Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

SINH VIÊN NGÀNH HÀNH CHÁNH VĂN PHÒNG LÀM PHIM MÔ PHỎNG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC THỰC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 11 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>Họ & Tên : NGUYỄN THỊ BẠCH YẾN </b>

<b>Nơi làm việc : Khoa Ngoại Ngữ, trường ĐH Huflit Email : </b>

<b>Di động : 0907987200 </b>

<b>Đề tài: SINH VIÊN NGÀNH HÀNH CHÁNH VĂN PHÒNG LÀM PHIM MÔ PHỎNG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC THỰC TẾ </b>

<b>Mục Lục </b>

1. Đối tượng nghiên cứu ………. Trang 3

3. Tóm tắt đề cương học phần ……… Trang 3 4. Nội dung đổi mới ……….. Trang 4 5. Kết quả nghiên cứu ………. Trang 6 6. Phân tích, đánh giá nghiên cứu và đề xuất ………. Trang 6

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Đề tài: SINH VIÊN NGÀNH HÀNH CHÁNH VĂN PHỊNG LÀM PHIM MƠ PHỎNG MƠI TRƯỜNG LÀM VIỆC THỰC TẾ </b>

<b>I. PHẦN MỞ ĐẦU </b>

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập như hiện nay, việc sinh viên không kiếm được việc làm đúng chuyên ngành vì thiếu kĩ năng sống và làm việc, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp văn phòng bằng tiếng Anh, trở thành chuyện phổ biến ở xã hội Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Theo báo Người Lao Động (25/04/2015 22:27), một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thất nghiệp của các tân cử nhân là “Chất lượng nguồn lao động thấp, cơ cấu đào tạo thiếu hợp lý, hiệu quả sử dụng qua đào tạo chưa cao. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đạt mức 3,79 điểm (trong thang điểm 10), xếp hạng thứ 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát tại châu Á. Nguồn nhân lực nước ta yếu về chất lượng, thiếu năng động và sáng tạo, tác phong lao động công nghiệp...”.

Là một giảng viên dạy môn Kĩ Năng Giao Tiếp Văn Phòng cho sinh viên năm 4 tại trường Đại Học Ngoại Ngữ-Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh (HUFLIT), giảng viên nhận ra điểm yếu của môn học là thiếu môi trường thực tập thực tế, sinh viên chỉ được học lí thuyết và thực hành tại lớp, khơng có sự cọ xát thực sự với mơi trường làm việc thực tiễn. Từ đó, một hệ lụy không thể tránh khỏi là sinh viên sẽ không thích nghi được với mơi trường làm việc chun nghiệp cũng như không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng sau khi tốt nghiệp vì một điều hiển nhiên là giữa thực hành tại lớp và môi trường làm việc thực tế có sự khác biệt rất lớn.

Trong q trình dạy mơn học này, với vai trị giảng dạy lí thuyết cho các em, giảng viên ln tự hỏi là mình có thể giúp được gì cho các em trong khi các em không được đi thực tập tại các công ty thật sự. Và câu hỏi nghiên cứu được nêu ra:

<i>“Làm phim mô phỏng mơi trường làm việc thật” có giúp ích gì cho sinh viên lớp Kĩ Năng Giao Tiếp Văn Phòng sau khi ra trường không? </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>II. PHẦN NỘI DUNG </b>

<b>1. Đối tượng nghiên cứu: </b>

34 sinh viên năm 4, lớp Kĩ Năng Giao Tiếp Văn Phịng (1523034)- Nhóm 02, ngành Hành Chánh Văn Phòng, Khoa Ngoại Ngữ, Trường Đại Học Ngoại Ngữ-Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh (HUFLIT).

<b>2. Giáo trình chính: </b>

<i><b>_ English for Socializing, David Gordon Smith, Oxford (6 units) _ English for Telephoning, David Gordon Smith, Oxford (6 units) </b></i>

Nghe giảng lý thuyết : 30 tiết Làm bài tập trên lớp : 30 tiết

Thảo luận : 30 tiết

Thực hành, thực tập (ở phòng thực hành, phòng Lab,...): …. tiết Hoạt động theo cặp, nhóm: 30 tiết

Thực tế: : … tiết Tự học : 60 giờ

- Nội dung và lịch trình giảng dạy (Lý thuyết và thực hành):

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

3 Unit 3: Getting acquainted 4 Unit 4: Entertaining a visitor

6 Unit 6: Networking at a trade fair 7 Ôn tập cho kiểm tra giữa kì

8 Kiểm tra giữa kì (theo cặp)

9 Unit 1: “Shall I put you through?” 10 Unit 2: “Could you spell that for me?” 11 Unit 3: “Let me get back to you on that.”

13 Unit 5: “I’m very sorry about that.”

15 Ôn tập cho thi cuối kì, cơng bố điểm

<b>4. Nội dung đổi mới: </b>

Ngày đầu tiên nhận lớp, giảng viên đã thơng báo cho sinh viên nội dung chương trình học. Nhưng sau 3 tuần tham gia giảng dạy, giảng viên nhận thấy chương trình chỉ có phần lí thuyết và thực hành tại lớp. Do đó, giảng viên đã mạnh dạn đề nghị sinh viên thay đổi một số điểm trong chương trình, cụ thể: thay vì kiểm tra giữa kì theo cặp như trong đề cương, sinh viên sẽ làm một bộ phim ngắn mô phỏng lại các hoạt động làm việc của một nhân viên văn phòng trong thực tế bằng cách dựa vào lí thuyết và tình huống xuyên suốt 6 bài trong giáo trình English for Socializing. Sinh viên sẽ có 5 tuần để viết kịch bản, phân vai, quay ngoại cảnh, lồng tiếng, làm phụ đề, lồng nhạc. Sinh viên sẽ hóa thân thành nhân viên thư kí, nhân viên lễ tân, trợ lí giám đốc, giám đốc dự án, … Các bối cảnh mà sinh viên phải thực hiện là đón đối tác làm ăn tại phi trường, đưa đối tác về khách sạn và tham quan công ty, bàn bạc chuyện làm ăn, đưa đối tác đi ăn uống và tham quan thành phố, tiễn đối tác về nước… Sinh viên làm việc theo 5 nhóm riêng biệt. Trong 5 tuần đó, sinh viên vẫn tham gia lớp học bình thường

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

để hồn thiện phần kĩ năng ngơn ngữ cho phim, nếu gặp khó khăn gì thì nhờ giảng

<i>viên tư vấn. (Xem minh họa 1 & 2) </i>

Sau 5 tuần, sinh viên sẽ có buổi ra mắt phim. Các nhóm sẽ tuần tự cơng chiếu phim của nhóm mình và làm một bài thuyết trình nhỏ khoảng 5 phút về quá trình làm phim, trong đó nêu ra những ưu điểm và nhược điểm của việc học nhóm đối với mơn học, thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình làm phim, tự đánh giá đề tài thành công hay thất bại, nêu ra giải pháp khắc phục và đề xuất cho môn học. (Xem clip minh họa)

Sau khi các nhóm ra mắt phim xong, giảng viên sẽ tham khảo ý kiến của sinh viên để chọn ra phim hay nhất. Sau đó, giảng viên sẽ nhận xét và cho điểm nhóm.

Để biết đề tài thành công hay không, giảng viên đã lấy ý kiến sinh viên bằng cách tổ chức 1 cuộc buổi tea break tại lớp. Sinh viên sẽ đóng vai nam, nữ diễn viên và giao lưu với nhau bằng tiếng Anh. Sinh viên phải ghi chép lại trong q trình giao lưu để

<i>sau đó viết báo cáo ngắn nộp lại cho giảng viên. (Xem minh họa 3 & 4) </i>

<b>5. Kết quả nghiên cứu: </b>

Rất hài lịng Hài lịng Khơng ý kiến Khơng hài lịng

Số lượng phân tích cho thấy 58.8% sinh viên rất hài lòng với phương pháp “làm phim mô phỏng môi trường làm việc thật trong tương lai”, 20 sinh viên này cũng đề xuất giảng viên giao thêm những đề tài mang tính thực tiễn cao như thế nữa. Các bạn cho rằng phương pháp này giúp các bạn tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh, có cơ hội thể hiện ngơn ngữ đã học trong lớp, thay đổi khơng khí học nhàm chán trong lớp, giúp các bạn có thêm kĩ năng làm việc theo nhóm, và một phần nào đó đã hồn thiện khả

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

năng tin học cho các bạn. Chỉ số hài lịng là 29.4%, khơng có ý kiến là 8.8%, và không muốn làm phim đối với môn học này là 2.9%- tương ứng với 1 sinh viên trong số 34 bạn sinh viên, bạn sinh viên này cho rằng khó khăn nhóm gặp phải là giờ học khác nhau nên quá trình làm phim gặp nhiều trục trặc.

<b>6.2. Đánh giá: </b>

Từ phân tích trên, giảng viên cho rằng phương pháp làm phim mô phỏng này đã một phần nào đó thành cơng đối với môn học. Nếu khắc phục được nhược điểm “giờ học không trùng nhau” giữa các sinh viên trong cùng 1 nhóm thì việc làm phim sẽ trở nên dễ dàng hơn, giúp sinh viên có mơi trường thực tập thực tế, nâng cao kĩ năng làm việc nhóm, đặc biệt là vận dụng được ngơn ngữ đã học trong giáo trình vào thực tiễn. Tóm lại, giảng viên tự đánh giá là thành công.

<b>6.3. Đề xuất: </b>

Khoa nên phổ biến phương pháp “làm phim mô phỏng môi trường làm việc thực tế” này cho các giảng viên khác dạy môn Kĩ Năng Giao Tiếp Văn Phịng. Sau đó, phát động một cuộc thi làm phim giữa các lớp để chọn ra những bộ phim đạt yêu cầu, sử dụng những bộ phim này minh họa cho phần lí thuyết trong giáo trình khi giảng dạy cho các khóa sau.

<b>III. PHẦN KẾT LUẬN </b>

Như đã nêu trong phần mở đầu, việc cử nhân ra trường không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng vì thiếu kĩ năng làm việc đã và đang là một vấn đề bức bách cần được giải quyết sớm tại Việt Nam nói chung và tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Với vai trị là một giảng viên dạy môn Kĩ Năng Giao Tiếp Văn Phịng, tơi nghĩ nhà trường cần tạo mơi trường cho sinh viên thực tập, và theo quan điểm cá nhân thì “làm phim mơ phỏng mơi trường làm việc thực tế” là một sáng kiến hay cần được phát huy và nhân rộng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>IV. PHẦN MINH HỌA </b>

<i><b>Minh họa 1: giảng viên giao đề tài cho sinh viên (cắt từ slide power point) </b></i>

<b>Theme: Make a video clip about “office communication skills” </b>

_Logical scenery : 1 mark

1. Strong points and weak points of group-work for Office Communication Skills 2. Advantages and disadvantages of making a video clip for Office Communication Skills

3. Evaluation

4. Suggestions & Solutions (for Group’s members, Subject, Faculty)

<i><b>Minh họa 3 </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>Person 1 Person 2 Person 3 Person 4 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i><b>Minh họa 4 </b></i>

<i><b>Hình cắt ra từ phim </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>

<i>1. Nhức nhối thất nghiệp, Báo Người Lao Động, </i>

</div>

×