Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tiểu luận môn Tài sản Tín thác (Trust Law) - Constructive trust

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.42 KB, 9 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT</b>

<b>ĐỀ TÀI: CONSTRUCTIVE TRUST</b>

<i>Tp. Hồ Chí Minh, tháng 3, năm 2024</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC</b>

1. Khái niệm:...2

1.1. Khái niệm Trust (Tín thác)...2

1.2. Khái niệm Constructive trust...2

2. Lịch sử hình thành:...3

3. Đặc điểm của Tín thác do cấu trúc:...4

4. Các trường hợp xác lập tiêu biểu...5

5. Thực tiễn xét xử, vụ việc Muschinski v Dodds:...6

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>1. Khái niệm:</b>

<b>1.1. Khái niệm Trust (Tín thác)</b>

Trust (quan hệ “tín thác” hay “quản lý tài sản ủy thác”) được xem là một trong những thành tựu nổi bật của pháp luật Anh - Mỹ và được áp dụng rất phổ biến từ rất lâu tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở các quốc gia theo hệ thống thông luật như Anh, Mỹ, Úc..., tín thác khơng những được dùng như một cơng cụ hữu hiệu nhất để xử lý các vấn đề liên quan đến thừa kế, quản lý quỹ hưu trí, đầu tư tài chính, tài sản hơn nhân mà đặc biệt là một công cụ hữu hiệu để quản lý tài sản được trao gửi cho các hoạt động thiện nguyện<small>1</small>,.... Theo từ điển Black's law tín thác được định nghĩa là một quan hệ uỷ thác do tín nhiệm, theo đó người lập tín thác giao cho một người khác, gọi là người nhận tín thác, quyền hoặc quyền sở hữu hợp pháp đối với đất đai, tài sản nhằm phục vụ lợi ích của một người khác, người có quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu hợp pháp, được tồ án có thẩm quyền cơng nhận và thi hành<small>2</small>.

Có thể hiểu, quan hệ tín thác là mối quan hệ về tài sản cho phép người sở hữu tài sản thực hiện được mục tiêu tài sản của mình thơng qua vai trị của người khác hoặc vai trị khác của chính mình. Quan hệ tín thác tồn tại các cặp quan hệ: bên lập tín thác (người có tài sản) - bên nhận tín thác, bên nhận tín thác - bên thụ hưởng tín thác. Trong quan hệ tín thác, địi hỏi sự phân chia quyền sở hữu tài sản rõ ràng giữa bên nhận tín thác (nhận ủy thác quản lý tài sản) sở hữu tài sản về mặt pháp lý, có các quyền chiếm giữ, sử dụng, định đoạt tài sản (nhưng khơng thụ hưởng lợi ích từ tài sản) và bên thụ hưởng tín thác sở hữu tài sản về mặt lợi ích (có quyền hưởng lợi nhưng khơng được chiếm giữ, định đoạt vào thời điểm tài sản đang được bên nhận tín thác chiếm giữ). Bên nhận và quản lý tín thác chỉ có thể quản lý tài sản mà khơng thể hưởng lợi gì từ tài sản, cịn bên lập tín thác thì một khi đã đưa tài sản vào tín thác thì khơng thể thay đổi địi lại. Ngay khi lập tín thác, các quyền của người lập ra tín thác đối với tài sản khơng cịn nữa mà hành vi này làm phát sinh mối quan hệ pháp lý giữa người nhận tín thác và người hưởng lợi tín thác<small>3</small>.

<b>1.2. Khái niệm Constructive trust</b>

Constructive trust (Tín thác do cấu trúc) là tín thác được hình thành do một người nắm giữ tài sản dù khơng có tư cách để nắm giữ. Tín thác do cấu trúc là loại tín thác có thể được Tịa án áp dụng khi xảy ra hành vi không công bằng hoặc vơ lương tâm và <small>1</small><i><small> Lê Bích Thủy (2020), Xác lập và vận hành tín thác cho mục đích từ thiện: Kinh nghiệm từ quốc tế,</small></i>

<small>[ (truy cập ngày 28/02/2024)</small>

<small>2</small><i><small> Black’s law Dictionary: “Trust is an equitable or beneficial right or title to land or other property, held for</small></i>

<i><small>the beneficiary by another person, in whom resides the legal title or ownership recognized and enforced bycourts of chancery”, [</small></i><small> (truy cập ngày 25/02/2024).</small>

<small>3</small><i><small> Lê Bích Thủy (2020), Xác lập và vận hành tín thác cho mục đích từ thiện: Kinh nghiệm từ quốc tế,</small></i>

<small>[ (truy cập ngày 28/02/2024)</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

không phụ thuộc vào bất kỳ điều khoản nào của hợp đồng. Một tín thác do cấu trúc có thể được tạo ra nhằm các mục đích cụ thể, chẳng hạn như để tuyên bố rằng một tài sản là đối tượng của một quan hệ ủy thác có lợi cho một số người cụ thể. Ví dụ: Tịa án có thể thấy rằng Ơng A phải chịu trách nhiệm pháp lý với tư cách là người được ủy thác (trustee) theo tín thác do cấu trúc của bên thứ ba vì vi phạm nghĩa vụ đối với Ơng B và Ông A hiện nắm giữ tài sản với tư cách là trustee theo tín thác do cấu trúc cho Ơng B<small>4</small>.

<b>2. Lịch sử hình thành:</b>

Chế định trust được cho là cơng cụ khắc phục những thiếu sót và bất hợp lý, là một trong những thành tựu được cho là đáng chú ý nhất mà Equity tạo ra. Phát sinh một cách tình cờ từ việc giải quyết tranh chấp và khiếu nại liên quan đến tài sản chuyển giao theo lòng tin, trust phát triển theo thời gian và dần trở thành quan hệ tài sản phổ biến trong đời sống xã hội, được ghi nhận ở hầu như tất cả các lĩnh vực – gia đình, kinh doanh, giáo dục, khoa học, từ thiện,…<small>5</small>

Chế định trust xuất phát từ sự kiện lịch sử tại nước Anh trong thời kỳ Thập tự chinh đầu thiên niên kỷ thứ II. Dưới sự kêu gọi của giáo hoàng, các lãnh chúa, quý tộc đã tham gia vào cuộc thập tự chinh ở Jerusalem, họ đã “tín thác” đất đai của cải và tài sản lại cho người bạn để quản lý trong thời gian tham chiến. Theo thỏa thuận giữa hai bên, nếu họ khơng quay trở về thì tài sản này sẽ trao lại cho những người thừa kế thụ hưởng. Người lập Trust đi xa và biệt tích, người thụ hưởng (những người thừa kế) kiện ra tịa án common law nhưng thất bại vì Tịa án thừa nhận quyền sở hữu của người nhận tín thác đối với tài sản. Người thụ hưởng tiếp tục kiện lên nhà vua, nhà vua giao cho Bộ tư pháp (Chancery) xử lý và giải quyết khiếu nại dẫn đến sự hình thành lý thuyết về trust. Bộ tư pháp ghi nhận và đánh giá nội dung của thỏa thuận tín thác dựa vào lẽ cơng bằng (equity) thay vì dựa vào nguyên tắc cứng nhắc của Tòa án. Từ đó, Bộ tư pháp đưa ra kết quả là khơng phủ nhận phán quyết của Tòa án vẫn thừa nhận tư cách của người nhận tín thác (legal owner), đồng thời thừa nhận quyền của người thụ hưởng do hiệu lực của thỏa thuận tín thác (equitable interest); phán quyết này dẫn đến việc thừa nhận hai nhóm quyền độc lập của hai chủ thể trên cùng một tài sản cũng là cơ sở ra đời trust<small>6</small>.

Giáo sư Frederic William Maitland Maitland, đã viết trong một trong những bài luận xuất sắc nhất của ơng: “Ý tưởng về tín thác quá quen thuộc với tất cả chúng ta đến nỗi chúng ta khơng bao giờ thắc mắc về nó. Tuy nhiên chắc chắn chúng ta phải <small>4 Sean Steindl, Paul Rojas (2022), Constructive trusts, [ (truy cậpngày 26/02/2024). </small>

<small>5 Nguyễn Ngọc Điện (2023), Hệ thống Common Law và Equity: các vận dụng có thể có cho việc áp dụng lẽcơng bằng trong xét xử tại tồ án Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 01+02 (473+474), tháng 1/2023.</small>

<small>6 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2023), Chế định tín thác trong pháp luật so sánh và khả năng áp dụng tại Việt Nam,Tạp chí Phát triển Khoa học và Cơng nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý 2022, 6(4):3485-3490.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

thắc mắc. Nếu chúng ta được hỏi thành tựu vĩ đại nhất và đặc biệt nhất mà người Anh đạt được là gì? trong lĩnh vực luật học, tơi khơng thể nghĩ rằng chúng ta có thể có câu trả lời nào tốt hơn câu trả lời này, cụ thể là sự phát triển từ thế kỷ này sang thế kỷ khác của ý tưởng về tín thác.”<small>7</small> Câu nói này của Giáo sư Maitland thoạt đầu có vẻ hơi cường điệu, nhưng khi xem xét mức độ tiến bộ của luật Anh nhờ vào các học thuyết về luật sử dụng và tín thác, thì sự thật đã rõ ràng. Chủ yếu nhờ vào việc áp dụng chế định tín thác mà hệ thống phong kiến ở Anh đã bị suy yếu, luật chuyển nhượng đã được cách mạng hóa, địa vị kinh tế của phụ nữ đã kết hôn được cải thiện, các khu định cư gia đình đã được thực hiện, theo đó con nhỏ của các chủ sở hữu đất đai được phép tham gia một cách khiêm tốn vào tài sản của gia đình, rằng các hiệp hội chưa có tư cách pháp nhân đã tìm ra biện pháp bảo vệ cho họ, rằng các nhiều loại hình doanh nghiệp kinh doanh đã được tạo điều kiện để hoàn thành mục đích của họ, rằng những khoản tiền lớn đã được dành cho các doanh nghiệp từ thiện; và bằng cách sử dụng sự tương tự của chế định tín thác, bằng việc phát minh ra tín thác do cấu trúc (constructive trusts), tịa án đã có thể tạo điều kiện để chống lại tất cả các loại âm mưu lừa đảo mà theo đó những kẻ vơ lại đã tìm cách làm giàu cho bản thân bằng sự tổn hại của người khác<small>8</small>.

Theo thẩm phán Deane J trong vụ việc Muschinski v Dodds, “Nhìn trong bối cảnh hiện đại, quỹ tín thác mang tính xây dựng có thể được mơ tả một cách chính xác như một thể chế khắc phục mà lẽ công bằng áp đặt bất kể thỏa thuận hoặc ý định thực tế hay giả định (và sau đó bảo vệ) để ngăn chặn việc duy trì hoặc khẳng định quyền sở hữu tài sản có lợi, mà việc giữ lại đó hoặc khẳng định sẽ trái với nguyên tắc công bằng”<small>9</small>.

<b>3. Đặc điểm của Tín thác do cấu trúc:</b>

Thứ nhất, tín thác do cấu trúc là loại quan hệ tín thác khơng có người lập (khơng phải là tín thác đúng nghĩa);

Thứ hai, người được uỷ thác khơng chọn vai cho mình mà bị khép vai do có lỗi và bị buộc thực hiện vai trò là người được uỷ thác (trustee); Một trong những phương thức mà một tín thác do cấu trúc hình thành là hành vi vi phạm nghĩa vụ. Ví dụ: một đại lý bất động sản giảm tiền hoa hồng của họ với điều kiện người mua phải trả trước cho họ một khoản tiền mặt. Bằng số tiền mặt này, đại lý bất động sản mua một tài sản khác. Người mua phát hiện ra những gì họ đang làm và khởi kiện đến Tịa án, yêu cầu tuyên bố rằng tài sản mà đại lý này mua được nắm giữ dựa trên mối quan hệ tín thác do cấu trúc đối với người mua vì họ đã vi phạm nghĩa vụ đối với mua.

<small>7 Frederic William Maitland (1911), The Collected Papers Vol 3, trang 271, 272.</small>

<small>8 Austin W. Scott (1922), The Trust as an Instrument of Law Reform, The Yale Law Journal, Vol. 31, No. 5,trang 457.</small>

<small>9 Vụ việc Muschinski v Dodds (1985), 160 CLR 583,trang 614, [ truy cập ngày8/3/2024.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Thứ ba, tài sản tín thác phải là vật đặc định và khơng có tín thác do cấu trúc cho một tài sản không nhận diện được;

Thứ tư, người thụ hưởng có thể chọn tín thác do cấu trúc hoặc một biện pháp bảo vệ khác. Ví dụ A dùng tiền do B gửi để mua tài sản do A đứng tên, trong trường hợp này B có quyền chọn lập A làm người được uỷ thác đối với tài sản mua được hoặc yêu cầu A hoàn trả số tiền ký gửi.

Thứ năm, Tín thác do cấu trúc hình thành không dựa trên ý định rõ ràng giữa các bên trong việc tạo lập mối quan hệ tín thác, mà chúng được Tịa án áp đặt như một lẽ cơng bằng, nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận, sai trái hoặc vi phạm nghĩa vụ của người nhận ủy thác (Trustee).

<b>4. Các trường hợp xác lập tiêu biểu</b>

Một số các sự kiện tiêu biểu dẫn đến hình thành tín thác do cấu trúc như:

<b>Thứ nhất, vi phạm nghĩa vụ tín thác. </b>

Đây là việc một người có hành vi sử dụng tài sản mình quản lý để thực hiện các giao dịch không phù hợp với nội dung của cam kết khi tiếp nhận tài sản dẫn đến hệ quả là người vi phạm cam kết quản lý tài sản có được từ giao dịch như một người được uỷ thác (trustee) phục vụ cho người bị thiệt hại.

Ví dụ A dùng tiền của B gửi cho mình giữ để mua một thửa đất và A đứng tên làm chủ thửa đất. Trong trường hợp này B có hai lựa chọn như sau: một là, B sẽ đòi tiền lại và A và làm mọi cách để trả tiền; hai là, B yêu cầu Tòa án buộc A trở thành người được uỷ thác đối với thửa đất đó và phải quản lý thửa đất nhằm phục vụ cho B.

<b>Thứ hai, hành vi gian lận tài sản </b>

Sự kiện này có thể kể đến là một người có hành vi trục lợi thu được lợi ích vật chất từ một người khác dẫn đến hệ quả là người thu lợi trở thành người nhận tín thác của người có lợi ích bị mất.

Ví dụ A nhận ký gửi một số chứng khoán, A thế chấp số chứng khoán này để vay một số tiền sau đó mang đi đầu tư vào bất động sản và thu được lợi lớn. Trong tình huống này A sẽ dùng một phần tiền lợi nhuận thu được để hoàn trả khoản nợ, giải chấp số chứng khoán và giữ được một số bất động sản để mua hoặc A sẽ trở thành người được uỷ thác của các bất động sản nhằm phục vụ lợi ích của chủ sở hữu số chứng khốn. Theo pháp luật Anh, B có quyền u cầu tịa án lập B làm trustee đối với bất động sản hình thành từ chứng khốn của B.

<b>Thứ ba, được lợi về tài sản mà khơng có căn cứ </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Trường hợp này là một người thu được mối lợi mà khơng có căn cứ, một người bị mất lợi ích và giữa hai người này có mối quan hệ nhân quả với nhau. Hệ quả là người thu được lợi ích trở thành người được uỷ thác để phục vụ cho người có lợi ích bị mất.

Ví dụ A chuyển nhầm một số tiền vào tài khoản của B thì A có quyền địi tiền lại vì lý do chuyển nhầm nhưng A cũng có sự lựa chọn khác là yêu cầu Tòa án lập B là người được uỷ thác của mình đối với số tiền đó. Khi B sử dụng số tiền này vào mục đích nào đó thì xem như lợi ích từ việc B sử dụng số tiền đó sẽ do A thụ hưởng nếu B xác nhận cịn nếu B khơng xác nhận thì hai bên có thể xảy ra tranh chấp và đưa ra Tòa án để giải quyết. Tòa án sẽ tuỳ vào từng trường hợp và có thể trong một số trường hợp đặc thù như B không trả tiền cho A thì Tịa án sẽ u cầu B trở thành người được uỷ thác bất đắc dĩ và phục vụ cho A. Cụ thể là B sử dụng số tiền mà A chuyển nhầm để đi mua căn nhà thì A có quyền u cầu lập tín thác do cấu trúc để thụ hưởng lợi ích từ việc khai thác căn nhà đó.

<b>5. Thực tiễn xét xử, vụ việc Muschinski v Dodds:</b>

Muschinski v Dodds là một vụ án điển hình của Tịa án Úc, được Tịa án Tối cao Úc ra phán quyết vào ngày 6 tháng 12 năm 1985. Đây là một trong những trường hợp tiêu biểu về tín thác do cấu trúc, về thời điểm Tịa án có thể áp đặt tín thác do cấu trúc đối với các bên. Thẩm phán Deane nhận thấy rằng cần phải giải quyết bằng tín thác do cấu trúc, vì tín thác do cấu trúc sẽ nảy sinh khi: “cơ sở của một mối quan hệ hoặc nỗ lực chung bị loại bỏ mà khơng có sự đổ lỗi đáng kể và khi lợi ích về tiền hoặc tài sản khác do một bên đóng góp trên cơ sở vì mục đích của mối quan hệ hoặc nỗ lực đó sẽ thuộc về bên kia, trong các trường hợp mà nó khơng có mục đích cụ thể hoặc khơng có điều kiện đặc biệt là bên kia phải có hứng thú với nó. Nội dung của nguyên tắc là, trong trường hợp như vậy, tính cơng bằng sẽ không cho phép bên kia khẳng định hoặc giữ lại lợi ích từ tài sản liên quan đến mức mà bên đó làm như vậy là vơ lương tâm”<small>10</small>.

Trong trường hợp Muschinski v Dodds (1985) 160 CLR 583, tòa án đã giải thích rằng trường hợp này đã nảy sinh tín thác do cấu trúc. Vụ việc liên quan đến bà Muschinski và ơng Dodds. Họ có mối quan hệ khơng chính thức và cùng nhau tìm cách mua một căn nhà để họ sống và từ đó bà Muschinski sẽ điều hành một doanh nghiệp thủ công. Bà Muschinski đóng góp 10/11 giá mua và ơng Dodds đóng góp số dư 1/11<small>11</small>. Sau đó mối quan hệ của họ rạn nứt. Tòa án Tối cao đã xét xử rằng ông Dodds nắm giữ tài sản dựa trên mối quan hệ tín thác do cấu trúc cho bản thân và bà Muschinski, theo tỷ lệ mà họ đã đóng góp vào việc cải thiện ngơi nhà. Do đó, mối quan hệ tín thác khơng nảy sinh vào thời điểm bà Muschinski bắt đầu cải tạo. Hành vi <small>10 Vụ việc Muschinski v Dodds (1985), 160 CLR 583,trang 620, [ truy cập ngày8/3/2024</small>

<small>11 Weber, Dane (2019), Muschinski v Dodds and the Joint Endeavour Principle: the ephemeral distinctionbetween institutional and remedial, [ truy cập ngày 9/3/2024</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

của bà Muschinski không liên quan đến việc vi phạm nghĩa vụ hoặc làm giàu bất chính từ phía cơ ấy. Tín thác do cấu trúc này nảy sinh vào ngày phán quyết, để công lý sẽ được thực thi trong vụ việc<small>12</small>.

<small>12 Constructive Trust in Relation. [ truy cập ngày 10/3/2024.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Tài liệu tham khảo</b>

1. Lê Bích Thủy (2020), Xác lập và vận hành tín thác cho mục đích từ thiện: Kinh nghiệm từ quốc tế, [ tintucid=210637], (truy cập ngày 28/02/2024)

2. Black’s law Dictionary: “Trust is an equitable or beneficial right or title to land or other property, held for the beneficiary by another person, in whom resides the legal title or ownership recognized and enforced by courts of chancery”, [ (truy cập ngày 25/02/2024).

3. Sean Steindl , Paul Rojas (2022), Constructive trusts, [ (truy cập ngày 26/02/2024)

4. Nguyễn Ngọc Điện (2023), Hệ thống Common Law và Equity: các vận dụng có thể có cho việc áp dụng lẽ công bằng trong xét xử tại tồ án Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 01+02 (473+474), tháng 1/2023.

5. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2023), Chế định tín thác trong pháp luật so sánh và khả năng áp dụng tại Việt Nam, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Kinh tế-Luật và Quản lý 2022, 6(4):3485-3490.

6. Frederic William Maitland (1911), The Collected Papers Vol 3, trang 271, 272. 7. Austin W. Scott (1922), The Trust as an Instrument of Law Reform, The Yale

Law Journal, Vol. 31, No. 5, trang 457.

8. Vụ việc Muschinski v Dodds (1985), 160 CLR 583, [ truy cập ngày 8/3/2024.

9. Weber, Dane (2019), Muschinski v Dodds and the Joint Endeavour Principle: the ephemeral distinction between institutional and remedial, [ truy cập ngày 9/3/2024.

10. Constructive Trust in Relation. [ truy cập ngày 10/3/2024.

</div>

×