Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

quá trình đô thị hóa ở huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh giai đoạn 1986 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.53 MB, 133 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM </b>

<b>HỒNG TỐ UN </b>

<b>QUÁ TRÌNH ĐƠ THỊ HÓA </b>

<b>Ở HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 1986 - 2020 </b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ </b>

<b>THÁI NGUYÊN - 2023 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM </b>

<b>HOÀNG TỐ UYÊN </b>

<b>QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA </b>

<b>Ở HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 1986 - 2020 </b>

<b>Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: </b>

<b>8.22.90.13</b>

<b>LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ </b>

<b>Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Xuân Trường </b>

<b>THÁI NGUYÊN - 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng 22%. Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng. Nếu sai tơi hồn tồn chịu trách nhiệm.

<i><b>Thái Nguyên, tháng 8 năm 2023 </b></i>

<b>Tác giả luận văn Hoàng Tố Uyên</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CẢM ƠN </b>

Với lòng biết ơn sâu sắc, tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn TS. Hoàng Xuân Trường đã tận tâm chỉ dạy, định hướng và đồng hành, giúp tác giả tháo gỡ mọi vướng mắc trong suốt quá trình nghiên cứu.

Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, phòng Đào tạo Sau Đại học, Khoa Lịch sử đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.

Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, các đồng nghiệp đang công tác tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ và cung cấp thông tin cần thiết cho tơi trong q trình thực hiện nghiên cứu đề tài.

Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp, trong mọi hồn cảnh đã ln giúp đỡ, động viên để tác giả hoàn thành luận văn này.

Trong quá trình thực hiện triển khai, viết luận văn, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, bản thân rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

<i>Thái Nguyên, tháng 8 năm 2023 </i>

<b>Tác giả luận văn</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>MỤC LỤC </b>

Lời cam đoan ... i

Lời cảm ơn ... iii

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 6

4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ... 7

5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ... 7

6. Đóng góp của đề tài ... 8

7. Bố cục của luận văn ... 9

<b>Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUÁ TRÌNH ĐƠ THỊ HỐỞ HỤN HỒNH BỜ, TỈNH QUẢNG NINH (1986 - 2020) ... 11</b>

1.1. Một số vấn đề về đô thị và đô thị hóa ... 11

1.1.1. Đơ thị ... 11

1.1.2. Đơ thị hóa ... 12

1.2. Những yếu tố tác động đến quá trình đơ thị hố ở huyện Hồnh Bồ ... 13

1.2.1. Vài nét về lịch sử hình thành vùng đất Hồnh Bồ ... 13

1.2.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ... 16

1.2.3. Đặc điểm dân cư, quá trình tộc người ... 21

1.2.4. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Hoành Bồ trước năm 1986 ... 22

1.2.5. Xu hướng đơ thị hóa trên thế giới và chủ trương, chính sách phát triển đơ thị của Đảng và Nhà nước ... 27

1.2.6. Chủ trương, chính sách của địa phương nhằm phát triển đô thị ở huyện Hoành Bồ từ năm 1986 đến năm 2020 ... 31

Tiểu kết chương 1 ... 36

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>Chương 2.CHUYỂN BIẾN CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CƠ SỞ HẠ TẦNG Ở HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH TRONG QUÁ TRÌNH ĐƠ THỊ </b>

<b>HỐ (1986 - 2020) ... 37</b>

2.1. Chuyển biến về cơ cấu kinh tế huyện Hoành Bồ ... 37

2.1.1. Kinh tế tiểu thủ công nghiệp - công nghiệp ... 37

2.1.2. Sự phát triển của thương mại - dịch vụ ... 46

2.1.3. Kinh tế nông - lâm nghiệp - thủy sản ... 50

2.2. Sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng ... 61

<b>Chương 3.CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI VÀ VĂN HĨA Ở HUYỆN HỒNH BỒ,TỈNH QUẢNG NINH TRONG Q TRÌNH ĐƠ THỊ HỐ (1986 - 2020) ... 74</b>

3.1. Chuyển biến dân số và lao động ... 74

3.1.1. Chuyển biến về dân số và phân bố dân cư ... 74

3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động ... 77

3.2. Chuyển biến trong đời sống dân cư ... 79

3.2.1. Công tác xóa đói giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội khác ... 79

3.2.2. Nhà ở và tiện nghi sinh hoạt ... 81

3.2.3. Chuyển biến trong lối sống của người dân ... 84

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG </b>

Bảng 2.1: Sản xuất công nghiệp ở huyện Hoành Bồ giai đoạn 2001-2005 ... 42 Bảng 2.2: Những chuyển biến trong kinh tế nông nghiệp ở huyện Hoành Bồ

(1986 - 2020) ... 52 Bảng 2.3: Kinh tế thủy sản huyện Hoành Bồ giai đoạn 1986 - 2020 ... 57 Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế huyện Hoành Bồ (1986 - 2020) ... 58 Bảng 2.5: Tỷ trọng diện tích đất nơng nghiệp trong tổng số diện tích đất tự nhiên

của huyện Hoành Bồ giai đoạn 2013 - 2020 ... 61 Bảng 2.6: Hiện trạng sử dụng đất phi nơng nghiệp ở Hồnh Bồ (2013 - 2020) ... 68 Bảng 3.1: Số lao động trong các cơ sở kinh tế phi nông, lâm nghiệp và thủy sản

ở huyện Hoành Bồ (1986 - 2020) ... 78 Bảng 3.2: Số liệu giáo dục mầm non huyện Hoành Bồ giai đoạn 2015 - 2020 ... 89 Bảng 3.3: Số liệu giáo dục phổ thơng huyện Hồnh Bồ năm học 2019 - 2020 ... 89

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỜ </b>

Hình 1: Bản đồ vị trí địa lý huyện Hồnh Bồ, tỉnh Quảng Ninh ... 10

Biểu đồ 1.1: Các loại đất chính ở huyện Hoành Bồ (năm 2019) ... 18

Biểu đồ 1.2: Số dân thành thị của thế giới và các nhóm nước (1990 - 2016) ... 27

Biểu đồ 1.3: Số dân đô thị và tỉ lệ dân số đô thị ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2020 ... 31

Biểu đồ 2.1: Giá trị sản xuất cơng nghiệp huyện Hồnh Bồ giai đoạn 2005 -2020 ... 43

Biểu đồ 2.2: Số trang trại của huyện Hoành Bồ giai đoạn 1986 - 2020 ... 54

Biểu đồ 2.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Hoành Bồ (1991 - 2020) ... 59

Biểu đồ 2.4: Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Hoành Bồ (1986 - 2020) ... 60

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng đầu tư cho giao thông của huyện Hoành Bồ (1991 - 2020) .... 63

Biểu đổ 3.1: Tỷ lệ dân cư sống ở thành thị và nơng thơn của huyện Hồnh Bồ giai

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>MỞ ĐẦU </b>

<b>1. Lý do chọn đề tài </b>

Từ nửa sau thế kỉ XX, thế giới phát triển và chuyển biến theo hướng mới, tạo cơ hội cho các quốc gia đang phát triển có những bước phát triển nhảy vọt. Q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đã tạo cơ sở cho q trình đơ thị hóa diễn ra với nhịp độ nhanh chóng và trở thành một hiện tượng mang tính tồn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Q trình đơ thị hóa đã tác động về nhiều mặt như: cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,... trong đó có cả tác động tích cực lẫn tiêu cực. Vì vậy, việc nghiên cứu q trình đơ thị hóa, nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích cho việc xây dựng chính sách đơ thị hóa bền vững ở Việt Nam, khơng chỉ có ý nghĩa nhận thức, mà cịn có ý nghĩa trong chỉ đạo thực tiễn, góp phần tránh những hạn chế gắn với hiện tượng đơ thị hóa khơng có kiểm sốt.

Việt Nam cũng khơng nằm ngồi xu thế đó, ở nước ta, đơ thị hóa bắt đầu được

<i>đẩy mạnh từ sau năm 1986 nhưng đến tận đầu thế kỉ XXI quá trình trên mới thực sự </i>

khởi sắc. Đơ thị hóa là một trong những giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, đã giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh các ngành công nghiệp, thương mại - dịch vụ, du lịch, thu hẹp dần tỷ trọng nông nghiệp, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, đơ thị hóa cũng có nhiều bất cập và đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết như vấn đề lao động và việc làm, áp lực của dân số đối với các vấn đề xã hội, tác động của đô thị hóa đến mơi trường sinh thái…Chính vì vậy, nghiên cứu về q trình đơ thị hóa nói chung và đơ thị hóa ở từng địa phương nói riêng nhằm đề ra những giải pháp thúc đẩy những yếu tố tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của q trình đơ thị hóa. Đó là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Hồnh Bồ là huyện miền núi nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh, có vị trí chiến lược về kinh tế, quốc phòng, an ninh. Đây là địa phương có dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời và là huyện có diện tích lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh, là nơi duy nhất tiếp giáp với 3 thành phố lớn của tỉnh là ng Bí, Cẩm Phả và Hạ Long. Trước năm 1986, Hoành Bồ là một trong những huyện miền núi nghèo của tỉnh Quảng Ninh. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, sản xuất chủ yếu theo hướng thâm canh thô sơ. Đời sống dân cư

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

còn thiếu thốn nghèo nàn. Trên nền tảng đó, trong 34 năm (1986 - 2020), với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong huyện, Hồnh Bồ đã dần chuyển mình theo hướng đơ thị hóa và đang dần trở thành đơ thị vệ tinh của tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, q trình đơ thị hóa ở Hồnh Bồ cũng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề bất cập về kinh tế, văn hóa, xã hội cần giải quyết. Do đó, nghiên cứu một cách hệ thống về q trình đơ thị hóa ở huyện Hồnh Bồ là cần thiết, khơng chỉ có ý nghĩa khoa học, mà còn có giá trị thực tiễn sâu sắc, góp phần khẳng định sự đúng đắn về đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung và Đảng bộ huyện Hồnh Bồ nói riêng. Đồng thời qua đó, giúp địa phương đưa ra giải pháp tổng thể mang tính định hướng cho sự phát triển bền vững và lâu dài của vùng đất này trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước.

<i><b>Với những lí do khoa học và thực tiễn nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quá trình đô thị hóa ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1986 - 2020” làm đề </b></i>

tài luận văn thạc sĩ.

<b>2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề </b>

<i><b>Nhóm các cơng trình nghiên cứu về đơ thị hóa ở Việt Nam </b></i>

<i>Cuốn Đô thị cổ Việt Nam do Viện Sử học xuất bản năm 1989. Đây là một cơng </i>

trình tập hợp nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu lịch sử đi sâu nghiên cứu về các đô thị cổ trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam như Thăng Long, Hoa Lư, Phố Hiến, Hội An [80].

<i>Cuốn Đô thị Việt Nam (1995) của tác giả Đàm Trung Phường </i><small>«</small>đã đánh giá thực trạng mạng lưới đô thị Việt Nam và nghiên cứu những định hướng phát triển trong bối cảnh đơ thị hóa của thế giới, cơng nghiệp hố - hiện đại hố trong thời kỳ đổi mới đất nước. Cơng trình đã mở rộng khái niệm về đô thị học trong mối liên hệ với những tiến bộ của khoa học thế giới, cập nhật những thông tin liên quan đến vấn đề đơ thị hóa trong nước<small>»</small> [64].

<i>Cuốn Đơ thị hóa tại Việt Nam và Đơng Nam Á (1996) gồm 4 chương, đề cập </i>

đến nhiều khía cạnh của vấn đề đơ thị hóa. <small>«</small>Trong chương 1, các tác giả khái lược về xu thế đô thị hóa của các nước Đơng Nam Á và các thành phố tại Việt Nam. Chương 2 nêu lên những vấn đề bất cập xuất phát từ hiện tượng đơ thị hóa như nhu cầu quản lí

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

đô thị, bảo vệ môi trường, tăng dân số cơ học, nhà ở, việc làm. Chương 3 nhấn mạnh đến vấn đề môi trường nhân văn, môi trường văn hóa trong q trình phát triển đơ thị. Chương 4 là vài nét nhìn về quá khứ, dựng lại tiến trình đơ thị hóa trong lịch sử, giới thiệu một số đô thị cổ nổi tiếng trên thế giới cũng như Việt Nam<sup>»</sup>. Tuy nhiên, do cuốn sách là tập hợp các bài viết của các tác giả khác nhau nên các vấn đề trong các chương chưa mang tính hệ thống và tồn diện, hầu hết mới chỉ dừng lại ở góc độ nghiên cứu trường hợp cụ thể [79].

<i>Tác giả Trần Văn Chử chủ biên cuốn Đơ thị hóa và chính sách phát triển đơ thị trong cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam (1998) đã trình bày về đơ thị hóa trong </i>

giai đoạn hiện nay - các vấn đề lý thuyết và kinh nghiệm, phân tích hiện trạng đô thị Việt Nam, bao gồm các vấn đề về kinh tế, kết cấu hạ tầng, nhà ở, thực trạng văn hóa, giáo dục, y tế. Cơng trình đã khái qt những vấn đề cơ bản về đơ thị hóa ở Việt Nam trong thời kì đầu tiên thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [46].

<i>Từ góc độ dân tộc học, tác giả Mạc Đường viết cuốn Dân tộc học - Đơ thị và vấn đề đơ thị hóa để khái lược vấn đề đơ thị hóa trong lịch sử Việt Nam, phân tích mối </i>

quan hệ giữa đơ thị hóa và lịch sử phát triển xã hội, tác giả đã tập trung làm rõ những vấn đề khái luận về môn học Dân tộc học - Đô thị. Cuốn sách cũng đã cung cấp cho chúng tôi nhiều thơng tin có giá trị về đơ thị hóa trong chiều dài lịch sử Việt Nam [45].

<i>Tác giả Nguyễn Thanh Tuấn, trong cuốn Biến đổi văn hóa đơ thị Việt Nam hiện nay (2007) </i><small>«</small>xác định 5 đặc trưng của văn hóa đơ thị so với văn hóa nơng thơn là: Lối sống văn hóa đơ thị tùy thuộc vào các dịch vụ cơng; Trong văn hóa đơ thị, hệ số sử dụng các phương tiện giao thông lớn và tăng lên không ngừng cùng với quá trình hiện đại hóa; Văn hóa đơ thị có tính phân hóa cao và rõ nét; Hoạt động ứng xử đa phương hóa, đa dạng hóa ngày càng rộng mở; Là phức hợp văn hóa bác học (hàn lâm, chuyên nghiệp), văn hóa dân gian và văn hóa đại chúng<small>»</small>. Từ các đặc trưng trên, có thể thấy văn hóa đơ thị là một phức hợp văn hóa bác học, dân gian và đại chúng, lối sống mang tính cơng cộng hay tính xã hội hóa cao, tính mở, đa phương hóa, đa dạng hóa [72].

<i>Năm 2008, tác giả Lê Thanh Sang xuất bản cuốn Đơ thị hóa và cấu trúc đơ thị Việt Nam trước và sau đổi mới 1979 - 1989 và 1989 - 1999. Cuốn sách phân tích tồn </i>

diện về tăng trưởng đô thị, di cư đến đô thị và chức năng đô thị Việt Nam. Tác giả đã

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

phân tích các thành tố tăng tự nhiên, di dân thuần và thay đổi địa giới của tăng trưởng đơ thị giữa hai thời kì tổng điều tra dân số 1979 - 1989 và 1989 - 1999; các khuôn mẫu vĩ mô và nhân tố quyết định của di cư đến đô thị trong những thập niên 1980, 1990 và các chức năng được chun mơn hóa của đơ thị Việt Nam trong thập niên 1990. Nghiên cứu cho thấy rằng, trên cấp độ tồn quốc, đơ thị hóa ở Việt Nam bị ngưng trệ trong thời kì 1979 - 1989 nhưng đã gia tăng đáng kể trong thời kì 1989 - 1999 như là kết quả của quá trình đổi mới [68].

Năm 2016, khoa Lịch sử trường Đại học khoa học Xã hội nhân văn - Đại học

<i>Quốc gia Hà Nội xuất bản cơng trình Lịch sử Đơ thị Việt Nam: Tư liệu và nghiên cứu. Đây là cơng trình nghiên cứu chun sâu về đề tài “tam nơng” và “đơ thị hóa”. Các </i>

giả cho rằng <small>«</small><i>khuynh hướng phát triển của đô thị Việt Nam (và trong một chừng mực nào đó là khuynh hướng đơ thị hóa) cùng diễn ra trong suốt thời kỳ trung đại, phát triển mạnh mẽ từ thời cận đại cho đến hiện nay<sup>»</sup> [60]. Điều đáng lưu ý là khuynh hướng </i>

đơ thị hóa ở Việt Nam thời kỳ này có “mối liên hệ hết sức hữu cơ” với các xu thế phát triển của đô thị khu vực, châu lục và thế giới [60].

Như vậy, cho đến nay, các cơng trình nghiên cứu về đơ thị và đơ thị hóa ở Việt Nam đã cung cấp lượng kiến thức về các khía cạnh đa dạng của đời sống đô thị với nhiều cách tiếp cận, trào lưu, trường phái, quan điểm khác nhau, nhất là những kết quả nghiên cứu thực nghiệm. Các phương pháp nghiên cứu về đơ thị và đơ thị hóa đã mở rộng ra các chủ đề như: kinh tế học đơ thị, xã hội học đơ thị, văn hóa học đơ thị... Mặc dù chưa có một định nghĩa chung nhất, nhưng các cơng trình nghiên cứu đã làm rõ được những vấn đề cơ bản về đơ thị và đơ thị hố. Đây là những kết quả quan trọng giúp cho các nghiên cứu đi sau có cái nhìn tổng quan về đơ thị hố ở Việt nam khi thực hiện nghiên cứu trên các trường hợp cụ thể.

<i><b>Nhóm cơng trình nghiên cứu về đơ thị hóa tỉnh Quảng Ninh và hụn Hồnh Bờ </b></i>

<i>Cơng trình Quảng Ninh đất và người (1998) có phần đề cập về tiềm năng nguồn </i>

lợi của tỉnh Quảng Ninh và các địa phương phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đặc biệt, cơng trình đánh giá những mặt tích cực của đơ thị hóa của Quảng Ninh như tăng trưởng kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, diện mạo chung thay đổi nhanh chóng cũng như những hạn chế bất cập như tình trạng ơ nhiễm mơi trường, sự chênh lệch giàu nghèo [4].

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>Cơng trình Địa chí Quảng Ninh (tập 3) đã trình bày đặc điểm điều kiện tự nhiên </i>

của tỉnh Quảng Ninh, tình hình phát triển kinh tế - xã hội… của tỉnh từ năm 1986 đến năm 2005. Trong đó, cơng trình đã khái quát một phần nhỏ về quá trình biến đổi của các địa phương trong khoảng thời gian gần 20 năm (1986 - 2005) trên tất cả các mặt, trong đó tập trung vào sự thay đổi về cơ cấu kinh tế và cơ sở hạ tầng [59].

<i>Năm 2011, tác giả Vũ Trọng Hoàng xuất bản cuốn Quảng Ninh trên đường hội nhập, đã giới thiệu khái quát về tỉnh Quảng Ninh, những thành tựu về kinh tế - xã hội </i>

của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được từ năm 2000 đến 2010, đồng thời đề cập đến quá trình chuyển biến về quy hoạch, quản lý đô thị và kinh tế, xã hội, môi trường, cơ sở hạ tầng, sự thay đổi trong lối sống đô thị của cư dân [48].

<i>Tác giả Nguyễn Anh Tuấn với luận văn Ảnh hưởng của đơ thị hóa đến tình hình quản lý sử dụng đất phường Đại Yên, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (2012), </i>

nêu rõ những thực trạng quản lý, sử dụng và biến động đất đai trong quá trình đơ thị hóa ở phường Đại n. Luận văn là nguồn tài liệu có giá trị trong việc giúp chúng tơi có cái nhìn đối sánh khi nghiên cứu về q trình đơ thị hóa tại huyện Hồnh Bồ [71].

<i>Cơng trình Quảng Ninh 50 năm hội tụ và lan tỏa (2013) của Phạm Minh Chính </i>

chủ biên, bao gồm nhiều bài viết về kinh tế, chính trị - xã hội tỉnh Quảng Ninh từ 2000 đến 2012. Tuy được trình bày ngắn gọn nhưng nội dung này cũng đã giúp ích cho chúng tơi nắm bắt một cách khái quát những bước phát triển theo hướng đô thị của huyện Hoành Bồ đặt trong bối cảnh phát triển của tỉnh Quảng Ninh [11].

<i>Cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Hoành Bồ (2010) do Ban Chấp hành Đảng bộ </i>

huyện Hoành Bồ biên soạn. Nội dung cuốn sách nêu một cách khái quát chủ trương, mục tiêu, biện pháp, kết quả và hạn chế, phương hướng trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Hoành Bồ trong giai đoạn từ 1930 đến 2010 [19].

Ngồi những cơng trình trên đây khơng thể khơng đề cập đến các bài viết có đề cập đến sự phát triển của huyện Hoành Bồ trên các lĩnh vực khác nhau. Đó là các bài

<i>viết như: Nhà máy gạch Hoành Bồ: Chuyện đất và người (2005) của Vân Trang, Quỳnh </i>

Ngân, Tạp chí xây dựng, số 10, trong đó đề cập yếu tố nổi bật của cơng nghiệp Hồnh

<i>Bồ đó là sản xuất gạch, gốm, sứ Hồnh Bồ. Bài viết Khu cơng nghiệp Hoành Bồ: Nguồn lực phát triển kinh tế tương lai (2014) của tác giả Hoàng Nhi, đề cập đến khu cơng </i>

nghiệp Hồnh Bồ với tiềm năng và triển vọng tương lai trở thành một huyện công

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i>nghiệp trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh. Bài viết Nét phác thảo cho vùng kinh tế trọng điểm Hoành Bồ (2014) của Thu Nguyệt trình bày chuyển biến cơ cấu kinh tế cơng </i>

nghiệp - dịch vụ - nơng nghiệp có nhiều thay đổi lớn và đang dần trở thành một trong

<i>những vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh. Bài viết Hồnh Bồ: Cơng nghiệp - khâu đột phá (2014) của Ngơ Dịu, trong đó tác giả trình bày những điều kiện thuận </i>

lợi để Hoành Bồ phát triển kinh tế công nghiệp. Sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế của huyện được chuyển dịch theo hướng CNH - HĐH.

Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu và bài viết trên đây đã cung cấp nguồn sử liệu phong phú, đa dạng về phát triển kinh tế - xã hội nói chung, về đơ thị hóa nói riêng, trong đó phản ánh khá cụ thể về vị trí địa lý, dân cư, truyền thống lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng của cả tỉnh Quảng Ninh cũng như một số huyện. Đây là nguồn tư liệu quan trọng giúp chúng tơi có thêm nguồn tư liệu đối chứng và so sánh. Điều nhận thấy là cho đến nay, chưa có cơng trình nghiên cứu nào đi sâu vào làm rõ q trình đơ thị hóa ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1986 - 2020 một cách có hệ thống. Vì vậy, đề tài luận văn không trùng lặp với các công trình khoa học đã cơng bố và việc nghiên cứu chủ đề này là là một vấn đề mới, rất cần thiết.

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là q trình đơ thị </b></i>

hóa ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1986 - 2020.

<i><b>- Phạm vi nghiên cứu </b></i>

<i>Về nội dung: Luận văn tập trung làm rõ q trình đơ thị hóa ở huyện Hồnh Bồ </i>

trên nhiều phương diện, trong đó tập trung đi sâu tìm hiểu về những nhân tố tác động đến q trình đơ thị hóa, những thay đổi về diện mạo kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống nhân dân trên địa bàn huyện Hoành Bồ từ năm 1986 đến năm 2020. Từ đó, luận văn rút ra các nhận xét về q trình đơ thị hóa ở huyện Hồnh Bồ trong sự đối sánh với các địa phương khác.

<i>Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi khơng gian là huyện Hồnh Bồ, </i>

tỉnh Quảng Ninh gồm 1 thị trấn và 12 xã. Trong một số trường hợp cần so sánh với một số địa phương khác, chúng tơi có đề cập đến các khơng gian liên quan.

<i>Về thời gian: Phạm vi thời gian của nghiên cứu được chọn từ năm 1986 đến năm </i>

2020. Năm 1986 là năm Đảng và Nhà nước tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

bước vào thời kỳ CNH - HĐH, đánh dấu sự chuyển biến trong quá trình đơ thị hóa. Nằm trong bối cảnh chung đó, huyện Hồnh Bồ cũng có sự thay đổi đáng kể về mọi mặt, nhất là từ sau những năm 90 của thế kỷ XX trở đi. Luận văn dừng lại ở mốc thời gian năm 2020, đó là sự kiện ngày 17/12/2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 837/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ninh. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, theo đó sáp nhập huyện Hoành Bồ vào thành phố Hạ Long. Điểm mốc này cũng đánh dấu những thành công quan trọng trong q trình đơ thị hóa của huyện Hồnh Bồ. Tuy nhiên, để có cái nhìn tồn diện và có thêm cơ sở để đánh giá, trong quá trình thực hiện, luận văn cũng đề cập đến một số vấn đề có liên quan đến đề tài thuộc giai đoạn trước năm 1986.

<b>4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài </b>

<i><b>- Mục đích nghiên cứu: Luận văn tập trung làm rõ về q trình đơ thị hóa ở </b></i>

huyện Hoành Bồ từ năm 1986 đến năm 2020 trên các phương diện như quy hoạch, cảnh quan, những chuyển biến về kinh tế, xã hội, văn hóa, để từ đó phác họa lại bức tranh tổng thể về quá trình này với những mặt tích cực và hạn chế của nó.

<i><b>- Nhiệm vụ của đề tài: </b></i>

+ Làm rõ được những yếu tố khách quan và chủ quan tác động tới q trình đơ thị hóa ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh từ năm 1986 đến năm 2020.

+ Phân tích được những chuyển biến trong quá trình đơ thị hóa ở huyện Hồnh Bồ, tỉnh Quảng Ninh trên các phương diện như: quy hoạch đô thị, xây dựng cơ sở vật chất, kinh tế, xã hội, văn hóa.

+ Đánh giá được về quá trình đơ thị hóa ở huyện Hồnh Bồ, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1986 - 2020.

<b>5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>- Nguồn tài liệu </b></i>

+ Nguồn tài liệu lưu trữ tại Ủy ban nhân dân, Phịng Thống kê huyện Hồnh Bồ bao gồm các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, báo cáo tổng kết và phương hướng nhiệm vụ hàng năm về phát triển kinh tế, xã hội của huyện, các số liệu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội của huyện do phòng Thống kê cung cấp cũng như một số được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh. Đây là nguồn tài liệu quan trọng phục vụ cho quá trình thực hiện luận văn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

+ Nguồn tài liệu tham khảo là các cơng trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, các bài viết đăng trên các tạp chí chun ngành, các luận án, luận văn,…có liên quan đến đề tài cũng được chúng tôi xem xét, nghiên cứu một cách cụ thể.

+ Nguồn tư liệu khảo sát thực tế: Chúng tôi đã thực địa, quan sát để hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa của huyện Hồnh Bồ trong q trình đơ thị hóa.

<i><b>- Phương pháp nghiên cứu </b></i>

Để giải quyết được mục tiêu và những nội dung nghiên cứu, luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Với phương pháp lịch sử, giúp đề tài xem xét các yếu tố tác động và q trình đơ thị hóa ở huyện Hồnh Bồ trải qua các giai đoạn phát triển phù hợp theo trình tự lịch đại và đồng đại từ năm 1986 đến năm 2020 trên các chiều cạnh khác nhau và có tính liên tục. Phương pháp logic được sử dụng để để xem xét các vấn đề, các nội dung nghiên cứu theo một trật tự đảm bảo sự hợp lý và chiều hướng phát triển tất yếu của q trình đơ thị hóa diễn ra phong phú, sinh động, đồng thời giúp tác giả nhận xét, đánh giá khách quan sự tác động của q trình đơ thị hóa đến các lĩnh vực. Phương pháp thống kê, so sánh: tiến hành thống kê, so sánh các số liệu liên quan đến đề tài như: bảng số liệu, danh mục các dự án đầu tư, các cơng trình nâng cấp, phương pháp thống kê đã cung cấp những số liệu để so sánh và phân tích, làm rõ các luận điểm trong đề tài.

Tuy nhiên, vì đơ thị hóa là một quá trình diễn ra phức tạp và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau nên trong khuôn khổ của luận văn, chúng tơi cịn sử dụng phương pháp liên ngành giữa sử học, xã hội học, văn hóa học, kinh tế học… giúp cho đề tài tiếp cận từ nhiều phương diện, từ đó có thể có được kết quả đa dạng, phù hợp với tính chất của vấn đề đơ thị hóa. Ngồi ra, phương pháp nghiên cứu khu vực học cũng được chú ý sử dụng nhằm căn cứ vào thực tế khách quan của lịch sử và điều kiện xã hội của thực tiễn địa phương huyện Hoành Bồ.

<b>6. Đóng góp của đề tài </b>

Luận văn đã sưu tầm, hệ thống hóa số lượng tài liệu phong phú, liên quan đến q trình đơ thị hóa ở huyện Hồnh Bồ, tỉnh Quảng Ninh. Đó là tài liệu tham khảo có ích đối với những người quan tâm đến lịch sử đơ thị và đơ thị hóa.

Luận văn là cơng trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và tồn diện về q trình đơ thị hố ở huyện ở huyện Hồnh Bồ, tỉnh Quảng Ninh từ năm 1986 đến năm 2020.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Trên bình diện vĩ mơ, luận văn dựng lại lịch sử phát triển đô thị của huyện trong 34 năm trên các lĩnh vực thuộc kết cấu của một đơ thị. Trên bình diện vi mơ, luận văn làm sáng tỏ quá trình chuyển biến của từng thành tố thuộc vấn đề đơ thị hóa. Những kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần nghiên cứu chuyển biến xã hội của lịch sử đương đại.

Luận văn cũng đưa ra những nhận xét, đánh giá về q trình đơ thị hố ở huyện Hồnh Bồ, tỉnh Quảng Ninh, góp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn làm luận cứ khoa học cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo hiện nay của huyện nói riêng, của các địa phương khác trên cả nước nói chung trong thời kì đơ thị hố.

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử địa phương.

<b>7. Bố cục của luận văn </b>

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được cấu trúc thành 3 chương:

<i>Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về q trình đơ thị hóa ở huyện Hồnh Bồ, </i>

tỉnh Quảng Ninh (1986 - 2020).

<i>Chương 2: Chuyển biến về cơ cấu kinh tế và cơ sở hạ tầng ở huyện Hoành Bồ, </i>

tỉnh Quảng Ninh trong q trình đơ thị hóa (1986 - 2020).

<i>Chương 3: Chuyển biến về xã hội và văn hóa ở huyện Hồnh Bồ, tỉnh Quảng </i>

Ninh trong q trình đơ thị hóa (1986 - 2020).

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>Hình 1: Bản đờ vị trí địa lý huyện Hồnh Bờ, tỉnh Quảng Ninh </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>Chương 1 </b>

<b>CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUÁ TRÌNH ĐƠ THỊ HỐ Ở HỤN HỒNH BỜ, TỈNH QUẢNG NINH (1986 - 2020) 1.1. Một số vấn đề về đơ thị và đơ thị hóa </b>

<i><b>1.1.1. Đơ thị </b></i>

Xuất phát từ lịch sử hình thành đô thị cổ, các học giả chỉ ra rằng khái niệm đơ thị gồm hai thành tố: <i><sup>«</sup>đơ, thành, trấn hàm nghĩa chức năng hành chính - chính trị; thị có nghĩa là chợ, mang hàm nghĩa kinh tế. Có “thành” và “đơ” tất yếu phải có trao đổi, bn bán, và nơi tập trung bn bán chính là các chợ. Trong đó, chức năng chính trị lấn át chức năng kinh tế</i><sup>» </sup>[12; tr.32]. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, định nghĩa trên dường như không bao qt hết khía cạnh của đơ thị. Các nhà nghiên cứu, với cách tiếp cận, quan điểm khác nhau đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về đô thị.

Trong Từ điển Bách khoa Việt Nam, <i><small>«</small>Đơ thị là một khơng gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp<small>»</small>. </i>

Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, đô thị là <i><sup>«</sup>nơi dân cư đơng đúc, là trung tâm thương nghiệp và có thể cả công nghiệp, thành phố hoặc thị trấn<small>»</small> [70; tr.332]. Tác giả Đàm Trung Phường cho rằng <small>«</small>Đơ thị là một đơn vị kinh tế xã hội phản ánh sự vận động của bản thân lực lượng sản xuất và tổ chức xã hội, khi bột phát, khi phát triển bình thường, khi suy thối làm cho cấu trúc đơ thị ln ln chuyển hóa. Sự chuyển hóa này mang tính chất vừa sinh học, vừa cơ học, diễn ra từ trong tâm đơ thị ra ngồi và từ ngồi tác động vào tâm đô thị<sup>»</sup> [65]. Tác giả Phạm Trọng Mạnh trong cuốn “Quản lý đô thị” lại đưa ra định nghĩa:<small> «</small>Đơ thị là những điểm dân cư tập trung, có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng thích hợp và dân cư nội thị không dưới 4000 người (đối với miền núi là 2000 người) với tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu là 65,0%<small>»</small> [62; tr.23]. </i>

Ở đây, chúng tôi cho rằng để xác định định nghĩa đô thị cần phân biệt với định nghĩa về nông thôn theo 3 đặc trưng sau: <i><small>«</small></i>Về các nhóm giai cấp, tầng lớp xã hội thì ở đô thị đặc trưng chủ yếu là giai cấp cơng nhân, ngồi ra cịn có các tầng lớp giai cấp khác như tư sản, thợ thủ công, viên chức, trí thức, v.v... Còn đối với nơng thơn thì đặc trưng chủ yếu ở đây là nơng dân, ngồi ra còn có các giai cấp, tầng lớp như địa chủ,

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

phú nông, thợ thủ công nghiệp. Về lĩnh vực sản xuất chủ yếu ở đơ thị có đặc trưng là sản xuất cơng nghiệp; ngồi ra, còn có các lĩnh vực khác như dịch vụ, thương nghiệp, sản xuất tinh thần. Còn đối với nơng thơn thì đặc trưng rõ nét nhất là sản xuất nơng nghiệp; ngồi ra, cịn phải kể đến cấu trúc phi nông nghiệp bao gồm: dịch vụ, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp mà có vai trị rất lớn đối với lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp. Về lối sống, văn hóa của từng loại cộng đồng, thì đối với nơng thơn thường rất đặc trưng với lối sống văn hóa của cộng đồng làng xã mà được phân biệt rất rõ ràng với lối sống thị dân đặc trưng cho khu vực đơ thị. Chính đặc trưng thứ ba đã tạo ra bản sắc riêng, diện mạo riêng cho hai hệ thống xã hội đô thị và nông thôn<i><small>»</small></i> [45; tr.75].

Với những đặc trưng trên, chúng tôi thống nhất định nghĩa đô thị với nội dung

<i>cụ thể như sau: <sup>«</sup>Đơ thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chun ngành, có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn<small>»</small></i> [6; tr.15].

Hiện nay, về cơ bản, dựa vào các tiêu chí cụ thể bên trên thì các thành phố trực thuộc trung ương phải là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại l; các thành phố thuộc tỉnh sẽ là đô thị loại II hoặc đô thị loại IIl; các thị xã thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc trung ương sẽ là đô thị loại II hoặc đô thị loại IV; các thị trấn thuộc huyện phải là đô thị loại IV hoặc loại V tuỳ vào việc đáp ứng các tiêu chí cụ thể.

<i><b>1.1.2. Đơ thị hóa </b></i>

Đơ thị hóa là một hiện tượng kinh tế - xã hội, trong đó chứa đựng mối quan hệ giữa thành thị và nông thơn. Đơ thị hóa đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ tiếp cận như: Xã hội học, địa lý học, kinh tế học, đô thị học, kiến trúc học, nhân khẩu học.

<i>Từ điển Tiếng Việt định nghĩa:<small> «</small>Đơ thị hóa là q trình tập trung dân cư ngày càng đông vào các đô thị, nâng cao vai trò của thành thị đối với sự phát triển của xã hội<small>»</small> [70; tr.332]. </i>

Theo các nhà địa lý, <i><small>«</small></i>đơ thị hóa đồng nghĩa với sự gia tăng khơng gian, mật độ dân cư, thương mại, dịch vụ hoặc các hoạt động khác mang tính chất phi nơng nghiệp tại một khu vực. Q trình đơ thị hóa được thể hiện ở sự mở rộng tự nhiên của dân cư

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

hiện có. Sự chuyển dịch dân cư từ vùng nông thôn ra thành thị, nói rộng hơn là sự nhập cư từ các vùng đến đô thị. Sự chuyển dịch đất đai từ mục đích sử dụng đất nơng nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và đất thổ cư<i><small>»</small></i>.

Các nhà quản lý kinh tế cho rằng đơ thị hố là <i><sup>«</sup></i>một q trình biến đổi về sự phân bố các yếu tố lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị, đồng thời phát triển các đơ thị hiện có theo chiều sâu.

Dưới từ góc độ của quản lý nhà nước, lại nhấn mạnh đến <i><small>«</small></i>khía cạnh chuyển đổi phương thức sống từ nông thôn sang lối sống thành thị; sự gia tăng dân cư đô thị tạo nên nhiều sức ép về dân số, việc làm, cơ sở hạ tầng, dịch vụ và những nguy cơ tiềm tàng về sự phá huỷ môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội<i><small>»</small></i>.

Các nhà kinh tế học, nhấn mạnh <i><small>«</small></i>vai trị và tỷ lệ của 3 lĩnh vực sản xuất để xác định mức độ đơ thị hố. Theo đó, kinh tế cơng nghiệp - tiểu thủ công nghiệp sẽ ngày càng đóng vai trò quyết định, khu vực dịch vụ có vai trò quan trọng và ngày càng tăng lên, trong khi tỷ trọng kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp sẽ ngày càng giảm dần<i><small>»</small></i>.

Các nhà nghiên cứu về văn hoá - lối sống cho rằng bản chất là quá trình tự phá vỡ các quan hệ của cơ cấu truyền thống đã được hình thành trong dân cư nông nghiệp để thiết lập các thiết chế mới, để phát huy các khả năng sáng tạo mới của cá nhân.

Trong luận văn này, chúng tôi cho rằng đơ thị hóa là hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp, nó diễn ra trong một không gian rộng lớn và khoảng thời gian lâu dài để chuyển biến các xã hội nông nghiệp - nông dân sang các xã hội đô thị - công nghiệp và thị dân. Các đặc trưng của đơ thị hóa là: <i><sup>«</sup>Một là, hình thành và mở rộng quy mơ hạ </i>

tầng đô thị hiện đại với quy hoạch về cảnh quan kiến trúc theo hướng đô thị hiện đại.

<i>Hai là, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Ba là, những chuyển biến trong đời sống xã hội <small>»</small></i>. Những đặc trưng trên chính là định hướng cho chúng tơi trong q trình thực hiện các nội dung của luận văn.

<b>1.2. Những yếu tố tác động đến quá trình đơ thị hố ở huyện Hồnh Bờ </b>

<i><b>1.2.1. Vài nét về lịch sử hình thành vùng đất Hồnh Bờ </b></i>

Hồnh Bồ là vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời. Người Việt cổ đã ở đây từ thời kỳ đồ đá. Ở mái đá Đồng Đặng và hang Hà Lùng thuộc xã Sơn Dương, mái đá hang Dơi thuộc xã Thống Nhất đã phát hiện những di chỉ thời đá mới. Thời Hùng Vương, từ

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

2879-258 TCN, Hoành Bồ thuộc bộ Ninh Hải. Thời Bắc thuộc lần thứ nhất từ 111 TCN - 40, Hoành Bồ thuộc quận Giao Chỉ. Thời nhà Lý (1010 - 1225), Hoành Bồ thuộc châu Vĩnh An [19; tr.25].

Thời nhà Lê, Hoành Bồ là một trong ba huyện thuộc phủ Hải Đông, thừa tuyên Yên Bang. Năm 1466, vua Lê Thánh Tông chia cả nước thành 12 Đạo thừa tuyên và một phủ trung đô. Từ năm 1469 đến năm 1490 định lại bản đồ nhưng nói chung ở thời Lê, vùng Yên Bang có một phủ Hải Đơng, 3 huyện: An Hưng, Hồnh Bồ, Chi Phong và 4 châu: Vạn Ninh, Vĩnh An, Vân Đồn, Tân An. Có sách chép trước thời Lê huyện Hồnh Bồ có tên là Hồnh Phố. Đến đời vua Lê Anh Tông, năm 1557, trấn An Bang đổi thành An Quảng, Hoành Bồ trở thành một huyện của trấn An Quảng. Đời vua Lê Dụ Tông, năm 1709 đổi trấn An Quảng thành trấn Yên Quảng [19; tr.32].

Vào thời nhà Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 4 (1823) đổi trấn Yên Quảng thành trấn Quảng Yên. Năm 1831, đổi trấn Quảng Yên thành tỉnh Quảng Yên. Năm Minh Mạng thứ 17 (năm 1836), tỉnh Quảng Yên có 2 phủ Hải Ninh, Sơn Định. Huyện Hoành Bồ là một trong ba huyện thuộc phủ Sơn Định, tỉnh Quảng Yên. Nửa đầu thế kỉ XIX, huyện có 3 tổng, 26 xã, phường, phố. Tổng Tri Xuyên có 6 xã, phường: Tri Xuyên, Dương Hưu, Tàn Ốc, Quảng La, Kính Trạo, phố Trí Xuyên, phường thủy cơ Nam Giang, Giáp Khẩu. Tổng Vạn Yên có 5 xã, phường: Vạn Yên, Vi Lại, Liêu Giao, Đãi Đán, phường thủy cơ Trúc Võng. Tổng An Khoai có 13 xã, phường: An Khối, Xích Thổ, An Thổ, Lũ Phong, phường Thủy cơ Giàng Võng, Lương Mông, Vũ Oai, Sơn Dương, Từ Xá, Minh Cần, Đạp Thanh, Lưỡng Kỳ, Dương Huy. Trong huyện thêm 5 động của 7 tộc người Mán: Trí Xuyên, Minh Cầm, Lương Kỳ, Tàn Ốc, Dương Huy. Theo Đồng Khánh dư địa chí, huyện Hồnh Bồ có 4 tổng, gồm 26 xã, thôn, phường, phố: Tổng Vạn Yên (5 xã, phường); tổng Dương Huy (8 xã, động); tổng Yên Mỹ (7 xã, phường), tổng Trí Xuyên (6 xã, phường).

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Sau khi chúng hoàn thành q trình xâm lược Việt Nam, ngày 24/8/1891, phủ Tồn quyền Pháp ra nghị định cắt một phần huyện Hoành Bồ cùng một số huyện khác thành lập khu quân sự Phả Lại thuộc Đạo quan binh thứ nhất. Ngày 10/10/1895, Toàn quyền Pháp ra nghị định xóa bỏ khu quân sự Phả Lại. Phần đất của huyện trước kia bị cắt trả lại cho huyện Hoành Bồ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Đến khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi, huyện Hoành Bồ gồm 9 tổng: Đạp Thanh, Thăng Long, Thanh Luận, Yên Cư, Tứ Xuyên, Yên Mỹ, Dương Huy, Vạn Yên, Giang Võng. Tháng 3/1947, Bộ Nội vụ quyết định sáp nhập đặc khu Hòn Gai và tỉnh Quảng Yên thành liên tỉnh Quảng Hồng, huyện Hoành Bồ thuộc liên tỉnh Quảng Hồng. Ngày 21/01/1949, Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu I ban hành Quyết định số 46PC/1. Theo đó, huyện Hồnh Bồ thuộc tỉnh Quảng Yên, gồm 10 xã: Đoàn Kết, Cộng Hòa, Lê Lợi, Việt Hưng, Tân Dân, Dân Chủ, Sơn Dương, Quảng La, Bằng Cả, Dương Huy Động. Từ ngày 19/9/1949, Hoành Bồ tách khỏi tỉnh Quảng Yên, sáp nhập vào Đặc khu Hòn Gai và trở thành căn cứ của đặc khu.

Sau năm 1954, huyện Hoành Bồ bao gồm thị trấn Trới và 15 xã: Bằng Cả, Đại Yên, Dân Chủ, Đồng Quặng, Dương Huy, Hòa Bình, Kỳ Thượng, Lê Lợi, Quảng La, Sơn Dương, Tân Dân, Thành Công, Thống Nhất, Việt Hưng, Vũ Oai. Ngày 22/2/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 221-SL thành lập khu Hồng Quảng. Đặc khu Hòn Gai cùng với tỉnh Quảng Yên sáp nhập vào khu Hồng Quảng, huyện Hoành Bồ thuộc khu Hồng Quảng. Ngày 02/3/1956, Ủy ban hành chính khu Hồng Quảng ban hành Quyết định số 192-TCCB chia xã Song Huy thành 4 xã: Đồng Quặng, Lưỡng Kỳ, Hịa Bình, Dương Huy. Ngày 16/6/1956, Ủy ban hành chính khu Hồng Quảng ban hành Quyết định số 647-TCCB sáp nhập thôn Đại Đán thuộc xã Việt Hưng vào xã Minh Thành, huyện Yên Hưng. Ngày 17/6/1958, chuyển xã Thành Công về thị xã Hòn Gai quản lý. Ngày 11/5/1959, chia xã Bằng Cả thành hai xã Bằng Cả và Quảng La. Ngày 17/5/1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 69-CP tách các thôn Vạn Nho, Đại Đán, Yên Cư thuộc xã Minh Thành, huyện Yên Hưng để thành lập xã Đại Yên thuộc huyện Hoành Bồ.

Tại kỳ họp thứ VII, ngày 30/10/1963, Quốc hội khóa II phê chuẩn hợp nhất khu Hồng Quảng sáp nhập với tỉnh Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh, huyện Hoành Bồ thuộc tỉnh Quảng Ninh. Ngày 2/7/1964, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 106-CP. Theo đó, sáp nhập xã Tuần Châu và các xóm Cái Dăm, Cái Lân, Đồng Mang, khu vực Xí nghiệp gạch Giếng Đáy thuộc xã Việt Hưng vào thị xã Hồng Gai.

Ngày 16/01/1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 17-CP để tách hai thôn Tiêu Dao, Yên Tiêm thuộc xã Việt Hưng, huyện Hoành Bồ và tiểu khu Giếng

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

Đáy thuộc thị trấn Bãi Cháy, thị xã Hồng Gai để thành lập thị trấn Giếng Đáy trực thuộc thị xã Hồng Gai; chuyển xã Dương Huy về thị xã Cẩm Phả quản lý.

Ngày 15/7/1983, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 77-HĐBT chia xã Đồng Quặng thành 2 xã: Đồng Lâm và Đồng Sơn thuộc huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

Đến năm 1997, huyện Hồnh Bồ có một thị trấn Trới và 14 xã: Kỳ Thượng, Hịa Bình, Đồng Lâm, Đồng Sơn, Vũ Oai, Thống Nhất, Lê Lợi, Quảng La, Sơn Dương, Dân Chủ, Bằng Cả, Tân Dân, Đại n, Việt Hưng. Từ ngày 01/9/2001, Hồnh Bồ chỉ cịn một thị trấn Trới và 12 xã: Dân Chủ, Bằng Cả, Kỳ Thượng, Hòa Bình, Đồng Lâm, Đồng Sơn, Vũ Oai, Thống Nhất, Lê Lợi, Quảng La, Sơn Dương. Đại Yên, Việt Hưng trở thành một phường thuộc thành phố Hạ Long. Kể từ đó đến ngày 17/12/2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 837/NQ-UBTVQH14, đã sáp nhập tồn bộ diện tích và dân số của huyện Hoành Bồ vào thành phố Hạ Long.

<i><b>1.2.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên </b></i>

<i>Vị trí địa lý có tác động lớn đối với sự phát triển cũng như tính chất của các đơ </i>

thị. Điều kiện lí tưởng để một đơ thị phát triển khi nó có được thuận lợi về vị trí tự nhiên, vị trí giao thơng vận tải, vị trí địa chính trị và vị trí về kinh tế. Hồnh Bồ là huyện có vị trí địa lý độc đáo, nằm ở phía tây tỉnh Quảng Ninh. <i><small>«</small>Tọa độ địa lý của huyện ở vị trí kinh độ từ 106°50’ đến 107°15’ đông; vĩ độ từ 20°54’47” đến 21°15’ bắc. Huyện cách thành phố Hạ Long khoảng 15km về hướng Tây Bắc, tiếp giáp với huyện Sơn Động (tỉnh Bắc Giang), huyện Ba Chẽ ở phía Bắc; phía Nam giáp thành phố Hạ Long và một phần giáp biển Cửa Lục nhìn ra vịnh Hạ Long; giáp thành phố ng Bí và thị xã Quảng Yên ở phía Tây; phía Đông giáp thành phố Cẩm Phả<small>» </small></i>[7].

Với vị trí và địa thế trên, trong tiến trình đơ thị hóa, Hồnh Bồ được xác định là đô thị vệ tinh của tỉnh Quảng Ninh. Trong không gian của tỉnh Quảng Ninh, huyện Hồnh Bồ có vị trí chiến lược về mặt an ninh quốc phịng, có vị trí địa lý rất quan trọng cho hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh, cầu nối giao thương với các địa phương trong đất liền. Hoành Bồ nằm trong tuyến hành lang phát triển Duyên hải Bắc bộ với những trung tâm phát triển như thành phố cửa khẩu Móng Cái, Trung tâm khai thác than lớn nhất cả nước Cẩm Phả - Cửa Ơng, khu cơng nghiệp Hải Hà, thành phố di sản Hạ Long, Khu đô thị - công nghiệp - dịch vụ cảng biển Lạch Huyện và khu công nghiệp Đầm

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Nhà Mạc. Đó là những tiềm năng, điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, phát huy những lợi thế của huyện. Hoành Bồ cũng là cửa ngõ quan trọng kết nối với các nước khác bằng đường biển. Theo đường biển, từ Hồnh Bồ có thể đến các cảng của đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 270 hải lý, Hồng Kông 682 hải lý và Singapore 1.300 hải lý. Huyện cũng nằm trong khu vực hợp tác hai hành lang: Khu vực Đông Bắc Á và vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam - Trung Quốc và

<i>Điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng nhiều mặt của q trình đơ thị hóa như quy mơ, sự phân bố và chức năng các đơ thị. </i>

Địa hình Hồnh Bồ đa dạng trập trùng đồi núi, thuộc loại địa hình đồi núi tiếp giáp biển, càng gần biển thì đồi núi càng thấp dần xen kẽ vùng đất bằng. Dựa vào độ cao có thể chia địa hình huyện Hồnh Bồ làm 4 dạng địa hình chính sau: Thứ nhất, dạng địa hình đồi núi cao từ 500 - 1090m ở các xã Đồng Sơn, Kỳ Thượng chiếm khoảng 12% diện tích tự nhiên, cao nhất là dãy Am Váp có đỉnh Thiên Sơn (xã Hòa Bình) cao 1090,6m. Các núi Đèo Mo, Đèo Kênh, Đèo Bút, Đèo Son, Hạ Mi, Đèo Chũ đều có độ cao trung bình từ 500 - 800m, sườn núi dốc, rừng cây rậm rạp [59; tr.105]. Đồi núi khu vực này có vai trị quan trọng chi phối sự hình thành các yếu tố tự nhiên, đồng thời chia cắt các xã tạo thành các vùng khác nhau. Thứ hai, dạng địa hình đồi núi thấp có độ cao từ 20-500m, chiếm 70% diện tích tự nhiên, đồi sắp xếp dạng bát úp và cấu tạo bởi đá lục nguyên, phân bố theo hướng đơng tây; do q trình phong hóa và xói mòn đều diễn ra mạnh nên lớp thổ nhưỡng thường có tầng dày mỏng đến trung bình. Thứ ba, dạng địa hình thung lũng chiếm khoảng 8% diện tích, đan xen giữa các đồi núi thấp, thường hẹp, dốc do đó khả năng tận dụng canh tác ở kiểu địa hình này hạn chế. Thứ tư, dạng địa hình đồng bằng chiếm 10% diện tích, đây là diện tích đất nơng nghiệp trồng lúa chủ yếu của huyện. Do địa hình bị chia cắt, nên đất bằng không tập trung thành khu vực lớn, mà xen kẽ giữa các đồi núi thấp đó là các thung lũng bãi bằng, đất lầy úng, bãi bồi ven sông suối, ven biển cồn cát, tạo thành những rải ruộng bậc thang có diện tích tương đối lớn. Đây là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm), có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển.

Với sự đa dạng về địa hình: miền núi, trung du, đồng bằng đã tạo ra một sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế miền núi, kinh tế trung du và kinh tế ven biển ở

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Hoành Bồ. Nhưng với địa hình phức tạp, cần phải có quy hoạch sử dụng hợp lý, và phải tính đến những tác động tích cực và tiêu cực của q trình khai thác sử dụng nhằm đảm bảo trạng thái cân bằng về địa hình, bảo vệ mơi trường sinh thái.

Thổ nhưỡng: <sup>«</sup>Đất đai huyện Hồnh Bồ rất đa dạng, bao gồm 3 nhóm đất sau: Nhóm đất mặn có diện tích 1.669,17ha chiếm 1,98% diện tích đất tự nhiên (Đất mặn sú vẹt, đước điển hình: Diện tích 136,28 ha; Đất mặn sú vẹt, đước đá lẫn nông: Diện tích 1.532,89 ha). Nhóm đất phù sa: Diện tích 736,28 ha chiếm 0,87% diện tích đất tự nhiên (Đất phù sa khơng được bồi, chua điển hình: Diện tích 184,46 ha; Đất phù sa khơng được chua gây nơng: Diện tích 472,78 ha; Đất phù sa không được bồi chua đá lẫn sâu: 79,04 ha). Nhóm đất vàng đỏ: Diện tích 74.272,66 ha chiếm 87,93% diện tích đất tự nhiên (Đất mùn đỏ vàng trên núi diện tích 368,35 ha, chiếm 0.44%; Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước diện tích 1.402,22 chiếm 1,66%; Đất khác (phi nông nghiệp, sông suối, núi đá…) 6.014,54 ha, chiếm 7,12%)<i><small>»</small></i> [16].

<b>Biểu đồ 1.1: Các loại đất chính ở huyện Hồnh Bờ (năm 2019) </b>

<i>Nguồn: [16; tr.12] </i>

Với đặc điểm thổ nhưỡng trên, huyện Hồnh Bồ có thể trồng nhiều loại cây như công nghiệp dài ngày, cây ngắn ngày, cây lương thực, rau xanh…để cung cấp cho nhu cầu của cuộc sống đô thị.

Về hiện trạng sử dụng đất, theo thống kê năm 2019, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Hoành Bồ là 84.355ha. Bao gồm đất lâm nghiệp (66.263 ha, chiếm 78.5%), đất chuyên dùng (2.935 ha, chiếm 3,5%), đất ở (415 ha, chiếm 0,5%). Cịn lại là đất nơng nghiệp (4.351 ha, chiếm 5,2%) [16; tr.12-13].

<i>Khí hậu: Cũng như các huyện thị khác của tỉnh Quảng Ninh, huyện Hoành Bồ </i>

có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Ngồi ra, với đặc thù là một huyện miền núi có địa hình

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

phức tạp, nằm sát biển, chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu Đơng Bắc đã tạo nên cho Hồnh Bồ một kiểu khí hậu độc đáo, đa dạng so với các vùng lân cận. Nhìn chung nhiệt độ phân bố đồng đều giữa các tháng, mùa hè nhiệt độ biến đổi từ 26-28<small>o</small>C, mùa đông 15-21<sup>o</sup>C. Nhiệt độ không khí trung bình từ 22-29<sup>o</sup>C, cao nhất 38<sup>o</sup>C, thấp nhất 5<sup>o</sup>C. lượng nhiệt trên cũng đủ cung cấp cho trồng cây lương thực, hoa màu và cây công nghiệp. Thuộc khu vực chịu ảnh hưởng từ biển và khu vực đồi núi, nơi đây lượng mưa trung bình năm khá lớn 2.016mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm tới 89% tổng lượng mưa năm. Mùa khô từ tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tháng ít mưa nhất là tháng 12. Độ ẩm khơng khí trung bình năm là 82%, thấp nhất 18%. Độ ẩm chênh lệch không lớn trong năm thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, song cũng ảnh hưởng không tốt cho việc chế biến và bảo quản thức ăn, gia súc, giống cây trồng.

<i>Thủy văn: Hồnh Bồ có nhiều sơng, suối, hồ, đập. Các sông lớn là: Sông Thác </i>

Cát, sông Diễn Vọng, sông Vũ Oai, sông Đá Trắng, sông Yên Lập. Chịu nhiều ảnh hưởng của địa hình, sơng suối huyện Hồnh Bồ chia thành 2 hệ thống: Phía bắc chảy về huyện Ba Chẽ đổ ra sông Ba Chẽ, phía nam đổ dồn về vịnh Cửa Lục và suối Míp chảy về hồ Yên Lập để đổ ra vịnh Hạ Long. Hệ thống sơng ngịi phân bố tương đố đồng đều trên địa bàn huyện tạo thuận lợi cho sản xuất và đời sống sinh hoạt, cung cấp cho khoảng 1 vạn ha đất canh tác và hàng chục triệu m<sup>3</sup> nước cho sinh hoạt cũng như các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, do đặc điểm sông không rộng, không dài, lưu vực lớn lại địa hình dốc nên thường dâng lũ to vào mùa mưa. Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến quy hoạch đơ thị tại Hồnh Bồ.

Hồnh Bồ tiếp giáp với vịnh Cửa Lục ở phía nam với chiều dài bờ biển khoảng 15km, trong đó con đê thuộc khu Bắc Cửa Lục có chiều dài 10,28km nằm trong vùng nhật triều, mực nước bình quân vào là 2,04m, mực nước cực đại là 4,5m. Do mực nước thủy triều ở đây không cao, cho nên rất thuận lợi cho việc bồi lắng phù sa. Tuy nhiên, do chiều dài các dòng sông ở đây khá ngắn, độ dốc lớn nên khi thủy triều xuống thì nước rút với tốc độ nhanh, làm cho lượng phù sa bồi đắp ở đây không lớn.

<i>Tài nguyên rừng, huyện Hồnh Bồ có ¾ diện tích là đất rừng, trong rừng có </i>

nhiều loại gỗ quý mang lại giá trị lâm sản cao như lim, táu, sến, mây tre, hương liệu cây dược liệu như ba kích, trầm hương. Tuy nhiên do khai thác quá mức nên chất lượng

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

rừng của Hoành Bồ chỉ ở mức nghèo đến trung bình (70-100 m<sup>3</sup>/ha), động vật rừng giảm nhiều. Ngồi ra, Hồnh Bồ có 4 xã ven biển với vùng bãi triều và rừng ngập mặn rộng hàng nghìn ha, có tiềm năng phát triển nghề ni cá, cua, tơm, sị và các loại hải sản có giá trị dinh dưỡng cao cung cấp cho đời sống dân cư và nhu cầu đô thị.

<i>Khống sản, trên địa bàn Hồnh Bồ có rất nhiều tài ngun khống sản khác </i>

nhau, thuộc 4 nhóm chính: 1 - Nhóm nhiên liệu chủ yếu là than đá có ở các xã Tân Dân, Quảng La, Vũ Oai, Hồ Bình. Đây là nguồn nhiên liệu quan trọng của các nhà máy xi măng và nhà máy điện của khu công nghiệp Bắc Cửa Lục. 2 - Nhóm vật liệu xây dựng: Đá vơi có trữ lượng hàng tỷ tấn có ở xã Sơn Dương, Thống Nhất (đặc biệt là mỏ Đá Trắng) có thể làm nguyên liệu sản xuất xi măng; Đất sét có mỏ lớn là n Mỹ, Xích Thổ, Làng Bang có tổng trữ lượng trên 20 triệu m<small>3</small>, có thể sử dụng để sản xuất xi măng và gạch ngói cao cấp; Đá vơi xây dựng phân bố dọc ven đường từ Quảng La đến Vũ Oai có trữ lượng rất lớn, loại này dùng cho nhu cầu nung vôi, làm đường, xây dựng dân dụng. 3 -Nhóm khống sản kim loại: Bao gồm sắt, antimon, vàng, thuỷ ngân, chì, man gan, kẽm. 4 - Nhóm khống sản phi kim: Bao gồm phốt pho rít nằm ở khu vực Đá Trắng với trữ lượng khoảng 40.000 tấn, có thể để dùng để bón ruộng trực tiếp hoặc làm nguyên liệu cho sản xuất các loại phân bón tổng hợp; Thạch anh tinh thể hay còn gọi là thạch anh kỹ thuật ở khu vực Đồng Mưa, đây là nguyên liệu trong sản xuất linh kiện điện tử; Cao lanh là nguyên liệu sản xuất vật liệu chịu nhiệt, gốm sứ, vật liệu mài, sản xuất nhôm, xi măng trắng.

<i>Tài nguyên du lịch: Vùng núi đá vôi của huyện Hồnh Bồ có rất nhiều hang </i>

động đẹp (hang Đá Trắng, hang Đồng Má,...), đồng thời có trên 10.000 ha rừng đặc dụng với nhiều loài động thực vật quý hiếm. Mặt khác, các khu rừng này lại nằm ở các vùng sâu, vùng xa - nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với những nét sinh hoạt văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc, nên rất có giá trị về mặt du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học. Một trong những danh lam thắng cảnh khơng thể khơng kể đến ở Hồnh Bồ đó là núi Mằn ở thôn Đá Trắng, xã Thống Nhất. Núi nằm giữa hai nhánh suối là suối Đá Trắng (Bạch Thạch Khe) và suối Lưỡng Kỳ (Khe Bân) đổ ra sông Đá Trắng tạo nên cảnh quan rất đẹp, sơn thủy hữu tình, hệ động thực vật phong phú. Đây cũng là núi đá có hình dáng đẹp nhất, duy nhất còn nguyên vẹn trên khu vực Vịnh Cửa Lục,

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

vùng đệm của Vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên thế giới. Ngồi ra, Hồnh Bồ cịn có nhiều các các danh lam thắng cảnh khác, như hồ Yên Lập, An Biên, chùa Lôi Âm, chùa Yên Mỹ, khu bảo tồn văn hóa người Dao tại xã Bằng Cả. Đây chính là một thế mạnh của Hồnh Bồ để phát triển trở thành một khu du lịch sinh thái trong tương lai nằm ngay cạnh khu du lịch Bãi Cháy - Hạ Long nổi tiếng thế giới.

Như vậy, Hồnh Bồ có tiềm năng phát triển kinh tế về nhiều mặt. Trong kinh tế nông nghiệp, huyện có điều kiện phát triển các sản phẩm nơng nghiệp cây lương thực, các loại cây ăn quả. Thủy sản bao gồm cả nước ngọt và nước mặn. Sản phẩm lâm nghiệp có cây quế làm mũi nhọn. Cơng nghiệp có lợi thế phát triển các sản phẩm như than, xi măng, vật liệu xây dựng, xúc tiến đầu tư xây dựng hạ tầng để phát triển ngành du lịch và dịch vụ. Cùng với vị trí địa lý đã tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh giao lưu kinh tế, thúc đẩy các lĩnh vực mà huyện có lợi thế như cung cấp nơng sản, thủy sản, lương thực thực phẩm cho các khu công nghiệp, khu du lịch, khu dân cư và các đô thị khác trên địa bàn tỉnh. Đồng thời Hoành Bồ cũng có tiềm năng phát triển thêm nhiều tuyến điểm du lịch sinh thái bên bờ di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.

<i><b>1.2.3. Đặc điểm dân cư, quá trình tộc người </b></i>

Dân cư là vấn đề quan trọng vừa là động lực, vừa là nhân tố thể hiện rõ nét mức độ đô thị hóa. Hồnh Bồ là huyện có nhiều dân tộc cùng sinh sống, gồm 4 dân tộc chính:

Người Kinh chiếm 71% dân số, đa số người Kinh là cư dân bản địa. Ngồi ra cũng có một số di cư từ các tỉnh Thái Bình, Hưng Yên lên làm kinh tế mới.

Người Dao chiếm 18,8% dân số. Người Dao ở Việt Nam nói chung và ở Hồnh Bồ nói riêng vốn có nguồn gốc từ Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc), di cư đến qua nhiều thế kỷ khác nhau. Do nhiều biến cố lịch sử như sự đàn áp bóc lột dã man của chế độ phong kiến, chiến tranh, hay tình trạng đói kém mất mùa nhiều năm mà một bộ phận người Dao đã phải di cư vào Quảng Ninh [59; tr.136].

Người Sán Dìu chiếm 5,4% dân số, người Sán Dìu ở Hồnh Bồ chính là một bộ phận dân cư từ Dương Châu, Quý Châu, Quảng Tây (Trung Quốc), do nhiều lý do mà đồng bào đã di cư vào Việt Nam theo đường Quảng Ninh. Từ đó, người Sán Dìu đến sống định cư tại các huyện và có nhiều tên gọi khác nhau như: Sán Dìu, Sán Déo, Trại, Trại Đất, Mán Quân Cộc [59; tr.137].

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

Người Tày chiếm 3,3% dân số, thuộc nhóm Tày - Thái miền Đông, cư trú chủ yếu ở vùng Đông Bắc Bắc Bộ Việt Nam, Lưỡng Quảng (Trung Quốc). Đồng bào Tày ở Hồnh Bồ, Quảng Ninh có nhiều quan hệ về mặt lịch sử, ngôn ngữ và phong tục tập quán với người Cháng Trung Quốc [59; tr.137]. Từ thiên niên kỷ III trước công nguyên đến sau này, những cuộc thiên di lớn của tổ tiên các tộc Miến và Hàn xuống phương nam và tây nam Trung Quốc làm biến động nhiều khối cư dân bản địa, trong đó có các tộc người thuộc ngôn ngữ Tày - Thái.

Người Hoa chiếm 1,2% dân số. Người Hoa di cư vào Việt Nam từ nhiều địa phương, bằng nhiều con đường, trong những thời gian khác nhau, lúc ồ ạt, khi lẻ tẻ và kéo dài suốt từ thời kỳ Bắc thuộc cho đến trước năm 1954. Do một số nguyên nhân khách quan như nạn mất mùa đói kém, bệnh tật, giặc dã binh đao hay dân cư đông đúc và sau này là do nhu cầu trao đổi, buôn bán mà từ cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, người Hoa ở các tỉnh thuộc Đông - Nam Trung Quốc (nhất là tỉnh Quảng Đông) đã phải rời bỏ quê hương, di cư sang Việt Nam là nơi có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, lại nằm sát với Trung Quốc. Khi di cư sang Việt Nam, người Hoa đi bằng đường thuỷ và đường bộ đến Quảng Ninh [59; tr.140].

Ngồi các dân tộc trên, ở Hồnh Bồ cịn một số ít các dân tộc khác. Với lịch sử văn hố lâu đời, cư dân Hồnh Bồ đã phát huy tốt truyền thống và bản sắc của dân tộc, cần cù trong lao động, anh dũng kiên cường trong chống giặc ngoại xâm. Nơi đây đã sớm trở thành một trong những khu căn cứ cách mạng quan trọng, góp phần vào cơng cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, là niềm tự hào không những của lịch sử dân tộc nói chung mà cịn là nguồn cổ vũ lớn lao thơi thúc và khích lệ nhân dân các dân tộc Hồnh Bồ tiếp tục vươn lên xây dựng quê hương cách mạng ngày càng giàu mạnh.

<i><b>1.2.4. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở hụn Hồnh Bờ trước năm 1986 </b></i>

Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Hoành Bồ trước năm 1986 là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến q trình đơ thị hóa của huyện. Đây là nhân tố nền tảng, tạo tiền đề trực tiếp để Hoành Bồ bước vào thời kì đơ thị hóa.

Sau khi miền Nam được giải phóng, cả nước cùng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hịa trong khơng khí ấy, huyện Hoành Bồ đã đề ra nhiệm vụ trong thời kỳ 1975 - 1980 là: <i><small>«</small>Đẩy mạnh phát triển kinh tế tồn diện nơng - lâm - ngư nghiệp, lấy sản xuất </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<i>lương thực, thực phẩm là hàng đầu, sản xuất là mũi nhọn, phát triển mạnh chăn nuôi, từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính. Phát huy ba thế mạnh của miền núi, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc theo hướng đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Đồng thời phải ra sức phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, cải thiện thêm một bước đời sống của nhân dân. Nâng cao cảnh giác cách mạng, củng cố quốc phịng, giữ vững an ninh - chính trị, trật tự an tồn xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa<sup>»</sup></i>[19; tr.72].

Nhưng khi bước vào thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XII, XIII, XIV, Đảng bộ và nhân dân trong huyện gặp nhiều khó khăn: nghe tuyên truyền bọn phản động, người Hoa tự rời bỏ quê hương về Trung Quốc; một bộ phận người Dao cũng bị bọn xấu kích động rời bỏ làng bản ở xã Hịa Bình lên Hà Tun, làm cho tình hình kinh tế - xã hội của huyện gặp nhiều khó khăn. Ngày 17/2/1979, Trung Quốc đưa quân xâm lấn tồn tuyến biên giới phía Bắc nước ta; năm 1980, thời tiết khắc nghiệt, kéo dài gây hậu quả nghiêm trọng cho nơng nghiệp. Để giải quyết khó khăn của huyện, Trung ương và tỉnh đã tăng cường cho huyện 52 cán bộ chỉ đạo cơ sở. Tiếp đó, huyện đã nhận thêm 1.000 nhân khẩu, 500 lao động từ huyện An Hải (Hải Phòng) ra xây dựng vùng kinh tế mới, thay thế người Hoa bỏ đi [19; tr.74].

Với quyết tâm <i><sup>«</sup>tập trung cao độ khả năng của toàn huyện, để tạo ra bước chuyển biến mới trên mặt trận nông nghiệp, quyết tâm tăng nhanh nguồn lương thực, thực phẩm<small>»</small>, huyện đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp như: năm </i>

1976, quy hoạch tổng thể đồng ruộng, đưa hàng trăm cán bộ làm công tác quần chúng xuống cơ sở vận động nhân dân làm thủy lợi. Năm 1979, huyện đã đào đắp được 65.942 m<small>3</small> đất, 914 m<small>3</small> đất đá, trong đó đào đắp cơng trình tiểu thủy nơng là 29.875 m<small>3</small> đất và 814 m<small>3</small> đất đá. Các xã có phong trào làm thủy lợi mạnh là: Lê Lợi, Đại Yên, Thống Nhất, Trới, Quảng La, Đồng Quặng, Vũ Oai, Bằng Cả [19; tr.75].

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, huyện tiếp tục đẩy mạnh xây dựng vùng chuyên sản xuất rau: Đại Yên, Tiêu Giao, Thống Nhất, Lê Lợi; vùng chuyên trồng cây ăn quả: Sơn Dương, Tân Dân; vùng chuyên trồng đậu tương, cây cơng nghiệp: Thống Nhất, Hịa Bình. Từ năm 1977, hình thành vùng chun canh rau, lúa, khoai lang, ngơ, sắn, cây ăn quả và cây xuất khẩu (mận, dứa, ba kích, gừng). Huyện xây dựng kinh tế mới

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

Bắc Đồng Quặng, quy hoạch vùng kinh tế lâm - nông nghiệp. Đồng thời mở rộng diện tích, khai hoang, tăng vụ; thâm canh, luân canh, xen canh. Do có nhiều biện pháp kịp thời, nơng nghiệp huyện đã có bước phát triển khá. Năng suất lúa năm 1976 là 13,48 tạ/ha đến năm 1979 tăng lên 14,59 tạ/ha. Sản lượng lương thực quy thóc năm 1976 là 1.324 tấn, năm 1979 là 2.182 tấn, tăng lên 303kg bình quân một nhân khẩu [19; tr.77]. Thực hiện chỉ thị 05 của Tỉnh ủy, ngành lâm nghiệp đi vào củng cố bộ máy, nhận 700 lao động thay thế người Hoa bỏ đi, thực hiện kinh doanh rừng và kinh doanh nông - lâm kết hợp, giao đất, giao rừng cho hợp tác xã quản lý kinh doanh. Kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng và khai thác rừng, tu bổ và bảo vệ rừng. Hình thành quy hoạch vùng kinh tế mới Bắc Đồng Quặng và diện tích 300 ha để trồng cây đặc sản có giá trị. Các xã Kỳ Thượng, Đồng Quặng, Tân Dân khoanh ni 150 ha rừng có cây ba kích. Diện tích trồng rừng của đơn vị quốc doanh và tập thể đều vượt mức [52].

Ngành thủ công nghiệp tập trung củng cố các hợp tác xã sản xuất vật liệu xây dựng chuyên doanh: Đồng Tâm, Tự Lực; các hợp tác xã liên doanh: Thống Nhất, Lê Lợi; chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cho nhà máy gạch ngói Đồng Tâm công suất 3,5 triệu viên/năm [19; tr.77].

Nhằm phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, huyện chú trọng phát triển hệ thống giao thông bưu điện. Tiến hành kết hợp giữa giao thơng với hồn chỉnh hệ thống thủy nơng và định canh định cư, làm mới 33km đường giao thơng nơng thơn, trong đó có 7km đường ơ tô và 15km đường trục, 10km đường bộ từ mỏ Đông đến Tân Ốc, khôi phục 28km đường giao thông. Hệ thống đường xá được tu sửa và làm mới đã giải phóng sức lao động, góp phần cải thiện đời sống nhân dân [19; tr.78].

Ngành y tế huyện cùng với việc nâng cao hiệu quả chữa bệnh thường xuyên, củng cố mạng lưới y tế vùng cao. Năm 1979, đã xây dựng xong trạm xá xã Hịa Bình, tích cực vận động sinh đẻ có kế hoạch. Đặc biệt y tế huyện đã phục vụ nhiều đợt tuyển quân, phục vụ cho việc bảo vệ biên giới phía Tây Nam và phía Bắc tổ quốc.

Về nâng cao trình độ giáo dục, củng cố các trường phổ thơng, bổ túc văn hóa tập trung và bán tập trung. Đưa lao động sản xuất vào trường học, gắn liền với nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần xứng đáng vào phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm, trồng cây gây rừng, làm thủy lợi và phân bón. Năm 1976 - 1977, huyện mở

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

thêm trường thiếu nhi vùng cao với gần 100 học sinh, xây dựng trường cấp II phổ thông xã Tân Dân. Xây dựng hoàn chỉnh trường cấp III huyện. Bình qn tồn huyện cứ 3 người thì có 1 người đi học [19; tr.75]. Điểm nổi bật là xóa được vùng trắng về giáo dục. Bổ túc văn hóa đã cơ bản hồn thành xóa nạn mù chữ cho tồn dân trong huyện.

Nhìn chung, từ năm 1975 đến năm 1979, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng do tập trung chủ động giải quyết mọi khó khăn nên nền kinh tế địa phương vẫn giữ vững và có xu hướng phát triển. Giá trị tổng sản lượng lương thực tăng bình quân hằng năm 5,7%. Giá trị tổng sản phẩm lâm nghiệp đạt trên 4 triệu đồng. Công tác xây dựng cơ bản có nhiều tiến bộ hơn trước. Tuy vậy, nơng nghiệp chuyển biến cịn chậm, chưa thốt ra khỏi tình trạng độc canh, năng suất các loại cây trồng còn quá thấp và kéo dài nhiều năm, chăn ni chưa phát triển. Kinh tế lâm nghiệp cịn bị coi nhẹ. Thủ công nghiệp không những không phát triển mà còn sa sút nghiêm trọng [19; tr.81].

Thực hiện Nghị quyết 15 ngày 25/8/1984 của Ban Thường vụ Huyện ủy, đi đôi với việc tăng diện tích gieo trồng bằng mở rộng diện tích, xen canh gối vụ, tích cực thâm canh tăng năng xuất lúa, hoa màu. Huyện đầu tư xây dựng trọng điểm lúa ở hợp tác xã Sơn Dương, Lê Lợi, Thống Nhất, Đại Yên, Việt Hưng, Quảng La, tập trung mọi điều kiện và cơ sở vật chất, kỹ thuật tạo năng suất cao. Mặt khác, tích cực cải tạo ruộng đất, rửa chua, rửa phèn cho đất bằng cách bón vơi, xây dựng cánh đồng 5 tấn, chú trọng vụ đông xuân sản xuất màu, mở rộng diện tích trồng đậu tương ở các xã Thống Nhất, Sơn Dương và một số xã vùng cao. Khôi phục vùng chuyên canh rau ở Trới, Việt Tiến; mở rộng thêm ở các xã Đại Yên, Thống Nhất, Lê Lợi…

Để đảm bảo cho nông nghiệp phát triển thuận lợi, nhiều cơng trình được đẩy mạnh tốc độ xây dựng, đưa nước về phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống. Nhân dân trong huyện đã đào mương hơn 2km, lấy nước tưới cho đồng ruộng. Các xã Vũ Oai, Lê Lợi, Sơn Dương, Thống Nhất tự lực làm thủy lợi. Do có nhiều các biện pháp, nông nghiệp huyện đã tiến lên bước mới. Năm 1985, sản lượng lương thực đạt 8.400 tấn, tăng 400 tấn so với năm ngoái, vượt 100 tấn so với chỉ tiêu kế hoạch. Đàn lợn tăng 1,7%, đàn bò tăng 1,6% so với năm 1983 và gia súc gia cầm đều tăng [19; tr.84].

Từ năm 1984, huyện Hoành Bồ tập trung đầu tư cho ngành lâm nghiệp với 3 khâu chính: Trồng rừng, khai thác, tu bổ, coi trọng cả khu vực tập thể và quốc doanh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Tích cực giao đất, giao rừng đến hộ xã viên và người lao động. Xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh nghề rừng, trồng thử quế, xây dựng mơ hình nơng - lâm kết hợp ở Quảng La, gắn lâm nghiệp với nông nghiệp thành cơ cấu kinh tế, coi đó là chiến lược trong xây dựng kinh tế huyện. Trong 2 năm (1984 - 1985), ngành lâm nghiệp huyện đã hoàn thành toàn diện chỉ tiêu kế hoạch được giao.

Thủ công nghiệp từng bước được củng cố, đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, tập trung đầu tư hợp tác xã Tự Lực và Đồng Tâm, chuẩn bị sản xuất ngói, khai thác thu nhặt than, chế biến gỗ, làm mặt hàng mành le, khai thác đá, ươm tơ, dệt lụa… Mặc dù vậy, do chưa đầu tư nhân lực, kỹ thuật và chưa có cơ chế mới phù hợp với hợp tác xã chuyên hoanh nên thủ cơng nghiệp phát triển cịn chậm.

Ngành ngoại thương với chiến lược mở rộng thị trường giao lưu với các nước, nên tích cực thu mua hàng thủ công nghiệp, nông sản và dược liệu quý như mành le, ba kích, vỏ dè hương, nhựa thơng, tắc kè, thịt lợn hơi… để xuất khẩu. Năm 1984 đã thu về được 3.777.658 đồng, vượt 2,9 lần kế hoạch được giao. Đó là chưa kể xuất khẩu 50 tấn thịt lợn và ủy thác xuất khẩu 100 tấn sắt thép phế thải. Giá trị hàng xuất khẩu đã đạt trên 10 triệu đồng, cao nhất so với các năm trước [19; tr.84].

Sự nghiệp giáo dục vẫn giữ vững và nâng cao hiệu quả giáo dục. Hầu hết các xã đều có trường phổ thơng cấp I, II. Tồn huyện có 4 khu vực được mở trường trung học phổ thông. Ngành y tế của huyện được trang bị thêm cơ sở vật chất kỹ thuật, đẩy mạnh vận động kế hoạch hóa gia đình; xây dựng phịng nhi bệnh viện huyện. Chỉ tiêu khám chữa bệnh vượt 3% và số phụ nữ đặt vòng tránh thai vượt 9%.

Tóm lại, trước năm 1986, kinh tế huyện Hoành Bồ tập trung vào lấy sản xuất lương thực, thực phẩm là hàng đầu. Công nghiệp lúc này phát triển theo hướng phục vụ và hỗ trợ cho nông nghiệp. Tuy nhiên, cơng nghiệp huyện Hồnh Bồ thời kỳ này sản xuất không ổn định do thiếu nguồn vốn, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ bấp bênh. Các xí nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ, sản xuất mang tính thủ cơng là chủ yếu, sử dụng nhiều lao động nhưng kết quả kinh tế không cao và chủ yếu là sản phẩm than đá, gạch ngói. Sản xuất bấp bênh, nên khơng mang lại hiệu quả kinh tế, dẫn đến nhiều xí nghiệp, cơ sở sản xuất bị phá sản.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<i><b>1.2.5. Xu hướng đơ thị hóa trên thế giới và chủ trương, chính sách phát triển đô thị của Đảng và Nhà nước </b></i>

Từ thế kỷ XVIII trở lại đây, các quốc gia ở châu Âu và Bắc Mỹ đã trải qua q trình đơ thị hoá và đã đạt ở mức độ cao như <i><sup>«</sup>Thuỵ Điển - 87%, Liên bang Đức - 85%, Pháp - 78%, Mỹ - 77%, Canada - 76%. Ở những khu vực khác trên thế giới, con đường đô thị hoá vẫn là xu thế tiếp tục phát triển. Theo thống kê, trên toàn thế giới, trong 26 năm qua (từ năm 1990 đến năm 2016) dân số đô thị trên thế giới khơng ngừng tăng lên. Năm 1990 tồn thế giới có gần 2,2 tỷ dân thành thị. Năm 2016 số dân đô thị trên thế giới đã tăng lên đến 3,8 tỉ người<small>»</small> [60; tr.154]. Như vậy, sau 26 năm dân số đô thị </i>

trên thế giới đã tăng lên 1,7 lần và tăng thêm 1,6 tỷ người. Ở các nước phát triển, giai đoạn 1990 - 2014 số dân đô thị đã tăng gấp 1,2 lần và tăng thêm 149,5 triệu dân. Các nhóm nước cịn lại gồm nhóm nước đang phát triển và nhóm nước chậm phát triển, số dân đô thị tăng gấp 2 lần và tăng thêm hơn 1,4 tỷ người [60; tr.154].

<b>Biểu đồ 1.2: Số dân thành thị của thế giới và các nhóm nước (1990 - 2016) </b>

<i>(Nguồn: United Nations - Department of Economic and Social Affairs, 2018) </i>

Biểu đồ trên cho thấy, dân số đô thị ở nhóm nước đang phát triển tăng rất nhanh và chiếm tỉ lệ lớn trong dân số thành thị. Ở nhóm nước đang phát triển có dân số đơng trên thế giới, một số quốc gia trong những nhóm nước này đang trong q trình đơ thị hóa diễn ra nên dân số đô thị tăng nhanh, kéo theo tỉ lệ dân đô thị cũng tăng lên nhanh. <small>«</small>Năm 1990 trên tồn thế giới có 10 thành phố trên 10 triệu dân, 21 thành phố có từ 5

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

đến 10 triệu dân, 239 thành phố có từ 1 đến 5 triệu dân và 294 thành phố có từ 500 nghìn đến 1 triệu dân. Cùng với gia tăng dân số đô thị là hình thành các siêu đơ thị trên thế giới. Năm 2016 tồn thế giới có 28 thành phố có trên 10 triệu dân, 43 thành phố có từ 5 đến 10 triệu dân và 417 thành phố có từ 1 đến 5 triệu dân, có 525 thành phố có từ 500 nghìn đến 1 triệu dân năm. Đặc biệt trong năm 2016, trên thế giới đã có đến 12 thành phố trên 20 triệu dân, 24 thành phố có từ 10 đến 20 triệu dân<small>»</small>. Số lượng các thành phố đông dân tập trung phần lớn ở các nước đang phát triển

Tại Đơng Nam Á, tỷ lệ đơ thị hố nói chung còn ở mức thấp và sự chênh lệch khá lớn. Singapore được coi là quốc gia đô thị, Malaysia đã đạt mức 75%, Thái Lan và Indonesia đạt trên 50%, Philippines: 45% còn Campuchia chỉ ở mức 20,7%.

Ở Việt Nam, thời phong kiến, nước ta đã có một số đơ thị nhưng quy mơ nhỏ bé, chủ yếu là các đô thị mang chức năng chính trị, quân sự. Các hoạt động kinh tế - xã hội tập trung vào các thành như Liên Châu, thành Long Biên, thành Tống Bình. Thời Tiền Lê, kinh đô Hoa Lư được xây dựng với chức năng là thủ đô, đến năm 1010 Lý Công Uẩn đã dời đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên là Thăng Long. Thăng Long được xây dựng và phát triển mạnh cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và nhanh chóng giữ vai trò quan trọng đối với đất nước [60; tr.184]. Đô thị tiếp tục phát triển và mở rộng trong thời Trần, thời Lê với thương cảng trong thời Trần như cảng Vân Đồn.

Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, kinh tế phát triển khá, buôn bán trong và ngồi nước được mở rộng. Các đơ thị phát triển khá phát triển như Kinh Kì, Phố Hiến, Hội An, Gia Định. Đến đầu thế kỷ 19, dưới thời nhà Nguyễn với nhiều chính sách lạc hậu, hạn chế ngoại thương, thành thị phát triển chậm, thương cảng bị suy tàn dần. Cùng với quá trình dời đơ vào Huế, phát triển các đơ thị miền Trung. Như vậy đến thế kỷ thứ 19, Việt Nam đã xây dựng ba trung tâm đô thị lớn ở ba miền đó là Thăng Long, Huế, Gia Định cùng với một số thương cảng lớn.

Sau khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, chúng bắt đầu xây dựng và phát triển các đô thị lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn để đưa công cụ vào thuộc địa và đưa khống sản về chính quốc. Đồng thời Pháp cũng phát triển một số đô thị quân sự, chính trị khác như ở Hịn Gai, Cẩm Phả phục vụ khai thác than. Hải Phòng đô thị phát triển công nghiệp, cảng biển, Nam Định phát triển công nghiệp dệt, Đà Nẵng, Sài Gòn,

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Biên Hòa là các đô thị công nghiệp và thương mại. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, về cơ bản đơ thị hóa chững lại và thụt lùi.

Trong thời kỳ đất nước bị tạm thời chia cắt (1954 - 1975), đơ thị hóa có nhiều nét khác nhau giữa 2 miền: Miền Bắc: nền kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Đến đầu thập niên 1960 đã thúc đẩy quá trình cải tạo và nâng cấp các đô thị cũ như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh; phát triển các đơ thị mới như Thái Ngun, Việt Trì. Tuy nhiên, thành tựu của cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa đã bị phá hoại nặng nề bởi chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ. Miền Nam: đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhưng khơng phải do sự phát triển kinh tế, mà trong hoàn cảnh đặc biệt là chiến tranh, người dân dồn vào đơ thị để lánh nạn và cũng do chính sách giành dân của chính quyền Sài Gịn lúc bấy giờ.

Sau năm 1975, dân số đô thị nước ta tăng chậm do hậu quả chiến tranh, kinh tế trong giai đoạn cải tạo và phục hồi, thêm vào đó là chế độ quản lí hộ khẩu chặt chẽ tại các đô thị nên tỉ lệ dân đô thị ở nước ta hầu như không thay đổi. Vào nửa đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng. Là một nước nơng nghiệp nhưng tình trạng thiếu ăn vẫn diễn ra, giá cả, lạm phát ở mức cao, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng diễn ra tại Hà Nội từ ngày 15 đến ngày 18/12/1986, với quan điểm “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật”, Đại hội quyết định tiến hành sự nghiệp đổi mới và xác định phương châm đổi mới đất nước là đổi mới toàn diện và triệt để. Trên lĩnh vực kinh tế, Đại hội quyết định phải <small>«</small><i>... giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa</i><small>»</small> [29; tr.2970]. Về các vấn đề xã hội, phải kế hoạch hóa dân số, giải quyết việc làm cho người lao động; thực hiện công bằng xã hội, lối sống có văn hóa, đảm bảo an tồn xã hội, khôi phục kỷ cương trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; chăm lo đáp ứng các nhu cầu giáo dục, văn hóa, bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho nhân dân; xây dựng chính sách bảo trợ xã hội; thực hiện đúng chính sách giai cấp và chính sách dân tộc [29; tr.380]. Đường lối đổi mới của Đảng tiếp tục được phát triển tại Đại hội lần thứ VII của Đảng năm 1991 với mục tiêu tổng quát của 5 năm

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

1991 - 1995 là ổn định về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa đất nước cơ bản thốt khỏi tình trạng khủng hoảng [31].<i> </i>

Trước sự cấp thiết về sự phát triển đô thị, tháng 6/1996, Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII đề ra phương hướng đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội xác định cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn được

<i>đặt lên vị trí hàng đầu “từng bước hình thành nơng thơn mới văn minh, hiện đại”. Đại hội lần thứ VIII của Đảng (06/1996) đã đưa ra mục tiêu: “Từ nay đến năm 2020, ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” [32; tr.19]. Đặc biệt </i>

sau khi Chính phủ ban hành Nghị định về quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất năm 1997, nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng vọt, gắn theo đó là sự hình thành trên diện rộng, số lượng lớn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới và sự cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng ở cả thành thị và nông thôn.

Chủ trương phát triển đô thị tiếp tục được Đảng ta xác định trong các kỳ Đại hội Đảng lần thứ IX, X, XI, XII. Đặc biệt để tăng tốc phát triển đô thị trong giai đoạn mới, Quốc hội ban hành Luật doanh nghiệp năm 2000, Luật đất đai năm 2003, Luật đầu tư năm 2005; ngày 7/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số

<i>445/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm </i>

2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Đây là dấu mốc quan trọng, lần đầu tiên hệ thống đơ thị quốc gia đã có một quy hoạch tổng thể định hướng chung để phát triển có mục tiêu, ngun tắc phát triển cho đơ thị của các địa phương cụ thể và rõ ràng hơn.

Với chiến lược phát triển đô thị của Đảng, từ năm 2000 đến nay, q trình đơ thị hóa ở nước ta thực sự đã có nhiều chuyển biến. Theo thống kê, <i><small>«</small></i>đến năm 2010 cả nước có 755 đơ thị (2 đơ thị đặc biệt, 10 đô thị loại I, 12 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 50 đô thị loại IV và 634 thị trấn và đô thị loại V), tỉ lệ đơ thị hóa tăng lên 30,5%. Đến 2020, số lượng đô thị tăng lên 862 (gồm 2 đô thị đặc biệt, 22 đô thị loại I, 31 đô thị loại II, 48 đô thị loại III, 90 đô thị loại IV, 642 thị trấn và đô thị loại V)<small>»</small> [6; tr.37]. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng lên như biểu đồ 1.3 dưới đây.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>Biểu đồ 1.3: Số dân đô thị và tỉ lệ dân số đô thị ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2020 </b>

<i>(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2010 và 2020) </i>

Từ biểu đồ trên cho thấy, q trình đơ thị hóa phát triển làm tăng số lượng các đô thị nên số dân đô thị tăng nhanh, nhất là từ 2010 đến 2020, tỉ lệ dân đô thị chiếm gần 37% dân số cả nước. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được chú trọng đầu tư tăng cả về quy mô và chất lượng, đặc biệt là hệ thống giao thông đô thị. Đời sống người dân đô thị từng bước được cải thiện, nâng cao, kinh tế các đô thị tăng trưởng ở mức cao.

Như vậy, trải qua các giai đoạn lịch sử, từ năm 1986 đến năm 2020, Việt Nam nói chung và huyện Hồnh Bồ, tỉnh Quảng Ninh nói riêng đã đạt được những tiến bộ lớn trong việc phát triển đô thị, biến các đô thị thành những nguồn lực chính đối với tăng trưởng quốc gia và khả năng cạnh tranh hiệu quả hơn trên trường quốc tế.

<i><b>1.2.6. Chủ trương, chính sách của địa phương nhằm phát triển đô thị ở hụn Hồnh Bờ từ năm 1986 đến năm 2020 </b></i>

Ở mỗi địa phương, chiến lược đơ thị hóa luôn gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Đường lối, chính sách của Nhà nước sẽ tác động đến đơ thị hóa ở các địa phương với nhiều cách thức khác nhau, có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp.

Có thể nói, trước 1986, Hồnh Bồ là một huyện thuần nơng, hạ tầng kinh tế - xã hội và đô thị được các chuyên gia đánh giá là “vùng trũng” của tỉnh Quảng Ninh. Tuy vậy, với chủ trương phát triển đô thị Việt Nam và với những điều kiện thuận lợi về không gian, cảnh quan và vị trí chiến lược như đã phân tích ở trên, trong những năm qua, chính quyền huyện Hồnh Bồ đã đẩy mạnh tốc độ đơ thị hóa, hàng loạt các chủ trương, chính sách đã tạo điều kiện để huyện Hồnh Bồ phát triển; các khu đơ thị hiện đại đang được hình thành, kết cấu hạ tầng đang hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại. Chủ

</div>

×