Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

skkn quản lý mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.29 MB, 128 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:

Nghị quyết số: 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Đã có quan điểm như sau;

- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học.

Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp.

- Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

- Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

- Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hóa, hiện đại hóa giáo dục và đào tạo.

- Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục cơng lập và ngồi cơng lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa giáo dục và đào tạo.

- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước.

Hiện nay toàn ngành giáo dục và đào tạo đang nỗ lực đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, cách thức tổ chức các hoạt động học tập của giáo viên để giúp học sinh nắm được nội dung kiến thức giáo viên truyền tải hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Tại điều 22 luật giáo dục đã nêu rõ “Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển tồn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1”. Để thực hiện được điều đó các những người làm giáo dục phải nắm bắt đặc điểm tâm lý, sinh lý, phát triển nhận thức của trẻ. Căn cứ vào kết quả mong đợi của từng lứa tuổi được quy định tại chương trình giáo dục mầm non tại Thông tư 01/VBHN-BGDĐT ngày 13 tháng 4 năm 2021 của Bộ giáo dục đào tạo Ban hành chương trình giáo dục mầm non. Từ đó xây dựng các nội dung giáo dục để đạt được mục tiêu. Nội dung giáo dục được hiện thực hóa qua các phương pháp, phương tiện truyền tải. Hoạt động trải nghiệm chính là 1 hình thức truyền tải kiến thức hình thành kinh nghiệm sống đối với trẻ mầm non.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Học trải nghiệm, hiểu một cách đơn giản, là quy trình ‘học thơng qua thực nghiệm’. Nói một cách cụ thể hơn, quy trình này bắt đầu với việc thực hành, thực nghiệm và sau đó người học phân tích, suy ngẫm về sự trải nghiệm và kết quả của sự trải nghiệm đó. Quy trình này giúp học sinhcủng cố kiến thức, hình thành và phát triển các năng lực, kỹ năng, hành xử mới và thậm chí là cách tư duy mới. Cách tiếp cận trên được xem là có nhiều điểm ưu việt so với phương pháp giáo dục truyền thống (chủ yếu tập trung vào việc cung cấp kiến thức/thông tin và truyền tải thông tin qua các bài giảng). Học thơng qua thực hành là q trình học sinh học từ kinh nghiệm của chính mình thơng qua việc tiếp xúc trực tiếp với học liệu, vật chất, đối tượng khác với việc học thông qua đọc một cuốn sách tức là thông qua kinh nghiệm của người khác được đúc kết lại bằng văn bản

<small>TRẢI NGHIỆM - SUY NGẪM & PHÂN TÍCH - KHÁI NIỆM HỐ (TRI THỨC) </small> Ưu thế của giáo dục trải nghiệm trong phát triển tư duy đã được nhiều nhà khoa học chứng minh. Herman Ebbinghaus – nhà vật lý học người Đức, người đi tiên phong trong nghiên cứu thực nghiệm và trí nhớ đã chỉ ra rằng nếu tỷ lệ tiếp thu của bạn (từ một bài giảng) là 100% vào ngày thứ nhất thì tới ngày thứ hai, con số ấy sẽ giảm đi đáng kể từ 50-80% và cứ thế đến khi chỉ còn 2-3% vào ngày cuối cùng của tháng. Tương tự như vậy, theo William Glasser, chúng ta chỉ học được 10% từ việc đọc, 20% từ việc nghe (từ người khác). Trong khi đó, ơng cho rằng 80% kiến thức chúng ta tiếp thu được là thông qua việc trải nghiệm thực tế.

Khơng chỉ có tầm quan trọng đối với việc phát triển trí nhớ, GDTN cịn được chứng minh là giúp cho con người phát triển toàn diện: phát triển kỹ năng quan sát, kỹ năng nhận thức và tư duy, kỹ năng ứng xử, kỹ năng cảm nhận, biểu đạt tình cảm (Toddthe Fitch and Janet Watson 2014). Học thơng qua trải nghiệm cũng được đánh giá là giúp phát triển các năng lực của thế kỷ 21: 4 C (Critial thinking – Communication – Collaboration – Creativity/ Tư duy phản biện – Giao tiếp – Hợp tác – Sáng tạo).

Thực tế thì những điều này cũng khơng có gì là mới. Thực nghiệm là nền tảng của khoa học phương Tây. Nhiều triết gia, nhà khoa học đã có những

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

phát biểu về vai trị của trải nghiệm. Ví dụ, Aristotle (384-322 TCN) đã nói: “For things we have to learn before we can do, we learn by doing” (Với những gì chúng ta cần phải học trước khi làm, chúng ta sẽ học thơng qua hành). Cịn Albert Einstein (1879-1955) thì cho rằng nguồn tri thức duy nhất đến từ trải nghiệm (“The only source of knowledge is experience”).

Một số chương trình làm tốt hơn (áp dụng theo mơ hình STEM/STEAM) nhưng chỉ tập trung vào lĩnh vực khoa học tự nhiên chứ chưa có các chương trình học trải nghiệm hay về khoa học xã hội, khoa học sự số Bên cạnh đó, các chương trình này thường dựa trên những thí nghiệm “vui” gây cho học sinh sự tị mị sau đó giải thích hiện tượng bằng cách cung cấp kiến thức thay vì hướng dẫn học sinh theo quy trình khoa học.

Vậy hoạt động trải nghiệm trong giáo dục cho trẻ mầm non là gì?

Hoạt động trải nghiệm là một cách học thơng qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Như vậy, thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm.

Hoạt động trải nghiệm được sử dụng như là một hình thức, một phương pháp, quan điểm giáo dục ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà giáo dục dựa vào trải nghiệm như là cách phát triển kinh nghiệm của mỗi cá nhân

Hoạt động trải nghiệm khiến trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi…) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn. Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được trải qua q trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy.

Hiểu được giá trị, hiệu quả của hoạt động trải nghiệm mang lại, với mục tiêu nâng cao hiệu quả của hoạt động trải nghiệm trong trường mầm non Hoa Hồng với điều kiện CSVC khó khăn và nguồn kinh phí hạn hẹp, tơi tìm tịi

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

nghiên cứu đề tài "Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non"

II. Mô tả giải pháp kỹ thuật.

II.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:

Cơng tác tổ chức chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non là việc các nhân sự tổ chức các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ theo quy trình, phương pháp và thời gian biểu nhất định. Hiệu quả của công tác này dựa trên các yếu tố.

*Chất lượng nhân sự tham gia tổ chức các hoạt động CS - GD trẻ trong nhà trường, gồm có; Các nhà quản lý, đội ngũ giáo viên, đội ngũ nhân viên.

*Điều kiện cơ sở vật chất; diện tích sân chơi, phòng học, hệ thống phòng chức năng...

*Quy trình tổ chức các hoạt động; Trong đó quy trình tổ chức phải cụ thể, rõ ràng tuy nhiên đòi hỏi người tổ chức phải nắm rõ đặc thù của đối tượng cần tổ chức, từ đó linh hoạt xử lý tình huống, mang lại hiệu quả của quá trình tổ chức.

Trường mầm non Hoa Hồng là đơn vị giáo dục mầm non thuộc quản lý chuyên môn của PGD TP Nam Định. Là đơn vị được thành lập hơn 60 năm với bề dày truyền thống tự hào. Với vai trò là Hiệu trưởng nhà trường tôi thực hiện đề tài với những thuận lợi và khó khăn như sau;

1.Thuận lợi:

- Hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm non được các cấp quan tâm chỉ đạo thông qua việc thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”...

- Nhà trường có thế mạnh là có diện tích rộng, khn viên khép kín. - Ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên trẻ, đoàn kết, trách nhiệm.

- Địa phương quan tâm ghi nhận những kết quả nhà trường đã đạt được. 2. Khó khăn, hạn chế.

- Nhà trường xây dựng lâu năm nên đã xuống cấp nhiều, phần lớn khơng đảm bảo an tồn và mĩ quan.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

- Trong những năm 2010 đến nay hầu hết đội ngũ cũ của trường nghỉ hưu và được thay thế bằng đội ngũ giáo viên trẻ. Tuy nhiên do việc tuyển sinh hệ trung cấp không qua thi tuyển nên chất lượng giáo viên được đào tạo không thực sự hiệu quả đồng thời thiếu nhiều kinh nghiệm làm việc do thời gian thực tập trong chương trình rất ít.

- Hầu hết giáo viên hiểu về hoạt động trải nghiệm tức là đưa trẻ đi thăm thú ngồi khn viên nhà trường hoặc trải nghiệm là phải có những bộ dụng cụ thí nghiệm.... vì thế chưa thực sự chú trọng và phát triển đúng phạm vi của hoạt động trải nghiệm.

- Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ trong gia đình thường khơng được phụ huynh chú trọng cũng là một nguyên nhân khiến hoạt động này chưa phát huy tối đa hiệu quả.

3. Khảo sát trước khi thực hiện đề tài: Để thực hiện đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát trên 34 giáo viên với nội dung như sau:

Nội dung khảo sát. <small>Không quan </small>

<small>trọng </small> <sup>Quan trọng </sup> <sup>Rất quan </sup><small>trọng </small>

<small>Số </small>

<small>lượng </small> <sup>Tỉ lệ </sup> <small>lượng </small><sup>Số </sup> <sup>Tỉ lệ </sup> <small>lượng </small><sup>Số </sup> <sup>Tỉ lệ </sup>

Hoạt động trải nghiệm có hiệu quả như thế nào đối với quá trình tiếp thu kiến thức kinh nghiệm sống của trẻ

15 44.2 19 55.8

Nghiên cứu, tự học các tài liệu về các hoạt động trải nghiệm cho trẻ mầm

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

nghiệm theo quy mô tổ chun mơn có quan

Đánh giá: Kết quả khảo sát tập trung phần lớn hơn ở mức quan trọng nhưng cũng còn số nhiều ở mức khơng quan trọng. Chưa có nhận định nào ở mức rất quan trọng.

II. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến.

1.Biện pháp 1: Bồi dưỡng chuyên môn “Tăng cường cho trẻ trải nghiệm trong hoạt động học, hoạt động chơi và các hoạt động khác trong ngày” cho đội ngũ cán bộ giáo viên của trường

Như đã trình bày ở trên, hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm, nhận định và kĩ năng tổ chức của đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên trường. Qua khảo sát, tôi thấy số giáo viên nhận thức hoạt động trải nghiệm quan trọng với quá trình tiếp thu kiến thức kinh nghiệm sống của trẻ trên 50%, số cịn lại cho rằng ít quan trọng vì bản thân họ nhận định rằng hoạt động trải nghiệm là những hoạt động đưa trẻ đi ra ngồi khn viên nhà trường. Tuy nhiên hoạt động học qua trải nghiệm chính là tạo mọi cơ hội cho trẻ thực hiện, thực nghiệm trong tất cả các hoạt động hàng ngày của trẻ. Để giải quyết hạn chế trên tôi đưa ra các mục tiêu để tập huấn, bồi dưỡng giáo viên như sau;

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

*Nội dung 1: Bồi dưỡng về khái niệm việc học, chơi thông qua trải nghiệm. Vai trò, ý nghĩa, hiệu quả của việc nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm cho trẻ.

Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên có vai trị quan trọng trong việc thực hiện đề tài này. Giáo viên hiểu sâu sắc khái niệm của trải nghiệm và nhận định đúng tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm đối với quá trình tiếp nhận kiến thức của trẻ, từ đó giáo viên có kiến thức để xây dựng các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm linh hoạt và phù hợp với nội dung hoạt động và độ tuổi, nhận thức của trẻ. Qua hoạt động trải nghiệm để trẻ tích lũy hoạt hình thành kiến thức mà cô cần cung cấp.

Vậy khái niệm của hoạt động trải nghiệm là gì?

Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. Như vậy, thơng qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm.

Hoạt động trải nghiệm được sử dụng như là một hình thức, một phương pháp, quan điểm giáo dục ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà giáo dục dựa vào trải nghiệm như là cách phát triển kinh nghiệm của mỗi cá nhân

Hoạt động trải nghiệm khiến trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi…) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn. Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy.

* Nội dung 2: Các hình thức tơ chức cho trẻ hoạt động trải nghiệm. Mỗi hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ trải nghiệm đều có vai trị và ý nghĩa riêng. Việc giáo viên nhận thức đầy đủ về các hình thức tổ chức sẽ giúp giáo viên xây dựng dựng phù hợp về nội dung, thời gian...hoạt động. Việc

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

phát huy giá trị của chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Với nhận định đó, tôi rất chú trọng bồi dưỡng cho giáo viên về các hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động trải nghiệm.

Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ thường được thực hiện qua các hình thức;

Hình thức trải nghiệm trong hoạt động học chơi, các giờ sinh hoạt trên lớp. Trong thời gian trẻ sinh hoạt tại lớp, ngoài những giờ chơi tự do thì mọi hoạt động học chơi đều được giáo viên soạn giảng với mục tiêu, mục đích cụ thể, rõ ràng, từ mục đích đó, giáo viên xây dựng các hoạt động giáo dục để đạt được mục tiêu đề ra. Việc thực hiện các hoạt động trải nghiệm trong hoạt động giáo dục không là thay đổi phương pháp môn học, không thay đổi mục tiêu mà chỉ giúp hình thức tổ chức mơn học hoặc hoạt động chơi phong phú, hứng thú hơn. Qua đó mục tiêu đề ra đạt được tỉ lệ cao hơn so với việc khơng áp dụng hình thức trải nghiệm

Ví dụ: Trong hoạt động Khám phá khoa học. Tim hiểu về nước và các dạng của nước.

- Nếu như trong bài dạy cô chỉ cho trẻ xem tranh, xem video về sự bay hơi của nước thì vẫn đúng phương pháp và có đảm bảo có giáo cụ dạy học. Tuy nhiên nếu như cùng hoạt động khám phá đó, cơ rót cốc nước nóng và cho trẻ đậy lại bằng mảnh giấy, sau 1 phút, mảnh giấy bị ướt do hơi nước bốc lên. Hoặc cho trẻ đậy cốc nước bằng miếng meka, miếng meka bị mờ và ướt do hơi nước bốc lên

- Trong hoạt động chơi ngồi trời. Cơ cho trẻ in chân ướt, dép ướt hoặc tay ướt lên nền đất, sau 1 thời gian vết nước biến mất...

Ví dụ: Cách tuốt rau ngót.

- Trong hoạt động chiều: cơ dạy trẻ kĩ năng tuốt rau ngót.

- Trong hoạt động chơi góc, trẻ ở nhóm gia đình thực hiện tuốt rau ngót để nấu cơm

- Trong hoạt động chơi cuối bài thơ, chuyện. Cô cho trẻ tuốt rau ngót để giúp mẹ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small>Hình ảnh: trẻ tập tuốt rau ngót. </small>

Hình thức thăm quan, tham dự lễ hội....: Trẻ được tham gia trải nghiệm với hình thức này thơng qua việc được cơ giáo tổ chức theo kế hoạch hoạt động hàng ngày, theo kế hoạch của tổ chuyên môn hoặc kế hoạch của nhà trường. Hình thức trải nghiệm này được trẻ hào hứng đón chờ và phát huy tích cực tính tị, khả năng tranh luận, thảo luận ở trẻ. Trẻ quan sát, nghe, tìm hiểu bằng những câu hỏi và có thể thực hiện lại những hành động phù hợp nếu được tổ chức. Đối với hình thức này, trẻ có thể được trải nghiệm qua các quy mô.

- Trải nghiệm theo quy mơ nhóm, lớp; tổ chức theo kế hoạch hàng ngày của các nhóm lớp phạm vi thường trong nhà trường, nội dung tương đối gần gũi, thân quen như; chăm sóc vườn rau, trị chuyện cùng bác bảo vệ, cùng tham gia giao thông tại ngã tư đường phố (mơ phỏng), thăm quan nhà bếp

Ví dụ:

Trong hoạt động có mục đích của giờ Chơi, hoạt động ngoài trời. Cô giáo lớp mẫu giáo 4 tuổi xây dựng nội dung thăm quan nhà bếp và nói chuyện với bác nhân viên dinh dưỡng. Trẻ được xuống thăm quan để biết các khu vực của nhà bếp. Đây là nội dung phù hợp với mức độ thăm quan lồng ghép trong hoạt động hàng ngày với lý do;

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

+ Thời gian tổ chức di chuyển, thăm quan,trị chuyện khơng q 30 phút. + Điều kiện giáo viên hỗ trợ - 02 giáo viên của lớp;

+ Điều kiện tài chính kinh tế - Khơng cần kinh phí.

- Đối với quy mô tổ chuyên môn. Để thực hiện được nội dung này giáo viên cần hiểu được; Việc tổ chức hình thức này địi hỏi phải có kế hoạch rộng hơn, có sự tham gia của tất cả trẻ trong khối lớp. Việc tổ chức cũng cầu kì phức tạp hơn về nội dung và thời gian tham quan và điều kiện tài chính. Ngay từ đầu mỗi năm học, các tổ chuyên môn đều phải có các buổi sinh hoạt chuyên môn để thống nhất về kế hoạch chuyên môn của tổ. Việc xây dựng nội dung thăm quan trải nghiệm là 1 nội dung cần thống nhất. Đồng thời trong kế hoạch cũng phải dự tính đầy đủ các bước, các điều kiện thực hiện sao cho đáp ứng yêu cầu; An toàn, phù hợp, hiệu quả. Kế hoạch chỉ được thực hiện khi được Ban Giám hiệu phê duyệt và đưa vào hướng dẫn công tác từng tháng để thực hiện.

Ví dụ:

Trong kế hoạch trải nghiệm theo hình thức tham quan của tổ 5 tuổi có nội dung “Tham quan nhà văn hóa khu phố”

Các yêu cầu đặt ra phù hợp với kế hoạch thăm quan trải nghiệm của tổ gồm; Khu nhà văn hóa của khu phố cách trường 100m, khu nhà văn hóa có sân rộng phù hợp với số lượng trẻ đông. Việc thăm quan giúp hiểu được cấu trúc thường thấy của Nhà văn hóa và vai trị của Nhà văn hóa với hoạt động sinh hoạt tại khu dân cư.

- Đối với quy mô của nhà trường.

Việc tổ chức trải nghiệm theo quy mô nhà trường thường được thực hiện theo hình thức lễ hội. Những hoạt động trải nghiệm với quy mơ nhà trường thường địi hỏi thời gian, khơng gian rộng, địi hỏi nhân lực nhiều và đặc biệt là nguồn kinh phí lớn. Tuy nhiên việc tổ chức trải nghiệm theo quy mô nhà trường sẽ cho trẻ cảm nhận phong phú hơn, quy mô hơn và dành cho tất cả trẻ trong nhà trường ở các độ tuổi. Để thực hiện các hoạt động này nhà trường cũng phải lựa chọn chủ đề, đề tài hợp với thời gian và các sự kiện đang hướng

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

tới, đồng thời các nội dung phải phù hợp với trẻ, được trẻ đón chờ. Hình thức tổ chức thu hút, có các mức độ khác nhau và bố trí phù hợp với nhân lực.

Ví dụ: Tổ chức Hội xuân.

+ Đối tượng: Dành cho trẻ toàn trường.

+ Địa điểm: Thi văn nghệ tại sân khấu trước nhà chữ U

Thi trị chơi và thi gói bánh chưng tại sân khấu đa năng. + Thời gian: Tổ chức trong 03 ngày;

-> Ngày 1 thi văn nghệ, việc này tạo tinh thần hăng say tập luyện của trẻ đồng thời tái hiện lại 1 hoạt động thường có trong Hội xuân xưa. Mỗi lớp 01 tiết mục văn nghệ với chủ đề xuân.

->Ngày 2: Trải nghiệm gói bánh chưng, luộc bánh chưng và liên hoan với bánh chưng. Một nét đặc trưng của Ngày Tết Việt Nam đó là nhà nhà phải có tấm bánh chưng xanh. Hoạt động trải nghiệm gói bánh chưng, thi gói bánh chưng cũng giúp trẻ hiểu được ý nghĩa, cấu tạo của bánh chưng, quy trình làm bánh và thưởng thức hương vị của bánh trong khơng khí đón chờ Tết. Mỗi lớp sẽ gói 6 cái bánh trưng, trong đó 02 cái thi và 04 cái cho trẻ trải nghiệm. Mỗi lớp thành lập 01 đội thi gồm có 01 giáo viên và 01 phụ huynh.

-> Ngày 3; Trải nghiệm thăm quan mua sắm tại chợ xuân, xem Văn nghệ và múa lân, tặng q cho các bạn có hồn cảnh khó khăn. Hoạt động này tái hiện khơng gian chợ xuân xưa và các hoạt động của chợ Xuân, đồng thời giúp trẻ hiểu được tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau để nhà nhà đều đầy đủ đón Xuân.

* Nội dung 3: Thảo luận, xây dựng các nội dung trải nghiệm lồng ghép trong các hoạt động.

Thảo luận là 1 hình thức bồi dưỡng chuyên môn rất hiệu quả. Việc thảo luận sẽ tạo ra nhiều câu trả lời cho các câu hỏi, các tình huống đặt ra. Chính vì vậy việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn qua hình thức thảo luận ln được tơi chú trọng và áp dụng.

Việc bồi dưỡng bằng hình thức thảo luận thường được dùng để xây dựng các nội dung trải nghiệm lồng ghép trong các hoạt động. Khi có nhiều ý kiến

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

phong phú và rộng hơn; Tuy nhiên việc thảo luận cũng cần nêu ra nhưng câu hỏi phản biện để khắc phục các vấn đề hạn chế, đồng thời dự kiến những tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức cho trẻ trải nghiệm, từ đó cũng đề ra được giải pháp xử lý nếu tình huống đó xảy ra.

Việc thảo luận ln cần có Lãnh đạo chủ trì, để có sự định hướng, sự điều chỉnh phù hợp, tránh việc đề tài thảo luận bị lan man, xa thực tế.

* Nội dung 4: Tích hợp, bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn về hoạt động tổ chức cho trẻ học, chơi thông qua trải nghiệm thông qua nội dung các chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm là 1 trong những chuyên đề trọng tâm và được thực hiện đến giai đoạn 2, trong đó có nhiều tiêu chí về việc tre được trải nghiệm. Viêc tích hợp bồi dưỡng chuyên môn về tổ chức Hoạt động trải nghiệm cho trẻ thông qua việc bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn của chuyên đề là việc làm phù hợp, tránh lãng phí thời gian và vơ cùng hiệu quả. Thơng qua đó giáo viên sẽ biết xây dựng tổ chức các hoạt động trải nghiệm phù hợp với trẻ, tôn trọng những đặc điểm cá nhân, tạo điều kiện cho trẻ thể hiện mình.

<small>Hình ảnh: 1 buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ mẫu giáo 5 tuổi </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch trải nghiệm của nhà trường, phê duyệt kế hoạch trải nghiệm của tổ và kế hoạch giảng dạy có nội dung trải nghiệm theo chủ đề của các nhóm, lớp.

Việc lập kế hoạch là 1 khâu vô cùng quan trọng, quyết định phần lớn đến thành công của các hoạt động. Để thực hiện hiệu quả đề tài này, tôi vô cùng chú ý đến công tác lập kế hoạch. Việc lập kế hoạch cho hoạt động trải nghiệm được thực hiện ở 3 cấp độ; Nhà trường, tổ chuyên mơn và nhóm lớp. Đối với chun đề này tôi trực tiếp thực hiện công tác lập kế hoach trải nghiệm của nhà trường, đồng thời phê duyệt kế hoạch trải nghiệm của tổ và kế hoạch giảng dạy có nội dung trải nghiệm theo chủ đề của các nhóm, lớp.

Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương tinh giảm hồ sơ, sổ sách vì vậy tơi đưa nội dung này vào trong kế hoạch năm học và chỉ đạo các tổ chuyên môn không xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm riêng mà lồng trong kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ.

*Đối với việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm của nhà trường. Các nội dung hoạt động trải nghiệm của nhà trường chủ yếu là hình thức tham quan, hình thức lễ hội, trong đó cần nhiều nhân lực,việc chuẩn bị công phu đồng thời cần nhiều kinh phí. Sau khi lựa chọn các nội dung lễ hội cố định trong năm học, tôi bổ sung 1 số hoạt động lễ hội, thăm quan trải nghiệm mà nhiều trẻ chưa được tham dự với nguyên tắc An toàn - Phù hợp với độ tuổi của trẻ - hiệu quả. Những nội dung này được đưa vào kế hoạch thực hiện của từng tháng trong kế hoạch năm học, được nhắc lại trong công tác hàng tháng, đồng thời sẽ có kế hoạch riêng cụ thể khi thực hiện.Khi tiến hành lập kế hoạch trải nghiệm của nhà trường, Ban giám hiệu cùng thảo luận với tổ chuyên môn để lựa chọn những đề tài phù hợp nhưng phải có điểm nhấn, mang lại vẻ mới mẻ, khơi gợi tìm tịi khám phá và phát huy sự thích thú học hỏi ở trẻ.

Kế hoạch được xây dựng cụ thể vê thời gian, địa điểm; nhân sự được phân công tránh nhiệm, nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể; quy trình tổ chức được dự kiến chi tiết, kinh phí phù hợp điều kiện của nhà trường và cha mẹ học sinh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Những hoạt động lễ hội thường tổ chức trong năm như “Ngày hội đến trường của bé”; “Ngày hội trăng rắm”, “Hội xuân”, tuy đây vẫn là những lễ hội thường tổ chức nhưng tôi luôn lựa chọn hình thức, cách thức tổ chức khác nhau, mới mẻ hơn để trẻ thêm hứng thú và hào hứng. Ngồi những lễ hội cố định trong năm, tơi xây dựng thêm 1 số nội dung lễ hội như “Ngày hội thể thao”; “Lễ hội các con vật đáng yêu”....Nhưng lễ hội này chưa thực hiện những năm trước, đồng thời dựa trên sự quan tâm của trẻ như; yêu thích động vật nhưng ít có cơ hội trải nghiệm, quan sát, cho động vật ăn...

Không chỉ dừng ở mức độ tham gia lễ hội, kế hoạch trải nghiệm của nhà trường còn được đưa thêm các nội dung tham quan như; tham quan nhà truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam tại bộ chỉ huy quân sự tỉnh trong dịp 22/12, tham quan những cơng trình trọng điểm của thành phố nằm trên địa bàn phường Trần Đăng Ninh như Ga Nam Định. Tổ chức hoạt động thăm quan phù hợp theo độ tuổi, chuẩn bị cho những chuyển tiếp sắp tới như; thăm quan trường tiểu học Nguyễn Tất Thành.

Kế hoạch trải nghiệm được xây dựng ngay từ đầu năm học nhưng trên quan điểm động và mở. Với quan điểm đó, nhà trường đã điều chỉnh những hoạt động không phù hợp về thời gian hoặc do những điều kiện khách quan khác như Thời tiết...Đồng thời bổ sung những hoạt động phù hợp với những sự kiện chung của Thành phố, của Tỉnh, của đất nước giúp trẻ tiếp nhận những kiến thức xã hội 1 cách thuận lợi, kịp thời.

Ví dụ:

Nhân dịp kỉ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Nam Định lần cuối. Thành ủy Nam Định đã tổ chức cuộc thi viết “Bác Hồ với Nam Định, Nam Định với Bác Hồ”. Thật thuận lợi khi các tác phẩm của cuộc thi được trưng bày tại nhà Đa năng của trường tiểu học Nguyễn Tất Thành (gần trường mầm non Hoa Hồng) Với nhận định đây là sự kiện lớn của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nam Định, trường mầm non Hoa Hồng đã xây dựng bổ sung 1 hoạt động trải nghiệm cho trẻ 5 tuổi đó là: “Thăm quan phòng trưng bày các tác phẩm dự thi của cuộc thi viết “Bác Hồ với Nam Định, Nam Định với Bác Hồ”. Qua việc thăm quan phòng trưng bày tác phẩm dự thi, được nghe cô thuyết minh

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

trình bày về những tình cảm của Bác đối với nhân dân Nam Định và những cố gắng lao động sản xuất học tập của nhân dân Nam Định để dâng lên Bác, các con học sinh 5 tuổi của trường thêm hiểu về Bác, kính u Bác hơn, qua đó khích lệ tinh thần cố gắng vươn lên và ý thức học tập của trẻ

Kế hoạch trải nghiệm của trẻ được nêu trong kế hoạch năm học thông qua các tiêu chí chăm sóc, giáo dục, tổ chức lễ hội, chuyên đề ...Được cụ thể trong kế hoạch của từng tháng và được nhắc lại khi nhà trường triển khai công tác hàng tháng. Đồng thời kế hoạch trải nghiệm được nhà trường xây dựng cụ thể và triển khai phân cơng, chuẩn bị đầy đủ trước khi thực hiện.

Ví dụ: Lễ hội “Các con vật đáng yêu”

Việc tổ chức lễ hội được xây dựng trong kế hoạch năm học và triển khai tại văn bản Hướng dẫn công tác tháng 3 năm 2023. Sau khi triển khai hoạt động tổ chức lễ hội tại các văn bản chung. Ban giám hiệu đã hội ý với các tổ trưởng chuyên môn xây dựng và triển khai việc tổ chức lễ hội với hình thức Văn bản Hướng dẫn tổ chức lễ hội các con vật đáng yêu"

Hình ảnh: Nội dung trải nghiệm được đề ra trong Kế hoạch năm học

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<small>Hình ảnh: Nội dung trải nghiệm cụ thể được nhắc hướng dẫn công tác tháng và hướng dẫn phân công cụ thể riêng. </small>

*Đối với kế hoạch trải nghiệm của các tổ và của các nhóm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Việc sinh hoạt tổ chuyên môn để thảo luận, lựa chọn tất cả các nội dung tổ chuyên môn thực hiện trong năm học được tiến hành ngay từ đầu năm. Nội dung trải nghiệm được lồng ghép trong đó.

Đối với các nhóm lớp, việc tổ chức trải nghiệm được xây dựng thường xuyên trong các hoạt động hàng ngày, Để các hoạt động trải nghiệm phù hợp với độ tuổi, phù hợp với các chủ đề, phù hợp với hoạt động chính địi hỏi người giáo viên phải thực sự hiểu khái niệm vai trò của hoạt động trải nghiệm, tư duy để xây dựng nhiều hoạt động và đánh giá trẻ thật chính xác.

Việc phê duyệt kế hoạch chun mơn của các tổ và của các nhóm lớp được tơi giao cho các đ/c Phó hiệu trưởng thực hiện và chịu trách nhiệm.

3. Biện pháp 3: Chuẩn bị các điều kiện vật chất; Xây dựng môi trường; Trang bị trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi.

Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch thì việc chuẩn bị các điều kiện cũng rất quan trọng, mang yếu tố quyết định cho thành công của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Việc chuẩn bị ở đây được tơi thực hiện theo các hình thức sau;

*Xây dựng mơi trường trong, ngồi lớp học với quan điểm tạo nhiều cơ hội cho trẻ trải nghiệm mọi lúc mọi nơi.

- Mơi trường ngồi lớp học. Đây là môi trường trẻ trải nghiệm hàng ngày qua các giờ chơi ngoài trời, trẻ được cha mẹ cho chơi, trải nghiệm trước khi vào lớp và sau khi được đón về. Trường mầm non Hoa Hồng có diện tích rộng với gần 6000m2. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để xây dựng các không gian cho trẻ hoạt động trải nghiệm, gồm có; Khu sân chơi với các đồ chơi phát triển vận đơng, khu đồi cỏ, khu sân bóng, khu vườn rau, khu vườn cổ tích, khơng gian sáng tạo, khu thư viện ngoài trời, khu sân chơi giao thông, khu sân chơi cát, nước. Để xây dựng các không gian hoạt động trải nghiệm này, nhà trường phải thực hiện trong nhiều năm và tận dụng nhân cơng, kinh phí phù hợp với điều kiện của nhà trường.

Ví dụ: Trong giai đoạn trẻ nghỉ phịng dịch Covid, giáo viên ngồi việc đến trường để xây dựng các video Clip hướng dẫn cha mẹ chăm sóc trẻ tại

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

năng, sức khỏe của giáo viên, nhà trường đã không tốn khém nhiều trong việc thuê nhân công như những cơng việc sau; dùng túi bóng đúc các viên sỏi bằng xi măng, đúc các loại củ quả bằng xi măng, đúc cây nấm bằng xi măng, làm khu vườn trứng khủng long, chở đất làm khu đồi cỏ...

Ví dụ: Từ khả năng giáo viên rất khéo tay và chịu khs, ban giám hiệu bố trí lựa chọn lập ra 1 tổ gồm 5 người để trang trí, xây dựng các góc trải nghiệm như:

- Khơng gian sáng tại, trong đó gồm có; Bảng vẽ bằng đề can với hình dáng lâu đài, cá heo...Bàn vẽ màu nước trên bảng meka...Hộp nguyên liệu thân thiện; trẻ có thể tự tìm và bỏ vào các hộp theo kí hiệu cơ dán ở trên, đồng thời có thể lấy ra để sử dụng....

- Nơng trang; gồm có khu vườn rau, kho hạt giống, kho dụng cụ, các bảng hướng dẫn, Kho nơng sản,. Khu ni bị sữa và trải nghiệm vắt sữa bị, khu ni gà, ni thỏ...

<small>Hình ảnh: Giáo viên trộn xi măng cát để làm viên sỏi giả. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<small>Hình ảnh: Giáo viên trộn xi măng để làm đường đi. </small>

Hình ảnh: Giáo viên làm đá gắn sỏi để lát đường đi trong vườn cổ tích

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Hình ảnh: Giáo viên làm con suối trong vườn cổ tích

Hình ảnh: Trẻ thu hoạch nông sản trong vườn.

Hình ảnh trẻ thu hoạch nơng sản trong nông trang vui vẻ

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Hình ảnh: Sân chơi giao thơng

Hình ảnh: Trẻ hoạt động tại không gian sáng tạo trên sân trường

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Hình ảnh: Trẻ đơm cá tại bể chơi cát, nước

Hình ảnh: Trẻ chơi trên đồi cỏ phía cuối sân trường

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<small>Hình ảnh: Trận thi đấu trên sân bóng đá mini cỏ nhân tạo </small>

- Môi trường trong lớp học: Lớp học là môi trường hàng ngày trẻ trải nghiệm nhiều nhất, vì vậy việc xây dựng mơi trường trải nghiệm trong lớp cũng vô cùng quan trọng. Ở trường mầm non Hoa Hồng, giáo viên nhận thức rất rõ ràng về công việc này. Với xu hướng cho trẻ, học chơi theo hướng trải nghiệm, Ban giám hiệu đã chỉ đạo giáo viên đã xây dựng các góc hoạt động trong các nhóm lớp với nhiều ý tưởng khác nhau. Việc xây dựng môi trường được thực hiện ngay từ đầu năm học và được điểu chỉnh thường xuyên trong các chủ đề, điều này duy trì thái độ ham thích tham gia các hoạt động của trẻ. Không những quan tâm đến mơi trường trong lớp học, các nhóm lớp cịn tận dụng những khoảng không gian gần lớp mình để xây dựng những góc trải nghiệm nhỏ cho trẻ như; góc đọc sách, góc thiên nhiên....

- Xây dựng môi trường cho trẻ trải nghiệm tại nhà; trẻ con luôn ham thích hoạt động khám phá. Khi trẻ ở lớp đã có cô giáo hướng dẫn và môi trường học tập trải nghiệm phong phú. Khi trẻ ở nhà phụ huynh thường lười chơi với con, cho con chơi điện thoại hoặc xem ti vi. Việc này diễn ra thường xuyên sẽ gây nhiều tác hại như các bệnh về mắt....Vì vậy việc tạo cơ hội, tạo môi trường cho trẻ trải nghiệm ở nhà cũng rất quan trọng. Để thực hiện hoạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

đồng thời sưu tầm 1 số đồ dùng, nguyên liệu và hoạt động trải nghiệm phù hợp cho cha mẹ và con tại nhà để giới thiệu cho cha mẹ.

* Đầu tư trang thiết bị đồ dùng đồ chơi làm phương tiện cho trẻ hoạt động trải nghiệm.

Ở độ tuổi mầm non, trẻ học các kiến thức thông qua hoạt động chơi tập, hoạt động với đồ vật phát huy hiệu quả mạnh nhất ở độ tuổi Nhà trẻ và Mẫu giáo bé, tuy nhiên ở đội tuổi Mẫu giáo nhỡ và lớn trẻ vẫn ln ham thích đồ chơi và vô cùng sáng tạo với các thiết bị, đồ chơi quen thuộc. Nhân thức rõ điều đó, tơi ln quan tâm chỉ đạo và tìm nguồn tài chính phục vụ cho công tác này. Các nguồn trang bị chủ yếu như sau;

- Cha mẹ trang bị cho trẻ; ngay tư đầu năm học nhà trường đã đưa ra quy cách của 1 số đồ chơi, đồ dùng cá nhân cha mẹ cần trang bị cho trẻ. Phần này chiếm khoảng 10% thông tư 02 và chủ yếu là những đồ dùng, đồ chơi cá nhận của trẻ. Bên cạnh đó, để phục vụ các hoạt động hàng ngày, các nhóm, lớp thường xuyên kêu gọi sự đóng góp bằng nguyên vật liệu từ các cha mẹ trẻ cho các hoạt động của con.

Ví dụ: Để dạy cho trẻ hoạt động cắm hoa tặng mẹ. Cô giáo kêu gọi cha mẹ ủng hộ các con hoa, đồng thời cô giáo cũng hái thêm nhiều lá phụ cho con trải nghiệm. Những hoạt động này cha mẹ trẻ vơ cùng hưởng ứng và háo hức đón chờ kết quả của con trải nghiệm tại lớp.

- Nhà trường đầu tư thay thế những thiết bị dùng chung đã cũ hỏng; Với nguồn kinh phí hạn hẹp, tơi dựa trên kết quả kiểm kê hàng năm để có kế hoạch mua sắm bổ xung đồ dùng dùng chung theo thông tư 02 đã cũ, hỏng. Việc này khó thực hiện tập trung từ đầu năm học mà phải giàn trải trong các tháng của năm học do kinh phí chính từ nguồn học phí để lại của các tháng.

- Giáo viên tự sưu tầm, tự tạo; Đây là hoạt động rất thường xuyên của giáo viên các lớp. Tuy nguồn kinh phí hạn hẹp nhưng các nguyên liệu, đồ dùng để trẻ trải nghiệm được giáo viên các lớp sưa tầm rất nhiều như; sỏi, vỏ sò, vỏ ốc, hạt gấc, hạt na, vỏ hộp, quả thông, khúc cây dài, thân cây cưa mòng, lá cây theo mùa, giấy vụ, giấy vò, giấy dạng dây xoắn....

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<small> Hình ảnh: Trẻ hoạt động tạo hình lọ hoa tại lớp Mẫu giáo nhỡ 4B </small>

<small>Hình ảnh trẻ chơi với đồ dùng tự tạo tại góc chơi của lớp</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

4. Biện pháp 4: Tổ chức thực hiện. a. Đối với kế hoạch của nhà trường.

Kế hoạch hoạt động trải nghiệm của nhà trường được tổ chức thực hiện như sau;

Bước 1: Căn cứ hoạt động được xây dựng trong kế hoạch công tác tháng của kế hoạch năm học Ban giám hiệu xác định thời gian và quy mô tổ chức cụ thể của từng hoạt động trải nghiệm. Ban giám hiệu tiến hành hội ý cùng các tổ trưởng chuyên môn, thảo luận xác định thời gian, quy mơ và hình thức tổ chức các hoạt động, dự kiến phân công nhiệm vụ và dự kiến kinh phí thực hiện, các nguồn kinh phí. Sau khi thống nhất, BGH xây dựng kế hoạch cụ thể.

Ví dụ: Kế hoạch tổ chức ngày hội thể dục thể thao được xây dựng trong kế hoạch năm học là tháng 04 năm 2023. Nhưng do giai đoạn đó thời tiêt mưa nhiều khơng thích hợp tổ chức các hoạt động thể thao ngoài trời, vì vậy thời gian thực hiện được xác định lại cụ thể là ngày 14./05/2023. Nội dung các hoạt động của “Ngày hội thể thao” cũng được xác định cụ thể như sau; Có 02 nội dung thi đấu ở mỗi độ tuổi là nội dung cá nhân và nội dung tập thể.

Bước 2: Công bố kế hoạch tổ chức, phân công nhiệm vụ cụ thể của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Kế hoạch tổ chức các hoạt động lễ hội hoặc trải nghiệm của nhà trường được công bố cùng kế hoạch năm học trong Hội nghị công chức viên chức của nhà trường và công khai cụ thể với Đại diện Hội cha mẹ học sinh trương cuộc họp với ban đại diện ngay từ đầu năm học.

Mỗi hoạt động trải nghiệm sẽ được công bố, triển khai cụ thể tới các ban, bộ phận, tổ, người phụ trách bằng văn bản. Giáo viên lắng nghe và trao đổi về những nội dung chưa rõ hoặc chưa hiểu, sau đó thống nhất để đi vào thực hiện. Đồng thười kế hoạch của mỗi hoạt động sẽ được xây dựng vắn tắt và công khai, thông báo tới cha mẹ học sinh trên nhóm Zalo, trên trang Wed hoặc trang Facebook của nhà trường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<small> Hình ảnh thơng báo cơng khai 1 số hội thi trên trang Facebook của trường. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<small>Kế hoạch tổ chức Ngày hội đến trường và Tết Trung thu được công bố trên trang Facebook của trường mầm non Hoa Hồng </small>

<small>Thông báo kế hoạch tổ chức Hội Xuân </small>được công bố trên trang Facebook

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Bước 3: Công tác chuẩn bị các điều kiện.

Đê thực hiện một hoạt động trải nghiệm thăm quan hoặc lễ hội thì cơng tác chuẩn bị các điều kiện cũng vô cùng công phu, điều này đòi hỏi kế hoạch phải chi tiết tỉ mỉ, phân công nhiệm vụ phải cụ thể đúng người để cơng tác chuẩn bị có thể diễn ra nhanh và hiệu quả.

Ví dụ: Hoạt động “Hội xuân”. Nội dung cần chuẩn bị:

- Thi văn nghệ;

+ Mỗi lớp cần tập luyện 1 tiết mục tham gia thi, nhạc cho tiết mục văn nghệ, trang phục.

+ Nhà trường chuẩn bị sân khấu, loa đài, ghế cho trẻ ngồi dự, bàn chấm điểm của Ban giám khảo, mời phụ huynh tham gia ban giám khảo, giải thưởng.

+ Kinh phí in phơng, trang trí phơng, kinh phí th loa đài, kinh phí trao thưởng cho các lớp.

- Trải nghiệm gói bánh chưng;

+ Mỗi lớp chọn 1 giáo viên và mười 01 phụ huynh tham gia, chuẩn bị tập luyện, đồ dùng đựng nguyên liệu, trang phục cho trẻ.

+ Nhà trường; chuẩn bị không gian tổ chức, nguyên liệu cho các lớp,

+ Nhà trường; không gian hội chợ xuân, các gian hang dân gian, sân khấu văn nghệ, loa đài và đội múa lân, tổ chức các không gian chơi trải nghiệm.

+ Kinh phí: Đồ dùng dựng các gian hàng, sân khấu, thuê loa đài, thuê múa lân, mua đồ dùng cho trẻ trải nghiệm, q tặng học sinh có hồn cảnh khó khăn.

Ví dụ: Hoạt động “Lễ Hội các con vật đáng yêu”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

- Văn nghệ thời trang;

+ Mỗi lớp chuẩn bị 02 bộ trang phục của 1 con vật và tập cho trẻ biểu diễn thời trang với linh vật hoạt náo. Đăng ký con vật mà lớp biểu diễn với đồng chí phụ trách để các lớp khỏi bị trùng lặp.

+ Khối 4 tuổi chuẩn bị 02 tiết mục, khối 4 tuổi chuẩn bị 01 tiết mục, khối 3 tuổi 01 tiết mục ca múa.

- Khu vườn thú:

+ Mỗi tổ chịu trách nhiệm chuẩn bị 01 loại thú để trưng bày và lồng, chuồng trại chưng bày. Nhà trường quy hoạch khu vực trưng bày, các tổ trưng bày theo khu vực nhà trường quy định (Tìm hiểu, liên hệ để mượn, nếu không mượn được mà cần mua hay thuê phải làm dự toán báo cáo BGH). Khi trưng bày, mỗi tổ cử 02 giáo viên ra để quản lý, nhắc nhở trẻ tại khu vực của tổ mình, tránh để ảnh hưởng đến động vật được trưng bày và đảm bảo an toàn cho trẻ. Cụ thể:

Tổ 5 tuổi: Các con vật sống trong rừng. Tổ 4 tuổi: Các loại chim

Tổ 3 tuổi: Các con vật nuôi trong gia đình Tổ Nhà trẻ: Các con vật sống dưới nước.

+ Đồ dùng trang trí: Cổng trào kho vườn thú, sân khấu khu trưng bày, các con vật trang trí sân khấu, 04 con vật cầm biển tên các khu trưng bày, tên các con vật ở các khu chuồng, một số khung hình con vật để trẻ chụp ảnh. Cỏ trải đường. Chậu hoa cây cảnh. Đồ ăn của các con vật.

- Kinh phí:

+ Trang phục thời trang của các lớp, và trang phục văn nghệ do Hội cha mẹ học sinh hỗ trợ.

+ Trang phục của linh vật hoạt náo trang trí phơng 02 khu sân khấu, làm các con vật trưng bày bằng composit từ kinh phí nhà trường.

+ Cỏ trải đường lấy từ cỏ khu vui chơi, cây hoa trang trí vận dụng của các lớp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<small>Hình ảnh: Giáo viên lên xe tải đi đón các con vật từ chuồng nuôi về trường để trưng bày tại khu vườn thú</small>.

<small>Hình ảnh: Giáo viên đưa các con vật vào khu trưng bày</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<small>Hình ảnh: Đưa các con vật từ khu trưng bày về các chuồng trại sau khi kết thúc Lễ hội</small>.

Hình ảnh chuẩn bị sân khấu thi văn nghệ tại Hội xuân.

Bước 4: Tổ chức thực hiện.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Dựa trên kế hoạch đã đề ra, Nhân sự thực hiện các nhiệm vụ tại các địa điểm và theo thời gian đã quy định dựa trên các đồ dùng đã chuẩn bị. Các thành viên trong Ban giám hiệu triển khai, giám sát mảng nội dung mà mình được phân cơng, xử lý các tình huống xảy ra để đảm bảo hoạt động lễ hội hoặc tham quan được thực hiện theo đúng thời gian, hình thức tổ chức, mục đích.

Nhưng vấn đề phát sinh trong q trình tổ chức, cần thiết phải thảo luận, Ban giám hiệu hội ý nhanh, hiệu trưởng quyết định phương án thực hiện. Nếu Hiệu trưởng khơng có mặt thì Phó hiệu trưởng được giao phụ trách quyết định.

Ví dụ: Khi triển khai tổ chức lễ hội “Các con vật đáng yêu”, tổ mẫu giáo 5 tuổi được chủ trang trại dê cho biết nếu làm chuồng cao 0,8 -1m khả năng dê có thể nhảy ra, vì vậy phải thay chuồng dê. Nắm bắt được thơng tin đồng chí Phó hiệu trưởng báo cáo Hiệu trưởng để cho phương án giải quyết. Sau khi hội y nhanh, đồng chí Hiệu trưởng thống nhất phương án lấy 2 lều dân gian mái lá quay mặt vào nhau làm chồng dê. Mua lưới thép mỏng quây kín chuồng đến mái để tránh trường hợp dê có thể nhảy ra.

<small>Hình ảnh: Trẻ liên hoan Butfer dịp khai giảng </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Hình ảnh trẻ biểu diễn văn nghệ tại hội xuân năm 2023

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

Hình ảnh trẻ tham gia lễ hội Giáng sinh năm 2022.

Hình ảnh của Lễ hội các con vật đáng yêu

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<small>Hình ảnh trẻ thăm quan nhà truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam</small>

Hình ảnh trẻ thăm các chú bộ đội trên thao trường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<small>Hình ảnh con thăm quan phòng trưng bày tác phẩm tiêu biểu của cuộc thi viết “Bác hồ với Nam Định, Nam Định với Bác Hồ” </small>

Hình ảnh trẻ thăm trường tiểu học Nguyễn Tất Thành

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<small>Hình ảnh “Ngày hội thể dục thể thao” </small>

Bước 5: Kết thúc, rút kinh nghiệm.

Mỗi hoạt động đều phải được đánh giá nhận xét sau khi thực hiện để rút ra những nội dung cần điều chỉnh khi thực hiện những hoạt động tương tự tiếp theo. Viêc tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hình thức tham quan, lễ hội cũng thế. Sau mỗi lần tổ chức, Ban giám hiệu cùng thảo luận để đưa ra cuộc họp những ưu điểm, kết quả đạt được, đánh giá hiệu quả của các ban, bộ phận, các cá nhân, ghi nhận những kết quả tốt, các cá nhân nhiệt tình sáng tạo hồn thành tốt nhiệm vụ đồng thời cũng nêu gia những hạn chế, cá nhân hạn chế. Phân tích về tinh khách quan, chủ quan của những hạn chế đồng thời thảo luận, nên ra các giải pháp khắc phục nếu tổ chức các hoạt động tương tự trong thời gian tiếp theo. Các cá nhân phản hồi ý kiến của Ban giám hiệu (nếu có). Hiệu trưởng kết luận, rút ra bài học kinh nghiệm, tuyên dương, ghi nhận nhưng tổ, bộ phận cá nhân làm tốt.

b. Đối với kế hoạch hoạt động trải nghiệm của tổ chuyên mơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm của tổ chuyên môn cũng được thực hiện tương tự hoạt động của nhà trường nhưng với quy mô nhỏ hơn. Kế hoạch chỉ được thực hiện khi được nhà trường phê duyệt. Hiệu trưởng phân cơng 1 đ/c hiệu phó phụ trách, chỉ đạo, giám sát, chịu trách nhiệm cho hoạt động trải nghiệm ở quy mơ tổ. Đ/c Hiệu phó phụ trách trực tiếp báo cáo xin ý kiến hiệu trưởng những vấn đề phát sinh và báo cáo kết quả sau khi tổ chức xong hoạt động trải nghiệm mình được phụ trách.

<small> Hình ảnh: Trẻ thăm quan nhà văn hóa khu phố </small>

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×