, trong các tài liệu nghiên cứu ở các</small>

nước xuất hiện khái niệm ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương là ngân hàng có chức năng chủ yếu là phát hành tiền, thực thi chính sách tiền tệ quốc gia.

Ngày nay, ở các nước ngân hàng trung ương được tô chức

<small>theo một trong hai loại: mơ hình ngân hàng trung ương thuộcsở hữu nhà nước và mơ hình ngân hàng trung ương được thành</small>

lập dưới dạng công ty cô phần.

<small>Mô hình ngân hàng trung ương thuộc sở hữu nhà nước</small>

được nhiều nước áp dụng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Việt Nam v.v..

Mơ hình ngân hàng trung ương được tổ chức dưới dạng công ty cô phan được áp dụng ở một số nước. Ở Hoa Kỳ, Hệ thong Dự trữ liên bang (FED) đóng vai trị của ngân hàng trung ương được tơ chức dưới hình thức cơng ty cơ phan.

Ngồi hai dạng chủ yếu trên, Cộng đồng kinh tế châu Âu

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<small>(EU) có ngân hàng trung ương thực hiện chức năng phát hành</small>

tiền chung cho các nước thành viên.

Mặc dù phương thức thành lập và phạm vi quyền hạn của ngân hàng trung ương ở các quốc gia có khác nhau nhưng chúng đều là định chế tài chính cơng qun. Tinh chất công quyền của ngân hàng trung ương thể hiện ở chỗ, hoạt động chủ yếu của nó nhằm thực hiện những nhiệm vụ mà nhà nước hoặc liên minh các quốc gia giao va dựa trên cơ sở quyên lực nhà nước.

2.2. Tổ chức tín dụng

Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng.

<small>Căn cứ vào phạm vi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh,</small>

pháp luật của các nước quy định các tổ chức tín dụng gồm hai loại: Tổ chức tín dụng là ngân hàng và tổ chức tín dụng phi

<small>ngân hàng.</small>

Ngân hàng là loại hình tơ chức tín dụng có thé được thực

<small>hiện tồn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanhkhác có liên quan.</small>

Luật của các nước quy định về tô chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng thường có quy định các loại giao dich được coi là giao dịch ngân hàng và về nguyên tắc một tổ chức là ngân hàng được phép thực hiện tất cả các loại giao dịch đó. Chang hạn, Luật về ngành tín dụng của Cộng hoà liên bang

<small>Đức năm 1992 quy định 9 loại giao dịch được coi là giao dichngân hàng. Còn Luật ngân hàng thương mại của Cộng hoànhân dân Trung Hoa năm 1995 quy định 13 loại giao dịch được</small>

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<small>coi là giao dịch ngân hàng.</small>

<small>Các loại giao dịch được coi là giao dịch ngân hàng (nghiệpvụ ngân hàng) theo quy định của pháp luật các nước là những</small>

giao dịch phô biến như: huy động vốn dưới hình thức tiền gửi, cho vay, mua bán các giấy tờ có giá ngăn hạn, cung cấp dịch vụ thanh tốn, dịch vụ bảo lãnh v.v.. Ngồi ra, đối với một số giao dịch khác, tuỳ thuộc quan điểm của nhà nước mà ở các

<small>nước có sự khác nhau trong việc quy định loại giao dịch mà</small>

ngân hàng được phép thực hiện. Chăng hạn, ở Hoa Kỳ, Nhật

<small>Bản... các ngân hàng chỉ được phép thực hiện các hoạt động</small>

kinh doanh ngân hàng mang tính truyền thống cịn việc kinh

<small>doanh chứng khốn do các cơng ty chứng khốn độc lập thựchiện. Cịn ở Cộng hồ Liên bang Đức, ngồi hoạt động kinh</small>

doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, các ngân hàng cịn được phép kinh doanh chứng khốn, bảo hiểm.

Ngày nay ở các nước, các ngân hàng được tổ chức và thành lập dưới nhiều dạng như: ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư-phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác v.v..

Ở nước ta, Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 (được sửa đổi bồ sung năm 2004) quy định tô chức tin dụng gồm hai loại: Tổ chức tín dụng là ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mơ và quỹ tín

<small>dụng nhân dân.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Ngân hàng là loại hình tơ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tơ chức tín dụng. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân

<small>hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.</small>

<small>Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực</small>

hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm

<small>mục tiêu lợi nhuận.</small>

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tơ chức tín dụng, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính và các tổ

<small>chức tín dụng phi ngân hàng khác.</small>

<small>Cơng ty cho th tài chính là loại hình cơng ty tài chính cóhoạt động chính là cho thuê tài chính theo quy định của Luật</small>

các tơ chức tín dụng.

Tổ chức tài chính vi mơ là loại hình tổ chức tin dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh

<small>nghiệp siêu nhỏ.</small>

Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp

<small>nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình</small>

thức hợp tác xã dé thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hồ vốn trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.

Il. VAI TRO CUA NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VUC NGAN HANG

1. Nhà nước xây dựng va tơ chức thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

Chính sách tiền tệ quốc gia là chính sách sử dụng tiền tệ do cơ quan nhà nước có thâm quyền quyết định nhằm thực hiện mục tiêu 6n định giá trị đồng tiền, phát triển kinh tế xã hội, bao đảm an ninh quốc phòng trong từng giai đoạn cụ thể. Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam được Quốc hội thơng qua ngày 16 tháng 6

<small>năm 2010 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 quy định:</small>

1. Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thâm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ôn định giá tri đồng tiền biểu hiện băng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp dé thực hiện mục tiêu đề ra.

2. Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm được thê hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

3. Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc đàm phán, kí kết, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

4. Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hàng năm. Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ, và biện pháp điều hành đề thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy

<small>định của Chính phủ.</small>

<small>2. Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ quản lí và</small>

duy trì trật tự cho các hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế Trong thời đại ngày nay sự 6n định và phát triển của nền kinh tế ở mỗi quốc gia gắn liền với vai trò tác động tích cực của nhà nước. Lĩnh vực ngân hàng là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế và sự vận động của các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này có ảnh hưởng lớn đến tồn bộ nên kinh tế. Bởi vi, lĩnh vực ngân hàng là nơi diễn ra q trình tích tụ, điều hồ nhiều nguồn von, là nơi thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Mặt khác, các quan hệ kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng phần lớn tiềm an nguy cơ rủi ro cao và liên quan đến lợi ích của nhiều loại chủ thé trong nền kinh tế.

Sự phát triển ở các quốc gia đã chỉ ra rằng, sự ôn định và phát triển của hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng là một trong những điều kiện cơ bản của sự phát triển. Dé tạo lập hệ thống ngân hàng, các tơ chức tín dụng hoạt động an tồn và phát huy vai trị tích cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội đòi hỏi nhà nước phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, trong

<small>17</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<small>đó có biện pháp sử dụng pháp luật.</small>

Pháp luật được nhà nước sử dụng làm công cụ điều chỉnh

<small>các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng, tạo lập</small>

những chuẩn mực cho việc tô chức và hoạt động của hệ thống ngân hàng, các t6 chức tín dụng. Điều đó thé hiện trên các mặt chủ yếu sau:

Thư nhất, nhà nước sử dụng pháp luật dé quản lí nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh ngân hang trong nén kinh tế. Để quản lí nhà nước đối với các hoạt động này, trong các văn bản pháp luật nhà nước quy định các điều kiện hoạt động ngân

hàng; điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép thành

lập và hoạt động của tơ chức tín dụng và giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; quy định nhiệm vụ, quyền hạn

<small>quản lí nhà nước của Ngân hàng nhà nước Việt Nam v.v..</small>

Thứ hai, nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ dé xây dựng hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế.

<small>Do tính phức tạp của nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng và</small>

những tác động của các hoạt động kinh doanh ngân hàng đối với nền kinh tế và đời sống xã hội nên phương thức tơ chức kinh doanh ngân hàng khơng thể hình thành và tồn tại theo kiểu tự phát. Thực tiễn ở nhiều nước đã chỉ ra răng, bằng công cụ pháp luật nhà nước phải định hình mơ hình tổ chức của hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Ở đây cần thấy rằng, pháp luật với khả năng sáng tạo, dẫn đường có khả năng định hình mơ hình tổ chức cho hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng. Chăng hạn, ở nước ta chỉ sau khi nhà nước ban hành

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<small>Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính</small>

năm 1990, mơ hình ngân hàng cổ phan mới được thành lập. Ở mỗi quốc gia, sự ghi nhận băng pháp luật các hình thức tổ chức của hệ thống ngân hàng, tô chức tin dụng do nhu cầu của đời song xã hội va mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nhà nước quyết định.

Ở nước ta, chính sách của Nhà nước về xây dựng các loại hình tổ chức tín dụng được ghi nhận ở Điều 6 Luật các tơ chức tín dụng được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

<small>Nam thông qua ngày 16 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực thihành từ ngày 01 thang 01 năm 2011.</small>

<small>Thứ ba, Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ bảo đảm an</small>

toàn cho các hoạt động kinh doanh ngân hàng trong nền kinh tế. Do sự tiềm an nguy cơ rủi ro và sự tác động có tính dây chuyền của các hoạt động kinh doanh ngân hàng nên đòi hỏi nhà

<small>nước phải sử dụng pháp luật làm cơng cụ kích thích những tác</small>

động tích cực, ngăn ngừa và hạn chế những tác động tiêu cực, bảo đảm an tồn cho loại hình hoạt động này trong nền kinh tế.

Để bảo đảm an toàn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng trong nền kinh tế, nhà nước sử dụng pháp luật điều chỉnh các

<small>quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực này theo phương thức</small>

riêng. Điều đó thể hiện ở chỗ, ngoài các quy định bảo đảm quyền tự chủ trong kinh doanh cho các chủ thể kinh doanh

<small>ngân hàng, nhà nước còn ban hành các quy định mang tính hạn</small>

chế và tính kiểm sốt chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các loại chủ thể này. Chang hạn, Điều 128 Luật các t6 chức tin

<small>19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

dụng năm 2010 quy định: Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng khơng được vượt quá 15% vốn tự có của

<small>ngân hàng thương mai, chi nhánh ngân hàng nước ngoai, quỹ</small>

tin dụng nhân dân, tơ chức tài chính vi mơ.

<small>Thứ tu, Nhà nước sử dụng pháp luật làm công cụ ngăn ngừa,</small>

giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng. Hoạt động của các ngân hàng, tổ chức tín dụng có thể dẫn tới các tranh chấp phát sinh giữa các tổ chức này với nhau hoặc

<small>với khách hàng hoặc với các cơ quan nhà nước.</small>

Các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục, cơ quan có thâm quyền giải quyết tranh chấp v.v.. góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của các tổ chức, cá nhân tham gia các quan hệ xã hội trong lĩnh vực ngân hàng, góp phần duy trì trật tự cho các hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế.

3. Nhà nước thành lập và sử dụng hệ thống ngân hàng, tổ chức tin dụng nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân

Đề thực hiện chính sách kinh tế-xã hội về ngân hàng, nhà nước sử dụng nhiều cơng cụ và biện pháp, trong đó có việc thành lập các ngân hàng và các tổ chức tín dụng thuộc sở hữu

<small>nhà nước, thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao. Các</small>

tổ chức này gồm có: Ngân hàng nhà nước Việt Nam (ngân

<small>hàng trung ương), các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân</small>

hàng chính sách và các loại hình tổ chức tín dụng nhà nước

<small>khác. Hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ nhà nước giao nên</small>

các ngân hàng, tổ chức tín dụng nhà nước đóng vai trị là cơng

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

cụ của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, tín dụng, ngân hàng của Nhà nước và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò chủ đạo này thể hiện ở chỗ, hệ thống ngân hàng, tơ chức tín dụng nhà nước hoạt động trên tất cả các

<small>lĩnh vực ngân hang với quy mô hoạt động rộng nên có anh</small>

hưởng sâu sắc đối với nền kinh tế và có tác động chi phối đối với các hoạt động ngân hàng của các thành phan kinh tế khác.

4. Nhà nước kích thích sự phát triển của hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng

Sự phát triển của hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó các tác động mang tính khuyến khích của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn. Các tác động mang tính khuyến khích của nhà nước thể hiện trên nhiều phương diện đối với quá trình hình thành và phát triển của hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng như tạo mơi trường kinh tế, mơi trường pháp lí; thực hiện các tác động trực tiếp bằng chính sách thu hút đầu tư, chính sách ưu đãi thuế v.v..

II. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT NGAN HANG

<small>1. Định nghĩa</small>

<small>Tương tự việc nghiên cứu các ngành luật khác, việc xácđịnh nội dung khái niệm “luật ngân hàng” phụ thuộc vào tiêu</small>

chí phân định ngành luật theo các dạng lí thuyết phân chia hệ thơng pháp luật. Do đó, việc áp dụng lí thuyết phân chia ngành luật khác nhau sẽ đem đến cách hiểu “luật ngân hàng” với nội

<small>dung khác nhau.</small>

<small>Trước đây, ở các nước xã hội chủ nghĩa, trong điêu kiệnZl</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

nên kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nhà nước xã hội chủ nghĩa thực hiện nguyên tắc độc quyền nhà nước về ngân hàng. Theo nguyên tắc này, kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực độc quyền của nhà nước. Trong nền kinh tế quốc dân các ngân hàng đều thuộc sở hữu nhà nước.

Nhằm mục đích sử dụng ngân hàng làm cơng cụ đắc lực dé vận hành cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, ở các nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước xây dựng hệ thống ngân hàng theo mơ hình ngân hàng một cấp. Theo mơ hình này, không chỉ Ngân

<small>hàng nhà nước và các chi nhánh trực thuộc thực hiện chức</small>

năng quản lí nhà nước mà các ngân hàng quốc doanh khác

<small>cũng có chức năng quản lí nhà nước. Trong các quan hệ kinh</small>

doanh, theo quy định của pháp luật, các ngân hàng quốc doanh vừa tham gia với tư cách chủ thể kinh doanh vừa với tư cách

<small>của cơ quan quản lí nhà nước. Chính vì vậy, các quan hệ xã hội</small>

phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung thực chất là các quan hệ quản lí nhà nước. Bộ phận pháp luật điều chỉnh các quan hệ này mang đặc tính

<small>của pháp luật quản lí nhà nước.</small>

Như vậy, Luật ngân hàng trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung thực chất là luật quản lí nhà nước về ngân hàng.

<small>Do đặc tính của các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vựcngân hàng có cùng đặc tính cơ bản với các loại quan hệ tàichính phát sinh trong các lĩnh vực khác như: ngân sách nhà</small>

nước, bảo hiểm nhà nước (bảo hiểm thương mại) v.v.. nên ở phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa quan niệm bộ phận pháp luật điều chỉnh các quan hệ ngân hàng là bộ phận cấu thành của

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<small>ngành luật tài chính. Căn cứ vào nội dung của luật thực định</small>

mà các nhà nghiên cứu đều khăng định răng, đối với các quan hệ ngân hàng, Nhà nước sử dụng pháp luật điều chỉnh theo phương pháp của luật kinh tết) (phương pháp thoả thuận và phương pháp mệnh lệnh quyền uy).

Chuyền sang nên kinh tế thị trường, ở nước ta cũng như ở

<small>các nước xã hội chủ nghĩa khác, nhà nước thực hiện cải cách</small>

hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp. Đặc điểm quan trọng nhất của mơ hình ngân hàng hai cấp là được nhà nước phân định rõ chức năng quản lí nhà nước và chức năng kinh doanh của hệ thống ngân hàng. Trong hệ thơng ngân hàng chỉ có ngân hàng trung ương (ngân hàng nhà nước) mới có chức năng quản lí nhà nước đối với các hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân. Còn các loại ngân hàng khác là những tổ chức kinh tế kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng mà khơng có chức năng quản lí nhà nước. Mặt khác, để phù hợp với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, xố bỏ tình trạng

hành chính-bao cấp, tạo mơi trường cạnh tranh lành mạnh,

Nhà nước thực hiện chính sách đa sở hữu đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng. Điều đó đã dẫn tới sự phát triển của nhiều loại hình tổ chức kinh doanh ngân hàng thuộc nhiều

<small>hình thức sở hữu như: ngân hàng thương mại, ngân hàngchính sách, ngân hàng hợp tác xã v.v..</small>

<small>(1). Gurevich I.X., Đại cương luật ngân hàng Xô Viết, L., 1952, tr. 16, 26;</small>

<small>CoGan M.L., Quan hệ pháp luật giữa Ngân hàng nhà nước và các liên hợp -Nhà nước và pháp luật Xô viết, 1974, No 1, tr. 60 (tiêng Nga).</small>

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Thực tế đó đã dẫn tới hệ quả pháp lí là trong nền kinh tế thị

<small>trường, trong lĩnh vực ngân hàng không chỉ có các quan hệquản lí nhà nước mà cịn phát sinh các loại quan hệ kinh doanh</small>

ngân hàng được thiết lập theo nguyên tắc bình đăng, cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật.

Thực tiễn trên đây cho thay, trong nền kinh tế thị trường, bộ phận pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng khơng cịn thuần t là bộ phận pháp

<small>luật mang đặc tính của pháp luật quản lí nhà nước.</small>

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, trong nền kinh tế thị

<small>trường, luật ngân hàng là bộ phận pháp luật quy định địa vị</small>

pháp lí của các ngân hàng, của các tô chức thực hiện nghiệp vụ ngân hàng một cách chủ yếu, thường xuyên mang tính nghề nghiệp và điều chỉnh đối với các nghiệp vụ ngân hàng, các giao dịch thương mại của các ngân hàng.”

Một số nhà nghiên cứu khác đưa ra khái nệm “luật tín dụng”. Theo quan niệm này thì đối tượng của luật tín dụng khơng chỉ là các quan hệ có sự tham gia của ngân hàng mà còn gồm cả các tổ

<small>chức tín dụng khác thực hiện nghiệp vụ ngân hàng một cách đơnlẻ. Như vậy, theo các nhà nghiên cứu này thì luật ngân hàng được</small>

xem như là một bộ phận của luật tín dung.”

Các luật gia Hoa Ky cho rang “luật ngân hang” là thuật ngữ không những dùng để chi các nguyên tac chung của việc tổ chức và hoạt động của các ngân hàng mà nó cịn là tổng hợp

<small>(1). Gavalda., Stoufflet J. Droit de la banque, Paris, 1974, p. 6.(2). Gavalda., Stoufflet J. Droit du Credit: 1-iere Livre, Paris, 1990, p. 2.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

các quy phạm pháp luật điều chỉnh trật tự cung ứng các dịch vụ tài chính và những nghiệp vụ gắn với các dich vụ do.

Tóm lai, theo quan điểm phổ biến ở nhiều nước thì khái niệm “luật ngân hàng” dùng để chỉ tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương, các nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức hệ thong tín dung và trật tự thực hiện các dich vụ cho khách hang của tổ chức tín dụng.

Ở nước ta cũng như ở các quốc gia khác, sử dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng là yêu cầu mang tính khách quan đối với nhà nước. Dựa vào hệ thống pháp luật hiện hành ở nước ta và quan niệm phổ biến ở các nước về mơ hình ngành luật ngân hàng, có thé nêu

<small>định nghĩa luật ngân hàng như sau:</small>

Luật ngân hàng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước tổ chức và quản lí hoạt động ngân hàng, các quan hệ về tổ chức, hoạt động của các tổ chức tín dung và hoạt động ngân hàng của các tô chức khác.

Như vậy, tương tự các ngành luật khác, đối tượng điều

<small>chỉnh của luật ngân hàng là các quan hệ xã hội.</small>

Căn cứ vào tính chất của quan hệ xã hội do Luật ngân hàng điều chỉnh và phương thức tác động của pháp luật, đối tượng điều chỉnh của Luật ngân hàng gồm hai nhóm chính: các quan hệ quản lí nhà nước về ngân hàng, các quan hệ tổ chức và kinh

<small>(1). Theo L. G Ephimora. Luật ngân hang, M. 1994, tr. 4.</small>

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<small>doanh ngân hàng.</small>

Các quan hệ quản lí nhà nước về ngân hàng là các quan hệ

<small>xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước thực hiện hoạt động</small>

quản lí nhà nước đối với các hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế. Vi du: quan hệ cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hang, quan hệ thanh tra giữa Ngân hàng nhà nước với các tổ

<small>chức tín dụng v.v..</small>

Đối với các quan hệ quản lí nhà nước về ngân hàng phương thức tác động của pháp luật (phương pháp điều chỉnh) là mệnh

<small>lệnh phục tùng.</small>

Các quan hệ tô chức và kinh doanh ngân hàng là các quan hệ xã hội phát sinh trong q trình tơ chức, thực hiện hoạt động kinh doanh ngân hàng của các tơ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác.

Theo quy định của pháp luật, mơ hình và cơ cấu tơ chức của các tổ chức tín dụng do pháp luật quy định.

<small>Các quan hệ kinh doanh ngân hàng phát sinh trong kinh</small>

doanh của các tơ chức tín dụng hoặc của các tô chức khác được phép hoạt động ngân hàng được thiết lập trên cơ sở bình đăng. Phương thức tác động của pháp luật đối với các quan hệ này là phương thức bình dang, thoả thuận.

Căn cứ vào nội dung điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng gồm các nhóm quan hệ xã hội sau:

- Quan hệ tô chức và hoạt động của Ngân hàng nhà nước

<small>Việt Nam;</small>

<small>- Quan hệ tô chức và hoạt động của các tơ chức tín dụng;</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

- Quan hệ kinh doanh ngân hàng của các tơ chức khơng phải là tổ chức tín dụng nhưng được Nhà nước cho phép thực hiện một số hoạt động kinh doanh ngân hàng.

2. Nguồn của luật ngân hàng

Là bộ phận của pháp luật quốc gia nên luật ngân hàng cũng

mang đặc điểm chung của mỗi hệ thống pháp luật về nguồn luật.

Ngày nay, trên thế giới, tồn tại hai hệ luật mang đặc trưng khác biệt là hệ luật châu Âu lục địa và hệ luật Anh - Mỹ. Nguồn của luật thuộc hệ luật châu Âu lục địa là văn bản pháp luật (có

quy phạm pháp luật cụ thé), con nguồn của luật thuộc hệ luật

<small>Anh - Mỹ thì ngồi các quy phạm pháp luật được quy định</small>

trong văn bản pháp luật, án lệ cũng được xem là nguồn luật. Xuất phát từ sự khác biệt của các hệ luật mà ở các nước thuộc hệ luật châu Âu luc địa, nguồn luật ngân hang là các van bản chứa các quy phạm pháp luật về ngân hàng. Các nước

<small>thuộc hệ luật Anh - Mỹ, ngoài các văn bản quy phạm pháp luật,</small>

nguồn luật ngân hàng còn có án lệ.

Ngồi hai hệ luật cơ bản trên đây, ở một số nước hôi giáo, luật Hồi giáo được xem là chính thống và có giá trị áp dụng đối

<small>với cả các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ngân hàng.</small>

Ở Việt Nam, nguồn của luật ngân hàng cũng như các bộ

<small>phận pháp luật khác, trong một thời gian dài án lệ không được</small>

thừa nhận là nguồn luật mà nguồn luật phải là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thâm quyền ban hành hoặc phê chuẩn theo hình thức, trình tự, thủ tục luật định,

<small>có chứa các quy phạm pháp luật ngân hàng.</small>

<small>By</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Qua thực tiễn xét xử và yêu cầu của thực tiễn hội nhập quốc tế, khoản 3 Điều 104 Hiến pháp năm 2013 quy định: Toà án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử. Khoản 2 Điều 22 Luật tơ chức tồ án nhân dân năm 2014 quy định, Hội đồng thâm phán Toà án nhân dân tối cao “lựa chọn quyết định giảm đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân toi cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các tồ án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”. Như vậy, tuy phương thức thừa nhận bản án, quyết định của tồ án

<small>đã có hiệu lực thi hành ở Việt Nam, phải theo những trình tự,</small>

thủ tục luật định nhưng về bản chất án lệ đã được thừa nhận. Nguồn của luật ngân hàng gồm có các văn bản luật và các

<small>văn bản dưới luật.</small>

Nguồn của luật ngân hàng là các văn bản luật có chứa các quy phạm pháp luật ngân hàng gồm có:

- Hiến pháp là nguồn luật cơ bản của nhiều ngành luật trong đó có luật ngân hàng. Các quy định của Hiến pháp là những quy định có giá trị pháp lí nền tảng cho việc ban hành các văn bản pháp luật về ngân hàng.

- Các đạo luật có các quy phạm pháp luật về ngân hàng như Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín

<small>dụng, Bộ luật dân sự, Luật thương mại...</small>

Thực tiễn ở các nước cho thấy, các đạo luật điều chỉnh tô

chức và hoạt động của ngân hàng trung ương và của hệ thống

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

tơ chức tín dụng có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật ngân hàng và ở hầu hết các nước có hai đạo luật này. Chang hạn, ở Cộng hồ Liên bang Đức có Luật về ngân hang Liên bang Đức năm 1957 và Luật về ngành tín dụng năm 1992; ở Trung Quốc có Đạo luật về ngân hàng nhân dân Trung Quốc

<small>năm 1995 va Đạo luật ngân hàng thương mai năm 1995...Ngoài hai đạo luật này, các nước thường ban hành các đạo luật</small>

đơn hành khác điều chỉnh một số hoạt động ngân hàng như luật về séc, luật về hối phiếu V.V..

<small>Các văn bản dưới luật có chứa các quy phạm pháp luật</small>

ngân hàng gồm có:

- Pháp lệnh do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành;

<small>- Các văn bản pháp luật do Chính phủ ban hành;</small>

<small>- Các văn bản pháp luật do Ngân hàng nhà nước Việt Nam,do các bộ ban hành.</small>

CÂU HOI HƯỚNG DAN ON TẬP, ĐỊNH HƯỚNG THẢO LUẬN

<small>1. Khái niệm hoạt động ngân hàng.</small>

<small>2. Đặc trưng hoạt động ngân hàng của ngân hàng trungương, của tô chức tín dụng là ngân hàng, của tơ chức tín dụngphi ngân hàng.</small>

<small>3. Vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng.</small>

4. So sánh nguồn luật của luật ngân hàng Việt Nam với

<small>nguôn luật ngân hàng của các hệ pháp luật trên thê giới.</small>

<small>2Ð</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các văn bản quy phạm pháp luật được chi dan trong

<small>Chương I.</small>

2. F. S. Mishkin, Tiên tệ, ngân hàng và thị trường tài chính,

<small>Nxb. Khoa học và kĩ thuật, Hà Nội, 1994.</small>

3. Pháp luật về ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mai một số nước, Nxb. Thé giới, 1997.

4. Nguyễn Công Nghiệp, Công nghệ ngân hàng và thị trường tiên tệ, Nxb. Thông kê, Hà Nội, 1993.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

CHƯƠNG II

NGAN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

L VỊ TRÍ PHÁP LÍ, TƯ CÁCH PHÁP NHÂN VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYEN HAN CUA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

<small>1. Vị trí pháp lí của Ngan hang nhà nước Việt Nam</small>

Ngày nay, ở các quốc gia, tuỳ thuộc vào nguồn gốc hình thành, cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước mà ngân hàng trung ương được tổ chức và hoạt động có những đặc điểm riêng, nhưng căn cứ vào mối quan hệ với chính phủ, ngân hàng trung ương có thé được khái quát dưới hai dạng chính: Ngân

<small>hàng trung ương độc lập với chính phủ và ngân hàng trungương trực thuộc chính phủ.</small>

<small>Ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ là ngân hàng</small>

trung ương khơng nằm trong cơ cấu bộ máy của chính phủ, khơng chịu sự lãnh đạo, điều hành của chính phủ. Hoa Kỳ là nước điển hình thực hiện triệt để mơ hình ngân hàng trung ương (gọi là hệ thống dự trữ liên bang Hoa Ky) độc lập với chính phủ. Theo mơ hình này, ý kiến của chính phủ đối với ngân hàng trung ương chỉ mang tính khuyến nghị mà khơng mang tính bắt buộc.

<small>31</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<small>Ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ là ngân hàng</small>

trung ương năm trong cơ cấu bộ máy của chính phủ và chịu sự lãnh đạo, điều hành của chính phủ. Mơ hình ngân hàng trung

<small>ương trực thuộc chính phủ được áp dụng ở các nước như Trung</small>

Quốc, Việt Nam, Malaysia... Riêng ở Malaysia, ngân hàng trung ương được tổ chức trong cơ câu của Bộ tài chính, tương đương cấp cục, vu.

Ngồi hai mơ hình cơ bản trên đây, hiện nay cộng đồng kinh tế châu Âu (EU) có ngân hàng trung ương chung. Riêng Vương quốc Anh không tham gia vào liên minh tiền tệ này.

Phát hành tiền, lưu thông tiền tệ và sự ổn định gia tri đồng tiền luôn tác động đến sự 6n định, tăng trưởng của mỗi quốc gia, của từng liên minh kinh tế. Đặc biệt, đối với các quốc gia có nền kinh tế ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu thi trang thái tiền tệ của nước đó có tác động lớn đến trạng thái của hệ thống tài chính của nhiều quốc gia khác. Chính vì vậy, mặc dù

<small>mức độ phụ thuộc vào cơ quan hành pháp có khác nhau nhưng</small>

các nhà nước đều sử dụng các biện pháp để điều chỉnh hoạt động phát hành tiền, lưu thông tiền tệ của ngân hàng trung ương.

Ở Việt Nam, trong thời kì phong kiến trước khi bị thực dân Pháp xâm lược (năm 1858), việc phát hành tiền tệ là việc đúc tiền của vua, chúa. Trong gần 20 năm thực dân Pháp củng cố chế độ cai tri, ở Việt Nam lưu thông nhiều loại tiền khác nhau. Năm 1875, Ngân hàng Đông Dương (Banque de I'Indochine - viết tắt là BIC) được thành lập ở Paris để phát hành giấy bạc và tiền kim loại cho các xứ thuộc địa của Pháp ở châu Á. Trên đất Việt Nam, Pháp đặt hai chi nhánh đầu tiên ở Hải Phong và Sai Gòn,

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<small>tuy là một công ti tư nhân nhưng hoạt động như một ngân hangtrung ương. Riêng Nam Kỳ, tuy đã trở thành thuộc địa của</small>

Pháp nhưng van sử dụng đồng tiền cổ truyền của người Việt cùng đồng tiền MEXICO lưu hành từ trước khi Liên quân Pháp - Tây Ban Nha xâm lược Đông Dương. Đồng tiền do Ngân hàng Đông Dương phát hành dần dần thay thế các đồng tiền

<small>khác ở Việt Nam. Sau năm 1953, Ngân hàng Đông Duong ở</small>

Việt Nam bị giải thể.

<small>Sau Cách mạng tháng Tam năm 1945, Nhà nước Việt Nam</small>

dân chủ cộng hoà đã sớm đặt nền móng cho một nên tài chính -tiền tệ độc lập. Trong hồn cảnh khó khăn chưa đủ điều kiện vật chất để thành lập ngân hàng trung ương, ngày 15 tháng I1 năm 1945, cơ quan Ấn loát thuộc Bộ tài chính đã được Chính phủ cho phép thành lập với nhiệm vụ sản xuất tờ bạc Việt Nam để đưa ra lưu hành. Ngày 31 tháng 01 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh số 18b cho phép Bộ trưởng Bộ tài chính phát hành tờ bạc tài chính Việt Nam dé thay thé cho đồng bac Đông Dương. Ngày 03 tháng 02 năm 1946, cơ quan Tổng phát hành giấy bạc Việt Nam trực thuộc Bộ tài chính chính thức ra

<small>đời và hoạt động.</small>

Như vậy, trong những năm đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, chức năng phát hành tiền và điều hồ lưu thơng tiền tệ do Bộ tài chính thực hiện.

Ngân hàng quốc gia Việt Nam (Ngân hàng nhà nước Việt Nam) được thành lập theo Sắc lệnh số 15/SL ngày 06/5/1951 do Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hồ kí. Sắc lệnh này khơng trực tiếp quy định vị trí pháp lí của Ngân hàng

<small>33</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

quốc gia Việt Nam nhưng có quy định rằng Tổng giám đốc là người lãnh đạo Ngân hàng quốc gia Việt Nam có danh vị như

<small>bộ trưởng.</small>

<small>Trong q trình xây dựng và hồn thiện pháp luật, vị trí</small>

pháp lí của Ngân hàng nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng nhà nước) ngày càng được xác định cụ thể.

<small>Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1990 tại</small>

Điều 1 quy định: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng Nhà nước), là cơ quan của Hội đồng bộ trưởng, có chức năng quản lí nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trong cả nước, nhăm 6n định giá trị đồng tiền; là cơ quan duy nhất phát hành tiền của nước Cộng hoà xã hội

<small>chủ nghĩa Việt Nam.</small>

Khoản 1 Điều 1 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam do Quốc hội thông qua ngày 12/12/1997 quy định: "Ngân hàng nhà nước Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng nhà nước) là

<small>cơ quan của Chính phủ và là ngân hàng trung ương của nước</small>

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Đề xác định rõ hơn địa

<small>vị pháp lí của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong bộ máy của</small>

Chính phủ, Điều 2 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm

<small>2010 quy định: Ngân hàng nhà nước Việt Nam là cơ quanngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nướcCộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.</small>

<small>Như vậy, theo quy định nay, Ngân hàng nhà nước vừa có vi</small>

trí là một bộ trong cơ cau tổ chức của Chính phủ, vừa có vị trí

<small>là ngân hàng trung ương.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<small>Với vị trí pháp lí là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, theo</small>

quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật t6 chức Chính phủ,

<small>Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Ngân hàng nhà nước là cơ</small>

quan ngang bộ có chức năng quản lí nhà nước về tiền tệ và

<small>ngân hàng.</small>

<small>Với vị trí pháp lí của ngân hàng trung ương, Ngân hàng nhà</small>

nước là ngân hàng phát hành tiền, ngân hang của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Hoạt động vì lợi ích chung của quốc gia là một trong những dau hiệu thé hiện tính cơng quyền của ngân hàng trung ương.

<small>Chính vì vậy, luật ngân hàng trung ương của các nước thường</small>

quy định cụ thé về mục tiêu hoạt động của ngân hàng trung ương. Chăng hạn, Điều 3 Chương I Luật ngân hàng Cộng hồ liên

<small>bang Đức (thơng qua ngày 26/7/1957) quy định nhiệm vụ và mụctiêu hoạt động của Ngân hàng Liên bang Đức như sau: Ngân</small>

hàng liên bang Đức có nhiệm vụ điều tiết hoạt động lưu thơng tiền tệ và cung ứng tín dụng cho nền kinh tế nhằm mục đích ơn định tiền tệ... Còn Ngân hàng quốc gia Hungari, mặc dù được thành lập dưới hình thức cơng ty cơ phần nhưng có mục tiêu hoạt động là nhằm hỗ trợ việc thực hiện các chương trình kinh tế của Chính phủ thơng qua chính sách tiền tệ và tín dụng, ổn định và bảo vệ sức mua trong và ngoài nước của đồng tiền quốc gia (Điều 3, 4 Luật ngân hàng quốc gia Hungari năm 1991).

<small>Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng nhà nước được quy</small>

định ở Điều 4 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam: Hoạt động của Ngân hàng nhà nước nhăm ổn định giá trị đồng tiền; bảo

<small>35</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tin dụng; bảo đảm sự an tồn, hiệu quả của hệ thống thanh tốn quốc gia; góp phần thúc day phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu hoạt động vì lợi ích quốc gia của Ngân hàng nhà nước là tiêu chí để phân biệt hoạt động của nó với hoạt động ngân hàng của các định chế tài chinh-tin dụng khác trong nền kinh tế.

<small>2. Tư cách pháp nhân của Ngân hàng nhà nước</small>

<small>Ngân hàng nhà nước là một pháp nhân. Tư cách pháp nhân</small>

của Ngân hàng nhà nước được thể hiện ở các mặt sau:

Thứ nhất, Ngân hang nhà nước thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước thành lập theo Sắc lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà số 15/SL ngày 06/5/1951.

Thứ hai, Ngân hàng nhà nước có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. Từ khi thành lập đến nay, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nhà nước có sự thay đổi qua các thời kì:

- Giai đoạn từ 1951 - 1987: Hệ thống ngân hàng được tô chức theo mơ hình một cấp. Theo đó, Ngân hàng nhà nước là hệ thống tổ chức thơng nhất tồn ngành, là pháp nhân duy nhất. Ở trung ương có Ngân hàng nhà nước trung ương là cơ quan lãnh đạo toàn bộ hệ thong các chi nhánh Ngân hàng nha nước và các ngân hàng chuyên doanh trực thuộc. Do mơ hình tổ

<small>chức như vậy nên trong giai đoạn này, Ngân hàng nhà nước là</small>

một định chế hỗn hợp, vừa có tư cách của cơ quan thuộc Chính

<small>phủ vừa có tư cách của ngân hàng trung ương và tư cách củangân hàng trung gian.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Hệ thống tổ chức của Ngân hàng nhà nước trong giai đoạn

<small>từ 1951 - 1987:</small>

Ngân hàng

<small>nhà nước Ngân hàng Ngân hàng Quỹ tiếttrung ương đầu tư trung ngoại kiệm</small>

<small>ương thương XHCN</small>

<small>trung ương trung ương</small>

<small>Chi nhánh Ỷ Ỷ +</small>

Ngân hang Ngân hang Ngan hang Quy tiét nha nước ở đầu tư ở các ngoại kiệm tỉnh

các tỉnh và tỉnh và cấp thương khu và cấp cấp tương tương vực tương <small>đương đương đương</small>

Chi điểm Chi nhánh Quỹ tiết

<small>Ngân hàng ngân hàng kiệm cơ sở</small>

nhà nước đầu tư khu [*

Giai đoạn thí điểm cải cách hệ thống ngân hàng (1987 -1990): Nhà nước tiễn hành cải cách thí điểm hệ thống ngân hàng phù hợp với nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.

<small>Tương tự như các nước xã hội chủ nghĩa khác, Nhà nước ta</small>

tiến hành cải cách hệ thống ngân hàng từ một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp. Nội dung cơ bản của cuộc cải cách

<small>này là phân chia chức năng quản lí nhà nước và chức năng kinh</small>

doanh trong hệ thông ngân hàng.

<small>37</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Ở nước ta, quá trình cải cách hệ thống ngân hàng trải qua giai đoạn thí điểm. Việc cải cách thí điểm hệ thống ngân hàng

được thực hiện trên cơ sở Quyết định của Chủ tịch Hội đồng bộ

trưởng số 218/QD ngày 3/7/1987 về việc cho làm thử chuyên

<small>hoạt động ngân hàng sang kinh doanh XHCN, Nghị định của</small>

Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng số 53/HĐBT ngày 26/3/1988. Trong giai đoạn thí điểm cải cách hệ thống ngân hàng, sự đổi mới về tô chức của Ngân hàng nhà nước là từng bước chuyền

<small>giao chức năng kinh doanh (chức năng của ngân hàng trunggian) cho các ngân hàng chuyên doanh.</small>

- Giai đoạn sau cải cách hệ thống ngân hàng năm 1990:

<small>Trên cơ sở Pháp lệnh Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Pháplệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính</small>

năm 1990, hệ thống ngân hàng được tơ chức theo mơ hình hai cấp. Ngân hàng nhà nước là cơ quan của Chính phủ và là ngân hàng trung ương. Theo quy định của Hiến pháp năm 1992, Luật tơ chức Chính phủ, Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 1997, Ngân hàng nhà nước được tô chức thành hệ thống tập trung, thống nhất có cơ cấu tơ chức chặt chẽ. Điều 7 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định: Ngân hàng nhà nước được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất, gồm bộ máy điều hành và các đơn vị

<small>hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòngđại diện, đơn vi trực thuộc khác.</small>

Thứ ba, Ngân hàng nhà nước có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, được Nhà nước giao vốn, tài sản dé hoạt động.

Đối với ngân hàng trung ương, luật của các nước quy định về chế độ vốn pháp định với những nét đặc thù. Với

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<small>loại hình ngân hàng trung ương thành lập dưới hình thức</small>

công ty cô phan, nhà nước quy định cụ thé mức vốn pháp

<small>định. Với loại hình ngân hàng trung ương thuộc sở hữu nhà</small>

nước, luật ngân hàng trung ương của các nước quy định chế độ vốn pháp định theo hai phương thức: 1) Mức vốn pháp định được quy định cụ thé. Chang han, theo quy dinh tai Diéu 2 Luật ngân hàng Cộng hoà liên bang Đức năm 1958, vốn

<small>pháp định của Ngân hang Cộng hoà liên bang Duc là 290</small>

triệu mác Đức; Điều 6 Luật ngân hàng trung ương Malaysia năm 1958 (sửa đổi năm 1994) quy định vốn pháp định của

<small>Ngân hàng trung ương Malaysia là 200 triệu ringit; 2) Luật</small>

ngân hàng trung ương không quy định mức vốn pháp định cụ thê mà chỉ quy định nguyên tắc hình thành vốn pháp định của ngân hàng trung ương. Chang hạn, Luật ngân hàng nhân dân Trung Quốc năm 1995 quy định toàn bộ vốn của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc do Nhà nước cấp và thuộc sở hữu nhà nước; Điều 4 Luật ngân hàng Hàn Quốc quy định Ngân hàng Hàn Quốc là pháp nhân đặc biệt khơng có vốn.

Ở Việt Nam, Điều 42 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định: Vốn pháp định của Ngân hàng nhà nước do ngân sách nhà nước cấp. Mức vốn pháp định của Ngân hàng nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Ngồi vốn pháp

<small>định, Ngân hàng nhà nước cịn được Nhà nước giao các loại tài</small>

sản sản khác và được lập quỹ từ chênh lệch thu chi nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

<small>Thi tu, Ngân hàng nhà nước nhân danh mình tham gia cácquan hệ pháp luật.</small>

<small>39</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng nhà nước

<small>Ngân hàng nhà nước vừa có tư cách pháp lí của cơ quanquản lí nhà nước chuyên ngành vừa có tư cách pháp lí của ngânhàng trung ương nên chức năng của nó cũng được pháp luậtquy định theo hai phương diện: Chức năng quản lí nhà nước vàchức năng ngân hàng trung ương.</small>

Các chức năng của Ngân hàng nhà nước thể hiện bằng các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể được quy định tại Điều 4 Luật

<small>Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010.</small>

II. HE THONG TÔ CHỨC, LANH ĐẠO VA DIEU HANH NGAN HANG NHÀ NƯỚC

1. Hệ thống tổ chức

Do chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng nhà

<small>nước vừa mang tính quản lí nhà nước chuyên ngành, vừa mang</small>

tính điều hành kinh tế nên hệ thống tơ chức có những khác biệt

<small>SO VỚI các cơ quan quản lí nhà nước chuyên ngành ở các lĩnhvực khác.</small>

Theo quy định của Điều 7 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Ngân hàng nhà nước được tô chức thành hệ thong tap trung, thong nhất gồm bộ máy điều hành va các đơn vi hoạt

<small>động nghiệp vụ tại trụ sở chính, các chi nhánh, văn phịng đạidiện, các don vi trực thuộc khác.</small>

<small>Trụ sở chính của Ngân hàng nhà nước Việt Nam đặt tại Hà</small>

Nội, là trung tâm lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Ngân

<small>hàng nhà nước.</small>

<small>Chi nhánh Ngân hang nhà nước là đơn vị phụ thuộc cuaNgân hàng nhà nước, khơng có tư cách pháp nhân, chịu sự lãnh</small>

</div>

×