Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

skkn quản lý mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.74 MB, 39 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

“Trẻ em như búp trên cành” là một câu thơ trong bài: "Trẻ con", một trong những bài thơ hay của Hồ Chí Minh viết cho trẻ em. Suốt quãng đời của mình Người đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để viết cho trẻ em. Đó cũng chính là tình cảm mà Người dành cho lứa tuổi măng non của đất nước. Và sâu xa hơn cũng chính là những trăn trở, suy tư và răn dạy của Hồ Chí Minh với lớp trẻ. Như chúng ta đã biết, trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là người kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc, là người xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Trẻ em sinh ra không chỉ được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong một điều kiện và mơi trường tốt nhất mà phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ đặc biệt là cơng tác phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Tai nạn thương tích là những sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn do các tác nhân bên ngoài gây nên thương tích cho cơ thể. Thương tích là những tổn thường thực tế của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu dựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống.

Hiện nay có rất nhiều trẻ tử vong do tai nạn thương tích, trong đó số vụ tai nạn của trẻ do sự bất cẩn của người lớn cũng đã xảy ra như: trẻ rơi từ trên tầng cao của các khu chung cư, trẻ đi lang thang một mình ngồi đường lúc đêm tối, trẻ ngã chúi đầu vào chậu nước, bể nước, trẻ trèo qua ban công, trẻ chạy xô từ trong nhà ra ngõ, trẻ ra cầu ao, trẻ cắm ổ điện, trẻ nghịch bình ga, trẻ bị chó cắn... Một số trẻ bị tai nạn thương tích tuy khơng thương vong nhưng bị tàn tật suốt đời. Nên môi trường gia đình và trường học rất quan trọng nếu mất an toàn sẽ là nguyên nhân dẫn đến tai nạn thương tích cho trẻ vì vậy cửa ra vào các tòa nhà phải chốt, bể nước, chậu nước phải có nắp đậy, phích nước, ổ điện, dao kéo phải để xa tầm tay của trẻ, đồ chơi, hột hạt phải có túi lọ buộc chặt... Vì tai nạn thương tích khơng những gây tổn thất về tính mạng mà còn để lại là hậu quả lâu dài cho trẻ như: Thương tật vĩnh viễn, sang chấn tâm lý, mất khả năng đi lại, học tập và làm việc sau này của các em.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Tai nạn thương tích đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại các bệnh. viên. Mà nguyên nhân phần lớn là do sự bất cần và kém hiểu biết của người lớn. Vì vậy, chúng ta cần chú trọng và nhận thức nghiêm túc về tầm quan trọng của vấn đề này. Chúng ta có thể cứu được nhiều mạng sống nhờ thực hiện các biện pháp phòng ngừa và cần sự huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, khơng chỉ là trách nhiệm, mà cịn thể hiện tình cảm của người lớn đối với trẻ em trong gia đình, trường học, ngồi xã hội. Nhà nước ta đã đầu tư rất nhiều kinh phí và thời gian cho vấn đề tuyên truyền và tập huấn về phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ tới tất cả các ban ngành liên quan đến vấn đề an toàn của trẻ. Những lỗ lực trên của nhà nước và xã hội đã góp phần giảm thiểu tai nạn thương tích ở trẻ em.

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Là nền móng vững chắc trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người trong thời đại mới, thời đại xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những lỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

Trẻ đến trường mầm non không chỉ được học mà các cơ giáo cịn tổ chức các hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động ngoại khoá, hoạt động thăm quan đi dạo… Trẻ được chăm sóc từ bữa ăn, giấc ngủ, được theo dõi sức khoẻ hàng ngày, cân đo thể lực theo tháng, thep quý, hình thành các nề nếp, thói quen, các kỹ năng, kỹ xảo, các hành vi văn minh trong giao tiếp ứng xử, phẩm chất và năng lực của con người trong thời đại hiện nay.

Bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục, giúp trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối hài hòa thì việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an tồn và phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ mọi lúc mọi nơi trong các cơ sở giáo dục mầm non là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Bởi trẻ ở độ tuổi này, xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí, với bản chất

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

tò mò, hiếu kỳ và ln muốn khám phá, tìm hiểu những điều mới lạ, trẻ chưa nhận thức được những mối nguy hiểm xung quanh hay phải đối mặt với nhiều tình huống nguy hiểm trong cuộc sống, trẻ chưa có kiến thức, kỹ năng phòng tránh để tự bảo vệ mình nên thường sảy ra những tai nạn thương tích khơng mong muốn. Bên cạnh đó cách chăm sóc, giáo dục trẻ khơng đúng hoặc khơng có phương pháp cũng dẫn tới các sang chấn về tâm lí, gây ra các tai nạn về khủng hoảng tinh thần và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Vì vậy, việc đảm bảo an tồn, phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở độ tuổi mầm non là nhiệm vụ vô cùng quan trọng được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Nội dung phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ cũng đã thường xuyên được Phòng giáo dục và nhà trường đưa vào các chuyên đề để tập huấn cho giáo viên theo Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ giáo dục và đào tạo quy định về việc xây dựng trường học an tồn, phịng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non nhằm đảm bảo an tồn cho trẻ.

Mơi trường giáo dục bao gồm các điều kiện về vật chất và tinh thần có ảnh hưởng đến các hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Mơi trường giáo dục trẻ tại cơ sở giáo dục mầm non bao gồm môi trường vật chất (không gian, địa điểm hoạt động, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu...) và mơi trường tâm lí xã hội.

Mơi trường giáo dục an tồn là mơi trường ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong đó trẻ em được bảo vệ, được đối xử công bằng, nhân ái; không bị bạo hành, xâm hại; môi trường giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ hoàn toàn các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, sức khỏe tâm thần; trẻ em được dễ dàng tiếp cận với môi trường xung quanh, được tạo điều kiện tốt nhất để phát triển toàn diện phù hợp với độ tuổi, giới tính và khả năng của bản thân.

Giúp trẻ biết được những nơi nguy hiểm và các đồ vật nguy hiểm để trẻ có thể phịng và tránh.

Hình thành thói quen giúp trẻ biết cách phịng tránh các tai nạn thương tích ở trong trường mầm non.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Rèn luyện ý thức và thói quen và trang bị cho trẻ những hiểu biết về cách phòng tránh và một số kỹ năng đơn giản để trẻ biết tự bảo vệ mình khi cần thiết. Trường học an tồn, phịng tránh tai nạn thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ, được phịng, chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ trẻ em trong trường được chăm sóc, ni dạy trong một mơi trường an tồn về thể chất và tinh thần. Q trình xây dựng trường học an tồn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm non, các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể của địa phương và các bậc phụ huynh của trẻ.

Với vai trò, trách nhiệm của người quản lý, mong muốn được mang lại những gì tốt đẹp nhất cho các con học sinh. Tơi đã nhận thức được việc phải xây dựng môi trường an tồn, phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết. Với mong muốn 100% trẻ của trường mầm non Mỹ Tân và trẻ trên địa bàn huyện Mỹ Lộc được an tồn mọi lúc mọi nơi, khơng có tai nạn thương tích xảy ra với trẻ. Do vậy, tơi luôn trăn trở làm sao đưa ra những phương án tốt nhất để giảm thiểu tối đa tai nạn thương tích cho trẻ nên tơi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng trường học an tồn phịng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non” để góp phần hiệu quả hơn trong việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ và nâng cao chất lượng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường.

II. MƠ TẢ GIẢI PHÁP

1. Mơ tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

Thực tế trước khi tạo ra sáng kiến ở trường nơi tôi đang cơng tác vấn đề phịng tránh tai nạn thương tích vẫn cịn nhiều hạn chế, giáo viên chưa thực sự chú trọng, lồng ghép việc giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ vào các hoạt động hàng ngày và chưa phát huy hết việc cho trẻ thực hành các kỹ năng cơ bản khi gặp các tình huống tai nạn xảy ra. Việc giáo viên có kỹ năng, chủ động rèn trẻ cần phải được tìm hiểu, được quan sát, tiếp cận, làm các trải nghiệm thực tiễn một cách thường xuyên. Giáo viên chưa tổ chức nhiều hoạt động về xây dựng trường học an toàn và giáo dục trẻ cách phịng tránh tai nạn thương tích; một số

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

phụ huynh chưa có kỹ năng giáo dục trẻ cách phịng tránh tai nạn thương tích cho con em mình; học sinh thì chưa tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, chưa nhận thức được lợi ích cũng như tác hại của việc phịng tránh tai nạn thương tích.

Tơi nhận thấy việc xây dựng trường học an tồn, phịng tránh tai nạn thương tích trong nhà trường là vấn đề cần thiết, quan trọng có những thuận lợi và khó khăn sau:

1.1. Thuận lợi:

Các hoạt động của nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, Sở giáo dục và Đào tạo cũng như Phòng giáo dục và Đào tạo đã thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, tổ chức kiến tập về các nội dung giáo dục trong chương trình nói chung và nội dung xây dựng trường học an toàn, phịng tránh tai nạn thương tích nói riêng.

Nhà trường nhận được sự hỗ trợ, quan tâm của Đảng Bộ, chính quyền địa phương, y tế xã, các ban ngành đồn thể. Các đồng chí ln tạo điều kiện về mọi mặt nhằm động viên, quan tâm đến phong trào của nhà trường đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao công tác y tế học đường, cơng tác xây dựng và phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non;

Trường mầm non Mỹ Tân có 02 khu với tổng số CB, GV, NV là 42 đồng chí, trường có 18 nhóm lớp; Tổng số Đảng viên trong nhà trường là: 16 đồng chí và sinh hoạt theo điều lệ.

Lớp học khang trang, phòng học sạch sẽ, thống mát, các lớp có tương đối đầy đủ các loại đồ dùng, đồ chơi đẹp, môi trường thân thiện.

Ban giám hiệu có trình độ chun mơn vững vàng: 02 đồng chí có trình độ đại học, 01 đồng chí có trình độ cao đẳng và đang theo học lớp đại học.

Ban giám hiệu rất quan tâm đến việc đầu tư chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trường nên rất chú trọng tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị cần thiết để công tác y tế học đường được hoạt động tốt;

Đội ngũ giáo viên từng bước được trẻ hóa, có sức khỏe, nhiệt tình, tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ, tích cực học tập nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

động, ham học hỏi, sẵn sàng tiếp nhận, tìm tịi cái mới, gắn bó với trường, lớp. Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến cơng tác ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Một số giáo viên cốt cán của trường có kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục tốt, ln có hình thức đổi mới để thu hút trẻ.

Nhà trường có mơi trường sư phạm “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”. Các con học sinh đến trường được học chương trình đúng độ tuổi, được ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo đúng chương trình giáo dục mầm non.

Trường có phòng y tế riêng, trang thiết bị tương đối đầy đủ. 1.2. Khó khăn:

Trường mầm non Mỹ Tân có 02 khu. Khu A nằm ngay bên cạnh tuyến đường liên thơn trung tâm của xã, có nhiều xe cộ qua lại lên rất dễ xảy ra tai nạn. Ý thức tham gia giao thông của phụ huynh còn hạn chế. Khu B được xây dựng mới, diện tích sân bị bê tơng hóa nhiều.

Việc lồng ghép, xây dựng trường học an tồn, phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ cịn hời hợt chưa được giáo viên chú trọng, chưa có nhiều nội dung cũng như hoạt động cụ thể để giáo dục trẻ. Nhận thức của một số giáo viên về vai trò và tầm quan trọng của việc phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ chưa cao.

Từ tháng 10 năm 2022 nhân viên y tế học đường của trường tiểu học khơng cịn kiêm nhiệm làm y tế học đường của trường mầm non nữa nên nhà trường vẫn đang thiếu một nhân viên y tế học đường. Cán bộ quản lý phụ trách y tế học đường của nhà trường còn hạn chế về chuyên môn y tế.

Tranh ảnh phục vụ cho công tác tuyên truyền đã xuống cấp, hiệu quả chưa cao, chưa thu hút được sự quan tâm của các bậc cha mẹ.

Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu các phòng chức năng. Đồ chơi ngoài trời cũ hỏng, han rỉ phải tu bổ sơn sửa lại nhiều. Phòng học, phòng ăn, phòng ngủ còn dùng chung.

Bản thân kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng trường học an tồn, phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ cịn hạn chế.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Kỹ năng phòng tránh và sử lý các tai nạn thương tích cho trẻ của giáo viên đơi khi cịn chưa linh hoạt.

Trẻ mầm non chủ yếu từ 24 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi, ở độ tuổi này trẻ rất hiếu động, sức đề kháng còn yếu nên nguy cơ trẻ đùa nghịch dẫn đến tai nạn thương tích là rất cao.

* Kết quả khảo sát giáo viên đầu năm trên tổng số 68 giáo viên tại các đơn vị trường mầm non Mỹ Tân, trường mầm non Mỹ Trung, trường mầm non Mỹ sức khỏe sơ cứu, xử lý ban đầu phòng tránh tai

tai nạn thương tích vào các hoạt động trong ngày

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

* Kết quả khảo sát trẻ đầu năm tơi tiến hành khảo sát 950trẻ tại các nhóm, lớp ở trường mầm non Mỹ Tân, trường mầm non Mỹ Trung, trường mầm non Mỹ

Bảng khảo sát trẻ trước khi tạo ra sáng kiến Qua bảng khảo sát trên ta thấy:

Giáo viên đã nắm được nội dung giáo phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ nhưng chưa đầy đủ. Bước đầu có kiến thức về chăm sóc sức khỏe sơ cứu, xử trí ban đầu phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, nhưng trong khi thực hiện giáo viên cịn lúng túng. Nội dung lồng ghép tích hợp giáo dục phịng tránh tại nạn thương tích vào các hoạt động trong ngày của trẻ và công tác phối hợp cùng gia đình của giáo viên hiệu quả chưa cao.

Đa số trẻ có hiểu biết cơ bản về một số tai nạn thương tích, các loại đồ dùng đồ chơi, các khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn thương tích nhưng lại chưa có một

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

số kỹ năng đơn giản trong việc phịng tránh tai nạn thương tích cho bản thân và những người xung quanh.

Từ việc phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng và đứng trước những thuận lợi và khó khăn trên, với yêu cầu được đặt lên hàng đầu đó là xây dựng trường học an tồn, phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường. Tơi nhận thấy việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên trong trường để nâng cao chất lượng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ là cấp thiết, vì vậy tơi ln trăn trở và đã tìm ra một số biện pháp cụ thể sau:

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:

Tơi đưa ra một số biện pháp xây dựng trường học an tồn phịng tránh tai nạn thương tích trong trường học nhằm mục đích giúp mọi người biết cách phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, tránh được những điều đáng tiếc xảy ra, đảm bảo an toàn về con người và tài sản.

Đối với giáo viên mầm non việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ khơng phải là vấn đề mới mẻ nhưng đây là một lĩnh vực ít đề tài khoa học nghiên cứu. Các biện pháp tôi đưa ra đều đảm bảo tính mới và tính mới của giải pháp là: Qua đề tài này giáo viên được trang bị cho bản thân những kiến thức chính xác và cách phịng tránh tai nạn thương tích sâu rộng hơn, từ đó sẽ có những biện pháp phịng tránh một cách có hiệu quả. Và một trong những biện pháp đó là giáo viên ln ở bên cạnh để loại trừ mọi nguy hiểm quanh trẻ và trang bị những kiến thức cần thiết đơn giản về phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.

Thực tế hàng ngày trẻ được tiếp xúc, được tham gia rất nhiều các hoạt động trong trường, ở mọi nơi như trong lớp, ngoài sân trường: Hay nói một cách khác là nhu cầu hàng ngày của trẻ là học tập và vui chơi ở mọi nơi. Nhưng trẻ chỉ biết rằng mình thích chơi theo cách của mình, điều này rất nguy hại bởi trẻ chưa hiểu về những yếu tố tác động bên ngồi có thể gây nguy hiểm đến bản thân. Chính vì vậy một trong những nhiệm vụ của trưởng mầm non là trang bị cho trẻ những hiểu biết về “tai nạn thương tích cũng như cách phịng tránh tai nạn thương tích”. Để trẻ tiếp thu được những kiến thức đó, giáo viên cần nắm bắt được tình hình cũng

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

như những đặc điểm của môi trường xung quanh trẻ. Như vậy việc tuyên truyền phòng tránh tai nạn thương tích mới đạt hiệu quả như mong đợi.

2.1. Biện pháp 1: Lập kế hoạch và thiết kế môi trường xây dựng trường học an tồn phịng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non

Kế hoạch được ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích. Kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam, có tác dụng chỉ đạo chỉ đường cho hoạt động thực hiện theo một con đường đã định sẵn. Nó như ngọn đèn pha dẫn lối cho chúng ta thực hiện cơng việc một cách khoa học.

Nhìn vào tình hình thực trạng của nhà trường, cũng như những vấn đề tai nạn thương tích xảy ra ở Việt Nam. Tôi đã nhận định được những điểm mạnh và những điều còn hạn chế, trong vấn đề phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mình. Do vậy ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thực hiện công tác xây dựng trường học an tồn phịng, chống tai nạn thương tích cho trẻ với mục tiêu, nội dung như sau:

* Về mục tiêu:

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh, từ đó thay đổi hành vi nếp sống phù hợp hạn chế những tai nạn thương tích, chú trọng phịng chống tai nạn giao thơng, bạo lực, đuối nước giảm tối đa tỉ lệ tai nạn thương tích trong và ngồi trường.

Đảm bảo 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường được tập huấn kiến thức và kỹ năng phịng, chống tai nạn thương tích.

Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày và ở mọi lúc mọi nơi.

100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần. Không xảy ra tai nạn thương tích, khơng xảy ra ngộ độc thực phẩm (đặc biệt chú ý phòng chống các tại nạn đối với trẻ như đuối nước, hóc, sặc, bỏng, chấn thương, dị tật ở tai, mũi, họng)

Xây dựng mơi trường học tập thân thiện an tồn, “Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn”

* Về nội dung

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị.

Cụ thể hoá các nội dung hoạt động (tại Chương II của Thông tư) nhằm đạt được các mục tiêu.

Có phân cơng các tổ, nhóm, cá nhân trong nhà trường thực hiện từng nội dung cụ thể, đặc biệt là các hoạt động trong các nội dung quy định tại các Điều 3, 4, 5, 6 và 7 của Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT.

Huy động sự tham gia của ban đại diện cha mẹ trẻ trong việc rà soát, đánh giá các tiêu chí trường học an tồn phịng, chống tai nạn thương tích, đặc biệt là các tiêu chí về cơ sở vật chất.

Huy động sự tham gia của các đơn vị liên quan trọng việc khắc phục các yếu nguy cơ gây mất an tồn; kiểm định chất lượng cơng trình, cơ sở vật chất theo quy định.

Hình ảnh minh họa

Để xây dựng trường học an tồn, phịng, chống tai nạn thương tích thì một mơi trường trường học được gọi là an tồn khi ở đó các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ được phòng, chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ. Xây dựng môi trường giáo dục ở lớp mầm non không chỉ cần đảm bảo phù hợp để trẻ phát triển về thể chất, ngơn ngữ, trí tuệ, tình cảm – kỹ năng xã hội, khả năng thẩm mỹ, sáng tạo mà hơn hết môi trường ở lớp và ở trường cần đảm bảo an toàn hạn chế

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

tối đa các nguy cơ gây tai nạn cho trẻ. Vì vậy, việc thiết kế mơi trường giáo dục trong, ngồi lớp mầm non phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Các đồ dùng đồ chơi thường xuyên được rà soát, loại bỏ những đồ dùng đồ chơi có nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ.

Bố trí các khu vực chơi khác nhau dành cho trẻ Nhà trẻ riêng và Mẫu giáo riêng, hoạt động trong lớp và ngoài trời phù hợp thuận tiện cho việc sử dụng của cơ và trẻ.

Hình ảnh khu vui chơi Nhà trẻ và khu vui chơi Mẫu giáo

Trang trí mơi trường lớp học cần phù hợp với tính chất của các hoạt động phù hợp với lứa tuổi. Trong lớp cần bố trí khơng gian phù hợp dành cho hoạt động chung của lớp và hoạt động theo sở thích, khả năng của nhóm nhỏ hoặc cá nhân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Hình ảnh tramg trí lớp học

Môi trường giáo dục phải thực sự an tồn và có tính thẩm mỹ cao. Địa điểm trường phải cách xa nơi ồn ào, ô nhiễm, độc hại, đối với trẻ như cách xa trục đường giao thông lớn, xa nhà máy, bệnh viện, khu rác thải, khu nghĩa trang.

Đảm bảo vệ sinh về nguồn nước, khơng khí, vệ sinh an tồn trong ăn uống, giao nhận thực phẩm tay ba đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, khu vực trong và ngồi nhà bếp ln sạch sẽ, gọn gàng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Hình ảnh minh họa

Các thiết bị đồ dùng đồ chơi phải được bảo dưỡng thường xuyên, giữ gìn vệ sinh và tạo sự hấp dẫn đối với trẻ. Có hàng rào bảo vệ xung quanh khu vực trường. Khu vực nguy hiểm đều gắn cảnh báo và có rào chắn, vách ngăn. Lan can, hiên chơi được nhà trường thiết kế đúng theo quy định không làm các thanh phân chia ngang đảm bảo an tồn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Hình ảnh minh họa mơi trường ngồi lớp học

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Tôi đã chủ động tham mưu Ban giám hiệu sắp xếp lại cảnh quan sân trường sao cho khi trẻ đến trường đã cảm thấy vui và an toàn. Các bộ đồ chơi ngoài trời được sắp xếp hợp lý và kiểm tra thường xuyên để loại bỏ các dấu hiệu gây mất an toàn cho trẻ. Sân chơi hay những khu vực trẻ có thể qua lại được đảm bảo an toàn tối đa. Khu vực cầu thang trẻ lên xuống có cửa chắn cẩn thận và kiên cố được giáo viên trang trí đẹp mắt.

Hình ảnh cầu thang lên xuống có rào chắn

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

Trong lớp học, tôi đã chỉ đạo giáo viên luôn chú ý sắp xếp môi trường lớp học gọn gàng, thẩm mỹ, khoa học, hạn chế tối đa mọi nguy cơ gây mất an tồn cho trẻ. Các đồ dùng có thể gây nguy hiểm như: dao, kéo… đều được để nơi trẻ khó lấy được; ổ cắm điện ln được bịt kín. Từ việc giáo viên tạo ra mơi trường lớp học an tồn cũng là bước đầu hình thành ở trẻ ý thức, mong muốn tạo ra môi trường an toàn cho riêng bản thân trẻ ở mọi nơi.

Lựa chọn các tiêu chí tại Thơng tư 45/2021/TT-BGDĐT để giáo viên rà soát, đánh giá các nội dung. Nếu chưa đạt cần kịp thời đưa ra giải pháp khắc phục, tránh nguy cơ mất an tồn đối với trẻ.

Hình ảnh tiêu chí lớp học an tồn của các nhóm, lớp

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

2.2. Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đối với công tác đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non.

Giáo dục mầm non mang tính sư phạm và tính giáo dục rất cao. Vì vậy nhà trường ln quan tâm đúng mức đến bồi dưỡng thường xuyên về cả tri thức và kỹ năng sư phạm bằng nhiều hình thức khác nhau, tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận và đáp ứng những yêu cầu đổi mới của chương trình Giáo dục mầm non. Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm nghề nghiệp tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn, các buổi hội thảo, các buổi sinh hoạt chuyên đề và các buổi bồi dưỡng chuyên môn do Sở giáo dục, Phịng giáo dục tổ chức. Thơng qua hình thức này, giúp cho Cán bộ quản lý thấy được nhu cầu của giáo viên cần gì về chun mơn, cịn thiếu cái gì để từ đó kịp thời đề xuất các cấp có thẩm quyền cử đi tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng. Mặt khác thông qua các lớp tập huấn, hội thảo, chuyên đề làm cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường từng bước nâng cao tay nghề, từ đó mạnh dạn chia sẽ, học hỏi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp về hình thức tổ chức giờ học, nghệ thuật thu hút trẻ, cách xử lý các tình huống sư phạm.

Hình ảnh giáo viên tự tin chia sẻ với đồng nghiệp

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Tham mưu với nhà trường bổ sung thêm các loại sách, tài liệu tham khảo về giáo dục an tồn phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ để cho giáo viên tham khảo.

Chỉ đạo các tổ hàng tháng đưa nội dung giáo dục an tồn phịng chống tai nạn thương tích vào sinh hoạt chun mơn bằng các hình thức khác nhau như sinh hoạt chuyên môn trực tiếp, trực tuyến... Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, các tổ cho giáo viên trao đổi, thảo luận về một nội dung cụ thể, hoặc một đề tài cụ thể. Đặc biệt tôi chỉ đạo các tổ thường xuyên trao đổi thảo luận tạo ra các tình huống và cách xử lý các tình huống để cùng nhau lựa chọn các phương pháp giáo dục an tồn phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ hiệu quả nhất. Giáo viên có thể đưa ra những đề tài hay những nội dung khó, cịn vướng mắc để tất cả các thành viên trong tổ cùng trao đổi thảo luận và phân công cho một giáo viên dạy để cùng nhau dự và rút ra kinh nghiệm. Tất cả các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi và Ban lãnh đạo nhà trường đều bố trí về dự, với những nội dung hay tôi cho nhân rộng ra các khối khác để cùng nhau tham khảo học hỏi.

Hình ảnh sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×