Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

skkn quản lý mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.76 MB, 53 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ 24 - 36 tháng

I/ Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến

Giáo dục mầm non nói riêng và giáo dục nói chung là một trong những nhiệm vụ quan trọng và rất cần thiết đến sự phát triển của đất nước. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này thì gia đình và nhà trường là những mơi trường giáo dục có tác động lớn đối với sự phát triển của trẻ. Gia đình chính là trường học đầu tiên để tạo ra nhân cách của trẻ. Cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên của trẻ. Khi trẻ lần đầu tiên đến trường, trẻ gặp rất nhiều bỡ ngỡ, mỗi người thầy, người cô trở thành những người mẹ thứ hai của trẻ. Chính vì thế gia đình và nhà trường phải kết hợp giáo dục, uốn nắn những nhân cách ban đầu, dần đưa trẻ tiếp cận với tri thức của nhân loại, giáo dục trẻ trở thành một công dân tốt và có ích cho xã hội.

Đối với trẻ mầm non, giáo dục phát triển nhận thức là một trong bốn lĩnh vực quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ. Theo các chuyên gia tâm lý, trong những năm tháng đầu đời, trẻ có những cột mốc phát triển rất quan trọng về khả năng nhận thức mà chúng ta không thể bỏ qua. Bác sĩ Thái Thanh Thủy - trưởng khoa tâm lý, bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết: “Nghiên cứu khoa học cho thấy, từ 1-3 tuổi, đặc biệt thời điểm 18 tháng tuổi là giai đoạn quan trọng nhất cho việc phát triển khả năng nhận thức của trẻ”. Nói cách khác giai đoạn trẻ từ 1 - 3 tuổi là giai đoạn phát triển tột đỉnh khả năng nhận thức của trẻ.

Sự phát triển khả năng nhận thức của trẻ thể hiện thơng qua sự phát triển của trí nhớ, khả năng tập trung; óc sáng tạo; trí tưởng trượng; tính tò mò và khả năng suy luận. Lúc này, trẻ nhớ được nhiều loại đồ vật khác nhau và trình tự sinh hoạt hàng ngày. Khi 3 tuổi, trẻ có thể nhớ được và hát được những bài đồng dao dài. Trẻ cũng giỏi bắt chước và giàu trí tưởng tượng, thích khám phá, tìm hiểu sự vật và bắt đầu hiểu được những khái niệm tương phản, thời gian. Trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

giai đoạn này trẻ cũng biết xây dựng các mối liên hệ giữa “kinh nghiệm” và

“thơng tin” để giải quyết tình huống.

Sự phát triển trí não của trẻ trong giai đoạn 1-3 tuổi mang một ảnh hưởng lâu dài trong việc giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ và tư duy, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình học hỏi sau này. Chúng ta cần làm gì để giúp trẻ phát triển nhận thức? Nhận thức ở trẻ là một quá trình học hỏi từ việc tiếp nhận thơng tin qua các giác quan cho đến giải quyết vấn đề. Trẻ nhận thức thông qua 5 giác quan, thông qua các trải nghiệm và tự giải quyết các vấn đề. Vì vậy, để giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức, chúng ta cần có phương pháp giáo dục khoa học. Những phương pháp giáo dục của cha mẹ và giáo viên trong giai đoạn này cũng đóng vai trị rất quan trọng giúp trẻ phát triển tối đa khả năng nhận thức. Lúc này, chúng ta cần tích cực tham gia vào các trị chơi cùng bé, đồng thời giúp bé tìm hiểu về thế giới xung quanh thông qua việc vui chơi, để bé trải nghiệm, phát huy tư duy và tính sáng tạo.

Ở lứa tuổi này, trẻ bắt đầu đến trường, bắt đầu được tham gia hoạt động phát triển nhận thức có sự chỉ dẫn của giáo viên. Vì vậy, giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ ở lứa tuổi này gặp một số khó khăn.

Là một giáo viên mầm non, đặc biệt là giáo viên phụ trách trẻ trong độ tuổi 24 - 36 tháng, tôi ln trăn trở phải làm thế nào để có thể giáo dục nhận thức trẻ một cách hiệu quả nhất.

Đứng trước một số hiện thực khó khăn như vậy, tơi đã tìm tịi suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu để tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ 24 - 36 tháng. Vì vậy, tơi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ 24 - 36 tháng”

II/ Mô tả giải pháp

1. Mô tả giải pháp kĩ thuật trước khi tạo ra sáng kiến

Năm học 2022 - 2023, tôi được phân công phụ trách lớp nhà trẻ 24 - 36 tháng. Hằng ngày, được trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ, thường xuyên quan sát và điều tra trên trẻ giúp cho tôi nhìn nhận chính xác được về tình trạng thực tiễn

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

của lớp mình, từ đó, đưa ra các hoạt động điều chỉnh đến từng cá nhân trẻ. Tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ địi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị đầy đủ kĩ càng từ việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, xây dựng kế hoạch đến tổ chức hoạt động (Cần chuẩn bị những gì? Xây dựng kế hoạch tổ chức những hoạt động gì? Trong chủ đề nào? Chơi tự do, hay trong hoạt động có chủ đích? Phải chuẩn bị những đồ dùng, đồ chơi nào?...). Thực tế cho thấy, việc tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ nhà trẻ còn rất nhiều hạn chế. Giáo viên vẫn chưa biết cách tận dụng đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động, chưa chuẩn bị các hoạt động nào sẽ cho trẻ thực hiện, việc nhận biết về thế giới xung quanh của trẻ thì vơ cùng rộng lớn. Trẻ 24 - 36 tháng đa phần là mới đến trường, mọi hoạt động của trẻ còn mang tính tự phát, trẻ đang trong giai đoạn tiền “khủng hoảng tuổi lên ba”, cái tôi cá nhân của trẻ rất cao, trẻ thích làm những gì trẻ muốn, khơng thể gị ép trẻ theo một khn mẫu nhất định. Vì vậy, ở lứa tuổi này, việc phát triển nhận thức cho trẻ gặp rất nhiều khó khăn. Muốn trẻ tập trung chú ý, bắt buộc giáo viên phải thiết kế ra các hoạt động phù hợp và lôi cuốn trẻ. Với trẻ 24 - 36 tháng, hoạt động với đồ vật chính là hoạt động chủ đạo, nó có vai trị quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Thông qua các hoạt động, trẻ được hoạt động với đồ vật nhiều hơn, linh động hơn và thực tế hơn. Trẻ lĩnh hội, nhận thức về thế giới quan một cách tự nhiên. Thông qua hoạt động giáo dục nhận thức, trẻ nhận biết về bản thân và thế giới xung quanh một cách tự nhiên và hiệu quả nhất. Giáo dục nhận thức cho trẻ có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi và tập trung nhất trong hoạt động có chủ đích và hoạt động góc.

Thực tế cho thấy mỗi trẻ có khả năng nhận thức khác nhau. Có trẻ nhận thức rất nhanh những nội dung giáo viên truyền tải. Nhưng bên cạnh đó, có những trẻ khơng chịu để ý và lĩnh hội những kiến thức mà giáo viên cung cấp. Do đó, hoạt giáo dục nhận thức vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả cao.

Một thực tế nữa là trẻ 24 - 36 tháng rất ham học hỏi, cái gì trẻ cũng muốn biết, muốn hỏi, và khi hỏi, trẻ mong muốn người lớn phải trả lời luôn. Tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ để theo dõi trẻ và nắm bắt được những tâm tư suy nghĩ của trẻ: Trẻ có hứng thú với cái

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

gì? Và làm thế nào để có thể cho trẻ lĩnh hội được một các tự nhiên, hiệu quả nhất về bản thân và thế giới xung quanh. Việc lên kế hoạch, hình thức tổ chức, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, đặt ra mục tiêu cụ thể trước khi cho trẻ hoạt động đều được tôi nghiên cứu một cách tỉ mỉ.

Ngay từ đầu năm học, tơi đã tiến hành khảo sát về tình trạng nhận thức của trẻ tại lớp mình phụ trách, khảo sát về thực trạng của giáo viên tổ nhà trẻ trong hoạt động giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ vào tháng 9/2022 và thu được kết quả sau:

Bảng 1: Khảo sát về tình trạng nhận thức đầu năm học (tháng 9/2022)

Từ kết quả khảo sát tình trạng thực tế trên, tơi thấy khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết bằng những câu đơn giản cả trẻ còn thấp chỉ đạt loại Khá là 15 % (3/20 trẻ), đạt trung bình là 25 % (5/20 trẻ) và chưa đạt là 60% (12/20 trẻ), có hiểu biết cơ bản về bản thân và thế giới xung quanh chỉ đạt loại Tốt là 10% (2/20 trẻ), Khá 15 % (3/20 trẻ), đạt trung bình là 25 % (5/20 trẻ) và chưa đạt là 50% (10/20 trẻ). Sự nhạy cảm của các giác quan đạt

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Như vậy, từ kết quả khảo sát trên có thể thấy tình trạng nhận thức của trẻ lớp tơi phụ trách là cịn thấp. Để nâng cao chất lượng giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ, tôi cần điều chỉnh, bổ sung thêm đồ dùng, đồ chơi phù hợp cho trẻ, nhằm giúp trẻ, lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động giáo dục phát triển nhận thức.

Ngoài ra, tơi cịn tiến hành khảo sát thực trạng của 8 giáo viên của tổ nhà trẻ trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ 24 - 36 tháng vào đầu năm học (tháng 9/2022) và thu được bảng sau

Bảng 2: Khảo sát thực trạng giáo viên trong việc tổ chức hoạt động giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ 24 - 36 tháng

(Khảo sát 8 giáo viên tổ Nhà trẻ vào tháng 9/2022)

- Giáo viên biết xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển nhận

- Giáo viên biết sáng tạo đồ dùng, đồ chơi giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ 24 - 36 tháng

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Từ kết quả khảo sát có thể thấy, thực trạng tổ chức giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ của 8 giáo viên trong tổ cịn chưa cao. Có 2 - 3 giáo viên (25 - 37,5 %) là đạt loại tốt các nội dung khảo sát. Có 3 - 4 giáo viên (37,5 - 50 %) đạt loại Khá. Có 1 - 3 /8 giáo viên (12,5 - 37,5 %) đạt ở mức độ trung bình.

Từ thực trạng khảo sát trên trẻ, khảo sát giáo viên trong tổ của mình và thực tế trường lớp, một câu hỏi được đặt ra là tơi cần phải làm gì để nâng cao chất lượng giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ 24 - 36 tháng?

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

Bằng sự tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, trên cơ sở thực tế nghiên cứu, tôi đã xây dựng và sử dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ như sau:

Biện pháp 1:Tạo môi trường để trẻ được phát triển nhận thức mọi lúc mọi nơi.

Mơi trường có ý nghĩ vơ cùng to lớn trong sự phát triển toàn diện của trẻ nói chung và phát triển nhận thức cho trẻ nói riêng. Mơi trường là những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến mọi hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Nó chính là yếu tố quan trọng góp phần đạt dc các mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Nó bao gồm mơi trường vật và mơi trường xã hội:

Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, là không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ chính là mơi trường vật chất trong trường mầm non. Chính mơi trường vật chất này đã tạo cho trẻ những cơ hội tốt để trẻ được thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển tồn diện các mặt thể chất, ngơn ngữ, nhận thức, thẩm mĩ, tình cảm kĩ năng xã hội.

Để tạo được môi trường vật chất tốt cho trẻ, tôi tiến hành trang trí, thiết kế các góc hoạt động của trẻ theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm” như trang trí các góc có nhiều bài tập mở, linh hoạt trong việc cho trẻ tự lấy và cất đồ dùng đị chơi, có ko gian để trưng bày sản phẩm, trẻ có nhiều cơ hội hoạt động tích cực, các góc chơi khơng cịn mang tính hình thức trang trí, minh họa. Để làm được điều này, tơi tích cực làm đồ dùng đồ chơi tự tạo tại góc bế em, góc sách truyện, … để trẻ dễ dàng tiếp cận với đồ chơi và được chơi theo ý thích của mình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Ví dụ ở góc bế em, trẻ rất hứng thú chơi trò chơi bán hàng với những mặt hàng (bánh, kẹo, đồ ăn… tự tạo). Hay ở góc sách truyện, trẻ thoải mái lựa chọn xem và thao tác với bộ sách tìm hiểu về môi trường xung quanh. Và thông qua các thao tác trực tiếp trên các góc trang trí, trẻ được tham gia bằng tất cả các giác quan (nghe, nói, nhìn, sờ…) phát triển sự nhạy cảm của các giác quan.

Các bé lớp A1 tích cực tham gia hoạt động góc

Trẻ thích thú xem bộ sách tìm hiểu mơi trường xung quanh

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Trẻ được thường xuyên chơi, quan sát, thực hành, phát triển khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết bằng những câu đơn giản, có một số hiểu biết cơ bản về bản thân và thế giới xung quanh… đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu phát triển nhận thức cho trẻ 24 - 36 tháng trong chương trình giáo dục mầm non.

Các bé lớp A1 đang nắp nút chai cho các phương tiện giao thơng

Ngồi việc tạo mơi trường vật chất cho trẻ tích cực hoạt động, tơi cịn tạo mơi trường xã hội đặc biệt cho trẻ. Bằng cách tạo các mối quan hệ và tương tác giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với những người xung quanh. Đây là mơi trường vừa mang tính chất sư phạm vừa mang tính chất gia đình. Trẻ được tương tác nhiều với giáo viên, với bạn bè, với những người xung quanh. Đối với trẻ càng bé, việc rèn luyện các kĩ năng nhận biết trẻ gặp nhiều khó khăn, trẻ rất mau chán và cũng rất mau quên. Có những kĩ năng chúng ta dạy trẻ ngày hôm nay, nhưng đến ngày mai là trẻ có thể qn ln. Vì vậy, tơi đã suy nghĩ và tạo ra thật nhiều cơ hội cho trẻ thực hành những kĩ năng đó. Việc tạo nhiều cơ hội cho trẻ thực hành khơng có nghĩa là ngày nào cũng bắt trẻ thực hiện đi, thực hiện lại một kĩ năng nào đó, mà thơng qua hoạt động hằng ngày của trẻ, tôi tạo điều kiện cho trẻ có thể phát triển nhận thức mọi lúc, mọi nơi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Ví dụ: trong hoạt động đón trẻ tơi có thể hỏi trẻ “Đây là cái gì? Chiếc áo của con có màu gì? Ai mua cho con nhỉ? Thơng qua việc trị chuyện với trẻ, một cách tự nhiên, trẻ có nhận thức về chiếc áo mà trẻ mặc: tên gọi, màu sắc…

Trẻ trả lời cô tên gọi, màu sắc chiếc áo trẻ đang mặc trong giờ đón trẻ Khi trẻ uống nước, tơi cũng trị chuyện với trẻ về chiếc cốc, trẻ rất hứng thú trả lời các câu hỏi của cơ giáo. (Cái gì đây nhỉ? Chiếc cốc này dùng để làm gì? Khi bị rơi xuống đất cốc có bị vỡ khơng? Vì sao nhỉ?)

Trẻ trả lời cô cái cốc khi trẻ lấy cốc uống nước

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Khi trẻ được trực tiếp tham gia khám phá mơi trường trong chính lớp học và ngồi lớp học của mình, trẻ có cảm giác thích thú khi tìm hiểu về thế giới xung quanh mình.

Trẻ khám phá mơi trường xung quanh trong hoạt động ngồi trời

Trẻ tìm hiểu và chơi với mơ hình ơ tơ dưới sân trường

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Trẻ quan sát và cho bạn Hươu sao ăn lá cây

Việc tạo môi trường để trẻ được phát triển nhận thức mọi lúc mọi nơi đã giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo, hình thành những kĩ năng cần thiết cho cuộc sống, trẻ được tham gia một cách tích cực, chủ động và độc lập hơn nữa trong quá trình khám phá thế giới xung quanh, được thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tự khám phá một cách tích cực, chủ động để trải nghiệm và phát triển, phát huy tối ưu những tiềm năng sẵn có của bản thân.

Biện pháp 2: Sáng tạo và sử dụng hiệu quả một số đồ dùng đồ chơi nhằm tạo hứng thú cho trẻ trong các hoạt động phát triển nhận thức

Đối với trẻ 24 - 36 tháng, việc giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ có đạt hiệu quả cao hay không phụ thuộc rất nhiều vào hứng thú tham gia hoạt động của trẻ. Trẻ thích thú tham gia hoạt động thì mới lĩnh hội được các kiến thức về bản thân và môi trường xung quanh. Trẻ tự giác hoạt động với các đồ vật, đồ chơi, dần hình thành những kĩ năng nhận biết cho trẻ. Các giác quan của trẻ được sử dụng để nhận biết về thế giới xung quanh. Một câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để tạo được hứng thú cho trẻ? Ngoài khả năng sư phạm khéo léo, nhẹ nhàng của giáo viên, tôi đã sử dụng những cách sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Trẻ rất hay tị mị về những gì mới và lạ, trẻ dễ bị thu hút bởi những đồ chơi đẹp, bắt mắt… Vì vậy, ngồi việc sử dụng những vật thật cho trẻ khám phá tìm tịi, tôi đã lên kế hoạch làm một số đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải nhằm tạo hứng thú cho trẻ trong các hoạt động phát triển nhận thức.

Để thực hiện tốt biện pháp này, tôi chủ động nghiên cứu kĩ về đặc điểm nhận thức của trẻ, để từ đó lên kế hoạch cụ thể theo từng chủ đề, từng tuần, từng ngày và từng hoạt động. Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn tôi tận dụng những nguyên vật liệu ở dạng phế liệu sẵn có ở địa phương như: Thùng catton, xốp, đĩa video cũ, giấy báo có trang bìa quảng cáo, chai nhựa, vỏ hộp sữa, sữa chua, vỏ ngao, khối gỗ, nhựa mex … tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo an tồn, khơng gây độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ. Tơi dùng bìa cát tơng, vỏ hộp sữa, bình nhựa làm ra một số đồ dùng trong gia đình như: Nồi cơm điện, máy xay sinh tố, ấm trà, giỏ, bàn ghế, mũ, tủ lạnh, máy giặt... Đặc biệt, việc chuẩn bị đồ dùng cần phải phù hợp với nội dung chủ đề.

Ví dụ: Chủ đề “Mẹ và những người thân u của bé” tơi chuẩn bị bìa cát tơng, vỏ hộp sữa, các vỏ hộp nhựa để làm các đồ dùng gia đình cho trẻ hoạt động.

Qua quá trình hoạt động với những đồ chơi tự tạo đó, trẻ lĩnh hội được những kiến thức cơ bản về các đồ dùng, đồ chơi trong gia đình và hiểu được cơng dụng của chúng.

Ví dụ: Khi trẻ thao tác với đồ chơi nấu ăn, trẻ hiểu được đặc điểm công dụng của chúng như bát để ăn cơm, nồi để nấu cơm canh, máy giặt để giặt quần áo, tủ lạnh để đựng đồ ăn.

Ở chủ đề “Đồ chơi của bé” khi dạy trẻ nhận biết 2 màu xanh và đỏ, tơi đã làm những mơ hình ơ tơ bằng bìa catong cho trẻ chơi và nhận biết màu sắc, đặc điểm của ô tô (màu xanh hay màu đỏ, ơ tơ có những bộ phận gì?...)

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Trẻ chơi với mơ hình ơ tơ màu xanh, màu đỏ

<small> </small>Ở chủ đề “Bé có thể đi khắp nơi bằng phương tiện gì”, tơi nghiên cứu làm và sưu tầm những đồ chơi về mơ hình các phương tiện giao thơng: tàu hỏa, thuyền buồm, xe xích lơ, ca nơ máy bay, cột đèn giao thông, đèn cao áp… bằng vỏ hộp, vỏ chai, ống mút, thìa nhựa…

Trẻ tìm hiểu mơ hình ngã tư đường phố

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Bé Hoàng Anh và Minh Hiếu đang chơi với các PTGT

Đồ chơi lạ mắt được làm từ những vật liệu quen thuộc làm kích thích tính tị mị của trẻ, lơi cuốn trẻ tham gia hoạt động tìm tịi, khám phá, từ đó trẻ dễ dàng tiếp thu những kiến thức mà tôi cần truyền đạt.

Tạo ra một số bộ đồ dùng, đồ chơi phát triển nhận thức cho trẻ.

Ngoài những đồ dùng, đồ chơi trên, tơi cịn làm riêng bộ đồ dùng đồ chơi phát triển nhận thức cho trẻ.

Bộ đồ chơi chiếc hộp kì diệu

Bằng việc tận dụng một thùng xốp nhỏ, vải dạ, vỏ probi, cúc… tôi đã thiết kế bộ đồ chơi chiếc hộp kì diệu

Nguyên liệu: Một thùng xốp, gỗ, dao trổ, kéo, dạ màu, vỏ probi, keo nến, cúc màu, lưới nhỏ.

Cách làm: Tôi cắt và dán dạ đỏ xung quanh 4 mặt của chiếc hộp. Ở mỗi mặt sẽ thiết kế một trò chơi cho trẻ chơi. Ở mặt thứ nhất, tơi cắt mơ hình cây, quả xanh, quả đỏ. Ở mặt thứ 2, tôi dán các hộp probi theo đường dích dắc để trẻ thả bi vào. Dưới đáy tôi gắn một khay đỡ những viên bi rơi xuống. Mặt thứ 3 của chiếc hộp, tơi làm các mơ hình phương tiên giao thơng có gắn nắp chai, hình

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

ông mặt trời, mây để trẻ tháo lắp được. Mặt thứ 4, tơi cắt những hình học bằng vải, vải dạ… có dập lỗ xung quanh và những chiếc dây xâu. Lịng hộp rỗng, tơi dùng để đựng sách trong đó. Khi nào trẻ khơng muốn chơi nữa có thể lấy sách ra xem.

Trẻ chơi chiếc hộp kì diệu để nhận biết các hình khối và màu sắc

Cách chơi: Ở mỗi mặt khác nhau, trẻ sẽ có những trị chơi khác nhau. Mặt thứ nhất: trẻ dính quả cho cây, trẻ đọc tên quả, đọc tên màu sắc của quả, quả xanh được dán trên cây, quả đỏ chín thì được hái xuống. Mặt thứ 2 trẻ sẽ chơi trò chơi thả bi, thả cúc theo đường dích dắc, trẻ chọn và đọc tên bi có màu sắc cùng với đường dích dắc để thả vào. Dạy trẻ gọi tên và phân biệt màu sắc. Ở mặt thứ 3, trò chơi đọc tên và dán các phương tiện giao thơng, trẻ có thể vừa đọc tên các phương tiện giao thơng vừa vặn nắp chai có trên mơ hình phương tiện giao thơng. Mặt thứ 4, trẻ đọc tên các hình học cơ bản (vng, trịn, tam giác, chữ nhật), đọc màu sắc các hình, và sử dụng dây xâu để xâu viền quanh các hình.

Bộ sách tìm hiểu về mơi trường xung quanh

 Bộ sách tìm hiểu về phương tiện giao thơng:

Cách làm: cắt những hình phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy, ô tô mô hình giao thơng đường bộ, tàu hỏa, ca nơ thuyền buồm, tàu ngầm…, khinh

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

khí cầu, máy bay, trực thăng… bằng vải dạ, sử dụng ráp dính để trẻ có thể tháo ra, dính vào phù hợp với môi trường trên đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không.

 Bộ sách tìm hiểu về 4 mùa bé yêu:

Cách làm: Cắt và dính bằng vải dạ 4 gốc cây, cắt hoa, ông mặt trời, mây, tuyết, hoa, con vật phù hợp với 4 mùa trong năm. Nhiệm vụ của trẻ là tìm hình thích hợp để dính vào mỗi bức tranh sao cho phù hợp với 4 mùa: xuân hạ, thu, đông.

Tớ đang cho thỏ ăn cà rốt này

 Bộ sách những con vật bé u

Cách làm: Cắt những mơ hình con vật: tổ ong, thỏ, bò, cá, cua là những con vật sống trong gia đình, trong rừng, dưới nước và cơn trùng bằng vải dạ có dính ráp dính. Quyển sách gồm 4 trang. Trang 1: dính ong và tổ ong cho phù hợp. Trang 2: dính thỏ và cà rốt. Trang 3: dính những chú bò từ nhỏ đến to. Trang 4: Câu cá, cua, bạch tuộc bằng cần câu.

Bộ sách giúp trẻ tìm hiểu về mơi trường xung quanh một cách sinh động tự nhiên, trẻ hiểu được một năm có 4 mùa, gọi tên được 4 mùa trong năm, nói được: cây, hoa, lá, tuyết, màu xanh, màu đỏ, màu vàng. Trẻ biết được điểm của

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

các con vật, tên gọi của chúng, biết thỏ thích ăn cà rốt. Trẻ gọi tên con cá, con cua, con bạch tuộc, con cá ngựa, con bò, con thỏ. Bộ sách về các phương tiện giao thông giúp trẻ nhận biết gọi tên các phương tiện giao thông, biết được các phương tiện đó chạy ở đâu? (Đường bộ, đường sắt, đường thủy, hay đường hàng không)

A, con câu được cá rồi!

Bộ đồ chơi ghép tranh

Đây là bộ trị chơi có tính kích thích trẻ rất cao về trí nhớ, tưởng tượng, tư duy và nhận thức. Khi thiết kế bộ đồ chơi này tôi đã chú ý đến từng mức độ phát triển của trẻ từ mức độ thấp đến mức độ cao hơn để tránh sự nhàm chán của trẻ.

Mức độ một: Bộ ghép tranh miếng.

Với bộ đồ chơi này tôi vẽ các bức tranh trên nền nhựa mex, sau đó tơ màu và cắt bức tranh thành các miếng ghép đơn giản. Tranh ghép là những con vật gần gũi đối với trẻ như con: Con lợn, con cua, con vẹt, con voi. Là những con vật đại diện cho động vật nuôi trong gia đình, dưới nước, trong rừng và trên bầu trời. Mỗi bức tranh được chia làm bốn mảnh ghép, trẻ có nhiệm vụ lắp ghép các mảnh phù hợp để tạo ra bức tranh hoàn chỉnh. Việc lắp ghép này giúp trẻ

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

phát triển trí nhớ, rèn luyện sự khéo léo, trong quá trình lắp ghép trẻ phải nhớ được bức tranh vẽ gì? Và thứ tự các miếng ghép như thế nào để ghép được một bức tranh hoàn thiện.

Trẻ ghép tranh và nhận biết gọi tên các con vật

Mức độ hai, bộ ghép tranh theo chi tiết.

Trẻ hứng thú chơi ghép tranh chi tiết

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Ở bộ trị chơi này, trẻ vẫn thực hiện thao tác tìm và ghép tranh cho phù hợp ở mức độ cao hơn so với mức độ một. Khi thực hiện, trẻ sẽ phải nhớ xem bức tranh vẽ thiếu những bộ phận nào? Và tìm mảnh ghép thích hợp để ghép.

Mức độ 3: Bộ ghép tranh tư duy.

Trẻ chơi ghép tranh tư duy

Khi tham gia hoạt động này, trẻ phải có kiến thức về các hình học, màu sắc, rèn luyện trí nhớ tốt, óc phán đoán. Đây là mức độ cao nhất trong bộ ghép tranh giành cho trẻ 24 – 36 tháng. Thông qua bộ ghép tranh này củng cố lại cho trẻ những kiến thức về màu sắc như xanh lá cây, xanh lam, đỏ, vàng, hồng … và những kiến thức về hình học: hình vng, trịn, chữ nhật, tam giác… mở rộng ra là hình elip, hình lục lăng và hình tứ giác, hình trái tim, hình ngơi sao. Đây là những hình học quen thuộc mà trẻ thường xuyên được nhìn thấy trong cuộc sống hằng ngày.

Cách làm bộ đồ chơi ghép tranh

Vẽ tranh hoặc scan in màu, và dán lên miếng mếc 3 li. Sau đó lấy dao trổ cắt nhỏ thành nhiều mảnh với các hình dạng khác nhau để khi trẻ chơi, trẻ phải tư duy, phán đốn các vị trí đặt hình để tạo thành bức tranh hoàn chỉnh

Bộ đồ chơi lắp ghép hình

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Đối với trẻ 24 - 36 tháng, hoạt động với đồ vật chính là hoạt động chủ đạo của trẻ. Thông qua các thao tác trực tiếp với đồ vật, trẻ nhận thức được thế giới xung quanh của mình. Bộ đồ chơi lắp ghép chính là bộ đồ chơi giáo dục giúp trẻ khéo léo lên rất nhiều qua việc xác định vị trí để lắp ghép các hình xuyên qua cọc. Bộ đồ chơi lắp ghép hình gồm có

Các trẻ đang hứng thú với trị chơi lắp ghép hình

Bộ lắp ghép hình học: Giúp trẻ nhận biết được các hình học cơ bản: Hình vng, hình chữ nhật, hình trịn, hình tam giác.

Bộ lắp ghép hoa quả: Giúp trẻ phân biệt được một số loại quả gần gũi: Quả táo, quả xoài, quả dừa, quả cà…

Bộ lắp ghép các con vật: Giúp trẻ phân biệt được một số con vật gần gũi: Con cá, con mèo, con bướm, con gấu.

Bộ lắp ghép trang phục: Giúp trẻ phân biệt được một số trang phục gần gũi với trẻ: Quần, áo, váy, mũ.

Các bộ đồ chơi đều giúp trẻ phân được các màu cơ bản: Xanh, đỏ, vàng Cách làm: Vẽ các con vật, trang phục, hoa quả, hình học trên một miếng mếc (dày 3 ly) sau đó dùng dao trổ cắt theo hình đã vẽ rồi đục 2 lỗ đường kính 0.55cm cách nhau 1,5 cm. Sau đó, tơ màu cho hình vẽ bằng màu bột rồi phủ một

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

lớp sơn bóng. Cắt một miếng mếc (40 x 10 cm) đục lỗ cách nhau 1,5 cm và cắm những chiếc cọ trẻ đường kính 0.5cm.

Bộ đồ chơi xâu dây

Từ ý tưởng cho trẻ xâu vòng xâu hạt để rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, phát triển những kĩ năng cơ bản, khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết bằng những câu đơn giản, cung cấp những hiểu biết về thế giới xung quanh căn cứ vào mục đích: Tạo hứng thú cho trẻ trong các hoạt động nhận thức và phát triển các kĩ năng cho trẻ hơn là việc cung cấp kiến thức

Các bé đang chăm chú với trò chơi xâu dây

Bộ xâu dây được thiết kế mới lạ và có sức hấp dẫn trẻ cao. Thông qua hoạt động xâu dây, trẻ có thể ứng dụng được rất nhiều. Ở mỗi chủ đề, tôi lại nghĩ ra một hoạt động phù hợp. Ví dụ: Chủ đề cây và những bơng hoa đẹp có bộ đồ chơi xâu quả cho cây. Chủ đề những con vật bé yêu có bộ xâu cá cho bể, chủ đề mùa hè của bé có trị chơi xâu cúc cho áo.

Cách làm bộ đồ chơi xâu dây: Vẽ hình cây, áo, bể cá trên mếc 3 ly. Dùng dao trổ gọt theo hình bể cá, cây hay cái áo. Dùng khoan, khoan các lỗ trên vị trí sẽ xâu và viền xung quan, sau đó tơ màu bằng màu bột có xịt sơn bóng. Cịn cá, quả, hay cúc áo được làm rời từ những tấm mếc có tơ màu và khoan lỗ để xâu. Chuẩn bị đầy đủ dây xâu cho trẻ xâu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Bộ đồ chơi hộp thả hình

Nguyên liệu được làm là mếc dày 3 ly. Thiết kế là một hộp lục lăng có 6 mặt. Trên mỗi mặt đều được trổ những hình học quen thuộc, và những hình rời tương ứng. Khi tham gia trị chơi này, trẻ sẽ tìm những hình rời có hình dạng giống với hình được trổ trên cạnh bên của hộp và thả vào trong hộp.

Các bé lớp A1 đang hứng thú chới với bộ đồ chơi hộp thả hình

Chiếc hộp được thiết kế với 2 mặt đáy là những hình lục lăng. Mặt đáy trên được khoét lỗ tròn để trẻ cho tay vào hộp lấy những hình rời ra. Ngồi cơng dụng dùng để chơi thả hình, tơi cũng cho trẻ chơi ghép hình trên bộ trị chơi này bằng cách làm những hình học tương ứng có kích thước phù hợp với hình được trổ. Trẻ sẽ tìm hình học tương ứng để ghép vào các mặt bên một cách phù hợp.

Bộ đồ chơi: Ngôi nhà hình học

Bằng việc tận dụng những thùng bìa cat tông cũ, tôi đã nghĩ đến việc biến chúng thành một ngơi nhà hình học cho trẻ chơi. Việc đầu tiên là kiếm một bìa cat tơng đựng máy giặt hoặc tủ lạnh. Tôi cắt và dán để làm thành một ngôi nhà trẻ có thể chui ra, chui vào. Sử dụng đề can dán mái nhà, cửa ra vào và tường nhà để thu hút trẻ. Ở các cạnh tường của ngơi nhà, tơi trổ các hình học

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

gần gũi: vng, trịn, chữ nhật, tam giác, tứ giác, hình thoi. Khi tham gia trị chơi này, trẻ phải tìm được các hình học tương ứng, thả vào trong ngơi nhà hình học.

Các bé lớp A1 đang vui đùa cùng với ngơi nhà hình học

Được chơi trực tiếp với ngơi nhà hình học trẻ rất thích đặc biệt là trẻ 24 - 36 tháng. Trẻ đã có một số hiểu biết về các hình hình học nên trẻ rất hứng thú tham gia vào trị chơi. Ngồi u cầu trẻ thả hình, tơi có thể tổ chức cho trẻ đưa đồ qua các ơ cửa. Ví dụ “Đưa giúp cơ quả bóng qua ơ cửa hình tam giác nào! Trẻ sẽ lấy quả bóng nhỏ và tìm ơ hình tam giác để chuyển ra cho cô giáo”

Biện pháp 3: Nâng cao hiệu quả phát triển nhận thức cho trẻ thông qua các hoạt động

* Phát triển nhận thức cho trẻ thơng qua hoạt động có chủ đích

Ngồi tạo mơi trường cho trẻ, tơi cịn phát triển nhận thức cho trẻ qua các hoạt động giáo dục hằng ngày. Đặc biệt là thông qua các hoạt động có chủ đích như: Hoạt động nhận biết - tập nói (NBTN), nhận biết - phân biệt (NBPB) và hoạt động với đồ vật (HĐVĐV). Ở mỗi hoạt động có chủ đích, tơi đều nghiên cứu tỉ mỉ về nội dung cần dạy trẻ, hình thức dùng để dạy trẻ, đồ dùng cần chuẩn bị, và tiến hành như thế nào.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Ví dụ trong tiết nhận biết và tập nói đề tài: con chó, con mèo, con gà trống, con vịt con…tôi tiến hành 3 bước như sau:

Bước 1. Ổn định, gây hứng thủ cho trẻ và giới thiệu bài (tơi đã sử dụng hình thức cho trẻ xem phim, tôi cho trẻ xem một đoạn video phim kết hợp với bài hát liên quan đến các con vật sẽ định học để trẻ cũng cố lại kiến thức về các con vật, dẫn dắt trẻ vào chủ đề " Những con vật bé yêu " cũng như vào nội dung bài dạy. Ngoài ra, tơi cũng có thể cho trẻ nghe tiếng kêu của các con vật: tiếng vịt kêu, tiếng mèo kêu…sau đó hỏi trẻ tiếng kêu đó của con vật gì, từ đó hỏi trẻ về những kiến thức trẻ đã biết về con vật đó. (Cho trẻ nghe tiếng vịt kêu. Hỏi trẻ tiếng gì nhỉ? Chúng mình cùng tìm xem có phải con vịt khơng nhé? Các con thấy chú vịt như thế nào?...). Tơi cịn làm một số mơ hình cho trẻ quan sát để gây hứng thú. Ví dụ trong hoạt động NBTN “Con cá” tơi làm mơ hình thế giới đại dương cho trẻ quan sát, từ đó dẫn dắt vào bài mới. Trẻ được quan sát thế giới đại dương sinh động, hấp dẫn tạo hứng thú cho trẻ tham gia các hoạt động tiếp theo.

Trẻ thích thú quan sát mơ hình thế giới đại dương

Bước 2: Nội dung - Cung cấp cho trẻ những kiến thức về nội dung bài học thông qua câu đố, hình ảnh hay sử dụng vật thật.

Tơi thường sử dụng một số câu đố về con vật như:

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

+ Về con gà tôi dùng câu đố:

Đầu đội chiếc mũ đỏ Chân đi đôi giày vàng Cắt cao giọng gáy vang Giục trời mau mau sáng Là con gì? + Với con mèo tôi dùng câu đố:

Con gì hai mắt trong veo

Thích nằm sưởi nắng, thích trẻo cây cau + Với con vịt cơ dùng câu đố:

Ngồi ra, để gây hứng thú cho trẻ, trong mỗi tiết nhận biết - tập nói, tơi ln cố gắng sử dụng sự vật hiện tượng thật để trẻ có thể tiếp cận với đối tượng bằng tất cả các giác quan của mình.

Ví dụ: Trong tiết nhận biết - tập nói con chó, con mèo, quả cam, quả chuối… tôi cho trẻ quan sát con chó, con mèo, con vịt… hay quả cam, quả chuối, rau củ quả thật. Trẻ được trực tiếp sờ, tiếp xúc, quan sát… các đối tượng.

Khi trẻ tiếp xúc với chú mèo con, trẻ nói được tên gọi, đặc điểm, các bộ phận của chú mèo con - (con mèo, kêu meo meo, đầu mèo, mắt mèo, chân mèo, món ăn yêu thích là cá…)

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Trẻ thích thú quan sát con chó

Trẻ quan sát và trị chuyện về con mèo

Trẻ rất yêu thích động vật, nhất là những con vật nhỏ bé đáng yêu. Vì vậy, khi tơi sử dụng con chó con, con mèo, hay con vịt con thật cho trẻ quan sát, thì trẻ rất hứng thú khi tham gia hoạt động nhận biết - tập nói.

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×