Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN quản lý mầm non: Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường hoạt động giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tại mầm non Ba Đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 20 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đều biết rằng: Môi trường giáo dục (MTGD) trong các
trường học có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách học
sinh ở bất kỳ lứa tuổi nào. MTGD cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu, ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục các nhà trường.
Môi trường hoạt động giáo (MTHĐGD) dục trong trường mầm non được
xem là học liệu của trẻ. Thông qua hoạt động với môi trường trẻ tiếp thu những
kiến thức kỹ năng học tập và vui chơi; trẻ được trải nghiệm, tìm hiểu về thế giới
xung quanh để phát triển tư duy và khả năng sáng tạo. Xây dựng môi trường
giáo dục (XDMTGD) trong trường mầm non tốt sẽ là điều kiện để thu hút trẻ
tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục. Từ đó nâng cao được hiệu quả tổ
chức hoạt động giáo dục cho trẻ, nhằm đạt mục tiêu giáo dục trẻ phát triển toàn
diện.
MTGD trong trường Mầm non bao gồm mơi trường bên trong lớp học và
mơi trường bên ngồi lớp; cần được xây dựng hài hòa, đồng nhất về ý nghĩa
giáo dục.
Để xây dựng được MTHĐGD tốt, trong đó vai trò quản lý chỉ đạo của
hiệu trưởng là hết sức quan trọng. Vì vậy, trong kế hoạch chỉ đạo nhà trường
trong các năm học, tôi đặc biệt quan tâm đến cơng tác chỉ đạo XDMTGD. Từ lý
do đó, Tơi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong công tác quản lý năm học
2014 - 2015 là: “Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường hoạt động
giáo dục nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tại mầm non Ba Đình”
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Cơ sở lý luận đầu tiên được xem xét để nghiên cứu đề tài, đó là được xem
xét từ các khái niệm về môi trường, bao gồm: Khái niệm về môi trường; môi
trường tự nhiên; môi trường xã hội; môi trường nhân tạo trong trường mầm
non...
Từ cơ sở các khái niệm về mơi trường; ta có thể khái qt về xây dựng
môi trường hoạt động giáo dục trong trường mầm non: Là tạo nên mơi trường
trong ngồi lớp học của trường mầm non, bao gồm cả môi trường vật chất và


1


mơi trường xã hội. Mơi trường đó có tác động trực tiếp đến hoạt động dạy học
học của giáo viên và hoạt động vui chơi học tập của trẻ.
XDMTGD là chuyên đề được chỉ đạo trong hoạt động giáo dục của các
trường mầm non trong nhiều năm qua.
XDMTGD cho trẻ là nhiệm vụ cần thiết của các trường mầm non, của
mỗi cán bộ giáo viên mầm non phải thực hiện nghiêm túc.
Mơi trường có tác động lớn đối với nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt
động giáo dục trẻ mầm non; giúp trẻ được trải nghiệm để nhận thức thế giới
xung quanh, rèn luyện các kỹ năng cho trẻ, góp phần phát triển tồn diện trẻ
mầm non theo 5 lĩnh vực
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng chung
a, Thực trạng cơ sở vật chất
Trường mầm non xã Ba Đình là trường đã được cơng nhận chuẩn quốc gia mức
độ I. Vì vậy cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà trường cơ bản đáp ứng yêu cầu
chăm sóc giáo dục trẻ. Khn viên mơi trường ngồi được quy hoạch có diện
tích sân vườn hợp lý.
Những hạn chế cơ bản đó là: Đồ dùng đồ chơi theo chuẩn thơng tư
02/BGD&ĐT chưa đáp ứng cho 100% số nhóm lớp, mới chỉ đạt yêu cầu tối
thiểu. Cảnh quan môi trường chưa được quy hoạch và đầu tư xây dựng khoa học
và hiệu quả cao.
b, Thực trạng về đội ngũ
Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên với tổng số 22 người. Đội ngũ
năng động sáng tạo, nhiệt tình, có trách nhiệm với cơng việc được giao.
Đội ngũ cán bộ giáo viên có nhận thức khá tốt và đa số đã nắm vững yêu
cầu về XDMTGD cho trẻ trong trường mầm non.
Tuy vậy bên cạnh có một số giáo viên cao tuổi hạn chế về việc tiếp cận

phương pháp giáo dục đổi mới; hạn chế về sự năng động sáng tạo trong tổ chức
các hoạt động giáo dục, XDMTGD.
c, Điều kiện về phụ huynh
2


Xã Ba Đình thuộc xã vùng nơng thơn, đồng chiêm. Về điều kiện văn hóa
văn minh địa phương có những hạn chế nhất định. Nhưng đa phần phụ huynh có
nhận thức khá tốt về chăm sóc giáo dục mầm non. Phụ huynh luôn quan tâm đến
việc phối hợp với nhà trường trong các hoạt động chăm sóc giáo dục các cháu.
Mặt hạn chế về phụ huynh đó là: Phần lớn nhân dân trong xã sống bằng
nghề nông nghiệp nên nền kinh tế cịn nhiều khó khăn. Vì vậy cũng có những
ảnh hưởng nhất định đến công tác vận động xã hội hóa giáo dục.
2. Thực trạng vấn đề chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục
Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm đến xây dựng kế hoạch và chỉ đạo
thực chuyên đề XDMTGD trong trường mầm non, với cách làm phù hợp với
điều kiện thực tế nhà trường, để đạt được hiệu quả nhất định.
Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường đa phần đã nắm vững nội dung yêu
cầu về XDMTGD trong trường mầm non.
Bên cạnh những kết quả đạt được và những mặt tích cực; thực trạng
những hạn chế cơ bản đó là:
+ Hiệu trưởng chưa xây dựng được kế hoạch và quy hoạch về XDMTGD
nhà trường có tính chiến lược và phù hợp. Chưa huy động tối đa được các tiềm
năng từ xã hội hóa giáo dục để XDMTGD cho nhà trường.
+ Giáo viên chưa chịu khó tích cực tìm tịi sáng tạo trong cách làm mới để
xây dựng môi trường trong các lớp học đạt hiệu quả cao; vì vậy mơi trường chưa
thật sự phản ánh được mơi trường mang tính mở, cịn năng tính trang trí. Giáo
viên chưa tích cực sưu tầm, tận dung các nguyên vật liệu đư vào môi trường lớp
cho trẻ hoạt động trải nghiệm…
Từ thực trạng trên, tôi nhận định cần thiết phải có giải pháp XDMTGD

nhà trường ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
3. Kết quả của thực trạng
Cũng từ thực trạng trên, tôi đã xác định một số tiêu chí cơ bản để đánh giá
hiệu quả XDMTGD nhà trường khi áp dụng thực hiện các giải pháp trong đề tài
như sau:
* Kết quả thực trạng xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp
3


ST
T

Kết quả đạt
Các nôi dung đánh giá

Tốt

1
2

- Sân trường được quy hoạch hợp lý
- Có cây xanh bóng mát

3
4
5

- Có cây cảnh
- Xanh, sạch, đẹp. đảm bảo gần gũi với trẻ
Vườn được quy hoạch hợp lý


Khá

TB

Chưa đạt

x
x
x
x
x

* Kết quả thực trang xây dựng môi trường xã hội trong trường
ST
T
1

Kết quả đạt
Các nôi dung đánh giá

Tốt

- Mối quan hệ thân thiện đoàn kết hợp

Khá

TB

Chưa đạt


x

giữa cán bộ giáo viên trong trường
2

- Thể hiện quan hệ thân thiện chuẩn mực

x

3

của phụ huynh với giáo viên
- Quan hệ thân thiện giữa giáo viên với

x

4

phụ huynh
- Giáo viên thể hiện tình cảm với trẻ theo

x

tiêu chuẩn “Cô giáo như mẹ hiện”
* Kết quả thực trạng xây dựng môi trường trong lớp
S

Nội dung khảo sát


TS giáo

T

viên

T

khảo sát

1

Kết quả khảo sát

Ghi
chú

Tốt

Khá

TB

Yếu

6=33,3%

7=38,9%

5=27,8%


0

đạt hiệu quả cao.
- Hiệu quả thực hành xây 18
dựng môi trường trong lớp

4 = 22,2%

5 = 27,8%

9 = 50%

0

của giáo viên.
- Trẻ hứng thú, tích cực 243
tham gia hoạt động với môi

63=26%

79=33%

101=41%

- Nhân thức của giáo viên 18
về trách nhiệm bản thân
trong hoạt động XDMTGD

4



trường.
Trẻ 4 tuổi, 5 tuổi có khả 127
năng cùng cơ làm đồ dùng,

24 = 19%

26=20,4%

77=60,6%

đồ chơi để xây dựng môi
trường giáo dục.

III. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Xây dựng Kế hoạch mục tiêu cơ bản về môi trường giáo dục trong
trường
Căn cứ từ thực trạng đã đánh giá về vấn đề XDMTGD tại nhà trường. Từ
đầu năm học tôi đã mạnh dạn xác định các mục tiêu về xây dựng mơi trường có
tính chiến lược, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Mục tiêu đặt ra là
phải quy hoạch môi trường tổng thể trong khuôn viên nhà trường từ cảnh quan
về sân, vườn, môi trường trong lớp học; đảm bảo mơi trường giáo dục có tầm
chiến lược trong giai đoạn 3 năm (năm học: 2014 - 2015; 2015 - 2016; 2016 2017) và trong đó cụ thể hóa mục tiêu cho từng năm học. Các mục tiêu được đặt
ra cho XDMTGD nhà trường trong 3 năm với các mục tiêu cơ bản cụ thể là:
- Xây dựng được thiết kế quy hoạch tổng thể về xây dựng môi trường.
- Thiết kế quy hoạch và xây dựng vườn thiên nhiên, vườn cổ tích trong
năm thứ nhất với tổng kinh phí dự tốn: 170.000.000đ; gồm xây dựng phần nền
cơ bản và một số nhóm tượng.
- Quy hoạch và xây dựng môi trường trong khuôn viên sân trường xanh

sạch đẹp, phù hợp với các hoạt động giáo dục mầm non; gồm các hạng mục
trong thiết kế nhưng cần thiết và có khả năng thực hiện trong năn học như: Xây
dựng một số bồn hoa, cây cảnh, cây xanh trong sân trường theo quy hoạch trong
thiết kế tổng thể. Kế hoạch dự tốn về kinh phí khoảng: 71.000.000đ
- Mục tiêu xây dựng mơi trường trong các lớp học có tính sáng tạo, có ảnh
hưởng tích cực đến thu hút trẻ tham gia tích cực trong mơi trường.
Từ việc xây dựng mục tiêu tổng thể, căn cứ vào nguồn kinh phí để lựa
chọn các mục tiêu cụ thể cho từng năm. Tôi đã đặt ra kế hoạch mục tiêu cho
năm học 2014 - 2015 cụ thể như:
- Hoàn thiện thiết kế quy hoạch tổng thể về xây dựng môi trường.
5


- Xây dựng hoàn thiện vườn thiên nhiên; xây dựng phần cơ bản của vườn
cổ tích.
- Xây dựng một phần trong quy hoạch xây dựng môi trường trong khuôn
viên sân trường xanh sạch đẹp, phù hợp với khả năng có thể thực hiện trong
năm học như:
- Trồng lại cây bóng mát, bổ xung cây cảnh, cây hoa theo đúng quy hoạch
trong sân trường.
- Thực hiện xây dựng môi trường trong các lớp học có tính sáng tạo, có
ảnh hưởng tích cực đến thu hút trẻ tham gia tích cực trong môi trường.
- Tiếp tục xây dựng môi trường xã hội trong trường đạt các mối quan hệ
thân thiện hai chiều như: Cô - trẻ; Trẻ - trẻ; Cán bộ giáo viên - phụ huynh.
Từ các mục tiêu kế hoạch đã vạch ra, tôi xây dựng thành kế hoạch cụ thể;
triển khai kế hoạch đến chi bộ nhà trường để bàn bạc thành chủ trương lãnh đạo
thực hiện của chi bộ trong năm học. Kế hoạch cũng được thông qua hội nghị mở
rộng nhà trường trước khi tiến hành tham mưu, để phát huy trí tuệ tập thể đóng
góp ý kiến cho chủ trương xây dựng trong năm học.
* Kết quả: mục tiêu kế hoạch xây dựng môi trường đã được đề ra và được

thống nhất. Trên cơ sở đó đã xác định được các cách làm, các giải pháp tổ chức
thực hiện phù hợp để đạt hiệu quả.
2. Giải pháp tham mưu với cấp ủy chính quyền địa phương
Tham mưu là chức năng của hiệu trưởng. Tôi xác định, trong công tác
quản lý trường học, nhà trường chịu sự quản lý nhà nước của chính quyền địa
phương; đặc biệt là các vấn đề liên quan đến quản lý về cơ sở vật chất, trang
thiết bị, xã hội hóa giáo dục, thu ngồi ngân sách…
Vì vậy kế hoạch xây dựng mơi trường giáo dục của nhà trường, cần thiết
phải tham mưu với cấp ủy chính quyền địa phương; Mục đích của công tác tham
mưu để địa phương cho chủ trương về huy động nguồn kinh phí xây dựng từ các
nguồn nào cho phù hợp.
Nhận thức điều đó, Từ trong thời gian hè, chuẩn bị cho đầu năm học, tôi
đã xây dựng kế hoạch về xây dựng môi trường với các mục tiêu đã đề ra. Tham
mưu với chính quyền địa phương xin chủ trương thực hiện.
6


Với việc trình bầy, phân tích cụ thể với lãnh đạo địa phương về tầm quan
trọng của hoạt động XDMTGD chung. Tham mưu tơi phân tích về vai trị ý
nghĩa của việc thực hiện các mục tiêu xây dựng môi trường trong kế hoạch đề ra
cho giai đoạn 3 năm và trong năm học, đối với sự phát triển cơ sở vật chất nhà
trường; ý nghĩa tác động của các mục tiêu xây dựng mơi trường đề ra đó với
việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Từ việc tham mưu bằng hình thức báo cáo văn bản, kết hợp với tham
mưu trực tiếp để phân tích vấn đề với lãnh đạo địa phương. Kế hoạch tham mưu
đã được lãnh đạo địa phương đưa ra thông qua tập thể ủy viên ủy ban.
* Kết quả: Công tác tham mưu đã đực địa phương đồng thuận và thống nhất
cao kế hoạch. Địa phương đã phê duyệt chủ trương bằng văn bản để nhà trường
có cơ sở tham mưu. Phối hợp làm cơng tác xã hội hóa giáo dục để nhà trường tổ
chức thực hiện kế hoạch.

3. Giải pháp chỉ đạo công tác tuyên truyền về chủ trương xây dựng môi
trường giáo dục theo kế hoạch đã đề ra;
Công tác tuyên truyền là nhiệm vụ thường xuyên của nhà và mỗi cán bộ
giáo viên mầm non. Tuyên truyền để phối hợp thực hiện nhiệm vụ chăm sóc
giáo dục trẻ và để thực hiện mục tiêu cơng tác xã hội hóa giáo dục.
Tôi xác định, kế hoạch XDMTGD với các mục tiêu đã đề ra, là chủ
trương lớn của nhà trương, cần thiết phải có sự đồng thuận và ủng hộ của các
bậc huynh và nhân dân.
Vì vậy, tơi đã quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền về chủ
trương kế hoạch đến các bậc phụ huynh và nhân dân ngay từ trong hè.
Để thực hiện đạt hiệu quả công tác tuyên truyền; tôi xác định các vấn đề
cần quan tâm để thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền đó là:
* Xác định được nội dung vấn đề cần tuyên truyền:
Một là: Tiếp tục tuyên truyền ý nghĩa của hoạt động XDMTGD trong trường
mầm non với các vấn đề cơ bản:
- XDMTGD trong trường mầm non, tạo được cảnh quan môi trường xanh
sạch đẹp.
7


- XDMTGD trong trường mầm non, tạo được điều kiện cho trẻ vui chơi
trải nghiệm các kiến thức mà trẻ đã được học, đồng thời môi trường cũng là điều
kiện để giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục.
- Xây dựng môi trường xã hội trong trường mầm non đảm bảo sự thân
thiện hợp tác trong các mối quan hệ:
+ Cô với trẻ: Cô giáo như mẹ hiền của trẻ; trẻ yêu quý cô giáo, mạnh giạn
tự tin trong giao tiếp với cô.
+ Cán bộ giáo viên với phụ huynh và nhân dân: Tạo sự ân cần, thân thiện,
tôn trọng và quan tâm đến các cháu; phụ huynh thực hiện quy định quy tắc ứng
xử với cán bội giáo viên nhà trường: Thân thiện, hợp tác, tôn trọng.

+ Mối quan hệ nội bộ cán bộ giáo viên trong trường: Làm việc theo
ngun tác, đồn kết hợp tác, tơn trọng và giúp đỡ.
+ Tuyên truyền các quy ước ứng xử văn hóa trong trường mầm non.
Tuyên truyền đến phụ huynh các mục tiêu XDMT trong kế hoạch đã đề
ra. Cần nhấn mạnh mục tiêu lớn cần triển khai trong năm học đó là:
Xây dựng hồn thiện vườn thiên nhiên và xây dựng phần cơ bản vườn cổ tích.
+ Tuyên truyền ý nghĩa của vườn thiên nhiên: Để giúp trẻ được trải
nghiệm các hoạt động với thiên nhiên như: Tìm hiểu về các loại rau, các loại
hoa, các loại cây thuốc nam; trẻ được trải nghiệm thực hành về sự phát triển của
cây, thực hành hoạt động chơi với nước, với cát…. Từ đó giúp trẻ phát triển tư
duy sáng tạo, trẻ tích cực tham gia vào hoạt động hơn.
+ Tuyên truyền ý nghĩa của xây dựng vườn cổ tích: Là nơi hoạt động vui
chơi của trẻ. Qua các mơ hình, các nhân vật trong vườn cổ tích để giáo dục
truyền thống lịch sử địa phương, giáo dục trẻ tình cảm đạo đức…
Hai là: Từ việc tuyên truyền về ý nghĩa của XDMTGD trong nhà trường. Đồng
thời tuyên truyền kêu gọi, vận động đóng góp để XDMTGD theo kế hoạch.
* Xác định các lực lượng nịng cốt làm cơng tác tun truyền:
- Trước hết là Ban giám hiệu nhà: Lên kế hoạch chỉ đạo và tổ chức thực
hiện công tác tuyên truyền; trực tiếp làm công tác tham mưu, tuyên truyền đến
các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương; phối hợp với các ban ngành

8


đoàn thể, phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh về thực hiện kế hoạch của
nhà trường.
- Cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường cần được xác định là đối tượng
chính trong lực lượng làm cơng tác tuyên truyền. Cán bộ giáo viên công nhân
viên là lực lượng trực tiếp tiếp thu kế hoạch cũng như thực hiện các nội dung kế
hoạch. Có nhiệm vụ tuyên truyền trực tiếp đến các bậc phụ huynh học sinh.

- Ban đại diện cha mẹ học sinh là lự lượng có tiếng nói có tính khác quan
trong sự động thuận về các chủ trương kế hoạch của nhà trường khi tuyên truyền
đến toàn thể nhân dân.
* Xác định đối tượng cần tuyên truyền:
- Cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường; Các cháu học sinh trong trường.
Các cấp lãnh đạo địa phương, các ban ngành đoàn thể; Các bậc phụ huynh.
- Cán bộ đảng viên và nhân dân trong toàn xã; Các tổ chức, cá nhân có
lịng hảo tâm, có tâm huyết với giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Mục tiêu của công tác tuyên truyền đến mọi lực lượng này nhận thức
được mục tiêu ý nghĩa của việc XDMTGD trong trường mầm non. Với sự phát
triển toàn diện của trẻ; tạo cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp.
* Xác định nhiệm vụ và những hình thức tuyên truyền đạt hiệu quả cho từng
đối tượng làm công tác tuyên truyền vận động xã hội hóa giáo dục
Để đạt được mục tiêu của cơng tác tun truyền đã nêu. Một địi hỏi cần
phải xác định các hình thức tuyên truyền dành cho từng đối tượng phù hợp là
cần thiết. Có thể xác định các hình thức tuyên truyền sau:
- Đối với đối tượng là cán bộ giáo viên: Hình thức tuyên truyền là việc
triển khai trực tiếp kế hoạch của nhà trường. Quán triệt thực hiện nghiêm túc
nhiệm vụ của mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên theo yêu cầu chỉ đạo.
- Đối với lãnh đạo địa phương: Cần áp dụng hình thức tuyên truyền báo
báo bằng văn bản cụ thể có tính pháp lý; bằng trao đỏi đề xuất trực tiếp; bằng ý
kiến đề xuất gián tiếp qua các hội nghị địa phương; bằng tham mưu đưa vào các
chương trình kế hoạch địa phương.

9


- Với cộng đồng tuyên truyền bằng hình thức phối hợp với đài truyền
thanh, thông tin phát thanh để truyền bá rộng rãi; hình thức phối hợp với các ban
ngành đoàn thể tuyên truyền trong các đoàn thể.

- Với phụ huynh, ngồi các hình thức tun truyền qua thơng tin truyền
thanh chung với nhiều lực lượng, thì cần áp dụng các hình thức tuyên truyền
trực tiếp cụ thể hơn như: Thông qua các cuộc họp phụ huynh, nhà trường đưa ra
kế hoạch tuyên truyền, bàn bạc các nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể để phụ huynh
cùng thực hiện. Bằng trao đổi trực tiếp qua giờ đón trẻ trả trẻ thơng qua cán bộ
giáo viên làm công tác phụ trách lớp. Xây dựng góc tuyên truyền tại các nhóm
lớp... giúp phụ huynh hiểu về mục đích, nội dung, các hoạt động cần sự phối
hợp của phụ huynh trong từng thời điểm cụ thể. Từ đó phụ huynh có thái độ
đúng đắn, thống nhất với nhà trường, với giáo viên...Đồng thời giáo viên vận
động phụ huynh đóng góp kinh phí, trí tuệ cho XDMTGD trong nhà trường.
- Đối với các lực lượng là các cá nhân, tổ chức hảo tâm; quản lý nhà
trường cần báo cáo phối hợp sự hỗ trợ của lãnh đạo địa phương, cùng gặp gỡ
trao đổi trực tiếp, đề xuất mong muốn của nhà trường. Hoặc dùng biện pháp tác
động của lãnh đạo để đề xuất mong muốn được giúp đỡ của nhà trường đối với
tổ chức cá nhân hảo tâm, trong mối quan hệ làm việc trên địa bàn.
- Đối với các cháu học sinh, là đối tượng chủ thể thực hiện một số nội
dung của môi trường xã hội thân thiện, cần được giáo viên tuyên truyền bằng tổ
chức các hoạt động giáo dục cụ thể. Giúp trẻ hiểu được các nội dung phù hợp
với nhận thức của trẻ, như: giáo dục trẻ cần phải nhận thức biết thân thiện với
bạn bè, cô giáo là người yêu thương trẻ, trẻ phải biết yêu quý cô, lễ phép với
người lớn, tích cực hoạt động, học tập.
- Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cũng cần phải có kế hoạch thực
hiện cơng tác tun truyền xun suốt trong cả quá trình. Mục tiêu, nội dung
tuyên truyền được xây dựng phù hợp với từng giai đoạn, từng năm học cụ thể
theo lộ trình mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra
đánh giá rút kinh nghiệm.
* Kết quả: Bằng các biện pháp tuyên truyền tích cực, đã thực hiện tốt các mục
tiêu tuyền truyền đề ra. Kế hoạch về xây dựng moi trường của nhà trường, đặc
10



biệt là kế hoạch của các hạng mục cơng trình lớn như: kế hoạch xây vườn thiên
nhiên, vườn cổ tích của bé; đã được phụ huynh và nhân dân đồng thuận cao. Có
nhiều ý kiến đã đóng góp kích lệ nhà trường thực hiện kế hoạch.
4. Giải pháp xã hội hóa giáo dục huy động các nguồn lực xây dựng mơi
trường giáo dục
Xã hội hóa giáo dục chính là huy động tối đa sức mạnh tổng hợp của các lực
lượng trong và ngoài nhà trường, để xây dựng mục tiêu giáo dục toàn diện, vừa
đáp ứng phù hợp với các điều kiện của địa phương và đáp ứng yêu cầu xã hội.
Trong cơng tác huy động xã hội hóa cần đảm bảo nguyên tắc dân chủ, kêu
gọi tự nguyện đóng góp; trách việc thu sai nguyên tắc, lạm thu trong nhà trường.
Đây là vấn đề mà quản lý các nhà trường nhất thiết phải quan tâm trong thực
hiện công tác xã hội hóa giáo dục.
Tơi xác định để tổ chức thực hiện được xây dựng môi trường giáo dục như kế
hoạch đề ra; cần thực hiện lần lượt các biện pháp và cách làm như sau:
- Trước hết là hiệu trưởng chủ động mời họp bàn thông qua kế hoạch xây
dựng môi trường với ban thường trực phụ huynh nhà trường, để tranh thủ ý kiến
và có sự thống nhất kế hoạch, phương án thực hiện.
- Tiếp theo, phối hợp với ban thường đại diện cha mẹ học sinh trực họp ban
đại diện cha mẹ học sinh các lớp để thống nhất.
- Nhà trường cùng ban thường trực đại diện cha mẹ học sinh tiến hành tìm và
vận động các cá nhân có khă năng về thiết kế hội họa để thiết kế quy hoạch tổng
thể về xây dựng môi trường và dự tốn kinh phí xây dựng các hạng mục cơng
trình. Để từ đó có cơ sở xây dựng kế hoạch về kinh phí và vận động đóng góp
xây dựng.
- Khi đã có được thiết kế, dự tốn kinh phí; ban giám hiệu nhà trường cùng
với ban đại diện cha mẹ học sinh đã xây dựng kế hoạch để tuyên truyền vận
động kinh phí xây dựng.
- Kế hoạch về huy động kinh phí được triển khai tại hội nghị phụ huynh toàn
trường đầu năm; ban thường trực phụ huynh là thành phần triển khai kế hoạch,

phân tích, tuyên truyền và kêu gọi phụ huynh đóng góp để xây dựng.

11


- Ngồi việc tun truyền để huy động kinh phí từ sự tự nguyện của phụ
huynh; ban giám hiệu nhà trường phối hợp với ban thường trực phụ huynh; tham
mưu với lãnh đạo địa phương mời các cá nhân là con em quê hương có điều kiện
để vận động đóng góp kinh phí.
Bằng việc tiến hành tổ chức các biện pháp tuyên truyền vận động như vậy,
kết quả thu được như:
- Đã huy động trí lực, tài lực của cá nhân thiết kế hồn thiện quy hoạch tổng
thể về mơi trường giáo dục trong trường mầm non. Thiết kế và dự tốn kinh phí
riêng cho những hạng mục cơng trình lớn trong kế hoạch XDMTGD như:
+ Thiết kế toàn bộ quy hoạch: Bản vẽ cùng với dự tốn kinh phí:
325.000.000đ; trong đó:
+ Vườn thiên nhiên: Bản vẽ riêng, cùng với dự tốn kinh phí: 73.000.000đ.
+ Vườn cổ tích: Bản vẽ thiết kế riêng, cùng với dự tốn kinh phí: 175.000đ ;
+ Quy hoạch sân chơi, bồn hoa, cây cảnh: Bản thiết kế, cùng với dự tốn
tổng kinh phí: 91.000.000đ.
- 100% các bậc phụ huynh nhà trường đồng thuận ủng hộ với kế hoạch xây
dựng môi trường giáo dục của nhà trường.
- Các cá nhân được mời để vận động, cũng ủng hộ cao với kế hoạch xây
dựng môi trường của nhà trường.
- Lãnh đạo địa phương, các ban ngàng đoàn thể trong xã cũng đã có ý kiến
đồng thận cao và ủng hộ.
Từ việc thực hiện các biện pháp xã hội hóa, đã thu được kết quả rất tốt về kế
hoạch XDMTGD nhà trường. Kết quả nổi bật đáng kể đó là:
- Có được sự đồng thuận ủng cao của lãnh đạo địa phương, các ban ngành
đoàn thể, phụ huynh và nhân dân.

- Huy động được kinh phí từ nguồn xã hội há giáo dục cho kế hoạch
XDMTGD nhà trường trong năm học 2014 - 2015; cụ thể đó là:
+ Huy động sự đóng góp tự nguyện từ 100% các bậc phụ huynh trong
trường; mỗi phụ huynh tự nguyện đóng góp từ 100.000đ - 500.000đ; tổng kinh
phí thu được cho xây dựng môi trường: 99.600.000đ.

12


+ Huy động từ nguồn đóng góp cá nhân tài trợ: kêu gọi được 9 cá nhân là con
em quê hương có điều kiện đóng góp về trí tuệ thiết kế quy hoạch; đồng thời
ủng hộ 65.000đ.
Đây là kết quả đạt được đáng kể trong huy động xã hội hóa trong năm học; là
điều kiện để nhà trường tiến hành xây dựng môi trường theo kế hoạch.
5. Giải pháp quản lý thu và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí xây dựng
Việc quản lý thu và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí thu được là hết sức
cần thiết. Nếu quản lý việc thu sử dụng kinh phí đạt hiệu quả, sẽ đảm bảo được
uy tín của nhà trường với phụ huynh và nhân dân. Chữ tín trong việc thu và sử
dụng hiệu quả kinh phí sẽ làm tiền đề cho việc huy động kinh phí cho các kế
hoạch tiếp theo.
Để thực hiện đảm bảo quản lý thu và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí
xây dựng. Tơi đã tiến hành các biện pháp như sau:
* Chỉ đạo thực hiện phối hợp thành lập ban chỉ đạo xây dựng các cơng trình
xây dựng mơi trường trường mầm non trong năm học 2014 - 2015
Thành lập ban chỉ đạo, trưởng ban chỉ đạo là hiệu trưởng chỉ đạo chung.
Phó ban chỉ đạo là trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường, chịu trách
nhiệm về công tác tổ chức xây dựng, cơng tác thu và sử dụng nguồn tài chính
xây dựng; Các thành viên là kế toán nhà trường và các thành viên ban thường
trực phụ huynh. Ban chỉ đạo được cơ cấu các thành phần cơ bản là phụ huynh để
thực hiện nhiệm vụ. Như vậy việc quản lý thu, sử dụng kinh phí là do ban

thường trực phụ huynh đảm nhận.
* Chỉ đạo Công tác thu:
Trong quản lý thu chi tài chính, nhất thiết phải đảm bảo nguyên tắc thu.
Đối với quy định về các khoản thu trong trường hiện nay, đòi hỏi các nhà trường
phải thực hiện nghiêm túc các khoản thu đối với học sinh; tránh lạm thu.
Vì vậy, tơi rất chú ý đến cơng tác thu ngoài ngân sách. Nguồn thu ở đây là
do phụ huynh tự nguyện đóng góp. Tơi đề nghị BĐDCMHS là người đại diện
thu, thông qua việc nhờ giáo viên chủ nhiệm thu hộ, dưới sự giám sát của nhà
trường; vừa để đảm bảo tính khách quan minh bạch trong quản lý thu và sử dụng

13


nguồn tài chính, đồng thời đúng với nguyên tác thu chi tài chính trong trường
học.
Để đảm bảo hiệu quả và đúng nguyên tắc thu; khi thu giáo viên có sẵn danh
sách thu riêng cho nguồn thu vận động xã hội hóa giáo dục. Khi phụ huynh đóng
góp sẽ tự ghi số tiền mình tự nguyện vào danh sách thu và kí tên. Đồng thời giáo
viên chủ nhiệm viết phiếu thu. Sau khi hoàn thiện việc thu, giáo viên chủ nhiệm
chuyển toàn bộ số tiền thu và các chúng tù kèm theo cho ban đại diện ch mẹ học
sinh quản lý, dưới sự theo giõi và gián sát của hiệu trưởng và kế tốn trường.
* Quản lý chi: Tơi đã thống nhất giao cho trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh
là người chịu trách nhiệm chi kinh phí xây dựng theo thực tế về cơng trình xây
dựng. Thực hiện đúng nguyên tác chi theo quy định tài chính.
* Chỉ đạo công tác tổ chức thực hiện công việc xây dựng
Từ nguồn kinh phí thu được, căn cứ với dự tốn kinh phí của từng hạng mục
cơng trình; lãnh đạo nhà trường thống nhất với ban đại diện cha mẹ học sinh tiến
hành xây dựng trong năm học 2014 - 2014 các hạng mục cơng trình như phần kế
hoạch mục tiêu đã để ra ở giải pháp 1.
Để đảm bảo khách quan và hiệu quả việc tiến hành xây dựng công trình, tơi

cùng thống nhất giao cho ban đại diện đứng ra chủ trì thực hiện. Từ việc tìm đối
tác hợp đồng để hợp đồng xây dựng, đến việc tổ chức giám sát, nghiệm thu cơng
trình và bàn giao cho nhà trường sử dụng.
Trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh đã họp phân công các thành viên trong
ban chỉ đạo để tiến hành giám sát thực hiện các cơng trình xây dựng.
Kết quả sau 5 tháng thực hiện, các công trình trong mục tiêu của nhà trường
đã được hồn thiện theo kế hoạch. Từ việc quản lý sử dụng hiệu quả nguồn kinh
phí đã đem lại hiệu quả về chất lượng cơng trình tốt, tránh thất thốt lãng phí
trong xây dựng; đồng thời đã đảm bảo được tính khách quan, tạo được lòng tin
của với phụ huynh và nhân dân đói với nhà trường.

14


Hình ảnh mơi trường vườn thiên nhiên

Hình ảnh trong vườn vổ tích

Hình ảnh trong khn viên sân trường

Nhóm hình ảnh 1: Các hình ảnh về mơi trường ngồi lớp
6. Giải pháp chỉ đạo giáo viên Tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng môi
trường giáo dục trong lớp học theo chủ đề
Từ thực trạng về kết quả giáo viên các lớp đã nắm vững yêu cầu cũng như đã
XDMTGD trong lớp học nhà trường đã cơ bản đảm bảo yêu cầu. Vì vậy trong
năm học yêu cầu đặt ra về xây dựng môi trường trong lớp là: Cần đảm bảo nâng
cao chất lượng xây dựng môi trường trong các lớp học; đảm bỏa mơi trường
trong lớp có tính sáng tạo để tạo cho học sinh được tham gia trải nghiệm với;
Trẻ được tham gia cùng xây dựng môi trường trong q trình trẻ hoạt động với
mơi trường, để rèn luyện các kỹ năng cho trẻ.

Để thực hiện được nâng cao chất lượng XDMTGD trong nhóm lớp có
tính sáng tao. Trước hết với vai trò hiệu trưởng, trong hội nghị chuyên môn triển
15


khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ trong hè, chuẩn bị vào đầu năm học. Tôi tổ
chức hội nghị đánh tổng kết thực hiện chuyên đề XDMTGD trong nhà trường;
đặc biệt đánh giá rõ những mặt mạnh, những tồn tại hạnh chế về XDMTGD
trong lớp. Từ đó đưa ra những yêu cầu phương hướng về thực hiện xây dựng
môi trường giáo dục trong nhóm lớp, để đạt mơi trường giáo dục đạt chất lượng.
Tôi tập trung quán triệt giáo viện cần nâng cao chất lượng môi trường
giáo dục trong lớp trong năm học, tập trung vào các yêu cầu như:
- Tiếp tục XDMTGD trong lớp với những kết quả đã nhu trong các năm
học trước đã thực hiện có hiệu quả như:
+ Xây dựng mơi trường tốt lên hình ảnh và nội dung phản ánh chủ đề.
+ XDMTGD trong lớp đảm bảo đẹp, hình ảnh sinh động ngộ nghĩnh phù
hợp với trẻ mầm non.
+ Xây dựng môi trường hoạt động giáo dục đảm bảo có sự thay đổ thường
xuyên theo chủ đề và có tính liên kết các chủ đề và trẻ được trải nghiệm tối đa
với môi trường.
- Trong năm học 2014 -2015, XDMTGD trong lớp chú trọng đặc biệt đến
việc sưu tầm các nguyên vật liệu phế thải, các nguyên liệu liệu sắn có địa
phương đưa vào các góc chơi cho trẻ thường xuyên được trải nghiệm, rèn luyện
các kỹ năng.
Để chỉ đạo đạt các yêu cầu về nâng cao chất lượng môi trường trong lớp.
Tôi đã tập trụng chỉ đạo các biện pháp như:
+ Chỉ đạo phó hiệu trưởng tổ chức hội thảo về yêu cầu đạt ra cho nâng
cao chất lượng XDMTGD trong lớp. Từ đó giáo viên nâng cao trách nhiệm, có
thêm kiến thức và cách thức để thực hiện XDMTGD lớp học đạt chất lượng, phù
hợp với đặc điểm yêu cầu từng độ tuổi học sinh trrong nhóm lớp.

+ Chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc việc XDMTGD trong nhóm lớp
đạt yêu cầu nâng cao chất lượng đã đề ra trong các chủ đề. Mỗi chủ đề ban giám
hiệu nhà trường kiểm tra, góp ý và yêu cầu giáo viên thực hiện.
+ Chỉ đạo giáo viên trong mỗi chủ đề, nhất thiết phải sưu tầm được các
nguyên vật liệu, các vật liệu thiên nhiên sẵn có tại địa phương để đưa và các góc
chơi. Giáo viên hướng dẫn cho trẻ được làm đồ dùng đồ chơi phục vụ chính hoạt
16


động chơi đối với học sinh mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn; cùng cô xây dựng môi
trường từ cá hoạt động trải nghiệm khám phá môi trường.
+ Để nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên thực hiện xây dựng môi
trường tốt; trong công tác đánh giá chuyên môn, năng lực công tác của giáo
viên, ban giám hiệu nhà trường chú trọng đến hiệu quả XDMTGD của giáo
viên.
Từ thực hiện các biện pháp đã chỉ đạo về XDMTGD trong lớp, giáo viên
sẽ có ý thức trách nhiệm xây dựng mơi trường nhóm lớp đạt hiệu quả. Đặc biệt
là nâng cao được chất lượng xây dựng môi trường; môi trường để trẻ được trải
nghiệm nhiều hơn, giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động, từ đó phát triển tư duy
sáng tạo, rèn luyện kỹ năng và phát triển tồn diện.

Hình ảnh xây dựng môi trường trong lớp theo chủ đề (Chủ đề thế giới động vật trong một
lớp học)

Hình ảnh đồ dùng đồ chơi tự làm từ nguyên liệu tái sử dụng ở nhóm lớp

Hình ảnh đồ chơi tự tạo từ nguyên liệu thiên nhiên và giáo viên hướng dẫn trẻ làm đồ dùng
đồ chơi cùng cơ

Nhóm hình ảnh 2: Các hình ảnh về mơi trường trong lớp

17


IV. KIỂM NGHIỆM
Sau khi tiến hành các giải pháp về chỉ đạo xây dựng môi trường đã đạt
được kết quả khá tốt. Kết quả đáng kể đó là: Trong năm học đã xây dựng hoàn
thiện được vườn thiên nhiên; xây dựng đạt cơ bản các hạng mục vườn cổ tích;
quy hoạch bổ xung khu vực sân chơi; môi trường trong lớp đạt hiệu quả giáo
dục cao. Kết quả xây dựng đạt được trong năm học, tồn bộ nguồn kinh phí từ
xã hội hoa giáo dục, với tổng khinh phí: 147.000.000.
Để đánh giáo kết quả đạt được trong công tác chỉ đạo xây dựng môi
trường, Hiệu quả của môi trường đối với nâng cao hiệu quả giáo dục. Tôi tiến
hành đánh giá các tiêu chí ban đầu; kết quả cho thấy như sau:
* Kết quả thực trạng xây dựng môi trường giáo dục ngồi lớp
ST
T

Kết quả đạt
Các nơi dung đánh giá

Tốt

Khá

TB

Chưa Kết
đạt

1

2

- Sân trường được quy hoạch hợp lý
- Có cây xanh bóng mát

3
4
5

- Có cây cảnh
- Xanh, sạch, đẹp. đảm bảo gần gũi với trẻ
Vườn được quy hoạch hợp lý

x
x
x
x
x

quả

ban đầu
TB
TB
Khá
Khá
Chưa đạt

* Kết quả thực trang xây dựng môi trường xã hội trong trường
ST

T
1

Kết quả đạt
Các nôi dung đánh giá

Tốt Khá

- Mối quan hệ thân thiện đoàn kết hợp x

TB

Chưa

Kết quả

đạt

ban đầu
Khá

giữa cán bộ giáo viên trong trường
2

- Thể hiện quan hệ thân thiện chuẩn mực x

TB

3


của phụ huynh với giáo viên
- Quan hệ thân thiện giữa giáo viên với x

Khá

4

phụ huynh
- Giáo viên thể hiện tình cảm với trẻ theo x

Khá

tiêu chí “Cơ giáo như mẹ hiện”
18


* Kết quả thực trạng xây dựng môi trường trong lớp
S

TS giáo

Nội dung khảo sát

T
1

viên khảo
- Nhân thức của giáo viên 18
về trách nhiệm bản thân


Kết quả khảo sát
Tốt

Khá

TB

Yếu

8 = 44,5%

8 = 44,5

2 = 11%

8 = 44,5%

9 = 50%

1 = 5,5% 0

0

trong hoạt động XDMTGD
đạt hiệu quả cao.
- Hiệu quả thực hành 18
XDMT trong lớp của giáo
viên.
- Trẻ hứng thú, tích cực 243
hoạt động với mơi trường.

Trẻ 4 tuổi, 5 tuổi có khả 127

127

= 96 = 40 20 = 8%
52%
%
39 = 31% 42=33% 46 = 36%

0
0

năng cùng cô làm đồ dùng,
đồ chơi để XDMTGD

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Môi trường giáo dục trong trường mầm non có vai trị tác động rất lớn đến
sự phát triển toàn diện của trẻ. Môi trường giáo dục là học liệu của trẻ mầm non.
Vì vậy các trường mầm non cần phải tổ chức thực hiện xây dựng mơi trường
trong ngồi lớp đạt được yêu cầu thu hút sự hứng thú, tích cực tham gia và hoạt
động giáo dục. Nếu xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non đạt tốt
sẽ tạo được điều kiện tốt cho trẻ học tập, vui chơi.
Để xây dựng được môi trường giáo dục tốt trường trường mầm non, thì
mỗi nhà trường cần quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc xây dựng môi
trường đạt hiệu quả. Hiệu trưởng cần có tầm nhìn chiến lược về yêu cầu
củaXDMTGD . Môi trường giáo dục cần được quy hoạch phù hợp với điều kiện
thực tế nhà trường, đồng thời đáp ứng yêu cầu giáo dục. Chỉ đạo thường xun
giáo viên xây dựng mơi trường trong ngồi lớp học đáp ứng yêu cầu phụ vụ hiệu
quả việc tổ chức các hoạt động học tập vui chơi của trẻ.


19


Ban giám hiệu nhà trường cần bồi dưỡng cho giáo viện nhận thức sâu sắc
về yêu cầu; có tinh thần trách nhiệm cao và có năng lực thực hành XDMTGD.
Trên đây là “Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường hoạt động giáo
dục nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tại mầm non Ba Đình”; Các giải pháp đã
được thực tổ chức thực hiện đạt hiệu quả tốt. Kính mong hội đồng khoa học
ngành các cấp đánh giá.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Ba Đình, ngày 05 tháng 4 năm 2014
Tơi xin cam đoan bản SKKN là của

KT. HIỆU TRƯỞNG

chính mình khơng sao chép của người khác.

Phó hiệu trưởng

Người viết sáng kiến

Lê Thị Kim Huệ

Hoàng Thị Huệ

20




×