Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

skkn quản lý mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.19 MB, 48 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Như chúng ta đã biết trường Mầm non là trường học đầu tiên của trẻ, là cái nôi lớn nhất nuôi dưỡng trẻ nên người, mỗi chúng ta ai cũng mong muốn cho con em mình lớn lên thật khỏe mạnh, hồn nhiên và thông minh, được thoải mái vui đùa cùng bạn bè trong mơi trường an tồn về mọi mặt. Thời gian trẻ ở trường mầm non còn nhiều hơn thời gian trẻ ở nhà với gia đình, trẻ được ăn ngủ, học, vui chơi cả ngày ở trường và đây cũng là giai đoạn để cơ thể trẻ phát triển tốt nhất, các cơ quan của trẻ đang trên đà hồn thiện. Trẻ đến trường có được đảm bảo an toàn, tránh được các tai nạn thương tích và phát triển tồn diện hay không một phần lớn phụ thuộc vào các điều kiện về cơ sở vật chất và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của các trường mầm non. Bởi vì trẻ mầm non rất hiếu động, tò mò, tìm tịi và ln sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh trẻ. Ở độ tuổi này trẻ cịn q non nớt chưa có kinh nghiệm để tự bảo vệ mình, nên các nguy cơ xảy ra tai nạn với trẻ là rất cao. Nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của người lớn kết hợp với điều kiện cơ sở vật chất chăm sóc giáo dục trẻ khơng đảm bảo an tồn. Vì vậy khi vui chơi, trong sinh hoạt rất dễ xảy ra tai nạn thương tích như: Rách da, tổn thương phần mềm, gãy xương,…Những tai nạn này sẽ để lại những hậu quả không tốt cho trẻ. Trong số đó phần lớn các tai nạn trên đều có thể phịng tránh được nếu cha mẹ, cô giáo và mọi người trong cộng đồng đều xác định được nguyên nhân, nâng cao nhận thức, chung tay xây dựng môi trường giáo dục an tồn cho trẻ. Mơi trường giáo dục an tồn là mơi trường ni dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ, là những nơi trẻ sống, vui chơi được bảo vệ được đối xử công bằng nhân ái, không bị bạo hành, xâm hại. Là môi trường giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ hoàn toàn các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, sức khỏe trẻ, tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển toàn diện cho trẻ. Để trẻ được an toàn chúng ta phải tạo được môi trường giáo dục an tồn cho trẻ, phịng tránh những tai nạn thương tích thường gặp. Phịng tránh

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

4

các dị vật ở tai, mũi, họng. Phòng tránh tai nạn do ngộ độc, đuối nước, chảy bỏng, điện giật, tai nạn giao thông, động vật cắn,…

Theo báo cáo của các trường cũng như thông tin đại chúng, hiện nay có khoảng 92,4% trẻ em mẫu giáo và 28,2% trẻ em nhà trẻ được chăm sóc ni dưỡng, giáo dục tại các trường mầm non. Vì vậy việc đảm bảo an toàn, phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các trường mầm non. Trước những hậu quả đáng quan tâm về tai nạn thương tích như vậy, Nhà nước ta đã ban hành chính sách và hoạt động thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn thương tích cho trẻ như: Chính sách Quốc gia về phịng chống tai nạn thương tích trẻ em (2001 – 2010), quy định của Bộ Y tế về triển khai cộng đồng an toàn trên toàn quốc (2006 ngày 15/04/2010) Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT ban hành quy định về việc xây dựng trường học an tồn, phịng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục Mầm non.

Với trách nhiệm của Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn tôi đã nhận thức được việc xây dựng mơi trường an tồn và phịng, chống tai nạn thương tích cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết. Với mong muốn 100% trẻ của trường Mầm non Xuân Vinh, huyện Xuân Trường được đảm bảo an toàn ở mọi lúc mọi nơi, tuyệt đối khơng có tai nạn thương tích xảy ra đối với trẻ, tơi mạnh dạn trao đổi kinh nghiêm:“Một số biên pháp xây dựng trường học an tồn, phịng, chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường Mầm non” nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào việc chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục, bảo vệ trẻ mầm non an toàn về mọi mặt tại trường Mầm non Xuân Vinh nói chung và để tuyên truyền phụ huynh chăm sóc bảo vệ trẻ mầm non tại nhà nói riêng ngày một tốt hơn, đồng thời làm đề tài nghiên cứu trong năm học 2022-2023.

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP:

1. Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:

Trong những năm qua ban giám hiệu trường mầm non Xuân Vinh đã tích cực tham mưu với lãnh đạo Đảng chính quyền địa phương tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất với 02 khu trường tập trung, trong đó có 20 phịng học cao tầng, 07

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

phòng chức năng, 01 nhà đa chức năng, hệ thống cổng, tường bao, sân vườn, 02 cơng trình nước sạch, 02 khu bếp ăn một chiều... Đặc biệt năm học 2021 – 2022 nhà trường được UBND xã Xuân Vinh đầu tư xây dựng nâng cấp quy hoạch lại tồn bộ sân vườn cổ tích, làm mái che toàn bộ sảnh tầng hai các dãy nhà hai tầng của các hai khu. Cơ sở vật chất của cả hai khu trường đều được xây dựng đảm bảo theo quy định của điều lệ trường mầm non, đã đảm bảo cảnh quan môi trường đạt trường chuẩn: “Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn” trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ II.

Ban giám hiệu nhà trường tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về cơng tác chăm sóc ni dưỡng trẻ nói chung cơng tác phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ nói riêng cho cán bộ giáo viên nhân viên trong trường. Tuyền truyền vận động phụ huynh ủng hộ kinh phí cho nhà trường mua sắm, sửa chữa trang thiết bị phục vụ cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi khi trẻ được đến trường.

Nhà trường tiếp tục xây dựng duy trì mơi trường đảm bảo Xanh - Sạch - Đẹp – An toàn, trường chuẩn Quốc gia mức độ II. Tổ chức tốt các hoạt động phục vụ các chuyên đề. Ban giám hiệu nhà trường và CBGVNV trong toàn trường đã xây dựng và thực hiện tốt cơng tác phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại trường đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động cho trẻ tại trường mầm non, tạo điều kiện cho các cháu phát triển toàn diện và đảm bảo an toàn về mọi mặt. Tuy nhiên kết quả đạt được vẫn chưa được như mong muốn, cụ thể như sau:

 Ưu điểm của các giải pháp đang thực hiện: * Về cơ sở vật chất:

- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Đảng chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sâu sát về chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Xuân Trường, sự quan tâm phối kết hợp của các tổ chức đoàn thể và nhân dân địa phương tập trung đầu tư cơ sở vật chất trường lớp theo hướng hiện đại hoá đáp ứng với yêu cầu tiêu chuẩn trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

6

độ II, Tiếp tục tạo cảnh quan môi trường Xanh - Sạch - Đẹp - An tồn, bở sung nhiều trang thiết bi ̣ phu ̣c vu ̣ công tác chuyên môn đặc biệt là công tác xây dựng trường học an tồn, phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại trường.

- Tiếp tục duy trì và giữ vững các danh hiệu thi đua mà nhà trường đã đạt được trong nhiều năm qua, đặc biệt năm học 2021 – 2022 trường mầm non Xuân Vinh được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua.

- Mơi trường học tập trong và ngồi lớp Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn – Thân thiện. Các nhóm lớp có đầy đủ hệ thống đèn chống cận đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, sạch sẽ, bàn ghế đúng quy định, có đồ dùng, đồ chơi tương đối đầy đủ theo danh mục đồ dùng, đồ chơi tối thiểu - Thiết bị dạy học giáo dục Mầm non theo thông tư 34/2013 của Bộ GD - ĐT. Có đầy đủ trang thiết bị đồ dùng phục vụ cơng tác chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ đảm bảo yêu cầu chất lượng, đảm bảo tính an tồn cho trẻ. Có phịng y tế riêng, trang thiết bị y tế tương đối đầy đủ.

* Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:

- Trình độ chun mơn của cán bộ giáo viên 100% đạt chuẩn và trên chuẩn, đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với phụ huynh, nhiệt tình năng động trong cơng việc, năng lực chun môn vững vàng, nhận thức được tầm quan trọng trong cơng tác chăm sóc giáo dục, ni dưỡng trẻ.

- Luôn nhận được sự tin tưởng quan tâm của các cấp lãnh đạo, kết hợp với phụ huynh luôn đồng tình và ủng hộ trong cơng tác chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ ở trường Mầm non cũng như việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non tại trường.

- Ban giám hiệu nhà trường luôn hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc. Ban giám hiệu xây dựng biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng chăm sóc ni dưỡng trẻ nói chung, đảm bảo cơng tác phịng, chống tai nạn thương tích cho trẻ nói riêng.

- Giáo viên luôn được quán triệt tiếp cận CNTT và bồi dưỡng các buổi học tập chuyên đề dưới hình thức trực tiếp, trực tuyến sao cho phù hợp với tình hình thực

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

tế của nhà trường một cách đầy đủ và đã thể hiện đồng bộ về chương trình GDMN sau sửa đổi cho từng độ tuổi.

- Đội ngũ nhân viên dinh dưỡng trẻ, khỏe, năng động.

- Đội ngũ tổ trưởng đã qua nhiều năm cơng tác, có kinh nghiệm, có khả năng tự học tập để nâng cao trình độ, có kiến thức cơ bản khá tốt, có uy tín với đồng nghiệp.

- Hoạt động chuyên môn của nhà trường trong nhiều năm có nền nếp, chất lượng chăm sóc ni dưỡng trẻ được nâng lên qua từng năm học.

* Về phía phụ huynh:

- Phụ huynh học sinh đã thay đổi nhiều về nhận thức tầm quan trọng của Giáo dục Mầm non, đã tích cực tham gia hưởng ứng phối kết hợp với nhà trường trong cơng tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

 Về những hạn chế tồn tại của các giải pháp đang thực hiện:

Kỹ năng phịng tránh và xử lý các tai nạn thương tích cho trẻ của giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm đơi khi cịn lúng túng chưa linh hoạt.

Trường Mầm non Xuân Vinh chưa có nhân viên y tế nên rất khó khăn trong việc xử trí các tai nạn thương tích cho trẻ tại trường nếu có.

Kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng trường học an tồn và phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ của bản thân tơi cịn hạn chế.

Bảng khảo sát chất lượng giáo viên trước khi áp dụng sáng kiến:

Nắm được nội dung phòng tránh tai nạn thương tích cho

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

8

3

Có kiến thức về chăm sóc sức khỏe sơ cứu, cấp cứu, sơ cứu, xử trí ban đầu phịng tránh tai nạn thương tích cho

Bảng khảo sát chất lượng của trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi trước khi áp dụng sáng kiến thông qua phiếu khảo sát của giáo viên

Qua khảo sát đánh giá kết quả kỹ năng phòng tránh và xử lý các tai nạn thương tích của một số cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa cao.

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:

Căn cứ vào thực trạng và những ưu điểm cũng như một số hạn chế trên của nhà trường, tôi luôn trăn trở và đã tìm ra một số biện pháp phịng, chống các tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non như sau:

Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch “Xây dựng trường học an tồn, phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam, có tác dụng chỉ đạo chỉ đường cho hoạt động thực hiện theo một kế hoạch đã định sẵn, giúp tôi thực hiện cơng việc một cách khoa học. Vì vậy, nếu xây dựng được kế hoạch coi như ta đã thành cơng được ½ cơng việc.

Nhìn vào tình hình thực trạng của nhà trường, cũng như những vấn đề về tai nạn thương tích xảy ra ở nước ta, tôi nhận định được những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế trong vấn đề phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường Mầm non Xuân Vinh. Do vậy ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường thực hiện công tác xây dựng trường học an tồn phịng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ với mục tiêu như sau:

Nâng cao nhận thức trách nhiệm cho CBGVNV, phụ huynh học sinh, từ đó thay đổi một số hành vi nếp sống phù hợp, hạn chế những tai nạn thương tích, chú trọng phịng, tránh tai nạn giao thông, bạo lực, đuối nước, giảm tối đa tỉ lệ thương tích trong và ngồi trường học.

Đảm bảo 100% cán bộ giáo viên, nhân viên của nhà trường được tập huấn kiến thức và kỹ năng phịng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.

100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần. Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm, đặc biệt chú ý đề phòng các tai nạn đối với trẻ như đuối nước, hóc, sặc, bỏng...

Xây dựng và duy trì mơi trường học tập thân thiện , “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”.

Biện pháp 2: Xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo môi trường giáo dục an toàn trong sạch cho trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non

Cơ sở vật chất ở trường mầm non là yếu tố tác động trực tiếp đến q trình chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ, khơng thể chăm sóc, ni dưỡng ,giáo dục trẻ theo mục tiêu của ngành học nếu khơng có những cơ sở vật chất tương ứng. Trong điều lệ trường mầm non, điều 40, 41 đã quy định yêu cầu cơ sở vật chất của trường mầm non phải đảm bảo an toàn thì mới tạo mơi trường an tồn cho trẻ hoạt động. Chính vì vậy Ban giám hiệu nhà trường trong nhiều năm qua đã luôn chú trọng đến

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

10

việc xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ, phù hợp để tạo điều kiện an toàn cho trẻ trong mọi hoạt động.

Ngay từ trong thời gian hè hàng năm tôi đã chỉ đạo giáo viên, nhân viên rà sốt lại tồn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của nhóm lớp mình phụ trách, báo cáo cụ thể về nhà trường từng loại: Hư hỏng, cũ, cần thay thế và bổ sung. Căn cứ vào số liệu báo cáo của từng nhóm lớp sau khi rà soát nhà trường tổ chức rà soát kiểm tra thực tế chất lượng các cơng trình, các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, phương tiện, dụng cụ máy móc phục vụ cơng tác chăm sóc, ni dưỡng giáo dục trẻ, sau đó xây dựng kế hoạch sửa chữa mua sắm bổ sung, thay thế từng loại theo thứ tự ưu tiên.

Trong các năm học gần đây Ban giám hiệu nhà trường đã tích cực làm tốt cơng tác tham mưu với Đảng chính quyền đia phương xã, cơng tác xã hội hóa giáo dục kết hợp với sự ủng hộ của các bậc phụ huynh, sự tài trợ của các nhà hảo tâm và sự quan tâm đầu tư của Phòng Giáo dục đào tạo huyện Xuân Trường, Sở Giáo dục đào tạo tỉnh Nam Định. Đến nay cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho cơng tác chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ đã hoàn thiện đáp ứng với yêu cầu của trường chuẩn Quốc gia mức độ II, đã xây dựng được mơi trường an tồn cho trẻ hoạt động cụ thể như sau:

2.1. Với các lớp:

- 20/20 nhóm lớp phải có đủ các đồ dùng, đồ chơi theo danh mục của Chương trình giáo dục mầm non mới, có đủ bàn ghế cho trẻ đúng cách, có đủ các đồ dùng phục vụ chăm sóc riêng đồ dùng cá nhân riêng cho từng trẻ tại các nhóm lớp.

- 20/20 nhóm lớp thường xuyên được đầu tư bổ sung các trang thiết bị, giá tủ đồ chơi, giúp giáo viên linh hoạt sáng tạo trong công tác làm đồ dùng đồ chơi trang trí các góc trong nhóm lớp có độ mở đảm bảo tính an tồn cũng như phát huy tính tích cực của trẻ. 100% các tủ giá được buộc chốt vào tường. Hàng năm kịp thời thay thế, bổ sung các loại đồ dùng, đồ chơi đã bị hư hỏng khơng đảm bảo an tồn cho trẻ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<small>Ảnh: Các góc hoạt động của lớp 3TC1 </small>

<small>Ảnh: Các góc hoạt động của lớp 5TA2 </small>

- Hệ thống đèn chống cận, điện chiếu sáng của các nhóm lớp cũng như các phịng chức năng thường xuyên kiểm tra rà soát sửa chữa kịp thời, tiếp tục nâng cấp đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định, đầy đủ nguồn nước sạch dùng cho sinh hoạt hàng ngày.

- Nhà vệ sinh được trang bị đầy đủ đồ dùng như: Nước cọ rửa, nước lau sàn, chổi, dễ, xà phòng... theo nhu cầu hàng tháng, các chất tẩy rửa, hoặc chai lọ có chứa hóa chất được sắp xếp bố trí để trên giá cao hơn tầm với của trẻ, tuyệt đối không được để ở những vị trí mà trẻ có thể với tới. Yêu cầu giáo viên thường

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

12

xuyên vệ sinh sạch sẽ, luôn giữ nền nhà vệ sinh cũng như nền phịng học ln khơ ráo, bật bình nóng lạnh khi cần thiết, phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ.

- Các hành lang và khu vực bếp ăn được trang bị hệ thống phòng, chống chữa cháy.

2.2. Với phòng y tế:

- Y tế trường học là công tác quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho thế hệ trẻ em, môi trường học tập là nơi tập trung đông trẻ em, tạm thời là cơ hội để lan nhanh các bệnh truyền nhiễm trong nhà trường. Vì vậy đảm bảo an tồn vệ sinh mơi trường trong trường học, đồng thời đảm bảo an toàn về sức khỏe cho trẻ nên trong phòng y tế nhà trường đã trang bị đầy đủ các thiết bị: Tủ thuốc, giường y tế, cáng, cân sức khỏe, máy vi tính, các bảng biểu theo dõi sức khỏe, các bảng biểu tuyên truyền, phác đồ sơ cứu tai nạn thương tích. Trang bị đủ các phương tiện cấp cứu như: Bông, băng, nẹp gỗ, cồn sát trùng, cáng thương, bình ơxy và một số đồ dùng y tế khác.

- Hàng năm đã trang bị đủ các loại thuốc thông thường, thay thuốc khi hết hạn sử dụng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<small>Ảnh: Phòng y tế </small>

2.3. Với nhà bếp:

- Đã được xây dựng và bố trí sắp xếp theo quy trình bếp một chiều, trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại như: Hệ thống bếp ga, tủ cơm ga, tủ sấy bát, tủ lạnh bảo quản thực phẩm và lưu thức ăn, các dụng cụ chế biến và đồ dùng bát, thìa, ca cốc,... Phục vụ ăn uống cho trẻ đều bằng Inox có chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh. Hàng năm thường xuyên bổ sung thay thế những đồ dùng bị cũ, hư hỏng.

- Hệ thống bảng biểu cho hai bếp ăn được trang bị đầy đủ theo yêu cầu, các bếp đều có rào chắn bằng Inox để ngăn cách đảm bảo an tồn cho trẻ tuyệt đối khơng cho trẻ xuống khu vực bếp.

2.4. Với sân vườn:

- Sân chơi ở cả hai khu đều có đủ 5 loại đồ chơi ngoài trời trở lên, phong phú về thể loại, đảm bảo chất lượng, đảm bảo tính thẩm mỹ, tính an tồn cho trẻ hoạt động và vui chơi, các thiết bị đồ chơi ngoài trời hàng năm đều được tu sửa và sơn lại vào dịp hè.

- Đối với giáo dục trẻ về an tồn giao thơng, nhà trường đã thiết kế xây dựng sân chơi giao thông ở cả hai khu trường, nhằm mục đích rèn và giáo dục trẻ kỹ năng và nhận biết được một số luật khi tham gia giao thông.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

14

<small>Ảnh: Bé chơi tham gia giao thông khu MN An Cư </small>

<small>Ảnh: Bé tham gia giao thông khu MN Xuân Nam </small>

- Lối đi lại ở khu vực sân chơi và vườn cổ tích đều được lát gạch chống trơn được sắp xếp thiết kế theo yêu cầu của trường chuẩn Quốc gia mức độ II, trồng nhiều cây xanh, cây cảnh, các loại hoa các loại cây không gây độc hại, các loại cây ăn quả, quy hoạch phân bổ các góc chơi ngồi trời hợp lý an toàn cho trẻ khi tham gia chơi. Đã tạo được cảnh quan môi trường sư phạm “Xanh – Sạch - Đẹp – An toàn”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<small>ẢẢnh: Mơi trường sân vườn an tồn cho trẻ trải nghiệm</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

16

<small>Ảnh: Góc chơi ngoài trời cho trẻ </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<small>Ảnh: Góc vận động ngồi trời cho trẻ </small>

<small> </small>Để góp phần đảm bảo cơng tác vệ sinh an toàn thực phẩm nhà trường huy động giáo viên, nhân viên trồng rau theo mùa để có nguồn rau sạch cung cấp cho các cháu ăn hàng ngày tại trường.

<small>Ảnh: Vườn rau sạch khu An Cư trường MN Xuân Vinh</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

18

<small>Ảnh: Vườn rau sạch khu Xuân Nam trường MN Xuân Vinh</small> 2.5.Với công tác vệ sinh môi trường:

- Đã chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên tạo môi trường sạch đẹp cho trẻ hoạt động. Có lịch thực hiện vệ sinh mơi trường cho các nhóm lớp sạch sẽ, nhà vệ sinh khơng có mùi hơi khai, hàng tuần tổng vệ sinh xung quanh trường lớp, lau các cửa, khơi thơng cống rãnh... Có lịch vệ sinh cho nhà bếp luôn được thực hiện nghiêm túc thường xuyên và hiệu quả, nên trường lớp luôn được gọn gàng sạch đẹp mọi lúc mọi nơi. Trường được các cấp, các đoàn kiểm tra và các bậc phụ huynh đánh giá ghi nhận trường: “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”.

- Với hệ thống trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi và môi trường luôn sạch đẹp như trên đã đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ vui chơi và hoạt động.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<small>Ảnh: Trường mầm non Xuân Vinh - Khu Xuân Nam </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

20

<small>Ảnh: Phịng tập an tồn cho trẻ hoạt động </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Biện pháp 3: Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên kiến thức, kỹ năng cơ bản để phòng tránh và xử trí các tình huống khi tai nạn xảy ra.

Công tác bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng cơ bản để phịng tránh và xử trí các tình huống khi tai nạn xảy ra cho đội ngũ giáo viên, nhân viên là một nhiệm vụ thiết thực. Giáo viên, nhân viên là lực lượng trực tiếp thực hiện mọi hoạt động chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầm non. Hơn ai hết giáo viên, nhân viên phải là những người nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng chống và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra với trẻ. Để thực hiện tốt cơng tác của mình nếu giáo viên, nhân viên khơng được bồi dưỡng thường xun thì khơng thể có kiến thức để xử trí các tình huống khi tai nạn xảy ra với trẻ.

Vì vậy với cương vị là phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn, là trưởng ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe, phịng chống tai nạn thương tích của nhà trường, sau khi được đi dự lớp tập huấn do Phịng Giáo dục huyện tổ chức tơi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng chống và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong trường ngay từ đầu năm học nhằm mục đích:

- Để giáo viên có được những kinh nghiệm, kỹ năng về phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Giúp giáo viên có được ý thức đề phịng kiểm tra các yếu tố nguy cơ xảy ra tai nạn một cách thường xuyên, và có biện pháp khắc phục kịp thời, có hiệu quả.

- Xác định được các nguyên nhân chủ quan và khách quan xảy ra tai nạn cho trẻ, để từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục, giải quyết hữu hiệu.

- Giúp giáo viên có kiến thức sâu rộng về một số loại dịch bệnh cũng như một số tai nạn thường xảy ra đối với trẻ.

* Nội dung bồi dưỡng như sau:

- Hiểu về môi trường an toàn đối với trẻ mầm non. - Phịng tránh các tại nạn thương tích thường gặp.

- Thực hành kỹ năng xử trí một số tai nạn thường gặp cho trẻ. - Phòng tránh các dị vật ở tai mũi họng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

22 - Phòng tránh tai nạn do ngộ độc. - Phòng tránh đuối nước cho trẻ. - Phòng chống cháy nổ, điện giật. - Phòng tránh tai nạn giao thông. - Phịng tránh động vật cắn.

* Hình thức bồi dưỡng:

Nhà trường mua các cuốn tài liệu có nội dung liên quan đến xây dựng trường học an tồn, phịng, chống, xử trí các tai nạn thương tích thường gặp, phơ tô các tài liệu của Trung tâm y tế, phô tô các văn bản chỉ đạo của ngành, phô tơ các bài viết tun truyền phịng, tránh các dịch bệnh cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên tự nghiên cứu và học tập.

Tạo điều kiện cho nhân viên y tế, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng, nhân viên bảo vệ tham gia đầy đủ đúng thành phần các lớp tập huấn về: Phịng, chống tai nạn thương tích trong trường học: Cơng tác vệ sinh an tồn thực phẩm, cơng tác y tế, vệ sinh học đường, công tác phịng cháy chữa cháy, cơng tác chăm sóc, ni dưỡng trẻ do ngành học, Trung tâm y tế và Ủy ban nhân dân huyện, xã tổ chức.

Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, thực hành về phòng, chống và xử trí các tai nạn thường gặp cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Ví dụ: Tình huống trẻ bị sặc thức ăn hoặc dị vật: Đối với trẻ dưới 5 tuổi, cô đặt trẻ xuống đùi cô, để mặt trẻ úp, đầu chúi xuống thấp hơn ngực, một tay cô đỡ trẻ, cô dùng gốc bàn tay kia vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 bả vai của trẻ sau đó cơ kiểm tra miệng và lấy bất cứ thứ gì vừa xuất hiện, nếu vỗ lưng không hiệu quả thì chuyển sang động tác ấn ngực.

Tổ chức các buổi hội thảo về các nội dung của quy chế xây dựng trường học an tồn, phịng, chống tai nạn thương tích từ đơn giản đến phức tạp thường xảy ra trong nhà trường để giáo viên nghiên cứu, suy nghĩ trao đổi và rút kinh nghiệm, tìm hướng giải quyết.

Có ý kiến đề nghị nhân viên y tế phụ trách ba cấp học của xã đến trường mầm non để trực tiếp bồi dưỡng cho giáo viên thực hành xử trí một số tai nạn

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

thường gặp ở trẻ như; Bỏng nước sơi, điện giật, hóc, sặc, gãy tay, gãy chân, ngạt nước, chảy máu, chóng, co giật... Thời gian thực hành cũng như nội dung bồi dưỡng sẽ lồng ghép vào một số buổi họp Hội đồng sư phạm nhà trường.

<small>Ảnh: CBGVNV tập huấn về kỹ năng sơ cứu tại nạn thương tích thường gặp cho trẻ </small>

Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên dinh dưỡng tham gia lớp tập huấn công tác vệ sinh an toàn thực phẩm do Trung tâm y tế huyện Xuân Trường tổ chức, nhân viên dinh dưỡng được bệnh viện

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

24

Đa Khoa huyện Xuân Trường kiểm tra sức khỏe định kỳ, xét nghiệm viêm gan A, Viêm gan E...

Nhà trường đã chọn cử cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia lớp tập huấn công tác phịng cháy chữa cháy do Cơng an huyện Xn Trường tổ chức. Nội dung thực hành một số kỹ năng phòng chống cháy nổ trong trường Mầm non.

<small>Ảnh: CBGV NV tập huấn kiến thức về công tác PCCC </small>

Biện pháp 4: Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phịng, chống tai nạn thương tích cho trẻ năm học 2022 – 2023

Sau khi đã xây dựng được kế hoạch chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phịng, chống tai nạn thương tích của năm học. Bên cạnh đó là hệ thống các trang thiết bị đồ dùng an toàn và đầy đủ thì tổ chức thực hiện là khâu vô cùng quan trọng. Mặc dù chị em đã nắm bắt và hiểu được tầm quan trọng của vấn đề và nắm vững kiến thức, kỹ năng thực hành. Nếu khơng tổ chức thực hiện thì lý thuyết học được chỉ là lý thuyết suông mà khơng có thực tế. Tơi đã tiến hành triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an tồn, phịng, chống tai nạn thương tích cho trẻ, cụ thể như sau:

4.1. Đối tượng thực hiện: 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

4.2. Thời gian thực hiện: Thời gian bắt đầu từ tháng 8/2022 đến tháng 5/2023.

4.3. Nội dung thực hiện:

Thực hiện theo kế hoạch xây dựng trường học an tồn, phịng, chống tai nạn thương tích cho trẻ năm học 2022 – 2023

4.4. Hình thức triển khai thực hiện;

Cung cấp cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên tài liệu về quy chế trường học an toàn và kế hoạch xây dựng trường học an tồn, phịng, chống tai nạn thương tích cho trẻ năm học 2022 - 2023 để mọi thành viên nghiên cứu và thực hiện.

Tổ chức học tập quy chế và kế hoạch tại hội nghị học tập chuyên môn đầu năm học.

Triển khai thực hiện quy chế và kế hoạch cả năm học, hàng tháng có kế hoạch cụ thể với các nội dung phù hợp với từng chủ điểm.

4.5. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận: * Với giáo viên các lớp:

- Thường xuyên rà soát và loại bỏ những đồ dùng đồ chơi trong lớp có nguy cơ hư hỏng, gây tai nạn thương tích, mất an tồn cho trẻ.

- Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho trẻ mọi lúc mọi nơi trong thời gian trẻ ở trường.

- Sắp xếp các góc trong lớp học, đồ dùng, đồ chơi hợp lý, khoa học, dễ cất, dễ lấy, đảm bảo an tồn cho trẻ.

- Dùy trì thường xun lịch vệ sinh tại các nhóm lớp, giữ gìn lớp học, nhà vệ sinh luôn khô ráo sạch sẽ. Trong nhà vệ sinh không nên chứa nước trong thùng, chậu, nếu có phải có nắp đậy. Bố trí sắp xếp để các chai lọ chứa hóa chất, chất tẩy rửa... phải để ở vị trí mà trẻ khơng thể với tới.

- Với những nhóm trẻ đồ chơi xâu hạt, đồ chơi có nắp nút nhỏ, phấn... các cô giáo phải để xa tầm tay trẻ, nên để trong hộp có nắp đậy, khi trẻ chơi cô quan sát bao quát giúp đỡ trẻ. Giáo dục trẻ các nội dung an toàn khi chơi và sử dụng đồ chơi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

26

- Các ổ cắm điện trong lớp đều phải dán ký hiệu nguy hiểm để giáo dục trẻ biết đó là nơi nguy hiểm khơng được chạm vào, thường xuyên kiểm tra các ổ cắm điện.

- Tất các đồ dùng đồ chơi mua sắm và cơ tự làm đều phải đảm bảo tính an tồn cho trẻ, khơng sắc, nhọn, độc hại.

- Thực hiện giáo dục trẻ các kiến thức về bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường. Rèn cho trẻ kỹ năng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, cách sử dụng đồ dùng đồ chơi.

- Giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn cho trẻ cụ thể như sau: + Lồng ghép giáo dục trẻ về kiến thức kỹ năng tự bảo vệ bản thân, phòng tránh xâm hại trong các hoạt động ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường. + Tăng cường giáo dục trẻ về kiến thức kỹ năng bảo đảm an tồn thơng qua hình thức cho trẻ tham quan trải nghiệm, qua hoạt động tham quan trải nghiệm đã giáo dục trẻ về luật lệ an tồn giao thơng như: Khi đi bộ giáo dục trẻ luôn đi theo hàng theo lối đi sát lề đường bên phải, luôn bám sát cự ly không đi theo người lạ, khi tổ chức cho trẻ đi bằng phương tiện ô tô giáo dục trẻ không được thị đầu thị tay ra ngồi... giáo dục trẻ có ý thức thực hiện theo quy định của một số biển báo giao thông, biển báo nguy hiểm nơi công cộng. Đến địa điểm tham quan trẻ không được tự ý đến những nơi có nguy cơ mất an tồn như: Sơng, ao, hồ chơi, không được leo trèo cây, bứt lá, bẻ cành...

+ Thông qua hoạt động trải nghiệm rèn cho trẻ kỹ năng giữ an toàn cá nhân: Trẻ biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm, biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết. Đảm bảo môi trường hoạt động trải nghiệm an toàn cho trẻ cả về thể chất và tinh thần tạo cho trẻ chuyến tham quan trải nghiệm thật vui vẻ an toàn và ý nghĩa.

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×