Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

skkn quản lý mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.59 MB, 47 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b><small>BÁO CÁO SÁNG KIẾN </small></b>

<b><small>I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN: </small></b>

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là cấp học đặt nền móng cho sự phát triển giáo dục lâu dài nhằm hình thành và phát triển nhân cách của trẻ trong tương lai. Với tầm quan trọng của giáo dục mầm non như vậy, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách nhấn mạnh vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục và trong đó đặc biệt quan tâm giáo dục mầm non.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn mới, giáo dục mầm non cần phải quan tâm phát triển nhanh và bền vững. Trong đó chuẩn quốc gia về trường học được xem là thước đo đánh giá hình thức hoạt động và hiệu quả đạt được của các loại hình trường, trên cơ sở đó để thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở các bậc học nói chung, ở bậc học mầm non nói riêng là yêu cầu tất yếu, khách quan của sự nghiệp phát triển giáo dục. Thông qua xây dựng trường chuẩn, các điều kiện về cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công tác quản lý trường học được nâng cao rõ rệt, qua đó, chất lượng chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ khơng ngừng được nâng cao. Bởi khi các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên được bảo đảm, mơi trường giáo dục an tồn thì việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ sẽ phát huy hiệu quả, việc đến trường của trẻ sẽ đúng với phương châm “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả những chỉ tiêu cơ bản trong Nghị quyết Đại bộ xã Nghĩa Minh lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra, chỉ tiêu xây dựng trường mầm non xã Nghĩa Minh đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 là một trong những chỉ tiêu của nghị quyết Đại hội Đảng bộ, bởi “Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn dân”; chủ trương xây dựng trường chuẩn Quốc gia không những là của những người làm cơng tác giáo dục mà cịn là của các cấp ủy Đảng,

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

các cấp chính quyền, các cơ quan, ban ngành, đồn thể; của cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong xã ....

Chính vì thế năm 2020 được sự quan tâm của Đảng ủy; HĐND, UBND xã Nghĩa Minh đã đầu tư xây dựng một ngôi trường mới khang trang, hiện đại và đồng bộ với đầy đủ trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ, phù hợp thời đại cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lễ khánh thành đón nhận ngơi trường mới và khai giảng năm học được tổ chức long trọng vào ngày 01/09/2022.

Theo quy định chung, một trường mầm non đạt chuẩn quốc gia phải đạt 5 tiêu chuẩn: Tổ chức và quản lí nhà trường; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; hoạt động và kết quả ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Là một hiệu trưởng phụ trách chung mọi hoạt động của nhà trường, nhận thức vai trị và trách nhiệm của bản thân, tơi đã nỗ lực phấn đấu, đồng thời tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành, sư ủng hộ nhiệt tình của các bậc cha mẹ trẻ trong cơng tác xã hội hóa giáo dục, cùng với sự cố gắng, quyết tâm của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, vận dụng áp sát 5 tiêu chuẩn theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018, thông tư ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non, quyết tâm cùng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường xây dựng trường mầm non xã Nghĩa Minh đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 năm học 2022-2023.

Sau những nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, tháng 03/2023 nhà trường đón đoàn đánh giá ngoài Sở GD&ĐT Nam Định về thẩm định; tại hội nghị đánh giá chính thức nhà trường được đồn kết luận: Cơng nhận trường mầm non xã Nghĩa Minh đạt chuẩn Quốc gia mức độ II; đạt KĐCLGD cấp độ III; đạt chuẩn “Xanh-Sạch-Đẹp-An tồn”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<i><small>Hình ảnh: Hội nghị đánh giá chính thức của đồn đánh giá ngoài Sở GD&ĐT Nam Định tháng 3/2023 tại trường mầm non xã Nghĩa Minh. </small></i>

<i><b>Với những lí do trên đây, bản thân tôi đã mạnh dạn chọn đề tài "Một số </b></i>

<i><b>kinh nghiệm xây dựng trường Mầm non xã Nghĩa Minh đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2” làm đề tài viết báo cáo sáng kiến kinh nghiệm năm học 2022-2023. </b></i>

<b><small>II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN: </small></b>

<b>1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến: </b>

Trường mầm non xã Nghĩa Minh được xây dựng gần khu dân cư tập trung với tổng diện tích là 7.215m<small>2</small> (gồm 12 phịng học, 1 phòng âm nhạc, 1 phòng thư viện, 1 phòng Kidmas; khu hiệu bộ với 11 phòng chức năng, 1 nhà đa năng (GD phát triển thể chất), 1 phòng bảo vệ, bếp ăn, ...). Trường được xây dựng quy mô theo chuẩn Quốc gia mức độ II, đảm bảo diện tích theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i><small>Hình ảnh: Cơ sở vật chất trường mầm non xã Nghĩa Minh khi đã hoàn thiện, khánh thành và khai giảng năm học mới 2022-2023 </small></i>

Đội ngũ CBQL, GV, NV nhà trường gồm có: 31 đồng chí và 9 nhân viên thời vụ. Trình độ chun mơn của cán bộ, giáo viên (Đại học: 23 đ/c; CĐ: 7 đ/c, TCKT:1 đ/c ) tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn là 100%.

Tổng số lớp trong nhà trường hiện có là 12 lớp với 342 trẻ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i><small>Hình ảnh: CB, GV trong ngày khai giảng năm học 2022-2023 </small></i>

<i><small>Hình ảnh: Các con học sinh hân hoan trong “Ngày hội Steam” </small></i>

Cũng như các trường mầm non khác trong huyện Nghĩa Hưng trường chúng tôi cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng.

<b>1.1. Thuận lợi </b>

Được sự quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện giúp đỡ của UBND huyện Nghĩa Hưng, sở GD&ĐT Nam Định, phòng GD&ĐT huyện Nghĩa Hưng; Đảng uỷ -

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

HĐND – UBND, sự ủng hộ nhiệt tình của các ban ngành đồn thể và các bậc cha mẹ học sinh xã Nghĩa Minh.

Nhiều năm qua nhà trường liên tục giữ vững danh hiệu tập thể Lao động xuất sắc, UBND Tỉnh Nam Định tặng Cờ “Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua”, Thủ tướng chính phủ tặng Bằng khen và nhiều Giấy khen của các cấp. Đội ngũ CB, GV nhiệt tình hăng say cơng tác, u nghề mến trẻ, phấn đấu hết mình cho sự nghiệp giáo dục và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

<i><small>Hình ảnh: Đ/C chủ tịch UBND huyện và đ/c Trưởng phòng GD& ĐT Tặng hoa nhà trường trong ngày khánh thành và khai giảng năm học mới. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i><small>Hình ảnh: Đ/C hiệu trưởng nhà trường lên nhận phần thưởng năm học 2021-2022 </small></i>

Tập thể cán bộ, giáo viên có trình độ chun mơn đạt chuẩn và trên chuẩn, ln ln nhiệt tình u ngành, yêu nghề. 100% cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, 90% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”, trong đó có 04 cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”; 1 cá nhân được UBND tỉnh tặng Bằng khen của Bộ GD&ĐT; 4 cá nhân được Giám đốc Sở tặng Giấy khen; 2 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen.

Tỷ lệ học sinh ra lớp và ăn bán trú: 342 cháu = 100% kế hoạch.

Nhà trường luôn làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với Ban đại diện và cha mẹ học sinh nhóm lớp để triển khai có hiệu quả các chủ trương chính sách, các kiến thức, kỹ năng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Thường xun tích cực, chủ động trao đổi thơng tin với cha mẹ trẻ về sự phát triển của trẻ để có biện pháp phối hợp thực hiện cơng tác ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ một cách phù hợp và hiệu quả.

<b>1.2. Khó khăn: </b>

Khi được bàn giao ngơi trường sang địa điểm hồn tồn mới, tất cả đều xuất phát từ mốc đầu tiên về môi trường giáo dục và sắp xếp, bổ sung các điều kiện phục vụ cho hoạt động chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục, nên tư tưởng cán bộ, giáo viên, nhân viên ban đầu có chút hoang mang, lo lắng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>Hình ảnh: Cơ sở vật chất đang được hoàn thiện (tháng 5/2022) </i>

Nhận thức và kiến thức chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục của cha mẹ trẻ không đồng đều. Một số cha mẹ trẻ đi làm ăn xa hoặc làm công ty nên mọi việc phối kết hợp với nhà trường đều giao cho ơng bà hoặc khó khăn khi liên lạc với cha mẹ trẻ.

Kỹ năng sư phạm, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng về công nghệ thông tin, tinh thần tự học, tự bồi dưỡng và nhất là việc cập nhật phương pháp giáo dục hiện đại như steam, Montessori… của một số giáo viên lớn tuổi cịn hạn chế.

<b>2. Mơ tả giải pháp sau khi có sáng kiến: </b>

Trước những thuận lợi và khó khăn trên với quyết tâm xây dựng trường mầm non xã Nghĩa Minh đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2, tôi đã cùng với các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường đồn kết, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tích cực tháo gỡ những khó khăn và phát huy

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

những điều kiện thuận lợi nhằm hoàn thiện tốt 5 tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. Các biện pháp đã được áp dụng; cụ thể:

<b> 2.1. Biện pháp 1: Kế hoạch xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 </b>

Xác định việc xây dựng kế hoạch là nhiệm vụ quan trọng góp phần quyết định sự thành cơng của mục đích xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Căn cứ vào yêu cầu của 5 tiêu chuẩn và điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương. Phối hợp cùng ban giám hiệu; chủ tịch cơng đồn; tổ trưởng chuyên môn; trưởng ban thanh tra nhân dân; kế tốn; phụ trách văn phịng và trưởng ban đại diện cha mẹ trẻnhà trường thực hiện các bước khảo sát, kiểm tra rà soát và bàn bạc tổ chức xây dựng kế hoạch (kế hoạch tự đánh giá).

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i><small>Hình ảnh: Hội nghị xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch tự đánh giá </small></i>

Khó khăn lớn nhất nổi bật trong kế hoạch và thực hiện kế hoạch: Do cơ sở vật chất hồn tồn mới (như trong khó khăn đã nêu), nên việc làm đầu tiên đó là: Xây dựng mơi trường giáo dục và sắp xếp, bổ sung các điều kiện phục vụ cho hoạt động chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ trong năm học; tiếp đó là những điểm yếu trong từng tiêu chuẩn cần xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng theo từng tiêu chí (trong kế hoạch tự đánh giá).

Tơi xây dựng và trình văn bản báo cáo tham mưu với các cấp lãnh đạo về những điểm yếu của nhà trường, nhờ sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện, như: Cơng tác xã hội hóa giáo dục, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, nhất là sự tham gia của cha mẹ trẻ …

Tôi trực tiếp cùng ban giám hiệu nhà trường tổ chức thực hiện kế hoạch, đánh giá và cải tiến chất lượng đảm bảo đạt theo các tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Lập tờ trình, trình các cấp để đề nghị thẩm định và công nhận.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i><small>Hình ảnh: Mơi trường bên ngồi trong giai đoạn đầu khi thực hiện kế hoạch xây dựng xây dựng </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<i><small>Hình ảnh: Một số hình ảnh cha mẹ trẻ ủng hộ ngày công xây dựng môi trường giáo dục của nhà trường.</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i><small>Hình ảnh: Tổ chức các hội nghị đánh giá và cải tiến chất lượng đảm bảo đạt theo các tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 </small></i>

Kết quả: Tháng 03/2023 nhà trường đón đoàn đánh giá ngoài Sở GD&ĐT Nam Định về thẩm định; tại hội nghị đánh giá chính thức nhà trường được đồn kết luận: Cơng nhận trường mầm non xã Nghĩa Minh đạt chuẩn Quốc gia mức độ II; đạt KĐCLGD cấp độ III; đạt chuẩn “Xanh-Sạch-Đẹp-An tồn”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<i><small>Hình ảnh: Buổi đánh giá chính thức của đồn đánh giá ngồi sở GD&ĐT Nam Định, tháng 3/2023 </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>2.2. Biện pháp 2: Làm tốt công tác tuyên truyền xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2 </b>

Để xây dựng thành công trường mầm non đạt chuẩn mức độ 2, người hiệu trưởng không chỉ dừng lại công tác tuyên truyền trong nhà trường, mà thiếu sự tuyên truyền đến các tổ chức khác và nhân dân. Điều đó, dễ dẫn đến tính đồng thuận khơng cao giữa nhà trường và cộng đồng khi triển khai các biện pháp thực hiện chủ trương xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2. Do vậy cần tăng cường công tác tuyên truyền xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2 tới cộng đồng, thông qua các hoạt động như: Công tác tuyên truyền (phát biểu) trong Đại hội Đảng bộ, Đại hội giáo dục của địa phương; phát biểu trong các lần họp Hội đồng nhân dân, họp Đảng bộ, họp sơ tổng kết của UBND xã, họp Ban đại diện cha mẹ học sinh và toàn thể cha mẹ học sinh đầu năm và cuối năm...

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<i><small>Hình ảnh: Đ/C hiệu trưởng phát biểu tại các hội nghị </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Kinh nghiệm cho thấy, trong phát biểu cần hạn chế kể lể dài dịng về cơng việc đã làm hay báo cáo thành tích sng, mà việc cần chính là đi vào các công việc cụ thể mà nhà trường cần địa phương quan tâm giải quyết (cần chú trọng giải thích vì sao phải làm như vậy? làm thế có lợi gì cho phong trào giáo dục địa phương? hiện nay trường như thế nào? cần phải phấn đấu và đầu tư ra sao? đề xuất thực hiện (nếu có) về những vấn đề đã nêu). Điều đó giúp cho người nghe dễ hiểu hơn và đồng thuận cao hơn trong thực hiện.

<b>2.3. Biện pháp 3: Làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương và phòng Giáo dục và Đào tạo Nghĩa Hưng </b>

Trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, hiệu trưởng là thành viên trong Hội đồng giáo dục và ban xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2 của địa phương, là cán bộ quản lí trực thuộc phịng GD&ĐT; vì là người trực tiếp với thực tế nhà trường, nên trong lĩnh vực giáo dục về xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2, không ai hiểu và nắm rõ nội dung xây dựng trường chuẩn của đơn vị mình hơn người hiệu trưởng. Chính vì vậy, hiệu trưởng trong thực thi nhiệm vụ xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2, phải ln xem mình như là một cán bộ giúp việc của lãnh đạo địa phương và lãnh đạo phịng GD&ĐT; phải có ý kiến tham mưu, đề xuất phương án để lãnh đạo địa phương và lãnh đạo phòng GD&ĐT quyết định các vấn đề về xây dựng trường chuẩn quố gia mức độ 2 ngoài khả năng giải quyết của người hiệu trưởng; như: Các hạng mục cơ sở vật chất: Xây dựng lớp học, phòng chức năng, mua sắm trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi,...

Để đảm bảo tỉ lệ 2 giáo viên/lớp, đầy đủ các nhân viên theo quy định, hiệu trưởng qua mỗi lần duyệt kế hoạch phát triển quy mô trường lớp để lãnh đạo phòng GD&ĐT xem xét chủ động giúp đỡ. Do đó nhiệm vụ tham mưu của hiệu trưởng có vai trị quan trọng. Việc tham mưu càng tích cực sẽ giúp cho lãnh đạo địa phương và ngành có sự quan tâm hơn, chỉ đạo càng sát sao hơn và trường có điều kiện thuận lợi hơn trong thực hiện nhiệm vụ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i><small>Hình ảnh: Sự quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện của các đ/c lãnh đạo phòng GD&ĐT huyện Nghĩa Hưng; các đ/c lãnh đạo Đảng ủy, UBND, HĐND xã </small></i>

<i><small>Nghĩa Minh tại các hội nghị của nhà trường. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>2.4. Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục trẻ </b>

Về cơng tác nâng cao chất lượng chăm sóc, ni dưỡng trẻ của nhà trường, tôi đặc biệt chú trọng phân công đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách cơng tác này: Cần xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn hợp lý, thay đổi thực phẩm theo hàng ngày, thay đổi cách chế biến theo tuần, thay đổi thực đơn theo mùa, cân đối cung cấp đủ lượng dinh dưỡng của 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn cho trẻ. Lựa chọn những loại thực phẩm có sẵn ở địa phương như: Cua, trứng, đậu, cá, thịt lợn, thịt gà, thịt bò, các loại rau củ quả theo mùa … vừa rẻ tiền vừa giàu dinh dưỡng. Tuyên truyền cho phụ huynh biết cách phối hợp chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ khi ở gia đình. Trong nhà trường thường xuyên kiểm tra ngăn chặn kịp thời những biểu hiện, việc làm chưa tốt của giáo viên, nhân viên.

Thường xuyên giám sát, kiểm tra công tác vệ sinh: Bao gồm vệ sinh mơi trường, vệ sinh phịng lớp, nhà bếp, đặc biệt là vệ sinh cá nhân. Bằng cách tổ chức thực hành chuyên đề vệ sinh cho cô và trẻ. Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia tập huấn công tác vệ sinh an toàn thực phẩm của ngành y tế. Thường xuyên kiểm tra đánh giá công tác vệ sinh của trẻ, nhóm lớp, nhà bếp để ngăn chặn được dịch bệnh, ngộ độc xảy ra trong nhà trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Tôi thực hiện trực tiếp quản lý và phân công phối hợp quản lý tiền ăn của trẻ qua hồ sơ quản lý ăn bán trú, quản lý thực phẩm, khẩu phần ăn có sự phối hợp của ban đại diện cha mẹ trẻ và đại diện các đoàn thể nhà trường giám sát, kiểm tra không báo trước, để kịp thời ngăn chặn những sai sót trong q trình ni dưỡng, chăm sóc trẻ.

Về nâng cao chất lượng giáo dục: Để nâng cao chất lượng giáo dục trong tồn nhà trường tơi thường xun tổ chức tốt các phong trào thi đua: Thi giáo viên dạy giỏi, viết sáng kiến kinh nghiệm hay, làm đồ dùng dạy học, thi xây dựng môi trường giáo dục lớp học cũng như các hội thi có sự kết hợp cả 3 đối tượng cho cô, trẻ và cha mẹ học sinh.

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×