Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Đồ Án Nhóm Đề Tài Những Phạm Trù Ngữ Pháp Phổ Biến.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 19 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂNKHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

MỤC LỤC

A) LỜI MỞ ĐẦU...2

1. Lí do chọn đề tài:...2

2. Mục đích nghiên cứu:...2

3. Đối tượng nghiên cứu:...2

4. Phương pháp nghiên cứu:...2

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>A) LỜI MỞ ĐẦU</b>

Theo các nhà nghiên cứu ngơn ngữ học thì điều khiến con người trở nên khác biệt và thông minh hơn so với các lồi động vật khác chính là nhờ vào ngơn ngữ. Vì ngơn ngữ là một tín hiệu đặc biệt của lồi người, nó được dùng làm phương tiện giao tiếp nhằm trao đổi tâm tư, tình cảm giữa con người với nhau. Bên cạnh đó, ngơn ngữ cũng trở thành một cơng cụ tư duy, đóng vai trị hình thành và diễn đạt tư tưởng của con người. Ngoài ra, ngơn ngữ cịn là một hệ thống với các yếu tố không tồn tại rời rạc, biệt lập mà có quan hệ chặt chẽ với nhau, quy định sự tồn tại và giá trị của nhau. Tuy nhiên, ngữ pháp lại là một cấu trúc ràng buộc về mệnh đề, cụm từ, từ của người nói hoặc người viết như các lĩnh vực âm vị học, hình thái học và cú pháp học. Trong đó ngữ pháp cịn có các quy tắc, quy luật, đặc tính của ngữ pháp và các quy tắc kết hợp từ tạo nên cụm từ và câu; các đơn vị, kết cấu và quan hệ ngữ pháp giữa các đơn vị đó. Và mỗi ngơn ngữ ở các quốc gia thì đều mang trong mình những ngữ pháp riêng biệt, chính vì điều ấy mà chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn về các phạm trù ngữ pháp để thấy rõ sự khác nhau đó thơng qua bài tiểu luận của nhóm chúng tơi.

<b>1. Lí do chọn đề tài:</b>

Phạm trù ngữ pháp là thể thống nhất của những ý nghĩa ngữ pháp đối lập nhau, được thể hiện ra ở những dạng đối lập. Và ngơn ngữ ở mỗi quốc gia đều có các dạng phạm trù ngữ pháp khác nhau. Để làm rõ điểm khác nhau đó về tiếng Việt với các ngơn ngữ khác, đặc biệt là so sánh giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Chính điều này là lý do nhóm chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu đề tài này.

<b>2. Mục đích nghiên cứu:</b>

Tìm hiểu, nghiên cứu về các phạm trù ngữ pháp trong tiếng Việt và tiếng Anh, nhằm giúp mọi người hiểu rõ, có cái nhìn tổng quan về phạm trù ngữ pháp.

<b>3. Đối tượng nghiên cứu:</b>

Các phạm trù ngữ pháp trong các ngôn ngữ điển hình trên thế giới (điển hình là tiếng Việt và tiếng Anh).

<b>4. Phương pháp nghiên cứu:</b>

Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.

2

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>B) NỘI DUNG</b>

<b>I)Khái niệm về Phạm trù ngữ pháp:</b>

Phạm trù ngữ pháp có tiền đề là từ ý nghĩa ngữ pháp. Ý nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa chung cho nhiều từ và do đó ta có thể khái qt hố các loại ý nghĩa ngữ pháp thành các phạm trù và gọi là phạm trù ngữ pháp. Tuy nhiên, không phải ở tất cả các ngôn ngữ, các loại ý nghĩa ngữ pháp nêu trên đều có thể được khái qt hố thành phạm trù ngữ pháp, nghĩa là khơng phải trong tất cả các ngơn ngữ đều có đầy đủ các phạm trù ngữ pháp hoặc có các phạm trù ngữ pháp giống nhau. Các ý nghĩa có quan hệ quy định lẫn nhau tuy đối lập với nhau, nhưng lại có điểm thống nhất với nhau, ví dụ số ít đối lập với số nhiều, nhưng chúng đều là những ý nghĩa về “số”. Loại ý nghĩa ngữ pháp chung bao trùm lên ít nhất hai ý nghĩa ngữ pháp bộ phận đối lập nhau như vậy chính là phạm trù ngữ pháp.

Thơng thường, ta có thể khẳng định sự tồn tại của một phạm trù ngữ pháp trong một ngơn ngữ nào đó trên cơ sở của 3 thơng số:

Loại ý nghĩa ngữ pháp đó phải bao gồm ít nhất hai ý nghĩa ngữ pháp bộ phận đối lập nhau, ví dụ như sự đối lập giữa số ít và số nhiều trong phạm trù số;

Loại ý nghĩa ngữ pháp đó phải được biểu thị bằng những hình vị ngữ pháp chung cho một loạt từ có cùng ý nghĩa ngữ pháp, ví dụ như vĩ tố [-a] trong các danh từ giống cái tiếng Nga chẳng hạn;

Ý nghĩa ngữ pháp đó phải có giá trị trong việc kết hợp từ, tức là có ảnh hưởng tới và/hoặc chịu ảnh hưởng của những từ khác trên dịng lời nói, xét về mặt biến đổi hình thái, ví dụ: trong tiếng Nga, giống của một danh từ có ảnh hưởng tới sự lựa chọn các dạng thức của những từ được kết hợp với nó, như tính từ hoặc động từ chẳng hạn [so sánh: ‘kraxivưi dom’ (ngôi nhà đẹp)/’kraxivaja d’evuska’ (cơ gái đẹp)].

Tuy nhiên, tiêu chí thứ ba thường không được nhắc đến nhiều trong các công trình nghiên cứu ngữ pháp gần đây, vì rằng ở các ngơn ngữ khơng biến hình, khơng có ý nghĩa ngữ pháp nào có ảnh hưởng thực sự đến việc kết hợp từ, do đó nếu áp dụng tiêu chí này thì hầu như xác định được ý nghĩa ngữ pháp trong những ngơn ngữ đó.

Để cho dễ hiểu hơn, ta sẽ rút gọn lại theo như một vài ý sau đây:

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Hệ thống những nhóm ý nghĩa ngữ pháp đối lập nhau được thể hiện bằng những hình thức ngữ pháp nhất định.

Giữa ý nghĩa ngữ pháp và hình thức ngữ pháp thì vai trị quyết định chính là ý nghĩa ngữ pháp.

Có quan hệ chặt chẽ với đặc trưng của từng ngôn ngữ nhất định. Là phạm trù ngôn ngữ, không phải là phạm trù tư duy.

Một hình thức có thể biển hiện nhiều ý nghĩa ngữ pháp thuộc những phạm trù ngữ pháp khác nhau, nhưng không thể biểu hiện cũng lúc những ý nghĩa ngữ pháp đối lập

Như vậy, phạm trù ngữ pháp là sự khái quát hoá của một loại ý nghĩa ngữ pháp bao gồm ít nhất hai yếu tố đối lập nhau, được thể hiện ra bằng những dấu hiệu hình thức mà nhờ đó ta có thể nhận biết được ý nghĩa ngữ pháp, và có giá trị đối với việc kết hợp từ. Có thể hiểu ý nghĩa ngữ pháp là cái cụ thể mà ta tìm ra được nhờ việc đối lập các từ hoặc các dạng thức khác nhau của cùng một từ cụ thể, còn phạm trù ngữ pháp là cái chung, được khái quát hoá lên từ nhiều ý nghĩa ngữ pháp cụ thể giống nhau của các từ. Bởi vậy, nói chung, trong một ngơn ngữ có bao nhiêu loại ý nghĩa ngữ pháp thì ta có thể khái qt hố được bấy nhiêu phạm trù ngữ pháp.

<b>II) Các phạm trù ngữ pháp phổ biến:1. Phạm trù số:</b>

Phạm trù số là phạm trù dùng để phân biệt số lượng khác nhau của sự vật hay hiện tượng nhằm các mục đích kết hợp từ. Trong thực tế khách quan, các sự vật hay hiện tượng có thể tồn tại đơn lẻ hoặc ở trong một tập hợp gồm nhiều sự vật, hiện tượng cùng loại. Để biểu thị tính chất đơn lẻ hay tính chất tập hợp đó, các ngơn ngữ có thể sử dụng những phương tiện khác nhau. Có ba phạm trù số tương ứng với ba loại khác nhau: Số nhiều, số ít và số đơi.

<b>a) Số nhiều:</b>

Tiếng Việt: đối với danh từ thì các từ như ‘những’, ‘các’, ‘mọi’ để biểu thị tính chất tập hợp, thiên về số lượng nhiều.

Ví dụ: những chiếc xe, mọi cô gái, các con vật...

Tiếng Anh:

4

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Danh từ:người ta thường thêm hình vị [-s] vào sau phần lớn các danh từ để biến đổi hình thái của từ và biểu thị số lượng của sự vật đang ở số nhiều.

Ví dụ: books, cats, days, box-es + chỉ tố số nhiều

Động từ: Để biểu thị mối quan hệ giữa hoạt động, trạng thái diễn tả ở động từ với một hay nhiều sự vật. Phạm trù này có ở những ngơn ngữ mà động từ được chia theo ngơi như tiếng Anh.

Ví dụ: I/ We/ They/ You + am, are, have, go,...

Ví dụ: book, cat, day, box,...

Động từ: họ sẽ chia động từ theo ngôi để diễn tả động từ đang ở số ít phù hợp với hồn cảnh.

Ví dụ: She/ He/ It + is, has, goes, looks,… (các động từ đã được thêm phụ tố ‘s/es’ đằng sau để biểu thị cho chủ ngữ đang ở số ít).

Tuy nhiên, có một số danh từ trong tiếng Anh lại thay đổi số nhiều và ít theo cách riêng biệt

Ví dụ:

man “đàn ơng + số ít” - men “đàn ông + số nhiều”, woman“đàn bà + số ít” - women “đàn bà + số nhiều”, foot “bàn chân + số ít” – feet “bàn chân + số nhiều”, tooth “răng + số ít” - teeth “răng + số nhiều”, child “đứa trẻ + số ít” - children “đứa trẻ + số nhiều”,

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

goose “ngỗng + số ít” - geese “ngỗng + số nhiều”.

Từ đó ta có thể đưa ra kết luận như sau: Tuỳ theo từng ngôn ngữ, phạm trù số có thể là phạm trù của danh từ, động từ, tính từ, đại từ và số từ. Trong một số ngôn ngữ (Pháp, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha). Nhưng ngược lại, cũng có nhiều ngơn ngữ điển hình như tiếng Việt, ý nghĩa số khơng được thể hiện qua dạng thức của các từ mà được thể hiện bằng các phương tiện từ vựng (ví dụ như ‘một’, ‘những’, ‘các’ trong tiếng Việt), do đó ở những ngôn ngữ này, ý nghĩa số không phải là ý nghĩa ngữ pháp gắn liền với từ và ta khơng thể nói đến phạm trù số của các từ.

<b>c) Số đôi:</b>

Trong một số ngôn ngữ (tiếng Hy Lạp hay một số thứ tiếng Xlavơ), người ta còn phân biệt số đơi. Đó là loại ý nghĩa dùng để biểu thị những sự vật, hiện tượng luôn ‘đi đôi’ với nhau.

Ví dụ: tai, mắt, tay …

Đối với những danh từ này, người ta dùng một loại hình vị khác với hình vị số nhiều để biểu thị ý nghĩa số đơi.

Ví dụ: Trong tiếng Ba Lan, từ ‘oko’ (con mắt) đáng lẽ có dạng thức là ‘oka’ ở số nhiều nhưng vì trong ngơn ngữ này người ta cịn dùng số đơi nên dạng số nhiều của nó được thay đổi thành ‘oczy’.

Tuy nhiên, ở hầu hết các ngôn ngữ hiện có sử dụng số đơi, thường thì đó chỉ là những mảnh vụn còn lại của một hệ thống số đôi phong phú trước đây.

<b>2. Phạm trù giống:</b>

Sự khái quát hoá ý nghĩa giống của các từ cho ta phạm trù giống. Phạm trù giống là giống ngữ pháp chứ không phải, hoặc không nhất thiết phải là giống tự nhiên của sự vật/ hiện tượng. Việc phân biệt giống của một số sự vật theo giới tính tự nhiên là hiện tượng mang tính phổ quát, nghĩa là trong tất cả các ngơn ngữ đều có thể có sự phân biệt đó. Song, khơng phải trong bất cứ ngơn ngữ nào sự phân biệt này cũng có ảnh hưởng đến việc kết hợp từ. Giống là một phạm trù ngữ pháp của danh từ. Mỗi danh từ có phạm trù giống phải thuộc về một giống nhất định: Giống cái, giống đực hoặc giống trung.

<b>a) Giống đực và giống cái:</b>

6

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Tiếng Việt: ta có thể tìm thấy một số từ biểu thị giống đực và giống cái của

Mặt khác, do áp dụng quy tắc sử dụng ‘giống’ trong việc kết hợp từ nên ở những ngơn ngữ có phạm trù giống, người ta buộc phải quy định giống cho tất cả các danh từ. Đối với nhiều từ, sự quy định này không có cơ sở trong thực tế khách quan mà chỉ mang tính quy ước, áp đặt, do đó có thể khác nhau trong các ngôn ngữ. Chẳng hạn, xét về số lượng, tiếng Nga, tiếng Đức phân biệt ba giống: giống đực, giống cái và giống trung, song tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha lại chỉ phân biệt hai giống là giống đực và giống cái.

Ví dụ: trong tiếng Nga, từ ‘moloko’ (sữa) là giống trung, nhưng từ tương đương với nó trong tiếng Pháp là ‘lait’ lại là giống đực, cịn trong tiếng Tây Ban Nha thì từ ‘leche’ (sữa) lại là giống cái.

Đó là do sự quy định ‘giống’ cho các từ trong những trường hợp này chỉ mang tính áp đặt.

Từ đó, ta đưa ra được những kết luận như sau:

Danh từ thuộc những giống khác nhau có dạng thức khác nhau và ở mọi dạng thức chúng đều bảo tồn ý nghĩa giống của mình.

Sự phân biệt giống của danh từ ở mỗi ngơn ngữ thì khác nhau. Phạm trù giống khơng có ở tiếng Anh và tiếng Việt. Mặc dù có thể ghép các yếu tố như ông, bà, anh, chị, trống, mái,... vào phía trước hoặc phía sau danh từ để biểu thị giới tính.

<b>3. Phạm trù cách:</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Cách là phạm trù ngữ pháp của nhiều từ loại: danh từ, tính từ, đại từ, lượng từ. Song trước hết nó là phạm trù ngữ pháp của danh từ, nó được thể hiện quan hệ ngữ pháp giữa danh từ với các từ khác trong cụm từ hoặc trong câu.

Các hình thái cách có thể biểu hiện các vai nghĩa phổ biến như người hành động, người / vật bị tác động, người nhận, cơng cụ, đích, địa điểm.

Ví dụ: Trong tiếng Nga: ‘Moj brat budet dat’ mne knigu’ (Anh tôi sẽ đưa cho tôi cuốn sách), ‘moj brat’ (anh tơi) ở hình thái danh cách làm chức năng chủ ngữ chỉ vai người hành động (chủ ngữ), ‘mne’ (tơi) ở hình thái tặng cách làm chức năng bổ ngữ gián tiếp chỉ vai người nhận, ‘knigu’ (cuốn sách) ở hình thái đối cách làm chức năng bổ ngữ trực tiếp chỉ vai người / vật bị di chuyển. Khi ngữ đoạn có nghĩa ‘cuốn sách’ làm chức năng chủ ngữ chỉ người / vật mang trạng thái thì nó khơng cịn ở hình thái ‘knigu’ (đối cách) nữa mà phải là ‘kniga’ (danh cách), ví dụ: ‘Kniga ochen incheresnaja’ (Cuốn sách này rất hay)

Phạm trù cách với tư cách là một phạm trù ngữ pháp chỉ tồn tại trong các ngơn ngữ tổng hợp tính như tiếng Latinh, tiếng Nga, tiếng Hungari, v.v…Cách thường được thể hiện bằng phụ tố hoặc bằng phụ tố kết hợp với những phương tiện ngữ pháp khác như hư từ, trật tự từ, trọng âm. Trong các ngôn ngữ như tiếng Việt, tiếng Pháp, tiếng Trung không có phạm trù cách, quan hệ giữa các từ trong câu được biểu thị bằng hư từ và trật tự từ. Chẳng hạn, trong câu tiếng Việt: “Sinh viên đọc sách.”, thì ‘sinh viên’ giữ vai trị là chủ thể của hoạt động (do đó nó là chủ ngữ), còn ‘sách’ là đối tượng của hoạt động (do đó nó là bổ ngữ). Để thể hiện những mối quan hệ khác nhau này, tiếng Việt sử dụng trật tự của các từ, song trong nhiều ngôn ngữ (như tiếng Nga, tiếng Séc, tiếng Ba Lan), người ta lại sử dụng sự biến đổi hình thái của các từ, và do vậy, trật tự của các từ ở những ngôn ngữ này không nhất thiết phải nói lên chức năng ngữ pháp của chúng.

Số lượng cách trong các ngơn ngữ có phạm trù này rất khác nhau: tiếng Latinh có 6 cách, tiếng Bungari cổ có 7 cách, tiếng Nga có 6 cách, tiếng Đức có 4 cách, tiếng Hungary có gần 20 cách. Thậm chí tiếng Dagestan có gần 40 cách.

Trong q trình phát triển, có những ngơn ngữ số lượng cách bị giảm đi. Một số ngôn ngữ khác hệ thống cách bị biến mất do những ngôn ngữ này phát triển theo hướng từ ngơn ngữ tổng hợp tính thành ngơn ngữ phân tích tính như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Bungari. Trong các ngơn ngữ này, dấu vết cịn lại của cách biểu hiện ở những hình thái đối lập của đại từ nhân xưng như:

I “tôi, danh cách” – me “tôi, đối cách”

He “anh ấy, danh cách” - him “anh ấy, đối cách” (tiếng Anh) Az “tôi, danh cách” - mi “tôi, tặng cách” (tiếng Bungari)

8

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Hay cách sở hữu đối lập với cách chung trong tiếng Anh: the teacher’s desk “cái bàn của giáo viên”, a woman’s purse “một chiếc ví của phụ nữ”.

<b>4. Phạm trù thời: </b>

Thời là phạm trù ngữ pháp của động từ. Biểu thị quan hệ giữa hành động với thời điểm phát ngôn hoặc với một thời điểm nhất định nêu ra trong lời nói. Thơng thường, các sự kiện đều diễn ra trên dòng thời gian. Để định vị các sự kiện trên dòng thời gian ấy, các ngơn ngữ thường lấy một thời điểm nào đó làm chuẩn và các sự kiện được xác định trên cơ sở của thời điểm chuẩn đó. Ta gọi đó là thời của hành động, hoạt động hay trạng thái. Nói chung, các ngơn ngữ thường lấy thời điểm nói làm chuẩn và do đó, thường phân biệt ba thời cơ bản. Đó là:

Thời quá khứ: biểu thị những sự kiện diễn ra cùng với thời điểm nói. Thời hiện tại: biểu thị những sự kiện diễn ra trước thời điểm nói. Thời tương lai: biểu thị những sự kiện diễn ra sau thời điểm nói. Trong tiếng Việt người ta sẽ dùng những từ như ‘đã’, ‘đang’, ‘sẽ’ để biểu đạt Thời, tiếng Việt do không quy định biến đổi ngữ pháp rõ ràng như ngơn ngữ biến hình có phạm trù Thời nên thường sử dụng các từ chỉ thời gian (khung đề) như “hôm nay, ngày mai, tuần sau,…” hoặc các hư từ “đã, sẽ, đang, vẫn đang,…”

Ví dụ:

Tôi sẽ họp ngày mai. (phạm trù thời tương lai) Anh ta đang học bây giờ. (phạm trù thời hiện tại) Họ đã đi biển vào hôm qua. (phạm trù thời quá khứ)

Ba thời trên được gọi chung là thời tuyệt đối (mối quan hệ giữa thời gian xảy ra hành động và thời điểm nói).

Khi đó, thời hiện tại biểu thị hành động diễn ra đồng thời với một hành động khác, thời quá khứ biểu thị hành động diễn ra trước một hành động khác, còn thời tương lai thì biểu thị hành động diễn ra sau một hành động khác.

Trong tiếng Anh: phạm trù thời được sử dụng để diễn tả thời gian và mối quan hệ giữa các sự kiện.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Ví dụ:

Hiện tại đơn (Simple Present): Diễn tả sự thật, thơng thường, thói quen hoặc một sự việc xảy ra thường xun. Ví dụ: ‘She works in a bank.’ (Cơ ấy làm việc trong ngân hàng.)

Hiện tại tiếp diễn (Present Continuous): Diễn tả một hành động đang diễn ra tại thời điểm hiện tại. Ví dụ: ‘They are watching a movie.’ (Họ đang xem một bộ phim.)

Quá khứ đơn (Simple Past): Diễn tả một hành động đã xảy ra hoặc một sự kiện đã kết thúc trong quá khứ. Ví dụ: ‘I visited my grandparents last weekend.’ (Tôi đã thăm ông bà tôi cuối tuần trước.) Phạm trù thời là một ngữ pháp chung và có thể áp dụng trong nhiều ngơn ngữ khác nhau trên thế giới. Các ngôn ngữ đa phần đều có cách diễn đạt thời gian trong câu thơng qua các phạm trù thời. Một số ngôn ngữ mà phạm trù thời có thể được áp dụng như: Tiếng Anh, Tiếng Việt, Tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Ý, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn, Tiếng Trung Quốc…

Ngoài ra, nói riêng về phạm trù thời trong ngơn ngữ Nhật Bản:

Thời trong tiếng Nhật đã được các nhà nghiên cứu chứng minh, khẳng định rõ: Thời là phạm trù ngữ pháp trong tiếng Nhật, biểu đạt sự việc được người phát ngôn cho rằng đã, đang hoặc sẽ xảy ra ở một thời điểm nào đó trên trục thời gian tại thời điểm phát ngôn.

Điểm khác biệt về khái niệm Thời trong tiếng Nhật với một số ngơn ngữ khác ở đây có lẽ là ngồi việc nhận định Thời là ngữ pháp của động từ giống với quan điểm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Ấn-Âu, các nhà ngơn ngữ Nhật Bản cịn khẳng định “Thời là phạm trù ngữ pháp của vị ngữ”

Tiếng Nhật về nguyên tắc, khi lấy thời điểm phát ngôn làm chuẩn thì động từ ở dạng từ điển lấy đi “ル: ru” làm điển hình, biểu đạt những sự việc xảy ra sau hay đồng thời với thời điểm nói chỉ hiện tại và tương lai. Khi biểu đạt những sự việc xảy ra trước thời điểm nói được ý thức biến đổi thành “<b>タ: ta” </b>chỉ quá khứ. Gọi là “Thời tuyệt đối.”

Ví dụ: ‘田中さんの家へ行く/行った 。Tanakasanno uchihe iku/itta’ ((Tôi đến/đã đến nhà anh Sato chơi.) Nếu từ “đến” chia ở dạng “iku” thì có nghĩa

10

</div>

×