Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận tái Định cư khi nhà nước thu hồi Đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.17 KB, 12 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO</b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT – ĐHQG HCM</b>

<b>TIỂU LUẬN MƠN PHÁP LUẬT VỀ </b>

<b>BỒI THƯỜNG VÀ GIẢI PHĨNG MẶT BẰNG</b>

<b>ĐỀ TÀI: TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT</b>

<i>Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12, năm 2023</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC</b>

1. Khái quát về tái định cư...1 1.1. Khái niệm “Tái định cư”...1 1.2. Quy định của pháp luật về tái định cư...1 1.2.1. Quy định về việc bố trí tái định cư cho người có đất ở thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở...2 1.2.2. Quy định về suất tái định cư tối thiểu...3 1.2.3. Thẩm quyền thực hiện công tác tái định cư...3 2. Thực tiễn áp dụng pháp luật. Thực trạng về công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...3

Thứ nhất, quỹ đất của nhiều địa phương còn hạn chế...4 Thứ hai, chính sách tái định cư chưa đảm bảo cho người dân ổn định cuộc sống...5 Thứ ba, chính sách tái định cư chưa đảm bảo việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống...7 3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật...8 Thứ nhất, cần đặt ra chế tài đối với các trường hợp chậm trễ tái định cư...8 Thứ hai, cần đảm bảo nguyên tắc “người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”...9 TÀI LIỆU THAM KHẢO...10

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>1. Khái quát về tái định cư1.1. Khái niệm “Tái định cư”</b>

Theo Từ điển tiếng Việt: “tái” là lần thứ hai, lại một lần nữa, “định cư” là ở một nơi nhất định để sinh sống, làm ăn<small>1</small>. Theo thuật ngữ được đưa ra tại Khung chính sách tái định cư (RPF) thì tái định cư bao hàm tất cả những thiệt hại trực tiếp về kinh tế và xã hội gây ra bởi việc thu hồi đất và hạn chế sự tiếp cận, cùng với những biện pháp đền bù và sửa chữa. Tái định cư không hạn chế sự di dời về mặt vật chất. Tái định cư có thể tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, bao gồm: (i) Thu hồi đất và các cơng trình trên đất, bao gồm cả việc kinh doanh, buôn bán; (ii) Sự di dời về mặt vật chất; và (iii) Sự khôi phục kinh tế của những người bị ảnh hưởng nhằm cải thiện hoặc ít nhất là phục hồi thu nhập và mức sống<small>2</small>.

Luật Đất đai 2013 hiện hành không đưa ra một khái niệm cụ thể nào về tái định cư. Trên cơ sở tổng hợp các quy định nội dung điều chỉnh về vấn đề tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, có thể hiểu: “Tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được áp dụng khi hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài bị thu hồi đất ở hợp pháp mà phải di chuyển chỗ ở và khơng cịn chỗ ở nào khác trên địa bàn cấp xã nơi có đất ở bị thu hồi thì được bố trí tái định cư bằng việc giao đất ở, nhà ở hoặc bằng tiền”. Tái định cư được hiểu theo nghĩa hẹp là sự bố trí lại chỗ ở mới hoặc tại nơi ở cũ trong trường hợp dự án chỉnh trang đô thị, khu dân cư cho các hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ở<small>3</small>.

Có thể thấy, chính sách tái định cư vừa mang ý nghĩa của việc bồi thường, vừa mang bản chất của hỗ trợ. Bởi lẽ, khi thu hồi đất, chủ thể được bồi thường có thể lựa chọn nhận giá trị giá trị bồi thường hay nhận đất mới có cùng mục đích sử dụng hoặc nhận nhà ở tái định cư. Hình thức tái định cư đa dạng, gồm: bằng nhà ở, bằng đất ở hoặc bằng tiền<small>4</small>.

<b>1.2. Quy định của pháp luật về tái định cư</b>

Luật Đất đai năm 2013 quy định trường hợp người có đất bị thu hồi khơng cịn nơi ở nào khác thì được bố trí tái định cư và ưu tiên bố trí tái định cư tại chỗ; nếu tiền bồi thường không đủ để mua một suất đất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ tiền để mua một suất đất tái định cư tối thiểu. Khu tái định cư tập trung phải xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của từng vùng, miền và được

<small>1 Ngọc Lương (2011), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Thanh Niên, Hà Nội, tr. 581, 206.</small>

<small>2 Ban quản lý trung ương các dự án thủy lợi (CPO): “Khung chính sách tái định cư (RPF)”, Hà Nội, tháng 6-2013, truy cập ngày 28/11/2023.</small>

<small>3</small><i><small> Trần Vang Phủ (2023), Hoàn thiện chế định tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trong dự thảo Luật Đất đai </small></i>

<i><small>(sửa đổi), </small></i><small> Truy cập ngày 30/11/2023.</small>

<small>4</small><i><small> Huỳnh Thanh Tâm ( 2019), Xác định giá đất bồi thường, hỗ trợ. tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực </small></i>

<i><small>tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Luật học Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia </small></i>

<small>Thành phố Hồ Chí Minh</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

lập cho một hoặc nhiều dự án; nhà ở, đất ở trong khu tái định cư được bố trí theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với các mức bồi thường và khả năng chi trả của người được tái định cư. Việc thu hồi đất ở chỉ được thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu tái định cư<small>5</small>.

<b>1.2.1. Quy định về việc bố trí tái định cư cho người có đất ở thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở</b>

Căn cứ quy định tại Điều 83 Luật Đất đai 2013 và Điều 22 Nghị định 47/2014/NĐ-CP thì trường hợp hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở do Nhà nước thu hồi đất ở thì được hỗ trợ tái định cư. Theo đó, việc hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân trong trường hợp này được thực hiện như sau:

- Hộ gia đình, cá nhân nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu quy định tại Điều 27 của Nghị định này thì được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tự lo chỗ ở thì ngồi việc được bồi thường về đất cịn được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư. UBND cấp tỉnh căn cứ quy mơ diện tích đất ở thu hồi, số nhân khẩu của hộ gia đình và điều kiện cụ thể tại địa phương quy định mức hỗ trợ cho phù hợp.

Bên cạnh đó, Điều 86 Luật Đất đai 2013 quy định về Bố trí tái định cư cho người có đất ở thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở, cụ thể như sau:

- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng được UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện giao trách nhiệm bố trí tái định cư phải thơng báo cho người có đất ở thu hồi thuộc đối tượng phải di chuyển chỗ ở về dự kiến phương án bố trí tái định cư và niêm yết cơng khai ít nhất là 15 ngày tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và tại nơi tái định cư trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án bố trí tái định cư.

Nội dung thơng báo gồm địa điểm, quy mô quỹ đất, quỹ nhà tái định cư, thiết kế, diện tích từng lơ đất, căn hộ, giá đất, giá nhà tái định cư; dự kiến bố trí tái định cư cho người có đất thu hồi.

- Người có đất thu hồi được bố trí tái định cư tại chỗ nếu tại khu vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện bố trí tái định cư. Ưu tiên vị trí thuận lợi cho người có đất thu hồi sớm bàn giao mặt bằng, người có đất thu hồi là người có cơng với cách mạng.

Phương án bố trí tái định cư đã được phê duyệt phải được công bố công khai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và tại nơi tái định cư.

<small>5 Báo cáo số 85/BC-BTNMT ngày 03/08/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Đánh giá tình hình thi hành Luật Đất đai 2013 và định hướng sửa đổi Luật Đất đai</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

- Giá đất cụ thể tính thu tiền sử dụng đất tại nơi tái định cư, giá bán nhà ở tái định cư do UBND cấp tỉnh quyết định.

- Trường hợp người có đất thu hồi được bố trí tái định cư mà tiền bồi thường, hỗ trợ không đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đủ để mua một suất tái định cư tối thiểu.

<b>1.2.2. Quy định về suất tái định cư tối thiểu</b>

Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 47/2014/NĐ-CP thì suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng đất ở, nhà ở hoặc bằng nhà ở hoặc bằng tiền để phù hợp với việc lựa chọn của người được bố trí tái định cư.

Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng đất ở, nhà ở thì diện tích đất ở tái định cư khơng nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại địa phương và diện tích nhà ở tái định cư khơng nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng nhà ở thì diện tích nhà ở tái định cư khơng nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được tính bằng tiền thì khoản tiền cho suất tái định cư tối thiểu tương đương với giá trị một suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở, nhà ở tại nơi bố trí tái định cư.

Căn cứ quy định nêu trên và tình hình cụ thể của địa phương, UBND cấp tỉnh quy định suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở nhà ở, bằng nhà ở và bằng tiền.

<b>1.2.3. Thẩm quyền thực hiện công tác tái định cư</b>

Công tác tái định cư thuộc trách nhiệm tổ chức thực hiện của Ủy ban nhân dân các cấp và có sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Theo đó, Cơ quan UBND cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành các chính sách cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. UBND cấp tỉnh sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội tại địa phương; căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền xét duyệt có trách nhiệm lập và thực hiện các dự án tái định cư; quy định về suất tái định cư tối thiểu và mức hỗ trợ cụ thể để đảm bảo phục vụ tái định cư cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở. Dự kiến phương án bố trí tái định cư phải thơng báo cho từng hộ bị thu hồi đất và niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi và tại nơi tái định cư. Trước khi bố trí đất ở cho hộ gia đình, cá nhân, khu tái định cư phải được xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ đảm bảo đủ điều kiện cho người sử dụng tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.

<b>2. Thực tiễn áp dụng pháp luật. Thực trạng về công tác thu hồi đất, bồithường, hỗ trợ, tái định cư</b>

Tái định cư là một trong những chính sách giúp người bị thu hồi đất sớm ổn định cuộc sống, người Việt Nam ta có câu “an cư lạc nghiệp”. Theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hồn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao: việc thu hồi đất phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; chỉ được thực hiện sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt. Đối với trường hợp thu hồi đất mà phải bố trí tái định cư thì phải hồn thành bố trí tái định cư trước khi thu hồi đất. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước, bảo đảm công khai, minh bạch, hài hịa lợi ích của Nhà nước, người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; có quy định cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để sau khi thu hồi đất thì người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Thực hiện có hiệu quả việc đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất, ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi. Tiếp tục thực hiện thí điểm và sớm tổng kết chủ trương tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ra khỏi dự án đầu tư để thực hiện trước.

Tuy nhiên chính sách này trong quá trình áp dụng thực tiễn bộc lộ một số bất cập như việc lập và thực hiện dự án tái định cư lẽ ra phải thực hiện trước khi thu hồi đất, pháp luật cũng quy định như thế, còn thực tế do nhiều nguyên nhân mà việc này lại thực hiện sau khi thu hồi đất; không những thế nơi tái định cư hệ thống hạ tầng, giao thông chất lượng thấp, thiếu điện nước khiến cho cuộc sống của người được bố trí tái định cư gặp nhiều khó khăn, khơng đảm bảo theo ngun tắc nơi ở mới “bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”<small>6</small>. Bên cạnh đó, quy định của pháp luật hiện hành lại chưa quy định rõ tiêu chí để xác định đối tượng chủ thể, điều kiện loại đất bị thu hồi, điều kiện khu tái định cư, vấn đề hậu tái định cư… do đó đã gây rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng pháp luật trên thực tế.

<b>Thứ nhất, quỹ đất của nhiều địa phương còn hạn chế.</b>

Hiện nay, quỹ đất ở phục vụ cho công tác tái định cư ở các đơ thị cịn bị hạn chế. Các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh đang trong q trình đơ thị hóa nhanh, quy hoạch phát triển đô thị được điều chỉnh và ngày càng mở rộng, khối lượng các dự án phải thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư rất lớn. Nhưng thực tế, các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội,... hiện nay hầu như khơng cịn quỹ đất để phục vụ tái định cư. Từ đó dẫn đến tình trạng giải phóng mặt bằng chậm, dẫn đến chậm tiến độ và các vấn đề khác.

Theo Báo cáo tổng kết thi hành Luật Đất đai 2013 của hơn 40 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Nhà nước đã thu hồi 17.729,29 ha đất để thực hiện 364 dự án cho mục đích quốc phịng, an ninh; 60.936,9 ha đất để thực hiện 14.941 dự án phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, một số cơ chế, chính sách liên quan tới thu hồi đất vùng phụ cận cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, chỉnh trang đô thị

<small>6</small><i><small> Huỳnh Thanh Tâm ( 2019), Xác định giá đất bồi thường, hỗ trợ. tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực </small></i>

<i><small>tiễn Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Luật học Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia </small></i>

<small>Thành phố Hồ Chí Minh</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

và ưu tiên tái định cư tại chỗ chưa được tổ chức, triển khai thực hiện tốt trong quá trình thực hiện.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng có 40 tỉnh, thành phố báo cáo việc bố trí tái định cư được thực hiện bằng việc giao nhà ở, gồm: việc bố trí tái định cư nhà ở cho thấy mới có khoảng trên 43.000 căn nhà ở tái định cư do Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng (trong đó tập chung chủ yếu tại một số tỉnh, thành phố như Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 24.000 căn, Khánh Hịa khoảng 11.147 căn, Nghệ An 1.350 căn, riêng Hà Nội báo cáo có 1,1 triệu m2 sàn xây dựng nhà ở tái định cư). Còn lại hầu hết các địa phương thực hiện tái định cư bằng phương thức bố trí đất nền trong dự án (Thành phố Hồ Chí Minh bố trí khoảng 15.000 lơ, Hải Phịng là 4.700 lơ, Cần Thơ là 1.471 lô, Quảng Ninh là 5.000 lô...). Như vậy, có thể thấy việc tái định cư được thực hiện chủ yếu bằng giao đất ở, việc tái định cư bằng nhà ở chỉ được thực hiện tại các đô thị hạn chế về quỹ đất ở<small>7</small>.

Đối với các dự án tái định cư thủy điện, tồn tại, bất cập lớn nhất là tình trạng thiếu đất sản xuất, thiếu rừng và đất rừng nên rất khó phục hồi sinh kế và ổn định cuộc sống cho người dân. Trong khi đó, sinh kế, cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi không thể tách rời sản xuất nông nghiệp, không thể sinh sống thiếu rừng và đất rừng.

Năm 2013, 86 hộ dân người Ca Dong của xã Đắk Nên phải di chuyển đến khu tái định cư Xô Luông. sau khi nhường đất cho dự án thủy điện Đắk Đ'ring. Tuy nhiên, tình trạng thiếu đất sản xuất, thiếu nước sinh hoạt và canh tác, xung đột vì đất đai liên tục xảy ra nên nhiều hộ dân bỏ khu tái định cư về nơi ở cũ trên sườn dốc cao, dễ sạt lở, tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất an toàn. Tập quán của người Ca Dong là sống gần những con suối, bờ sơng nơi có nguồn nước dồi dào. Thế nhưng công ty thủy điện lại xây dựng khu tái định cư trên một mỏm đồi quanh năm thiếu nước. Nơi ở không hợp với phong tục, tập quán, đất đai canh tác đã ít lại thường xuyên xảy ra tranh chấp khiến cuộc sống của người dân trở nên bấp bênh hơn<small>8</small>.

<b>Thứ hai, chính sách tái định cư chưa đảm bảo cho người dân ổn định cuộc sống</b>

Hiện nay, việc ổn định đời sống sản xuất, phục hồi và bảo đảm sinh kế bền vững của người dân sau tái định cư tại các dự án lớn, đơn cử như các dự án thủy điện lớn luôn là vấn đề còn nhiều tồn tại và bức xúc. Theo thống kê, tỉnh Kon Tum có 81 vị trí thủy điện vừa và nhỏ được phê duyệt quy hoạch, tổng công suất lắp máy 870,6MW; trong đó, có 5 dự án thủy điện gây ảnh hưởng, phải thực hiện di dân, tái định cư là Yaly, Plei Krông, Đăk Đrinh, Thượng Kon Tum và Đăk Mi 1.

<small>7 Báo cáo số 85/BC-BTNMT ngày 03/08/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Đánh giá tình hình thi hành Luật Đất đai 2013 và định hướng sửa đổi Luật Đất đai</small>

<small>8</small><i><small> Đức Nhật (2023), Tái định cư... không an cư: Bỏ quên sinh kế của người dân?, </small></i><small> 185230420202722569.htm, truy cập ngày 29/11/2023</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Tuy vậy, những khu tái định cư dự án thủy điện chưa thực sự giúp người dân “định cư”, bởi nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, đẩy một số khu tái định cư vào cảnh hoang tàn, ít người sinh sống. Ví dụ trường hợp dự án Quy hoạch bố trí dân cư tại xã Đăk Hring (nay là thơn tái định cư Pa Cheng, xã Đăk Long), huyện Đăk Hà được Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum phê duyệt từ cuối năm 2009, được kéo dài đến hết năm 2018. Tổng diện tích quy hoạch của dự án là 690 ha; trong đó, đất quy hoạch điểm dân cư là 110 ha, quy hoạch đất sản xuất 580 ha. Dự án sẽ bố trí ổn định dân cư cho 300 hộ với 1.500 nhân khẩu, thiếu đất sản xuất do ngập lịng hồ thủy điện Plei Krơng. Tổng mức vốn đầu tư của dự án gần 149 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong số hơn 300 hộ dân thuộc diện di dời đến thôn tái định cư Pa Cheng, đến nay, mới chỉ có 126 hộ với 647 nhân khẩu đến nơi ở mới. Trong số đó, chỉ có 74 hộ ở cố định tại khu tái định cư, cịn 42 hộ chỉ lên canh tác nơng nghiệp rồi lại quay về làng cũ sinh sống. Người dân trước kia sinh sống tại khu vực lòng hồ thủy điện, đất canh tác là đất rẫy, đất cày công nghiệp và đất ruộng nằm dưới thấp, ven sông, suối, có độ ẩm, màu mỡ cao và ổn định. Sau khi được tái định cư, đất sản xuất chậm được đền bù so với cam kết, diện tích đất được đền bù ít hơn so với diện tích đất sản xuất trước kia, đất đền bù không đúng chủng loại,… nên người dân không thể sản xuất, hoặc không phục hồi sản xuất như trước. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum, thu nhập bình quân đầu người tại các khu tái định cư thủy điện đạt 25 triệu đồng/người/năm; còn 162 hộ tái định cư thuộc diện nghèo, chiếm 5,2% tổng số hộ tái định cư của tỉnh. Tuy con số này không quá lớn, song số lượng cận nghèo lại khá cao.

Ơng Phạm Thanh Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đăk Nên, huyện Kon Plông cho biết, 192 hộ người dân tộc thiểu số Ca Dong của xã phải di chuyển đến nơi ở mới là thôn Xô Luông cách nơi ở cũ 10km, cũng thuộc địa phận xã Đăk Nên. Tuy nhiên, tình trạng thiếu đất canh tác, thiếu bãi chăn thả gia súc, thiếu nước sinh hoạt và canh tác là tình trạng phổ biến. Vì vậy, người dân khơng thể an cư tại nơi ở mới. Nhiều hộ đã quay về sinh sống tại làng cũ 10km, chấp nhận điều kiện nơi đây đất dốc và có nguy cơ sạt lở cao<small>9</small>.

Theo TS. Phạm Quang Tú, Phó Giám đốc Tổ chức Oxfam Việt Nam, qua quá trình khảo sát tại các khu tái định cư thủy điện, ông và các cộng sự nhận thấy có tới 90% số người dân được hỏi khơng hài lòng về điều kiện sống tại các khu tái định cư. Trong số đó, khu tái định cư Thủy điện YaLy được xem là tốt nhất thì chỉ số khơng hài lịng của người dân vẫn đạt tới 64%. Trong số những người dân được khảo sát, có 82% nói rằng cuộc sống của họ kém hơn nơi ở cũ, và chỉ có 11% người dân cho biết là cuộc sống của họ tốt hơn.<small>10</small>

<small>9</small><i><small> Dư Toán (2023), Lời giải nào cho “tái định cư thủy điện” - Bài 1: “Lay lắt” tái định cư thủy điện, </small></i>

<small> truy cập ngày 29/11/2023</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Thứ ba, chính sách tái định cư chưa đảm bảo việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống</b>

Ngồi việc thiếu đất ở, đất sản xuất, thì việc đưa dân vào các khu tái định cư tập trung chưa có tầm nhìn dài hạn cũng đã dẫn đến nguy cơ phá vỡ không gian sống cũng như bản sắc văn hóa ngàn đời của đồng bào. Đối với yếu tố văn hóa, việc di dời các cộng đồng dân cư đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Đơn cử, cộng đồng của người Ca Dong tại các khu tái định cư Thủy điện Đăk Đrinh đã không còn được ở trong những căn nhà sàn truyền thống của mình, mà buộc phải ở tại các căn nhà tái định cư được chủ đầu tư xây dựng mô phỏng theo kiến trúc nhà sàn. Ngay cả nhà sinh hoạt cộng đồng cũng được xây dựng theo lối hiện đại, tường xây, mái lợp tôn.

<b>Thứ tư, một số địa phương, dự án chậm trễ trong cơng tác bố trí tái định cư,làm một cách qua loa, chiếu lệ </b>

Theo UBND tỉnh Kon Tum, trên địa bàn có 5 dự án thủy điện phải thực hiện di dân, tái định cư, gồm: Yaly, Plei Krông, Đắk Đ'ring, Thượng Kon Tum và Đắk Mi 1. Dù 5 dự án này đã hồn thành cơng tác di dân, tái định cư nhưng vẫn còn một số tồn tại kéo dài cho đến nay. Trong đó, dự án thủy điện Đắk Đ'ring cịn nợ hơn 33 tỉ đồng chi phí bồi thường, hỗ trợ tăng thêm cho người dân có đất bị thu hồi. Dự án thủy điện Plei Krơng vẫn cịn 82 hộ dân chưa nhận hết số tiền bồi thường, hỗ trợ với trị giá khoảng 1,3 tỉ đồng<small>11</small>.

Khu tái định cư bản Sa Lắng (xã Phú Xuân, H.Quan Hóa, Thanh Hóa) hiện cũng đang tồn tại nhiều vấn đề sau khi người dân nhường đất cho dự án nhà máy thủy điện Hồi Xuân. Đầu năm 2010, dự án nhà máy thủy điện Hồi Xuân khởi công, xây dựng trên sơng Mã (thuộc địa phận TT.Hồi Xn, H.Quan Hóa), tổng diện tích hơn 600 ha, tổng mức đầu tư 3.300 tỉ đồng. Nhà máy có cơng suất 102 MW, sản lượng điện hằng năm 432 triệu kWh. Tuy nhiên, khi đang triển khai dự án, do không đủ năng lực về tài chính, chủ đầu tư đã phải dừng thi công nhiều lần. Đến tháng 8.2018, nhà máy đã thi cơng được 93% khối lượng cơng trình và dừng thi cơng từ đó cho đến nay. Song hành với việc xây dựng nhà máy, chủ đầu tư là Công ty CP đầu tư và xây dựng điện Hồi Xuân VNECO (thuộc Tổng công ty CP xây dựng điện VN) phải hồn trả nhiều cơng trình, hạng mục và làm khu tái định cư cho người dân vùng bị ảnh hưởng của dự án. Sau nhiều lần hối thúc của các cấp chính quyền, năm 2018, Cơng ty CP đầu tư và xây dựng điện Hồi Xuân VNECO mới chịu san lấp mặt bằng, làm đường điện khu tái định cư cho 52 hộ dân bản Sa Lắng (xã Phú Xuân, H.Quan Hóa). Đây là những hộ thuộc vùng ngập lòng hồ thủy điện phải di dời để nhường đất cho dự án. Đến nay, dù các hộ đã di

<small>10</small><i><small> Dư Toán (2023), Lời giải nào cho “tái định cư thủy điện” - Bài 2: Chính sách tái định cư chưa phù hợp, </small></i>

<small> truy cập ngày 29/11/2023.</small>

<small>11</small><i><small> Đức Nhật (2023), Tái định cư... không an cư: Bỏ quên sinh kế của người dân?, </small></i><small> 185230420202722569.htm, truy cập ngày 29/11/2023.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

chuyển đến khu tái định cư Sa Lắng nhiều năm, Công ty CP đầu tư và xây dựng điện Hồi Xuân VNECO không chỉ chưa hoàn trả tiền hỗ trợ di dời nhà ở, xây dựng kè, nhà văn hóa, sân bóng cho người dân khu tái định cư Sa Lắng mà còn chưa giải quyết xong việc đền bù, hỗ trợ cho hơn 30 hộ dân khác. Ngồi ra, Cơng ty cũng chưa hồn trả cơng trình trạm y tế, trường mầm non, trụ sở UBND xã, và cầu bắc qua sông Mã, chưa cấp sổ đỏ cho các hộ dân ở khu tái định cư Sa Lắng<small>12</small>.

<b>3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật </b>

Vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất luôn được coi là một nội dung quan trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và lợi ích của người sử dụng đất. Qua gần 8 năm thi hành Luật Đất đai năm 2013, những quy định liên quan tới vấn đề này đã dần bộc lộ những hạn chế, hạn chế gây bức xúc cho các chủ thể bị Nhà nước thu hồi đất. Do vậy, cần thiết phải xem xét, sửa đổi một số quy định liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hướng đến việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có đất bị thu hồi.

<b>Thứ nhất, cần đặt ra chế tài đối với các trường hợp chậm trễ tái định cư</b>

Nghị quyết số 18-NQ/TW đã khẳng định: “việc thu hồi đất chỉ được thực hiện sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt; trường hợp thu hồi đất mà phải bố trí tái định cư thì phải hồn thành bố trí tái định cư trước khi thu hồi đất; việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước; thực hiện thí điểm và tổng kết chủ trương tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ra khỏi dự án đầu tư để thực hiện trước”. Tuy nhiên, dự thảo luật Đất đai hiện nay vẫn chỉ ghi nhận nguyên nội dung từ Nghị quyết của Đảng “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất”<small>13</small> mà khơng có bất kỳ tiêu chí nào để bảo đảm dự án tái định cư phải diễn ra trước khi Nhà nước thu hồi đất<small>14</small>. Thiệt hại mà người có đất bị thu hồi phải gánh chịu khơng chỉ có đất và tài sản gắn liền với đất, mà còn rất nhiều các thiệt hại gián tiếp khác liên quan đến nghề nghiệp, đời sống và sản xuất. Do vậy, cần đặt ra những quy phạm xác định chế tài cho các trường hợp chậm tái định cư, nhằm đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị thu hồi đất.

<b>Thứ hai, cần đảm bảo nguyên tắc “người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”</b>

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã có quy định nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất như sau : “Khu tái định cư phải hoàn thiện các

<small>12</small><i><small>Minh Hải (2023), Tái định cư... không an cư: Mịn mỏi chờ thủy điện thơi 'đắp chiếu', </small></i><small> truy cập ngày 30/11/2023</small>

<small>13 Khoản 1 Điều 110, Dự thảo Luật trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.</small>

<small>14</small><i><small> Lê Anh (2023), HỒN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ, THU HỒI ĐẤT </small></i>

<i><small>THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT SỐ 18-NQ/TW, [</small></i><small> truy cập ngày 1/12/2023 </small>

</div>

×